Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.2. Quan hệ kinh tế giữa việt nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc

3.2.1. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ

3.2.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995.

Hai nước cũng đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13/7/2000. Hiệp định có hiệu lực ngày 10/12/2001. Đây đều là những cột mốc quan trọng, đánh dấu những bước tiến và sự thành công trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia kể từ sau thời gian dài Mỹ cấm vận Việt Nam bắt đầu năm 1975.

Hiệp định Thương mại song phương đi vào hiệu lực đã thúc đẩy hai nước hợp tác sâu

và toàn diện ở nhiều lĩnh vực khác. Các hiệp định hợp tác về dệt may, hàng không, kỹ thuật, nông nghiệp cũng lần lượt được hai bên thỏa thuận và ký kết. Thành quả là giao thương giữa hai nước phát triển mạnh mẽ. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng từ 2001 cho đến nay.

Biểu đồ 3.1: Xuất nhập khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2010 -2018 (Nguồn: Tổng cục Hải quan) [7]

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ 32 của Hoa Kỳ. Theo số liệu của Trade Map, năm 2017, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ khối lượng hàng hóa trị giá 41.655.582 nghìn USD và nhập khẩu từ thị trường này 9.176.967 nghìn USD. Việt Nam liên tục thặng dư cán cân thương mại với Hoa Kỳ từ năm 2000 cho đến nay. Tính riêng năm 2017, Việt Nam thặng dư 32.478.615 nghìn USD so với Mỹ.

Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai thị trường mang tính bổ trợ và khá hợp lý với thế mạnh và tình hình sản xuất của hai nước. Sở hữu thị trường lao động dồi dào, nước ta xuất khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng gia công, sử dụng nhiều sức lao động như thiết bị điện và linh kiện điện tử, hàng may mặc và phụ kiện quần áo, da giày, nội thất, nông sản,… Về phía Hoa Kỳ, với thế mạnh về công nghệ sản xuất hiện đại, Hoa Kỳ xuất vào thị trường Việt Nam các loại hàng hóa như máy móc điện tử, thiết bị cơ khí, các thiết bị

quang học, thiết bị đo lường kiếm tra, thiết bị y tế,… Ngoài ra, Hoa Kỳ còn xuất khẩu sang Việt Nam bông, các loại hoa quả và hạt ngũ cốc, dược liệu.

Việt Nam thường xuyên tổ chức các triển lãm hàng hóa, hội chợ xúc tiến thương mại, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xuất nhập khẩu với các đối tác Hoa Kỳ,… các hoạt động giống như cầu nối giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

Nổi bật trong năm 2018 phải kể đến Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia do Bộ Công Thương phê duyệt. Thực hiện chương trình này, Cục xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành nghề, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã thành lập nhiều Đoàn giao dịch thương mại, giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá hàng hóa Việt trên đất Mỹ.

Cho đến nay, Việt Nam chưa ký kết FTA với Hoa Kỳ. Việc này vẫn còn là điều mà nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới. Cho dù vậy, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn đang ngày càng phát triển. Cả hai đều là những đối tác quan trọng của nhau với số lượng các cuộc giao thương ngày một tăng lên.

3.2.1.2. Quan hệ đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ là hai quốc gia có tiềm năng hợp tác đầu tư rất lớn. Việt Nam cũng đã có dự án và số vốn nhất định đổ vào Hoa Kỳ nhưng chắc chắn không thể cao bằng nước này rót vốn vào Việt Nam. Hoa Kỳ hiện nay nằm trong số các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam khi số dự án và tổng vốn đăng ký cấp mới không ngừng tăng, ngày càng có thêm nhiều dự án được tăng vốn và cả việc đầu tư với hình thức mua vốn cổ phần cũng liên tục tăng với lượng cổ phần được mua lại rất lớn.

Bảng 3.1: Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài quý I năm 2019 theo đối tác (Tính từ 01/01/2019 đến 20/3/2018)

Đối tác

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượt dự án

tăng vốn

Vốn đăng ký

tăng thêm (triệu USD)

Số lượt góp vốn

mua cố phần

Giá trị góp vốn

mua cổ phần

Tổng số vốn đăng ký

(triệu USD) Hồng

Kông 69 456,44 15 42,30 28 3908,59 4407,33

Singapore 51 690,75 17 308,50 129 462,02 1461,27 Hàn

Quốc 222 547,31 97 388,49 509 381,35 1317,15 Trung

Quốc 137 723,18 28 77,73 272 199,66 1000,57

Nhật Bản 102 471,55 53 131,58 139 96,89 700,02 British

Virgin Island

10 207,29 5 10,04 20 222,74 440,07

Đài Loan 34 197,45 14 107,25 140 78,59 383,30

Thái Lan 8 106,75 3 11,18 37 61,19 179,12

Hoa Kỳ 28 86,67 3 32,97 62 21,48 141,12

Samoa 10 100,4 8 22,33 7 16,21 138,94

(Nguồn: Tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài) [3]

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất và cũng là nhà đầu tư lớn nhất trên thế giới hiện nay. Ở thị trường Việt Nam, nếu nhìn vào bảng này, có thể thấy số dự án cũng như số vốn Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường Việt Nam vẫn còn ít hơn các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,… rất nhiều. Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam cũng ít hơn so với đâu tư vào các quốc gia ASEAN khác bởi các nhà đầu tư Hoa Kỳ vẫn còn không chắc chắn về tính minh bạch, các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ của Việt Nam.

Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu là vào các ngành công nghệ, hàng tiêu dùng, thực phẩm – những lĩnh vực mà Việt Nam đang hút vốn FDI hiện nay. Các dự án mà Hoa Kỳ mang tới đều có giá trị lớn và chất lượng cao. Tiêu biểu là Coca Cola sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài đã liên tục phát triển các nhà máy ở Hà Nội,

Đà Nẵng, Sài Gòn; hay IBM Việt Nam cũng 100% vốn nước ngoài từ khi được đầu tư đã cung cấp hàng loạt sản phẩm công nghệ thông tin chất lượng cao; gần đây hơn là Intel, Microsoft với những nhà máy lớn ở Bắc Ninh. Các dự án Mỹ mang tới cho Việt Nam có chất lượng, giá trị cao nhưng số lượng còn khiêm tốn so với những nhà đầu tư của khu vực. Việc thúc đẩy đầu tư của Mỹ vào Việt Nam và có nhiều hơn dự án chất lượng vẫn rất cần chính phủ và doanh nghiệp cố gắng nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)