1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí minh

32 5 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Việc Nghiện Điện Thoại Thông Minh Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên
Tác giả Bùi Lương Hoài Linh, Đinh Diễm Quỳnh, Nguyễn Ngọc Phương Uyên, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Mỹ Nữ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Liên
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại đề tài
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 65,98 KB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KHOA HỌC CƠ BẢNĐỀ CƯƠNGMÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐề tài : ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài : ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: 420300319828

Nhóm: 06

GVHD: TS Nguyễn Thị Kim Liên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: 420300319828

Nhóm: 06

1 21053831 Bùi Lương Hoài Linh

3 Nguyễn Ngọc Phương Uyên

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Lớp Nhóm:

Lưu ý: Ghi nhận xét ngắn gọn trong 3 cột đầu tiên và đánh giá chung: (chọn 1 trong 3 mức độ: A, B, hoặc C)

tham giahọp - làmviệc nhóm

Mức độ đónggóp vào hoạtđộng nhóm

Chất lượngđóng góp côngviệc của nhóm

Đánh giá chung

(3 mức:

A, B, C)

Chữ ký

1 Bùi Lương Hoài Linh

2 Đinh Diễm Quỳnh

3 Nguyễn Ngọc Phương Uyên

4 Nguyễn Thanh Trúc

5 Nguyễn Thị Hoài Thu

6 Nguyễn Thị Mỹ Nữ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề cương cuối kỳ này, trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công Nghiệp Thành phồ Hồ Chí Minh đã đưa môn học Phương pháp luận nghiên cứu khoa học này vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS.Nguyễn Thị Kim Liên đã hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về môn học này trong suốt thười gian vừa qua Cô đã giúp chúng em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong thực tiễn đời sống Bên cạnh đó, cô còn giảng dạy cho chúng em rất nhiều

những kiến thức mới lạ, những ví dụ rất hay và cụ thể để em có thể hình dung rõ hơn và hiểu được sâu sắc nội dung của môn học Môn học đã rèn luyện cho em những kỹ năng mềm cần thiết và kinh nghiệm để viết báo cáo, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ trong việc thực hiện đồ án tốt nghiệp trong năm cuối và thật sự rất hữu ích và cần thiết cho sinh viên như chúng em.

Em hi vọng và mong muốn Trường có thể tiếp tục đưa vào chương trình giảng dạy những môn học thuộc lĩnh vực khoa học để sinh viên chúng em có thể được tiếp cận, nâng cao kiến thức cho bản thân, trang bị kiến thức cho công việc về sau.

Do lượng kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế, chưa hiểu sâu về môn học

dù chúng em đã cố gắng rất nhiều Do đó, bài báo cáo cuối kỳ của chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Cô để đề cương của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chính: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Khách thể nghiên cứu 2

1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Các khái niệm: 3

2.1.1 Khái niệm “Điện thoại thông minh” 3

2.1.2 Khái niệm “Kết quả học tập” 4

2.1.3 Khái niệm “Sinh viên” 4

2.1.4 Khái niệm “Nghiện điện thoại thông minh” 4

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 5

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 5

2.2.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài 11

2.3 Những khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu 13

3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP 14

3.1 Thiết kế nghiên cứu 14

3.1.1 Chọn mẫu: 14

3.1.2 Thiết kế bảng câu hỏi 15

3.2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu 17

3.2.2 Xử lý số liệu 18

4 CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU 18

Trang 6

5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 19

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

7 PHỤ LỤC 22

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THEO MỤC TIÊU 17BẢNG 2: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 19BẢNG 3: BẢNG KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC NGHIỆN ĐIỆN THOẠITHÔNG MINH 24BẢNG 4: BẢNG KHẢO SÁT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINHHIỆU QUẢ 25

Trang 7

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Chúng ta đang sống trong thời đại mà nền khoa học và công nghệ ngày càng pháttriển vượt bậc, việc con người sử dụng điện thoại thông minh cũng ngày càngnhiều Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng người sử dụng smartphonelớn nhất thế giới năm 2020 với 61,37 triệu người dùng Từ sự phát triển về nềncông nghệ đó đã dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi việc sử dụng điện thoạithông minh bị lạm dụng quá mức trong cuộc sống Một khảo sát về “Cuộc sốngcủa sinh viên trong thời đại kỹ thuật số” năm 2015 của BrandVietnam thì có tới65% sinh viên Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh và dành khoảng 5,1 tiếngmỗi ngày cho internet Đại học College London công bố một nghiên cứu:

“Nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa chứng “nghiện” điện thoại thông minh

và chất lượng giấc ngủ ở 1.043 người từ 18 - 30 tuổi” cho thấy tỷ lệ nghiệnsmartphone nói chung là 38,9%; 35,7% là nam giới và 40,1% nữ giới Dưới 21tuổi có 42,2%, 34,2% và 28,0% từ 22–25 tuổi và trên 26 tuổi nghiện smartphone.Người tham gia nghiên cứu có từ 2 giờ sử dụng smartphone trở xuống mỗi ngày,

có 20,3% bị nghiện, 53,9% người trẻ sử dụng thiết bị trong hơn 5 giờ/ngày.Những người sử dụng smartphone hơn một giờ trước khi ngủ, 23,8% có biểuhiện "nghiện"; 42,0% ngừng sử dụng thiết bị < 30 phút trước khi đi ngủ

Qua khảo sát cho thấy sinh viên là đối tượng sử dụng điện thoại nhiều nhất vàgần như bị nghiện sử dụng Sinh viên càng nghiện smartphone thì việc học và kếtquả học tập càng giảm, không theo kịp bài, dễ bị rớt môn Từ đó làm cho quátrình học tập bị gián đoạn, sinh viên trở nên lười biếng, thờ ơ, không còn tậptrung vào việc học và khó kiểm soát tâm trạng, suy nghĩ của bản thân Ngoài ra,sinh viên nghiện smartphone còn dẫn đến các bệnh về tâm lý, trầm cảm, lo lắng,suy giảm trí nhớ và các vấn đề về mắt,… Vậy có giải pháp nào để khắc phụctình trạng nghiện điện thoại thông minh hay không? Để làm rõ hơn vấn đề này,

nhóm 8 quyết định thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Thông qua đề tài sẽ giúp chúng ta làm rõ nguyên

nhân và hậu quả của việc nghiện điện thoại thông minh, cũng như tìm được giải

Trang 8

pháp khắc phục vấn đề này Qua đề tài này các bạn sinh viên sẽ càng hiểu hơnmặt tiêu cực của việc dùng điện thoại thông minh và biết được tầm quan trọngcủa việc học.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp giúp sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố

Hồ Chí Minh khắc phục việc nghiện điện thoại thông minh

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng việc nghiện điện thoại thông minh của sinh viên trường Đại họcCông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?

- Việc nghiện điện thoại thông minh ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tậpcủa sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?

- Làm thế nào để giúp sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ ChíMinh có thể khắc phục việc nghiện điện thoại thông minh?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc nghiện điện thoại thông minh ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viêntrường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

1.4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hệ chính quy cáckhóa từ năm 2 đến năm 3

Trang 9

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn chứng làm rõ các ảnh hưởng của điệnthoại thông minh ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại họcCông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất định hướng để sử dụngđiện thoại thông một cách tích cực đem lại hiệu quả cho việc học tập của sinhviên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa điện thoại thôngminh và vấn đề học tập, giúp xác định được cách sử dụng điện thoại thông minhnhư thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao cho học tập

Bên cạnh đó, giúp nhà trường trong việc đưa ra các giải pháp cụ thể áp dụng điệnthoại thông minh trong học tập để nâng cao kết quả học tập của sinh viên trườngĐại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Các khái niệm:

2.1.1 Khái niệm “Điện thoại thông minh”

- Lusekelo & Juma (2015) cho rằng: “Điện thoại thông minh là một thiết bị cótính năng của cả máy tính và điện thoại di động Nó có hệ điều hành và có thể càiđặt các ứng dụng, hoạt động như các máy tính, có khả năng truy cập internet vàgiải trí ở bất kì nơi đâu như: chụp hình, xem video, nghe nhạc, lướt web ” (tr309)

Trang 10

- Muhammad &Tariq (2013) cho rằng: “Điện thoại thông minh là một điện thoại

di động ngoài chức năng truyền thống như thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn vănbản, nó còn được trang bị khả năng hiển thị hình ảnh, chơi game, xem video, lướtweb, tích hợp camera, ghi âm, gửi/nhận e-mail có thể cài đặt các ứng dụng,mạng xã hội” (tr 309)

- Điện thoại thông minh là loại điện thoại được chạy bằng hệ điều hành do nhàsản xuất thiết kế và được tích hợp với một bộ nhớ trong lớn Ngoài những chứcnăng nghe, gọi, gửi tin nhắn như chiếc điện thoại thông thường thì điện thoạithông minh còn có thể gửi mail, quay video, nghe nhạc, lướt web và còn thựchiện cuộc gọi video, hơn thế nữa là còn tải và sử dụng các ứng dụng miễn phítrên cửa hàng ứng dụng

2.1.2 Khái niệm “Kết quả học tập”

- Kết quả học tập đề cập đến việc đánh giá kiến thức thu được trong trường, cao đẳng hoặc đại học Một sinh viên có kết quả học tập tốt là một người đạt điểm tích cực trong các kỳ thi phải được đưa ra trong một khóa học

- Nói cách khác, kết quả học tập là thước đo khả năng của học sinh, thể hiện những gì học sinh đã học trong suốt quá trình hình thành Nó cũng giả định khả năng đáp ứng các kích thích giáo dục của học sinh Theo nghĩa này, hiệu suất học tập được liên kết với năng khiếu

2.1.3 Khái niệm “Sinh viên”

Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký vào trường hoặc cơ sở giáo dục khác tham gia các lớp học trong khóa học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ nó như là mộtphần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định (Wikipidia, 2021)

Trang 11

2.1.4 Khái niệm “Nghiện điện thoại thông minh”

Nghiện điện thoại thông minh, còn được gọi là lạm dụng điện thoại thôngminh, nghiện điện thoại thông minh, lạm dụng điện thoại di động hoặc chứng lệ thuộcđiện thoại di động, được một số nhà nghiên cứu đề xuất là một dạng phụ thuộc tâm lýhoặc hành vi vào điện thoại di động, liên quan chặt chẽ với các hình thức lạm dụngphương tiện kỹ thuật số khác như nghiện truyền thông xã hội hoặc nghiện internet

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1.1 Nghiên cứu của Lê Đỗ Mười Thương, Đỗ Thị Thùy Linh, Lê Thị

Thu Sương, Nguyễn Thị Hương Liên (2016) Tác giả Lê Đỗ Mười Thương, Đỗ Thị Thùy Linh, Lê Thị Thu Sương, Nguyễn ThịHương Liên (2016) đã thực hiện nghiên cứu bằng khảo sát trên 345 học sinh, sinh viêncủa trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam thông qua phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và chọn mẫu cho một tỷ lệ trong quần thể hữu hạn nhằm mục đích mô tả thực trạng sử dụng điện thoại thông minh và phân tích mối liên quan của việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng giấc ngủ và các yếu tố tâm sinh lý của học sinh, sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng sử dụng quá mức/nghiện điện thoại thôngminh của học sinh, sinh viên chiếm đến 11% trong mẫu nghiên cứu Ảnh hưởng của việc nghiện điện thoại thông minh của sinh viên đến chất lượng giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng và căng thẳng Với số lượng sinh viên có chất lượng giấc ngủ kém chiếm 44.3%, các trường hợp sinh viên bị trầm cảm, có tình trạng lo lắng, căng thẳng lần lượt chiếm

tỷ lệ 40.9%, 42% và 27.5% Nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt giữa nhóm nghiện điện thoại thông minh quá mức và nhóm không nghiện điện thoại thông minh đối với chất lượng giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng có sự khác biệt với tỷ lệ được nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch là rất lớn Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc học sinh, sinh viên có mức độ nghiện điện thoại thông minh cao còn có liên quan đến giới tính và độ tuổi được chiếm tỷ lệ tương đối cao trong quá trình nghiên cứu Từ các dữ liệu thu thập được ở nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các kết luận và khuyến nghị rằng số lượng học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại thông minh quá mức sẽ dẫn đến các vấn đề về chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và hơn thế nữa là gây ra các tình trạng trầm cảm, lo lắng, căng thẳng lâu dần sẽ bị giảm trí nhớ, chán nản và không tập trung vào việc học dẫn đến kết quả học tập kém gây ra tình trạng nợ môn, bỏ học Qua việc nghiên cứu trên các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm can thiệp kịp thời và cải thiện được các vấn đề trên để giảm ảnh hưởng xấu của việc nghiện điện thoại thông minh đến sức khỏe và việc học tập của học sinh, sinh viên

Trang 12

2.2.1.2 Theo nghiên cứu của Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Vũ

Thành, Tôn Nữ Nam Trân (2016) Tác giả Nguyễn Phúc Thành Nhân cùng các cộng sự của mình đã thực hiện một nghiên cứu về thực trạng sử dụng điện thoại di động và mối liên quan đến rối loạn giấcngủ, tâm lý và kết quả học tập ở sinh viên Trường Đại học Y Dược Huế Nhóm tác giả

đã thực hiện phương pháp nghiên cứu cắt ngang trên 698 sinh viên, sử dụng thang đo SAS-SV để đánh giá mức độ nghiện điện thoại thông minh, thang PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ và thang K10 để đánh giá rối loạn tâm lý của sinh viên năm 3 và năm

4 Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đa phần sử dụng loại điện thoại thông minh

và dùng trên 3 năm chiếm đa số Có hơn 1/5 sinh viên thường xuyên nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại trong 1 giờ chiếm đến 14.2% và có 1/3 sinh viên nghĩ đến kiểm tra điện thoại 2-3 giờ chiếm tỉ lệ cao 28.5% trên tổng số sinh viên Mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu là kiểm tra mạng xã hội, đọc tin tức, chơi game ngoài mục đích truyền thống là thoại và nhắn tin Với số lượng sinh viên kiểm tra mạng xã hội là 61.3%, đọc tin tức 50.9% và chơi game là 46.4% Có rất ít sinh viên sử dụng điện thoại với mục đích kiểm tra bài giảng chỉ chiếm khoảng 33%, một số sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin trên internet nhưng không rõ mục đích chiếm 61.1% Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng điện thoại thông minh đến chất lượng giấc ngủ, tâm

lý và kết quả học tập của sinh viên có mối liên quan thống kê với nhau Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rối loạn tâm lý càng nặng thì tỷ lệ nghiện điện thoại càng cao: không có rối loạn trầm cảm chiếm 25.9%, rối loạn nhẹ chiếm 43.2% và 51.9% là rối loạn vừa, còn lại 55% là rối loạn nặng Trong nghiên cứu chưa cho thấy mối liên quan giữa kết quả học tập và mức độ nghiện điện thoại mặc dù tỉ lệ trong nhóm học sinh khá và học sinh trung bình 47.6% cao hơn so với nhóm học sinh giỏi và học sinh xuất sắc 39.6% Qua các số liệu được nhà nghiên cứu thu thập đã cho thấy rằng tỷ lệ sinh viên nghiện sử dụng điện thoại thông minh là 43.7% có sự liên quan với ý nghĩa thống kê giữa việc nghiện điện thoại và các rối loạn về giấc ngủ, tâm lý, kết quả học tập của sinh viên Các kết quả nghiên cứu trên đã đặt ra yêu cầu về các giải pháp nhằmkhắc phục tình trạng nghiện sử dụng điện thoại cũng như tác hại của vấn đề này đến kết quả học tập của sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học

2.2.1.3 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân,

Nguyễn Thị Thuý Hằng (2017) Nhằm thực hiện một nghiên cứu về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh vàcác rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh Trung học phổ thông và sinh viên Đại học Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát trên 1150 là các học sinh Trung học phổ thông và các sinh viên Đại học, trong đó có 452 học sinh và 698 sinh viên có độ tuổi

từ 15-25 ở địa bàn Thành phố Huế và sử dụng thang đo SAS-SV để đánh giá mức độ nghiện sử dụng điện thoại, thang PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ và thang K10 để đánh giá rối loạn tâm lý Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh và sinh viên sử dụng điện thoại thông minh chiếm 78,0% Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh ở học sinh chiếm 49,1% và ở sinh viên chiếm 43,7% Ngoài ra, nhóm

Trang 13

học sinh và sinh viên có tình trạng chất lượng giấc ngủ không tốt lần lượt chiếm tỷ lệ

là 57,3% và 51,6% Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan có mức ý nghĩa thống kê giữa việc nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý là p<0,05 Từ các số liệu đã thu thập được trong nghiên cứu đã cho thấy tình trạng

nghiện sử dụng điện thoại thông minh của học sinh, sinh viên là đáng báo động và có mối liên quan thống kê với các rối loạn giấc ngủ, tâm lý Qua đó cần có những giải pháp khắc phục các tình trạng trên để giúp học sinh, sinh viên nhận thức được ưu nhược điểm khi sử dụng điện thoại thông minh và phân bổ thời gian hợp lý để có thể vừa sử dụng điện thoại với mục đích giải trí vừa sử dụng để học tập

2.2.1.4 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân,

Nguyễn Thị Thuý Hằng Trường Đại học Y Dược Huế ( 2017 ) Đối tượng nghiên cứu là các học sinh trung học phổ thông và các sinh viên đại học có độ tuổi từ 15-25 trên địa bàn thành phố Huế

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1.150 đối tượng nghiên cứu Đối với nhóm sinh viên, tiến hành nghiên cứu trên mẫu ngẫu nhiên phân tầng gồm các sinh viên hiện đang theo học năm thứ 3 và năm thứ 4 các ngành đạihọc tại trường Đại học Y Dược Huế Tiến hành phỏng vấn qua bộ công cụ thiết kế sẵn

tự điền đối với tất cả đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu

Nghiên cứu về tình trạng sử dụng điện thoại thông minh được thực hiện ban đầu với đối tượng là sinh viên vào năm 2015 Sau khi nhận thấy tỷ lệ sử dụng và phụ thuộc điện thoại thông minh ngày càng cao và độ tuổi bắt đầu sử dụng ngày càng trẻ hóa, chúng tôi đã tiến hành tiếp nghiên cứu tương tự trên nhóm đối tượng là học sinh trung học phổ thông vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017 có thể thấy rằng tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là rất cao, 89,6% ở học sinh phổ thông và 70,5% ở nhóm sinh viên Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tổng chung của cả 2 nhóm là 78% Sở hữu 1điện thoại chiếm đa số trong cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu nhóm đối tượng là sinh viên với 91,1% Kết quả nghiên cứu của tác giả Bucholz A và cộng sự (2016) tại Hoa

Kỳ thì 93,9% sinh viên y khoa có điện thoại thông minh Đối với nhóm đối tượng nghiên cứu là sinh viên, thời gian nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại và thời gian kiểm tra điện thoại thường dài hơn so với nhóm đối tượng là học sinh phổ thông Hơn hai phần ba sinh viên nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại mỗi 1-3 giờ và hơn, gần một nửa sinh viên kiểm tra điện thoại cứ mỗi 10 phút – 1 giờ Tỷ lệ học sinh và sinh viên

nghiện sử dụng điện thoại thông minh khá cao, chiếm tỷ lệ lần lượt là 49,1% và

43,7% Tỷ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu tương tự: nghiên cứu ở Thụy Sĩ năm

2015 là 16,9% , nghiên cứu ở Hàn Quốc năm 2012 là 11,8% và năm 2013 là 24,8% làmột thực trạng đáng lo ngại bởi sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như thực thể Phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nữ giới nghiện điện thoại thông minh cao hơn so với nam giới Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Demirci K., Akgonul M và Akpinar A., năm 2015, tại Thổ Nhĩ Kỳ và nghiên cứu của Hwang KH, Yoo YS và Cho

OH, năm 2012, tại Hàn Quốc Chất lượng giấc ngủ không tốt ở giới trẻ dường như đã

Trang 14

trở thành thực trạng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới Khảo sát cắt ngang tại 2 trường đại học tại Hoa Kỳ của tác giả Afandi O., kết quả cho thấy có tới 67,2% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt, một nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cũng chocon số tương tự với 58,7% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt Một nghiên cứu

ở sinh viên Ethiopia cũng cho thấy hơn một nửa sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt (55,8%) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tình trạng chất lượng giấc ngủ của học sinh trung học phổ thông và sinh viên là không tốt (57,3% ở nhóm học sinh và 51,6% ở nhóm sinh viên) chiếm tỷ lệ khá cao Sử dụng điện thoại thông minh quá mức như đã trình bày ở trên có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khoẻcho cơ thể như là ảnh hưởng thị lực và đau ở cổ tay hay cổ gáy [9] Trầm trọng hơn, lạm dụng điện thoại thông minh có thể gây ra một vài vấn đề tâm thần hoặc rối loạn hành vi Phân tích mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh với tình trạng rối loạn giấc ngủ trong các đối tượng nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiện sử dụng điện thoại thông minh cao hơn so với nhóm còn lại (p< 0,05) Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác trên thế giới Điều này cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến các rối loạn tâm lý và sức khỏe tâm thần của các đối tượng học sinh, sinh viên từ 15-25 tuổi V KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở sinh viên là đáng báo động và

có liên quan có ý nghĩa thống kê với các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức được và quản lý tốt việc

sử dụng điện thoại thông minh Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này để đưa ra các bằng chứng và giải pháp nhằm hạn chế các tác động có hại của việc

sử dụng điện thoại thông minh

2.2.1.5 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thị Minh Phương,

Đinh Thị Kim Ánh, Nguyễn Thị Xuân Trang ( 2017 )

Do những hạn chế khách quan và chủ quan, khách thể nghiên cứu bao gồm 400 sinh viên đang theo học chương trình chính qui tập trung, thuộc các khối ngành: kỹ thuật, kinh tế, xã hội và khoa học tự nhiên, tại các trường đại học thuộc địa bàn

TPHCM; trong đó chia đều ra 200 sinh viên là nam và 200 sinh viên là nữ; phân đều cho 4 trường đại học trên địa bàn TPHCM: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Kinh tế, như vậy mỗi trường là 100 sinh viên Nghiên cứu này phối hợp phương pháp định lượng và định tính, nhưng chủ yếu là định lượng, do đó công cụ thu thập thông tin chính yếu là bản hỏi Bản hỏi được xây dựng với 28 câu hỏi chính nhằmlàm rõ những thông tin cơ bản sau: đặc điểm nhân khẩu - xã hội của sinh viên; các đặc điểm liên quan đến việc sử dụng smartphone; các chỉ báo đo lường quan hệ xã hội của sinh viên có sử dụng smartphone; việc sử dụng smartphone trong việc học tập Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với việc học tập của sinh viên Trong phần nàychúng tôi tìm hiểu cả ý kiến giảng viên và sinh viên về ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đối với việc học tập Tóm lại, theo nhân xét của giảng viên, smartphone có

Trang 15

những ảnh hưởng tích cực như: giúp học ngoại ngữ, tra cứu thông tin, hỗ trợ nội dung khi thuyết trình, giúp sinh viên lưu trữ, tiếp cận tài liệu nhanh khi làm bài, tra cứu tự điển| nhưng nó cũng có tác động tiêu cực, ví như làm mất tập trung khi học, chiếm nhiều thời gian nếu không biết tự kiểm soát| Smartphone có màn hình hạn chế, khó đánh nhanh các văn bản bằng tiếng Việt Về phía sinh viên, 65,2% cho rằng sử dụng smartphone là để phục vụ học tập; 68% dùng smartphone để lưu trữ thông tin, tài liệu học tập; 43% sinh viên có sử dụng các phần mềm văn bản như Word, Excel,

Powerpoint trên smartphone| Nhưng mặt khác, 68,5% sinh viên cho rằng việc tìm kiếm, đọc tài liệu trên mạng làm sinh viên mất dần thói quen tìm tài liệu và đọc sách (in); 48,3% sinh viên cho rằng việc nghiện smartphone có ảnh hưởng xấu và rất xấu lên việc học tập; 23,3% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với ý kiến cho rằng

“smartphone làm sa sút việc học tập”; 39,5% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với ý kiến

“smartphone làm mất tập trung trong việc học tập và công việc”

2.2.1.6 Nghiên cứu của Lê Minh Luận và Bùi Thị Tú Quyên (2018) Tác giả Lê Minh Luận và Bùi Thị Tú Quyên (2018) đã thực hiện một nghiên cứu về nghiện điện thoại thông minh và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp năm 2017 Nhóm tác thực hiện một nghiên cứu cắt ngang kết hợp định tính trên toàn bộ sinh viên chính quy Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp Kết quả nghiên cứu cho thấy, giới tính có liên quan đến mức độ nghiện điện thoại ở sinh viên Mức độ nghiện điện thoại thông minh ở các sinh viên nam cao gấp 1,76 lần sinh viên nữ Ngoài ra, thời gian sinh viên bỏ ra cho điện thoại thông minh quá lâu cũng chứng minh mức độ gây nghiện cao Khi thời gian dành cho điện thoại thông minh quá lâu sẽ dẫn đến nguy cơ bị nghiện cao gấp 1,86 lần so với những sinh viên ít

sử dụng Nhóm nghiên cứu kết luận có tới 93,1% sinh viên dùng điện thoại thông minh

và nguy cơ bị nghiện chiếm 42,3%

2.2.1.7 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghĩa (2019)

Tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa đã thực hiện một nghiên cứu về thiết bị di động trong môi trường giáo dục: tác động và giải pháp Tác giả đã tiến hành phương pháp nghiên cứu tài liệu và khảo sát bằng bảng câu hỏi trên 200 sinh viên cấp cử nhân tại Trường Đại học Mở Kết quả cho thấy, sinh viên sử dụng nhiều nhất là các ứng dụng và mạng xã hội Chiếm tỉ lệ cao nhất là mạng xã hội tới 77%, dùng để nhắn tin chiếm 61%, lướt web khoảng 53% và chơi games 23%, 7% dùng để xem phim

Nghiên cứu khẳng định những hoạt động này gây nên tác động tiêu cực tới việc học vàđời sống sinh viên như hạn chế giao tiếp mặt đối mặt giữa các sinh viên, ảnh hưởng sức khỏe thể lý, gây rối loạn sức khỏe tâm thần, khiến sinh viên mất tập trung vào việchọc

Trang 16

2.2.1.8 Nghiên cứu của Nguyễn Lê Hạnh Nguyện, Đặng Thị Xuân Lành,

Huỳnh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Song Hiếu, Nguyễn Hoa Mai Anh, Nguyễn Văn Hòa (2020)

Tác giả Nguyễn Lê Hạnh Nguyện, Đặng Thị Xuân Lành, Huỳnh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thành Sơn, Nguyễn Song Hiếu, Nguyễn Hoa Mai Anh, Nguyễn Văn Hòa đã thực hiện một nghiên cứu về thực trạng nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các yếu tố liên quan ở học sinh của 4 trường tiểu học tại Thành phố Huế năm 2018 Nhóm tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp mô tả cắt ngang trên 640cặp phụ huynh – học sinh và nghiên cứu định tính trên 2 nhóm phụ huynh Để đánh giá mức độ nghiện điện thoại thì sử dụng thang đo SAS-SV Kết quả cho thấy, yếu tố giới tính có liên quan đến mức độ nghiện điện thoại ở học sinh 38,1% tỷ lệ nghiện ở nam và ở nữ là 17, 3% Một số yếu tố tác động đến nghiện điện thoại bao gồm giới tính, độ tuổi, điều kiện gia đình và mối quan tâm của phụ huynh Nghiên cứu khẳng định số học sinh có điện thoại chiếm tỷ lệ cao tới 83,1%, có biểu hiện nghiện ở mức 28,2%, có dấu hiệu cao bị nghiện điện thoại ở mức 47,6% Ngoài ra số lượng học sinh

có khả năng sở hữu điện thoại và biểu hiện bị nghiện cũng chiếm tỷ lệ rất cao nên các bậc phụ huynh cần có nhiều biện pháp để hướng dẫn sử dụng điện thoại đúng cách

2.2.1.9 Nghiên cứu của Đinh Trọng Hà, Quản Minh Anh, Nguyễn Thị

Hoa, Nguyễn Lê Chiến, Trần Hải Anh (2021) Tác giả Đinh Trọng Hà cùng các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng điện thoại thông minh ở sinh viên Đại học trên địa bàn Hà Nội bằng thang điểm đánh giá nghiện điện thoại thông minh phiên bản rút gọn Nhóm tác giả đã thực hiện phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ngẫu nhiên trên

1314 sinh viên năm 2 đến năm 4 tại 36 trường Đại học trên địa bàn Hà Nội bằng bảng câu hỏi trực tuyến Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc sinh viên nghiện điện thoại thông minh có liên quan đến giới tính và độ tuổi Với số lượng sinh viên nữ là 71,61% chiếm tỷ lệ cao hơn sinh viên nam là 28,39% Sinh viên từ 18 – 20 tuổi nghiện điện thoại thông minh chiếm tỷ lệ cao và sinh viên nữ ở tuổi 25 có xu hướng nghiện điện thoại thông minh nhiều hơn sinh viên nam Nghiên cứu cho thấy việc sinh viên thườngdùng Facebook và Facebook Messenger với các ứng dụng khác chiếm tỉ lệ lớn Ngoài

ra, nghiên cứu cũng khẳng định tham gia thể dục thể thao và làm thêm ảnh hưởng tới vấn đề nghiện điện thoại thông minh ở sinh viên Tần suất tham gia thể dục thể thao ở mức độ “không bao giờ” và “thỉnh thoảng” ở sinh viên nghiện điện thoại thông minh lớn hơn so với sinh viên không bị nghiện và tần suất đi làm thêm ở sinh viên bị nghiện cũng thấp hơn Dựa trên cơ sở dữ liệu đã nghiên cứu cho thấy một thực trạng đáng lo ngại của sinh viên nghiện điện thoại thông minh trên địa bàn Hà Nội, được nhà nghiên cứu xác định đây là dấu hiệu xấu, nó đang tác động ngày càng tiêu cực đến sinh viên

và cảnh báo cần có các biện pháp can thiệp ở mức độ rộng hơn

Ngày đăng: 08/04/2024, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w