Sự vận hành của loại thuế nàyđược thực hiện trên cơ sở những quy định của luật Thuế thu nhập do nhà nước ban hành,theo đó, chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập, chi phí để xác định định
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Trang 2Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1 Khái niệm, đặc điểm và quy định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế TNDN 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN hiện hành 5
1.1.2 Quy định chung về thuế TNDN 6
1.1.2.1 Quy định chung về thuế TNDN hiện hành 6
1.1.2.2 Quy định chung về thuế TNDN hoãn lại 12
1.2 Nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành 15
1.2.1 Nguyên tắc 15
1.2.2 Phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành 16
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CHẾ ĐỘ, CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỚI LUẬT THUẾ TNDN ĐẾN THUẾ TNDN HIỆN HÀNH 19
2.1 Phân biệt doanh thu, chi phí của chế độ, chuẩn mực kế toán với luật thuế TNDN 19
2.1.1 Doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực kế toán và luật thuế 19
2.1.1.1 Doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực kế toán 19
2.1.1.2 Doanh thu, thu nhập khác theo quy định về luật thuế TNDN 24
2.1.2 Chi phí theo chuẩn mực kế toán và luật thuế 27
2.1.2.1. Chi phí theo chuẩn mực kế toán 27
2.1.2.2 Chi phí theo quy định luật thuế TNDN 28
2.2 Ảnh hưởng sự khác biệt tới thuế TNDN hiện hành 31
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG 34
3.1 Chỉ tiêu doanh thu, chi phí năm N 34
3.2 Thông tin bổ sung về các giao dịch trong năm N 34
3.3 Thực hiện các bút chuyển cuối niên độ 39
3.4 Xác định thu nhập tính thuế, chi phí thuế TNDN hiện hành 40
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Để đảm bảo sự phát triển bền vững và minh bạch trong hoạt động kinh doanh, cácquốc gia đều thiết lập các quy định rõ ràng về kế toán và thuế thu nhập doanh nghiệp Tuynhiên, ở nhiều quốc gia, có sự khác biệt đáng kể giữa quy định về kế toán doanh thu, chi phítheo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán với các quy định của luật thuế thu nhập doanhnghiệp Sự khác biệt này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhất định đến mức thuế thu nhậpdoanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải nộp, đồng thời tạo ra không ít khó khăn cho cácdoanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính và tính toán thuế
Trong bối cảnh đó, nhóm 4 chúng em quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của sự khác
biệt về quy định kế toán doanh thu, chi phí theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán với quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp đến thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”.
Bài viết sẽ phân tích các khía cạnh cụ thể của sự khác biệt trong quy định về kế toán doanhthu và chi phí theo chuẩn mực kế toán và luật thuế, từ đó làm rõ những tác động trực tiếp vàgián tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Nhóm 4 chúng em xin cảm ơn cô Đoàn Vân Anh - Giảng viên học phần Kế toán thuế
đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, thảo luận và xây dựng
đề tài Với khối kiến thức liên quan còn eo hẹp, nhóm em mong cô và các bạn sẽ đưa ranhững nhận xét, đánh giá sau khi trình bày đề tài thảo luận để đề tài của chúng em được hoànthiện hơn
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm, đặc điểm và quy định chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế TNDN
1.1.1.1 Khái niệm
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chiphí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
Tính chất trực nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế, người có nghĩa
vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế trên thu nhập thực tế mà mình được hưởng Chínhvì vậy, thuế trực thu không được tính vào cơ cấu giá thành hàng hoá dịch vụ và không đượctrừ vào chi phí khi tính thu nhập tính thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh
Thuế thu nhập doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình và phản ánh mức độ và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Sự vận hành của loại thuế nàyđược thực hiện trên cơ sở những quy định của luật Thuế thu nhập do nhà nước ban hành,theo đó, chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập, chi phí để xác định định nghĩa vụ thuế thunhập doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở tính thuế theo quy định của luật thuế Trongkhi đó, việc xác định và ghi nhận các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí này được thực hiệntrên cơ sở những quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành và sự lựachọn chính sách kế toán của doanh nghiệp, do đó lợi nhuận kế toán được xác định trên cơ sởghi nhận của kế toán Sự khác biệt về cơ sở tính thuế thu nhập và cơ sở ghi nhận của lợinhuận kế toán đã làm nảy sinh những chênh lệch giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kếtoán, đây là nguồn gốc phát sinh của những chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn,trong đó chênh lệch tạm thời làm phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Vậy, thuếthu nhập doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập thực tế phát sinh của cá nhân và pháp nhân.Trường hợp đánh vào thu nhập thực tế của cá nhân được gọi là thuế thu nhập cá nhân
Trang 6Trường hợp đánh vào thu nhập thực tế của pháp nhân, nó được gọi là thuế thu nhập doanhnghiệp.
Theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, các
khái niệm liên quan trực tiếp đến thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhậpdoanh nghiệp, được xác định theo quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kếtoán
Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, đượcxác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở đểtính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Làtổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhậpthuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuậnhoặc lỗ của một kỳ
Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồiđược) tỉnh trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của nămhiện hành
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trongtương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệptrong năm hiện hành
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trongtương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tàisản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của cáckhoản mục này Chênh lệch tạm thời có thể là:
Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệchtạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi số của các khoản mục tài sản hoặc nợphải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc
Trang 7 Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinhcác khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệptrong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liênquan được thu hồi hay được thanh toán.
Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sảnhoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1.2 Đặc điểm thuế TNDN hiện hành
Thuế TNDN có các đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các sắc thuế khác như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu: Tính chất trực thu của loại thuế này được
biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
Thứ hai, thuế TNDN là loại thuế phải nộp cho Nhà nước mang tính bắt buộc phi hình
sự: Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế nói chung và thuế TNDNnói riêng, điều này để phân biệt thuế TNDN với các hình thức huy động tài chính khác củaNgân sách Nhà nước Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh tế của thuế TNDN là nhữngquan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt Phânphối mang tính bắt buộc dưới hình thức thuế TNDN là một phương thức phân phối của Nhànước mà kết quả của quá trình đó là một bộ phận thu nhập của doanh nghiệp được chuyểngiao cho Nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác chongười nộp thuế
Thứ ba, thuế TNDN là loại thuế không mang tính chất hoàn trả trực tiếp: Tính chất
không hoàn trả trực tiếp của thuế TNDN được biểu hiện trên các khía cạnh:
Một là, việc nộp thuế không mang tính đối giá, nghĩa là mức thuế mà các tầng lớptrong xã hội chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ người nộpthuế thừa hưởng những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp Ngườinộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp hàng hóa, dịch vụcông cộng trực tiếp cho mình mới phát sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhànước, mặt khác mức độ cung cấp dịch vụ công cộng của Nhà nước cũng không nhấtthiết ngang bằng mức độ chuyển giao
Trang 8 Hai là, việc nộp thuế không được hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là người nộp thuế suycho cùng sẽ nhận được một phần các dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấpchung cho cả cộng đồng giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng vớikhoản tiền thuế mà họ nộp cho Nhà nước.
Thứ tư, thuế TNDN là loại thuế được quy định trước bằng pháp luật: Đặc điểm này một
mặt thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN, mặt khác phản ánh việc nộp thuế không mangtính tùy tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã được xác định trước trongluật thuế TNDN Những tiêu thức thường được xác định trong luật thuế TNDN là đối tượngchịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tínhcưỡng chế khác Các khoản chuyển giao thuế thu nhập dưới hình thức thuế thu nhập doanhnghiệp chỉ được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhànước đối với con người và tài sản
1.1.2 Quy định chung về thuế TNDN
1.1.2.1 Quy định chung về thuế TNDN hiện hành
a Xác định đối tượng nộp thuế, chịu thuế TNDN hiện hành
Với bản chất là loại thuế trực thu nên đối tượng nộp thuế cũng đồng thời là đối tượngchịu thuế TNDN Theo quy định hiện hành thì Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổchức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm cácdoanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sởthường trú tại Việt Nam; Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệpđược thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tổ chức khác có hoạt động sản xuất,kinh doanh có thu nhập
b Xác định thuế TNDN hiện hành
b.1 Căn cứ tính thuế TNDN
Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ được căn cứ vào thu nhập tính thuế trong kỳ và thuếsuất thuế TNDN
Trang 9(1) Thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thunhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.(1.1) Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:
Bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
Thu nhập này được xác định bằng (=) Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ trừ (-) Chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ đó Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiềumức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng Thu nhập của từng hoạt động nhân(x) với Thuế suất tương ứng
Để xác định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụtrong kỳ tính thuế, kế toán phải xác định được các yếu tố doanh thu để tính thu nhập chịuthuế, các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịuthuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoảntrợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng Đối với doanh nghiệp tính thuế giátrị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế chưa baogồm thuế giá trị gia tăng Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháptrực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm cả thuế giá trị giatăng Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiềntrước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trảtiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần
Thời điểm để xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định phù hợp vớitừng loại hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ như sau:
Trang 10• Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụnghàng hóa cho người mua.
• Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụhoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua
• Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụvận chuyển cho người mua
• Trường hợp khác được xác định theo quy định của pháp luật
Các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 và Khoản 3 Điều 1 Luật số71/2014/QH13 để xác định các khoản chi được tính trừ vào thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng
đủ điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Đối với hoá đơn muahàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từthanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từthanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật
Trường hợp mua hàng hóa dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới mức quy địnhnhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày và có tổng giá trị lớn hơn mức quy định thì phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thựchiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Nguyên tắc chung để xác định các khoản chi không được tính trừ khi xác định thunhập chịu thuế là dựa trên tính pháp lý về hóa đơn chứng từ, mục đích sử dụng phục vụ chohoạt động sản xuất kinh doanh hay không và mức chi đối với những khoản chi đã được quy
Trang 11định cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhà nước hay trong qui chế chi tiêu nội bộ củadoanh nghiệp.
Các khoản chi không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế bao gồm:
• Khoản chi không đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên
• Khoản chi không đúng quy định của pháp luật
• Khoản chi vượt quá định mức quy định của nhà nước, của Bộ Luật lao động
• Khoản chi không có trong quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp
• Khoản chi vượt quá mức phân bổ theo số năm mà khoản chi phí trả trước phát huy tácdụng
• Phần chi phí trả lãi tiền vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chứckinh tế vượt quá mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm vay (mức vượt quá mức lãi suất cơ bản theo quy định hiện hành là 150%)
• Khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến
độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp
• Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tàichính về trích lập dự phòng
• Khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưachỉ hoặc chi không hết
• Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối
Trang 12• Các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, tàitrợ nghiên cứu khoa học không đúng đối tượng quy định.
• Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế
• Và các trường hợp khác theo quy định của luật thuế trong từng thời kỳ
Thu nhập chịu thuế từ thu nhập khác
Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhậpnày không thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp Bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền
sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; lãi từ chuyểnnhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; thu các khoản nợ khóđòi đã xử lý xóa sổ nay đòi lại được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; cáckhoản kinh doanh từ năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các khoản thu nhập khác; thuthuế những khoản được phạt, được bồi thường, chênh lệch do đánh giá lại thì sản khi gópvốn liên doanh, liên kết; Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận đượcbằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ
(1.2) Thu nhập được miễn thuế trong kỳ tính thuế:
Khoản thu nhập này được xác định theo các quy định của Bộ Tài chính, quy định nàyđược thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển củaNhà nước trong từng lĩnh vực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng thời kỳnhất định Nhìn chung, thu nhập từ các lĩnh vực ưu tiên thường được miễn thuế như Thunhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợptác xã, thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, Thu nhập
từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đangtrong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tạiViệt Nam
(1.3) Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định:
Trang 13Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế Doanhnghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vàothu nhập chịu thuế của những năm sau Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm,
kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ
Trường hợp doanh nghiệp có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyểnnhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia thực hiện dự án đầu tư nếu bị lỗ thì
số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi bù trừ vẫn còn lỗ thìtiếp tục được chuyển sang các năm tiếp theo trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định.(2) Thuế suất thuế TNDN
Mức thuế suất thuế TNDN được nhà nước quy định và có sự thay đổi phù hợp với sựphát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định
Theo quy định hiện hành thì thuế suất thuế TNDN là 22%, đối với doanh nghiệp có tổngdoanh thu trong năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% Đối với các ngànhđặc thù có quy định riêng về tỉ lệ thuế suất
Ngoài ra, Nhà nước còn áp dụng mức thuế suất ưu đãi thuế TNDN nhằm khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn, những ngành yêu cầu trình
độ khoa học kỹ thuật cao, chính sách ưu đãi về thuế suất thuế TNDN đối với những doanhnghiệp này áp dụng trong những khoảng thời gian nhất định
Trang 14Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - (Phần trích lập quỹ KH&CN X Thuếsuất thuế TNDN)
Trường hợp DN đã nộp thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ sốthuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luậtthuế TNDN
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thunhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗđược kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạtđộng sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác Thu nhập chịu thuếtrong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác
Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch Trường hợp doanh nghiệp áp dụngnăm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng
Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối vớidoanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập,chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật
về kế toán
Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằngngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá tính thuế tại thời điểm phátsinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại tệ, trừ trườnghợp pháp luật có quy định khác
1.1.2.2 Quy định chung về thuế TNDN hoãn lại
a Cơ sở hình thành thuế TNDN hoãn lại
Trang 15 Sự khác biệt về thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế toán là điều tất yếu do lợi nhuận kếtoán được xác định trên cơ sở tuân thủ các quy định của chuẩn mực, chế độ, sự lựachọn các chính sách kế toán của doanh nghiệp nhằm phản ánh trung thực và hợp lýtrên khía cạnh trọng yếu đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Báo cáo tài chính, trongkhi thu nhập tính thuế được xác định trên cơ sở tuân thủ quy định của Luật thuếTNDN nhằm xác định số thuế phải nộp đúng theo Luật định Sự khác biệt trong quyđịnh của kế toán và thuế đã làm phát sinh các chênh lệch Các chênh lệch này đượcchia thành 2 loại, chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời.
Chênh lệch tạm thời có thể phát sinh từ việc ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợphải trả khi một phần hoặc toàn bộ giá trị của một tài sản không được khấu trừ chomục đích tính thuế Chênh lệch tạm thời cũng có thể phát sinh do yếu tố thời gian, khithu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán của một kỳ, nhưng lại đượctính vào lợi nhuận chịu thuế của một kỳ khác
Chênh lệch tạm thời là cơ sở phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Chênhlệch tạm thời bao gồm chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời đượckhấu trừ Trong đó, chênh lệch tạm thời chịu thuế dẫn đến ghi nhận nợ thuế thu nhậpdoanh nghiệp hoãn lại phải trả, chênh lệch tạm thời được khấu trừ dẫn đến ghi nhậntài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong trường hợp:
Giá trị ghi sổ của tài sản > Cơ sở tính thuế của tài sản
Giá trị ghi sổ của phải trả < Cơ sở tính thuế của nợ phải trả
Do chênh lệch về thời gian: TN, CP tính vào lợi nhuận kế toán của một năm nhưng
TN lại chịu thuế hoặc CP được tính trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác
Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong trường hợp
Giá trị ghi sổ của tài sản < Cơ sở tính thuế của tài sản
Giá trị ghi sổ của phải trả > Cơ sở tính thuế của nợ phải trả
Kế hoạch chuyển lỗ và các ưu đãi thuế chưa sử dụng
Do chênh lệch về thời gian: Thu nhập, chi phí tính vào lợi nhuận kế toán của một nămnhưng TN lại chịu thuế hoặc CP được tính trừ vào thu nhập chịu thuế ở một nămkhác
Trang 16b Phương pháp xác định thuế TNDN hoãn lại
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theothuế suất dự tính sẽ áp dụng cho năm tài sản được thu hồi hay nợ phải trả được thanhtoán, dựa trên các mức thuế suất thuế TNDN có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kếtoán Việc xác định giá trị thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhậphoãn lại phải phản ánh các ảnh hưởng về thuế theo đúng cách thức thu hồi hoặc thanhtoán giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả mà doanh nghiệp dự kiếntại ngày kết thúc niên độ kế toán
Trình tự xác định thuế TNDN hoãn lại như sau:
Trên cơ sở các chênh lệch phát sinh trong kỳ tính thuế, nhận diện và đo lường cácchênh lệch tạm thời phát sinh thuộc loại chênh lệch tạm thời chịu thuế hay chênh lệchtạm thời được khấu trừ trong kỳ liên quan đến từng tài sản hoặc nợ phải trả hoặc cácgiao dịch
Xác định các chênh lệch tạm thời chịu thuế là kỳ phát sinh hay kỳ được hoàn nhập;Các chênh lệch tạm thời được khấu trừ là kỳ phát sinh hay kỳ được hoàn nhập
Bù trừ giữa số phát sinh và số hoàn nhập của các chênh lệch tạm thời chịu thuế, saukhi bù trừ, chênh lệch tạm thời chịu thuế còn lại hoặc thuộc số phát sinh, hoặc thuộc
số hoàn nhập Bù trừ giữa số phát sinh và số hoàn nhập của các chênh lệch tạm thờiđược khấu trừ, sau khi bù trừ, chênh lệch tạm thời được khấu trừ còn lại hoặc thuộc
số phát sinh, hoặc thuộc số hoàn nhập
Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả bằng cách lấy chênh lệch tạm thời chịu thuếsau khi đã bù trừ nhân (x) với Thuế suất thuế TNDN hiện hành Nếu chênh lệch tạmthời chịu thuế sau khi đã bù trừ thuộc số phát sinh thì kết quả tính toán là thuế thunhập hoãn lại phải trả phát sinh trong kỳ Nếu chênh lệch tạm thời chịu thuế sau khi
đã bù trừ thuộc số hoàn nhập thì kết quả tính toán là thuế thu nhập hoãn lại phải trảđược hoàn nhập trong kỳ (tức thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thanh toán)
Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng cách lấy chênh lệch tạm thời được khấutrừ sau khi đã bù trừ nhân (x) với thuế suất thuế TNDN hiện hành Nếu chênh lệchtạm thời được khấu trừ sau khi đã bủ trừ thuộc số phát sinh thì kết quả tính toán là tài
Trang 17sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong kỳ Nếu chênh lệch tạm thời được khấu trừsau khi đã bù trừ thuộc số hoàn nhập thì kết quả tính toán là tài sản thuế thu nhập hoãnlại được hoàn nhập trong kỳ (tức tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thu hồi).
Công thức tính như sau:
Tài sản thuế TNDN hoãn lại = Chênh lệch tạm thời được khấu trừ x Thuế suất thuếTNDN hiện hành
Thuế TNDN hoãn lại phải trả = Chênh lệch tạm thời được chịu thuế x Thuế suất thuếTNDN hiện hành
Quy định khai quyết toán thuế và nộp thuế TNDN
Khai quyết toán thuế TNDN: Việc khai thuế TNDN được thực hiện kê khai định kỳtheo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ hoặc đến thời điểm chấm dứt hoạtđộng kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổchức lại doanh nghiệp Theo quy định hiện hành, việc khai quyết toán thuế TNDNđược thực hiện theo năm
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN: Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế TNDN theoquy định, doanh nghiệp phát hiện hồ sơ khai thuế TNDN đã nộp cho cơ quan thuế cósai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN Hồ sơ khai thuế bổsung được nộp cho cơ quan thuế không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuếcủa lần tiếp theo
1.2 Nguyên tắc và phương pháp kế toán thuế TNDN hiện hành
Trang 18 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế TNDN phảinộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuếTNDN phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm pháthiện sai sót.
Đối với các sai sót trọng yếu phát sinh từ các giao dịch và sự kiện của các năm trước,hoặc do thay đổi chính sách kế toán, thay đổi thuế suất thuế TNDN, thay đổi quy địnhcủa luật thuế TNDN kế toán phải điều chỉnh hồi tố theo quy định của Chuẩn mực kếtoán - "Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót", trong trường hợpnày kế toán điều chỉnh trực tiếp vào số dư đầu kỳ của TK "Lợi nhuận sau thuế chưaphân phối năm trước"
Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành phátsinh vào TK "Xác định kết quả kinh doanh" để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm mẫu số 03/TNDN
Phiếu chi, các giấy báo nợ
Các chứng từ gốc phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở cho việc lập tờ khai
Tài khoản sử dụng: Tài khoản sử dụng để kế toán thuế TNDN hiện hành bao gồm:
Trang 19 Số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đã ghi nhận lớn hơn số phải nộp của cácnăm đó do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phíthuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại.
Số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN phải nộp được xácđịnh khi kết thúc năm tài chính
Bên Có:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành năm hiện tại
TK thuế thu nhập doanh nghiệp có thể có số dư bên Có hoặc có thể có số dư bên Nợ
Số dư bên Có:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp
Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đối với số thuế TNDN hiện hành của các năm trướcphải nộp bổ sung áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố saisót trọng yếu của các năm trước
Số dư bên Nợ:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa
Điều chỉnh tăng số dư đầu năm đổi với thuế TNDN phải nộp của các năm trước đượcgiảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp năm nay do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách
kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước
Tài khoản chi phí thuế TNDN hiện hành
Bên Nợ:
Thuế TNDN phải nộp tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm
Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọngyếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN hiện hành năm hiện tại. Bên Có:
Trang 20 Số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp đượcghi nhận giảm chi phí thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm.
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của cácnăm trước được ghi nhận giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại
Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành để xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản Chi phí thuế TNDN hiện hành không có số dư
Trang 21CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CHẾ ĐỘ, CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỚI LUẬT THUẾ TNDN ĐẾN
THUẾ TNDN HIỆN HÀNH 2.1 Phân biệt doanh thu, chi phí của chế độ, chuẩn mực kế toán với luật thuế TNDN
2.1.1 Doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực kế toán và luật thuế
2.1.1.1 Doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực kế toán
Theo VAS 14
Khái niệm doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, gópphần làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ
sở hữu
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đượchoặc sẽ thu được Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu
Ví dụ: Công ty A có hợp đồng thu hộ tiền điện cho công ty điện lực B Tiền thu hộ nàykhông phải là doanh thu của công ty A vì nó sẽ được chuyển trả toàn bộ cho công ty điện lực
B, và không làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty A Doanh thu của công ty A chỉ bao gồmcác khoản thu từ hoạt động kinh doanh chính của mình, chẳng hạn như bán hàng hoặc cungcấp dịch vụ của công ty A
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữusản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hànghóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Trang 22(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liềnvới quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể Trong hầu hết cáctrường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi íchgắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua Trườnghợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giaodịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi nhận.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợiích kinh tế từ giao dịch Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu
tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý xong(ví dụ, khi một doanh nghiệp bán hàng hóa với chính sách cho phép khách hàng trả lại hàngtrong vòng 30 ngày Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu sau khichắc chắn rằng khách hàng sẽ không trả lại hàng, nghĩa là sau khi thời gian hoàn trả đã kếtthúc.) Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác địnhkhoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu Khi xác định khoản phải thu là khôngchắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi màkhông ghi giảm doanh thu Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòiđược thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thờitheo nguyên tắc phù hợp Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng (nhưchi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghinhận doanh thu được thỏa mãn Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghinhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trướccủa khách hàng Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận
là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện quy định
Doanh thu cung cấp dịch vụ: