KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀ
4.4. ĐA DẠNG VỀ YẾU TỐ ĐỊA LÝ CỦA CÁC LOÀI TRONG HTV VQG BTL
Các taxon cấu thành nên một hệ thực vật cụ thể đều có các yếu tố địa lý đặc trưng riêng (sự phân bố địa lý). Các taxon này có thể là giống nhau hay khác nhau về các yếu tố địa lý thực vật ở mức độ khác nhau. Khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật của HTV Vườn quốc gia Bái Tử Long, chúng tôi căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2005, 2007) [42, 47, 48].
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 791 loài thực vật có mạch trong HTV BTL. Các loài đã được xác định và xếp vào các yếu tố địa lý được tổng hợp lại như ở Bảng 4.12.
Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV VQG BTL và Việt Nam
STT Các yếu tố địa lý TB-VQG BTL Tổng số
loài
Tổng % loài Số loài % loài
1 Yếu tố Toàn thế giới 12 1,52 12 1,52
2 Yếu tố liên nhiệt đới 31 4,00 42 5,31
2-1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc - Mỹ 2 0,25 2-2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ 4 0,50
2-3 Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ 5 0,63
3 Yếu tố cổ nhiệt đới 9 1,14 93 11,76
3-1 Yếu tố nhiệt đới Á - Úc 66 8,43
3-2 Yếu tố nhiệt đới Á - Phi 18 2,28
4 Yếu tố châu Á nhiệt đới 133 16,81 522 65,99
4-1 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Ma lê zi
79 9,99
4-2 Lục địa Đông Nam Á 90 11,38
4-3 Yếu tố lục địa Đông Nam Á - Himalaya
59 7,46
4-4 Đông Dương - Nam Trung Quốc 147 18,58
4-5 Đặc hữu Đông Dương 14 1,77
5-1 Ôn đới châu Á - Bắc Mỹ 3 0,39
5-2 Ôn đới cổ thế giới 4 0,51
5-3 Ôn đới Địa Trung Hải 2 0,25
5-4 Đông Á 37 4,68
6 Đặc hữu Việt Nam 24 3,03 67 8,47
6-1 Gần đặc hữu Việt Nam 5 0,63
6-2 Đặc hữu Bắc Việt Nam 24 3,03
6-3 Đặc hữu VQG BTL và vịnh Hạ Long
14 1,77
7 Yếu tố cây trồng và nhập nội 2 0,25 2 0,25
Tổng số 791 100 791 100
Chúng ta thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn 91,53% trong đó nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 65,99%, tiếp đến là yếu tố cổ nhiệt đới với 11,76%, yếu tố đặc hữu với 8,47%, thấp nhất trong hệ thống các yếu tố nhiệt đới là yếu tố liên nhiệt đới 5,31%; yếu tố ôn đới chiếm 6,70%, thấp nhất là hai yếu tố toàn cầu 1,52% và cây trồng 0,25%. Chi tiết được thể hiện ở Hình 4.6.
Tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở khu HTV VQG BTL. Ở đây, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ 8,47% là tỷ lệ không lớn. So với một số HTV khác như HTV Na Hang 15,66%, HTV Cúc Phương 17,48% thì thấp hơn nhiều. Điều này có thể giải thích là do khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương có điều kiện khí hậu tốt, địa hình có các thung lũng ẩm ướt được bao quanh bởi các núi đá như bức tường bảo vệ, nên đã đón nhận và lưu giữ nhiều loài đặc hữu hơn. Tuy thế, đáng lưu ý có một loài được coi là đặc hữu cho VQG BTL Carex khoii Egor. et Aver., và 13 loài đặc hữu của vùng VQG BTL-vịnh Hạ Long, đây
thường là các loài đặc biệt, sống trên các vách núi giữa biển khơi, hiện đang là điểm đến nghiên cứu của các nhà khoa học.
Ghi chú:
1. Yếu tố thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới
3. Yếu tố cổ thế giới 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á 5. Yếu tố ôn đới
6. Yếu tố đặc hữu 7. Yếu tố cây trồng
Hình 4.6. Biểu đồ phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV VQG BTL
Khi xét từng nhóm yếu tố chúng ta thấy trong phạm vi yếu tố nhiệt đới châu Á hệ thực vật VQG BTL được cấu thành bởi các yếu tố: Đông Dương - Nam Trung Quốc (4.4) chiếm tỷ lệ 18,58% (là lớn nhất), tiếp đến là yếu tố toàn châu Á (4) chiếm 16,81%, yếu tố Lục địa Đông Nam Á (4.2) chiếm tỷ lệ 11,38% yếu tố Đông Nam Á - Ma lê zi (4.1) chiếm tỷ lệ 9,99%, yếu tố Đông Nam Á - Himalaya (4.3) chiếm 7,46% và yếu tố đặc hữu Đông Dương (4.5) chiếm tỷ lệ 1,77%.
Như vậy, qua những kết quả về sự phân bố địa lý của các chi và các loài, xét mối quan hệ giữa HTV VQG BTL với một số yếu tố khác như Himalaya, Ấn Độ, Nam Trung hoa và Ma lê zi chúng tôi nhận thấy rằng các loài trong khu HTV VQG BTL có mối quan hệ chặt chẽ nhất với yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc với 18,58%, có thể là do VQG BTL nằm gần biên giới phía đông bắc Việt Nam, lại rất gần với đảo Hải Nam của Trung Quốc nên nhiều taxon phân bố ở đây cũng có ở xung quanh vùng biên giới của Trung Quốc như Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, HảI Nam. Tiếp đến là với Ấn Độ (nhiệt đới châu Á) là 16,81%, Đông Nam Á với 11,38%, với Himalaya là 7,46%.