ĐA DẠNG VỀ DẠNG SỐNG CỦA HTV VQG BTL

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 66)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 XÁC ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG DANH LỤC LOÀ

4.5. ĐA DẠNG VỀ DẠNG SỐNG CỦA HTV VQG BTL

Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá - quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.

Áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear, 1934 (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007) khi phân tích phổ dạng sống của HTV VQG BTL, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Trong số 791 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 76,36%, tiếp đến là nhóm cây chồi sát đất (Ch) - 10,49% - tập trung chủ yếu vào các họ thuộc Liliales; nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) - 5,06% - tập chung chủ yếu vào các họ trong ngành Polypodiophyta (Adiantaceae, Aspleniaceae, Pteridaceae...), Araceae, Orchidaceae, Gesneriaceae; nhóm cây chồi ẩn (Cr) - 4,68% - tập chung chủ yếu vào các họ Poaceae, Zingiberaceae, Cyperaceae; nhóm cây một năm (Th) - 3,41% - tập trung chủ yếu vào các họ Poaceae, Asteraceae, Cucurbitaceae, Brassicaceae,.... Từ kết quả thu được, chúng tôi lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này như sau:

SB = 76,36Ph + 10,49Ch + 5,06Hm + 4,68Cr + 3,41Th

Như vậy, nhóm chồi trên đất có số lượng loài lớn nhất là 604 loài, chiếm 76,36% tổng số loài của toàn khu HTV giữ vai trò ưu thế nổi trội so với các nhóm cây chồi khác, tiếp theo là nhóm chồi sát đất (Ch) với 10,49%, thuộc nhóm này phải kể đến một lượng đáng kể số loài đến từ các họ Convallariaceae, Commelinaceae, Poaceae,…. Các nhóm chồi khác đều chiếm tỷ lệ thấp, thường dưới 10%, như nhóm chồi nửa ẩn (Hm), chồi ẩn (Cr), cây một năm (Th) (Bảng 4.13 và Hình 4.7).

Bảng 4.13. Thống kê các dạng sống của các loài trong khu HTV VQG BTL

Ph Chồi trên 604 76,36 Ch Chồi sát đất 83 10,49 Hm Chồi nửa ẩn 40 5,06 Cr Chồi ẩn 37 4,68 Th Cây một năm 27 3,41 Tổng 791 100

Hình 4.7. Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của HTV VQG BTL

Phân tích kỹ hơn về nhóm cây chồi trên (Ph), gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi cách mặt đất từ 25 cm trở lên, đây được coi là xương sống của một HTV chúng tôi nhận được kết quả thể hiện ở Bảng 4.14 và Hình 4.8.

Bảng 4.14. Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên

Dạng sống Mg Me Mi Na Ep Sus Lp Hp Pp Tổng số

Số loài 35 68 131 180 21 4 44 40 9 604

% 5,79 11,26 21,69 29,80 3,48 0,66 7,28 6,62 1,49 100

Từ kết quả thu được trong bảng (4.15), chúng tôi lập phổ dạng sống cho nhóm cây chồi trên (Ph):

Ph = 5,79Mg + 11,26Me + 21,69Mi + 29,80Na + 7,28 Lp + 6,62 Hp+ 3,48Ep + 0,66 Sus+ 1,49Pp

Hình 4.8. Biểu đồ phổ dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph)

Như vậy, trong nhóm cây chồi trên, nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất 29,80% số loài trong dạng sống Ph, tương đương 22,76% số loài trong toàn hệ thực vật. Thuộc nhóm này chủ yếu là những loài thuộc các họ Myrsinaceae, Caesalpiniaceae, Melastomataceae. Tiếp theo là nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) - 21,69% số loài trong dạng sống Ph, tương đương 16,56% số loài trong toàn hệ (thuộc các họ Araliaceae, Euphorbiaceae, Myrtaceae, Rutaceae, Theaceae); nhóm cây chồi vừa (Me) - 11,26%Ph (thuộc các họ Anacardiaceae, Lauraceae, Elaeocarpaceae, Fabaceae, Sapindaceae, Meliaceae); nhóm cây leo (Lp) -7,28%Ph (thuộc các họ Vitaceae, Asclepiadaceae, Caesalpiniaceae, Menispermaceae,..); nhóm cây chồi trên thân thảo (Hp) -6,62%Ph (thuộc các họ Asteraceae, Poaceae, Urticaceae,..); nhóm cây chồi lớn (Mg) - 5,79%Ph (thuộc các họ Podocarpaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Bignoniaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae,...); nhóm cây bì sinh (Ep) - 3,48%Ph (thuộc các họ Araceae, Orchidaceae, Polypodiaceae...); nhóm cây kí sinh và bán kí sinh (Pp) - 1,49%Ph (các loài thuộc họ Loranthaceae,...). Qua đây, có thể thấy rằng nhóm cây có chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất 29,80%, tiếp đến là nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) - 21,69%. Tổng số % của cả 2 nhóm chồi lùn và chồi trên nhỏ (cao từ 8 m trở xuống) đạt tới hơn 50%, thể hiện sự ưu thế của 2 nhóm chồi này tại VQG BTL. Nhóm cây có chồi lớn (Me+Mg) cao từ 8 m trở lên

có tổng số là 17,05%. Đây là nhóm cây được coi là quan trọng, đại diện cho nguồn tài nguyên về trữ lượng gỗ, tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm cây Mi và Na, cho thấy hiện trạng rừng ở nơi đây đã bị tàn phá nhiều. Điều này được minh chứng trong “Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh”, 2000: Không còn trạng thái rừng già, rừng nguyên sinh trên các đảo nhưng rừng ở trạng thái trung bình khá, kém hoặc nghèo, rừng non đang phục hồi đều có xu hướng tái sinh mạnh, sinh trưởng khoẻ.

Nếu đem so sánh phổ dạng sống của HTV VQG BTL với phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkiaer lập cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất (SN = 46Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th) và phổ dạng sống của một số nơi như HTV Na Hang, HTV Cúc Phương, HTV Côn Đảo, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.15 và Hình 4.9.

Bảng 4.15. Bảng so sánh phổ dạng sống của HTV VQG BTL với phổ tiêu chuẩn của Raunkiaer và HTV khu BTTN Na Hang, VQG Cúc Phương, VQG

Côn Đảo Ký hiệu HTV BTL Raunkiaer HTV Na Hang HTV Cúc Phương HTV Côn Đảo Ph 76,36 46 70,14 57,78 70,57 Ch 10,49 9 4,33 10,46 9,47 Hm 5,06 26 3,50 12,38 6,50 Cr 4,68 6 11,98 8,37 5,66 Th 3,41 13 10,05 11,01 7,80

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w