1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của nghệ thuật kể chuyện và Đặc Điểm của người có tầm Ảnh hưởng Đến Ý Định mua hàng trên sàn thương mại Điện tử trên Địa bàn thành phố cần thơ

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 730,74 KB

Nội dung

Nghiêncứu sử dụng 7 biến số là thái độ của nhà quản lý, chuẩn chủ quan, nhận thứckiểm soát hành vi, chuẩn mực cá nhân, nhận thức về hậu quả, quy trách nhiệm,quan tâm môi trường nhằm điều

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG

KINH TẾ

ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành:

Tháng 10 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG KINH TẾ

ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số ngành:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS NGÔ MỸ TRÂN

Tháng 10 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 14

2.1.1 Các khái niệm có liên quan 14

2.1.1.1 Khái niệm nghệ thuật kể chuyện 14

2.1.1.2 Khái niệm ý định nghệ thuật kể chuyện 15

2.1.1.3 Khái niệm thực hành nghệ thuật kể chuyện 15

iii

Trang 4

2.1.2 Giới thiệu chung về nghệ thuật kể chuyện 19

2.1.2.1 Vai trò nghệ thuật kể chuyện 19

2.1.2.2 Mục tiêu của nghệ thuật kể chuyện 20

2.1.2.3 Lợi ích của nghệ thuật kể chuyện 21

2.1.3 Một số lý thuyết nền có liên quan 22

2.1.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 23

2.1.3.2 Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB) 26

2.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28

2.1.5 Giả thuyết nghiên cứu 30

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 39

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 40

iv

Trang 5

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về ý định thực hành CNTT xanh 11Bảng 2.1 Thang đo ý định thực hành CNTT xanh của mô hình nghiên cứu đềxuất

36

Bảng 2.2 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng 38Bảng 4.1 Kết quả phân tích thông tin nhân khẩu học sinh viên 46Bảng 4.2 Đánh giá của 180 sinh viên đối với thành phần của thang đo 54Bảng 4.3 Kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha cho các thang đo thành phầnlần cuối

60 Bảng 4.4 Ma trận xoay các nhân tố biến độc lập

65

Bảng 4.5 Hệ số hồi quy 67Bảng 5.1 Cơ sở đề xuất hàm ý quản trị đối với Ban giám hiệu trường Đại họcCần Thơ nhằm cải thiện ý định thực hành công nghệ thông tin xanh của sinhviên trường Đại học Cần Thơ 73

v

Trang 6

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action– TRA) 25Hình 2.2 Mô hình lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior– TPB) 27Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30Hình 4.1 Tỷ lệ lựa chọn các thiết bị công nghệ thông tin thường sử dụng củasinh viên trường Đại học Cần Thơ 49Hình 4.2 Mức độ nhận biết về thực hành công nghệ thông tin xanh tiết kiệmnăng lượng của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 50Hình 4.3 Mức độ nhận biết về thực hành công nghệ thông tin xanh bảo tồn tàinguyên của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 51Hình 4.4 Mức độ nhận biết về thực hành công nghệ thông tin xanh hạn chế rácthải điện tử của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 52Hình 4.5 Mức độ nhận biết về lợi ích khi thực hành công nghệ thông tin xanhcủa sinh viên trường Đại học Cần Thơ 53

vi

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTiếng Việt

CNTT&TT: Công nghệ thông tin và truyền thông

EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

SPSS: Phần mềm thống kê khoa học xã hội (Statictical Package

for the Social Science) PLS – SEM: Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối

thiểu từng phần (Partial Least Squares Structural EquationModeling)

TPB: Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior)TRA: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

vii

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như Cần Thơ, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng làrất quan trọng Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội mua sắm trực tuyến, tuy nhiên, để thu hút và giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp cầnhiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của họ

Nghệ thuật kể chuyện, với khả năng tạo ra kết nối cảm xúc và truyền tải thông điệp một cách sâu sắc, đã trở thành một công cụ mạnh mẽ trong

marketing Nghiên cứu các phương pháp kể chuyện hiệu quả và cách chúng tác động đến tâm lý người tiêu dùng sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông hợp lý và hấp dẫn hơn

Bên cạnh đó, sự gia tăng của các influencer cũng đã làm thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng Những người có tầm ảnh hưởng này không chỉ đơn thuần là người quảng bá sản phẩm, mà còn là những người xây dựng niềm tin

và tạo động lực mua sắm cho khách hàng Việc tìm hiểu đặc điểm của họ và cách mà họ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng sẽ cung cấp thêm thông tin quý báu cho các chiến lược marketing

Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ tập trung vào bối cảnh văn hóa và xã hội đặctrưng của Cần Thơ, giúp làm rõ hơn những yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng tại khu vực này

Thông qua việc tổng hợp và phân tích các yếu tố trên, nghiên cứu không chỉ đóng góp vào kho tàng tri thức về hành vi tiêu dùng mà còn mang lại giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp hoạt động trên sàn thương mại điện tử tại Cần Thơ Qua đó, tác giả hy vọng sẽ chỉ ra những yếu tố tác động đến ý định mua hàng của người tiêu dùng và đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến nghệ thuật kể chuyện

và đặc điểm của người có tầm ảnh hưởng ảnh hưởng đến ý định mua hàng trênsàn thương mại điện tử tại thành phố Cần Thơ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao ý định mua hàng của người tiêu dùng trong bối cảnh này

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

1

Trang 9

- Phát triển mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến ý định mua hàng trênsàn thương mại điện tử, bao gồm cả nghệ thuật kể chuyện và đặc điểm của người

1.3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian

Trường Đại học Cần Thơ có 5 Trường, 11 Khoa và 3 Viện đào tạo sinh viênđại học và Khoa đào tạo sau đại học với nhiều hệ như chính quy, hệ vừa học vừalàm với tổng số sinh viên hệ đại học là 34.365 sinh viên (năm 2022) Trong đó, 4Trường bao gồm: Trường Bách Khoa, Trường Công nghệ thông tin và truyềnthông, Trường Nông nghiệp và Trường Kinh tế là 4 trường đào tạo nhiềuchuyên ngành và có quy mô sinh viên đại học lớn, (19.109 sinh viên) chiếm hơn50% tổng số sinh viên đại học toàn trường Đồng thời, đây cũng là 4 Trường cómức độ sử dụng CNTT của sinh viên cao trong quá trình học tập

Điều này được thể hiện qua số lượng khóa học được mở nhiều trên hệ thống họctập trực tuyến E-learning của trường Đại học Cần Thơ thống kê theo Trường Cụthể, sinh viên trường Kinh tế chiếm tỷ lệ 55%, trường Công nghệ thông tin vàtruyền thông (CNTT&TT) chiếm tỷ lệ 26,6%, trường Bách khoa chiếm tỷ lệ9,4% và trường Nông nghiệp chiếm tỷ lệ 9%

Phạm vi thời gian

Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 2019-2022

Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được tác giả thu thập từ việc khảosát sinh viên 4 Trường trực thuộc Đại học cần Thơ bao gồm: Trường Bách Khoa,Trường Công nghệ thông tin và truyền thông, Trường Nông nghiệp và TrườngKinh tế trong khoảng thời gian từ tháng 03/2023-04/2023

Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ tháng 01/2023 đến tháng05/2023

2

Trang 10

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng tới ý định thựchành CNTT xanh của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Công nghệ thông tin xanh là một vấn đề đang được Nhà nước và xã hộiquan tâm Họ xem CNTT xanh như một giải pháp để giải quyết các vấn đề vềmôi trường như giảm phát thải lượng khí carbon, hạn chế rác thải điện tử hay sửdụng năng lượng bền vững cho tương lai Vì vậy những nghiên cứu về CNTTxanh đã được tiến hành từ nhiều năm qua và được nghiên cứu ở nhiều nước trênthế giới Tuy nhiên, nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam là khá mới, vì vậy nhữnglược khảo của tác giả chủ yếu là những tài liệu nước ngoài Dù có nhiều tài liệu,công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTTxanh nhưng hướng nghiên cứu thường tập trung vào hai góc độ chính là thựchành CNTT xanh dưới góc độ tổ chức và thực hành CNTT xanh theo góc độ cánhân

Góc độ tổ chức

Nghiên cứu của Ainin et al (2016) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý

định áp dụng các thực hành CNTT xanh và ảnh hưởng tiếp theo của chúng đếnhiệu quả hoạt động của công ty trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển

là Iran Nghiên cứu sử dụng các biến số áp lực thể chế, cân nhắc về hậu quả trongtương lai và tính cởi mở nhằm điều tra cá nhân tố tác động đến ý định áp dụngCNTT xanh Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến thôngqua 277 nhà quản lý xử lý việc áp dụng CNTT trong các công ty niêm yết trên Sởgiao dịch chứng khoán Tehran Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích sốliệu bằng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằngcác nhân tố áp lực thể chế, cân nhắc về hậu quả trong tương lai và tính cách cởi

mở có tác động tích cực đến ý định áp dụng CNTT xanh

Alziady and Enayah (2019) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của áp lựcthể chế đến ý định tiếp tục sử dụng công nghệ thông tin xanh thông qua khảo sátthực nghiệm đối với 99 nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh Thi-Qar Mô hìnhnghiên cứu được hình thành bằng cách liên kết 3 thành phần áp lực cưỡng chế,

áp lực quy chuẩn và áp lực mô phỏng nhằm kiểm tra tác động của chúng đối với

3

Trang 11

ý định chấp nhận và tiếp tục sử dụng CNTT xanh Nghiên cứu sử dụng phân tíchnhân tố khẳng định CFA và sử dụng độ tin cậy tổng hợp CR Kết quả nghiên cứucho thấy, áp lực quy chuẩn có ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dụng CNTT xanh.Bên cạnh đó, áp lực cưỡng chế có ảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp tục sử dụngCNTT xanh

Buba et al (2021) đã sử dụng lý thuyết mô hình hoạt động tiêu chuẩn

(NAM) và lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để nghiên cứu ý định hành vi

áp dụng CNTT xanh trong các ngành sản xuất ở Nigeria thông qua khảo sát 210nhà quản lý thuộc 4 ngành công nghiệp hàng đầu tại 3 TP lớn ở Nigeria Nghiêncứu sử dụng 7 biến số là thái độ của nhà quản lý, chuẩn chủ quan, nhận thứckiểm soát hành vi, chuẩn mực cá nhân, nhận thức về hậu quả, quy trách nhiệm,quan tâm môi trường nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của nhàquản lý trong việc áp dụng CNTT xanh Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng

kỹ thuật lập mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần(PLS-SEM) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố chuẩn chủ quan, nhậnthức kiểm soát hành vi, thái độ, chuẩn mực cá nhân, nhận thức hậu quả bất lợiquy trách nhiệm và quan tâm môi trường có ảnh hưởng tích cực đến ý định ápdụng CNTT xanh

Góc độ cá nhân

Nghiên cứu của Chow and Chen (2009) đã dựa trên lý thuyết về hành độnghợp lý (TRA) và lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để xem xét niềm tin ýđịnh và hành vi thực hành điện toán xanh của người dùng CNTT tại Hồng Kông.Nghiên cứu thông qua khảo sát 267 sinh viên đại học tại Hồng Kông Nghiêncứu sử dụng 3 biến số là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vinhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTT xanh của sinhviên đại học Mô hình nghiên cứu được kiểm tra bằng phương pháp bình phươngnhỏ nhất từng phần (PLS) và kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach‟s Alpha Kếtquả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểmsoát hành vi đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh Bêncạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác độngđáng kể đối với hành vi sử dụng CNTT xanh trong thực tế

Trong nghiên cứu của Molla et al (2014) đã xem xét sự ảnh hưởng của

niềm tin CNTT xanh đến hành vi thực hành CNTT thân thiện với môi trườngthông qua thái độ đối với CNTT xanh Tác giả thực hiện khảo sát đối với 322chuyên gia CNTT tại Úc Mô hình nghiên cứu dựa trên khuôn khổ niềm tinhànhđộng-kết quả (Believe-Action-Outcome) Dữ liệu nghiên cứu được phân tíchbằng cách sử dụng phương trình cấu trúc (SEM) Kết quả nghiên cứu cho thấyhành vi vì môi trường của các chuyên gia CNTT được phản ánh rất nhiều thông

4

Trang 12

qua thái độ CNTT xanh của họ, thái độ này bị ảnh hưởng đáng kể bởi niềm tinCNTT xanh của các chuyên gia

Bên cạnh đó, Mishra et al (2014) đã ứng dụng lý thuyết hành động hợp lý

để đánh giá sự chấp nhận CNTT xanh thông qua 182 khảo sát với sự trợ giúp củacác chuyên gia CNTT Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về hành động hợp lý(TRA) Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy và hệ số kiểm địnhCronbach‟s Alpha Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định thực hành CNTT xanh bịtác động rất nhiều bởi thái độ, niềm tin và mức độ nhận thức liên quan của mộtcon người

Một nghiên cứu khác đã được Choon et al (2014) thực hiện nhằm nghiên

cứu ý định sử dụng CNTT xanh của sinh viên Tác giả đã thông qua khảo sát 542sinh viên đại học và sau đại học Nghiên cứu dựa trên lý thuyết về hành vi có kếhoạch (TPB) của Ajzen năm 1991, sử dụng 5 biến số thái độ, chuẩn mực chủquan, nhận thức kiểm soát hành vi, cân nhắc hậu quả trong tương lai và tính cởi

mở Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy và hệ số kiểm địnhCronbach‟s Alpha Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan,nhận thức kiểm soát hành vi, cân nhắc hậu quả trong tương lai và tính cởi mở đều

có ảnh hưởng tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên Nghiêncứu cũng đã chỉ ra rằng ý định thực hành CNTT xanh ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc sử dụng CNTT xanh thực sự của sinh viên

Trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTTxanh, Dezdar (2017) đã mở rộng lý thuyết về hành vi có kế hoạch để xác địnhcác nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viênIran Tác giả thực hiện cuộc khảo sát với 633 sinh viên tại 6 trường đại học cônglập của Iran ở Tehran Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)của Ajzen năm 1991 tích hợp lý thuyết xem xét các hậu quả trong tương lai

(Strathman et al., 1994) cũng như kết hợp với Sự khác biệt cá nhân trong các khía cạnh của tính cách - cởi mở (Gholami et al., 2013) để trả lời câu hỏi nghiên

cứu Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach‟s Alpha, phântích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình phương trình cấu trúc SEM Nghiêncứu chỉ ra các yếu tố xem xét các hậu quả trong tương lai, thái độ đối với CNTTxanh, chuẩn chủ quan đối với CNTT xanh, nhận thức kiểm soát hành vi hướngtới CNTT xanh và đặc điểm tính cách cởi mở có tác động tích cực đến ý địnhthực hành CNTT xanh của sinh viên

Một cuộc điều tra thực nghiệm về nhận thức và thực hành CNTT xanh củasinh viên đại học đã được Hernandez (2019) thực hiện thông qua 288 sinh viêncủa ba tổ chức giáo dục đại học tại Philippines Nghiên cứu là một nổ lực banđầu để khám phá quan điểm CNTT xanh của sinh viên đại học ở Philippines Kết

5

Trang 13

quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có mức độ nhận thức trung bình và thực hànhchưa đạt yêu cầu về CNTT xanh Nghiên cứu cũng đề xuất cần phải tích hợpCNTT xanh vào chương trình giáo dục đại học để nâng cao nhận thức của sinhviên và thu hút họ sử dụng bền vững tài nguyên máy tính.

Nghiên cứu về ý định áp dụng các sản phẩm CNTT xanh đã được tác giảAli (2019) thực hiện ở Pakistan Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lýthuyết về giá trị tiêu dùng kết hợp với giá trị tôn giáo Số liệu được thu thập từ

536 công dân ở thuộc các thành phố Pakistan thông qua bảng câu hỏi Mô hìnhcấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần ( PLS-SEM) được áp dụng để kiểm tracác giả thuyết Kết quả nghiên cứu cho thấy các giá trị chức năng, xã hội, trithức, cảm xúc, điều kiện và tôn giáo có tác động tích cực và đáng kể đến việc ápdụng CNTT xanh

Dalvi-Esfahani et al (2020) đã xác định các nhân tố tác động đến hành vi

công nghệ thông tin xanh của sinh viên thông qua niềm tin và đặc điểm tínhcách Tác giả đã thực hiện khảo sát 262 bảng câu hỏi đã được thu thập từ các sinhviên Malaysia Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) củaAjzen năm 1991 Rất ít nghiên cứu khám phá vai trò kiểm duyệt của các đặcđiểm tính cách trong bối cảnh áp dụng CNNT xanh và nghiên cứu này cố gắnglắp đầy khoảng trống nghiên cứu hiện tại Các đặc điểm tính cách như cởi mở, dễchịu và tận tâm được đưa vào mô hình nghiên cứu dưới dạng biến điều tiết.Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) và phương pháp lấy mẫu có hoàn lại (bootstraping method) Kết quảnghiên cứu cho thấy thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực đạo đức

cá nhân có tác động tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh

Nhân tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng không đáng kể đến ý định thực hành CNTTxanh Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy đặc điểm tính cách tận tâm điều tiếtđáng kể các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu

Gill et al (2020) đóng góp vào nghiên cứu về CNTT xanh bằng việc thực

hiện kiểm tra ý định hành vi của cá nhân sử dụng CNTT xanh thông qua vai tròđiều tiết của nét tính cách tận tâm Tác giả thực hiện khảo sát đối với 205 sinhviên đang học tại các viện giáo dục đại học của Pakistan Nghiên cứu sử dụng lýthuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích ảnh hưởng của thái độ xanh,chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định thực hành CNTTxanh và sau đó kiểm tra vai trò điều tiết của đặc điểm tính cách tận tâm Bên cạnh

đó, dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng kỹ thuật lập mô hình phương trìnhcấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLSSEM) Kết quả nghiên cứu chothấy, thái độ xanh, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đều có tácđộng đáng kể đến ý định thực hành CNTT xanh Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho

6

Trang 14

thấy rằng tính cách tận tâm không có tác dụng điều tiết mối quan hệ giữa chuẩnchủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi với ý định thực hành CNTT xanh.

Tính kế thừa và xác định khoảng trống nghiên cứu

Qua tổng quan các nghiên cứu cho thấy, đa số các nghiên cứu khẳng địnhcác nhân tố như thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩnmực đạo đức cá nhân, sự quan tâm đến môi trường và cân nhắc về hậu quả tươnglai có ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTT xanh Trong đó, thái độ, nhận thứckiểm soát hành vi, sự quan tâm môi trường, cân nhắc về hậu quả tương lai vàchuẩn mực đạo đức cá nhân đều có tác động tích cực đến ý định thực hành CNTT

xanh (Buba et al., 2021; Choon et al., 2014) Nhân tố chuẩn chủ quan cũng có

mối liên quan tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh (Chow and Chen, 2009;

Dezdar, 2017; Gill et al., 2020) Tuy nhiên nhân tố này chưa có sự đồng nhất giữa các nghiên cứu Theo nghiên cứu của Dalvi-Esfahani et al (2020) yếu tố

chuẩn chủ quan được cho là ảnh hưởng không đáng kể đến ý định thực hànhCNTT xanh

Nhìn chung, có nhiều nhân tố tác động đến ý định thực hành CNTT xanh.Tuy nhiên ít có nghiên cứu nào mang tính hoàn thiện, chẳng hạn như tập trung ởmột số địa bàn nhỏ hay chỉ nghiên cứu một vài nhân tố mà bỏ qua những nhân tốkhác Bên cạnh đó, tại Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu tập trung vào bối cảnhcác trường đại học cũng như ý định của sinh viên đối với thực hành CNTT xanh

Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây, tác giả tập trung nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên trường Đạihọc Cần Thơ dựa trên mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), đồng thời

mở rộng mô hình nghiên cứu ý định thực hành CNTT xanh bằng cách thêm vàomột số nhân tố bổ sung gồm nhân tố chuẩn mực đạo đức cá nhân, sự quan tâmđến môi trường và nhân tố cân nhắc về hậu quả tương lai

Nhiều nghiên cứu về ý định đã sử dụng TPB làm cơ sở vì TPB là một công

cụ hữu ích giúp chúng ta có thể hiểu thấu, dự đoán và thay đổi hành vi xã hội củamột con người Nói chung, TPB có thể áp dụng cho một số nghiên cứu về cácvấn đề bao gồm hành vi, ý định hành vi, thái độ và niềm tin (Ajzen, 1985) Tuynhiên, mô hình TPB có một số hạn chế vì ngoài các nhân tố thái độ, chuẩn chủquan, nhận thức kiểm soát hành vi có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành

vi Đã có một số nghiên cứu về ý định hành vi thực hành CNTT xanh nhưng cònhạn chế như có áp dụng mô hình TPB nhưng chưa nghiên cứu đồng thời các yếu

tố chuẩn mực đạo đức cá nhân, sự quan tâm môi trường hay cân nhắc hậu quảtương lai và ngược lại

Chuẩn mực đạo đức cá nhân thường được xác định bởi niềm tin của một cánhân để thực hiện hành vi cụ thể, điều này cũng liên quan đến thái độ đạo đức

7

Trang 15

Ngoài áp lực xã hội nhận thức được, việc xem xét nghĩa vụ đạo đức hoặc tráchnhiệm của cá nhân trong việc đồng ý hoặc từ chối thực hiện các hành vi cụ thể làrất quan trọng Bởi vì chuẩn mực đạo đức cá nhân giúp sinh viên tự điều chỉnhhành vi của chính mình, khắc phục những thói quen xấu làm ảnh hưởng tự nhiên,môi trường, đồng thời, góp phần làm lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng ý thức tôntrọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường Do đó, chuẩn mực đạo đức cá nhân là nhân

tố phù hợp để đưa vào nghiên cứu

Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới hiện nay, ảnh hưởng của hiệu ứng nhàkính ngày càng rõ rệt đến nhiều mặt của cuộc sống toàn cầu nói chung và ViệtNam nói riêng, nên sự quan tâm môi trường là nhân tố cần thiết được nghiêncứu Hơn nữa, CNTT được sử dụng một cách rộng rãi tại các trường đại học vàsinh viên là đối tượng sử dụng CNTT thường xuyên trong các hoạt động học tậpnên việc đánh giá sinh viên có cân nhắc về những tác động trong tương lai củacác hành động hiện tại là rất quan trọng Từ đó, để hoàn thiện hơn mô hình TPB

và để phù hợp với nghiên cứu, tác giả bổ sung thêm nhóm nhân tố là chuẩn mựcđạo đức cá nhân, sự quan tâm đến môi trường và cân nhắc về hậu quả tương lai.Các kết quả lược khảo được tóm tắt trong Bảng 1.1

8

Trang 16

Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTT xanh

phân tích chính Kết quả nghiên cứu chính

Góc độ tổ chức

Anin et al

(2016)

277 nhà quản lý các công ty niêm yết trên Sởgiao dịch chứng khoánTehran

PLS-SEM

Có mối quan hệ tích cực giữa ý định áp dụng thựchành CNTT xanh với áp lực thể chế, cân nhắc về hậuquả trong tương lai và tính cởi mở

Alziady and

Enayah (2019)

99 nhà quản lý doanh

Áp lực quy chuẩn có ảnh hưởng lớn nhất đến việc ápdụng CNTT xanh Bên cạnh đó, áp lực cưỡng chế cóảnh hưởng đáng kể đến việc tiếp tục sử dụng CNTTxanh trong doanh nghiệp

9

Trang 17

Buba et al

(2021)

210 nhà quản lý thuộc 4 ngành công nghiệp hàng đầu tại 3 thành phố lớn

ở Nigeria

PLS-SEM

Các nhân tố chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soáthành vi, thái độ, chuẩn mực cá nhân, nhận thức hậuquả bất lợi, quy trách nhiệm và quan tâm môi trường

có ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng CNTTxanh

542 sinh viên đại học và

Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành

vi, cân nhắc hậu quả trong tương lai và tính cởi mở cóảnh hưởng tích cực đến ý định thực hành CNTT xanhcủa sinh viên

10

Trang 18

Mishra et al

Ý định thực hành CNTT xanh bị tác động rất nhiều bởithái độ, niềm tin và mức độ nhận thức liên quan của mộtcon người

Ali (2019) 536 công dân thuộc các

Các giá trị chức năng, xã hội, tri thức, cảm xúc, điều kiện

và tôn giáo có tác động tích cực và đáng kể đến việc ápdụng thực hành CNTT xanh

Gill et al

(2020)

205 sinh viên đang học tại các viện giáo dục đại học của Pakistan

PLS-SEM

Thái độ xanh, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soáthành vi đều có tác động đáng kể đến ý định thực hànhCNTT xanh Tính cách tận tâm có tác dụng điều tiết mốiquan hệ giữa thái độ với ý định thực hành CNTT xanh

11

Trang 19

Dalvi-Esfahani

et al (2020) 262 sinh viên Malaysia PLS-SEM

Thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi và chuẩn mực đạođức cá nhân có tác động tích cực đến ý định thực hànhCNTT xanh Đặc điểm tính cách tận tâm điều tiết đáng

kể các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2023)

12

Trang 20

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Khái niệm công nghệ thông tin xanh

Việc duy trì một môi trường không gây ô nhiễm từ các hoạt động của conngười, ví dụ như sử dụng hiệu quả máy tính hoặc nguồn tài nguyên gia đình màkhông gây hậu quả về môi trường, được gọi là điện toán xanh (Lamb, 2009).Điều đó đơn giản có nghĩa là sử dụng các nguồn tài nguyên của trường học và hộgia đình một cách có trách nhiệm liên quan đến môi trường bao gồm tìm nguồncung ứng các bộ xử lý trung tâm (CPU), máy chủ và thiết bị ngoại vi tiết kiệmnăng lượng, hạn chế sử dụng tài nguyên và tái chế rác thải điện tử một cách antoàn và có đạo đức

CNTT xanh cuối cùng sẽ giải quyết các tác động kinh tế cũng như môitrường do nỗ lực của con người, nhấn mạnh vào các khía cạnh ngăn ngừa lãngphí năng lượng, các biện pháp cắt giảm chi phí, giảm phát thải khí carbon, giảm

ô nhiễm môi trường do quản lý chất thải điện tử kém và hạn chế tác động đến

môi trường của các thiết bị máy tính nguy hiểm (Prychodzen et al., 2018).

Những điều này tập trung để khuyến khích các hoạt động hợp lý, tiết kiệm nănglượng và an toàn với môi trường

Theo Dalvi-Esfahani et al (2020), CNTT xanh được định nghĩa là quá

trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ tất cả hiện vật CNTT liên quan với việc xemxét các vấn đề thân thiện với môi trường Định nghĩa tập trung vào cả việc tănghiệu quả sử dụng năng lượng và nâng cao tính bền vững của môi trường bằngcách giảm ô nhiễm phát ra từ các hiện vật CNTT

CNTT xanh đề cập đến khía cạnh môi trường của CNTT Nó được địnhnghĩa là nghiên cứu và thực hành thiết kế, sản xuất, sử dụng và xử lý các thiết bịCNTT như máy tính, máy chủ, màn hình, máy in, thiết bị lưu trữ, hệ thống mạng

và truyền thông theo cách hiệu quả và hiệu quả hơn mà không tác động hoặc tácđộng ít nhất đến môi trường (Dedrick, 2010)

Dựa trên nền tảng là các nghiên cứu trước đây, có thể định nghĩa “Côngnghệ thông tin xanh là quá trình thiết kế, sản xuất, sử dụng, thải bỏ và xử lý cácthiết bị CNTT như máy tính, máy chủ, màn hình, máy in, máy chiếu, thiết bị lưutrữ theo cách hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng và nâng cao tính bền vữngcho môi trường bằng cách giảm ô nhiễm phát ra từ các thiết bị CNTT” Đây làkhái niệm tác giả sẽ sử dụng trong luận văn của mình

13

Trang 21

2.1.1.2 Khái niệm ý định thực hành công nghệ thông tin xanh

Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Cambridge (Camridge Dichtionary,2011), ý định (intention) là những ý tưởng, những công việc mà người ta lên kếhoạch từ trước và mong muốn được thực hiện Còn theo từ điển tiếng Anh củaĐại học Oxford, ý định là mục đích mà người nào đó đang hướng tới và cố gắngđạt được Tương tự, theo từ điển tiếng Anh của Macmillan (MacmillanDictionary), ý định là kế hoạch của một người để làm một điều gì đó

Theo Ajzen I.(1991, trang 181) ý định được xem là “bao gồm các yếu tố

động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” Ý

định thực hiện hành vi là yếu tố tốt nhất để dự đoán hành vi của con người vànhiều nghiên cứu cũng đã thống nhất với nhận định này và đặc biệt là các nghiên

cứu về ý định thực hành CNTT xanh (Choon et al., 2014), một số nghiên cứu còn

thể hiện mức độ dự đoán hành vi cao của ý định thực hiện hành vi bằng việc

ngầm định coi ý định và hành vi là một (Mishra et al., 2014)

Ý định thực hiện một hành vi được coi là tập hợp các yếu tố mang tínhđộng lực ảnh hưởng tới một hành vi, ý định là dấu hiệu cho thấy một cá nhân nổlực tới mức nào, sẵn sàng cố gắng tới mức nào để lên kế hoạch và thực hiện hành

vi (Ajzen, 1991) Như vậy, ý định thực hành CNTT xanh là tập hợp các yếu tốmang tính động lực thúc đẩy sinh viên thực hành CNTT xanh, nó thể hiện sự nổlực của cá nhân trong việc thực hành CNTT xanh

2.1.1.3 Khái niệm thực hành công nghệ thông tin xanh

Có nhiều khái niệm về thực hành CNTT xanh, cơ bản đều được phát triểndựa trên khái niệm CNTT xanh Thực hành CNTT xanh đề cập đến trách nhiệmcủa mỗi người trong việc sử dụng hiệu quả các thiết bị CNTT mà không gây ảnhhưởng cho môi trường Theo Lamb (2009) đề cập đến thực hành CNTT xanh làmột chuỗi các hành vi bao gồm: chọn sử dụng các bộ sử lý trung tâm được sảnxuất an toàn với môi trường, tái sử dụng thiết bị CNTT cũ hay là tái chế rác thảiđiện tử Ngoài ra, thực hành CNTT xanh còn khuyến các hoạt động hợp lý, tiết

kiệm năng lượng và an toàn với môi trường (Dalvi-Esfahani et al., 2020) Tuy

chưa có sự nhất quán nhưng các định nghĩa phần lớn đều thể hiện vai trò của thựchành CNTT xanh trong việc bảo vệ môi trường Do đó, có thể hiểu “Thực hànhCNTT xanh là thực hành sử dụng máy tính và tài nguyên CNTT theo cách tiếtkiệm năng lượng và thân thiện với môi trường”

Các nghiên cứu trước đây cho thấy vai trò của ngành giáo dục là hiện thựchóa cho cả nghiên cứu và thực hành, quan trọng hơn là giới thiệu những đổi mới

Sovacol et al (2017) cho rằng ngành giáo dục không chỉ giới thiệu các khái niệm

hoặc nghiên cứu mới mà còn phải đáp ứng nhu cầu về tính bền vững cho môi

14

Trang 22

trường Do đó, ngành giáo dục được coi là phát triển mạnh trong việc cụ thể hóatính bền vững thực tiễn, cho phép tạo ra các ý tưởng và khuyến khích sự tham giacủa sinh viên, giảng viên và nhân viên để đạt được các mục tiêu của CNTT xanh(Thongmak, 2012)

Nhằm đánh giá ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên, một số hướng

áp dụng thực hành CNTT xanh đã được đề cập trong nghiên cứu của

DalviEsfahani et al (2020) bao gồm: Lựa chọn thiết bị hoặc công nghệ tiết kiệm

điện năng; Lựa chọn phương tiện điện tử để ghi chú, giao tiếp và lưu trữ tài liệu;Chọn phần cứng/phần mềm cũ có thể hoạt động và chỉ thay thế chúng khi cầnthiết; Rút phích cắm hoặc tắt thiết bị, không để cho các thiết bị CNTT hoạt độngliên tục; Chọn thiết bị điện tử mới khi chúng tiêu thụ quá nhiều điện năng; Giảm

độ sáng của màn hình hiển thị; Kích hoạt các tính năng quản lý năng lượng hoặcđiều chỉnh các thuộc tính của thiết bị điện tử để tiết kiệm năng lượng; Giảm sửdụng thiết bị điện tử khi không cần thiết; Phân loại rác thải điện tử để dễ dàngquản lý và tái chế chúng; Tái sử dụng thiết bị điện tử và Quảng bá hoặc nói vớingười khác về khái niệm CNTT xanh

Trong nghiên cứu điều tra thực nghiệm về mức độ thực hành CNTT xanhcủa sinh viên của tác giả Hernandez, 2019 Một số hướng thực hành CNTT xanhcũng đã được đề cập bao gồm: Chọn mua thiết bị máy tính được sản xuất theohướng thân thiện với môi trường; Chỉ mua thiết bị máy tính khi cần thiết; Tái sửdụng hộp mực máy in thay vì vứt bỏ; Lưu trữ tài liệu bằng phần mềm thay vì intrên giấy; Tắt toàn bộ hệ thống máy tính khi nghỉ dài hạn; Cố gắng giảm thờigian sử dụng máy tính; Sử dụng chức năng ngủ của hệ thống; Điều chỉnh độ sángcủa máy chiếu ở mức độ vừa phải, đủ xem và Sử dụng chế độ hẹn giờ tắt máy.Thực tế cho thấy sinh viên đại học ngày nay tham gia vào một số lượng lớncác hoạt động CNTT trong và ngoài khuôn viên trường đã làm tăng đáng kểlượng khí thải carbon Do đó, các sinh viên càng được quan tâm hơn trong việcthực hành CNTT xanh nhằm làm giảm phát thải carbon cũng như duy trì bảo vệ

sự bền vững của môi trường Có nhiều hướng áp dụng thực hành CNTT xanhđược đề cập để xem xét mức độ thực hành CNTT xanh của sinh viên Nhìnchung, có thể phân loại hướng thực hành CNTT xanh thành các nhóm bao gồm:thực hành CNTT xanh theo hướng tiết kiệm năng lượng, thực hành CNTT xanhbảo tồn tài nguyên và thực hành CNTT xanh hạn chế rác thải điện tử

 Thực hành CNTT xanh tiết kiệm năng lượng

Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngành giáo dục đã bắt đầu áp dụngCNTT xanh Đầu tiên, các tổ chức giáo dục đại học đã bắt đầu thực hành ngàycàng nhiều về giảm thiểu và bảo tồn năng lượng Nazari and Karim (2011) pháthiện ra một trường đại học chuyển sang hoạt động CNTT tiết kiệm năng lượng

15

Trang 23

để giảm 35% mức tiêu thụ năng lượng Theo đó, các máy tính cá nhân sử dụngđược đặt ở tùy chọn tiết kiệm năng lượng tối ưu thông qua phần mềm quản lýnăng lượng máy tính của người dùng cuối Tương tự, đại học Edinbrgh đo mứctiêu thụ năng lượng của CNTT như một cách tiếp cận để giúp sinh viên, giảngviên và nhân viên nhận thức được vai trò và đóng góp của họ đối với việc bảo tồn

năng lượng (Dovi et al., 2009) Các tổ chức giáo dục đại học đã đánh giá các máy

tính đã mua dựa trên nhiều tiêu chí CNTT xanh khác nhau, từ mức tiêu thụ nănglượng, các lựa chọn kéo dài tuổi thọ và các lựa chọn thay thế thải bỏ cuối cùng

(Ho et al., 2010) Hơn nữa, những thực hành CNTT xanh này thường giải quyết

nhu cầu về mức độ độc hại và vật liệu nguy hiểm thấp hơn, dễ dàng tái chế vàthải bỏ chất thải điện tử ít hơn Do đó, các cơ sở giáo dục đại học đã khởi xướngngày càng nhiều nổ lực CNTT xanh để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khíthải carbon tương ứng

Sinh viên áp dụng thực hành CNTT xanh theo hướng tiếp cận tiết kiệmnăng lượng sẽ giúp tiết kiệm một lượng lớn điện năng tiêu thụ, giảm thiểu số tiềnđiện phải chi trả Bên cạnh đó, thực hành CNTT xanh theo hướng này không chỉgiảm tiêu thụ năng lượng mà còn đóng góp lớn vào việc giảm lượng khí carbongây hiệu ứng nhà kính, giúp ngăn chặn sự nóng lên của Trái Đất, bảo vệ môitrường và hướng đến một xã hội xanh, phát triển bền vững trong tương lai. Đồngthời tuổi thọ của các thiết bị điện tử cũng được tăng lên

Một số cách thực hành CNTT xanh theo hướng tiết kiệm năng lượng được đềcập bao gồm:

 Lựa chọn thiết bị hoặc công nghệ tiết kiệm điện năng

 Rút phích cắm hoặc tắt khi không sử dụng, không để cho các thiết

bị CNTT hoạt động liên tục

 Chọn thiết bị điện tử mới khi chúng tiêu thụ quá nhiều điện năng

 Kích hoạt các tính năng quản lý năng lượng hoặc điều chỉnh cácthuộc tính của thiết bị điện tử để tiết kiệm năng lượng

 Giảm sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết

 Giảm độ sáng màn hình hiển thị

 Thực hành CNTT xanh bảo tồn tài nguyên

Việc hợp nhất các thiết bị và hệ thống CNTT đang gia tăng trong các cơ sởgiáo dục đại học Suryawanshi and Narkhede (2013) nhận thấy rằng việc hợpnhất máy in có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu giảm sử dụnggiấy và thiết lập cơ sở hạ tầng CNTT của các cơ sở giáo dục đại học Về cơ bản,

16

Trang 24

nó làm giảm số lượng thiết lập vật lý, do đó tạo ra lượng khí carbon ít hơn và cóthể giảm mức sử dụng năng lượng và tài nguyên Tương tự, một số trường đạihọc đã băt đầu hợp nhất và ảo hóa máy chủ thông qua điện toán đám mây Leeand Cheng (2018) lưu ý rằng điện toán đám mây là ưu tiên hàng đầu để phủ xanh

cơ sở hạ tầng CNTT Không những thế, ảo hóa thông qua điện toán đám mây đãtrở thành một nền tảng chính giúp giảm 40% yêu cầu lưu trữ vật lý và việc ngừnghoạt động các máy chủ có thiết bị làm mát được kỳ vọng sẽ giảm 35% mức tiêuthụ điện năng CNTT hằng năm Cụ thể một số hướng thực hành CNTT xanhđược sinh viên áp dụng nhằm tiết kiệm giấy có thể kể đến như:

 Lưu trữ tài liệu bằng bản mềm thay vì bản in

 Chỉ in trên giấy khi cần thiết

 Tái sử dụng giấy in để in thử

 In trên cả 2 mặt giấy nếu có thể

 Gửi tài liệu qua thư điện tử thay vì gửi bằng bản in

 Thực hành CNTT xanh hạn chế rác thải điện tử

Các cơ sở giáo dục đại học quan tâm nhiều hơn đến các phương án xử lý,tái chế và tái sử dụng chất thải điện tử Rác thải điện tử là mối quan tâm toàn cầu

và là mối đe dọa đối với an toàn lao động, sức khỏe cộng đồng và môi trường.Hơn nữa, rác thải điện tử ngày càng tăng góp phần tạo ra khí thải carbon và độctính, đồng thời làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để sản xuấtthiết bị điện tử Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục đã bắt đầu nổ lực xử lý rác thảiđiện tử xanh Ví dụ, một trường đại học ở Vương quốc Anh cho phép xử lý rácthải điện tử một cách trách nhiệm hơn bằng cách cho phép các nhà cung cấp thugom rác thải điện tử (Chai-Arayalert and Nakata, 2011) Các sinh viên đượckhuyến khích nên gửi các thiết bị điện tử cá nhân cho nhà cung cấp Sinh viên đãnhận thức được tác động môi trường của việc thải bỏ chất thải điện tử tại các bãichôn lấp và không được xử lý để ngăn chặn phát thải các chất độc hại (Elsaadani,2015) Hơn nữa, trường đại học cho phép phân loại rác bằng cách sử dụng túimàu như một phần của quản lý rác thải điện tử, đặc biệt tập trung vào rác thảiCNTT Tương tự như vậy, một trường đại học đã tập trung vào việc tiến hànhgiám sát và kiểm toán chất thải điện tử hàng năm để đo lường việc tránh khỏi dấuchân carbon và các vật liệu độc hại Bên cạnh đó, rác thải điện tử được thu thập

đã được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ hoặc kênh tái chế chính thức được côngnhận và được trường đại học trả tiền để tái chế và phục hồi các thành phần có thể

phục hồi (Geng et al., 2013) Các cách thực hành CNTT xanh của sinh viên được

khuyến khích nhằm hạn chế rác thải điện tử bao gồm:

17

Trang 25

 Chọn phần cứng/phầm mềm cũ có thể hoạt động và chỉ thay thếchúng khi cần thiết

 Chọn mua sản phẩm máy tính được sản xuất có gắn nhãn thân thiệnvới môi trường

 Tái sử dụng thiết bị điện tử (Tái chế hộp mực máy in, pin máy tínhxách tay)

 Phân loại rác thải điện tử để dễ dàng quản lý và tái chế

2.1.2 Giới thiệu chung về công nghệ thông tin xanh

2.1.2.1 Vai trò công nghệ thông tin xanh

Trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề cấpthiết trên phạm vi toàn cầu CNTT xanh có vai trò quan trọng trọng việc giảmthiểu lượng phát thải khí carbon, đồng thời trở thành động lực tăng trưởng mớicho các quốc gia khi thực hiện xanh hóa CNTT và xanh nhờ CNTT

Công nghệ thông tin xanh thông qua việc quản lý các chất ô nhiễm xảy ratrong quá trình sản xuất và loại bỏ các sản phẩm CNTT; giảm lượng tiêu thụ điệntrong CNTT; sử dụng CNTT để ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nước, đất; sửdụng CNTT để đạt được hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng như việc quản

lý hệ thống năng lượng ở các văn phòng, quản lý mạng lưới điện thông minh, hệthống giao thông thông minh, nhà máy thông minh, giải pháp làm việc từ xa, giảipháp không giấy… sẽ góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu phát thải khícarbon Như vậy, việc hướng đến CNTT xanh sử dụng hiệu quả năng lượng vàtài nguyên sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của CNTT, thúc đẩy chuyển sang

xã hội carbon thấp

Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vaitrò của CNTT xanh là làm cho ngành CNTT trở nên xanh, lành mạnh để phục vụcuộc sống; đồng thời sử dụng CNTT để làm cho các ngành kinh tế - xã hội trởnên xanh, ngăn ngừa ô nhiễm không khí, nước, đất; ứng phó với biến đổi khíhậu

2.1.2.2 Mục tiêu của công nghệ thông tin xanh

Giảm tiêu thụ năng lượng

Khi đề cập đến việc giảm mức tiêu thụ năng lượng, điều này có nghĩa là nỗlực, khám phá và đầu tư vào các phương pháp sản xuất máy tính và các sản phẩmcông nghệ khác nâng cao và tiết kiệm chi phí hơn Do phương pháp tiếp cận mới,

18

Trang 26

nâng cao và thân thiện với môi trường, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngnăng lượng ngày càng tăng của các thiết bị máy tính và trung tâm dữ liệu.Dựa trên một bài báo về Energy Star, trung bình các máy chủ máy tínhđược chứng nhận với nhãn Energy Star tiết kiệm năng lượng hơn 30% so với cácmáy chủ tiêu chuẩn Muốn đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về tầm quan trọngcủa việc sử dụng năng lượng hiệu quả, trong một tờ thông tin được xuất bản bởiĐại học Michigan, họ đã so sánh rằng “Nếu tất cả các máy chủ ở Hoa Kỳ đápứng các tiêu chuẩn của Energy Star, thì 1 tỷ đô la năng lượng sẽ được tiết kiệm

và 8,2 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm sẽ tránh được”

Xử lý thiết bị theo cách có trách nhiệm và thân thiện với môi trường

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của CNTT, sự gia tăng số lượngngười sử dụng CNTT, nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản đã chỉ ra, lượngphát thải carbon trong CNTT tới năm 2025 trên thế giới có thể tăng tới 15%.Liên Hợp quốc cũng đang cảnh báo các nước phát triển về sự gia tăng rác thảiđiện tử Dự kiến số máy tính cá nhân bị vứt bỏ có thể lên tới 2,4 tỉ chiếc vào năm

2013 Như vậy có thể thấy rằng, CNTT là nguyên nhân chính gây nên hiện tươngnóng lên toàn cầu

Quan tâm đến việc giảm sử dụng các hóa chất độc hại trong các thiết bịmáy tính, đồng thời thúc đẩy việc tái sử dụng và tái chế đúng cách là mục tiêuquan trọng thứ hai để tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn CNTT xanh Một nghiêncứu do Đại học UN thực hiện đã phát hiện ra rằng trong năm 2019, khoảng 54triệu tấn chất thải điện tử (hoặc thiết bị điện tử) đã được tạo ra trên toàn thế giới

và chỉ 17% được tái chế đúng cách

Do những con số đáng sợ này, nhiều hội thảo và các hoạt động nâng cao nhận thức khác đang được tổ chức Từ năm 2017 đến 2020, 9 quốc gia đã bắt đầu tổng hợp số liệu thống kê về rác thải điện tử quốc gia, hơn 60 quốc gia đã tham gia các hội thảo về rác thải điện tử và hơn 350 người đã được đào tạo về thống kê rác thải điện tử Có thể có tất cả các số liệu thống kê và bằng chứng cho thấy tác động tiêu cực của rác thải điện tử, nó đóng vai trò là cơ sở vững chắc để các quốc gia biên soạn luật cho mối quan tâm đặc biệt này và điều chỉnh quy trình xử lý và tái chế phù hợp

Có rất nhiều cách giúp xử lý tốt hơn và một ví dụ về điều này là tối đa hóatuổi thọ của pin trước khi chúng bị vứt bỏ, tránh sạc nhanh, giảm thiểu tiếp xúcvới nhiệt độ quá nóng và cực lạnh và thời gian sử dụng ở cả mức sạc 0% và100% Khi các sản phẩm điện tử trở nên không cần thiết, không hoạt động hoặclỗi thời và đã hết chức năng, bạn có thể: bán công nghệ lỗi thời của mình không

19

Trang 27

chỉ bằng đồ bỏ đi; trả lại cho các công ty điện tử và giảm điểm; đưa chất thải điện

tử cho một nhà tái chế chất thải điện tử được chứng nhận

Chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo

Trước hết, bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, việc sử dụng nhiên liệuhóa thạch sẽ bị cắt giảm và chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để chúng ta mongmuốn nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này Có khả năng chuyển đổi nguồn nănglượng cho các thiết bị từ những thiết bị cũ và cổ điển sang các nguồn năng lượngtái tạo là một trong những cách tốt nhất để hỗ trợ CNTT xanh đáp ứng các mụctiêu của nó

Việc sử dụng điện tái tạo vào năm 2025 sẽ giúp Hoa Kỳ giảm lượng khíthải carbon của các nhà máy điện ở mức 277 triệu tấn mỗi năm, tương đương vớisản lượng hàng năm từ 70 nhà máy điện than mới điển hình Dựa trên phân tíchcủa UCS (Liên minh các nhà khoa học quan tâm) năm 2009, người ta phát hiện

ra rằng tiêu chuẩn điện tái tạo quốc gia đạt 25% vào năm 2025 sẽ làm giảm lượngkhí thải carbon của nhà máy điện 277 triệu tấn hàng năm vào năm 2025

2.1.2.3 Lợi ích của công nghệ thông tin xanh

Một số lợi ích chính của điện toán xanh bao gồm:

Ít sử dụng năng lượng hơn để sản xuất, sử dụng và thải bỏ các sản phẩm,điều này dẫn đến lượng khí thải carbon thấp hơn

Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên giúp tiết kiệm tiền do phần mềm chạy

và tính toán hiệu quả hơn

Tăng cường và hoàn thiện chính sách của chính phủ nhằm khuyến khíchtái chế và sử dụng các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường

Giảm các tác động có hại cho sức khỏe từ các rủi ro tồn tại trong máy tínhxách tay, chẳng hạn như các hóa chất được biết là giúp gây ung thư và các phảnứng miễn dịch khác ở người

2.1.2.4 Chứng nhận Energy Star

Energy star là tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, bảo hộ bởi Cơ quan Bảo vệMôi trường Hoa Kỳ từ năm 1992 Về sau, tiêu chuẩn đã được các nước như Úc,Canada, New Zealand, Nhật, Đài Loan và Châu Âu công nhận Đồng thời, cácnước đưa ra chứng nhận Energy Star trên các dòng sản phẩm công nghệ với chứcnăng, thiết kế đủ đáp ứng các tiêu chuẩn về yếu tố bảo vệ môi trường, ít phát khíthải nhà kính

Chứng nhận tiêu chuẩn Energy Star giúp các nhà phát triển có định hướnghơn trong mục tiêu tiết kiệm năng lượng Theo ước tính, nguồn năng lượng cắt

20

Trang 28

giảm được mỗi năm của các sản phẩm đạt chứng nhận này đã tiết kiệm 14 triệuđôla hàng năm tại Mỹ Nhãn năng lượng Energy Star không chỉ chỉ được ápdụng trên các thiết bị vi tính, gaming như: màn hình máy tính, case CPU, mà cònđược áp dụng trên các thiết bị điện tử, gia dụng như: tivi, bóng đèn, máy giặt, tủlạnh Và thậm chí các tòa nhà cao ốc tiết kiệm năng lượng.

Chương trình Energy star được tạo ra nhằm khuyến khích khách hàng sửdụng các sản phẩm tiêu dùng có tính năng tiết kiệm năng lượng; cắt giảm bức xạkhí hiệu ứng nhà kính để bảo vệ môi trường Những sản phẩm có dán logoEnergy star được chứng nhận có thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn về sự thân thiệnmôi trường, ít phát khí thải nhà kính Thông thường thì nhãn Energy Star đượcgắn lên các sản phẩm được cho rằng giúp tiết kiệm điện năng tiêu hao từ 20-30%

Ở Việt Nam, Energy star là nhãn năng lượng được cấp bởi bộ CôngThương Energy star chính là biểu tượng tiết kiệm năng lượng, hay còn được gọi

là ngôi sao năng lượng Việt, được gắn cho các thiết bị trên thị trường có mứchiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS)

2.1.3 Một số lý thuyết nền có liên quan

Hiện nay, trong các nghiên cứu hàn lâm về ý định thực hiện hành vi vàhành vi của con người nói chung, các nhà nghiên cứu thường sử dụng nhữngkhung lý thuyết chính như: thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein năm

1975, thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen năm 1991 và mô hình chấp nhậncông nghệ (TAM) của Davis năm 1989 Trong đó, thuyết hành động hợp lý TRAđược Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1967 đề cập đến hai yếu tố chính ảnhhưởng đến xu hướng hành vi là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan, thuyết hành

vi có kế hoạch của Ajzen mở rộng từ TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi củamột cá nhân xuất phát từ thái độ của cá nhân với hành vi đó, áp lực của nhữngngười quan trọng với cá nhân đó về việc thực hiện hành vi và nhận thức vềnhững khó khăn, thuận lợi khi thực hiện hành vi đó (Ajzen,1991) Mô hình chấpnhận công nghệ (TAM) của Davis năm 1989 mặc dù có giải thích về ý định thựchiện hành vi tuy nhiên, ý định thực hiện hành vi trong mô hình của Davis lại chủyếu tập trung vào hành vi lựa chọn và chấp nhận một sản phẩm (đặc biệt là sảnphẩm công nghệ), trong khi luận văn quan tâm lại là hành vi thực hành CNTTxanh Do đó, trong phần dưới đây, luận văn chỉ tập trung phân tích 2 khung lýthuyết thường được sử dụng chính trong các nghiên cứu về thực hành CNTTxanh, gồm: thuyết hành động hợp lý và thuyết hành vi có kế hoạch

2.1.3.1 Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình thuyết hành động hợp lý do Fishbein và Ajzen xây dựng năm

21

Trang 29

1975 và được xem là thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học xãhội Mô hình cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết địnhbởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xungquanh việc thực hiện các hành vi đó Thuyết hành động hợp lý quan tâm đếnhành vi của một người cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ Mụcđích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cáchkiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động.TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính vềviệc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không Ngoài ra, các quy tắc xã hộicũng góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không Theo

lý thuyết, ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế Ý địnhnày được gọi là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiệnhành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Ý định hành vi rất quan trọng đối với lýthuyết TRA bởi vì những ý định này được xác định bởi thái độ đối với các hành

vi và chuẩn chủ quan Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh

mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khảnăng hành vi được thực hiện Fishbein và Ajzen đề xuất rằng ý định hành vi chịuảnh hưởng bởi thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan

Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thái độ và chuẩn chủ quan

Thái độ đối với hành vi (The attitude towards the behavior): Theo thuyết

hành động hợp lý, thái độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định ýđịnh hành vi và đề cập đến cách mà một người cảm nhận đối với một hành vi cụthể Những thái độ này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: sức mạnh của niềm tin về kếtquả của hành vi được thực hiện (nghĩa là kết quả có thể xảy ra hay không) vàđánh giá kết quả tiềm năng (nghĩa là kết quả có khả quan hay không) Thái độ đốivới một hành vi nhất định có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung tính ThuyếtTRA quy định rằng tồn tại một mối tương quan trực tiếp giữa thái độ và kết quả,nếu người ta tin rằng một hành vi nào đó sẽ dẫn đến một kết quả mong muốnhoặc thuận lợi, thì người ta có nhiều khả năng có thái độ tích cực đối với hành vi

đó Bên cạnh đó, nếu người ta tin rằng một hành vi nhất định sẽ dẫn đến một kếtquả không mong muốn hoặc không thuận lợi, thì nhiều khả năng người ta có thái

độ tiêu cực đối với hành vi đó Theo lý thuyết hành vi hợp lý, thái độ được hìnhthành bởi hai nhân tố: (1) những niềm tin của cá nhân về những kết quả của hành

vi (là niềm tin về việc hành vi sẽ mang lại những kết quả có những tính chất nhấtđịnh) và (2) đánh giá của người đó về kết quả này (giá trị liên quan đến đặc điểmcủa kết quả hành động)

Chuẩn chủ quan (subjective norm): Các chuẩn chủ quan cũng là một trong

những yếu tố chính quyết định ý định hành vi và đề cập đến nhận thức của các cánhân hoặc các nhóm người có liên quan như thành viên gia đình, bạn bè và đồng

22

Trang 30

nghiệp, … có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi của một người Ajzenđịnh nghĩa các chuẩn chủ quan là "nhận thức được các áp lực xã hội để thực hiệnhoặc không thực hiện hành vi" Theo TRA, mọi người phát triển một số niềm tinhoặc niềm tin chuẩn mực về việc liệu một số hành vi nhất định có được chấpnhận hay không Những niềm tin này định hình nhận thức của một người vềhành vi và xác định ý định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi của mộtngười Tuy nhiên, các chuẩn chủ quan cũng sẽ thay đổi tùy theo tình huống vàđộng lực của từng cá nhân, các cá nhân có thể hoặc không tuân thủ theo các quytắc chung của xã hội Chuẩn mực chủ quan được hình thành bởi hai nhân tố: (1)niềm tin về việc những người có ảnh hưởng cho rằng cá nhân này nên thực hiệnhành vi (cảm giác hay niềm tin về việc những người xung quanh ta có đồng tìnhhay không đồng tình với hành vi của chúng ta) và (2) động lực để tuân thủ theonhững người có ảnh hưởng này (ý định hay hành vi của cá nhân có bị ảnh hưởngbởi ý nghĩ của những người xung quanh hay không)

23

Trang 31

Hình 2.1 Mô hình lý thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned

Action –TRA)

Lý thuyết hành vi hợp lý được sử dụng trong việc giải thích hành vi ở rấtnhiều các lĩnh vực khác nhau như hành vi mua thực phẩm an toàn, hành vi raquyết định đạo đức trong ngành kế toán công, hành vi sử dụng dây an toàn và mũbảo hiểm trong lái xe, ý định sử dụng năng lượng có thể tái tạo, ý định tườngtrình việc nhìn thấy vật thể bay lạ, ý định mua hàng trực tuyến, Tuy nhiên,những nghiên cứu sau này cũng tìm ra một số hạn chế của lý thuyết này Nghiên

cứu của Sheppard et al (1988) chỉ ra rằng lý thuyết hành vi hợp lý có một số hạn

chế sau Thứ nhất là lý thuyết này cho rằng hành vi mục tiêu của cá nhân hoàntoàn nằm dưới sự kiểm soát về ý chí của họ Thứ hai là vấn đề lựa chọn bối cảnhphân tích không được Fishbein và Ajzen chỉ ra rõ ràng và cuối cùng là ý định của

cá nhân được đo lường trong điều kiện không đầy đủ thông tin cần thiết để hìnhthành nên ý định chắc chắn hoàn toàn Nghiên cứu này cũng cho rằng lý thuyếthành vi hợp lý chỉ tập trung vào việc xác định hành vi đơn lẻ, trong khi đó trongđiều kiện thực tế, con người thường phải đối mặt với nhiều hành vi như lựa chọncửa hàng, lựa chọn sản phẩm, kiểu loại,

24

xung quanh

iờ

Ngu

Trang 32

ikích cỡ, màu sắc Sự tồn tại nhiều sự lựa chọn như vậy có thể làm hoán đổ bảnchất của quy trình hình thành ý định và vai trò của ý định trong việc dự báo hành

vi thực tế Những hạn chế này làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết này đối vớinhững hành vi nhất định

2.1.3.2 Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (TPB)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được Ajzen mở rộng vào năm 1985

và 1991, là lý thuyết nhận thức đưa ra khung khái niệm để hiểu hành vi của conngười trong các bối cảnh cụ thể Nó ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của lýthuyết hành vi hợp lý đã cho rằng hành vi hoàn toàn bị kiểm soát bởi lý trí Hạnchế của lý thuyết này là xuất phát từ giả định cho rằng hành vi là dưới sự kiểmsoát của lý trí Do vậy, lý thuyết này chỉ áp dụng đối với các hành vi có ý thứcnghĩ ra trước đó Quyết định hành vi không hợp lý, hành động theo thói quen hayhành vi thực sự được xem là không có ý thức thì không giải thích được bằng lýthuyết này (Ajzen and Fishbein, 1975)

Như trong lý thuyết hành vi hợp lý (TRA), yếu tố trung tâm trong lý thuyết

Hành vi có kế hoạch là ý định cá nhân để biểu hiện thành hành vi Ý định được

giả định là nắm bắt các yếu tố thúc đẩy thực hiện một hành vi, chúng là dấu hiệucon người nổ lực bao nhiêu hay họ dự định thực hiện bao nhiêu nổ lực để thựchiện một hành vi Theo nguyên tắc chung, ý định càng mạnh thì khả năng thựchiện hành vi càng cao Tuy nhiên, một ý định hành vi chỉ trở thành hành vi khi ýđịnh đó được đề cập dưới sự kiểm soát về mặt hành vi, tức là người đó có thểquyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi Mặc dù một số hành vi đápứng khá tốt yêu cầu này nhưng hiệu suất của hầu hết hành vi đều phụ thuộc ítnhất (ở một mức độ nào đó) các yếu tố động lực như sự sẵn có của cơ hội cầnthiết hay nguồn lực như thời gian, kỹ năng, tiền bạc, sự hợp tác của người khác).Nói chung các nhân tố này đại diện cho kiểm soát hành vi thực tế của con người.Trong phạm vi con người có các cơ hội và nguồn lực được yêu cầu thì họ sẽthành công thực hiện hành vi đó

Lý thuyết TPB giả định có ba khái niệm không thể tách rời, tham gia ảnh

hưởng đến ý định: (1) Thái độ đối với hành vi (the attitude towards the behavior), (2) Quy chuẩn chủ quan (subjective norm) và (3) Nhận thức kiểm

soát hành vi (the perceived behavior control)

Trước tiên, thái độ đối với hành vi đề cập đến mức độ mà cá nhân tán thành

hay không tán thành trong đánh giá hay thẩm định hành vi Thái độ được tạo ra

từ niềm tin và quan điểm cá nhân về “mục tiêu của thái độ”

25

Trang 33

i(Ajzen, 1991, trang 191) Do đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằngniềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Trong các nghiên cứu vềCNTT xanh, thái độ mô tả các chuẩn mực và giá trị của mọi người đối vớ tínhbền vững của môi trường

Thứ hai, quy chuẩn chủ quan (subjective norm) hay niềm tin quy chuẩn(normative beliefs) là “áp lực xã hội để thể hiện một hành vi nào đó, họ cảm nhậnđược gia đình, bạn bè, xã hội, những người quan trọng với họ, phán xét vàđánh giá hành vi của họ, việc này tạo nên áp lực có thể thúc đẩy hoặc ngăn cản

họ thực hiện hành vi Trong nghiên cứu về CNTT xanh, nếu người dùng CNTTcảm thấy sự ủng hộ “Những người quan trọng với tôi cho rằng tôi nên thực hànhCNTT xanh”, “Nhiều người như tôi thực hành CNTT xanh”, “Xã hội cho rằngthực hành CNTT xanh là tốt” thì người dùng CNTT sẽ có khả năng tăng ý địnhthực hành CNTT xanh

Và tiền thân của ý định là mức độ kiểm soát hành vi được nhận thức đề cập

đến sự dễ dàng hay khó khăn được nhận thức thực hiện hành vi, nó phản ánhkinh nghiệm trong quá khứ cũng như những trở ngại được lường trước Trongcác nghiên cứu, nhân tố ngăn cản hành vi có thể là ý thức của mỗi người dùngCNTT đối với môi trường Tuy nhiên, ý thức cũng có thể là nhân tố thúc đẩyngười dùng CNTT tăng ý định thực hành CNTT xanh

Nguồn: Ajzen (1991)

26

Hành vinh

Ý đ

soát hành vi

mể

c kiứ

n th

Nh

quanủ

ch

nẩQuy chu

hành vi

iớ

i vốđộ

Thái đ

Trang 34

iHình 2.2 Mô hình Lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Theory of Planned

Bahavior – TPB) Theo nguyên tắc chung thì thái độ và chuẩn mực chủ quan càng thuận lợvới hành vi, khả năng kiểm soát hành vi càng lớn thì ý định thực hiện hành vi của

cá nhân càng được xem xét Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối của thái độ,chuẩn mực cá nhân và kiểm soát hành vi nhận thức dự kiến sẽ khác nhau trongcác hành vi và tình huống Do đó, trong một số ứng dụng cho thấy rằng chỉ cóthái độ mới tác động đáng kể đến ý định, những trường hợp khác thái độ và kiểmsoát hành vi nhận thức đủ để giải thích cho ý định, trong khi số khác thì cả bađều có những đóng góp độc lập (Ajzen, 1991, trang 188-189)

Lý thuyết Hành vi có kế hoạch là một trong những lý thuyết chính đượcnhiều tác giả sử dụng làm khung nghiên cứu để nghiên cứu về hành vi ngườidùng CNTT nói chung và hành vi thực hành CNTT xanh nói riêng Một sốnghiên cứu sử dụng mô hình của lý thuyết Hành vi có kế hoạch như: Chow and

Chen (2009), Choon et al (2014), Dezdar (2017), Dalvi-Esfahani et al (2020), Gill et al (2020), Ibrahim and Shehzad (2021) Lý thuyết Hành vi có kế hoạch

đã trở nên hữu dụng trong việc dự đoán hành vi ở phạm vi rộng (Sheppard et al.

, 1988)

2.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên việc lược khảo các lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước đó

về ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên như: Choon et al (2014), Dezdar (2017), Dalvi-Esfahani et al (2020),tác giả nhận thấy rằng lý thuyết TPB đượcphát triển từ lý thuyết TRA và được xem là lý thuyết phù hợp để nghiên cứu hành

vi CNTT xanh và khắc phục được hạn chế từ lý thuyết TRA Dựa trên lý thuyếtHành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và kết quả các nghiên cứu trước, tác giả

sử dụng nhân tố Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi đượcxem là ba động lực chính của ý định thực hành CNTT xanh Bên cạnh đó, môhình nghiên cứu đề xuất sẽ mở rộng lý thuyết TPB thông qua điều chỉnh cácbiến, thang đo phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù của lĩnh vực, địa bàn nghiên cứu

và một số nhân tố là cần thiết, phù hợp với sinh viên trường Đại học Cần Thơ

Thứ nhất, chuẩn mực đạo đức cá nhân đã được tìm thấy trong một số mô

hình kết hợp TPB để giải thích đáng kể cho một loạt các hành vi môi trường đặcbiệt là ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên Việc cảm nhận về bản thân làngười có đạo đức hay việc cam kết về mặt đạo đức để thực hiện hành vi bảo vệmôi trường hoặc tránh thực hiện một hành vi tác động môi trường sẽ thúc đẩysinh viên áp dụng thực hành CNTT xanh Hơn nữa, sinh viên cảm thấy cá nhân

27

Trang 35

imình phải có nghĩa vụ trong việc góp phần bảo vệ môi trường có ý nghĩa quantrọng đối với việc cân nhắc áp dụng thực hành CNTT xanh Từ đó, có thể

28

Trang 36

thấy rằng nhân tố chuẩn mực đạo đức cá nhân là nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên Nhân tố được kế thừa từ nghiên

cứu của Dalvi-Esfahani et al., 2020

Đối với hành vi sử dụng CNTT xanh, một dạng thực hành CNTT nhằm hạn

chế tác động đến môi trường nên nhân tố Sự quan tâm đến môi trường phù hợp

đưa vào hầu hết các nghiên cứu về ý định thực hành CNTT xanh và thường làđộng lực với ý định thực hành CNTT xanh của người dùng CNTT có ý thức bảo

vệ môi trường tốt Sinh viên nhận ra được những hệ lụy mà thực trạng biến đổikhí hậu (BĐKH) gây ra ngày càng rõ rệt, nguyên nhân một phần cũng từ sử dụngthiết bị CNTT, cho nên quyết định thực hành CNTT xanh cũng góp phần cảithiện môi trường sống hiện nay Từ đó nghiên cứu còn thấy rằng mối quan tâmđến môi trường sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định thực hành CNTTxanh của sinh viên Nhân tố này được tác giả đưa vào dựa trên nghiên cứu củaIbrahim and Shehzad (2021)

Nhân tố Cân nhắc về hậu quả tương lai được phát triển để đo lường liệu các

cá nhân có xem xét tác động trong tương lai của các hành động hiện tại của họhay không CNTT được sử dụng một cách rộng rãi tại các trường đại học và sinhviên là đối tượng sử dụng CNTT thường xuyên trong các hoạt động học tập Do

đó, trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu nhân tố Cân nhắc về hậu quả tương

lai để xem nó có tác động tích cực đến ý định thực hành và sinh viên có sẵn sàng

thực hành CNTT xanh vì sự bền vững của môi trường trong tương lai hay không.Nhân tố Cân nhắc các hậu quả trong tương lai được kế thừa từ nghiên cứu củaDezdar (2017)

Tóm lại, mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 6 biến độc lập là (1) Thái độđối với thực hành CNTT xanh, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soáthành vi, (4) Chuẩn mực đạo đức cá nhân, (5) Sự quan tâm đến môi trường và (6)Cân nhắc các hậu quả trong tương lai Trong khi biến phụ thuộc là Ý định thựchành CNTT xanh của sinh viên

29

Trang 37

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2023)

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.1.5 Giả thuyết nghiên cứu

Thái độ đối với việc thực hành CNTT xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy thái độ là một yếu tố tác động gián tiếp đến hành

vi thực hành CNTT xanh thông qua biến trung gian là ý định Hành vi thực hànhCNTT xanh xuất phát từ ý định, so với các yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vàchuẩn chủ quan, thái độ là nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến ý định (Ajzen, 1991,Ajzen and Fishbein, 2005)

Thái độ được liên hệ với một số khía cạnh trong thế giới cá nhân, như mộtngười khác, một vật thể, một hành vi hay một chính sách Mặc dù nhiều địnhnghĩa đã được đề xuất nhưng hầu hết các nhà điều tra đều đồng ý rằng thái độ củamột người đại diện cho sự đánh giá của anh ta thực tế trong câu hỏi (Ajzen,1977) Thái độ là khuynh hướng tâm lý được bày tỏ bằng việc đánh giá một thực

tế cụ thể với một số mức độ ủng hộ hoặc không ủng hộ (Eagly and Chaiken,1995) Đối với khía cạnh CNTT xanh, thái độ đo lường mức độ mà một cá nhânnhận thức và quan tâm đến CNTT xanh Một cá nhân có thái độ tích cực hơn đốivới công nghệ đổi mới có nhiều khả năng áp dụng các công nghệ và thực hành

các công nghệ đó (Sadaf et al., 2013) Vậy, thái độ đối với thực hành CNTT xanh

là tình cảm tích cực hay tiêu cực của người dùng CNTT đối với hành vi thực hànhCNTT xanh Thái độ có hai loại: Thứ nhất là thái độ đối với một sự vật, hiệntượng, đối tượng nào đó, như: tòa nhà, một sản phẩm, vấn đề chủng tộc, tôn giáo,

30

+6H

+5H

+4H

+3H

+2H

+1H

CNTT xanh

c hànhự

th

nhị

Ý đ

tương laiả

u quậhề

c vắCân nh

ngờ

n môi trưế

quan tâm đự

S

c cá nhânứ

o đạ

c đự

n mẩChu

m soát hành viể

c kiứ

n thậNh

quanủ

n chẩChu

i CNTT xanhớ

i vốộThái đ

Trang 38

chính sách của chính phủ, Thứ hai là thái độ đối với một hành vi cụ thể nào đóhướng tới một đối tượng hay mục tiêu nào đó, hay còn gọi là thái độ đối với hành

vi Đây là khái niệm được sử dụng trong hai lý thuyết Hành vi hợp lý và phát triểnthành lý thuyết Hành vi có kế hoạch (Ajzen and Fishbein, 2005) Trong bối cảnhCNTT xanh, thái độ mô tả các chuẩn mực và giá trị của mọi người đối với sự bềnvững của môi trường

Các nghiên cứu cho thấy, thái độ là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng tích

cực đến ý định thực hành CNTT xanh (Gill et al., 2020; Mishra et al., 2014).

Nhiều kết quả nghiên cứu còn cho thấy, thái độ là nhân tố chính để dự báo và tác

động mạnh nhất đến hành vi, như: Chow and Chen (2009), Choon et al.

(2014), Dezdar (2017) Mặt khác, các nhân tố có thể không có mối quan hệ trựctiếp với ý định thực hành CNTT xanh mà tác động gián tiếp thông qua thái độ.Trong giả định cho rằng cá nhân nhận thức được các hành vi thực hiện vì môi

trường đều có thái độ tích cực và cân nhắc việc thực hành CNTT xanh (Molla et

al., 2014)

Sinh viên trường Đại học Cần Thơ có mức độ nhận thức cao đối với vấn đề

về bảo vệ môi trường thông qua các hành động như ủng hộ lối sống lành mạnh,phân loại rác thải, thực hành “tiêu dùng xanh" nhằm hạn chế rác thải nhựa Theothống kê của Đoàn Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên năm 2022, đã cóhơn 100 sinh viên tham gia dọn vệ sinh môi trường dọc theo bờ kè hồ Bún Xángnhằm hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 05/06/2022

Do đó, nhân tố thái độ đối với CNTT xanh được kỳ vọng có tác động tích cực đốivới việc áp dụng thực hành CNTT xanh của sinh viên

H 1 : Thái độ đối với CNTT xanh ảnh hưởng tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên

Chuẩn chủ quan

Ajzen and Fishbein (1975) định nghĩa chuẩn chủ quan là sức ép xã hội vềmặt nhận thức để tiến hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó Theo nghiêncứu của Taylor and Told (1995) thì sức ép này đến từ thái độ ủng hộ hay khôngủng hộ việc thực hiện hành vi của gia đình, bạn bè và những người quan trọngkhác Ajzen (1991) phát triển thêm từ định nghĩa của mình về chuẩn chủ quan,chỉ ra rằng cá nhân có ý định thực hiện hành vi sau khi xem xét sự ủng hộ củanhững người ảnh hưởng đối với bản thân và cá nhân nhận thấy có nhiều ngườicũng thực hiện hành vi giống như mình dự định

Các công trình nghiên cứu kể trên đều cho thấy sự tương quan dương giữa chuẩnchủ quan và ý định hành vi

31

Trang 39

Khi một người bị bao quanh bởi gia đình hay đồng nghiệp, người mà việcthực hành CNTT xanh đối với họ là quan trọng và nếu người đó muốn làm hàilòng mọi người , sẽ có nhiều áp lực hơn và khả năng thực hành CNTT xanh sẽ caohơn Và liên kết xã hội (như bạn bè và những người quan trọng, ) có mối quan

hệ tích cực với ý định thực hành CNTT xanh (Gill et al., 2020)

Hay Dezdar (2017) kết luận rằng ý kiến nên thực hành CNTT xanh của bạn bè tácđộng mạnh đến ý định áp dụng CNTT xanh của sinh viên Một cá nhân nhận thấy

áp lực xã hội lớn để thực hành CNTT xanh sẽ có ý định tích cực hơn với nó

Sự tác động mạnh mẽ của truyền thông, sự khích lệ thực hiện lối sống xanh

từ bạn bè hay những người quan trọng và đặc biệt là kiến thức về bảo vệ môitrường được lồng ghép thông qua các bài giảng của thầy cô cũng như các hoạtđộng ngoại khóa tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đã góp phần giúp sinhviên Đại học Cần Thơ tích cực hơn trong việc thực hiện các hành vi hướng đếnbảo vệ môi trường Tổng kết năm 2021, Câu lạc bộ Môi trường Đại học Cần Thơ

đã thực hiện hơn 20 buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề môi trường Mỗi đợtsinh hoạt có hơn 70 sinh viên tham gia Các buổi sinh hoạt này đã góp phần tạohiệu ứng sống xanh, giúp sinh viên thêm yêu thích các hoạt động tình nguyện vànâng cao ý thức bảo vệ môi trường, từ đó tạo cho mình những thói quen tốt Do

đó, trong nghiên cứu này, nhân tố chuẩn chủ quan được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởngtích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên

H 2 : Chuẩn chủ quan ảnh hưởng tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên

Nhận thức kiểm soát hành vi

Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được Ajzen (1985) thêm vào để điềuchỉnh mô hình TRA Nhận thức kiểm soát hành vi có vai trò quan trọng như sự tựđánh giá của mỗi cá nhân về sự khó khăn hay dễ dàng trong việc thực hiện mộthành vi Càng nhiều nguồn lực và cơ hội, họ nghĩ rằng sẽ càng có ít cản trở vàviệc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn Theo Ajzen (1991), yếu tốnhận thức kiểm soát này xuất phát từ sự tự tin của cá nhân người dự định thựchiện hành vi và điều kiện dễ dàng và thuận lợi để thực hiện hành vi Taylor andTold (1995) cho rằng việc người dự định thực hiện hành vi có đầy đủ thông tincần thiết cho quyết định của mình và sự quyết đoán của cá nhân người dự địnhthực hiện hành vi chính là sự nhận thức kiểm soát hành vi Thông qua các nghiêncứu này, nhận thức kiểm soát hành vi đã được chứng minh là có tác động tích cựcđến ý định hành vi

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởngtích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên (Chow and Chen, 2009;

Choon et al., 2014; Dezdar, 2017) Nhận thức dễ dàng hoặc khó khăn của sinh

32

Trang 40

viên (kiểm soát hành vi cao/thấp) có thể góp phần đáng kể vào việc tăng hoặcgiảm trong ý định của sinh viên để thực hành CNTT xanh Theo nghiên cứu của

Gill et al (2020), nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến ý

định thực hành CNTT xanh của sinh viên

Sinh viên Đại học Cần Thơ có ý thức cao về bảo vệ môi trường Điều nàyđược thể hiện bằng các hành động như hạn chế sử dụng sản phẩm một lần đượclàm từ nhựa, phân loại và tái chế rác thải, tham gia lao động tình nguyện Năm

2022, Câu lạc bộ Môi trường Đại học Cần Thơ tổ chức 36 đợt lao động tìnhnguyện cải tạo cảnh quan xung quanh trường Mỗi hoạt động thu hút hơn 100sinh viên tham gia Thực tế nhận thấy, ý thức bảo vệ môi trường của sinh viênđược nâng cao đáng kể thông qua các buổi lao động tình nguyện Xem xét về khíacạnh CNTT xanh, tác giả cũng kỳ vọng rằng nhận thức kiểm soát hành vi sẽ cótác động tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên

H 3 : Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định thực hành CNTT xanh của sinh viên

Chuẩn mực đạo đức cá nhân

Mặc dù Lý thuyết Hành vi có kế hoạch đã được sử dụng rộng rãi để đánh giáhành vi cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những nó bị chỉ trích vì coithường các cân nhắc về đạo đức (Chen, 2016) Chuẩn mực đạo đức cá nhân đượcđịnh nghĩa là “nghĩa vụ đạo đức để thực hiện hoặc kiềm chế những hành động cụthể” (Schwarts and Howard, 1981, trang 191) Chuẩn mực đạo đức cá nhânthường được xác định bởi niềm tin của một cá nhân để thực hiện hành vi cụ thể,điều này cũng liên quan đến thái độ đạo đức của họ Ngoài áp lực xã hội nhậnthức được, việc xem xét nghĩa vụ đạo đức hoặc trách nhiệm của cá nhân trongviệc đồng ý hoặc từ chối thực hiện các hành vi cụ thể là rất quan trọng (Chan andBishop, 2013; Chen, 2016) Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dựđoán về ý định hành vi có đạo đức được tăng cường đáng kể bởi nghĩa vụ đạo đức

(Dalvi-Esfahani et al., 2020)

Tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức cá nhân và ảnh hưởng của nó đối với hành vi ủng hộ môi trường sinh thái của một người đã được nghiên cứu rộng

rãi trong các tài liệu có liên quan Nordlund et al., 2018 kết luận rằng nghĩa vụ

đạo đức của cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải thích

hành vi của họ trong việc chấp nhận phương tiện xe điện Dalvi-Esfahani et al.,

2020 trong nghiên cứu về áp dụng CNTT xanh của sinh viên cũng đã kết luận rằng việc áp dụng CNTT xanh bị tác động đáng kể bởi nghĩa vụ đạo đức của cá nhân mỗi sinh viên Bằng cách xem xét các vấn đề đạo đức và động cơ, sinh viên sẽ chịu trách nhiệm về mặt đạo đức để cư xử thân thiện với môi trường và

33

Ngày đăng: 05/12/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w