KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀ
4.3.2. Các loài có nguy cơ bị tiêu diệt
Ngoài việc đánh giá tính ĐDSH chung, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Mặc dù tại VQG BTL không có sức ép dân số nhưng những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật do nạn phá rừng là vẫn có. Đó là nạn phá rừng, chặt gỗ làm nguyên liệu sản xuất, khai thác dược liệu hoặc làm củi,... hậu quả của nó là diện tích rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.
Chúng tôi đã thống kê được ở HTV VQG BTL có tất cả 30 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo vệ (chiếm 3,79% tổng số loài của toàn hệ). Kết quả cụ thể ở Bảng 4.11.
Tổng cộng tất cả có 30 loài cây ở VQG BTL được đề cấp tới trong sách đỏ Việt Nam, Nghị định số 32 của Chính phủ hay trong các chuyên khảo như Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm 2004,.... Trong đó có một loài trong diện rất nguy cấp (CR) là Kiết đảo hay còn gọi là Cói túi ba mùn - Carex khoii
Egor. et Aver. (Cyperaceae), đây là loài đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam, chỉ có ở đảo Ba Mùn, chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam do có khu phân bố hẹp. Có tới 6 loài được xếp vào hạng nguy cấp (EN) trong Sách đỏ Việt Nam, 2007 là Bông mộc - Sinoradlkofera minor (Hemsl.) F. G. Mey (Sapindaceae), Tà hoa -
Camellia gilbertii (A. Chev.) Sealy (Theaceae), Sến mật - Madhuca pasquieri
(Dunbard.) H. J. Lam. (Sapotaceae), Hoàng tinh đốm - Polygonatum punctatum Royl. (Convallariaceae), Bình vôi hoa đầu - Stephania cepharantha Hayata (Menispermaceae), Nghiến - Excentrodendron tonkinensis (Chev.) Ching & Miau. (Tiliaceae). Bên cạnh đó, có một loài nằm trong Danh lục đỏ Việt Nam với xếp
hạng nguy cấp (EN) là Ba kích - Morinda officinalis F. C. How (Rubiaceae) nhưng trong Sách đỏ Việt Nam lại không thấy có đánh giá. Đây là loài cây mà rễ có tác dụng phấn dương, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, trị phong thấp, hạ huyết áp. Cũng dùng làm thuốc bổ trí não, điều kinh (Võ Văn Chi, 1997) nên được nhiều người ưa thích. Tại đây, người ta thường khai thác rễ của loài này để nấu nước uống. Hiện loài này đã bị thương mại. Hàng ngày, rất nhiều người dân vào rừng khai thác trái phép rễ Ba Kích, do vậy nên có các biện pháp bảo vệ cần thiết.
Thuộc Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006; mục IA: Cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại có một loài là Lan hài đốm - Paphiopedilum concolor
(Lindl.) Pfita (Orchidaceae). Loài này được IUCN đánh giá tình trạng bảo tồn là VU. Tuy loài này mọc phổ biến trên những núi đá vôi ở các vùng đất thấp của miền Bắc Việt nam nhưng trong nhiều năm nay, Lan hài đốm là loài được bày bán phổ biến nhất tại các chợ hoa trên toàn lãnh thổ Việt Nam (L. Averyanov at el, 2004). Tại VQG BTL, loài Lan hài này cũng đang bị khai thác rất mạnh để làm cảnh.
Một số loài khác thuộc diện sẽ nguy cấp (VU) như: Gội nếp - Aglaia
spectabilis (Miq.) Jain (Meliaceae), Lá khôi - Ardisia silvestris Pitard
(Myrsinaceae), Cát sâm - Callerya speciosa (Benth.) Schot. (Fabaceae), Mã tiền trung hoa - Strychnos cathayensis Merr. (Loganiaceae) và một số loài đặc hữu miền Bắc khác thường phân bố ở các khu vực thấp trên núi đất. Nằm trong Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006; mục IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại có tới 9 loài như Thiên tuế hạ long - Cycas tropophylla K. D. Hill. (Cycadaceae), Lim xanh - Erythrophleum fordii Oliv. (Caesalpiniaceae), Trai lý -
Garcinia fagraeoides (Clusiaceae), Kè đuôi nhông - Markhamia stipulata var. kerrii Sprague (Bignoniaceae), Bình vôi - Stephania rotunda Lour.
(Menispermaceae). Chi tiết được thể hiện ở Bảng 4.11.
Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở VQG BTL
TT Tên la tinh Tên Việt
Nam Họ DL Đ 2007 SĐ 2007 N Đ 32
1 Aglaia spectabilis (Miq.) Jain Gội nếp Meliaceae VU VU
2 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU VU
3 Callerya speciosa (Benth.) Schot.
Cát sâm Fabaceae VU VU
4 Camellia gilbertii (A. Chev.)
Sealy Tà hoa
Theaceae EN EN
5 Canarium tramdenum Dai &
Yakovl. Trám đen
Burseraceae VU VU
6 Canthium dicoccum (Gaertn.) Teysm.
Căng hai hột Rubiaceae VU VU
7 Carex khoii Egor. et Aver. Kiết đảo Cyperaceae CR CR
8 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa Meliaceae VU VU
9 Cycas tropophylla K. D. Hill. Thiên tuế hạ long
Cycadaceae IIA
10 Drynaria bonii Chr. Tắc kè đá bon Polypodiaceae VU VU
11 Enicosanthellum plagioneurum (Diels) Ban
Nhọc trái khớp lá thuôn
Anonaceae VU VU
12 Erythrophleum fordii Oliv. Lim xanh Caesalpiniace
ae IIA
13 Excentrodendron tonkinensis
(Chev.) Ching & Miau. Nghiến
Tiliaceae EN EN
14 Garcinia fagracoides A. Cheiv. Trai lý Clusiaceae IIA
15 Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett
Sồi bán cầu Fagaceae VU VU
16 Madhuca pasquieri (Dunbard.)
H. J. Lam. Sến mật
Sapotaceae EN EN
17 Markhamia stipulata var. kerrii
Sprague Kè đuôi nhông
Bignoniaceae VU VU IIA
18 Morinda officinalis F. C. How Ba kích Rubiaceae EN 19 Murraya glabra (Guillaum)
Guillaum
Vương tùng Rutaceae VU VU
20 Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfita
Lan hài đốm Orchidaceae IA
21 Polygonatum punctatum Royl. Hoàng tinh đốm
Convallariace
ae EN EN
22 Quercus chrysocalyx Hickel &
A. Cam. Sồi quang
Fagaceae VU VU
23 Sinoradlkofera minor (Hemsl.) F. G. Mey
Bông mộc Sapindaceae EN EN
đầu eae 25 Stephania japonica (Thunb.)
Miers var. discolor (Blume) Forman
Lõi tiền Menispermac
eae
IIA
26 Stephania rotunda Lour. Bình vôi Menispermac
eae IIA
27 Stephania sinica Diels Bình vôi tàu Menispermac eae
IIA 28 Stephania tetrandra S. Moore Phấn phong
kỷ
Menispermac eae
IIA 29 Strychnos cathayensis Merr. Mã tiền trung
hoa
Loganiaceae VU VU
30 Strychnos umbellata (Lour.) Merr.
Mã tiền hoa tán
Loganiaceae VU VU
Ghi chú: DLĐ, 2007: Danh lục đỏ Việt Nam năm 2007; CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; NĐ 32: Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006; IA: Cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.
Hai loài khá quan trọng khác là loài Kim giao núi đá - Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. và Thông tre lá dài - Podocarpus neriifolius D. Don (Podocarpaceae), loài cây này thích nghi tốt trên núi đất hay đá lẫn đất. Ở mức quốc tế, Kim giao hiện được xếp ở mức thiếu thông tin do loài này chưa được đánh giá qua các tiêu chí của IUCN 1994 và 2001, nhưng theo Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự (2005) loài này được đề xuất xếp ở mức Sắp bị tuyệt chủng. Hiện Kim giao núi đá có các quần thể được biết đến lớn nhất ở Việt Nam là ở VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà và VQG Bái Tử Long (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự, 2005) [19]. Bên cạnh đó, Thông tre lá dài là loài có phân bố rộng nên không được đánh giá là bị đe doạ nhưng các cây trở nên ngày càng hiếm hơn do những thay đổi của nơi sống. Do vậy, nên có các biện pháp bảo tồn và phát triển hai loài này.
So với các HTV khác như HTV Na Hang, HTV Cúc Phương thì tỷ lệ số loài cần được ưu tiên bảo vệ ở HTV VQG BTL thấp hơn so với HTV Cúc Phương, HTV VQG Côn Đảo nhưng cao hơn so với HTV khu BTTN Na Hang theo tỷ lệ: HTV
VQG BTL/ HTV khu BTTN Na Hang/ HTV VQG Cúc Phương/ HTV VQG Côn Đảo: 3,79%/ 3,61%/5,39%/4,46%.