Báo cáo đã điểm lại hai mốc thời gian Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và dự đoán khả năng cao một cuộc chiến tranh thương mại sẽ xảy ra v
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
-
LÊ THỊ QUỲNH CHI MSV:18A4050039
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 2NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ -
LÊ THỊ QUỲNH CHI MSV: 18A4050039
CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC,
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số: 734.01.20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài: “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” là do tôi thực
hiện Các nội dung nghiên cứu và kết quả của đề tài chưa từng được công bố trong bất
kỳ đề tài nào khác đã có trước đây Mọi số liệu, bảng biểu, hình vẽ, ý kiến chuyên gia trong khóa luận được sử dụng trung thực, do tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau,
có dẫn chiếu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của tôi
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện
Lê Thị Quỳnh Chi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối
với doanh nghiệp Việt Nam” là nội dung em đã chọn để thực hiện khóa luận tốt nghiệp
sau 4 năm học tập tại khoa Kinh doanh Quốc tế - học viện Ngân hàng
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự trợ
giúp rất tận tình từ đội ngũ cán bộ và giảng viên của Học viện
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Kinh doanh Quốc
tế, Trung tâm Thông tin – Thư viện và Viện NCKH Ngân hàng của Học viện Ngân hàng
vì đã luôn đồng hành, lắng nghe sinh viên và có hướng dẫn cụ thể để chúng em có cơ
hội thực hiện khóa luận trong điều kiện tốt nhất
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị hồng Hải – Giảng
viên khoa Kinh doanh Quốc tế - Học viện Ngân hàng, người đã trực tiếp hướng dẫn,
trao đổi, góp ý và cho em những định hướng, những lời khuyên và bài học bổ ích để em
có thể hoàn thành tốt khóa luận với đề tài mà mình đã chọn
Lời cảm ơn cuối cùng xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện
Lê Thị Quỳnh Chi
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC QUỐC GIA 9
1.1 Khái niệm chiến tranh thương mại 9
1.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại 9
1.2.1 Sự bảo hộ mậu dịch 9
1.2.2 Gia tăng vị thế quốc gia trong nền kinh tế thế giới 10
1.2.3 Trừng phạt các hành vi thương mại thiếu công bằng 10
1.2.4 Xuất phát từ yếu tố chính trị 11
1.3 Các biện pháp tiến hành chiến tranh thương mại 12
1.3.1 Đánh thuế cao vào các sản phẩm quan trọng 12
1.3.2 Các biện pháp phi thuế quan 12
1.3.2.1 Biện pháp phi thuế quan định lượng 13
1.3.2.2 Biện pháp phi thuế quan phi định lượng 14
1.3.3 Kiện đối phương lên tổ chức thương mại thế giới WTO 15
1.3.4 Lôi kéo đồng minh để gia tăng sức mạnh chính trị 16
1.3.5 Tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của đối thủ 16
1.4 Tác động của chiến tranh thương mại 17
1.4.1 Tác động đến các nước trực tiếp tham gia chiến tranh thương mại 17
1.4.1.1 Tác động đến mối quan hệ giữa các bên 17
1.4.1.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế 17
1.4.1.3 Tác động đến người tiêu dùng 18
1.4.1.4 Tác động đến các doanh nghiệp 19
1.4.1.5 Tác động đến người lao động 19
1.4.2 Tác động đến nền kinh tế thế giới và các quốc gia khác 19
1.5 Một số cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử 20
1.5.1 Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Canada 20
1.5.2 Chiến tranh Smoot Hawley 21
Trang 61.5.3 Chiến tranh thương mại Anglo – Irish (1932 – 1938) 22
1.5.4 Chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật Bản 1987 22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC 24
2.1 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc 24
2.1.1 Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc tăng mạnh 24
2.1.2 Chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Donald Trump 25
2.1.3 Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực công nghệ 25
2.1.4 Trung Quốc đánh cắp công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ 26
2.2 Các biện pháp hoa kỳ và trung quốc đã thực hiện trong chiến tranh thương mại 27
2.2.1 Các biện pháp Hoa Kỳ thực hiện với Trung Quốc 27
2.2.1.1 Đánh thuế lên hàng Trung Quốc nhập khẩu 27
2.2.1.2 Khiếu nại lên WTO về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 27
2.2.1.3 Hạn chế đầu tư của Trung Quốc 27
2.2.1.4 Lôi kéo đồng minh 29
2.2.2 Các biện pháp Trung Quốc thực hiện với Hoa Kỳ 29
2.2.2.1 Áp thuế trả đũa lên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ 29
2.2.2.2 Khiếu nại lên WTO về chính sách thuế của Hoa Kỳ 30
2.2.2.3 Biện pháp hành chính 30
2.2.2.4 Lôi kéo đồng minh 31
2.2.2.5 Hạn chế lượng khách du lịch và du học sinh sang Mỹ 31
2.3 Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc 32
2.3.1 Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới 32
2.3.2 Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đến Hoa Kỳ và Trung Quốc 35
2.3.2.1 Ảnh hướng đến mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia 35
Trang 72.3.2.2 Ảnh hưởng đến Hoa Kỳ 36
2.3.2.3 Ảnh hưởng đến Trung Quốc 39
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 41
3.1 Điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam 41
3.1.1 Điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam 41
3.1.1.1 Hoạt động trong môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định 41
3.1.1.2 Nhanh nhẹn, sáng tạo, dám tham gia các lĩnh vực mới 42
3.1.1.3 Sở hữu các doanh nhân trẻ, được học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ nước ngoài 42
3.1.2 Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam 43
3.1.2.1 Năng suất lao động thấp 43
3.1.2.2 Công nghệ lạc hậu 43
3.1.2.3 Khả năng cạnh tranh chưa cao 44
3.2 Quan hệ kinh tế giữa việt nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc 44
3.2.1 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ 44
3.2.1.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 44
3.2.1.2 Quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ 46
3.2.2 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc 48
3.2.2.1 Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc 48
3.2.2.2 Quan hệ đầu tư Việt Nam – Trung Quốc 49
3.3 Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 50
3.3.1 Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam 50
3.3.1.1 Cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ và Trung Quốc 50
3.3.1.2 Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài 51
3.3.1.3 Cơ hội có được nguồn nguyên liệu giá rẻ 54
3.3.1.4 Cơ hội cải cách kinh tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc 55
Trang 83.3.2 Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 56
3.3.2.1 Nguy cơ hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ bị áp thuế nhập khẩu cao 56
3.3.2.2 Phải cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc 57
3.3.2.3 Hàng nội địa chịu sự cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc 58
3.3.2.4 Nguy cơ bị Trung Quốc mượn đường xuất khẩu sang Hoa Kỳ 58
3.3.2.5 Thách thức đối với lĩnh vực đầu tư 59
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ GIẢI PHÁP DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 61
4.1 Khuyến nghị chính sách với Chính phủ 61
4.1.1 Xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc 61
4.1.2 Tích cực xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp 61
4.1.3 Vận hành có hiệu quả nền kinh tế thị trường 62
4.2 Đề xuất giải pháp với doanh nghiệp Việt Nam 63
4.2.1 Liên tục cập nhật và dự báo mọi diễn biến trên thị trường 63
4.2.2 Thận trọng trong giao dịch với các doanh nghiệp Trung Quốc 63
4.2.3 Nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam 64
4.2.4 Đa dạng hóa thị trường 65
4.2.5 Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển rõ ràng, phù hợp 66
KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
2.1 Dự báo kinh tế toàn cầu của IMF:
Các nền kinh tế phát triển 33 3.1 Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước đây, khi hoạt động thương mại giữa các quốc gia còn chưa phát triển như bây giờ, có lẽ tất cả những gì các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế quan tâm chỉ dừng lại ở những thông tin liên quan đến đối tác của mình Còn ở thời điểm hiện tại, việc các quốc gia chủ động mở cửa nền kinh tế để bước vào những mối quan hệ hợp tác rộng lớn hơn đã phá vỡ giới hạn về thông tin mà họ tìm kiếm Thậm chí, có những sự kiện ngay từ khi nó bắt đầu diễn ra đã khiến cho cả thế giới phải quan tâm theo dõi từng diễn biến lớn nhỏ của nó
Năm 2018, những trang sử về nền kinh tế thế giới đã được điền thêm một sự kiện lớn như thế Đó là sự khởi đầu của chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay Cuộc thương chiến này là ván cờ cân não đầy gay cấn của riêng Mỹ và Trung Quốc nhưng dường như quốc gia nào cũng
có một vị trí nhất định trên bàn cờ ấy Kết quả cuộc chiến hay tác động của mỗi nước
cờ, mỗi đòn thuế mà hai quốc gia giáng lên đối thủ lại hàm chứa sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đến rất nhiều đất nước và con người khắp thế giới Hàng loạt những kịch bản, dự đoán được đưa ra sau mỗi cuộc đàm phán của tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình Trong suốt hơn một năm cho tới thời điểm này, cả thế giới hồi hộp dõi theo từng động thái của hai nền kinh tế lớn mạnh nhất
Việt Nam với một nền kinh tế mở cửa để hòa nhập với kinh tế thế giới chắc chắn
sẽ không nằm ngoài những tác động mạnh mẽ ấy Chúng ta có quan hệ kinh tế với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc Điều đó cho thấy rằng cuộc chiến này đem đến cho Việt Nam không chỉ những cơ hội phát triển kinh tế mà còn cả những thách thức lớn cần vượt qua Bởi vậy, việc có những hiểu biết chắc chắn về bản chất và sự nhanh nhạy với diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là vô cùng cần thiết Nó giúp chúng ta biết vị thế của mình đang ở đâu, cơ hội là gì để nhanh chóng tận dụng và thách thức ra sao để
có những phương án giải quyết phù hợp nhất Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, khi cuộc thương chiến tầm vóc thế kỷ này chưa kết thúc và còn đang diễn ra đầy căng thẳng, việc tìm hiểu và theo sát diễn biến lại càng quan trọng hơn Nó giúp chúng ta kịp thời chủ động đưa ra những phản ứng, những hướng giải quyết đúng đắn Đứng ngoài dòng chảy kinh tế chung của toàn cầu, không nắm bắt được các sự kiện trong cuộc chiến này, không
Trang 11tìm hiểu và có sự chuẩn bị đồng nghĩa với việc ta tự giam mình vào thế bị động, khó khăn Lúc đó, ta sẽ không có những phương án, không kịp phản ứng nếu những diễn biến mới thay đổi quá nhanh
Như vậy, có thể thấy rằng chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc là sự kiện kinh tế quan trọng, không chỉ ảnh hưởng tới hai quốc gia này mà còn tác động đến nền kinh tế thế giới và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam Việc theo sát các thông tin liên quan đến sự kiện này và đánh giá các cơ hội, thách thức là vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tế, mạnh dạn đón đầu những xu thế mới Dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu thật sự
hệ thống và chi tiết để người đọc có thể hình dung một cách rõ ràng bản chất của cuộc thương chiến này cũng như những tác động nó mang đến với Mỹ, với Trung Quốc và
các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam Khóa luận với đề tài “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam”
được thực hiện để đáp ứng sự cấp thiết này
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cuộc thương chiến giữa hai siêu cường quốc hiện nay đang là chủ đề kinh tế nóng hổi giành được sự quan tâm của mọi quốc gia Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới Bất
kỳ quyết định của chính phủ hai nước hay những phát ngôn được đưa ra bởi giới chức trách đều được đem ra phân tích và đưa ra những dự đoán Cho đến hiện tại, có khá nhiều trang báo, bài phân tích, nghiên cứu có liên quan đến cuộc chiến thương mại của thế kỷ này Có thể điểm qua một số bài phân tích của các tác giả trong và ngoài nước như sau:
2.1 S.K (2017), “What might a trade war between America & China look
like?”, The Economist [24]
Từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc cáo hành vi thao túng tiền tệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, đẩy người dân Mỹ vào cảnh thiếu việc làm, người ta đã dấy lên những nghi ngại về một cuộc chiến tranh thương mại sẽ nổ ra Bài viết này đưa ra những dự đoán về cách mà hai quốc gia Mỹ, Trung Quốc có thể biến những đe dọa hành động trở thành hành động thực sự Con đường đầu tiên Trump có thể chọn là đơn thuần thực hiện theo các nguyên tắc của WTO Điều đó nghĩa là nếu
Trang 12Trung Quốc thực sự đánh cắp sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ thì WTO sẽ đưa ra giới hạn những hành động Mỹ có thể làm để đáp trả Phương án thứ hai mà tác giả nghĩ khả năng xảy ra nhiều hơn, đó là Trump sẽ bỏ qua những quy tắc của WTO mà áp thuế rất cao lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc Tất nhiên, nếu như vậy, Trung Quốc cũng không đợi phán quyết mà trả đũa ngay
Ở thời điểm đầu năm 2017, có thể nói bài viết đã nắm bắt rất nhanh những diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung để đưa ra các dự đoán Cho đến hiện tại, dự đoán về cách Trump bỏ qua các quy tắc của WTO để hành động về các mức thuế là chính xác Tuy nhiên, cũng vì lý do ở thời điểm viết bài, chiến tranh thương mại chưa thực sự diễn ra, bài viết mới đơn thuần đưa ra các giả định mà không có các diễn biến quan trọng để người đọc nắm bắt Hơn nữa, các dự đoán mới chỉ dừng lại ở cách mà cuộc thương chiến
có thể diễn ra, hoàn toàn chưa có phán đoán nào về những tác động lên nền kinh tế thế giới hay các quốc gia khác theo mỗi cách đó Đây là điều mà các bài phân tích sau nên làm rõ
2.2 Joergen Oerstroem Moelle (2018), “U.S – China Trade War:
Opportunities & Risks for Southeast Asia”, ISEAS Perspective no 64/2018
[23]
ISEAS đưa ra phân tích này vào ngày 16/10/2018 Phân tích không nêu lại các cột mốc sự kiện mà đi vào những vấn đề như lý do gây nên chiến tranh thương mại Mỹ Trung, các mặt hàng mà hai quốc gia đánh thuế, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu Bài phân tích đề cập đến một nội dung vô cùng quan trọng Đó là chuỗi cung ứng toàn cầu
và tầm quan trọng ngày càng tăng lên của các nhà cung ứng sản phẩm trung gian Từ đó, tác giả liên hệ tới những cơ hội và thách thức đối với chuỗi cung ứng của châu Á
Bài phân tích là sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á nên các vấn
đề đều được xem xét gắn liền với các nước Đông Nam Á Các chủ đề đưa ra bàn bạc đều thiết thực và các dẫn chứng đưa ra đều dựa trên các nghiên cứu cụ thể khác nên độ tin cậy cao Mặc dù vậy, phân tích vẫn để lại khoảng trống cần tìm hiểu thêm Đó là các phương hướng đúng đắn để các quốc gia Đông Nam Á bắt kịp sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực do chiến tranh thương mại tạo ra
Trang 132.3 Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ (2018), “How
will Vietnam cope with the impacts of the US – China Trade war?”,
ISEAS Perspective no 74/2018 [26]
Bài phân tích đã nêu lên rất rõ ràng những lợi ích mà Việt Nam có thể nhận được
từ tác động của chiến tranh thương mại trong ngắn hạn và những thách thức lớn mà cả chính phủ và các doanh nghiệp phải đối mặt trong dài hạn Điểm cộng nổi bật của nghiên cứu này là đã chỉ ra thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và đề xuất 2 phương
án giải quyết để Việt Nam đối mặt với những khó khăn trong tương lai Mỗi đề xuất đều logic, chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể và tính thuyết phục cao
Tuy nhiên, việc không đề cập đến những nội dung lý thuyết về chiến tranh thương mại có thể khiến người đọc khó hình dung về đặc điểm của chiến tranh thương mại và các tác động mà nó tạo ra đối với các quốc gia nói chung Nếu bài phân tích nêu và phân tích rõ hơn về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các mức thuế, các mặt hàng chịu thuế,… nó sẽ khiến nghiên cứu hoàn chỉnh hơn, giúp độc giả đối chiếu giữa lý luận với thực tế, liên hệ những tác động chung và so sánh với tác động của riêng nền kinh tế Việt Nam Đó là khoảng trống phân tích để các nghiên cứu về sau hoàn thiện đầy đủ hơn
2.4 Martin Feldstein (2019), “There is no Sino – American Trade war”,
Project Syndicate [16]
Tác giả Martin Feldstein của bài viết đã nêu ra hai nhận định đáng chú ý Thứ nhất, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc không phải một cuộc chiến tranh thương mại Trung Quốc gọi đây là chiến tranh thương mại là bởi họ hy vọng có thể chấm dứt nó bằng việc tăng mua hàng hóa của Mỹ Thứ hai, bản chất của cuộc đối đầu không nằm ở thâm hụt mà nằm ở việc Mỹ muốn Trung Quốc dừng ngay việc đánh cắp
sở hữu trí tuệ và công nghệ của Mỹ bằng nhiều thủ đoạn
Dựa trên những lý luận về chiến tranh thương mại nói chung, có khá nhiều lý do
để một cuộc thương chiến diễn ra Bài viết này đưa ra quan điểm về bản chất của cuộc xung đột giữa hai quốc gia nhưng không đề cập đến các lý do khác để người đọc thấy đâu mới là lý do quan trọng nhất Nó cũng chưa giải thích cụ thể và thuyết phục cho nhận định rằng việc đối đầu này không phải là một cuộc chiến tranh thương mại, chưa trả lời được bản chất chiến tranh thương mại là gì
Trang 142.5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(2018), Báo cáo “Cuộc chiến thương mại đang đến gần” [2]
Ngày 23/3/2018, BSC đã công khai bản báo cáo nêu lên những dự đoán về cuộc chiến tranh thương mại sắp xảy ra
Báo cáo đã điểm lại hai mốc thời gian Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh
áp thuế với hàng nhập khẩu của Trung Quốc và dự đoán khả năng cao một cuộc chiến tranh thương mại sẽ xảy ra và quốc gia nào bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến các vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại như khái niệm, người thắng cuộc, vai trò của WTO trong chiến tranh thương mại, các vũ khí trong chiến tranh thương mại, thiệt hại của các quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố nào,… Đặc biệt, bài báo cáo có phần phân tích tác động của chiến tranh thương mại đến Việt Nam, lý do nền kinh tế Việt Nam trở nên nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các sự kiện trong cuộc thương chiến và ảnh hướng đến các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa Mỹ và Việt Nam
Báo cáo được đưa ra vào 23/3/2018, chỉ 1 ngày sau khi Mỹ có động thái quan trọng thứ hai - áp gói thuế trị giá 60 tỷ USD lên hàng nhập khẩu Trung Quốc Ở thời điểm này, phía Trung Quốc vẫn chưa có phản ứng với các sắc lệnh thuế Đó là lý do bản báo cáo này chỉ dừng lại ở việc dự đoán khả năng xảy ra của cuộc chiến tranh thương mại Ảnh hưởng của cuộc thương chiến đến Việt Nam chủ yếu phân tích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với Mỹ mà chưa phân tích với Trung Quốc và cũng chưa phân tích ở lĩnh vực đầu tư, tài chính,… Trong khi đó, nếu phân tích kỹ các khía cạnh này, chúng ta
có thể nhìn nhận được cơ hội và khó khăn có thể xảy đến và nhanh chóng tìm phương
án giải quyết
2.6 Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (2018), Báo cáo chuyên đề “Toàn
cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” [1]
Báo cáo gồm 4 nội dung chính: Tổng thể tình hình thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh thương mại; Thiệt hại của mỗi bên khi tham gia chiến tranh thương mại; và Tác động của chiến tranh thương mại lên một
số ngành hàng trong danh mục chịu thuế nhập khẩu cao
Có thể nói bản báo cáo này đã cho thấy một bức tranh khá trọn vẹn về cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc ở thời điểm tháng 9/2018, khi báo cáo được công bố Các mốc thời gian và hành động của mỗi bên được thống kê rất chi tiết
Trang 15Việc nêu lên quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi nói đến thiệt hại của các bên giúp người đọc có sự so sánh và hình dung dễ hơn về tác động của chiến tranh thương mại Một ưu điểm nữa của báo cáo này là sự trình bày khoa học, chặt chẽ,
có biểu đồ, số liệu cụ thể, dễ theo dõi, dễ hiểu, đặc biệt là phần phân tích tác động của thuế quan lên một số mặt hàng tiêu biểu
Dù vậy, bản báo cáo chưa cho thấy ảnh hưởng tới các quốc gia khác, nhất là Việt Nam Những thời cơ, thách thức hay phương hướng giải quyết để Việt Nam đối diện với
sự kiện này là vấn đề được quan tâm hơn cả lại không xuất hiện trong báo cáo này Đó
là khoảng trống và cần có nhiều công trình nghiên cứu làm rõ hơn
2.7 Viện nghiên cứu Đông Nam Á – ISEAS (2019), ấn phẩm ASEANFocus
phát hành tháng 1/2019
Trong ấn phẩm ASEANFocus, số phát hành tháng 1/2019, Trung tâm nghiên cứu ASEAN đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện chiến tranh thương mại Hoa kỳ - Trung Quốc Riêng trong mục tiêu điểm, ấn phẩm cung cấp cho người đọc những bài viết về các tác động của chiến tranh thương mại đến các nước trong khối ASEAN nói chung và cụ thể từng quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia và cả Việt Nam Đặc biệt, bài viết: “Việt Nam giữa chiến tranh thương mại Mỹ Trung: Rủi ro cao, lợi nhuận lớn” [21] đã đi vào phân tích những tác động phức tạp và đa chiều của chiến tranh thương mại Mỹ Trung lên nền kinh tế Việt Nam theo khía cạnh xuất nhập khẩu và đầu tư Ngoài
ra, mục góc nhìn cá nhân là cuộc trao đổi với Alex Feldman – chủ tịch và nhà sáng lập hội đồng doanh nghiệp liên kết Hoa Kỳ - ASEAN cũng giúp cho những người làm kinh doanh tại ASEAN có nhận thức về vấn đề dịch chuyển đầu tư, thương mại công bằng, hiệp định tự do thương mại,… dưới góc nhìn của một người Mỹ có kiến thức chuyên môn về kinh doanh
Xuất bản vào đầu tháng 1 năm 2019, ấn phẩm đã có tính cập nhật cao với các sự kiện liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại Mỗi bài phân tích đều được minh họa bằng biểu đồ với số liệu cụ thể, khiến người đọc có cái nhìn trực quan và dễ hình dung hơn Các bài viết đã đề cập đến nhiều vấn đề được quan tâm trong cuộc thương chiến như dịch chuyển đầu tư, thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu,… đối với cả ASEAN
và với riêng từng nước Ấn phẩm là sự tập hợp kết quả khảo sát với hơn 1000 người
Trang 16Đông Nam Á hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên cái nhìn về tác động của chiến tranh thương mại đa dạng hơn
Tuy nhiên, mục tiêu điểm chỉ là một phần trong ấn phẩm này Các bài phân tích
đa dạng nhưng chưa thực sự sâu và kỹ càng Chẳng hạn đối với bài viết về tác động đối với Việt Nam, độc giả người Việt có thể sẽ muốn biết chi tiết hơn về những thứ có thể
có lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, giải pháp nào, chính sách nào từ nhà nước giúp họ đối diện với cuộc chiến tranh thương mại tự tin nhất,… Với giới hạn của những bài phân tích ngắn, chúng có lẽ chưa đủ để đi sâu để người đọc hiểu được bản chất chiến tranh thương mại và để lại khoảng trống để có thêm nhiều nghiên cứu sau này
3 Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ sự cần thiết của đề tài nghiên cứu cũng như những khoảng trống còn
tồn tại ở những công trình nghiên cứu trước đây, khóa luận với đề tài “Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” được thực hiện với mục đích cơ bản là tìm ra và khuyến nghị chính sách đối với
Chính phủ và các giải pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện nhằm tận dụng thời cơ và vượt qua những khó khăn gặp phải
Khóa luận được thực hiện giúp giải đáp được hai câu hỏi nghiên cứu lớn:
Câu hỏi 1: Cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam có được từ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc là gì?
Câu hỏi 2: Các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với thách thức nào khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc diễn ra?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Chiến tranh thương mại giữa các quốc gia
Trang 17Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó các biện pháp cụ thể như:
Phương pháp tìm kiếm và thu thập dữ liệu: Dữ liệu được tìm kiếm là những công
trình nghiên cứu, bài viết, bài báo cáo, phân tích,…đã có trước đây về chiến tranh thương mại nói chung cũng như chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, của các giả ở cả Việt Nam và nước ngoài Bằng việc tìm kiếm và phân tích các dữ liệu này, tác giả phát hiện các ưu và nhược điểm, tìm ra khoảng trống, những câu hỏi còn để ngỏ để làm cho khóa luận hoàn thiện hơn
Phương pháp phân loại và hệ thống: Thông qua việc phân chia các tài liệu thu
thập được về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung theo từng phần: nguyên nhân, diễn biến, tầm ảnh hưởng, tác giả sắp xếp các thông tin thành một hệ thống hoàn chỉnh theo
cơ sở lý luận để nghiên cứu có tính logic, chặt chẽ và giúp người đọc hình dung về cuộc chiến tranh thương mại rõ ràng hơn
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các thông tin thu thập được về những diễn
biến chính của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia này với Việt Nam, tác giả đi vào phân tích, làm sáng tỏ những cơ hội, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối diện
Phương pháp đánh giá: Dựa vào những cơ hội và thách thức đã phân tích được,
kết hợp với nhận xét, đánh giá về tình hình, thực trạng nền kinh tế Việt Nam, điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với chính phủ và các giải pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm nắm bắt thời cơ và giải quyết tốt những vấn đề tiêu cực xảy đến
Chương 4: Khuyến nghị chính sách đối với chính phủ và giải pháp dành cho doanh nghiệp Việt Nam
Trang 181.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
1.2.1 Sự bảo hộ mậu dịch
Theo Wikipedia tiếng Việt, “Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc
tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.” [12]
Chính phủ của một quốc gia sẽ áp đặt các tiêu chuẩn hoặc thuế nhập khẩu nói trên với hàng hóa và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi họ nhận thấy việc nhập khẩu đang gây khó khăn cho hàng hóa trong nước Khi một quốc gia xuất hiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đối với một quốc gia khác thì quốc gia này sẽ nỗ lực làm giảm lượng hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia đó để có thể làm cân bằng thương mại Nếu như việc áp dụng các tiêu chuẩn với hàng hóa và quá trình sản xuất khiến hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài không thuận lợi thì thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài vì giá hàng hóa tăng cao, mất đi tính cạnh tranh Dù bảo hộ theo phương pháp nào thì chính sách bảo hộ mậu dịch cũng gây khó dễ cho doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện để hàng hóa trong nước thoát khỏi sự cạnh tranh khốc liệt Hành vi bảo hộ mậu dịch một cách quá mức gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của quốc gia đối kháng Để đáp trả, các quốc gia đối kháng và cả những quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc bảo hộ này cũng sẽ áp dụng các tiêu chuẩn hoặc thuế nhập khẩu tương tự lên các mặt hàng chủ lực của quốc gia ban đầu Đó
Trang 19là lúc chiến tranh thương mại nổ ra Căng thẳng sẽ còn leo thang khi các quốc gia không dừng lại việc đưa ra các biện pháp trả đũa ngày một nặng nề hơn
1.2.2 Gia tăng vị thế quốc gia trong nền kinh tế thế giới
Các quốc gia luôn luôn nỗ lực để duy trì và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, nhất là khi đang có thế mạnh sản xuất trong một lĩnh vực cụ thể Khi một quốc gia có quan hệ thương mại với mình đang phát triển vượt trội và có khả năng đe dọa đến
vị trí của mình trong nền kinh tế, nếu muốn kìm hãm sự phát triển này để bảo toàn vị trí mình đang có thì việc gia tăng thuế quan và hàng rào thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước đó cũng là một phương pháp Áp mức thuế cao sẽ khiến quốc gia đó khó khăn trong việc mang hàng hóa ra nước ngoài và kết quả là giảm giá trị xuất khẩu Hơn thế nữa, quyết định tham gia chiến tranh thương mại, các quốc gia sẽ phải tính toán cực
kỳ cẩn trọng để đưa ra những đối sách, các biện pháp ứng phó và trả đũa phù hợp để vừa gây sức ép lên đối phương, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế nội địa Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian và gây phân tán các nỗ lực phát triển sản xuất, làm chậm lại tốc độ vươn lên dẫn đầu của một quốc gia Nhờ vậy, quốc gia khởi động chiến tranh thương mại có thêm thời gian và cơ hội để củng cố vị trí vốn có của mình, kìm hãm tốc độ phát triển của nước đối thủ
1.2.3 Trừng phạt các hành vi thương mại thiếu công bằng
Các hành vi thương mại không công bằng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế cũng là một lý do khiến chiến tranh thương mại nổ ra Nếu nghi ngờ một hoạt động giao thương hàng hóa nào có dấu hiệu không công bằng như trợ giá để bảo hộ, bán phá giá, đánh cắp sở hữu trí tuệ,… quốc gia bị ảnh hưởng sẽ tiến hành điều tra để đưa ra kết luận cũng như tính toán những thiệt hại mà mình phải gánh chịu Sau đó, các biện pháp kinh tế, tài chính sẽ được đưa ra như biện pháp để trừng phạt Quốc gia bị áp thuế sẽ đáp trả những mức thuế hay các rào cản tương đương Những việc làm này hình thành một cuộc chiến tranh thương mại
Chiến tranh gỗ xẻ mềm giữa Mỹ và Canada năm 1982 là một ví dụ Canada thu hoạch gỗ từ các khu rừng thuộc sở hữu công sau đó bán với mức giá do chính phủ quy định Trong khi đó, Mỹ khai thác gỗ từ rừng sở hữu tư nhân và bán với giá thị trường
Mỹ cho rằng Canada đã có hành vi trợ giá khiến gỗ của Mỹ mất đi mức giá cạnh tranh, gây tổn hại cho ngành công nghiệp gỗ mềm và các ngành phụ trợ Năm 2017, Ủy ban
Trang 20Thương mại Quốc tế Mỹ ra quyết định sơ bộ khẳng định các sản phẩm gỗ mềm của Canada “được trợ cấp và bán tại Mỹ với giá thấp hơn giá trị thực” và áp thuế chống trợ cấp 14,25%, thuế chống bán phá giá 6,58% lên gỗ từ Canada nhập vào Hàng loạt các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng như công nghiệp gỗ xẻ của Canada đã tổn thất nặng nề Đáp trả của Canada là đệ đơn kiến nghị lên WTO để nhóm trọng tài phán xét và đưa ra quyết định với việc đánh thuế của Mỹ
Gần hơn, tháng 7 năm 1993, EU đá áp thuế cao lên chuối nhập khẩu từ các quốc gia Mỹ La tinh, trong khi lại ưu ái về thuế quan cho các nước vùng Caribean, Thái Bình Dương hay các nước châu Phi trước kia từng là thuộc địa của châu Âu Hành động này
đã chịu sự đáp trả mạnh mẽ của các quốc gia Mỹ Latinh và Mỹ Riêng với Mỹ, mặc dù
Mỹ không trực tiếp xuất khẩu chuối sang EU với số lượng lớn nhưng 3 trong số các nhà sản xuất có trang trại trồng chuối ở Mỹ Latinh bị đánh thuế lại thuộc sự sở hữu của các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại quốc gia này Mỹ cũng như các quốc gia bị áp thuế nhập khẩu đã đệ trình đơn kiện lên WTO Tận đến năm 2009, hai bên mới đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thuế
1.2.4 Xuất phát từ yếu tố chính trị
Chiến tranh thương mại không đơn thuần chỉ là những tranh chấp một cách nhỏ
lẻ giữa hai quốc gia để có được những lợi ích kinh tế cho đất nước Mức độ của chiến tranh thương mại là một cuộc chiến lớn mà đã tham gia thì chắc chắn các bên sẽ thiệt hại rất nhiều Nhưng các bên vẫn quyết định khai hỏa cho các cuộc chiến tranh như vậy,
vì có thể qua cuộc chiến đó, họ sẽ giành được cả những mục đích chính trị nhất định Những sức ép do kinh tế, thương mại gây ra là rất lớn và chúng có đủ sức để giúp các nhà lãnh đạo đạt được mục đích chính trị mà họ mong muốn
Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng là một cuộc chiến kinh tế có yếu tố chính trị trong đó Quyết định khởi đầu một cuộc chiến thương mại của tổng thống Donald Trump phần nào được lý giải bởi những hứa hẹn khi ông lên cầm quyền
và dẫn dắt Hoa Kỳ năm 2016 “Nước Mỹ trên hết”, “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” là những hứa hẹn mà ông Trump đã nêu ra Chiến tranh thương mại với những đòn thuế
áp lên thép, nhôm và hàng loạt hàng hóa Trung Quốc thể hiện rằng ông luôn nhớ và cố gắng thực hiện lời hứa đó với những người đã ủng hộ, cố gắng củng cố lại vị trí số một của Mỹ trên thế giới
Trang 211.3 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
1.3.1 Đánh thuế cao vào các sản phẩm quan trọng
Khi một quốc gia thâm hụt thương mại với một quốc gia khác, nghĩa là lượng nhập khẩu đã vượt quá xa so với lượng xuất khẩu, thì quốc gia bị thâm hụt sẽ sử dụng thuế nhập khẩu cao như một biện pháp để hạn chế lượng hàng nhập vào Thuế nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc giá hàng nhập khẩu sẽ tăng lên theo và người dân sẽ phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa mà họ muốn Trong khi đó, giá hàng hóa nội địa không đổi và thấp hơn, cạnh tranh hơn Kết quả là hàng nhập khẩu mất đi tính cạnh tranh
và số lượng nhập khẩu giảm Đây là biện pháp nhanh nhất và được sử dụng nhiều nhất khi các nước tiến hành chiến tranh thương mại Tuy nhiên, quyết định xem hàng hóa sẽ đánh thuế là gì, mức thuế sẽ áp là bao nhiêu là một quyết định không hề dễ dàng, phải trải qua sự tính toán rất kĩ lưỡng vì hàng hóa gây ra thâm hụt thương mại có thể là hàng thiết yếu, không tự sản xuất được và nếu áp thuế quá cao thì người dân sẽ phải trả mức giá quá đắt
Ví dụ, trong cuộc chiến thương mại của Mỹ và EEC giai đoạn 1962 – 1964, Đức thông qua biểu thuế quan đối ngoại chung của các nước châu Âu khiến gà của Mỹ nhập khẩu vào Đức chịu mức thuế cao trong khi gà của Pháp và Hà Lan thì không Khi được Hội đồng đại diện cho Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) xác nhận
Mỹ đã chịu thiệt hại bởi việc tăng thuế, Mỹ đã mạnh tay đáp trả mức thuế rất cao vào
xe tải của Đức, rượu Cognac của Pháp và bột khoai tây và hồ bột (dextrin) từ Hà Lan Tại sao lại là các mặt hàng này? Vào những năm 60 của thế kỷ trước, đây là những sản phẩm Mỹ nhập khẩu gần như độc quyền từ các Đức, Pháp, Hà Lan Chịu mức thuế cao như vậy nhưng dường như các nước này không thể thoát khỏi sự cạnh tranh của hàng nội địa Mỹ và tìm đến các thị trường khác dễ dàng hơn
1.3.2 Các biện pháp phi thuế quan
Các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp thuộc về chính sách của chính phủ
mà không phải là các quy định liên quan đến thuế quan, có ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa Hàng rào phi thuế quan có tác động mạnh đến nhập khẩu hàng hóa thông qua việc hạn chế khối lượng nhập khẩu, tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa vào một thị trường, gia tăng rủi ro với nhà xuất khẩu hàng hóa nước ngoài
Trang 22Các biện pháp phi thuế quan có thể được chia thành biện pháp phi thuế quan định lượng (làm giảm khối lượng nhập khẩu) và biện pháp phi thuế quan phi định lượng (tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa hoặc gây bất ổn thương mại quốc tế) [4]
1.3.2.1 Biện pháp phi thuế quan định lượng
Cuốn Chính sách thương mại quốc tế (2017) có nêu rõ các khái niệm về một số
biện pháp phi thuế quan định lượng như sau:
Hạn ngạch nhập khẩu (Quota)
“Hạn ngạch nhập khẩu là khối lượng hay giá trị nhập khẩu tối đa được phép nhập khẩu vào trong nước” và “Hạn ngạch nhập khẩu được đưa ra để bảo vệ nhà sản xuất trong nước khi giá hàng nhập khẩu thấp hơn giá hàng sản xuất và bán trong nước.” [4]
Hạn ngạch thuế quan
“Hạn ngạch thuế quan là một biện pháp hạn chế nhập khẩu và là một chế độ hai loại thuế quan áp dụng cho hàng nhập khẩu Khối lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch cho phép (in – quota) được hưởng mức thuế quan ưu đãi (thuế quan trong hạn ngạch) Trong khi khối lượng nhập khẩu ngoài hạn ngạch cho phép (out – of – quota) phải chịu mức thuế cao hơn (thuế quan ngoài hạn ngạch).” [4]
Điều này có nghĩa là nhà nước sẽ quy định một khối lượng hàng nhập khẩu vào được hưởng thuế quan ưu đãi Nếu số lượng nhập khẩu lớn hơn mức hạn ngạch mà nhà nước đưa ra thì doanh nghiệp nhập khẩu phải đóng mức thuế suất lớn hơn
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
“Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là biện pháp phi thuế quan mà chính phủ nước nhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu đồng ý “tự nguyện” hạn chế khối lượng hoặc kim ngạch sang nước nhập khẩu.” [4]
Nếu quốc gia xuất khẩu không thực hiện yêu cầu này thì quốc gia nhập khẩu sẽ
áp dụng biện pháp trả đũa Biện pháp này hay được các nước nhập khẩu lớn áp dụng để bảo vệ cho các doanh nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh khi có quá nhiều hàng hóa nhập khẩu trên thị trường
Giấy phép nhập khẩu
“Giấy phép nhập khẩu (ngoại trừ lý do vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào thương mại) là giấy phép cấp cho nhà nhập khẩu trước khi nhập khẩu hàng hóa.” [4]
Trang 23Nhà nước có thể yêu cầu một hàng hóa phải có giấy phép mới được nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập vào được sử dụng trong lĩnh vực quan trọng, hàng hóa nhập vào là hàng hóa mà sản xuất trong nước không đáp ứng đủ như cầu người tiêu dùng, hoặc đó là các hàng hóa liên quan đến các vấn đề văn hóa, chính trị,…
1.3.2.2 Biện pháp phi thuế quan phi định lượng
Cuốn Chính sách thương mại quốc tế (2017) đã nêu rõ một số khái niệm về một
số biện pháp phi thuế quan phi định lượng như sau:
Kiểm dịch động thực vật
“Hiệp định Kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Agreement – viết tắt là SPS) là hiệp định WTO ban hành, bao gồm các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc nhằm: (i) bảo đảm an toàn thực phẩm như rủi ro từ chất phụ gia, đọc tố, dịch bệnh phát tán từ động thực vật; (ii) bảo vệ con người, vật nuôi, động thực vật khỏi các dịch bệnh có nguồn gôc từ động thực vật; (iii) bảo vệ các loài động vật hoang dã.” [4]
Tiêu chuẩn hàng hóa
“Tiêu chuẩn hàng hóa là các quy định duy trì chất lượng hàng hóa, có hiệu lực ở các lĩnh vực như sức khỏe, vệ sinh, an toàn và môi trường.” [4]
Để bảo hộ sản xuất trong nước, nhiều quốc gia đặt ra các tiêu chuẩn ngặt nghèo cho doanh nghiệp nước ngoài và thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp nội địa Chẳng hạn, EU yêu cầu thịt nhập khẩu cần có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của các nước ngoài EU, do Tổng cục Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng EU xem xét công nhận
Hàng rào kỹ thuật
“Hàng rào kỹ thuật là các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp với quy định kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn, ngoại trừ các biện pháp đề cập trong hiệp định SPS.” [4]
Nếu các quy định trong Hiệp định kiểm dịch động thực vật liên quan đến hàng hóa là động thực vật và các chế phẩm từ động thực vật thì hàng rào kỹ thuật nghiêng nhiều hơn về đặc tính sản phẩm, quy trình sản xuất, bao gói, kẻ ký mã hiệu,…
Các biện pháp hành chính
Việc bảo hộ hay đáp trả hành động bảo hộ trong chiến tranh thương mại cũng có thể được thực hiện bằng cách gây khó dễ cho các doanh nghiệp xuất khẩu về thủ tục
Trang 24hành chính, thủ tục hải quan Các doanh nghiệp nước ngoài khi bị cản trở bởi các thủ tục hành chính rườm rà, chậm cấp phép hoạt động, trì hoãn hoạt động hải quan gây nên dồn ứ hàng hóa tại cảng sẽ cảm thấy không mặn mà và tìm một thị trường khác dễ dàng hơn Qua đó, lượng nhập khẩu phần nào sẽ giảm xuống
Hàm lượng nội địa hóa
“Hàm lượng nội địa hóa hay yêu cầu một sản phẩm sản xuất và bán tại một quốc gia phải có hàm lượng nội địa tối thiểu cụ thể, dưới dạng lương trả cho lao động địa phương hoặc nguyên vật liệu, linh kiện được sản xuất trong nước.” [4]
Xuất xứ hàng hóa
“Xuất xứ hàng hóa bao gồm luật, quy định của nước nhập khẩu về nơi sản xuất hay khai thác ra hàng hóa Các nước thường quy định mức thuế quan khác nhau đối với hàng hóa sản xuất từ các nước khác nhau, phụ thuộc vào hiệp định thương mại song phương, đa phương, nguyên tắc tối huệ quốc.” [4]
1.3.3 Kiện đối phương lên tổ chức thương mại thế giới WTO
Một trong bốn chức năng cơ bản của WTO là giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các nước thành viên Không chỉ là diễn đàn đàm phán, đưa ra các quyết định cho thương mại quốc tế, WTO còn giải quyết các bất đòng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa các nước thành viên theo các quy định đã thỏa thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO
Trong nhiều cuộc chiến tranh thương mại, khi nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng, phải chịu thiệt hại do hành động của đối phương, các quốc gia đã đệ đơn lên WTO để yêu cầu bác bỏ các hành động đó Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là biện pháp hiệu quả để đảm bảo lợi ích quốc gia khi có tranh chấp xảy ra Kiện đối phương lên WTO là một biện pháp đối phó mang tính pháp luật, tự nguyện tuân thủ và thực thi theo các phán quyết của WTO Biện pháp này giúp đảm bảo thực hiện thương mại theo hướng
tự do hóa, đảm bảo phát triển kinh tế quốc tế ổn định, có quy củ, chặt chẽ Tuy nhiên, điểm hạn chế của biện pháp này là đôi khi thủ tục để khởi xướng vụ kiện hơi phức tạp
và có trường hợp dù đã có phán quyết nhưng các quốc gia bị xử thua cố tình phớt lờ và không thực thi nên không đủ tính răn đe và hiệu quả
Trang 251.3.4 Lôi kéo đồng minh để gia tăng sức mạnh chính trị
Chính trị và kinh tế có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ Chiến tranh thương mại sẽ không đơn thuần là cuộc đối đầu về thương mại, xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa mà còn liên quan đến các lĩnh vực khác như an ninh quân sự, chính trị Trong một cuộc thương chiến, những sức ép về chính trị hoàn toàn có thể được các bên đưa ra để nhận lại những nhượng bộ về kinh tế Để gây ra sức ép chính trị đáng kể cho đối phương và đòi hỏi có được những nhượng bộ như mong muốn, một quốc gia cần phải có nền chính trị ổn định và lớn mạnh mà trong đó những phương án tiếp cận và đối phó của lãnh đạo phải được người dân đồng thuận và ủng hộ dù lợi ích của họ đôi khi bị ảnh hưởng Tiếp theo, các hành động của lãnh đạo nước này cũng cần có tiếng nói ủng hộ của các quốc gia khác trên thế giới Khi chiến tranh thương mại xảy ra, các nước trực tiếp tham gia thường có xu hướng lôi kéo các nước đồng minh về phía mình Các liên minh được thành lập là lúc các nước thành viên sẽ đàm phán để đạt được những lợi ích tương đồng, những chính sách chung và tiếng nói chung Có đồng minh là có những người ủng hộ, càng hợp tác với những nước lớn và phát triển thì sức mạnh càng lớn Các nước tham chiến sẽ nỗ lực thuyết phục thậm chí là tranh giành các đồng minh để củng cố sức mạnh
và gây áp lực nhằm dễ dàng cô lập nước đối thủ
1.3.5 Tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của đối thủ
Một vũ khí nữa có thể được sử dụng trong các cuộc thương chiến là tẩy chay Khi quốc gia A bị áp thuế nhập khẩu bởi quốc gia B, hàng hóa từ A xuất tới B sẽ trở nên đắt
đỏ và giảm tính cạnh tranh so với hàng nội địa của B Để đáp trả và làm cho hàng hóa của quốc gia B cũng phải chịu những thiệt hại tương tự, A có thể tiến hành tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ do B cung cấp Nếu thuế nhập khẩu làm người dân hạn chế mua hàng
do giá cao và chỉ sẵn sàng mua nếu họ thực sự cần và có khả năng chi trả thì tẩy chay còn có thể khiến người dân có thái độ nặng nề và quay lưng với sản phẩm để chọn sản phẩm khác dù mức giá ban đầu vẫn giữ nguyên
Trong cuộc chiến trà Boston năm 1773, tẩy chay đã được người dân thuộc địa sử dụng để đáp trả chiêu trợ cấp của chính phủ Anh Tim Nguyễn (2018) chỉ ra rằng để cứu vẫn tình hình làm ăn của công ty trà Đông Ấn, chính phủ Anh cho phép các công ty này được độc quyền bán trà ở các thuộc địa mà không phải đóng bất cứ thứ thuế nào ở Anh Quốc, chỉ đóng thuế rất nhẹ ở thuộc địa Nhờ đó, công ty Đông Ấn có thể bán trà rẻ bằng
Trang 26nửa giá cũ cho dân Mỹ Người dân thuộc địa đã tẩy chay trà của công ty Đông Ấn Trà của công ty này vào cảng Philadelphia và New York thì tàu không được cập bến Còn ở Charleston, tàu chở trà tới sẽ phải nằm ở cảng suốt ba năm cho đến khi những nhà ái quốc đem bán để ủng hộ cách mạng Sự tẩy chay lên đỉnh điểm khi người dân cải trang
để được lên thuyền, quẳng 342 kiện trà xuống biển để phản đối chính sách của Anh [10]
1.4 TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
1.4.1 Tác động đến các nước trực tiếp tham gia chiến tranh thương mại
1.4.1.1 Tác động đến mối quan hệ giữa các bên
Việc các quốc gia bước vào một cuộc chiến tranh thương mại khiến cho quan hệ giữa các bên ngày càng xấu đi và căng thẳng liên tục leo thang nếu các bên không nỗ lực đàm phán để tìm ra một phương hướng giải quyết tốt nhất Ngay cả khi các bên có những cuộc gặp mặt đàm phán tìm cách tháo gỡ những bất đồng thì cũng rất khó để cải thiện mối quan hệ ngay
Hàng loạt những cáo buộc, công kích truyền thông, kiện tụng quốc tế để gia tăng sức ép và tối đa hóa lợi nhuận sẽ làm quan hệ trước khi xảy ra thương chiến trở nên tồi
tệ Thuế và các biện pháp ngăn chặn hàng nhập khẩu khiến khối lượng xuất khẩu của cả hai bên đều giảm Các nước trực tiếp đối đầu có xu hướng thắt chặt quan hệ với những nước khác có lợi ích tương đồng với họ và liên kết với quốc gia đó để chống lại nước đối đầu
Hơn thế nữa, khi không có phán quyết nào yêu cầu một trong hai bên phải dừng lại các hành động trong cuộc chiến, khi hai bên ngày càng không tìm được giải pháp, căng thẳng thương mại có thể lây lan các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh quân sự,…
1.4.1.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Chiến tranh thương mại thường xảy ra giữa các nền kinh tế lớn và có sức ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của toàn thế giới Và cũng chỉ những nền kinh tế lớn mới
đủ tiềm lực tài chính để ganh đua nhau về thuế quan để không ảnh hưởng lớn đến chính doanh nghiệp và người dân trong nước, chỉ những quốc gia lớn mới có sức mạnh để tham gia đàm phán mà không phải nhượng bộ nhiều Vì thế khi thương mại bùng phát,
nó sẽ làm kinh tế thế giới suy giảm đáng kể
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, dưới tác động của các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, quy mô và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các bên tham gia
Trang 27thương chiến sẽ giảm xuống, kéo theo sự suy giảm trong tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chung của toàn thế giới Các mức thuế càng cao, càng leo thang và các mặt hàng phải chịu thuế càng nhiều thì càng làm tổn hại đến hoạt động thương mại chung của toàn thế giới Xu hướng kinh tế ngày nay là hội nhập, các nền kinh tế gia tăng bắt tay hợp tác và dựa vào nhau nhiều hơn để phát triển Chiến tranh thương mại thể hiện yếu tố bảo hộ, đi ngược lại xu hướng thương mại công bằng và hợp tác Vì thế, nó làm các giao dịch thương mại giảm, quy mô xuất nhập khẩu co lại
Ở lĩnh vực đầu tư, chiến tranh thương mại cũng gây ra các tác động tiêu cực.Thuế quan cũng làm các nước trực tiếp tham gia cuộc chiến giảm đầu tư lẫn nhau Chiến tranh thương mại tạo ra sự bất ổn Không nhà đầu tư nào thích bỏ thời gian, tiền bạc, của cải
để nghiên cứu thị trường, quyết định rót vốn đầu tư để rồi phải hoạt động trong một môi trường chịu thuế nhập khẩu khiến chi phí sản xuất tăng cao Đa số các nhà đầu tư vào thị trường các nước đối đầu trong chiến tranh thương mại sẽ thu hẹp quy mô đầu tư, chờ đợi các động thái hay kết quả đàm phán từ các bên hoặc chuyển nguồn vốn sang các thị trường an toàn hơn để tránh tác động của thuế Sự dịch chuyển vốn này có thể khiến các luồng vốn đầu tư trên thế giới bị xáo trộn, khó dự đoán để đưa ra các phương án tăng trưởng kinh tế thế giới
1.4.1.3 Tác động đến người tiêu dùng
Khi một nước gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các loại rào cản thương mại đối với sản phẩm nhập khẩu từ một nước khác, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhập khẩu
sẽ phải trả thuế cao hơn nếu muốn nhập khẩu các sản phẩm từ nước đó về bán Kết quả
là giá cả hàng hóa tăng lên, và người tiêu dùng buộc phải móc hầu bao nhiều hơn so với trước khi chính phủ áp thuế Người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt trong trường hợp này Người tiêu dùng phải chọn cách hoặc là cắt giảm tiêu dùng đối với các sản phẩm bị đánh thuế, hoặc là tìm kiếm các sản phẩm thay thế, các sản phẩm tương tự từ thị trường nội địa hoặc của các nước khác không bị đánh thuế để tiêu dùng Tuy nhiên, nếu hàng hóa
bị áp thuế hoặc các rào cản phi thuế quan là các sản phẩm mà quốc gia không thể tự sản xuất được thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ khó khăn Nói tóm lại, người tiêu dùng, đặc biệt là những người thu nhập thấp sẽ không có lợi ích gì nếu chiến tranh thương mại xảy
ra Họ sẽ có sự lựa chọn hàng hóa ít đi và phải chi trả nhiều hơn dù trong ngắn hạn họ không cảm thấy sự tăng lên rõ rệt trong giá hàng hóa
Trang 281.4.1.4 Tác động đến các doanh nghiệp
Thông qua việc áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập từ nước ngoài vào, giá hàng hóa đó sẽ tăng lên đáng kể Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước được bảo hộ, sản phẩm giá rẻ hơn và trở nên cạnh tranh hơn Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có nguồn nguyên liệu đầu vào nằm trong danh mục hàng hóa bị áp thuế nhập khẩu cao thì đó lại là một thiệt hại lớn Ngành sản xuất ô tô của Mỹ là một ví
dụ Mỹ áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu – nguyên liệu chủ chốt sản xuất ô tô đã khiến ngành này chịu chi phí đầu vào tăng đáng kể
Mặt khác, khi chiến tranh thương mại diễn ra, các quốc gia đối kháng liên tiếp đưa ra các đòn đánh về thuế quan và các rào cản liên tục được dựng lên nhằm ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu được tiếp cận với thị trường nội địa Xét về ngắn hạn, điều này có thể đem lại sự thịnh vượng cho nhiều doanh nghiệp khi họ đã giảm được nhiều đối thủ
ở các thị trường nước ngoài Tuy nhiên, trong dài hạn, các doanh nghiệp có thể giảm mất tính hiệu quả trong hoạt động theo thời gian vì sự cạnh tranh đã giảm, động lực để phát triển và vượt qua đối thủ cũng có thể theo đó mà giảm sút
Mâu thuẫn về thương mại làm gia tăng về rủi ro khi đầu tư vào các nước tham chiến Các nhà đầu tư lo ngại hàng việc bị ảnh hưởng bởi thuế nhập khẩu nên sẽ hạn chế
và chuyển hướng đầu tư sang các nước khác Kết quả là nguồn vốn đầu tư vào các nước tham chiến giảm mạnh
1.4.2 Tác động đến nền kinh tế thế giới và các quốc gia khác
Chiến tranh thương mại là cuộc cân sức cực kỳ tốn kém, xem ai là người cuối cùng chịu đựng được nhiều hơn Hiển nhiên, các nước tham gia thương chiến là các nước lớn và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền kinh tế toàn cầu
Trang 29Các biện pháp hạn chế nhập khẩu và các biện pháp trả đũa nối tiếp nhau sẽ làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm Sự suy giảm một phần là do những tác động tiền tệ
và sự thay đổi trong giá cả hàng hóa Nguy cơ căng thẳng thương mại leo thang khiến các doanh nghiệp dè chừng về vấn đề mở rộng kinh doanh, nền kinh tế thế giới bị thiệt hại phần doanh thu đáng lẽ sẽ có khi các doanh nghiệp mở rộng
Bên cạnh đó, nếu các nước tham chiến nỗ lực tìm cách liên kết để có những đồng minh mới, thế giới sẽ xuất hiện những liên minh với những định chế, những chính sách thuế quan chung mới Những chính sách như thế có thể làm dòng chảy hàng hóa, thu nhập giữa các nước trên thế giới bị đảo lộn, rất khó để dự báo
Với sự hội nhập và mức độ liên kết kinh tế như bây giờ, các nước không phải
“người trong cuộc” vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Chiến tranh thương mại có thể đem đến những thời cơ và cả thách thức cho những nước khác
Các tập đoàn, doanh nghiệp đang hoạt động tại các nước tham gia chiến tranh thương mại có xu hướng sẽ dịch chuyển nhà máy sản xuất sang các nước khác có lợi hơn Đây là cơ hội để các quốc gia bên ngoài tiếp cận với nguồn vốn đầu tư khổng lồ và các thị trường lớn với nhu cầu nhập khẩu cao, là thời cơ để các quốc gia gia tăng khối lượng nhập khẩu của mình ra thị trường nước ngoài
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này là các quốc gia cũng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh lớn Khi hàng hóa sản xuất ra không thể xuất đi các nước áp thuế nhập khẩu cao, nước sản xuất sẽ mang hàng sang nước khác bán với giá rẻ để tiếp cận thị trường Đây
là lúc hàng nội địa của các quốc gia khác đối mặt với sự cạnh tranh cao Các doanh nghiệp trong nước phải liên tục có các chiến lược để hàng hóa của mình thu hút được khách hàng nhiều hơn lượng hàng hóa dư thừa được di chuyển sang
1.5 MỘT SỐ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TRONG LỊCH SỬ
1.5.1 Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Canada
Năm 1854, Mỹ đã ký hiệp ước đối ứng Hoa Kỳ - Canada đối với hầu hết các nguyên liệu thô và nông sản của Canada, đặc biệt là gỗ và lúa mì 21% thuế áp dụng với tài nguyên thiên nhiên nhập khẩu vào Mỹ đã được căt giảm Đổi lại, người Mỹ được trao quyền đánh bắt cá ở ngoài khơi bờ Đông
Sau hiệp ước, Canada có một sự tăng trưởng lớn với khối lượng nhập khẩu vào
Mỹ Hàng hóa của Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu Sau hơn 10
Trang 30năm, vào năm 1866, Mỹ đã bãi bỏ hiệp định này Năm 1879, Canada đáp trả bằng cách tăng thuế nhập khẩu lên hàng Mỹ khiến hàng loạt các công ty của Mỹ đã chuyển nơi sản xuất sang Canada nhằm bớt đi các khoản thuế này
Năm 1890, đảng cộng hòa tại Mỹ thông qua chính sách bảo hộ McKinley Tariff, tăng thuế nhập khẩu lên đến gần 50% để bảo vệ các công ty của Mỹ khỏi sự cạnh tranh với công ty nước ngoài Nhưng mức thuế này vẫn chưa cao bằng mức 52% khi chính sách bảo hộ Dingley Tariff được thông qua năm 1897 Canada cũng không khoanh tay đứng nhìn mà đã tăng gấp đôi các khoản thuế và thắt chặt quan hệ thương mại với Anh hơn là Mỹ Căng thẳng cuộc chiến thương mại kéo dài cả thế kỷ Chỉ đến khi Hiệp định
tự do Bắc Mỹ NAFTA được ký kết, mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia mới được hàn gắn
1.5.2 Chiến tranh Smoot Hawley
Nói đến chiến tranh thương mại, một sự kiện vô cùng quan trọng nhất định phải nhắc đến là việc đạo luật Smoot Hawley được thông qua vào năm 30 của thế kỷ XIX
Tháng 6 năm 1930, Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đã thông qua Dự luật thuế quan 1930 (hay còn gọi là đạo luật Smoot Hawley) chính thức trở thành luật Ngay lập tức, nó đẩy mức thuế mà Mỹ áp dụng với hàng trăm sản phẩm lên rất cao với không chỉ các sản phẩm nông nghiệp mà gần 900 mặt hàng, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa nhập vào Mỹ lên tới 45%, đồng thời đánh thuế hơn 20.000 sản phẩm từ đường, trứng đến quần áo,…
Việc Trump áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia và chỉ áp thuế cao đối với hàng trăm sản phẩm từ Trung Quốc có lẽ chưa thấm tháp vào đâu so với việc đạo luật Smoot Hawley đưa ra mức thuế chót vót với gần 900 sản phẩm từ mọi quốc gia Điều này có nghĩa là nếu Mỹ cần các sản phẩm để tiêu dùng hoặc nguyên liệu sản xuất đầu vào mà không thể nhập từ Trung Quốc do thuế cao thì Mỹ vẫn có cơ hội để mua chúng từ các quốc gia khác nhưng ở thời điểm 1930 thì không thể
Đạo luật được thực thi đã khiến cho nhiều đối tác kinh tế lớn với Mỹ đã đồng loạt
có những biện pháp trả đũa Canada trả đũa bằng cách áp các thuế mới lên 16 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ Italy không còn nhập khẩu ô tô của Mỹ và tăng thuế đánh vào các sản phẩm nhập của Mỹ khiến giá trị xuất khẩu của Mỹ vào quốc gia này ở năm 1928 là 211 triệu USD thì đến năm 1932 chỉ còn 58 triệu USD
Trang 31Với các hành động trả đũa đồng thời đến từ nhiều quốc gia, nền kinh tế Mỹ đã có những suy giảm nghiêm trọng: Nhập khẩu giảm từ 4,4 tỷ USD (1929) xuống còn 1,5 tỷ (1933); Xuất khẩu giảm từ 5,4 tỷ USD (1929) xuống còn 2,1 tỷ USD (1933); GNP giảm
từ 103,1 tỷ USD xuống còn 55,6 tỷ USD từ năm 1929 đến 1933
Đạo luật và các suy giảm trầm trọng này chỉ kết thúc vào năm 1934, sau khi Franklin Delano Roosevelt lên làm tổng thống và có những nỗ lực đối với việc giảm thuế nhập khẩu
1.5.3 Chiến tranh thương mại Anglo – Irish (1932 – 1938)
Đây là cuộc chiến tranh trả đũa giữa nhà nước tự do Ireland với Vương Quốc Anh, diễn ra từ năm 1932 đến 1938
Ireland khi mới độc lập đã tìm cách tách khỏi lãnh thổ cũ và khuyến khích phát triển công nghiệp bản địa thông qua chính sách bảo hộ mậu dịch, chủ yếu nhắm vào Anh Và tất nhiên, Anh đã có động thái trả đũa Anh yêu cầu hoàn trả các niên khoản đã được cấp cho nông dân Ireland dưới thời họ cai trị Tuy nhiên, chính phủ Ireland từ chối bồi hoàn cho Anh khoản tiền này Điều đó dẫn đến việc Anh áp dụng mức thuế 20% để
cố gắng lấy lại tiền Ireland cũng áp một khoản thuế tương đương lên hàng hóa nhập khẩu từ Anh
Sự khó khăn do chiến tranh thương mại đã tác động mạnh mẽ lên nông dân Ireland Gia súc của họ không thể bán được nên họ chẳng còn cách nào khác ngoài giết thịt chúng Năm 1935, hai bên đã đàm phán một phần đối với các sản phẩm than và gia súc, tương đương với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Anh và Ireland cho nhau Tuy nhiên, Ireland vẫn tiếp tục chính sách bảo hộ mạnh mẽ vào những năm 1950 dẫn đến việc kìm hãm sự tăng trưởng thương mại và một tỷ lệ di dân cao không có dấu hiệu chậm lại cho tới năm 1960
1.5.4 Chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật Bản 1987
Những năm 80 của thế kỷ XIX, Mỹ tuy đã ở vị trí hàng đầu trong nền kinh tế nhưng vẫn gặp phải sự cạnh tranh từ Nhật Bản, đặc biệt là hàng công nghiệp Các hãng sản xuất ô tô trứ danh như General Motors, Ford và Chrysler lúc bấy giờ đã cảm thấy khủng hoảng khi rất nhiều chiếc ô tô thiết kế nhỏ gọn, thông minh, tiết kiệm nhiên liệu được sản xuất tại Nhật đã tràn đầy các đường phố Mỹ Năm 1987, Tổng thống Mỹ
Trang 32Ronald Reagan tăng gấp đôi giá các sản phẩm máy tính, TV, thiết bị năng lực nhập khẩu từ Nhật Bản trị giá 300 triệu USD
Nhật Bản đã chọn cách không tấn công trở lại Theo ông Hajime Tamura - Bộ trưởng thương mại quốc tế của quốc gia này, Nhật Bản mong muốn sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống thương mại tự do của thế giới Thay vào đó, họ nghiên cứu và cải tiến để sản xuất những chiếc ô tô hiện đại hơn, bán với giá đắt hơn và duy trì lợi nhuận Và việc Nhật không trả đũa ngay lập tức thể hiện một tầm nhìn rộng hơn
Ô tô Nhật Bản nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã giảm 3% Người tiêu dùng Mỹ
đã phải trả thêm một khoản ước tính bằng 53 tỷ USD do thuế nhập khẩu tăng
mà còn làm suy giảm sự phát triển kinh tế thế giới
Trang 33CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KỲ - TRUNG QUỐC 2.1 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
HOA KỲ - TRUNG QUỐC
Mặc dù là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau và mối quan hệ thương mại khởi sắc từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, song Mỹ và Trung Quốc vẫn tồn tại những tranh chấp và căng thẳng Không phải đến thời tổng thống Donald Trump những mâu thuẫn, xung đột mới như thế mới xuất hiện Ngay trong thời gian đương nhiệm của các vị tổng thống như Bill Clinton, Bush hay tổng thống Barack Obama, sự ngờ vực lẫn nhau giữa hai siêu cường quốc đã tồn tại, căng thẳng, đối đầu về kinh tế, an ninh, chính trị ngày càng leo thang, nhất là trong thời gian gần đây Chúng giống như những ngọn lửa âm ỉ cháy, và ông Trump với những chính sách cứng rắn và mạnh tay hơn hẳn những lãnh đạo tiền nhiệm là cơn gió tràn đến, làm những căng thẳng bùng lên thành cuộc thương chiến mạnh mẽ Cụ thể hơn, chiến tranh thương mại Hoa
Kỳ - Trung Quốc bắt nguồn từ một số lý do nằm ở cả hai quốc gia
2.1.1 Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc tăng mạnh
Tháng 1/1979, Mỹ và Trung Quốc đã tái thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau Sau đó, vào tháng 7, hai nước đã ký hiệp định song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc Cú bắt tay này chính là khởi đầu cho sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ thương mại giữa hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác kinh tế thuộc hàng quan trọng nhất của nhau Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc Trong khi về phía Mỹ, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba, chỉ sau hai nước láng giềng nằm trong NAFTA cùng Mỹ là Canada và Mexico
Tuy nhiên, quan hệ thương mại được thúc đẩy cũng kéo theo những tranh chấp liên quan đến cán cân thương mại Trong những năm trở lại đây, lượng hàng hóa Mỹ nhập từ Trung Quốc tăng đột biến, dẫn đến thâm hụt nghiêm trọng trong xuất khẩu của
Mỹ vào Trung Quốc Theo số liệu từ Trade Map, năm 2017, lượng hàng Mỹ nhập khẩu
từ Trung Quốc lên đến hơn 526 tỷ USD trong khi con số ở chiều ngược lại chỉ gần 130
tỷ USD Cán cân thương mại của Mỹ thâm hụt hơn 396 tỷ USD năm 2017
Hành động áp thuế cao lên các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cho thấy rằng chính quyền Mỹ đang muốn cân bằng cán cân thương mại với Trung Quốc Thuế quan
Trang 34sẽ khiến giá hàng hóa Trung Quốc ở thị trường Mỹ tăng lên, giảm mức độ cạnh tranh so với hàng nội địa Mỹ Người dân Mỹ sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng hóa Mỹ thay vì phải
bỏ ra số tiền cao hơn để mua hàng nhập khẩu Hệ quả này sẽ gây sức ép lên Trung Quốc Nếu muốn chấm dứt tình trạng trên, Trung Quốc sẽ phải tăng mua hàng hóa Mỹ, làm giảm khoản thâm hụt mà Mỹ đang phải chịu
2.1.2 Chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Donald Trump
Trong suốt khoảng thời gian kể từ khi vận động tranh cử đến lúc chính thức nắm quyền điều hành Hoa Kỳ, Tống thống Donald Trump đã luôn cho thấy rõ tư tưởng bảo
hộ của mình Ông đã nỗ lực bằng những hành động cụ thể để mục tiêu “làm nước Mỹ
vĩ đại trở lại” không chỉ là một khẩu hiệu tranh cử đơn thuần Trump đã khiến “nước
Mỹ trên hết” ở cả lĩnh vực an ninh quốc gia, an ninh năng lượng và nhất là thương mại Riêng đối với thương mại, vị tổng thống này đã bảo hộ bằng một loạt các biện pháp làm giảm thâm hụt cán cân thương mại như: quyết định rời khỏi TPP; yêu cầu đàm phán lại các FTA đã có như NAFTA, KORUS để có những điều khoản thuận lợi hơn cho Mỹ; đáp trả các hành động trợ cấp, bán phá giá, thương mại không công bằng gây ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người dân Mỹ Làm bùng phát chiến tranh thương mại với Trung Quốc là một hành động đáp trả như thế Đây là động thái để bảo hộ cho nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranh của hàng Trung Quốc giá rẻ, ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh chóng của hàng hóa Trung Quốc trên đất Mỹ để đảm bảo sức cạnh tranh cho hàng nội địa
2.1.3 Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực công nghệ
Trung Quốc là một quốc gia đầy tham vọng, nhất là trong việc hướng đến vị trí dẫn đầu trong cuộc đua về khoa học công nghệ và công nghệ cao Hàng tỷ USD được Trung Quốc mạnh tay chi vào những dự án phát triển công nghệ cao khi quốc gia này đang cố gắng thoát khỏi hình ảnh một nước chỉ có kỹ thuật thấp, nỗ lực tách mình ra khỏi sự chi phối của các nước sở hữu công nghệ then chốt Hai ví dụ điển hình cho tham vọng này là “Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trong trung và dài hạn giai đoạn 2006 -2020” và chiến lược “Made in China 2025” mở ra con đường phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu
Nếu thành công với những chiến lược trên, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc sẽ có thể tự làm ra những thứ trước đây Trung Quốc không thể
Trang 35sản xuất như người máy, ô tô điện không người lái, máy bay cao cấp, mạng 5G và chiếm ngay ngôi đầu bảng của các doanh nghiệp Mỹ Chính quyền tổng thống Donald Trump chắc chắn nhìn ra khả năng này và sẽ nỗ lực khiến cho kịch bản tươi sáng ấy của Trung Quốc không thể thành hiện thực Thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng Trung Quốc một mặt khiến người dân Mỹ dần quay lại với hàng hóa Mỹ, khiến Mỹ trở nên độc lập hơn, không phụ thuộc vào nhập khẩu Trung Quốc, mặt khác sẽ khiến Trung Quốc phải mất nhiều thời gian để giải quyết và Mỹ tận dụng cơ hội này đẩy mạnh phát triển công nghệ
và củng cố vị thế số một của mình
2.1.4 Trung Quốc đánh cắp công nghệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ
Mặc dù có tham vọng trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ, song trình độ phát triển công nghệ và kỹ thuật sản xuất của Trung Quốc vẫn tồn tại rất nhiều điểm trừ Quốc gia này vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào công nghệ cốt lõi, đòi hỏi kỹ thuật cao của các nước có thế mạnh công nghệ như Hoa Kỳ Đích đến là một siêu cường quốc về công nghệ với Trung Quốc còn một khoảng cách rất dài Chính quyền tổng thống Trump rất bất bình khi cho rằng Trung Quốc đã chọn lối đi tắt, đánh cắp công nghệ cao của Hoa
Kỳ qua những hành vi thương mại không công bằng Chẳng hạn, Trung Quốc bắt buộc các công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ nếu hoạt động tại đất nước này, hoặc nhập khẩu công nghệ cao từ Mỹ, hay lợi dụng việc mua bán sáp nhập với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để có công nghệ cao của họ, thậm chí là đánh cắp chúng Khai hỏa chiến tranh thương mại giống như một lời khẳng định Mỹ không bao giờ đồng ý với việc Trung Quốc chiếm đoạt hay lợi dụng các công nghệ do Hoa Kỳ sở hữu để vượt lên thành cường quốc công nghệ
Chiến tranh thương mại cũng là sự trừng phạt mà Hoa Kỳ dành cho Trung Quốc với thực trạng vi phạm quyền sở hữu không thể cho qua Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc
đã ăn cắp bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công ty của họ Phần mềm sao chép lậu, điện thoại hàng giả, quần áo thời trang hàng nhái,… những sản phẩm mang tên tuổi thương hiệu Hoa Kỳ nhưng sản xuất hàng loạt theo công nghệ Trung Quốc đã khiến Hoa Kỳ thiệt hại không hề nhỏ Một cuộc đối đầu nổ ra thể hiện Hoa Kỳ
sẽ đáp trả quyết liệt với hành vi xấu này
Trang 362.2 CÁC BIỆN PHÁP HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
2.2.1 Các biện pháp Hoa Kỳ thực hiện với Trung Quốc
2.2.1.1 Đánh thuế lên hàng Trung Quốc nhập khẩu
Lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập vào từ Trung Quốc chỉ xếp sau hàng hóa nhập từ Canada và Mexico Vì thế, thuế nhập khẩu là biện pháp chính và đầu tiên mà Hoa Kỳ
áp dụng để tạo sức ép về phía Trung Quốc Tổng thống Trump và cộng sự đã tính toán các mức thuế để áp dụng với hàng Trung Quốc vào Hoa Kỳ Ban đầu là gói thuế 50 tỷ USD (với hai đợt 16 và 34 tỷ USD), sau đó là gói thuế áp lên lượng hàng Trung Quốc lên tới 200 tỷ USD Thậm chí, ông Trump còn đe dọa đánh thuế đối với 267 tỷ USD và
áp vào mọi loại hàng hóa Hoa Kỳ mua của Trung Quốc Ông coi đây là biện pháp tác động mạnh nhất tới Trung Quốc Thuế quan khiến các nhà nhập khẩu buộc phải tính thuế vào giá hàng hóa để đảm bảo lợi nhuận, khiến giá hàng hóa đội lên đáng kể so với lúc chưa bị đánh thuế, trở nên kém hấp dẫn hơn hàng nội địa và bị khách hàng quay lưng Áp lực khổng lồ mà thuế nhập khẩu liên tiếp tạo ra buộc Trung Quốc phải mua thêm nhiều hàng hóa của Mỹ nếu không muốn căng thẳng leo thang
2.2.1.2 Khiếu nại lên WTO về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong nửa cuối năm 2018, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã tiến hành điều tra về các chính sách, điều luật để làm rõ việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, áp đặt các điều khoản bất lợi, buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ Sau khi kết quả được công bố, USTR đã gửi lên WTO yêu cầu tham vấn với các hành động của Trung Quốc Sử dụng biện pháp này, Hoa Kỳ đã sử dụng đến luật pháp để trừng trị hành vi vi phạm luật pháp, buộc Trung Quốc không thể lảng tránh và tiếp diễn
vi phạm bản quyền Thực tế, đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ nhờ đến tiếng nói của WTO để tố cáo hành vi của Trung Quốc Năm 2009, nước này cũng từng đệ đơn lên WTO để kiện Trung Quốc với lý do tương tự Tới nay, khi chiến tranh thương mại chính thức diễn ra, biện pháp này lại một lần nữa được Hoa Kỳ áp dụng để buộc Trung Quốc nhượng bộ
2.2.1.3 Hạn chế đầu tư của Trung Quốc
Bên cạnh việc báo cáo hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ lên WTO, Hoa Kỳ cũng đã đề ra các quy định để dễ dàng thắt chặt
Trang 37kiểm soát hành vi đầu tư của Trung Quốc Cụ thể, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực công nghệ Saleha Mohsin và Jenny Leonard (2018) có bài viết trên Bloomberg cho biết ở thời điểm tháng 6/2018, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đang lên kế hoạch tăng cường kiểm tra các khoản vốn mà Trung Quốc rót vào các ngành công nghiệp nhạy cảm của Hoa Kỳ theo luật khẩn cấp, đưa cuộc chiến thương mại của Washington với Bắc Kinh vào một giai đoạn không thể đảo ngược Theo kế hoạch, Nhà Trắng sẽ sử dụng một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất để công bố đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Hoa Kỳ liên quan đến các phương tiện sử dụng nhiên liệu mới, rô bốt và hàng không vũ trụ - một mối đe dọa đến kinh tế và an ninh quốc gia [17]
Công nghệ cao là ngành sản xuất thế mạnh của Hoa Kỳ và cũng là lĩnh vực Hoa
Kỳ cho là nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia Bởi thế, trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã ra sức bảo vệ ngành này, nhất là khi Trung Quốc có nhiều hành động mang tính xâm phạm đến nó Khi đã nhiều lần cảnh báo và kiện tụng nhưng thực trạng này vẫn tiếp diễn, Hoa Kỳ buộc phải có biện pháp mạnh để ngăn chặn khả năng gian lận của Trung Quốc ngay từ đầu Không thể phủ nhận rằng khi nhận đầu tư từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể tiếp cận nguông vốn cũng như người lao động sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm Tuy nhiên, Hoa Kỳ rõ ràng đã tính đến những ảnh hưởng dài hạn Hoa Kỳ thà chấp nhận hy sinh những khoản đầu tư từ các quốc gia khác, nhất là từ Trung Quốc chảy vào, còn hơn là nhận đầu tư để rồi bị nước này lợi dụng các ý tưởng,
sự sáng tạo công nghệ quan trọng do người Mỹ phát minh ra Nói cách khác, Trung Quốc chỉ mất một khoản để đầu tư theo kiểu liên doanh, mua bán sáp nhập với các doanh nghiệp Hoa Kỳ rồi buộc họ chuyển giao công nghệ là đã có được những công nghệ quan trọng của Hoa Kỳ mà họ chưa đủ năng lực tự làm ra Và Hoa Kỳ đã dùng cách cắt giảm dòng vốn vào từ Trung Quốc để ngăn chặn từ đầu kế hoạch này
Công nghệ là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ quyết định tiến đến chiến tranh thương mại Bởi thế ngăn đầu tư Trung Quốc để bảo vệ tài sản công nghệ, tài sản trí tuệ và an ninh quốc gia là một biện pháp Hoa Kỳ đem ra đối đầu với Trung Quốc Đây là biện pháp giúp Hoa Kỳ gây áp lực đáng kể về phía Trung Quốc vì nó đã gây trở ngại cho việc thực hiện tham vọng trở thành quốc gia đầu ngành công nghệ của Trung Quốc
Trang 382.2.1.4 Lôi kéo đồng minh
Mặc dù là siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới hiện nay, Hoa Kỳ vẫn tìm kiếm cho mình lực lượng đồng minh để củng cố sức mạnh trong cuộc đối đầu về thương mại với Trung Quốc Trước hết, đó là hai người hàng xóm vùng Bắc Mỹ Sau khi chỉ trích NAFTA cướp đi cơ hội việc làm của người dân Mỹ, tổng thống Donald Trump ngỏ
ý đàm phán lại hiệp định này với hàng loạt các điều khoản sửa đổi mà ông cho rằng sẽ công bằng hơn với Hoa Kỳ Cuối cùng, sau nhiều vòng đàm phán gian nan cùng nhiều nhượng bộ đến từ Mexico và Canada, ngày 30/11/2018, ba nước đã cho ra đời USMCA xây dựng trên nền móng của NAFTA Đặc biệt USMCA đặt ra ranh giới rõ ràng về việc các thành viên không được ký hiệp định với các nước hoạt động với nền kinh tế phi thi trường Quốc gia nào bước qua ranh giới đó sẽ phải rút khỏi USMCA và hai nước còn lại sẽ có quan hệ song phương
Hoa Kỳ còn cố gắng đàm phán các thỏa thuận với Nhật Bản và EU Theo David Lawder và Karen Freikerd (2018) đưa tin trên Reuter, Mỹ đang trong bước đầu đàm phán với Nhật Bản và EU để giảm thuế và các hàng rào pháp lý và nỗ lực giảm khoản thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với ô tô và các hàng hóa khác Nếu EU và Nhật Bản ký với Mỹ các điều khoản tương tự thỏa thuận mới giữa Mỹ - Mexico – Canada (USMCA), đó sẽ là dấu hiệu cho thấy họ ủng hộ Washington trong việc cố gắng gây sức
ép lên Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong việc thay đổi các chính sách kinh tế chính yếu [20]
Không những thế, tháng 9/2018, Mỹ cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do Hoa
Kỳ -Hàn Quốc sửa đổi (KORUS) Điều đó nghĩa là nước này lại có thêm một đồng minh
và cuộc thương chiến với Trung Quốc lại có thêm một nước về phe Hoa Kỳ
2.2.2 Các biện pháp Trung Quốc thực hiện với Hoa Kỳ
2.2.2.1 Áp thuế trả đũa lên hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ
Đáp trả mức thuế nhập khẩu hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, Trung Quốc đã đánh thuế trả đũa với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, mạnh nhất là nông sản Có thể nói thuế quan không phải là vũ khí lợi hại nhất của Trung Quốc trong cuộc thương chiến này bởi lượng hàng Trung Quốc mua của Hoa Kỳ ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ nhập từ Trung Quốc và Hoa Kỳ đe dọa sẽ tăng thuế cao hơn với danh sách nhiều hơn các sản phẩm đến từ Trung Quốc Nếu như vậy, giá hàng hóa trong nước tăng cao,
Trang 39nhất là nông sản, nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi và Trung Quốc cũng chịu thiệt hại
từ thuế nhập khẩu Đó là chưa kể ông Trump là một người khá ưa thích các đòn thuế và việc Trung Quốc đáp trả băng thuế có khả năng sẽ khiến chính quyền ông Trump có những đòn thuế cứng rắn hơn Do vậy, thuế nhập khẩu vẫn được đem ra sử dụng nhưng hiệu quả của nó sẽ không bằng những phương pháp khác
2.2.2.2 Khiếu nại lên WTO về chính sách thuế của Hoa Kỳ
Từ khi chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc nổ ra cho đến nay, Trung Quốc đã hai lần tìm đến WTO để đòi hỏi sự công bằng Lần thứ nhất, đó là sau khi Mỹ
áp dụng mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm để cáo buộc Mỹ đã có hành vi bảo
hộ thương mại nội địa Lần tiếp theo là khi Mỹ áp 25% thuế nhập khẩu bổ sung lên gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ có vai trò rất lớn trong WTO song nước này vẫn đem vụ việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng nhập khẩu lên WTO để khiếu kiện vì WTO có chức năng giải quyết tranh chấp cho các nước thành viên và Trung Quốc cho rằng WTO cần phải giải quyết hành động áp thuế của Hoa Kỳ - hành động thể hiện sự phân biệt với Trung Quốc, đi ngược lại xu thế thương mại tự do chung của thế giới
2.2.2.3 Biện pháp hành chính
Nếu thuế nhập khẩu không đem lại hiệu quả thực sự trong việc tạo ra sức ép với
Mỹ, kiện tụng lên WTO xem ra cũng không khả thi hơn do Mỹ có vai trò rất lớn trong
tổ chức này, Trung Quốc còn có trong tay hàng loạt các biện pháp hành chính khiến các doanh nghiệp Mỹ thật khó để vận hành và sản xuất một cách trơn tru Trung Quốc vốn nổi tiếng là thị trường khó tiếp cận bởi việc tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu công bằng khi các công ty nội địa được ưu ái, trong khi doanh nghiệp nước ngoài lại vướng phải rào cản thủ tục khá lớn Các nhà cầm quyền tại Trung Quốc có thể đề ra yêu cầu cao để được cấp phép hoạt động, liên tiếp mở các cuộc điều tra về an toàn sử dụng, an toàn y tế, an toàn lao động và sức khỏe người tiêu dùng, chậm làm thủ tục hải quan nhập khẩu,…Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động tại Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thất về tiền bạc, thời gian khi gặp những trở ngại này Đặc biêt, với phong cách làm việc rõ ràng và
ưa sự nhanh nhẹn, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể e ngại nhiều hơn
Trang 402.2.2.4 Lôi kéo đồng minh
Trung Quốc hoàn toàn không khoanh tay đứng nhìn và tự đưa mình vào thế bị cô lập khi Hoa Kỳ ra sức kêu gọi các đồng minh Catherine Wong (2018) có bài viết trên South Morning Post đưa tin Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Canada kêu gọi Ottawa hợp tác với Trung Quốc trong việc thúc đẩy hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Canada Hành động của Bắc Kinh chỉ diễn ra vài ngày sau kết quả đàm phán USMCA [28] Qua đây, có thể thấy Trung Quốc cũng nhận ra Canada và Mexico đã phải nhượng bộ nhiều khi đàm phán lại NAFTA với Hoa
Kỳ Trung Quốc muốn lợi dụng điểm này để kéo người láng giềng của Hoa Kỳ về chiến tuyến của mình để có thêm sự ủng hộ
Trung Quốc cũng bày tỏ ý muốn hợp tác với Nhật Bản khi ông Tập Cận Bình gặp
gỡ Thủ tướng Shinzo Abe Ngoài ra, nước này cũng có thể hợp tác với Brazil để chủ động tìm nguồn cung đậu nành, giảm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước và có thể mạnh tay hơn trong các đòn thuế đáp trả lại Hoa Kỳ
2.2.2.5 Hạn chế lượng khách du lịch và du học sinh sang Mỹ
Các thương hiệu Nhật Bản từng phải đối mặt với sự suy giảm tới 32% doanh số bán ra sau 12 tháng do bị người Trung tẩy chay để phản ứng với sự việc tranh chấp đảo Senkaku (Điếu Ngư) giai đoạn 2012 – 2013 Năm 2017, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hóa Hàn Quốc nhất là Lotte cũng phải chịu những tác động tương tự khi Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Hàn sau sự kiện Hàn chấp nhận thiết đặt hệ thống tên lửa do Mỹ sản xuất Tuy nhiên, chiêu tẩy chay hàng hóa vẫn chưa được nước này sử dụng chính thức và trên diện rộng trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ
Stephen Vines (2018) có bài viết trên South Morning Post chỉ ra rằng nếu việc tẩy chay các thương hiệu Hoa Kỳ thực sự được tiến hành, nó sẽ chủ yếu tác động đến các tập đoàn Trung Quốc đang điều hành các công ty nhượng quyền của Hoa Kỳ hoặc liên doanh với các công ty Hoa Kỳ Chẳng hạn như McDonald’s, một thương hiệu thành công thấy rõ nhất ở Trung Quốc được hợp tác hoạt động trên đại lục cùng tập đoàn Evergrande, KFC được điều hành bởi Yum China Holdings Và Starbucks hãng đã phải chịu sự sụt giảm doanh số mà không liên quan tới tẩy chay nào, gần đây đã thành lập liên kết với tập đoàn Alibaba để tạo điều kiện cho dịch vụ giao hàng [27] Vì thế, tẩy