ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)

Đặc điểm nổi bật của vườn quốc gia hiện nay là không có cư dân, không có cộng đồng định cư và định canh trên tất cả các đảo. Từng cụm đảo thuộc phạm vi quản lý hành chính lãnh thổ của từng xã, trên đảo không có đối tượng quản lý hộ khẩu. Những điều kiện và đặc điểm kinh tế - xã hội hoàn toàn ở khu vực cộng đồng định cư của làng xã, và tình hình giao lưu kinh tế - xã hội, văn hoá từ các vùng khác liên quan tới vùng này (riêng đảo nhỏ Soi Nhụ, chỉ có di chỉ khảo cổ, thuộc xã Hạ Long ).

Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội của các xã thuộc VQG BTL

Cụm đảo Tình hình liên quan

Cụm đảo Ba Mùn Cụm đảo Trà Ngọ Cụm đảo Sậu

Thuộc phạm vi xã Minh Châu Vạn Yên (Riêng đảo nhỏ Soi Nhụ có di chỉ khảo cổ thuộc Hạ Long)

Vạn Yên

Đặc điểm kinh tế xã hội nổi bật

Trong thập kỷ 60 đã đưa một số dân ra lập khu kinh tế mới, khai hoang, nhưng không thành, dân bỏ về không còn cư dân.

Di dời một thôn cư dân từ đảo Trà Ngọ lớn vào xã - trước 1980. Hiện chỉ còn 3 hộ khoán trồng rừng, nuôi tôm, bảo vệ rừng, không định cư

Không có cư dân

Tài nguyên và đất đai - Động vật hoang dã nhiều - Rừng tự nhiên che - Động vật hoang dã còn nhiều. - Rừng che phủ hơn - Động vật hoang dã còn, không nhiều

phủ 98% đất đai đảo, đất trống rất hẹp, khôi phục rừng thuận lợi 60% đất đai đảo. - Đất trống có nhiều xu thế phục hồi rừng. tự nhiên và trồng lại. - Rừng che phủ hơn 70% đất đai đảo. - Phục hồi rừng tự nhiên trên đất trống và trồng lại rừng. Hiện trạng kinh tế xã hội.

- Không cư dân - Tiếp diễn xâm hại, chặt trộm cây, săn bắt thú.

- Không cư dân. - Đang làm đầm nuôi thủy hải sản.

- Xâm hại, chặt trộm gỗ, săn bắt chim thú.

- Không cư dân - Tiếp diễn xâm hại rừng, chặt trộm gỗ, lấy củi. - Ngư dân vãng lai tác động vào rừng.

Chính quyền và nhân dân xã Minh Châu với truyền thống xây dựng xã an ninh trật tự xã hội, đã nỗ lực tham gia với Nhà nước bảo vệ chặt chẽ rừng trên đảo Ba Mùn. Rừng trên các đảo khác xa cơ sở xã, chưa được tổ chức bảo vệ đúng mức, rừng bị xâm hại nhiều hơn so với Ba Mùn. Ngư dân vãng lai và người từ nhiều xã lân cận là động lực chính xâm hại tài nguyên rừng trên nhiều đảo ở vùng này. Riêng đảo Soi Nhụ chỉ là phần rất nhỏ thuộc xã Hạ Long.

Gỗ lim, gỗ Táu, gỗ Lát, gỗ Nghiến, gỗ Trai là những lâm sản quí, cùng với Sá Sùng, Bào Ngư, Hải Sâm, Ngọc Trai, đều là những hải sản quí giá từ bao đời nay ở vùng này, trở thành hàng hoá đổi trác, buôn bán, và kích thích khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Huyện đảo Vân Đồn còn là một huyện nghèo, tuy có biển, có rừng nhưng cơ sở hạ tầng rất kém, khả năng đánh bắt hải sản xa bờ, khai thác hải sản ven bờ, nuôi trồng hải sản giá trị cao, thâm canh tăng sản một số loài cây đặc biệt của vùng (Cam bản Sen, Chè Vân...) còn quá thô sơ, nghèo nàn, bấp bênh. Những thúc ép của đời sống hàng ngày trở nên bấp bênh hơn cả. Dân trí còn thấp, do đó việc quản lý bảo

vệ và sử dụng lâu bền, hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Giao thông thuỷ là chính và còn nhiều hạn chế.

Chương 4

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 37 - 40)