Một số cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC QUỐC GIA

1.5. Một số cuộc chiến tranh thương mại trong lịch sử

Năm 1854, Mỹ đã ký hiệp ước đối ứng Hoa Kỳ - Canada đối với hầu hết các nguyên liệu thô và nông sản của Canada, đặc biệt là gỗ và lúa mì. 21% thuế áp dụng với tài nguyên thiên nhiên nhập khẩu vào Mỹ đã được căt giảm. Đổi lại, người Mỹ được trao quyền đánh bắt cá ở ngoài khơi bờ Đông.

Sau hiệp ước, Canada có một sự tăng trưởng lớn với khối lượng nhập khẩu vào Mỹ. Hàng hóa của Mỹ đối mặt với sự cạnh tranh lớn với hàng nhập khẩu. Sau hơn 10

năm, vào năm 1866, Mỹ đã bãi bỏ hiệp định này. Năm 1879, Canada đáp trả bằng cách tăng thuế nhập khẩu lên hàng Mỹ khiến hàng loạt các công ty của Mỹ đã chuyển nơi sản xuất sang Canada nhằm bớt đi các khoản thuế này.

Năm 1890, đảng cộng hòa tại Mỹ thông qua chính sách bảo hộ McKinley Tariff, tăng thuế nhập khẩu lên đến gần 50% để bảo vệ các công ty của Mỹ khỏi sự cạnh tranh với công ty nước ngoài. Nhưng mức thuế này vẫn chưa cao bằng mức 52% khi chính sách bảo hộ Dingley Tariff được thông qua năm 1897. Canada cũng không khoanh tay đứng nhìn mà đã tăng gấp đôi các khoản thuế và thắt chặt quan hệ thương mại với Anh hơn là Mỹ. Căng thẳng cuộc chiến thương mại kéo dài cả thế kỷ. Chỉ đến khi Hiệp định tự do Bắc Mỹ NAFTA được ký kết, mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia mới được hàn gắn.

1.5.2. Chiến tranh Smoot Hawley

Nói đến chiến tranh thương mại, một sự kiện vô cùng quan trọng nhất định phải nhắc đến là việc đạo luật Smoot Hawley được thông qua vào năm 30 của thế kỷ XIX.

Tháng 6 năm 1930, Tổng thống Mỹ Herbert Hoover đã thông qua Dự luật thuế quan 1930 (hay còn gọi là đạo luật Smoot Hawley) chính thức trở thành luật. Ngay lập tức, nó đẩy mức thuế mà Mỹ áp dụng với hàng trăm sản phẩm lên rất cao với không chỉ các sản phẩm nông nghiệp mà gần 900 mặt hàng, đưa mức thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa nhập vào Mỹ lên tới 45%, đồng thời đánh thuế hơn 20.000 sản phẩm từ đường, trứng đến quần áo,…

Việc Trump áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia và chỉ áp thuế cao đối với hàng trăm sản phẩm từ Trung Quốc có lẽ chưa thấm tháp vào đâu so với việc đạo luật Smoot Hawley đưa ra mức thuế chót vót với gần 900 sản phẩm từ mọi quốc gia.

Điều này có nghĩa là nếu Mỹ cần các sản phẩm để tiêu dùng hoặc nguyên liệu sản xuất đầu vào mà không thể nhập từ Trung Quốc do thuế cao thì Mỹ vẫn có cơ hội để mua chúng từ các quốc gia khác nhưng ở thời điểm 1930 thì không thể.

Đạo luật được thực thi đã khiến cho nhiều đối tác kinh tế lớn với Mỹ đã đồng loạt có những biện pháp trả đũa. Canada trả đũa bằng cách áp các thuế mới lên 16 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Italy không còn nhập khẩu ô tô của Mỹ và tăng thuế đánh vào các sản phẩm nhập của Mỹ khiến giá trị xuất khẩu của Mỹ vào quốc gia này ở năm 1928 là 211 triệu USD thì đến năm 1932 chỉ còn 58 triệu USD.

Với các hành động trả đũa đồng thời đến từ nhiều quốc gia, nền kinh tế Mỹ đã có những suy giảm nghiêm trọng: Nhập khẩu giảm từ 4,4 tỷ USD (1929) xuống còn 1,5 tỷ (1933); Xuất khẩu giảm từ 5,4 tỷ USD (1929) xuống còn 2,1 tỷ USD (1933); GNP giảm từ 103,1 tỷ USD xuống còn 55,6 tỷ USD từ năm 1929 đến 1933.

Đạo luật và các suy giảm trầm trọng này chỉ kết thúc vào năm 1934, sau khi Franklin Delano Roosevelt lên làm tổng thống và có những nỗ lực đối với việc giảm thuế nhập khẩu.

1.5.3. Chiến tranh thương mại Anglo – Irish (1932 – 1938)

Đây là cuộc chiến tranh trả đũa giữa nhà nước tự do Ireland với Vương Quốc Anh, diễn ra từ năm 1932 đến 1938.

Ireland khi mới độc lập đã tìm cách tách khỏi lãnh thổ cũ và khuyến khích phát triển công nghiệp bản địa thông qua chính sách bảo hộ mậu dịch, chủ yếu nhắm vào Anh. Và tất nhiên, Anh đã có động thái trả đũa. Anh yêu cầu hoàn trả các niên khoản đã được cấp cho nông dân Ireland dưới thời họ cai trị. Tuy nhiên, chính phủ Ireland từ chối bồi hoàn cho Anh khoản tiền này. Điều đó dẫn đến việc Anh áp dụng mức thuế 20% để cố gắng lấy lại tiền. Ireland cũng áp một khoản thuế tương đương lên hàng hóa nhập khẩu từ Anh.

Sự khó khăn do chiến tranh thương mại đã tác động mạnh mẽ lên nông dân Ireland. Gia súc của họ không thể bán được nên họ chẳng còn cách nào khác ngoài giết thịt chúng. Năm 1935, hai bên đã đàm phán một phần đối với các sản phẩm than và gia súc,.. tương đương với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Anh và Ireland cho nhau. Tuy nhiên, Ireland vẫn tiếp tục chính sách bảo hộ mạnh mẽ vào những năm 1950 dẫn đến việc kìm hãm sự tăng trưởng thương mại và một tỷ lệ di dân cao không có dấu hiệu chậm lại cho tới năm 1960.

1.5.4. Chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật Bản 1987

Những năm 80 của thế kỷ XIX, Mỹ tuy đã ở vị trí hàng đầu trong nền kinh tế nhưng vẫn gặp phải sự cạnh tranh từ Nhật Bản, đặc biệt là hàng công nghiệp. Các hãng sản xuất ô tô trứ danh như General Motors, Ford và Chrysler lúc bấy giờ đã cảm thấy khủng hoảng khi rất nhiều chiếc ô tô thiết kế nhỏ gọn, thông minh, tiết kiệm nhiên liệu được sản xuất tại Nhật đã tràn đầy các đường phố Mỹ. Năm 1987, Tổng thống Mỹ

Ronald Reagan tăng gấp đôi giá các sản phẩm máy tính, TV, thiết bị năng lực nhập khẩu từ Nhật Bản trị giá 300 triệu USD.

Nhật Bản đã chọn cách không tấn công trở lại. Theo ông Hajime Tamura - Bộ trưởng thương mại quốc tế của quốc gia này, Nhật Bản mong muốn sẽ không gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống thương mại tự do của thế giới. Thay vào đó, họ nghiên cứu và cải tiến để sản xuất những chiếc ô tô hiện đại hơn, bán với giá đắt hơn và duy trì lợi nhuận. Và việc Nhật không trả đũa ngay lập tức thể hiện một tầm nhìn rộng hơn.

Ô tô Nhật Bản nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã giảm 3%. Người tiêu dùng Mỹ đã phải trả thêm một khoản ước tính bằng 53 tỷ USD do thuế nhập khẩu tăng.

Tóm tắt chương 1

Như vậy, có thể thấy rằng chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc không phải cuộc thương chiến duy nhất và lớn nhất từ trước đến nay. Trước đây, trên thế giới đã nổ ra nhiều cuộc chiến tranh thương mại giữa các siêu cường khác. Tuy nhiên, tất cả những cuộc thương chiến này đều bắt nguồn từ một số những nguyên nhân cơ bản và các nước tham chiến nhìn chung đều sử dụng những biện pháp như đã phân tích phía trên. Và dù diễn ra trong thời kỳ nào, chiến tranh thương mại cũng gây nên những tác động tiêu cực, làm tổn thương đến không chỉ nền kinh tế của các nước trực tiếp đối đầu mà còn làm suy giảm sự phát triển kinh tế thế giới.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh doanh quốc tế: Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, cơ hội và trách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)