TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HOÁ NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM THỰC TRANG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

13 591 8
TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HOÁ NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM  THỰC TRANG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... nghip cú quy mụ ln ti Vit Nam li gn nh b thng lnh bi cỏc hóng lut nc ngoi cú chi nhỏnh ti Vit Nam iu ỏng bun l tm c v phm vi hnh ngh ca chi nhỏnh cỏc hóng lut ny ti Vit Nam khụng thc s ln, mi chi... cỏc hóng lut quc t ti Vit Nam Nhng lut s sỏng lp v lut s iu hnh ca cỏc hóng lut ny a s l ngi Vit Nam, cú kinh nghim lm vic nhiu nm cho chi nhỏnh cỏc hóng lut quc t ti Vit Nam, mt s lm vic cho cỏc... Vit Nam, hoc tr v hnh ngh lut ti Vit Nam sau thi gian du hc cỏc nc phng Tõy hoc ụng u v Liờn Xụ Bùi thị thơng huyền Lớp LS 7.1B Bài tiểu luận Tuy nhiờn cha cú cỏc hóng lut a quc gia ti Vit Nam

Bµi tiÓu luËn ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HOÁ NGHỀ LUẬT SƯ VIỆT NAM - THỰC TRANG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HÀ NỘI, 2014 Bïi thÞ th¬ng huyÒn 1 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn Sau khi thống nhất đất nước cho đến cuối năm 1987, nghề luật sư chưa được công nhận trên thực tế. Với việc ban hành Pháp lệnh Tổ chức luật sư ngày 18/12/1987, “nghề luật sư” đã chính thức được công nhận. Tuy nhiên, Pháp lệnh Tổ chức luật sư không cho phép các luật sư hành nghề độc lập mà phải thông qua tổ chức nghề nghiệp là đoàn luật sư, được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì thế, mãi đến tháng 9/2001 cả nước chỉ mới có khoảng 2.000 luật sư trên tổng dân số gần 80 triệu người (khoảng 1 luật sư/40.000 người), trong số đó chỉ có khoảng vài trăm luật sư là hành nghề thực thụ, số còn lại là các cán bộ về hưu, công chức kiêm nhiệm. Pháp lệnh Luật sư ban hành ngày 25/7/2001 và có hiệu lực ngày 1/10/2001 đã thổi một luồng gió mới vào “nghề luật sư” bằng hai thay đổi cơ bản là: (1) hình thành các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp (công ty luật hợp danh, văn phòng luật sư); và (2) không chấp nhận sự kiêm nhiệm trong hoạt động hành nghề luật sư. Tuy nhiên, do Pháp lệnh Luật sư chưa quy định rõ ràng khái niệm “dịch vụ pháp lý” nên vô hình trung “đẻ” ra một thực tế là có “hai luật chơi” (Luật Doanh nghiệp và Pháp lệnh Luật sư) trong một thị trường dịch vụ pháp lý. Hơn nữa, việc phân biệt vai trò giữa luật sư trong công ty luật hợp danh (chỉ được phép thực hiện dịch vụ tư vấn) với luật sư trong các văn phòng luật sư (được cung cấp dịch vụ tư vấn và tham gia tranh tụng) đã khiến hệ thống hành nghề luật sư của chúng ta phát triển không bình thường theo quy luật chung trên thế giới. Do đó, sau năm năm thực thi Pháp lệnh Luật sư, xét về số lượng, số luật sư chỉ mới tăng từ 2.000 lên hơn 4.000 luật sư và hơn 800 tổ chức hành nghề luật Bïi thÞ th¬ng huyÒn 2 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn sư (bao gồm chi nhánh và văn phòng luật sư) đi vào hoạt động, bước đầu hình thành một mạng lưới mới trong hệ thống thực thi pháp luật ở Việt Nam trong khi chưa có sự tăng trưởng đáng kể về chất, thậm chí chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ và manh mún. Mỗi tổ chức hành nghề luật sư chỉ đăng ký vài luật sư, trong đó, các luật sư lại hành nghề độc lập, chỉ chia sẻ với nhau chi phí hoạt động cơ bản chung của tổ chức hành nghề luật sư. Các dịch vụ pháp lý chủ yếu là vẫn tham gia tranh tụng tại tòa án nhân dân các cấp và “làm dịch vụ”. Hơn thế nữa, trong tổng số 4.000 luật sư đó, chỉ có khoảng 1% là có hiểu biết về luật pháp quốc tế để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong các giao dịch thương mại quốc tế. Mặc dù với hơn 4.000 luật sư đăng ký hành nghề trên toàn quốc nhưng thị trường pháp lý phục vụ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam lại gần như bị thống lĩnh bởi các hãng luật nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Điều đáng buồn là tầm cỡ và phạm vi hành nghề của chi nhánh các hãng luật này tại Việt Nam không thực sự lớn, mỗi chi nhánh chỉ khoảng từ 10-20 luật sư và phần lớn là các luật sư Việt Nam được thuê mướn. 1. Dẫu vậy, trong thời gian gần đây, các hãng luật trong nước cũng đang trong giai đoạn định hình và ngày càng phát triển. Nhiều hãng luật trong nước được thừa nhận là có tiềm năng để cạnh tranh bình đẳng với chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam. 2. Những luật sư sáng lập và luật sư điều hành của các hãng luật này đa số là người Việt Nam, có kinh nghiệm làm việc nhiều năm cho chi nhánh các hãng luật quốc tế tại Việt Nam, một số làm việc cho các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư Việt Nam, hoặc trở về hành nghề luật tại Việt Nam sau thời gian du học ở các nước phương Tây hoặc Đông Âu và Liên Xô. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 3 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn 3. Tuy nhiên vẫn chưa có các hãng luật đa quốc gia tại Việt Nam. Tại sao? Có thể tóm tắt ở các điểm chính sau đây: 1.“Vênh” kiến thức pháp lý. Hoàn cảnh lịch sử khách quan và đời sống chính trị Việt Nam có nhiều thay đổi lớn trong thế kỷ 20 đã tạo nên các điểm “vênh” về kiến thức pháp lý giữa các luật sư Việt Nam. Một số người là du học sinh tại các nước thuộc Liên Xô cũ, được đào tạo theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, một số du học ở các nước phương Tây, một số khác lại được đào tạo ở trong nước trước hoặc sau khi thống nhất đất nước hoặc trước thời kỳ mở cửa (1986) và phần đông còn lại là những người trẻ được đào tạo trong nước sau thời kỳ mở cửa (theo hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa có định hướng kinh tế thị trường). Việc hợp tác hành nghề giữa những luật sư này đã gặp rất nhiều khó khăn do sự khác biệt về phương pháp luận, cách tư duy, nhận thức và nhìn nhận vấn đề pháp lý. 2. Thu nhập - phân chia chưa chuyên nghiệp. Việc phân chia thu nhập không đồng đều giữa các luật sư thành viên trong cùng một hãng luật cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc chia, tách các hãng luật Việt Nam trong thời gian gần đây. Do nghề luật sư hoạt động theo mô hình “hợp danh” và “chịu trách nhiệm vô hạn” nên nếu áp dụng việc phân chia thu nhập theo dạng cổ phần hay phần vốn góp trong các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn bình thường sẽ không thể phản ánh đúng, đầy đủ và công bằng công sức đóng góp của từng luật sư trong các hãng luật và thường dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Một số hãng luật dựa trên bản chất quan hệ khách hàng và luật sư là mối quan hệ tin cậy, đã thực hiện việc phân chia thu nhập theo số lượng khách hàng mà từng luật sư đảm trách nhưng không có hiệu quả cao do không có luật sư nào muốn chia sẻ các khách hàng của mình cho những luật sư khác. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 4 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn 3. Cách hành xử “độc lập” của luật sư. Độc lập, trung thực và tôn trọng sự thật khách quan (Điều 5.3 của Luật Luật sư) là nguyên tắc hành nghề của luật sư. Nhiều luật sư có suy nghĩ là trong quá trình hành nghề luật họ không chỉ hành xử độc lập với tòa án, cơ quan nhà nước mà cũng cần phải độc lập với cả luật sư đồng nghiệp. Do đó, các luật sư thường có khuynh hướng thích “độc lập tác chiến” hơn là hợp tác với các luật sư khác trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhiều khi nhận được những yêu cầu hỗ trợ pháp lý của khách hàng không thuộc chuyên môn nhưng họ vẫn âm thầm thực hiện theo tiêu chí “vừa làm vừa học” hơn là đi hỏi ý kiến tư vấn của những luật sư khác hay giới thiệu cho các luật sư khác do sợ rằng những luật sư khác có thể sẽ chê bai họ không có đủ chuyên môn, nghiệp vụ. Từ đó, việc trao đổi hay cập nhật kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giữa các luật sư đồng nghiệp thường rất hạn chế. 4. Vị trí địa lý và quy định về hộ khẩu. Quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư và Pháp lệnh Luật sư trước đây khiến luật sư Việt Nam phải đăng ký hoạt động với đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi luật sư đăng ký hộ khẩu thường trú. Điều này cũng cản trở các luật sư liên danh với nhau để hình thành nên những hãng luật lớn mà hoạt động không bị bó hẹp vào địa giới hành chính. Luật Luật sư ra đời Việc Quốc hội ban hành Luật Luật sư có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 là một cột mốc quan trọng trên chặng đường chuyên nghiệp hóa nghề luật sư Việt Nam. Theo đó: (1) Luật Luật sư đã thống nhất điều chỉnh thị trường dịch vụ pháp lý, không còn tồn tại hai luật chơi. Ai muốn cung cấp dịch vụ pháp lý phải là luật sư và phải tuân thủ Luật Luật sư và quy tắc đạo đức nghề nghiệp; (2) tổ chức hành nghề luật sư đã được thừa nhận là doanh nghiệp, nghề luật sư lần đầu tiên được xem là một nghề kinh doanh dịch vụ (tương tự như quan niệm Bïi thÞ th¬ng huyÒn 5 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn về nghề luật sư của thế giới); và (3) luật sư không phải chịu sự hạn chế vì hộ khẩu khi gia nhập đoàn luật sư nữa. Đáng chú ý là sự mở rộng hình thức hành nghề luật sư đang tạo ra nhiều cơ hội cho luật sư khẳng định mình trong nhiều lĩnh vực dịch vụ pháp lý mà trước đây chưa hề tồn tại ở Việt Nam. Chiến lược phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam trong những năm tới Trong một hội nghị đầu năm 2007 được tổ chức tại Bộ Tư pháp, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết sẽ giao cho Bộ Tư pháp lập kế hoạch đưa 30 luật sư Việt Nam ra nước ngoài để được huấn luyện về luật quốc tế và thương mại quốc tế hầu đáp ứng nhu cầu hội nhập. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 20.000 luật sư. Để thực hiện được mong ước này, chúng ta cần phải có một chiến lược dài hạn, có thể bao gồm những bước sau: 1. Cần phải có một số luật sư kỳ cựu với tư duy hiện đại, có nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý giỏi, có uy tín trong giới luật sư đứng ra kêu gọi sự hợp tác, liên kết giữa các nhóm luật sư trẻ lại với nhau. 2. Luật sư Việt Nam cần nâng cao lòng tự hào dân tộc, biết gạt bỏ “cái tôi” để kết hợp với nhau cùng phát triển các hãng luật Việt Nam hùng mạnh. 3. Sự thừa nhận của Nhà nước và xã hội về nghề luật sư như là một nghề cung cấp dịch vụ. 4. Sự hỗ trợ của Nhà nước để luật sư Việt Nam được tiếp cận với kiến thức luật của các nước tiên tiến, xem xét thay đổi phương thức và nội dung giảng dạy hành nghề luật sư. 5. Tìm kiếm một mô hình phân chia lợi nhuận hợp lý để quyền lợi kinh tế của từng luật sư được bảo đảm. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 6 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn 6. Bản thân mỗi luật sư cần nâng cao kiến thức kế toán, tài chính, để có thể vận hành một hãng luật lớn như một tập đoàn kinh tế thật sự. Nếu các bước trên đây được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ thì chúng tôi tin chắc rằng, không bao lâu chúng ta sẽ có thể chứng kiến nhiều cuộc sáp nhập, hợp nhất giữa các hãng luật Việt Nam hàng đầu hiện nay và một ngày không xa, các hãng luật Việt Nam với hàng trăm luật sư chuyên nghiệp trong và ngoài nước sẽ ra đời và phát triển để cạnh tranh bình đẳng với các hãng luật nước ngoài trên chính sân nhà của mình và sẽ từng bước hòa nhập vào sân chơi quốc tế, với vị thế ngày càng cao. Khi bàn về đạo đức nghề nghiệp luật sư, có nhiều nhận thức và quan niệm khác nhau. Tổng hợp lại, nổi lên có hai khuynh hướng đáng phải suy nghĩ. Có khuynh hướng cho rằng, trong cộng đồng xã hội nghề nào cũng đòi hỏi người làm nghề phải có lương tâm, trách nhiệm đối với nghề của mình trước xã hội. Như vậy, cô cần phải đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư” thành vấn đề riêng biệt không? Khuynh hướng khác lại cho rằng, trong thời buổi kỉnh tế thị trường, mọi ngành nghề trong xã hội đều mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Hoạt động luật sư là một nghề giống như mọi nghề khác, cùng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Việc đặt “Đạo đức nghề nghiệp luật sư'' thành một vấn đề riêng biệt là không tưởng. Hai khuynh hướng trên, tuy có nhưng khía cạnh khác nhau nhưng suy cho cùng lại có chung một là không coi trọng đạo đức nghề nghiệp luật sư ở khuynh hướng thứ hai còn đánh đồng nghề luật sư như mọi nghề khác, tức là tầm thường hoá danh dự nghề luật sư của mình. Ai cũng biết rằng, người ta bất cứ làm nghề gì cũng đều phải có lương tâm, trách nhiệm đối với việc làm của mình. Nhưng, do quy luật sinh tồn và phát triển không đồng đều nên mỗi ngành nghề khác nhau đều có tính chất khác nhau, đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề có sự khác nhau, không ai có thể đánh đồng được. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 7 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn Nghề dạy học, các thầy giáo, cô giáo không chỉ dạy cái chữ để chống lại sự dốt nát, mà mục tiêu cao cả của nghề dạy học là dạy cách làm người. làm người phải đạo, làm người có đủ phẩm chất, Chân,Thiện, Mỹ. Do mục tiêu cao cả ấy ''nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và ''Tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống của mọi dân tộc. Nghề chữa bệnh, các thầy thuốc cầu cho con người thoát khỏi cảnh ốm đau, bệnh tật, chống lại thần chết, kéo dài tuổi thọ, góp phần cho mọi người, mọi nhà được khoẻ mạnh, hạnh phúc. Với mục tiêu cao cả ấy, người làm nghề chữa bệnh không bao giờ coi trọng đồng tiền hơn việc cứu người. Chính vì thế, cả xã hội tôn vinh ''Thầy thuốc như mẹ hiền''. Nghề sản xuất, kinh doanh, người làm nghề đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra, nó không thể có sự gian dối. Đó là đạo đức của người làm nghề chân chính. Người làm nghề luật sư cũng giống như mọi người làm nghề khác ở chỗ: có học, được đào tạo thành người có đủ phẩm chất. Chân, Thiện, Mỹ, cũng đòi hỏi có khối óc thông minh và tấm lòng ngay thẳng, nhân hậu. Nhưng nghề luật sư lại có đặc thù riêng, đó là phải gắn liền với mọi lãnh vực pháp luật của Nhà nước. Các ngành nghề khác chỉ quan hệ đến một vài lĩnh vực pháp luật có liên quan mà thôi. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư, qua thục tiễn cho thấy nổi lên ba tính chất: Trợ giúp, hướng dẫn và phản biện. Tính chất trợ giúp: Do quy luật phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất. lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư, cộng đồng dân tộc cũng tồn tại những người rơi vào vị thế thấp kém so với mặc bằng xã hội. Chẳng hạn như người nghèo, người già đon côi, người chưa thành niên mà không có sự đùm bọc của mái ấm gia đình. Những người ở vào vị thế thấp kém này thường bí ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật. Những người này khi bị ức hiếp, bị đối xử bất công, họ rất cần sự giúp đỡ, bênh vục của Bïi thÞ th¬ng huyÒn 8 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn người khác. Tốt nhất là sự trợ giúp của luật sư. Sự trợ giúp của luật sư trong những trường hợp này là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Ở thời kỳ cổ đại, những thế kỷ trước và sau Công nguyên, những người dám đứng ra bênh vực, trợ giúp các đối tượng bị ức hiếp được xã hội tôn vinh như là các “hiệp sỹ”. Ngày nay, xã hội loài người đã được hưởng thành quả của nhiều nền văn minh song, từng nước, từng dân tộc vẫn tồn tại những người ở vào vị thế thấp kém của xã hội, vẫn tồn tại sự ức hiếp, sụ đối xử bất công trời pháp luật. Vì thế sự hoạt động trợ giúp của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận mà còn là thước đo lòng nhân ái và đạo đức của luật sư. Tính chất hướng dẫn: Do tính chất nghề nghiệp đòi hói luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua, Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc. Mọi người hiểu và nghĩ về luật sư như vậy, cho nên mỗi khi bản thân hoặc gia đình có điều gì vướng mắc đều tìm đến luật sư, nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, hoạt động của luật sư luôn luôn có tính chất hướng dẫn. Yêu cầu của hoạt động này là hướng dẫn cho đương sự hiểu đúng tinh thần và nội dung của pháp luật để biết cách xử sự tháo gỡ vướng mắc của họ phù hợp với pháp lý và đạo lý. Tính chất hướng dẫn của luật sư khác hẳn với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện” mà xã hội thường khinh ghét. Hoạt động hướng dẫn của luật sư là sự chỉ dẫn cái đúng, cái sai,việc gì được làm, việc gì không được làm. Đối với người có tội, tuy chức năng của luật sư không phải là lên án, buộc tội họ trước công chúng. Nhưng luật sư phải chỉ cho họ thấy rõ tội lỗi của họ, từ đó giúp họ có phương hướng cái tà quy chính. Nếu có căn cứ để tin rằng họ không có tội thì luật sư phải sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định nhằm gỡ tội cho họ. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 9 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn Loại “thầy cò thầy kiện'' xã hội thường ví là ''đòn càn hai mũi” là loại “đâm bị thóc chọc bị gạo”. Loại người này thường là kém hiểu biết hoặc cố tình không muốn hiểu biết để xuyên tạc sự thật khách quan phải cho trái, trái nói phải, có tội có nói là không, trái lại không tội họ lại đe doạ là có tội. Mục tiêu hoạt động của ''Thầy cò thầy kiện'' là cốt ''đục nước béo cò''. Loại người này xã hội thường khinh rẻ,sớm muộn cũng sẽ bị vạch mặt, bị đào thải. Luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật và đạo lý cho người khác, luôn luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Do đó, hoạt động của luật sư đòi hỏi phải có khoảng cách khác biệt với việc làm của loại “thầy cò thầy kiện''. Đó chính là nền tảng đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tính chất phản biện: Đây là vấn đề mới, tôi muốn đề cập đến khái niệm phản biện. Theo từ điển tiếng Việt, phản biện được định nghĩa là ''đánh giá chất lượng một công trình khoa học ...'' Đối với hoạt dộng của luật sư, tính chất phản biện, ta có thể hiểu đó là những biện luận nhằm phản bác lại lý lẽ, ý kiến quan điểm của người khác mà mình cho là không phù hợp với pháp lý và đạo lý. Tính chất phản biện trong hoạt động của luật sư, thông thường thể hiện ở lĩnh vực tham gia tố tụng, nhưng rõ nét nhất là trong tố tụng hình sự. Điều 36, khoản 3 Bộ Luật tố tụng hình sự hiện hành có quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”. Điều quy định này là cơ sở pháp lý bảo đảm tính chất phản biện của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng hình sự. Tiếc rằng trong xã hội có cả một số ít nhà báo chưa hiểu rõ tính chất phản biện của luật sư là nghĩa vụ phải làm. Do đó, khi thấy luật sư đưa ra những biện luận nhằm phản bác lại những gì Bïi thÞ th¬ng huyÒn 10 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn không đúng quy định của pháp luật thì họ công kích thậm chí họ còn dùng ngôn từ để thoá mạ luật sư. Có tình trạng này là do sụ lẫn lộn giữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo với việc bao che hành vi phạm tội của họ. Tính chất phản biện của luật sư khác với nguỵ biện về bản chất. Phản biện là phải dựa trên sự thông hiểu tường tận về pháp lý và đạo lý. Phản biện phải lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm chuẩn mục để xem xét mọi khía cạnh của sự việc nhằm xác định rõ đâu là đúng, đâu là sai, thế nào là phải, thế nào là trái, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp loại bỏ cái sai, bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, đó chính là bảo vệ công lý. Còn nguy biện, theo từ điển tiếng Việt là sự “cố ý dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để rút ra những kết luôn xuyên tạc sự thật''. Hoạt động của luật sư cần bảo đảm sao chính chất phản biện của mình có khoảng cách rõ nét không để lẫn lộn với nguỵ biện. Đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư. Một câu hỏi đặt ra, trường hợp không phát biện ra điều gì sai, không có cơ sở để phản biện thì hoạt động của luật sư còn gì để nói? Giải đáp câu hỏi này, xin nêu một câu ngạn ngữ ở Phương Tây: “Luật sư chỉ giỏi khi gặp viền Chưởng lý tồi”/ Câu ngạn ngữ này có ý nghĩa, người tiến hành tố tụng hoạt động hoàn toàn dúng pháp luật, nhận định và kết luận hoàn toàn chuẩn xác thì không còn chỗ cho luật sư phản biện. Luật sư không còn chỗ để phản biện, cũng giống như thầy thuốc không có bệnh nhân để chữa thì hạnh phúc biết bao. Hoạt động của luật sư trong trường hợp này chỉ còn ý nghĩa là người chứng kiến. Việc chứng kiến của luật sư không phải là không quan trọng. Có mặt luật sư là chỗ đưa tin cậy của bị can, bị cáo. Sự chứng kiến của luật sư trong khi khai cung, khi đối chất, khi xét xử chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp Bïi thÞ th¬ng huyÒn 11 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn pháp mà pháp luật dành cho họ sẽ được bảo đảm. Dù họ là kẻ phạm tội, họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng không ai được quyền tra tấn, đánh đập, hành hạ họ về thể xác và xúc phạm nhân phẩm của họ. Bị can, bị cáo là người đã lâm vào vòng lao lý, phải đối mặt với uy lực của cơ quan công quyền, không phải ai cũng có đủ can đảm tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Người xưa đã có câu: “Khôn ngoan đến cửa quan mới bíết". Có người do kém hiểu biết hoặc do quá sợ hãi mà không có tội vẫn ký biên bản nhận tội, dù biết tội đó là tội đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị xử phạt ở mức cao nhất cũng cứ nhận bừa. Vụ án "ai giết chị Là" ở Đông Triều Quảng Ninh; vụ V-A-K ở Gia Lâm, Hà Nội; vụ Nguyễn Văn Hùng ở Nghệ Tĩnh (cũ); vụ Nguyễn Hữu Đạo Thanh Hoá là những ví dụ cụ thể. Điều đáng lưu ý là các vụ án oan sai này đều không có sự tham gia có tính chất phản biện của luật sư. Do vai trò và tác dụng của hoạt động luật sư, nên Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Luật sư năm 2001 đã nêu rõ: “Bằng hoạt động của mình luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa". Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị viết: “Các quan Tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, bị cáo, nghiên cứu hồ sơ vụ án tranh luận dân chủ tại phiên toà…” Ba tính chất hoạt động của luật sư như đã nêu trên là đặc thù là ranh giới khác biện với hoạt động của các ngành nghề khác. Người làm nghề sản xuất, kinh doanh chuyền không sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Người hành nghề luật sư, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho bị cáo phạm tội giết người, biết rõ gia đình người bị hại công kích,trả thù là khó tránh khỏi, nhưng luật sư không được phép từ chối việc bào chữa do toà án chỉ định. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 12 Líp LS 7.1B Bµi tiÓu luËn Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng,dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội. Đó chính là yêu cầu rất cao trong đạo đức nghề nghiệp luật sư./. Bïi thÞ th¬ng huyÒn 13 Líp LS 7.1B

Ngày đăng: 29/09/2015, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan