CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH THU, CHI PHÍ CỦA CHẾ ĐỘ, CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VỚI LUẬT THUẾ TNDN ĐẾN THUẾ
2.1. Phân biệt doanh thu, chi phí của chế độ, chuẩn mực kế toán với luật thuế TNDN
2.1.1. Doanh thu, thu nhập khác theo chuẩn mực kế toán và luật thuế
2.1.1.2. Doanh thu, thu nhập khác theo quy định về luật thuế TNDN
Khái niệm doanh thu
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam;
giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT- BTC.
c) Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.
Thu nhập miễn thuế
Là những khoản thu nhập của đơn vị được miễn thuế TNDN theo quy định của pháp luật hiện hành và được trừ ra khỏi thu nhập tính thuế TNDN khi xác định số thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
1. Thu nhập từ chăn nuôi, nuôi trồng, trồng trọt, chế biến thủy sản, nông sản, hợp tác xã sản xuất muối và các sản phẩm thanh lý, bán phế liệu, phế phẩm liên quan (trừ thanh lý vườn cây cao su);
2. Thu nhập từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp của hợp tác xã thực hiện ở địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc đặt biệt khó khăn về kinh tế - xã hội;
3. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ nông nghiệp bao gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ bệnh cho cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;
4. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định có phát sinh thu nhập của pháp luật về khoa học và công nghệ. Sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm có phát sinh thu nhập về việc bán sản phẩm theo quy định của pháp luật;
5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có số lao động là người sau cai nghiện, khuyết tật, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp…;
6. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội;
7. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên kết, liên doanh có phát sinh thu nhập đối với doanh nghiệp trong nước sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên kết, liên doanh đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định;
8. Hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, văn hóa, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác có phát sinh khoản tài trợ nhận được;
9. Phần chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu có phát sinh thu nhập của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; nộp thuế TNDN các lần chuyển nhượng tiếp theo khi có phát sinh theo quy định;
10. Ở địa bàn có điều kiện đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội có phát sinh thu nhập của tổ chức, cá nhân từ chuyển giao công nghệ;
11. Trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định về thi hành án dân sự phát sinh thu nhập.
Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập khác tính thuế bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai
cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
Công thức tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế
TNDN = Doanh
thu - Chi phí được
trừ + Các khoản thu nhập khác
Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định.
Xác định thu nhập tính thuế:
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.
Công thức tính thu nhập tính thuế:
Thu nhập tính thuế = (Doanh thu + Các khoản thu nhập khác) – (Chi phí sản xuất, kinh doanh + Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển).