Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

3.3.1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam

3.3.1.2. Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài

Giá cả tăng cao và việc ngày càng có nhiều lo ngại về sự không chắc chắn của thị trường là hai hệ quả của chiến tranh thương mại mà các nhà đầu tư vào hai thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc thấy rõ nhất. Trước hết, nói về sự tăng lên của giá hàng hóa, đây là điều chắc chắn xảy ra do người nhập khẩu đã cộng khoản thuế nhập khẩu vào giá hàng hóa. Những doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào nằm trong danh sách chịu thuế nhập khẩu cao sẽ chịu tổn thất khi giá nguyên liệu tăng lên và lợi nhuận

giảm đi. Nếu họ tăng giá để bù lại khoản lợi nhuận mất đi, khách hàng sẽ sớm quay lưng và chọn các sản phẩm khác. Thứ hai, chiến tranh thương mại chưa kết thúc cũng làm dấy lên những nghi ngờ về tính bất ổn của thị trường. Các nhà đầu tư rót vốn vào hai thị trường này khó có thể dự đoán về những khoản thuế gia tăng hay những thay đổi chính sách từ phía chính quyền Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. Vì thế, để đảm bảo lợi nhuận, nhiều chủ đầu tư tìm đến giải pháp dịch chuyển đầu tư sang các thị trường khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.

Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để trở thành thị trường nhận được các khoản đầu tư này vì các lý do:

Việt Nam đã tham gia vào các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam đã ký FTA song phương với Nhật Bản (VJEPA), Chile (VCFTA), Hàn Quốc (VKFTA). Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng được hưởng lợi ích từ việc được loại bỏ phần lớn các rào cản thương mại khi ASEAN tham gia FTA với Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJCEP), Úc và New Zealand (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia VN – EAEU FTA với các đối tác Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Không những thế, Việt Nam và Liên minh châu Âu EU cũng đã kết thúc đàm phán EVFTA và cả hai đang nỗ lực đẩy nhanh việc phê chuẩn hiệp định này. Đặc biệt, Việt Nam còn là thành viên của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và có cơ hội hợp tác với 11 nền kinh tế trong điều kiện được gỡ bỏ thuế quan. Với những thuận lợi có được từ các thỏa thuận, các hiệp định tự do thương mại, Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong tương lai, Việt Nam có thể đón nhận thêm nhiều dòng vốn vào, các nhà máy, dự án của những chủ đầu tư muốn tận dụng lợi thế về thuế quan mà Việt Nam sở hữu.

Chi phí sản xuất tại Việt Nam tương đối rẻ. Về lực lượng lao động, Việt Nam có quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi lao động cao, đảm bảo cung cấp đủ nhân công cho các dự án trong nước và nước ngoài. Chi phí lao động ở Việt Nam tương đối rẻ so với các nước trong khu vực ASEAN.

Bảng 3.3: Mức lương tối thiểu hàng tháng của các nước ASEAN ASEAN Minimum Wages

2017 Minimum

Wages (Local currency/

month)

2017 Minimum

Wages (USD/

month)

2018 Revised Minimum

Wages (Local currency/

month)

2018 Revised Minimum

Wages (USD/

month)

Status

Vietnam 2.580.000 to 3.750.000

114.29 to 166.13

2.760.000 to 3.980.000

122.27 to 176.31

In effect 1st January 2018

Philipines 7290 to 15.360

140.26 to 195.53

7680 to 9300

147.76 to 178.94

In effect 25th January 2018 Thailand 9000 to

9300

285.39 to 294.40

9240 to 9900

293 to 313.39

In effect 1st April 2018 Malaysia 920 to

1000

233.83 to 254.16

Same as 2017

Same as 2017

Government working on revised rates

for 2018

Cambodia 612000 153 680000 170 In effect 1st

January 2018 Indonesia 1,337,745

to 3,355,750

99.80 to 250.35

1,560,000 to 3,920,000

109.20 to 274.40

In effect 1st January 2018

Laos 900000 108 1200000 144 Under

consideration

Myanmar 108000 81 144000 108 Under

consideration Exchange rate as of 13th Feb, 2018

(Nguồn: Vietnam Briefing) [14]

Như vậy dù mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam năm 2018 đã tăng so với năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn lương tối thiểu của người lao động các nước khác, chỉ nhỉnh hơn của Indonesia và Myanmar. Các chi phí khác như chi phí xăng dầu, điện nước ở Việt Nam cũng thấp hơn các quốc gia khác. Theo GlobalPetroPrices.com, giá điện của Việt Nam năm 2018 là 0,07 USD/ kWh, trong khi ở Indonesia là 0,1 USD/

kWh, ở Thái Lan là 0,11 USD/ kWh và ở Philipines là 0,19 USD/ kWh. Chi phí sản xuất rẻ khiến lợi nhuận tăng. Điều này làm nhiều nhà đầu tư có kế hoạch đổ vốn vào thị trường Việt.

Nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi. Việt Nam luôn duy trì được tình hình chính trị ổn định, không có các vụ khủng bố, xung đột,… đầy rủi ro như nhiều quốc gia khác. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm cả về thương mại và đầu tư. Đặc biệt, chính phủ Việt Nam có nhiều quy định, chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi trong giá thuê đất đai, mặt bằng, không giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong công ty đại chúng,…Điều này đã tạo sự tin tưởng và quan tâm của các nhà đầu tư với thị trường Việt Nam.

Vị trí địa lý: Việt Nam là cửa ngõ của ASEAN, gần kề Trung Quốc nên nhiều nhà đầu tư có ý định dịch chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nước này đã tỏ ra quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài phục vụ ngành đánh bắt, khai thác và chế biến hải sản; khí hậu phân hóa đa dạng phù hợp phát triển nông nghiệp, trở nên hấp dẫn với các chủ đầu tư muốn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)