Mục tiêu thực hiện dự án của nhóm nghiên cứu là nâng cao nhận thức của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về hành vi trì hoãn, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thôn
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Trong cuộc sống học tập và làm việc, trì hoãn từ lâu đã không còn là một vấn đề xa lạ Đây là hiện tượng đặc biệt phổ biến diễn ra trong môi trường học đường nói chung và trong cộng đồng học sinh THPT nói riêng, thu hút được sự chú ý rộng rãi từ cộng đồng học thuật quốc tế và Việt Nam Giữa những cơ hội luôn tìm đến trong cuộc sống, xu hướng trì hoãn của học sinh THPT đã và đang trở thành rào cản hạn chế khả năng phát triển của chính các bạn Đặc biệt là khi tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với quy mô toàn cầu, mọi hoạt động sinh hoạt và học tập của học sinh đều phải diễn ra tại gia Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đó, nhóm nghiên cứu cho rằng xu hướng hành vi trì hoãn của học sinh THPT, vốn đã rất phổ biến đang gia tăng dần Ở nước ngoài, hàng loạt các nghiên cứu về xu hướng trì hoãn của học sinh và sinh viên đã được tiến hành Các nghiên cứu thực nghiệm tâm lí học cho thấy hiện tượng trì hoãn này diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là trong môi trường học tập (Ferrari, O’Callaghan, & Newbegin, 2005; Steel, 2007; Rabin, Fogel, & NutterUpham, 2011; Klingsiek, Krund, Schmid & Fries, 2013; Shlomo Zacks & Meirav Hen, 2018) Theo Steel và Ferrari (2013) 1 , mức độ phổ biến của sự trì hoãn trong trường học là 80% Trong khi đó, trong một bài phân tích của Steel và Piers (2007) 2 , tỉ lệ học sinh trì hoãn với tần suất thường xuyên có thể lên tới 95%, đặc biệt là khi họ phải hoàn thành bài tập và đồ án các môn học
Khi học tập và sinh hoạt tại nhà đột ngột trong một thời gian dài, các xu hướng cảm xúc, tư duy, động lực, của học sinh đều thay đổi, mà chính những yếu tổ đó, theo nhiều nghiên cứu được tiến hành trước đây, tác động trực tiếp đến việc hình thành thói quen trì hoãn
1 Steel, P., & Ferrari, J (2013) Sex, Education and procrastination: An epidemiological study of procrastinators' characteristics from a global sample European Journal of Personality, 27(1), 51–58 https://doi.org/10.1002/per.1851
2 Steel, Piers (2007) The nature of procrastination: a meta-analytic and theoretical review of quintessential self-regulatory failure Psychol Bull 133: 65-94 Psychological bulletin 133 65-
Nhiều nghiên cứu được tiến hành đã xem xét các yếu tố về cá nhân, tư duy, cảm xúc, động lực,…với các cách tiếp cận khác nhau để làm rõ nguyên nhân hay tiền đề của sự trì hoãn Hàng loạt các nghiên cứu đã liên hệ khả năng tự kiểm soát bản thân mỗi người với việc trì hoãn (Lay, 1992; Lay & Schouwenburg, 1993; Tice & Baumeister, 1997) Cụ thể, Tymothy Pychyl, giảng viên trường đại học Canada cho biết trì hoãn là vấn đề của sự thất bại trong việc tự kiểm soát bản thân 3 Theo ông, tâm trạng và cảm xúc đóng một vai trò thiết yếu khi con người trì hoãn và nó cũng tác động rất nhiều đến trì hoãn Điều này cũng được Tice, Dianne & Bratslavsky, Ellen & Baumeister, Roy (2001) 4 tiếp tục củng cố trong một số phát hành của tạp chí Journal of Personality and Social Psychology Tice cùng nhóm của mình thử nghiệm với một nhóm học sinh, nói với họ “Bạn có tinh thần hoàn toàn ổn định”, và kết quả là họ không hề trì hoãn làm bài kiểm tra trí thông minh Ngược lại, khi họ nghĩ rằng tâm trạng của họ không ổn, họ đã trì hoãn làm bài tập cho đến phút cuối cùng Từ những dữ liệu trên, người ta thấy khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân mỗi người học sinh đóng một vai trò quan trọng dẫn đến quyết định trì hoãn Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng sự trì hoãn bắt nguồn từ chính đặc điểm về tính cách (Klingsieck, 2013; Piers Steel, Thomas Brothen & Catherine Wambach,
2000) Các đặc điểm riêng như sự tự tin vào năng lực của bản thân (self-efficacy), sự xung động (impulsiveness) và nhu cầu thành tích cũng được cho là có liên quan đến việc trì hoãn (Glopel & Steel, 2008) 5
Tuy nhiên, các yếu tố về bối cảnh và tình huống của sự trì hoãn cũng được đề cập trong các nghiên cứu Mức độ trì hoãn chịu ảnh hưởng của đặc điểm công việc như tính hấp dẫn (Ackerman & Gross, 2005), mức độ khó (Steel, 2007), tính hợp lý (N A Milgram, Dangour, & Ravi, 1992)
3 Pychyl, T A (2015) Solving the procrastination puzzle: a concise guide to strategies for change [Recorded Books ed.] Prince Frederick, MD: Recorded Books
4 Tice, Dianne & Bratslavsky, Ellen & Baumeister, Roy (2001) Emotional Distress Regulation Takes Precedence Over Impulse Control: If You Feel Bad, Do It! Journal of personality and social psychology 80 53-67
5 Gropel, P., & Steel, P (2008) A mega-trial investigation of goal setting, interest enhancement, and energy on procrastination Personality and Individual Differences, 45(5), 406–411 doi:10.1016/j.paid.2008.05.015
Trong sự thay đổi đột ngột của môi trường sinh hoạt và học tập do đại dịch COVID-19, các yếu tố nêu trên đã góp phần tác động đến tư duy trì hoãn của học sinh và ngày càng khiến hành vi này trở nên phổ biến Chính vì vậy, các hậu quả do trì hoãn gây ra lại càng trở nên phức tạp Các nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra các hậu quả nghiêm trọng của xu hướng trì hoãn nếu hình thành thành thói quen Trì hoãn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả làm việc và thành tích học tập (Steel, 2007; lassen, Krawchuk, & Rajani, 2008), gây ra cảm giác xấu hổ, tội lỗi (Tangney và c.s., 2000); làm gia tăng mức độ lo âu (Carden, Bryant, & Moss, 2004), căng thẳng (Tice
& Baumeister, 1997) và trầm cảm (Flett, Haghbin, & Pychyl, 2016) ở học sinh sinh viên
Mặc dù được xem là một thực trạng đáng lo ngại, thu hút nhiều sự quan tâm ở nước ngoài, tác động nghiêm trọng đến chất lượng công việc cũng như đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhưng cho đến nay những nghiên cứu về đề tài COVID-19 trong mối tương quan với hành vi trì hoãn ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn Trì hoãn không còn là một vấn đề xa lạ, nhưng ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi trì hoãn lại là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ Gần như chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của COVID-19 đến thói quen trì hoãn nào được thực hiện ở nước ta Các bài báo được đăng tải tính cho đến thời điểm hiện tại hầu hết đều là bản dịch hoặc được kế thừa từ các công trình nghiên cứu của nước ngoài Ở Việt Nam, chỉ có một đề tài tiêu biểu về trì hoãn, có thể kể đến: “Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh [6] ”, thực hiện dựa trên phân tích tổng hợp của Steel (2007) và 250 bài báo đã được bình duyệt về sự trì hoãn Theo kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Truong Han, Nguyen Tu Dinh, Chu Nguyen Binh, Nguyen Minh Thu, Le Thi Phuoc Nhan,
& Nguyen Trung Nguyen (2021) [7] , trong tổng số 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn của sinh viên được nghiên cứu, 3 nhân tố: ít tận tâm, stress và bốc đồng là 3 yếu tố tác động mạnh nhất đến sự trì hoãn của Sinh Viên UEH Nghiên cứu này cũng đưa ra kết luận rằng các nghiên cứu về sự trì hoãn trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện còn rất hạn chế Như vậy, mặc dù bị coi là vấn đề đáng lưu tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới, tác động nghiêm trọng đến chất lượng công việc cũng như đời sống vật chất và tinh thần của con người, sự trì hoãn vẫn chưa được đào sâu ở nước ta
Chính vì thế, một nghiên cứu và giải pháp cho điều này, thực hiện dựa trên những đặc điểm tính cách, lối sống, văn hóa, … của người Việt Nam nói chung và của học sinh sinh viên Việt Nam nói riêng là cấp thiết Trong dự án này, nhóm nghiên cứ sẽ tập trung khai thác ảnh hưởng của COVID-19 đến thói quen trì hoãn ở học sinh THPT Việt Nam, cụ thể là các yếu tố tác động, sự khác biệt giữa các giới tính và tính nghiêm trọng của hậu quả dựa trên nền tảng những công trình đi trước Từ đó, đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp các bạn học sinh có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trì hoãn, góp phần giúp các bạn trẻ thấu hiểu hơn về thói quen trì hoãn của bản thân khi học tập và sinh hoạt tại nhà do COVID-19, nâng cao ý thức về những hậu quả khôn lường mà nó đem lại cũng như những phương pháp mà các bạn có thể áp dụng để thay đổi, từ đó khai thác được tiềm năng của bản thân một cách hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng học tập và đời sống và đặc biệt là có khả năng thích nghi nhanh khi đối mặt với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống trong tương lai
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bối cảnh Đại dịch Covid-19
● Định nghĩa Đại dịch Covid 19, còn được biết đến với tên gọi Đại dịch virus Corona, là một đại dịch đang diễn ra trên toàn cầu gây ra bởi chứng hô hấp cấp tính nặng do virus corona 2 (SARS-CoV-2) Virus mới này được phát hiện đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019; lệnh cách ly xã hội của Vũ Hán và các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc đã không thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, và nó đã lan ra nhiều khu vực khác của Đại Lục cũng như toàn thế giới Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, và tuyên bố đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020 Từ năm 2021, các chủng mới của virus đã xuất hiện và có ảnh hưởng lớn ở nhiều quốc gia, với chủng Delta, Alpha, và Beta là nguy hiểm nhất
Ghi nhận vào ngày 9 tháng 10 năm 2021, đã có hơn 237 triệu ca mắc và 4.84 triệu ca tử vong được ghi nhận, điều này khiến Covid-19 trở thành một trong những đại dịch chết người nhất trong lịch sử
Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay (09/10/2021), Việt Nam đã ghi nhận 836.081 ca nhiễm và 20.442 ca tử vong 6
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như vậy như vậy, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số chính sách nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, trong đó có thể kể đến chỉ thị 16/CT-TTg 7 Với bối cảnh như vậy, nhiều địa phương đã áp dụng hình thức học online, điều này giúp giải quyết một phần nỗi lo của học sinh cũng như phụ huynh về việc đảm bảo việc học tập của học sinh không bị ngắt quãng do đại dịch Tuy nhiên, việc thực hiện cách ly xã hội nói chung và học online nói riêng cũng gây ra một số tác động tâm lý đối với học sinh Ở nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của Đại dịch Covid đến hành vi trì hoãn của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Định nghĩa hành vi trì hoãn
Trì hoãn là một hiện tượng phổ biến của con người Tuy nhiên, cho đến nay, cách hiểu về trì hoãn trong các nghiên cứu tâm lý học vẫn chưa có được sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu (Ferrari, Johnson, & McCown, 1995; Klingsieck, 2013a; Schraw, Wadkins, & Olafson, 2007)
Một trong những khái niệm về trì hoãn thường được trích dẫn là khái niệm của nhà nghiên cứu Steel (2007) Theo đó, trì hoãn là tự chủ tạm hoãn một hoạt động đã được dự định mặc dù biết rằng việc tạm hoãn đó sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực 8 Klingsieck (2013a) sau khi phân tích và đánh giá các khái niệm trì hoãn phổ biến của nhiều nhà nghiên cứu đã mở rộng khái niệm của Steel (2007) thành: “Trì hoãn là tự chủ tạm hoãn một hoạt động quan trọng, cần thiết và đã được dự định mặc dù biết rằng việc tạm hoãn đó sẽ gây ra nhiều hệ quả tiêu cực hơn so với hệ quả tích cực” 9
6 VnExpress (2021, February 4) Cập nhật so Ca nhiễm COVID-19 hôm Nay moi nhất trên VnExpress Tin nhanh VnExpress https://vnexpress.net/covid-19/covid-19-viet-nam
7 https://vncdc.gov.vn/mediacenter/media/files/1012/08-
8 Steel, Piers (2007) The nature of procrastination: a meta-analytic and theoretical review of quintessential self-regulatory failure Psychol Bull 133: 65-94 Psychological bulletin 133 65-
9 Klingsieck, K B (2013a) Procrastination: When good things don’t come to those who wait European Psychologist, 18(1), 24
Khái niệm trì hoãn này đã phản ánh 4 khía cạnh quan trọng của trì hoãn: (1) trì hoãn là một dạng tạm hoãn; (2) trì hoãn có tính tự chủ; (3) hoạt động bị trì hoãn là hoạt động đã được dự định và (4) trì hoãn có tính vô lý 10
Trước hết, trì hoãn là một dạng tạm hoãn, nhưng không phải mọi dạng tạm hoãn đều là trì hoãn (Pychyl, 2013) 11 vì trong nhiều trường hợp, cá nhân buộc phải tạm hoãn một hoạt động nào đó do những vấn đề bất khả kháng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân (Ferrari, 2011) Như vậy, điều kiện cần để việc tạm hoãn một hoạt động nào đó trở thành trì hoãn là tính tự chủ
Một điểm quan trọng của hiện tượng trì hoãn là tính vô lý Steel (2010) cho rằng tính vô lý của trì hoãn được thể hiện ở chỗ dù cá nhân ý thức được việc hoãn lại của mình sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực nhưng vẫn thực hiện 12 Đối với học sinh, Theo Simpson, Pychyl (2009) và Steel (2007), sự trì hoãn trong học tập thường được định nghĩa là xu hướng hoãn lại các nhiệm vụ học tập đã dự định, mặc dù điều này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực về dài hạn Sự tri hoãn trong học tập xảy ra ở mọi cấp bậc giáo dục
Vỡ vậy, theo Frode Svartdal, Sjur Granmo, và Fredrik S Fổrevaag (2018) 13 , sự trì hoãn được quan sát theo ít nhất hai cách Thứ nhất, trong quá trình thực hiện hành động, người này có thể chuyển hướng sang một hành động thay thế hấp dẫn hơn (Tice et al., 2001), gián tiếp trì hoãn kế hoạch ban đầu vì cảm giác thoải mái chóng vánh Thứ hai, trong một viễn cảnh dài hơn, hậu quả tiêu cực của việc chuyển hướng như vậy trở nên rõ ràng.
Nguồn gốc của xu hướng trì hoãn
Nhiều lý thuyết khoa học đã cố gắng lý giải nguồn gốc của hành vi trì hoãn để
10 Nguyen, Q N., La, T T., Phan, M T., & Ninh, T (2020, March 27) Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý cơ bản, động lực học tập, và trì hoãn học tập ở sinh viên [The relationships between the satisfaction of basic psychological needs, academic motivation, and academic procrastination among students] https://doi.org/10.31234/osf.io/2wjc6
11 Sirois, F., & Pychyl, T (2013) Procrastination and the Priority of Short-Term Mood Regulation: Consequences for Future Self Social and Personality Psychology Compass, 7(2), 115- 127 doi:10.1111/spc3.12011
12 Steel, P (2010) Arousal, avoidant and decisional procrastinators: Do they exist? Personality and Individual Differences, 48(8), 926–934
13 Svartdal, F., Granmo, S., & Fổrevaag, F S (2018) On the Behavioral Side of Procrastination: Exploring Behavioral Delay in Real-Life Settings Frontiers in psychology, 9, 746 https://doi.org/10.3389/fpsyg.2018.00746 xác lập cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp can thiệp giảm thiêu hành vi này Các nghiên cứu tâm lý học về trì hoãn bắt đầu từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước và phát triển mạnh trong thời gian gần đây (Klingsieck, 2013b; Van Eerde,
2003) chính là những nỗ lực như vậy
Nghiên cứu gần đây của Klingsieck đã hệ thống hóa các nghiên cứu tiếp cận sự trì hoãn trong học tập thành bốn quan điểm (Klingsieck, 2013a) 14 Thứ nhất, quan điểm tâm lí học khác biệt hiểu sự trì hoãn như một đặc điểm nhân cách Thứ hai, quan điểm tâm lí học động lực và tự chủ (motivational and volitional psychology) xem sự trì hoãn là một thất bại trong động lực và/hoặc ý chí Thứ ba, quan điểm tâm lí học lâm sàng tập trung vào mức độ trì hoãn liên quan đến lâm sàng, liên kết sự trì hoãn với lo lắng, trầm cảm, căng thẳng và rối loạn nhân cách Cuối cùng, theo quan điểm môi trường tình huống, một quan điểm đang ngày càng phổ biến hiện nay, tập trung nghiên cứu các khía cạnh về bối cảnh và tình huống của sự trì hoãn được thể hiện thông qua đặc tính của công việc và đặc điểm của giáo viên (Steel, & Klingsieck,
Quan điểm tâm lí học khác biệt coi trì hoãn là một đặc điểm nhân cách, chi phối hoạt động của cá nhân trong mọi lĩnh vực đời sống Quan điểm này tập trung nghiên cứu mối liên hệ giữa trì hoãn và những đặc điểm nhân cách của cá nhân Kết quả của nhiều nghiên cứu theo quan điểm tâm lí học khác biệt cho thấy trì hoãn có mối tương quan chặt chẽ với mức độ tận tâm thấp cũng như các biến số gắn liền với đặc điểm nhân cách này như khả năng kiểm soát bản thân, dễ bị phân tán, thiếu động lực và nhu cầu thành đạt không cao (Steel & Klingsieck, 2016; Watson, 2001; Steel, 2007; Mann, 2016; Hensley, 2014; Seo, 2013) Một số nghiên cứu cho thấy những học sinh có xu hướng trì hoãn thường là những người cầu toàn nhưng có lòng tự trọng và mức độ lạc quan cao (Rice, Richardson & Clark, 2012; Klassen & c.s., 2008; Steel 2007; Jackson, Weiss & Lundquist, 2000)
14 Klingsieck, K B (2013) Procrastination: When Good Things Don’t Come to Those Who
Wait European Psychologist, 18, 24-34 http://dx.doi.org/10.1027/1016-9040/a000138
15 Steel, P and Klingsieck, K.B (2016), Academic procrastination Australian Psychologist, 51: 36-46 https://doi.org/10.1111/ap.12173
Theo quan điểm tâm lí học động lực và tự chủ, các nhà nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của động lực và sự tự chủ của cá nhân đối với mức độ trì hoãn Các kết quả nghiên cứu cho thấy những người trì hoãn thường thiếu động lực bên trong, động lực tự quyết hay ít bị lôi cuốn vào công việc (Burnam và c.s., 2014; Katz, Eilot, & Nevo,
2014) Theo đó, trì hoãn có tính thiên hướng hay về bản chất là việc thiếu khả năng tự điều chỉnh và tự kiểm soát (Steel & Klingsieck, 2016)
Quan điểm tâm lí học lâm sàng, xuất phát từ công việc lâm sàng của các nhà trị liệu coi trì hoãn là hệ quả của những rối nhiễu về tâm lí Các nhà nghiên cứu theo quan điểm này tập trung phân tích mối liên hệ giữa trì hoãn với trầm cảm, lo âu, căng thẳng (Flett & c.s., 2016; Uzun Ozer, O’Callaghan, Bokszczanin, Ederer, & Essau,
2014), lo âu (Carden & c.s., 2004; Lay & Silverman, 1996), căng thẳng (Uzun Ozer
Khác với cách tiếp cận của ba quan điểm trước, quan điểm môi trường hay tình huống lại tập trung vào yếu tố môi trường hay tình huống chi phối mức độ trì hoãn của học sinh sinh viên Các nghiên cứu theo quan điểm này quan tâm tới những yếu tố như độ khó (Steel, 2007); tính hấp dẫn (Ackerman & Gross, 2005); Blunt & Pychyl, 2000), tính hợp lý (N a Milgram & c.s., 1992), ác cảm cá nhân với công viên (task aversiveness) (Steel, 2007; Blunt & Pychyl, 2000) hay các yếu tố khác như tính cách giáo viên (Schraw & c.s., 2007; Steel & Klingsiek, 2016) và không khí lớp học (Whirley, Wolters, & Wiesner, 2014).
Ảnh hưởng của hành vi trì hoãn
Kết của của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự trì hoãn có tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự hạnh phúc của người thực hiện hành vi trì hoãn Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ tiêu cực to lớn giữa sự tự trì hoãn và sức khỏe 16 , cũng như giữa sự tự trì hoãn và sự đủ đầy về mặt tài chính 17
16 Sirois, 2004; Sirois, Melia-Gordan, & Pychyl, 2003; Stead, Shanahan, & Neufeld, 2010; Tice
17 Elliot, 2002; as cited in Steel, 2007
Trong phạm vi học đường, sự trì hoãn có liên quan đến biểu hiện kém trong học tập 18 Những học sinh trì hoãn thì lo lắng hơn 19 và căng thẳng hơn 20 xuyên suốt học kỳ và bị bối rối hơn trước bài kiểm tra 21
Trích từ bài nghiên cứu của K Binder – Tác động của việc chữa trị sự trì hoãn học đường lên sự trì hoãn và hạnh phúc của chủ thể (tạm dịch) :
“Một cách trực tiêp và khách quan, việc trì hoãn sẽ đem lại hậu quả khôn lường Những học sinh/sinh viên này thường có điểm số thấp hơn 22 , ít tham dự các tiết học và dễ bỏ học hơn 23 Tice and Baumeister (1997) nhận thấy rằng sức khỏe tệ hơn cũng là một trong những hệ quả của sự trì hoãn trong học đường Những người trì hoãn ít áp lực và ít ốm đau hơn những người không trì hoãn vào đầu kỳ học, những lại áp lực và đau ốm nhiều hơn vào cuối kỳ học Nhìn chung, những người trì hoãn bị bệnh nhiều hơn và các bài tập của họ nhận điểm kém hơn Những người nghiên cứu kết luận rằng sự trì hoãn có vẻ là một nét hành vi tự hoại với lợi ích trước mắt và cái giá phải trả về lâu dài
Thứ hai, những nhân tố ảnh hưởng đến sự trì hoãn cũng cho thấy trì hoãn công việc sẽ gây ra hậu quả về mặt cảm xúc, tình cảm Khi một người ý thức được rằng họ đang trì hoãn, họ sẽ có những cảm xúc như sự không đầy đủ, sự tự phản kháng, xấu hổ, cảm giác gian dối, căng thẳng, hoảng loạn và lo lắng nói chung (Burka&Yuen,1983) Thật ra, theo Knaus (1998), “sự tự tin vào năng lực bản thân, sự tự tin và năng suất làm việc liên quan chặt chẽ với nhau” đến mức “một tổ hợp sự thiếu tự tin vào năng lực bản thân và lo lắng có thể là nguyên nhân của suy nghĩ về thất bại, điều mà đến vòng xoáy của sự trì hoãn không lối thoát.”
Như vậy, ta có thể thấy những tác động tiêu cực của sự trì hoãn là không thể phủ nhận Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu cho thấy những mặt sáng của việc trì hoãn Cụ thể, trong nghiên cứu mang tên Rethinking Procastination: Positive effects of “active” procrastination on Attitudes and Performance (Angela Hsin Chun Chu và
22 Burka & Yuen, 1983; Ferrari et al 1995; Knaus, 1998; Tice & Baumeister, 1997
Jin Nam Choi), các nhà nghiên cứu đã chia những người trì hoãn thành 2 nhóm: chủ động và không chủ động Những người trì hoãn thụ động đã bị hoàn toàn tê liệt bởi quyết định không hành động của mình và thất bại trong việc hoàn thành công việc đúng thời hạn, Ngược lại, những người trì hoãn chủ động thích làm việc dưới áp lực, và họ chủ động quyết định trì hoãn Kết quả cho thấy mặc dù mức độ trì hoãn của họ giống với những người trì hoãn thụ động, họ sử dụng thời gian, kiểm soát thười gian, tin vào năng lực của bản thân, có phong cách đối mặt và có kết quả học tập giống với người không trì hoãn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trì hoãn
Các nhà nghiên cứu chỉ ra hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trì hoãn Các yếu tố này có thể được chia thành hai nhóm - yếu tố bên trong và bên ngoài
Yếu tố bên trong bao gồm : 1) genes và các yếu tố tâm lý như 2) động lực và đam mê; 3) khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh; 4) đặc điểm nhân cách; 5) cảm xúc và nhận thức; và 6) hành vi (sử dụng chiến lược, quản lý thời gian)
Yếu tố bên ngoài bao gồm : 1) đặc tính của công việc; 2) tính cách giáo viên; và 3) các kích thích gây xao nhãng Ảnh hưởng của genes : Nghiên cứu thực hiện gần đây bởi Erhan Genc (2018) 24 đã chỉ ra sự tương quan giữa hạch hạnh nhân (amygdala), một cấu trúc não tham gia vào việc xử lí cảm xúc với sự thôi thúc trì hoãn công việc Theo đó, những người có xu hướng trì hoãn thường xuyên có hạch hạnh nhân to hơn Theo Erhan Genc, những cá nhân có hạch hạnh nhân to hơn thường lo lắng về những hậu quả tiêu cực của một hành động, vì vậy họ có xu hướng chần chừ và trì hoãn Trong một nghiên cứu mới đây 25 , ông cùng những người đồng nghiệp của mình đã tìm hiểu về mẫu gen lý giải cho sự phát hiện về hạch hạnh nhân lớn hơn Họ tin rằng họ đã tìm ra một mẫu gen ảnh hưởng đến nữ giới Mẫu gen ảnh hưởng đến dopamine, còn gọi là “hormone hạnh phúc”, là hóa chất hữu cơ được tạo ra từ chất tyrosine, có chức năng vừa là hormone vừa là chất dẫn truyền thần kinh và đóng vai trò quan trọng trong não và cơ
24 Schlỹter, C., Fraenz, C., Pinnow, M., Friedrich, P., Gỹntỹrkỹn, O., & Genỗ, E (2018) The Structural and Functional Signature of Action Control Psychological Science, 29(10), 1620–
25 How procrastinators and doers differ genetically (n.d.) Newsportal - Ruhr-Universitọt Bochum https://news.rub.de/english/press-releases/2019-07-11-neuroscience-how- procrastinators-and-doers-differ-genetically thể, và thường được sử dụng trong các chất kích thích Cụ thể, gene mã hoá cho một loại enzyme gọi là tyrosine hydroxylase, giúp quy định hoạt động của dopamine Nữ giới nếu mang hai bản sao của biến thể gene đó được cho là sản xuất ra nhiều dopamine hơn những người chỉ có một phiên bản của gene Và những người này dễ trì hoãn hơn Ảnh hưởng của động lực và đam mê cá nhân : Động lực học tập là cái thúc đẩy người học thực hiện các hoạt động học tập đồng thời, định hướng, duy trì và quyết định cường độ của hành vi đó Một trong những lý thuyết được xây dựng để tìm hiểu về động lực học tập của học sinh, sinh viên nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Vallerand và c.s., 1992) và thường được sử dụng trong các nhiên cứu tìm hiểu về mối liên hệ giữa động lực học tập và trì hoãn học tập là SDT (Self-determination Theory) Dựa trên lý thuyết này, thiếu động lực là tình trạng học sinh sinh viên không tham gia các hoạt động học tập hoặc tham gia một cách thiếu chủ động hay hời hợt vì cảm thấy bản thân không có năng lực, không cho rằng việc học sẽ đem lại những giá trị mà mình mong muốn Xem xét mối quan hệ giữa động lực học tập và trì hoãn học tập, xét về mặt lý thuyết, một số nhà nghiên cứu cho rằng trì hoãn là một vấn đề về thiếu động lực Động lực là những gì thúc đẩy, định hướng, duy trì và quyết định cường độ hành vi của các cá nhân (Reeve, 2014) 26 Do đó, khi cá nhân thiếu động lực đối với một hoạt động nào đó thì cá nhân có xu hướng tránh né hay trì hoãn hoạt động đó Ngược lại, khi cá nhân tham gia vào hoạt động học tập với sự hứng thú, đam mê, niềm vui, tức là cá nhân đó động lực học tập tự chủ (Deci
& Ryan, 2012) 27 Bên cạnh đó, đam mê đối với công việc cũng được cho là quan trọng trong việc hình thành động lực cho học sinh Đó là khả năng bắt đầu một nhiệm vụ tràn đầy năng lượng Nếu học sinh thiếu đam mê, sẽ không có động lực thúc đẩy học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng giờ Thiếu đam mê cá nhân và động lực được là một nguyên nhân của việc trì hoãn của học sinh được công nhận bởi Caruth
26 Reeve, E., Shakib, S., Hendrix, I., Roberts, M.S and Wiese, M.D (2014), Patient-centred deprescribing process Br J Clin Pharmacol, 78: 738-747 https://doi.org/10.1111/bcp.12386
27 Deci, E L., & Ryan, R M (2012) Self-determination theory In P A M Van Lange, A W Kruglanski, & E T Higgins (Eds.), Handbook of theories of social psychology (pp 416–436) Sage Publications Ltd https://doi.org/10.4135/9781446249215.n21
(2003) 28 Ảnh hưởng của khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh: Theo Pychyl, trì hoãn là vấn đề của sự thất bại trong việc tự kiểm soát bản thân 29 Hàng loạt các nghiên cứu đã liên hệ khả năng tự kiểm soát bản thân mỗi người với mức độ trì hoãn tương ứng (Lay, 1992; Lay & Schouwenburg, 1993; Tice & Baumeister, 1997) Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc trì hoãn với sự xung động (Vấn đề về khả năng tự kiểm soát cảm xúc hoặc hành vi) Theo đó, sự xung động này gồm 4 yếu tố: sự gấp gáp (xu hướng muốn trải nghiệm cảm giác mạnh), hành động chủ tâm (xu hướng suy nghĩ về hậu quả của một hành động trước khi bắt tay vào làm); sự kiên trì (khả năng tập trung vào một công việc chán/khó) và sự tìm kiếm xúc cảm (xu hướng tận hưởng và theo đuổi những hoạt động mới/ thú vị) (Whiteside & Lynam, 2001) 30 Các nghiên cứu sử dụng khái niệm xung động này đã nhấn mạnh mối quan hệ cụ thể giữa khả năng tự kiểm soát sự xung động với 4 yếu tố nêu trên với việc trì hoãn Dewitte & Schouwenburg, 2002; Rebetez, Rochat, & Van der Linden, 2015) Theo đó, những người có khả năng tự kiểm soát kém (gấp gáp, thiếu kiên trì, thiếu hành động chủ tâm và luôn tìm kiếm xúc cảm) thường có xu hướng trì hoãn nhiều hơn Ảnh hưởng của đặc điểm nhân cách: Trong một phân tích tổng hợp của Steel
(2007) từ 250 bài báo đã được bình duyệt về sự trì hoãn, phần lớn là từ tâm lí học, cho thấy sự trì hoãn tương quan với một số đặc điểm nhân cách, bao gồm: ít tận tâm, lòng tự trọng thấp, thiếu tự tin vào năng lực bản thân, tính bốc đồng Ít tận tâm là đặc điểm tính cách trái với kiểu tận tâm Những học sinh, sinh viên ít tận tâm thường có chiều hướng dễ dãi và thiếu tổ chức, ít để tâm đến việc học, thường quên những việc mình phải làm Chính vì vậy, những học sinh này thường có xu hướng trì hoãn những nhiệm vụ học tập mà lẽ ra cần phải được thực hiện để không để lại những hậu quả tiêu cực về sau Tính bốc đồng thường được hiểu là xu hướng hành động dựa trên
28 Caruth D, Caruth G A company as number one killer: Procrastination Innov Leader 2003; 12(5): 57
29 Pychyl, T A (2015) Solving the procrastination puzzle: a concise guide to strategies for change [Recorded Books ed.] Prince Frederick, MD: Recorded Books
30 Whiteside, S P., & Lynam, D R (2001) The Five Factor Model and impulsivity: Using a structural model of personality to understand impulsivity Personality and Individual
Differences, 30(4), 669–689 https://doi.org/10.1016/S0191-8869(00)00064-7 một ý tưởng vừa mới nảy sinh, không suy tính trước và thường không cân nhắc đến kết quả Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành đúng hạn 31 Ảnh hưởng của cảm giác và nhận thức:
Các cảm giác như lo âu, trầm cảm, thất vọng, căng thẳng (stress), tội lỗi đã được chỉ ra trong sự tương quan với xu hướng trì hoãn bởi Steel (2007) trong bài phân tích tổng hợp Chẳng hạn, khi bị phân tâm bởi stress, các cá nhân có xu hướng trì hoãn công việc và trải qua một hiệu ứng gọi là “procrastination accumulation effect” Khi đó, mức độ stress sẽ đạt đến ngưỡng cực độ và trở nên cực kỳ phân tâm khiến con người trì hoãn công việc Nghiên cứu thực hiện bởi Milgram và Toubiana
(1999) tiết lộ rằng học sinh thường lo lắng nhiều về các dự án/ bài tập học thuật Nỗi lo âu càng dày đặc thì mức độ trì hoãn càng cao Theo đó, người tham gia trong cuộc thí nghiệm dưới điều kiện áp lực cao sẽ trì hoãn nhiều hơn những đối tượng ở điều kiện thí nghiệm khác
Ngoài ra, nhận thức về sự thất bại và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân cũng góp phần dẫn đến quyết định trì hoãn Ví dụ, một học sinh thiếu tự tin vào năng lực bản thân sẽ trì hoãn công việc bởi những suy nghĩ như tôi khó bắt kịp với bạn bè trong việc học, tôi cảm thấy mình không đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu học tập
Không chỉ vậy, các niềm tin phi lí do nhận thức sai lệch cũng được liên hệ với khả năng trì hoãn trong bài phân tích của Steel (2007) Các niềm tin phi lí ấy có thể là việc đánh giá thấp các cam kết thời gian, nghĩ rằng mình vẫn còn nhiều thời gian để hoàn thành công việc nên có xu hướng trì hoãn hay tin rằng có thể trốn tránh trách nhiệm của mình, đối phó với những khó khăn trong việc học mà vẫn hoàn thành được hoặc việc cảm thấy không cần dành nhiều sự quan tâm cho nhiệm vụ Ảnh hưởng của hành vi (sử dụng chiến lược, quản lý thời gian): Những người trì hoãn thường gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian Vấn đề về quản lý thời gian đã được cho là nguyên nhân của trì hoãn trong bài nghiên cứu của Solomon 32
31 Nguyen Thi Truong Han, Nguyen Tu Dinh, Chu Nguyen Binh, Nguyen Minh Thu, Le Thi Phuoc Nhan, & Nguyen Trung Nguyen (2021) Psychological factors affecting academic procrastination of UEH students Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 18(1), 1-12
32 Solomon LJ, Rothblum ED Academic procrastination: Frequency and cognitive behavioral correlates J Couns Psychol 1984; 31(4): 503
Khả năng quản lý thời gian kém có thể dẫn đến việc quên mất những nhiệm vụ cần hoàn thành, bỏ qua các nhiệm vụ học tập đến phút cuối cùng, và thay vào đó là thực hiện những hoạt động ít quan trọng hơn Ảnh hưởng của đặc tính công việc : Theo kết quả nghiên cứu của Grunschel,
Patrzek, và Fries (2013) 33 tìm hiểu về các nguyên nhân của trì hoãn, yếu tố bên ngoài như đặc tính của công việc (độ khó, tính quan trọng, tính hợp lí) có tác động chủ yếu đến xu hướng trì hoãn của học sinh Mức độ khó của công việc có thể được xác định bằng độ phức tạp, ngữ cảnh/ thông tin được cung cấp từ yêu cầu công việc, độ chính xác yêu cầu tối thiểu và giới hạn thời gian cho trước 34 Có rất nhiều yếu tố trung gian đã được chỉ ra giữa độ khó của công việc và mức độ trì hoãn của các cá nhân Độ khó ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc, cảm giác lo âu, áp lực cùng các yếu tố tâm lí bên trong khác được cho là quyết định mức độ trì hoãn (Britt 2005) Động lực làm việc là yếu tố trung gian quan trọng nhất, bởi công việc càng khó thực hiện thì động lực càng thấp và ngược lại đối với công việc dễ dàng hơn thì động lực càng cao 35 Học sinh cũng có xu hướng ít trì hoãn hơn đối với các công việc cho phép họ được phát triển kỹ năng và thoả sức sáng tạo 36 Còn đối với tầm quan trọng của công việc, nghiên cứu được tiến hành bởi Joseph R Ferrari & Dianne M Tice (2000) đã chứng minh rằng các cá nhân có xu hướng trì hoãn nhiều hơn đối với các công việc được cho là “quan trọng” Theo đó, kết quả nghiên cứu là “sự trì hoãn, cụ thể là việc chuẩn bị cho một công việc diễn ra khi công việc được cho là quan trọng (evaluative), không phải khi công việc đó chỉ mang tính chất giải trí hay mua vui 37 ”
33 Grunschel, C., Patrzek, J., & Fries, S (2013) Exploring the Reasons and Consequences of Academic Procrastination: An Interview Study European Journal of Psychology of Education,
34 Scasserra, Dominick, "The influence of perceived task difficulty on task performance" (2008) Theses and Dissertations 756 https://rdw.rowan.edu/etd/756
35 Broadhurst, P L (1959) The interaction of task difficulty and motivation: The Yerkes Dodson law revived Acta Psychologica, Amsterdam, 16, 321–338 https://doi.org/10.1016/0001- 6918(59)90105-2
36 Ferrari, J R., & Scher, S J (2000) Toward an Understanding of Academic and Nonacademic Tasks Procrastinated by Students: The Use of Daily Logs Psychology in the Schools, 37, 359-
366 http://dx.doi.org/10.1002/1520-6807(200007)37:43.0.CO;2-Y
37 Joseph R Ferrari, Dianne M Tice, Procrastination as a Self-Handicap for Men and Women:
A Task-Avoidance Strategy in a Laboratory Setting, Journal of Research in Personality, Volume
34, Issue 1, 2000, Pages 73-83, ISSN 0092-6566, https://doi.org/10.1006/jrpe.1999.2261 Ảnh hưởng của tính cách giáo viên : Nghiên cứu thực hiện bởi Grunschel,
Những đặc điểm của xu hướng trì hoãn ở học sinh
Xu hướng trì hoãn ở học sinh có đặc điểm giới
Trong bài nghiên cứu Academic Procrastination among Male and Female University and College Students 41 được tiến hành dựa trên thang đo The Tuckman Procrastination Scale (TPS), kết quả khảo sát cho thấy học sinh nam trì hoãn nhiều hơn học sinh nữ Nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho kết quả theo hướng như vậy Balkis and Duru (2009) nghiên cứu mẫu khảo sát bao gồm 580 cá nhân (329 nữ và
251 nam) Họ đã quan sát được rằng cách học sinh nam có ý định trì hoãn nhiều hơn học sinh nữ Mức độ động lực, được xem là nguyên nhân chính của sự trì hoãn bị tác động xa hơn bởi những quá trình hành vi và cảm xúc mà liên quan đến trường hợp tránh né công việc Những nghiên cứu khác cũng cho rằng hành vi trì hoãn ở học sinh/sinh viên nam là nhiều hơn ở học sinh/sinh viên nữ
Một nghiên cứu khác mang tên Exploring Academic Procrastination Among Turkish Students: Possible Gender Differences in Prevalence and Reasons 42 để tìm hiểu về mối liên hệ giữa giới tính với sự phổ biến và lý do của việc trì hoãn học
41 Mussarat Jabeen Khan, Government College University Lahore Hafsa Arif, Syeda Sumbul Noor, Sidra Muneer International, Islamic University Islamabad- FWU Journal of Social Sciences, Winter 2014, Vol 8, No.2, 65-70
42 Bilge Uzun ệzer,Ayhan Demir &Joseph R Ferrari đường Kết quả là 52% các học sinh tự thừa nhận trì hoãn trì hoãn thường xuyên, với lượng tỉ lệ nam nhiều hơn nữ Các sinh viên nữ báo cáo rằng họ trì hoãn vì sợ thất bại và lười nhiều hơn hẳn so với nam, trong khi đó nhiều học sinh nam báo cáo rằng họ trì hoãn vì muốn mạo hiểm và nội loạn chống lại sự kiểm soát hơn học sinh nữ
Tuy nhiên, vẫn có người cho rằng sự trì hoãn không liên quan gì đến giới tính với lý do lượng người khảo sát là không đủ nhiều để đưa ra kết luận cụ thể
Sự trì hoãn có đặc điểm lứa tuổi:
Vẫn trong nghiên cứu Academic Procrastination among Male and Female University and College Students, người ta cho rằng sự trì hoãn sẽ cao hơn ở học sinh/sinh viên ở lứa tuổi nhỏ hơn so với học sinh/sinh viên 20 tuổi trở lên Nhóm trẻ tuổi hơn có xu hướng trì hoãn nhiều hơn những cá nhân lớn tuổi hơn Tài liệu hiện thời cho thấy những lý do khác nhau cho sự trì hoãn giữa các nhó tuổi (Ozer, Demir
& Ferrari, 200) Những nghiên cứ hiện thời lại phát hiện ra tiên đoán rằng những học sinh/sinh viên chưa tốt nghiệp, Những tìm hiểu của nghiên cứu hiện tại tiên liệu rằn những học sinh/sinh viên chưa tốt nghiệp thì dễ trì hoãn hơn các học sinh sinh viên đã tốt nghiệp Những kết quả này liên kết hợp lý với những nghiêncứu trước đây Những nghiên cứu đó cho kết quả rằng hành vi trì hoãn đạt đỉnh điểm từ trung niên đến cuối tuổi 20 và sau đó giảm xuống một cách đều đặn đến khi chạm tuổi 60 (Ferrari et al., 1995)
Sự trì hoãn có đặc điểm dựa trên trình độ học vấn
Trong nghiên cứu Academic Procrastination among Male and Female University and College Students, số liệu cho thấu hành vi trì hoãn ở sinh viên cao đẳng thì cao hơn học sinh đại học Lý do có lẽ là sự cạnh tranh cao trong sự nghiệp học tập ở các trường đại học, nơi mà đỏi hỏi nhiều nỗ lực hơn Vì thế, trình độ học vấn cao hơn bắt buộc sinh viên học tập chăm chỉ để phát triển một sự nghiệp tốt hơn Một lý do khác nữa là hệ thống kỳ học đòi hỏi sự cố gắng không ngừng để có được điểm số cao Những tài liệu hiện có cũng đồng nhất với nghiên cứu Solomon và Rothblum tiến hành vào năm 198, mà trong đó những học sinh hệ cao đẳng trì hoãn việc viết term paper cũng như chuẩn bị cho bài kiểm tra hay bài đọc hằng tuần nhiều Onwuegbuzie (2004) mô tả rằng sự trì hoãn cho bài kiểm ta ở những học sinh chưa tốt nghiệp cấp ba thì cao hơn
Can thiệp giảm thiểu xu hướng trì hoãn
Khi gặp vấn đề trì hoãn, thay vì tìm các giải quyết nó, người ta thường có xu hướng chấp nhận và để nó tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình Tuy nhiên, các nghiên cứ đã cho thấy sự trì hoãn không chỉ đơn thuần là một vấn đề không đáng để tâm đến O’Brien (2002, as cited in Steel, 2007) phát hiện ra rằng hơn 95% những người trì hoãn mong muốn thay đổi nó Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, sự trì hoãn ảnh hưởng đến học sinh về mặt học tập ở lớp, việc tham gia các hoạt đồng, việc nộp bài tập, sự chuẩn bị cho bài kiểm tra và thành tựu đạt được 43 Vì thế, việc trì hoãn học đường có nguy cơ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của học sinh
Có rất nhiều kiểu trì hoãn, và xác định được bản thân thược kiểu trì hoãn nào là một lợi thế to lớn trong việc xóa bỏ thói quen này (End Procastionation Now!-Page
43) Hiện nay, những nghiên cứu về đề tài trì hoãn ở Việt Nam hiện còn rất hạn chế
44, điều này cản trở việc tạo động lực cho các cá nhân, tổ chức thực hiện các cuộc khảo sát, nghiên cứu để tìm ra giải pháp phù hợp với văn hóa, lối sống, đặc điểm, của người Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng Bằng việc nâng cao nhận thức của mọi người về những tác hại của sự trì hoãn, đồng thời giúp đỡ các bạn học sinh đang gặp phải vấn đề này trong việc xác định cụ thể nguyên nhân gây ra thói quen trì hoãn ở bản thân, nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ khiến mọi người có cái nhìn nghiêm túc hơn về vấn đề này Đầu tiên, chúng ta cần giúp các bạn học sinh xác định được kiểu trì hoãn của bản thân là gì thông qua giáo dục, tuyên truyền, khảo sát,…Từ những kết quả thu được, ta sẽ có được những nguyên nhân cũng như kiểu trì hoãn phổ biến ở nhóm đối
43 Procedia - Social and Behavioral Sciences
44 “Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự trì hoãn trong học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Trường Hân, Nguyễn Tú Đình, Chu Nguyên Bình, Nguyễn Minh Thư, Lê Thị Phước Nhàn, Nguyễn Trung Nguyên- Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tượng được khảo sát (cụ thể là học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng) và rút ra kết luận về những nguyên do chính gây ra sự trì hoãn của học sinh Khi đã nhận thức được nguồn gốc của vấn đề, việc chủ động tìm cách giải quyết sẽ trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn
Nhóm nghiên cứu dự định tiếp cận và giúp can thiệp giải quyết thói quen trì hoãn ở học sinh thông qua phát triển ứng dụng trên điện thoại Hiện nay, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó 54% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G 45 Các bạn trẻ Việt Nam cũng rất thường xuyên, thân thuộc với việc sử dụng thiết bị điện tử này
Bên cạnh những mặt hạn chế có thể có nếu không được sử dụng đúng cách, nhóm nghiên cứu cho rằng đây là một phương thức tiềm năng để tiếp cận các bạn học sinh Ngoài ra, nhóm nghiên cứu kỳ vọng có thể đồng thời cải thiện việc quản lý thời gian sử dụng điện thoại cho mục đích không cần thiết ở học sinh thông qua ứng dụng này Qua đó, giúp các bạn học sinh vừa loại bỏ thói quen trì hoãn không lành mạnh, vừa tối ưu hóa việc sử dụng thời gian của bản thân
Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu về trì hoãn cho thấy hành vi trì hoãn là phổ biến ở học sinh trung học Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trì hoãn ở học sinh, trong đó khả năng tự kiểm soát, động lực, cảm xúc và nhận thức của bản thân học sinh là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến hành vi trì hoãn này Dựa trên cơ sở những yếu tố đó, có thể cho rằng đại dịch COVID-19 đã tác động đến việc hình thành thói quen trì hoãn của học sinh Xu hướng có đặc điêm riêng gắn với giới tính, lứa tuổi và trình độ học vấn Nhóm nghiên cứu nhận thấy có thể thay đổi thực trạng trì hoãn của học sinh bằng các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, khảo sát dựa trên nhà trường với sự tham gia của chính học sinh cùng với việc xây dựng và phát triển ứng dụng trên thiết bị di động
Những kết luận khái quát trên là cơ sở để nhóm tác giả dự án xây dựng chiến lược nghiên cứu và đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề “Ảnh hưởng của COVID-
19 đến hành vi trì hoãn của học sinh THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng”
45 Báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động” do Appota phát hành
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Mục đích nghiên cứu
Dự án “Ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi trì hoãn của học sinh THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng” tập trung làm rõ các đặc điểm của hiện tượng trì hoãn ở học sinh THPT trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các yếu tố tác động, sự khác biệt giữa các giới tính và tính nghiêm trọng của hậu quả do tác động của đại dịch Trên cơ sở đó, dự án xây dựng và thử nghiệm biện pháp tác động giảm thiểu hiện tượng trì hoãn ở học sinh THPT
Từ mục đích trên, dự án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hiện tượng trì hoãn được nghiên cứu ở các phương diện:
1 Nhận thức của học sinh THPT về hành vi trì hoãn
2 Thái độ của học sinh THPT đối với hành vi trì hoãn
3 Ứng xử của học sinh THPT đối với hành vi trì hoãn
- Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng hay xu hướng cải thiện hành vi trì hoãn được nghiên cứu theo hướng chỉ ra các nhóm tác nhân chính dẫn đến hành vi trì hoãn
- Biện pháp tác động đến học sinh THPT được xây dựng và thử nghiệm các tác động can thiệp đồng đẳng, hình thành các chương trình và phương pháp can thiệp theo hướng tăng cường khả năng kiểm soát bản thân và hình thành cách ứng xử phù hợp, qua đó giảm thiểu hiện tượng trì hoãn ở học sinh THPT trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và làm tiền đề cho các nghiên cứu sau này, bao gồm:
1) Thành lập fanpage và nhóm kín trên nền tảng Facebook
2) Lập một kênh Podcast trên một số nền tảng nghe nhạc, xem video phổ biến
3) Đề xuất ý tưởng cho ứng dụng hỗ trợ theo dõi và quản lý cảm xúc trên thiết bị di động
Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng trì hoãn của học sinh THPT tại TP Đà Nẵng diễn ra như thế nào trong đại dịch COVID-19? Hành vi trì hoãn của học sinh THPT thay đổi theo chiều hướng nào trong đại dịch COVID-19?
Giả thuyết 1: Hành vi trì hoãn là hành vi phổ biến và COVID-19 đã làm gia tăng xu hướng trì hoãn của học sinh THPT
Câu hỏi nghiên cứu 2: Học sinh THPT tại TP Đà Nẵng có nhận thức được hành vi trì hoãn của họ trong đại dịch không? Họ có cách ứng xử như thế nào với hành vi này?
Giả thuyết 2: Học sinh THPT nhận thức hành vi trì hoãn của bản thân, nhưng chưa biết rõ nguyên nhân gây ra hành vi trì hoãn và chưa có cách ứng xử hợp lý, hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi này
Câu hỏi nghiên cứu 3: Học sinh THPT tại TP Đà Nẵng có thái độ như thế nào đối với ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi trì hoãn?
Giả thuyết 3: Học sinh THPT đã có thái độ phù hợp với hành vi trì hoãn của bản thân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19
Câu hỏi nghiên cứu 4: Những yếu tố nào tác động đến ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi trì hoãn của học sinh THPT tại TP Đà Nẵng?
Giả thuyết 4: Các học sinh THPT ở khối lớp cao hơn thì có xu hướng ít trì hoãn hơn những học sinh ở khối lớp thấp hơn trong đại dịch COVID-19
Giả thuyết 5: Những học sinh có kết quả học tập thuộc loại giỏi và xuất sắc trở lên thì trì hoãn ít hơn những học sinh có kết quả học tập thuộc loại khá giỏi trong đại dịch COVID-19
Giả thuyết 6: Cả nam và nữ đều trì hoãn trong bối cảnh COVID-19 và không có sự khác biệt về giới trong hành vi
Câu hỏi nghiên cứu 5: Nguyên nhân nào gây ra hành vi trì hoãn và sự thay đổi của hành vi này ở học sinh THPT tại TP Đà Nẵng?
Giả thuyết 7: Nguyên nhân chính của sự gia tăng hành vi trì hoãn trong bối cảnh COVID-19 ở học sinh THPT là do sự mông lung, mơ hồ về dự định tương lai, các công nghệ, thiết bị điện tử gây xao nhãng và sự thiếu kỷ luật trong mùa dịch
Giả thuyết 8: Có thể giảm thiểu hành trì hoãn ở học sinh THPT thông qua các tác động đồng đẳng với các hình thức phù hợp với lứa tuổi học sinh, hướng vào tăng cường khả năng làm chủ cảm xúc và hình thành cách ứng xử phù hợp
Chọn đối tượng khảo sát
Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi được chọn ngẫu nhiên Các học sinh từ các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu theo chỉ tiêu (chọn mẫu theo quota)
Cỡ mẫu được tính theo bảng tính cỡ mẫu điều tra giáo dục Đối chiếu hàng 3 cột 2 của bảng, mẫu cần có 245 phần tử Mô tả mẫu khảo sát thê hiện ở bảng 4.1 Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, mẫu lựa chọn bao gồm 25 học sinh THPT
Bảng 1 Mô tả mẫu khảo sát
Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú Nam học sinh 106 30,2% Số liệu tính chung cho các trường THPT được khảo sát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tiến trình nghiên cứu
Bảng 2 Tiến trình nghiên cứu
Nội dung công việc Ngày kết thúc
1.6.2021 Đăng kí dự án khoa học 1.6.2021
5.6.2021 Tìm hiểu, đọc các báo cáo, dự án liên quan
21.6.2021 Lập bảng tài liệu tham khảo/ Tóm tắt tài liệu
22.6.2021 Viết phần GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
26.6.2021 Viết phần TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
30.6.2021 Viết phần MỤC ĐÍCH NGHIÊN
CỨU, GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
8.7.2021 Xây dựng BẢNG CÂU HỎI KHẢO
16.7.2021 Viết phần GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 23.7.2021
26.8.2021 Tiến hành xây dựng sản phẩm hỗ trợ 5.9.2021
6.9.2021 Tiến hành khảo sát trên mạng 13.9.2021
14.9.2021 Xử lí kết quả khảo sát 30.9.2021
1.10.2021 Viết phần GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 10.10.2021
11.10.2021 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát về tác động của các giải pháp đề xuất
22.10.2021 Xây dựng ý tưởng cho sản phẩm hỗ trợ
Phương pháp nghiên cứu
3.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Dự án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, các công trình nghiên cứu đã có trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến đề tài
- Cụ thể, các phương pháp trên được sử dụng để:
■ Định nghĩa các khái niệm công cụ: hành vi trì hoãn;
■ Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về đặc điểm hành vi trì hoãn dưới sự tác động của đại dịch COVID-19 ở học sinh trung học;
■ Tổng hợp và phân nhóm các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi trì hoãn ở học sinh trung học trong bối cảnh đại dịch;
■ Tổng hợp các cách thức tác động hiệu quả trong việc giảm thiểu hành vi trì hoãn ở học sinh trung học;
■ Luận cứ cho các biện pháp tác động đề xuất
3.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dự án sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh (thiết kế bởi V.S.Mukhina và cộng sự tại Viện Phát triển Nhân cách, Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Nga 46 ) và phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu được sử dụng để khảo sát đặc điểm hành vi bắt nạt bằng lời nói ở học sinh THPT Hành vi trì hoãn được khảo sát ở các phương diện: 1) mức độ và hình thức phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19; 2) nhận thức, thái độ và ứng xử của học sinh THPT với việc trì hoãn do đại dịch COVID-19; 3) các hậu quả trì hoãn gây ra cho học sinh; 4) các tác nhân ảnh hưởng đến việc gia tăng hành vi trì hoãn trong đại dịch COVID-19 Các mẫu phiếu khảo sát thể hiện ở Phụ lục 1, biên bản phỏng vấn sâu thể hiện ở Phụ lục
- Phương pháp trắc nghiệm chẩn đoán nhân cách bằng hình ảnh được sử
46 Mukhina V.S., Khvostov K.A (1996): Psychodiagnostics of Developing Personality,
Arkhangensk dụng để khảo sát cách phản ứng của học sinh THPT đối với trì hoãn (xem Phụ lục
2) Để đảm bảo tính tin cậy trắc nghiệm được thực hiện dưới hình thức cá nhân
- Phương pháp thực nghiệm: sử dụng để kiểm tra kết quả tác động của các biện pháp tác động giảm thiểu trì hoãn Dự án sử dụng phương pháp tổ chức thực nghiệm với một nhóm duy nhất Các nghiệm thể được mời tham dự thảo luận qua diễn đàn trên mạng xã hội về các tình huống đối phó với việc trì hoãn (fanpage và group kín trên facebook) Các nghiệm thể còn được trải nghiệm podcast hướng tới nội dung trì hoãn nhằm khắc phục thói quen trì hoãn Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu được sử dụng trong đánh giá hiệu quả của biện pháp tác động mà dự án thực hiện
3.3 Các phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được được xử lý bằng các phương pháp thống kê toán thông qua phần mềm tính toán microsoft excel 2010
- Tính phổ biến của trì hoãn trong học sinh THPT do COVID-19 được tính toán qua tần xuất học sinh trì hoãn và suy nghĩ đến việc trì hoãn trong bối cảnh đại dịch COVID-19;
- Nhận thức về hành vi trì hoãn, tác hại của trì hoãn, cách ứng xử phù hợp để giảm thiểu trì hoãn qua tỷ lệ % câu trả lời đúng đối với các câu hỏi về nhận thức trên phiếu điều và câu trả lời phỏng vấn;
- Thái độ của học sinh THPT với trì hoãn được đánh giá qua phản ứng của học sinh với các câu hỏi/ nhận định khảo sát tâm lý trong phiếu điều tra, trong trắc nghiệm hình ảnh và trong kết quả phỏng vấn sâu;
- Sự khác biệt về giới và độ tuổi trong việc trì hoãn được nhận định thông qua kiêm định Pearson's chi-squared test (x 2 test) từ dữ kiện thu thập được qua điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và trắc nghiệm hình ảnh
- Nguyên nhân chính trì hoãn của học sinh THPT trong bối cảnh đại dịch được xác định thông qua thống kê tần suất các nguyên nhân dẫn đến hành vi trì hoãn được học sinh khai báo trong phiếu điều tra và trong kết quả phỏng vấn sâu;
- Tính hiệu quả của tác động can thiệp được nhận định qua tỷ lệ các đánh giá những thay đổi tích cực từ phía học sinh sau khi tham gia các hoạt động do dự án thiết kế Các đánh giá được thu thập qua phiếu khảo sát sau tác động và phỏng vấn sâu (kèm băng ghi hình phỏng vấn)
Thực trạng của hành vi trì hoãn ở học sinh THPT
Giả thuyết 1: Hành vi trì hoãn là hành vi phổ biến và đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng xu hướng trì hoãn của học sinh THPT
Biểu đồ 1.1 Thực trạng trì hoãn của học sinh THPT
Trung bình mức độ trì hoãn của học sinh THPT trên thang đo (từ 1 đến 5) là 3,7132 22/351 học sinh (6.3%) tự nhận xét rằng họ rất ít hoặc không trì hoãn (6.3%) Trong đó chỉ có 2/351 học sinh (0,6%) tự đánh giá rằng họ hoàn toàn không trì hoãn và 20/351 (5,7%) cho rằng họ trì hoãn rất ít
Có 325/351 học sinh tham gia khảo sát tự đánh giá mức độ trì hoãn của mình là trung bình đến rất nghiêm trọng, chiếm tỉ lệ cao (93.4%) Trong đó 88/351 học sinh cho rằng mức độ trì hoãn của mình là khá nghiêm trọng (25.1%) và 93 học sinh cho rằng mức độ trì hoãn của họ là rất nghiêm trọng (26.4%)
Kết luận: Đại bộ phận học sinh (93.4%) có thói quen trì hoãn Trong đó có 51.6% cho rằng mức độ trì hoãn của họ là khá nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng
Bảng 1.2 Bảng khảo sát mức độ phổ biến của các biểu hiện trì hoãn
Không bao giờ, 0.6 Rất ít , 5.7
1 Tôi có việc cần phải làm, nhưng tôi không đang làm
2 Tôi có những dự định chỉ nằm lại trên giấy
3 Khi đối diện với một việc cần ưu tiên nhưng không dễ chịu lắm, tôi sẽ lãng tránh chúng
4 Tôi tự nhủ rằng để sau rồi bắt đầu làm
5 Tôi bắt đầu những việc mà sau này tôi không hoàn thành
6 Tôi có thói quen trễ giờ trong các cuộc hẹn
7 Tôi trì hoãn việc hành động để kịp thời hạn công việc
8 Tôi tìm cách để gia hạn deadline
9 Tôi nghĩ ra những cái cớ để biện hộ cho sự trì hoãn
10 Tôi lảng tránh những quyết định khó khăn
11 Khi tôi không chắc lắm, tôi sẽ né tránh tình hình
12 Tôi dời lại việc tạo ra những thay đổi cần thiết về lối sống
13 Tôi né tránh những thứ khiến mình bực bội
14 Tôi bị phân tâm bởi những mâu thuẫn
15 Những nghi ngờ và sợ hãi làm hạn chế hành động của tôi
16 Khi tôi lo lắng, tôi sẽ tránh né những điều khiến mình lo sợ
Dựa theo bộ khảo sát các nhận định liên quan đến biểu hiện của hành vi trì hoãn, kết quả cho thấy: Có 14/16 biểu hiện của trì hoãn là phổ biến ở học sinh Trong đó:
Các nhận định về biểu hiện trì hoãn có tỉ lệ học sinh lựa chọn “Khá giống tôi" hoặc “Rất giống tôi" chiếm trên 50% là nhận định 1 (65.9%), nhận định 2 (70.6%), nhận định 3 (51.3%), nhận định 4 (83.6%), nhận định 5 (56.4%), nhận định 7 (66.1%), nhận định 9 (50%), nhận định 10 (71.2%), nhận định 11 (70.1%), nhận định 12
(62.1%), nhận định 13 (76.6%), nhận định 14 (79.8%), nhận định 15 (76.6%), nhận định 16 (74.9%)
Như vậy, các biểu hiện của trì hoãn là rất phổ biến trong học sinh THPT, chứng tỏ là trì hoãn là một hành vi phổ biến
Biểu đồ 1.3 Mức độ trì hoãn của học sinh THPT trước và sau COVID-19
● 95/351 học sinh cho rằng xu hướng trì hoãn của họ chuyển biến theo chiều hướng tích cực, chiếm 27.1% tổng số người tham gia khảo sát
● 80/351 người cho rằng mức độ trì hoãn của họ trước và sau COVID-19 là như nhau, chiếm 22.9% số người tham gia khảo sát
● 176/351 người cho rằng xu hướng trì hoãn của họ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, chiếm 50.1% tổng số người tham gia khảo sát
Như vậy, số liệu khảo sát bằng biểu mẫu cho thấy đại bộ phận học sinh (chiếm
50.1%) có xu hướng trì hoãn nhiều hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Theo kết quả phỏng vấn 25 bạn học sinh, có 23 cho rằng bản thân trì hoãn nhiều hơn trong bối cánh đại dịch Covid-19
Bạn Đ.T.M.N: “Mình thấy là xu hướng trì hoãn của mình trong đại dịch nó có nghiêm trọng hơn.”
Tôi trì hoãn ít hơn, 26.9
Mức độ trì hoãn trước và sau là như nhau, 23 Tôi trì hoãn nhiều hơn, 50.1
Bạn V.N.T.N: “Trong thời gian dịch bệnh mình cảm thấy bản thân có nhiều thời gian hơn, vì vậy “bệnh” trì hoãn của mình cũng trở nên tồi tệ hơn.”
Bạn D.H.T: “Thời gian đầu khi mới nghỉ do cách ly mình thấy cũng bình thường, nhưng dần dần mình bị mất hứng và không còn động lực làm việc và trì hoãn nhiều hơn.”
Bạn N.T.X.L: “Theo mình thì mình cảm thấy rằng mình có trì hoãn nhiều hơn trong thời gian cách ly tại nhà Bởi vì mình nghĩ là mình luôn có nhiều hơn gian hơn khi mà mình ở nhà, không có đi ra ngoài và tiếp xúc với mọi người Nhưng mà thực chất thì nó khiến mình tốn nhiều thời gian hơn cho những công việc khác.”
Bạn P.N.N.T: “Thực sự mình có cảm thấy bản thân trì hoãn nhiều hơn trong thời gian cách ly do đại dịch.”
Kết luận: Hành vi trì hoãn là hành vi phổ biến trong học sinh THPT và
COVID-19 đã làm gia tăng xu hướng trì hoãn của học sinh THPT Giả thuyết nghiên cứu 1 được chứng minh đúng.
Nhận thức và ứng xử của học sinh thpt về hành vi trì hoãn trong đại dịch
Giả thuyết 2: Học sinh THPT nhận thức hành vi trì hoãn của bản thân, nhưng chưa biết rõ nguyên nhân gây ra hành vi trì hoãn và chưa có cách ứng xử hợp lý, hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi này
Biểu đồ 1.3 Mức độ trì hoãn của học sinh THPT trước và sau COVID-19
Phần lớn học sinh THPT tham gia khảo sát trì hoãn đều đã nhận thức được về tình hình trì hoãn của bản thân trong dịch bệnh (trì hoãn ít hơn, như nhau hoặc nhiều hơn) Bên cạnh đó, học sinh cũng nhận thức được về mức độ tác động của hành vi trì hoãn đó đến các khía cạnh trong cuộc sống, cụ thể, ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1 Nhận thức của học sinh về yếu tố gây ra trì hoãn
Nhận xét: Trong số 351 học sinh tham gia khảo sát, có 219 học sinh (62.4%) cho rằng kỹ năng quản lý thời gian là yếu tố quan trọng nhất gây ra hành vi trì hoãn;
Tôi trì hoãn ít hơn, 26.9
Mức độ trì hoãn trước và sau là như nhau, 23
Tôi trì hoãn nhiều hơn, 50.1
Kỹ năng quản lý thời gian Cảm xúc và 62% động lực
115 học sinh (32/8%) lại cho rằng các vấn đề về cảm xúc và động lực mới là yếu tố quan trọng gây ra trì hoãn; 17 học sinh còn lại (4.8%) đưa ra một số yếu tố khác
Theo các nghiên cứu lâu đời, hành vi trì hoãn của con người bắt nguồn từ các vấn đề về cảm xúc và động lực Nhưng đại bộ phận học sinh (chiếm 62.4%) lại cho rằng trì hoãn là vấn đề của kỹ năng quản lý thời gian Có thể thấy, phần lớn học sinh chưa hiểu rõ về bản chất của hành vi trì hoãn
Theo kết quả phỏng vấn, khi được hỏi: “Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi trì hoãn, kỹ năng quản lý thời gian hay cảm xúc?”, có 9/25 học sinh trả lời là do kỹ năng quản lý thời gian:
Theo kết quả phỏng vấn, khi được hỏi: “Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi trì hoãn, kỹ năng quản lý thời gian hay cảm xúc?”, có 6/25 học sinh trả lời là do kỹ năng quản lý cảm xúc:
Bạn N.T.T.T: “Mình nghĩ là cảm xúc sẽ là yếu tố tác động đến hành vi trì hoãn Bởi vì đối với riêng bản thân mình, mình quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc trong suốt quá trình làm việc”
Bạn N.T.N.T: “Mình nghĩ là nó sẽ nghiêng về cảm xúc Vì mình là người làm theo cảm hứng nên mình chỉ làm những công việc mình thích thôi Nhưng trong những trường hợp công việc là bắt buộc thì mình sẽ đẩy đến sát thời hạn, ví dụ như mình sẽ bắt tay vào làm trước thời hạn khoảng 1 tiếng và cố gắng hoàn thành mọi thứ trong 1 tiếng đó”
Ngoài ra, có 10/25 học sinh cho rằng cả kỹ năng quản lý thời gian và cảm xúc đều là những yếu tố tác động đến hành vi trì hoãn:
Bạn P.V.T.A: “Mình nghĩ rằng cả kỹ năng quản lý thời gian và cảm xúc đều ảnh hưởng đến hành vì trì hoãn Nếu như không có khả năng quản lý thời gian thì mình sẽ dễ dàng bị quá tải với công việc học hành, và càng lớn thì càng cần có kỹ năng này vì khối lượng kiến thức cần học cũng như công việc sẽ tăng lên từng ngày Bản thân mình cũng thường trì hoãn vì cảm xúc, có đôi lúc mình mệt mỏi chỉ muốn nằm dài đọc truyện cả ngày hay xem mạng xã hội Như vậy, mình sẽ không hoàn thành các công việc cần làm trong ngày hôm đó mà để sang đến ngày hôm sau, và điều này khiến mình càng trì hoãn hơn.”
Bạn D.H.T: “Mình nghĩ là nguyên nhân trì hoãn bắt nguồn từ cả hai yếu tố này luôn Về cảm xúc thì đôi khi mình không có hứng để làm thì mình sẽ bỏ bê, không chủ động Quản lý cảm xúc cũng ảnh hưởng đến quản lý thời gian Nếu cảm xúc mình tốt thì mình sẽ quản lý thời gian tốt, và ngược lại, nếu cảm xúc của mình không tốt thì mình cũng sẽ quản lý thời gian cũng sẽ không tốt.”
Bạn N.V.T.N: “Mình nghĩ là do cả hai Ví dụ như trong thời gian dịch thì mình phải chép bài từ bài giảng online mình thường chờ thầy cô gửi slide về rồi mới chép, nhưng đến lúc đó thì mình lại có cảm giác không muốn chép bài nữa Mình nghĩ là do cảm xúc mình nghĩ là sẽ có một ngày mình ngồi lại và hoàn thành tất cả, cũng như là quản lý thời gian vì mình đã không phân chia thời gian phù hợp”
Bảng 2.2 Bảng khảo sát nhận thức của học sinh về nguồn gốc của trì hoãn
1 - Khá giống tôi 2 - Rất giống tôi
1 Sự trì hoãn đến với tôi một cách tự nhiên
2 Sự bi quan gây ra trì hoãn
Nhận xét: Dựa theo số liệu khảo sát, có thể thấy:
● Có 292/351 học sinh cho rằng “Sự trì hoãn đến với tôi một cách tự nhiên" (chiếm 83.2%)
● Có 154/351 học sinh cho rằng “Sự bi quan gây ra trì hoãn" (chiếm 43.9%), chưa đến nửa số học sinh Trong khi đó, 56.1% học sinh còn lại không đồng ý với nhận định này dù đây là nhận định đúng
Như vậy, đại bộ phận học sinh không hiểu rõ về bản chất thật sự của hành vi trì hoãn
Biểu đồ 2.3 Bạn có từng cố gắng tìm cách khắc phục thói quen trì hoãn?
Nhận xét: Dựa vào kết quả khảo sát thu được, chỉ có 100/351 học sinh (chiếm
32%) là không cố gắng tìm ra một phương pháp để loại bỏ hành vi trì hoãn Trong khi đó, tỉ lệ học sinh hành động để thay đổi và cải thiện hành vi trì hoãn là 251/351 học sinh (chiếm 68%) Tuy đại bộ phận học sinh THPT có cách ứng xử đúng đắn với hành vi trì hoãn của bản thân (cố gắng tìm cách) nhưng phần lớn học sinh (chiếm 55%) chưa tìm ra được một phương pháp hiệu quả nhằm khắc phục hành vi này
Kết quả phỏng vấn cho thấy 11 trong số 25 học sinh được phỏng vấn nói rằng họ đã tìm cách khắc phục hành vi trì hoãn nhưng không hiệu quả:
Tôi có nghĩ tới nhưng không có hành động thực tế nào để thay đổi cả, 26%
Có, tôi đã thử một vài cách nhưng không hiệu quả, 55%
Có, tôi đã tìm ra một số cách hiệu quả, 6%
Có, tôi đã thử tất cả mọi cách, 7%
Bạn N.V.T.N: “Mình có chủ động tìm cách khắc phục trì hoãn Có rất là nhiều cách, chủ yếu là mình cần động lực Mình có một quyển sổ tay để ghi ra công việc của một tuần và công việc một ngày, khoảng 3 đến 5 việc”
Thái độ của học sinh đối với hành vi trì hoãn trong thời điểm dịch bệnh COVID-19
Giả thuyết 3: Học sinh THPT đã có thái độ phù hợp với hành vi trì hoãn của bản thân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19
Bảng 3.1 Thái độ của học sinh đối với hành vi trì hoãn
1 Tôi đã sẵn sàng “đá bay” thói quen trì hoãn của mình rồi
2 Tôi trì hoãn mặc kệ hậu quả 107 30.5% 244 69.5%
3 Mọi người sẽ bao dung và chấp nhận khi tôi hoàn thành công việc dù trễ hạn
4 Tôi tin rằng một ngày nào đó tôi có thể loại bỏ hoàn toàn thói quen trì hoãn
5 Tôi trả đũa một số người bằng việc trì hoãn và bắt họ phải chờ đợi
6 Tôi có khả năng dừng hành vi trì hoãn của bản thân
Nhận định thể hiện thái độ phù hợp bao gồm các nhận định: (1), (4), (6) Trong đó, đối với nhận định (1), 73.8% học sinh chọn “Đúng"; đối với nhận định (4), 83.2% học sinh chọn “Đúng"; đối với nhận định (6), 70.1% học sinh chọn “Đúng"
Nhận định thể hiện thái độ không phù hợp bao gồm các nhận định: (2), (3),
(5) Trong đó, đối với nhận định (2), 69.5% học sinh chọn “Sai"; đối với nhận định
(3), 59.6% học sinh chọn “Sai"; đối với nhận định (5), 73.3% học sinh chọn “Sai"
Như vậy, đại bộ phận học sinh đã có thái độ đúng đắn đối với hành vi trì hoãn và phân biệt được các thái độ phù hợp và không phù hợp
Chỉ có ó 8/25 học sinh được phỏng vấn nói rằng họ không tìm cách khắc phục hành vi trì hoãn của mình
Bạn N.T.K.H.H: “Mình có nhận thấy bản thân trì hoãn nhiều hơn trong mùa dịch nhưng mình không thực sự tìm cách khắc phục”
Bạn N.T.N.T: “Tuy là mình có nhận ra bản thân trì hoãn nhiều hơn khi cách ly tại nhà do đại dịch và cũng nghĩ đến việc khắc phục Nhưng mình trì hoãn cả việc tìm cách khắc phục và tính đến hiện tại thì mình chưa có hành động cụ thể nào để ngừng trì hoãn cả”
Bạn Đ.T.M.H: “Không, mình không tìm cách khắc phục”
Kết luận: Giả thuyết nghiên cứu 3 được chứng minh đúng Học sinh THPT đã có thái độ phù hợp với hành vi trì hoãn của bản thân trong thời điểm dịch bệnh COVID-19.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng hành vi trì hoãn ở học sinh thpt trong đại dịch COVID-19
Theo khối lớp
Giả thuyết 4: Các học sinh THPT ở khối lớp cao hơn thì có xu hướng ít trì hoãn hơn những học sinh ở khối lớp thấp hơn
Nhận xét: Hệ số Sig=0.006 (< 5%), do đó có sự khác biệt về sự thay đổi trong hành vi trì hoãn trong bối cảnh đại dịch ở học sinh thuộc các khối lớp khác nhau, cụ thể:
Biểu đồ 4.1 Mức độ trì hoãn trong đại dịch ở các khối lớp
Nhận xét: Trong số 351 học sinh tham gia khảo sát, có:
● 88/147 học sinh khối 10 (chiếm 59.86%) trì hoãn nhiều hơn trong dịch bệnh
● 56/110 học sinh khối 11 (chiếm 50.9%) trì hoãn nhiều hơn trong dịch bệnh
● 43/94 học sinh khối 12 (chiếm 45.74%) trì hoãn nhiều hơn trong dịch bệnh
Như vậy , số liệu khảo sát cho thấy các học sinh ở khối lớp càng cao thì có mức độ gia tăng về hành vi trì hoãn càng giảm Nói cách khác, các học sinh ở khối lớp càng cao thì càng ít trì hoãn hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Kết luận: Giả thuyết nghiên cứu 4 được chứng minh đúng Các học sinh THPT ở khối lớp cao hơn thì có xu hướng ít trì hoãn hơn những học sinh ở khối lớp thấp hơn.
Theo kết quả học tập
Giả thuyết 5: Những học sinh có kết quả học tập thuộc loại giỏi và xuất sắc trở lên thì trì hoãn ít hơn những học sinh có kết quả học tập thuộc loại khá giỏi trong dịch bệnh COVID-19
Nhận xét: Hệ số Sig.=0,00