1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam

158 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG THANH HAI

THONG DIEP VE TRACH NHIEM XA HOI CUA

DOANH NGHIEP TRONG BOI CANH COVID-19

LUẬN VAN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG THANH HAI

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng nghiên cứu

Mã số: 8320101.01

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ HỌC

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn

PGS.TS Nguyén Thi Thanh Huyén TS Pham Hai Chung

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Phạm Hải Chung.

Nội dung về số liệu, đánh giá, phân tích, nhận xét và nghiên cứu nêu trong luận

văn hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bồ trên bất cứ bài

báo, nghiên cứu nào trước đây.

Luận văn kế thừa có chọn lọc, các trích dẫn những công trình nghiên cứu liên quan

đến đề tài.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Đặng Thanh Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xuyên suốt quãng thời gian thực hiện luận văn, tôi đã gặp không ít khó khăn vàthử thách, từ việc tìm hiểu tài liệu, tới thực hiện khảo sát, phân tích nội dung déhoàn thiện đầy đủ nghiên cứu May mắn trên chặng đường ấy tôi luôn có sự đồng

hành, ủng hộ và giúp đỡ từ các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo công tác tại Viện

Đào tạo Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội Các thầy cô đã truyền tải những kiến thức quý báu tới tôitrong suốt quá trình học Đại học và Cao học, cũng như luôn tạo điều kiện để tôihoàn thành luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Tiến sĩ Phạm HảiChung - giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện luận văn Ngay từ những ngày đầu tiênbắt tay vào làm, cô đã tận tình chỉ bảo, góp ý và tiếp thêm nhiều động lực cho tôi,

đó là điều tôi luôn trân trọng.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều để

tôi hoàn thành luận văn.

Trong khoảng thời gian nghiên cứu hạn chế, chắc chan luận văn còn nhiều điềuthiếu sót, cần bổ sung và chỉnh sửa, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô,bạn bè, đồng nghiệp dé luận văn ngày càng được hoàn thiện tốt hơn.

Cuối cùng, bài luận văn là lời tri ân sâu sắc gửi tới ông ngoại tôi - người thầy đãdạy tôi những con chữ đầu tiên trong đời.

Tôi xin chân thành cảm on!

Học viên

Đặng Thanh Hải

il

Trang 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU œ5 <5 555 S5 5 91 519959599 5584 958% 83.1 Muc Eich nghién CUCU ne.ee &S208 2.18 na Ố.Ố.ỐỐ 8

4 Đối tượng, phạm vi nghiên €Ứu: s e °s° 5° se se ssessessess=seeseesessessese 94.1 Đối tượng nghiÊH CÚI - 5-5 S5 St‡E‡E‡EEEEEEEEEEE121111211111 1111.11.1111 xe 9

7.1 Ý nghĩa lý WGI voescecsesscescessessesssessessessssssessessessecssessessesssssessessessesssessessesseesseeseesess 12

7.2 Ý nghĩa thực tien cecccccccccessesscsssessessessssssessecssssessessessusssessessecsssssessessesssessessecsessses 12

8 Bố cục luận văn s- << se se sEEsESsESsESeEsEsE5EE5E25E250350350393888 52s x2 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN LIÊN QUAN TỚI DE TÀI 14

1.1 Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài . -s-s©csecss=ssesse 14LLL an ẽe eee.< 14

II) Git Die nh 20BÍ“? n6 nnnố Ỏ 23

il

Trang 6

1.1.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiỆD cà St hihteiterrssreeersserses 24

IRXS°9 5 — 30

1.2 Vai trò của báo chí trong việc truyền tải thông điệp trách nhiệm xã hội của

doanh ng hiỆD << 5< 9 9.90 0.00 0010000009600 33

1.3 Yêu cầu về nội dung và hình thức -s-s°ssssssesssessessessessessesse 35

I8 VE NGi AUG an aẽ na na 3ó1.3.2 Ve Wirth that nan nen ‹«4ájäă 37TIỂU KET CHƯNG 1 o eessssssssssssssssscnssccsseccsssccsscscsssssssssssnsesessecssseeesneessnessnsessseees

CHUONG 2 THUC TRANG THONG DIEP VE TRACH NHIEM XA HOI

CUA DOANH NGHIEP TREN BAO DIEN TU TRONG BOI CANH

2.2.1 Thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về trách

nhiệm xã hội của doanh NQhiEp - ch nh ghe 45

2.2.2 Thông điệp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hỗ trợ chống dịch 50

2.2.3 Thông điệp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với người lao động 63

2.3 Hình thức truyền tải thông điệp về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong

bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử: 2-5 s- se ssssessecssvssesserserssrssse 652.3.1 Về số lượng và cách đặt tiêu đỀ 2.5 5S 1111111111111111112111512115111 11t rrea 6S

Trang 7

TIỂU KET CHƯNG 2 5< 5< 5< ©Ss£SsEssESsEESEESeEsEveEtsersersersertsrrssrserssrre 78

CHUONG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHAT LUQNG THONG DIEP VE

TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIEP TRONG BOI CANH

COVID-19 TREN BAO ĐIỆN TU 2- 2-22 se ©ss£Esseessessetsserssesseessee 793.1 Một số van đề đặt ra trong truyền tải thông điệp về trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử . 793.1.1 Sự cân thiết trong đổi mới công tác truyền thông trong bối cảnh Covid-19 793.1.2 Van dé về tác nghiệp của nhà báo trong bối cảnh Covid-19 -:-s 13.1.3 Hình thức truyền tải thông điệp về thông điệp trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử - ¿5c 5c+ce+tecteEererrreses 82

3.2 Một số giải pháp sec cse se ssExseEseEssEssEEsEEseEstxstrsersersstsserserssrsssse 833.2.1 Giải pháp đổi mới cách truyền thông trong bối cảnh Covid-19 83

3.2.2 Tăng cường biện pháp đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho phóng viên, nhà báo

— 85

3.2.3 Giải pháp đổi mới nội dung và phương thức truyền tải thông điệp về trách

nhiệm xã hội của doanh NhiEp .- «cư Só

3.3 Đề xuất với nhà báo, ban biên tập, cơ quan báo chí . ° s « 90

3.3.1 Nâng cao nhận thức, hiểu biết về da phương tiện trên báo điện tử 903.3.2 Nâng cao cơ sở hạ tang, cập nhật xu hướng công nghệ thông tin hiện đại 91

TIỂU KET CHƯNG đ << 2s ©ssEssEvsEEseEssEvertserserserssrtsrrssrssrssrre 94x00 .,Ô 95TÀI LIEU THAM KHAO -.s- 5< 5° 52s s2 s2 S2ESs£EseEssEssexserserssrsserserssrse 97

;:0800900175 103

IV

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

CSR Corporate Social Resposibilities

Trach nhiệm xã hội cua doanh nghiệp

ĐH KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

PGS.TS Phó Giáo sư Tiền sĩ

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương Mại Thể giới

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Phong Thương mại và Công nghiệp Việt NamWB World Bank

Ngân hàng thé giới

AEC ASEAN Economic Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1.1: Mô hình truyền thông - - 2-2 2 2S +E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree l6Hình 2.1: Ảnh doanh nghiệp tham gia ủng hộ trong buổi lễ phát động ủng hộ Quỹ của

Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được đăng tải trên ZingNews 46

Hình 2.2: Ảnh tiêu đề trong bài viết “Chuyến xe mang yêu thương đến trẻ em khó

khăn giữa dai dịch” được đăng tải trên VnEXPT€SS 6 + cscsseseserske 61

Hình 2.3: Bảng số liệu được đưa vào bài viết trên ZingNews - 71Hình 2.4: Bảng số liệu được đưa ra trên báo ZingNews về biểu phí chuyên tiềnOnline ngoài hệ thống với các giao dịch đến 2 triệu đồng của BIDV 72Hình 2.5: Hộp thông tin hướng dẫn độc giả các đóng góp vào quỹ trực tuyến phòng

chống Covid-19 đăng tải trên ZingÌNews - 2-52 tt E2 EEEEEEEEEkerkrrkrrex 73

VI

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1: Đối tượng, khu vực được nhắc đến trong bài viết về thực hiện trách

nhiệm xã hội của doanh nghiỆP - - (5 G132 22183331 8191113 1111111111111 1 re 51

Bảng 2.2: Bảng thông tin về thông điệp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hộiđược độc giả quan tâm nhất trên báo điện tử: - -:- cSx+st+x‡E+EeEeEeEkerrrkererxerx 56Bảng 2.3: Tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử trong giai đoạn 1/3/2020 - 28/2/2022 57

Bảng 2.4: Phân loại 267 bài trên ba trang báo ZingNews, VnExpress và Tạp chí

kinh tế trong thời gian từ 1/3/2020 - 28/2/202/2 -¿- + ©¿+++£++£xvzx+rezrxerxrres 67Bảng 2.5: Tỷ lệ các hình thức thong tin “nhiều cửa” được sử dung trên ZingNews,VnExpress, Tạp chí Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ 3/2020 - 3/2021 70

Bảng 2.6: Khảo sát số lượng hình ảnh trên ZingNews, VnExpress và Tạp chí Kinh

tế Việt Nam trong giai đoạn từ 1/3/2020 - 28/2/2022 ©-¿¿©5z+cx2zxvrxesree 74Bang 2.7: Bảng đánh giá của độc giả về cách thé hiện thông tin trên báo điện tử về

thông điệp trách nhiệm xã hội của doanh nghiỆp 5 555255 <‡*++sc++*ee++sss+ 76

Bảng 2.8: Bảng đánh giá của độc giả về nội dung thông tin về trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp trên báo điện tử trong bối cảnh Covid- 19 2 szsz5s+77

VI

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Đại dịch Covid-19 xuất hiện vào năm 2020 lần đầu tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc đãkéo theo khủng hoảng chưa từng có trong tiền lệ, ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống

kinh tế, chính trị, xã hội, sức khoẻ của con người tại Việt Nam và trên toàn thế gidi.

Covid-19 không chỉ day hệ thống y tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng mà còn giáng

một đòn cực mạnh vào nền kinh tế thé giới vốn tiềm ân nhiều bất ổn, rủi ro, kéotheo cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có trong tiền lệ IMF (InternationalMonetary Fund — Quỹ tiền tệ quốc tế) chỉ ra rang, Covid-19 là cuộc khủng hoảngkinh tế xã hội nghiêm trọng nhất ké từ chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây.

Không nam ngoài vòng xoáy suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặngné từ đại dịch Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2020 của Việt Nam là 3,82%,mức thấp nhất trong thập kỷ vừa qua (GSO 2020) Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả

nước có 78,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có 38,6 nghìn

doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh [29] Về mặt việc làm, tính đến tháng

9 năm 2020, Việt Nam có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực

bởi dịch Covid-19 bao gồm người bi mat việc làm, phải nghỉ giãn viéc/nghi luânphiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập Đối với vấn đề về y tế, tình trạng số ca lây

nhiễm Covid-19 không ngừng gia tăng trong thời gian dài khiến cho việc đảm bảo ytế gặp nhiều khó khăn, có những ngày số ca mắc đạt ngưỡng từ 7000 tới 8000 ngườitrên cả nước Trước tình trạng này, các bệnh viện cần trang bị thiết bị y tế dé chữa

trị, các cơ sở y tế cần đồ bảo hộ nhằm phòng chống dich, cần thêm các cơ sở dé lay

mẫu xét nghiệm, cần máy khử khuẩn tại các điểm công cộng, cần thêm máy thở,máy đo nông độ oxi trong máu đề chữa trị cho người bệnh.

Liên tiếp nhiều van đề lớn được đặt ra lúc đó, như làm thé nao dé đảm bảo an toan,sức khoẻ cho cộng đồng, phòng tránh dịch bệnh lây lan, đảm bảo việc học tập

không bị gián đoạn cho học sinh - sinh viên, đảm bảo việc chữa trị cho những người

mắc bệnh Đây là vấn đề chung được đặt ra trong thực tế mà Chính phủ, cơ quanban ngành không thé tự mình giải quyết và xử lý triệt dé trong tình thé cap bách, đó

Trang 12

là lúc cần sự chung tay vào cuộc, giúp đỡ từ các doanh nghiệp, đúng với tinh than“toàn dân chống dịch như chống giặc”.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibilities) là một

thuật ngữ không mới và đã được đưa vào nghiên cứu từ khoảng cuối thế kỷ 20.

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953, trong cuốn sách Trách nhiệm

xã hội của doanh nhân (Social Responsibilities of the Businessmen) của tac giảHoward Rothmann Bowen Khi đó, Howard R Bowen định nghĩa trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp gắn với những mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp hay doanhnhân theo đuôi nhưng liên quan đến giá trị và mục tiêu chung của xã hội [37] Bốicảnh khó khăn bao trùm khi đại dịch Covid-19 bùng phát chính là thời điểm cácdoanh nghiệp trong nước tiên phong thê hiện trách nhiệm xã hội hơn bat cứ lúc nào.

Báo chí với vai trò là phương tiện thông tin, đóng vai trò hỗ trợ, quảng bá dé cáchoạt động của doanh nghiệp được biết tới nhiều hơn, đã góp phan lan tỏa hình ảnhdoanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp với cộng đồng Tổng Thư ký Liên hợp quốcKofi Annan nói rang: “Sự hiện điện của các công ty lớn như tuyên ngôn nhất định

về trách nhiệm xã hội của công ty và trở thành diéu kiện tiên quyết cho thành công

của bat kỳ chiến lược truyền thông và quan hệ công chúng nào ” [56] Đặc biệt, mối

liên hệ của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và báo chí ngày càng được chú

trọng hơn trong bối cảnh địch Covid-19.

Báo chí được coi là công cụ đắc lực trong công tác phòng chống dịch bệnh Cụthé, báo chí đã thé hiện sự định hướng rất tích cực trong suốt cuộc chiến chống dịch

Covid-19 và kịp thời thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phản ánh

được đa dạng các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội trong thời điểm dịch.

Thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo chí xuất hiện với tầnsuất phong phú, đa dạng với nhiều thông điệp ấn tượng Từ các doanh nghiệp nhỏ,

tới các doanh nghiệp lớn hơn đều xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại

chúng, từ việc ủng hộ lương thực, thực phâm tới đóng góp về mặt giải pháp côngnghệ giúp phòng chống dịch bệnh, hay tặng máy thở cho các bệnh viện, hỗ trợ hạ

Trang 13

tầng Internet, hay thực hiện trách nhiệm với người lao động, với cán bộ nhân viên,đảm bảo an toàn trong mù dich đều được đăng tải trên báo điện tử, trang tin điện tử.

Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu khoa học nao trong thời gian qua chi ra và

phân tích kỹ lưỡng cũng như hệ thống các thông điệp về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp trên báo điện tử Bên cạnh đó, cần chú ý tới khía cạnh thông tin tráichiều về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh chưatừng có này Trong đó, khoảng thời gian từ 1/3/2020 tới ngày 28/2/2022 có thê baoquát được dién biến của dịch bệnh Covid-19 từ những ngày đầu bùng phát tại ViệtNam tới khi dịch được kiểm soát và có vắc-xin tiêm phòng bệnh Sự thay đối, dịchchuyền trong xu hướng dịch bệnh anh hưởng ít nhiều tới kinh tế, xã hội, đời sống,từ đó cũng dẫn tới sự thay đôi trong cách thực hiện trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, đây là thời gian lý tưởng để thực hiện nghiên cứu toàn cảnh về thông điệp

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo điện tử và từ đó rút ra những đánh giá

chỉ tiết giá trị.

Vậy làm thé nào dé thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bốicảnh Covid-19 được phản ánh trên báo điện tử đạt hiệu quả cao là vấn đề cần đượcnghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo Qua đó, giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lýbáo chí, người làm báo nhận ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác truyềnthông về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Để đạt

được mục tiêu này, cần nghiên cứu và phân tích thông điệp về trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp trên báo điện tử Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị

nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp hiện nay.

Đây cũng là lí do tôi lựa chon đề tài “7hồng điệp về trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam” trong thờigian từ 1/3/2020 tới 28/2/2022 làm đề tài luận văn thạc sĩ, định hướng nghiên cứu

báo chí của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Tới thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu về chủ đề trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, bên cạnh đó, cũng

Trang 14

có công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc nhìnkinh tế học Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề không mới tạinước ngoài và cả trong nước, bởi nó gắn liền với sự phát triển của các doanh nghiệpvà xu hướng phát triển kinh tế, hiện đại hoá, công nghiệp hoá Vì thế, van đề này đã

được nhiều người nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Trong số đó, có thê kế đến

các loại sách, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, các bài nghiên cứu, các bài đăng tiêu

biểu trên các tạp chí, các chương trình chuyên về chủ đề trên.

2.1 Những công trình nghiên cứu về CSR

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang là chủ đề được nghiên cứu rộngrãi trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tac giả David Keith trong bài nghiên cứu “The Case for and Against Business

Assumption of Social Responsibilities” (44, tr 312-322] đã lan đầu đưa ra khái niệmvề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Cụ thể, tác giả chỉ ra trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượtra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ.

Tac gia Archie B Caroll trong bài nghiên cứu “Corporate Social Responsibilities:

Evolution of a Definitional Construct” [40, tr 268-295], đã chỉ ra qua trình phat

triển của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp từ những năm 1950, tới việc được lan tỏa

rộng hơn (proliferated) vào những năm 1960 tới 1970, tới những định nghĩa mới

hơn được đề xuất ở năm 1980 và dần hình thành những khung trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp nhất định vào năm 1990 trở đi Trong nghiên cứu này, nhà nghiêncứu tại Đại học Georgia cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả cácvan đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ởdoanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định.

Duygu Turker với nghiên cứu “How Corporate Social Responsibility Influences

Organizational Commitment” [52] đã cho rằng trách nhiệm xã hội bao gồm các

thành phần sau: Trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan về xã hội và phi xãhội (Ví dụ: môi trường hay thế hệ tương lai), trách nhiệm xã hội đối với nhân viên,

trách nhiệm xã hội đôi với khách hàng và trách nhiệm xã hội đôi với chính phủ.

Trang 15

Trong nghiên cứu “Trach nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số van dé ly luận,kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” [30], hai tác giả Nguyễn Đình Cungvà Lưu Minh Đức đã trình bày tổng quan các cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội,

thực trạng trách nhiệm xã hội ở Việt Nam và các vấn dé tồn tại về tư duy đổi mới

của nhà nước Từ đó, nghiên cứu đưa ra các kiến nghị dé thực hiện trách nhiệm xã

hội ở Việt Nam tốt hơn.

Tác giả Nguyễn Đình Tài trong nghiên cứu “Tăng cường trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường ở Việt Nam vì sự pháttriển bền vững” [31] đã trình bày co sở lý luận gắn kết trách nhiệm xã hội và pháttriển bền vững.

Trong dé tài luận văn thạc sĩ mang tên “Zac động của báo chí đối với doanh

nghiệp” (Nguyễn Thanh Hương, 2010), tác giả đã tập trung vào tác động của báo

chí đối với doanh nghiệp, bao gồm tác động tích cực và tiêu cực Tác động tích cựclà báo chí cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về chủ trương của Đảng, chính sáchvà pháp luật của Nhà nước, thông tin về thị trường, báo chí cô vũ doanh nghiệp tiêubiểu và phê phán các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Chia sẻ đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức trong

nghiên cứu vào năm 2008, tác giả trong nghiên cứu nội dung “Trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp và vai trò của nó đối với doanh nghiệp Việt Nam” (Phạm Văn

Đức, 2011) đã thay rang thật sự cần thiết dé thúc day các doanh nghiệp Việt Nam

thực hiện trách nhiệm xã hội.

Ngoài ra, có thé kể tới một số nghiên cứu khác phân tích về khía cạnh người lao

động, lồng ghép các chính sách nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpnhằm thúc đây vào tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội [32, tr 232-238] vàtrình bày các nội dung chi tiết hơn như quyền lợi người lao động, vấn đề nhân đạo,

phân tích vai trò của quản lý nhà nước [40], tiếp cận theo từng đối tượng như người

lao động, cô đông, người tiêu dùng, đối tượng khác [3].

Các nghiên cứu thực nghiệm về trách nhiệm xã hội trong nước thời gian qua cũngkhá phong phú Tại địa bàn thành phố Cần Thơ, bài nghiên cứu phân tích các nhân

Trang 16

tố thúc đây việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa(Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013) cho thấy các nhân tố thúc đâyviệc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm lợi ích kinhtế, chính sách kinh tế vĩ mô, trách nhiệm đạo đức, định hướng cộng đồng thúc đây

việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đề tài luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa CSR và uy tín doanh nghiệp khảo sát

trường hợp Toyota Việt Nam” [1] chỉ ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp và uy tín doanh nghiệp đặc biệt là vai trò của truyền thông trong mối

quan hệ này, thông qua việc làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về các hoạt động

thực hiện trách nhiệm xã hội, truyền thông về các hoạt động trách nhiệm xã hội tại

quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực và đáng kê đến

hoạt động tài chính của các doanh nghiệp cũng như sự giàu có của các cô đông.

Theo tác giả trong bài nghiên cứu “Trach nhiệm xã hội cua doanh nghiệp — Tổng

kết một số chủ dé và dé xuất hướng nghiên cứu ” [21] chỉ ra trách nhiệm xã hội bao

hàm định nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đuổi những chính sách, đưa ra các quyếtđịnh, đi theo những xu hướng được mong muốn xét theo các mục tiêu và giá trị của

xã hội.

2.2 Những công trình nghiên cứu về báo chí và thông điệp truyền thông

Thông điệp trên báo chí luôn là van đề được quan tâm dé từ đó phân tích đánh giáhiệu quả, từ thực tế này, có nhiều công trình nghiên cứu về thông điệp trên báo chítruyền thông, mối quan hệ giữa báo chí với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpnhằm truyền tải thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh

Covid-19 trên báo điện tử.

Bài nghiên cứu của PGS.TS Mai Quỳnh Nam mang tên “Théng điệp về trẻ emtrên báo hình, báo in” [33], một phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về

Trang 17

“Hình ảnh trẻ em trên báo chí” do Trung tâm Truyền thông ASIAN (AMIC) phối

hợp với Viện Xã hội học thực hiện năm 2002 Nghiên cứu thực hiện quan sat các

thông điệp về trẻ em được thông báo trong tháng 10 năm 1999 về 10 tờ báo in vàtrên 2 đài truyền hình Tác giả đi sâu vào nghiên cứu nội dung thông điệp về số

lượng, vi tri, thé loai, chuyên mục, cach đưa tin liên quan tới trẻ em trên truyền hình

vào báo In

Tác giả Nguyễn Van Dững với công trình “Báo chí truyền thông hiện đại (tir hànlâm đến đời thưởng” [8] nêu rõ vai trò của báo chí với việc phát huy sức mạnh củadư luận xã hội, năng lực giám sát của báo chí Đồng thời chỉ ra những đặc điểm củabáo chí hiện đại và tam quan trọng trong công tác dao tạo, nâng cao kỹ năng của

người làm báo.

Trong luận văn thạc sĩ “Vai trò của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển thươnghiệu của doanh nghiệp ” [19] tác giả đã phân tích các yếu tố thuận lợi cũng như khókhăn về việc báo chí hỗ trợ thông tin doanh nghiệp, phát triển thương hiệu doanh

nghiệp, khảo sát thông tin, vai trò của báo chí với sự phát triển của doanh nghiệp.

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang với công trình nghiên cứu “Báo chí Truyénthông đa phương tiện ” [13] đã lí giải những vẫn đề căn bản về lý thuyết và thực tiễncủa báo chí truyền thông đa phương tiện Một số đặc trưng của báo chí đa phươngtiện, truyền thông đa phương tiện và ảnh hưởng của xã hội tới chúng, xu hướng pháttriển báo chí trong kỷ nguyên số.

Nghiên cứu về lý thuyết truyền thông “7ruyền thông xã hội ” [5] đã chỉ ra các khái

niệm, xu hướng phát triển của truyền thông xã hội, phân tích các thách thức đặt ra

cho các phương tiện thông tin đại chúng với thói quen tiếp nhận thông tin của độc

gia qua mạng xã hội.

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Thông điệp về doanh nhân trên báo in dưới góc nhìn

văn hóa” [25] đã phân tích về lý luận chung quan hệ truyền thông giữa báo chí và

doanh nhân trên báo in Dé tài phân tích và đánh giá thông điệp dưới góc nhìn vănhóa mới lạ, và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thông điệp về doanh nhân trên

báo in.

Trang 18

2.3 Những công trình nghiên cứu về Báo chí trong bỗi cảnh Covid-19

Những công trình nghiên cứu về Báo chí trong bối cảnh Covid-19 kế từ khi đạidịch bùng phát trên thế giới còn hạn chế Trong đó có một số nghiên cứu trên thế

Tác giả Seth C Lewis và nghiên cứu với chủ dé “The Objects and Objectives of

Journalism Research During the Coronavirus Pandemic and Beyond” [51, tr

681-689] Tác giả đã đưa ra van dé về mục tiêu và mục đích trong việc nghiên cứu báo

chí trong bối cảnh đại dich Sâu xa hơn, tác giả chỉ ra bối cảnh đại dịch — tình huốnghiện tại không chỉ đơn thuần là cơ hội dé thu thập các dữ liệu tin tức trên báo chi,

mà còn là cơ hội dé nghĩ lại về các nghiên cứu rộng hơn và có ảnh hưởng lâu hơn.

Trong nghiên cứu “Communal News Work: Covid-19 Calls for Collective Funding

of Journalism” [53, tr 673-680], tác giả đã chi ra rang dich Covid-19 đã gây ảnhhưởng lớn tới thông tin báo chí, và tam quan trong của việc truyền tải tin tức trựctuyến trong bối cảnh giãn cách, hạn chế gặp mặt, hạn chế tiếp xúc trực tiếp Từ đódẫn tới việc báo chí phải trở nên nhanh hơn và có thúc đây mạnh hơn việc thu thập

các nguồn thông tin trên toàn thế giới.

Những công trình nghiên cứu được đề cập tới ở trên sẽ giúp tác giả có thêm cơ sởlý luận thực tiễn và kế thừa những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, để đưa ra nghiêncứu mới và có ý nghĩa nhất về dé tài “Thong điệp về trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử ở Việt Nam”.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn đi tìm câu trả lời cho việc thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong bối cảnh Covid-19 đang được thể hiện ra sao trên báo điện tử bao gồmba báo VnExpress, Zing News và Tạp chí Kinh tế Việt Nam, bao gồm những thông

điệp nảo, dựa trên tiêu chí nào, làm thế nào đề cải thiện chất lượng thông điệp.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn va với mục đích nghiên cứu trên, tác giả làm rõ những

vân đê sau trong luận văn:

Trang 19

Thứ nhất, đưa ra lý luận và thực tiễn về thông điệp trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trên báo điện tử, trong bối cảnh Covid-19 ở Việt Nam.

Thứ hai, phân tích thực trạng nội dung và hình thức truyền tải thông điệp về trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo điện tử từ ngày 1/3/2020 tới 28/2/2022, từ

đó đưa ra đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn đọng của vấn đề.

Cuối cùng, đề xuất các giải pháp và khuyến khích nâng cao chất lượng và hiệu quảthông điệp trên báo điện tử, đề xuất các cách nâng cao cách tiếp cận và cách truyền

tải tin tức của nhà báo, tòa soạn.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bốicảnh Covid-19 trên 3 trang báo điện tử: VnExpress, ZingNews, Tạp chí Kinh tế

Việt Nam.

Tác giả lựa chọn 3 trang báo điện tử trên làm đối tượng nghiên cứu dựa trên các lí

Đầu tiên, VnExpress là báo điện tử được nhiều người đọc nhất Việt Nam, cũng

như có thời gian ra đời sớm và trải qua thời gian xây dựng, phát triển lâu dài với đội

ngũ nhà báo, phóng viên bài bản, luôn cập nhật xu hướng báo chí hiện đại nhanh

chóng Điều này đánh giá được sức tiếp cận của thông tin trên VnExpress với độcgiả, công chúng vô cùng lớn, đồng thời đối tượng người đọc mà VnExpress hướngtới là khán giả chung, không nghiêng về bat cứ độ tuôi nào.

Tiếp theo, ZingNews là tạp chí điện tử đáng tin cậy, đặc biệt có nhiều thông tin

hấp dẫn, phản ánh nhiều chiều về chủ đề nghiên cứu Bên cạnh đó, quan trọng hơnlà độc giả của ZingNews ở độ tuổi trẻ hơn so với VnExpress, điều này giúp tác giảđánh giá được thông điệp truyền tải về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong

bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử ở Việt Nam theo góc nhìn trẻ hơn, đa dạng hơn.

Cuối cùng, tác gia chọn lựa Tạp chí Kinh tế Việt Nam do đây là báo kinh tế, sẽ có

những bài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ góc độ kinh tế sâu sắc hơn.

Trang 20

Đồng thời, báo cũng hướng tới các độc giả chuyên biệt hơn như những người yêuthích lĩnh vực kinh tế, các chủ doanh nghiệp, những người làm trong doanh nghiệp.

Từ đó, khi chọn 3 báo này, tác giả sẽ đánh giá và nghiên cứu sâu sắc hơn về thông

điệp đối với từng loại độc giả, có thêm nhiều góc nhìn phân tích và so sánh, đối

chiếu, giúp cho bài nghiên cứu sâu sắc hơn, có giá trị hơn.

Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu từ đánh giá, khảo sát ý kiến của 305 độc

giả để có thêm góc độ nghiên cứu từ người tiếp nhận thông điệp trên báo điện tử.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về thông điệp CSR trong bối cảnh Covid-19 trên

các bài viết, hình ảnh của 3 trang báo điện tử VnExpress, ZingNews, Tạp chí Kinh

tế Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu và khảo sát: Từ 1/3/2020 tới 28/2/2022.

Thời điểm tháng 3/2020 đánh dấu những ca mắc đầu tiên tại Việt Nam Ngày6/3/2020, Hà Nội công bé ca bệnh đầu tiên từ nước Anh trở về, Việt Nam yêu cầungười dân thực hiện đeo khẩu trang tại những nơi công cộng, tập trung đông người.Tới ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ công bố dịch Covid-19 trên cả nước.

Làn sóng dịch thứ hai diễn ra trong thời gian từ 25/7/2020 tới 7/1/2021 Ngày

25/7/2020 đánh dấu thời điểm bắt đầu làn sóng Covid-19 thứ hai với ca bệnh tại ĐàNẵng nhưng không truy nguồn được, chấm dứt chuỗi ngày 99 ngày cả nước không

ghi nhận lây nhiễm cộng đồng Ngày 31/7/2020, Việt Nam xác nhận những ca tử

vong đầu tiên.

Làn sóng dịch thứ ba được ghi nhận trong thời gian từ 27/1 tới 26/4/2021, với bắt

dau từ những ca mắc biến thé mới của Covid-19 Ngày 8/3/2021, Việt Nam bắt đầunhập khẩu những liều vắc-xin đầu tiên.

Làn sóng dịch thứ tư diễn ra từ 27/4/2021 tới 30/12/2021 Ngày 2/8/2021 ghi nhận

TP Hồ Chí Minh giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính

phủ lần 2 và sau đó là những lần 3, 4 tới lần 5 Ngày 10/12/2021, Việt Nam triển

khai chiên dịch tiêm vaccine liêu nhac lại, liêu bô sung

10

Trang 21

Tác giả lựa chọn khoảng thời gian này nhằm bao quát thông điệp trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp theo diễn biến của dich Covid-19 tại Việt Nam theo các mốcchính trên, nhằm đánh giá, phân tích rõ hơn các thông điệp trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp được đăng tải trong khoảng thời gian 2 năm, từ đó rút ra kết quả, đánh

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong việc nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu

công cụ cơ bản như: Phương pháp phân tích nội dung và phương pháp bảng hỏi.

Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung bài viết, hình ảnh, video trên3 trang báo điện tử VnExpress, ZingNews, Tạp chí Kinh tế Việt Nam về van đề

CSR trong bối cảnh Covid-19 trên báo điện tử Qua đó, nghiên cứu cách truyền tải,

thé hiện thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh 19 ở các khía cạnh, góc nhìn như: chủ đề, cách mô tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng.Về mặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bằng cách lập bảng mã (codebook)nhằm khảo sát tần suất xuất hiện những thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp trong bối cảnh Covid-19 trong thời gian khảo sát.

Covid-Phương pháp bảng hỏi: Tác giả đưa ra bảng hỏi và khảo sát 305 người ở nhiều độ

tuổi, nghề nghiệp, khu vực dé đánh giá về chất lượng truyền tải thông điệp, nhu cầucủa độc giả với thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh

Covid-19 trên báo điện tử.

6 Đóng góp mới của đề tài:

Đề tài là công trình đầu tiên dưới dạng luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đềthông điệp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên báo

điện tử trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 tới tháng 3/2021 Do vậy, luận văn

11

Trang 22

sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện lý luận chung về thông điệp trách nhiệm xã hộicủa doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên các trang báo điện tử Việt Nam,thực tiễn hoạt động, các khái niệm, vai trò, nội dung, vấn đề đặt ra với thông điệptrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 trên báo chí.

Tác giả sẽ tiến hành khảo sát trong khuôn khổ luận văn để chỉ ra những kết quả,ưu điểm, nhược điểm, hạn chế trong thông điệp, phương thức truyền tải thông điệp

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo điện tử, qua đó góp phần tăng cườnghiệu quả báo chí về van đề trong thời gian tới.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp một số luận cứ làm cơ sở

khoa học cho công tác lãnh đạo của Ban Biên tập các Báo điện tử, quá trình tác

nghiệp của phóng viên, nhà báo, ban biên tập của báo điện tử cũng như các cơ quan

báo chí khác về vấn đề thông điệp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối

cảnh Covid-19.

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp trên báo chí, cụ thể hơn về trách nhiệm xã hội trong bối cảnhCovid-19 trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử, luận văn sẽ góp phần đánh giá đúngthực trạng thông điệp CSR trên báo chí Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp,kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí khi xây dựng, truyềntải thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Luận văn cũng đặt ra những

yêu cầu mới, những vẫn đề về truyền tải thông tin cho người làm báo.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thé để các cấp lãnhđạo, quản lý Báo điện tử có thé tham khảo trong phát triển các tin, bài, cách khai

thác chủ đề CSR một cách kỹ lưỡng, cụ thé, hiệu quả hơn trên bao điện tử.

Luận văn có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu báo

chí sau này và là cơ sở đề tiếp tục dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, người

làm công tác đưa tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo chí.

12

Trang 23

Ngoài ra, các kết quả khảo sát trong luận văn sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhànước thấy rõ hơn về bối cảnh Covid-19 tương quan với trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp, từ đó có những điều chỉnh, đề xuất giải pháp, chính sách nhằm thúc

đây, cô vũ các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời gian tới.

8 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn

gồm 03 chương và Kết luận, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN LIEN QUAN TỚI DE TÀI

1.1 Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài1.1.1 Truyền thông

Về khái niệm truyền thông, trong diễn tiến lịch sử tới hiện tại, có rất nhiều học giả

đã đưa ra sau nhiều nghiên cứu Truyền thông theo tiếng Anh là “communication”,có nghĩa là sự truyền dat, thông báo, giao tiếp, trao đối, liên lạc Thuật ngữ truyền

thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh “communicare” với nghĩa là “chung” hay “cộngđồng” Tức từ xưa, thuật ngữ này đã mang nội hàm về nội dung, cách thức hayphương tiện để đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân vớitập thé, cá nhân với cộng đồng xã hội Nhờ truyền thông - giao tiếp mà con người tự

nhiên trở thành con người xã hội.

Ordway Tead (1959) đưa ra khái niệm về truyền thông: “Truyền thông là sự tonghợp của thông tin đưa đi và nhận lại về kiến thức kinh nghiệm nào đó, nhằm thayđổi thái độ, kiến thức và kỹ năng, kéo theo đó là sự thay đổi về hành vi Truyềnthông gồm những nỗ lực lắng nghe của các bên tham gia, sự giám sát liên tục cácvan dé của của người giao tiếp va sự trao đổi nhạy bén các quan điểm cá nhân nhằmđạt đến mức độ cao hơn của sự hiểu biết chung, từ đó đạt được mục tiêu chung” [4;tr.15] Keith Davis (1967) nhận định khái niệm này như sau: “Truyền thông là quátrình truyền thông thông tin và sự hiểu biết từ người này sang người khác” [4; tr.16]

Tác gia Pearson va Nelson (2000) chỉ ra rằng: “Truyén thông được định nghĩa như

một quá trình của sự hiểu biết và chia sé quan điểm ” [4; tr.6] Trong đó, hai tac giả

cũng nhận định quá trình truyền thông là hoạt động sôi nổi, khó có thể miêu tảchính xác bởi quá trình này luôn vận động và thay đổi.

Theo tác giả Dương Xuân Sơn (2015): “Truyền thông là một hoạt động gắn liền

với lich sử phát triển của loài người Truyền thông là một quá trình liên tục trao đối

hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau dé dẫn tới sựthay đổi trong hành vi và nhận thức” [35; tr.9] Trong nghiên cứu của mình, tác giả

cũng nhận định khái niệm cơ bản về truyện thông có thê hiêu trên nhiêu góc độ

14

Trang 25

khác nhau Cụ thể, ở theo John R Hober (1954), ở góc độ ký hiệu lời: “Truyềnthông là sự trao đổi với tư duy hoặc ý tưởng bằng lời” Ở góc độ dẫn dắt, theoCartier và Hanoov (1950) chỉ ra: “Truyền thông là quá trình dẫn dắt sự chú ý củangười khác nhằm mục đích trả lời sự mong mỏi” Từ những định nghĩa trên, có thê

thấy sự đa dạng của truyền thông, do đó những nghiên cứu về truyền thông mang

tính chất liên ngành.

Đồng thời theo tác giả, ở định nghĩa trên về truyền thông, cần chú trọng tới các

khía cạnh khác nhau Cu thé như sau:

Truyền thông là một quá trình, tức quá trình này diễn ra liên tục, không giới hạntrong một khoảng thời gian, và có thể diễn ra ở bất cứ nơi đâu Đặc biệt, quá trìnhtruyền thông không kết thúc ngay lập tức ngay sau khi truyền đi nội dung hay thôngtin nào đó mà còn tiếp diễn sau đó Có ít nhất hai thực tế tham gia quá trình truyềnthông, cả hai bên đều cùng cho và nhận, không giới hạn số người tham gia quá trình

Tiếp theo, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này quan trọng

đối với mục đích và đánh giá hiệu quả của truyền thông.

Yếu tố cuối cùng là truyền thông cần đem tới sự thay đổi trong nhận thức dékhông biến quá trình này trở thành vô nghĩa, không có mục đích rõ ràng và cụ thể.

Dé quá trình truyền thông được diễn ra cần có đầy đủ các yếu tố cấu thành Theođó, có 4 yếu tố cơ bản đều tiến hành quá trình truyền thông.

Các yếu tố trong quá trình truyền thông bao gồm:

Nguồn (Source) hoặc người gửi, người cung cấp (Sender): Là yếu tố bắt nguồn

quá trình truyền thông, bắt đầu từ hoạt động nói, chia sẻ, vẽ, viết, Người gửi,người cung cấp này có thé là một cá nhân hoặc tập thể, hoặc một cơ quan báo chi,đài phát thanh - truyền hình, co quan thông tan, cơ quan phát ngôn

Thông điệp (Message): Là yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông Thôngđiệp có thé được thê hiện dưới dạng sé, chữ, hình vẽ, nói khái quát là thé hiện dưới

bất cứ hình thức nào mà người nhận thông điệp có thể hiểu được và nhận được ý

15

Trang 26

Kênh truyền (Channel): Thông điệp được tới với người nhận thông qua kênh

truyền Kênh truyền hay mạch truyền là cách thé hiện thông điệp dé con người thấyđược qua các thê loại in hay hình ảnh trực quan, qua các giác quan.

Người tiếp nhận (Receiver): Là những người tiếp nhận thông điệp, người giải

ma, giao tiép, có thé là một cá nhân hoặc một tập thể.

Với bốn yếu tổ trên, quá trình truyền thông được diễn ra theo các bước nhất định.Có thể hiểu quá trình này theo mô hình truyền thông của Harold Lasswell với sự

bồ sung thêm hiện tượng nhiễu (Noise) và phản hồi (Feedback).

Thông điệp H

Phương tiện

truyền thông

Tgười nhận

Hình 1.1: Mô hình truyền thông [4]

Hiện tượng nhiễu (Noise): Là hiện tượng thông tin truyền di bi ảnh hưởng bởicác yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, gây ra sự sai lệch thông tin hoặc làm giảm chất lượngthông tin Theo các nhà nghiên cứu chi ra, các dang nhiễu có thể thuộc vật lý, môi

trường, lứa tuổi, ngôn ngữ, Yếu tố nhiễu cũng được coi là quy luật của quá trình

Trang 27

Phản hồi (Feedback): Đây là dòng chảy thông tin mà những bước đi từ thông tin

tdi các nơi tiếp nhận và ngược lại Phản hồi được thực hiện khi người tiếp nhậnthông tin (Receiver) đã giải mã (Decode) được thông điệp Phản hồi cũng được coilà khía cạnh quan trọng của quá trình truyền thông.

Trong mô hình truyền thông, thông điệp truyền thông là yếu tố quan trong được

mã hoã bởi người gửi và sau đó được giải mã bởi người nhận Mỗi thông điệp được

người tiếp nhận nghiên cứu và chỉ biết được hiệu quả của nó khi người tiếp nhận có

phản hồi Tức muốn quá trình truyền thông có kết quả tốt, cần phải củng cố các yếutố nói trên.

Đề đảm bảo thông điệp có hiều quả, quá trình mã hoá của người gửi phải ăn khớp

với quá trình mã hoá của người nhận Thông điệp về cơ bản phải là những tín hiệuquen thuộc đối với người nhận thì thông điệp càng có hiệu quả Điều này đặt ra mộtvan đề cần giải quyết cho những người truyền đạt thông tin từ một tầng lớp xã hội(ví dụ như người quảng cáo) muốn truyền đạt có hiệu quả đến một tầng lớp xã hộikhác Nhiệm vụ của người gửi là đưa được thông tin của mình đến người nhận trong

môi trường có rất nhiều nhiễu vì người ta bị tác động của hàng trăm thông điệp

thương mại mỗi ngày và công chúng mục tiêu có thể không nhận được thông điệpgửi đến vì một trong ba lý do Thứ nhất là sự chú ý có chọn lọc, nghĩa là họ chỉ nhớmột phần nhỏ thông điệp truyền đến họ Do vậy người truyền thông phải thiết kếthông điệp làm sao để nó vần thu hút được sự chú ý mặc dù xung quanh có nhiềutác nhânlàm phân tán Sự chú ý có chọn lọc giải thích tại sao quảng cáo với tiêu đề

đậm nét hứa hẹn một điều gì đó rất có nhiều khả năng được chú ý đến.

Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh va truyền

hình Sự ra đời và phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Internet đã tạo tiền đề phát

triển vượt bậc cho báo điện tử trên nhiều quốc gia Tờ báo điện tử đầu tiên ra đời là

tờ Chicago Tribune vào tháng 5 năm 1992 Ngày 6/2/1997, báo điện tử Qué Hương

- báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam chính thức được đưa lên Internet Đây là cơ hội

giúp báo được phổ biến rộng rãi cho kiều bào, đồng thời Tổng cục Bưu điện cũngchứng minh được lợi ích của Internet Nhắc tới sự kiện quan trọng này, ông Mai

17

Trang 28

Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ

Thông tin và Truyền thông) cho rằng sau khi báo Quê hương được đưa lên mạng,những người phụ trách tư tưởng đã thấy được cái lợi của Internet và “mở đường”

cho một loạt báo điện tử khác ra đời như bao Nhân dan, Lao động hay Vietnamnet.

Trong điều 12 của nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về

Quản lý và cung cấp dịch vụ Internet, có ghi chỉ tiết: “Dịch vụ thông tin trênInternet là một loại hình dịch vụ ứng dung Internet, bao gồm dịch vụ phát hành bảo

chi (báo in, bdo hình, bdo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dichVụ Cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet `.

Báo điện tử có các đặc điểm nổi bat so với các loại hình báo chí khác Đầu tiên là

khả năng truyền tải thông điệp đa phương tiện Báo điện tử ngày càng phong phú,đa dạng hơn về nội dung và phương thức truyền tải Nếu như trên báo in, người đọctiếp xúc với thông tin qua chữ viết, hình ảnh có màu hoặc không màu, thì báo điệntử giúp độc giả tiếp nhận thông tin băng việc thực hiện đa thao tác như đọc tin, xemvideo, xem chuỗi hình ảnh cập nhật liên tục, xem số liệu dưới dạng infographic.

Báo điện tử xoá nhoà khoảng cách về không gian và thời gian, phát huy được nhiều

ưu điểm nỗi bật Tiếp theo là khả năng tương tác cao thông qua phan bình luận, giao

lưu trực tuyến, hộp thư nhận phản hồi từ độc giả Từ đó, thông tin đa dạng, đa chiềuvà được cập nhật liên tục Cuối cùng là khả năng lưu trữ nguồn dữ liệu (data) lớn

nhờ sự phát triển của công nghệ, công chúng có thể tìm kiếm và truy cập thông tinbài báo nhanh chóng nhờ thanh công cụ tìm kiếm, tìm kiếm theo từ khoá, chọn ngày

tháng sự kiện diễn ra dé xem lại.

Tính đa phượng tiện là đặc điểm của thông tin trên báo chí Theo tác giả Dương

Xuân Son (2015) trong cuốn “Lý luận báo chí và truyền thông” [35, tr.103] chỉ ra:

“Đa phương tiện có nghĩa rộng là tổ hợp của văn bản, hình, hoạt hình, âm thanh và

video Các loại hình đa phương tiện có tương tác với nhau Ba loại da phương tiện

tương tác thông dụng là: Thể hiện tuân tự, theo các nhánh chương trình hoá, siêu

da phương tiện” Đa phương tiện là đặc trưng va là thế mạnh của báo điện tử.

Hiện nay, loại hình báo chí này gắn bó chặt chẽ với đời sống, độc giả trong xu thé

18

Trang 29

hiện đại Theo tác giả Dương Xuân Sơn, độc giả hiện đại không chỉ tiếp nhận sản

phẩm đa phương tiện mà còn sản xuất ra và xã hội hóa sản phẩm của mình trên

mạng Internet thông qua mạng xã hội Tính tương tác và tính chất đa phương tiện là

hai đặc điểm nỗi bật của báo điện tử.

Hình thức thể hiện trên báo điện tử chính là hình thức thê hiện đa phương tiệnphổ biến nhất Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mé, việc đầu tưphát triển báo điện tử là hướng đi đúng đắn và tất yếu đối với mỗi tòa soạn Trên

báo điện tử, “trải nghiệm người dùng” được đánh giá quan trọng và ngày cảng được

toà soạn chú trọng thúc đây Do đó, việc bố trí quảng cáo, các tin liên quan, màu

sắc, hình ảnh, trên giao diện được quan tâm đặc biệt Một trang báo được trìnhbày thân thiện, tiện ích, hình thức thể hiện đa dạng, đẹp mắt sẽ thu hút và “giữ

chân” được độc giả Hình thức thé hiện thông điệp trên báo điện tử là văn ban (text),

hình ảnh, video clip, sơ đồ, biểu đồ, hộp thông tin (box), dé truyền tải thông điệp

một cách rõ nét nhất.

Thành phần đa phương tiện phô biến bao gồm:

(1) Chữ viết hay văn bản (text): Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nóibằng những kí hiệu viết, đồ hình Nó là thành phần cơ bản của báo điện tử, dùng đểmô tả sự kiện, hiện tượng, sự việc Trong một số trường hợp, chữ viết là thành

phần thuần túy của bài viết, hoăc ngược lại đôi khi chỉ là một phần Tổng quát, chữ

viết là yêu tố thé hiện nội dung và cả phong cách của nhà báo, thường được dùngkhi nhà báo không thể truyền thông tin qua ảnh, video, audio hoặc qua các ngôn

ngữ phi văn tự khác.

(2) Ảnh tĩnh ghi lại khoảnh khắc nỗi bật của sự việc, hiện tượng: Hình ảnh có tácdụng làm nôi bật cảm xúc, nhắn mạnh một ý, một điểm nào đó trong bài báo và dễ

dàng tạo cảm xúc đặc biệt cho người truy cập Những cảm xúc này gây ấn tượng

mạnh và in sâu trong tâm trí người xem hơn là chữ viết.

(3) Âm thanh (audio): Âm thanh có thế mạnh về kể chuyện Nó đặc biệt phát huythế mạnh trong những trường hợp sự việc không thé miêu tả được bằng lời hoặc bảnthân từ ngữ không thê diễn tả hết được sự kiện hoặc diễn tả không chính xác Tuykhông mang lại cảm giác trực quan nhưng nó khiến người nghe như được tham gia.

19

Trang 30

(4) Video clip: Video thể hiện tốt nhất hành động, hình ảnh trong câu chuyện, đưangười đọc đến với nội dung chính của bài báo và theo dõi nhân vật chính trongchuyện Nó giúp người xem như được chứng kiến, tham gia câu chuyện một cáchchân thật nhất Nó đem lại ấn tượng mạnh và ghi lại được những thời khắc hiếm có.

(5) Slide show: Gồm nhiều bức ảnh khác nhau được sắp xếp theo một trật tự nhấtđịnh Nó có tác dụng bồ trợ, minh họa cho nội dung bai báo với một tốc độ định

sẵn, tạo ra một trình bày ảnh Hình ảnh có thể có thêm chú thích để làm rõ nội dung.Hiện nay, rất nhiều tờ báo lớn trong và ngoài nước đều sử dụng cách trình bày nàyđối với bức ảnh, tạo ra sự chuyên nghiệp và hiện đại trong phong cách trình bày.

(6) Phỏng van (giao lưu trực tuyến): Bao gồm dang hỏi — đáp, nhằm giúp người

đọc, người quan tâm, công chúng nêu ra các thắc mắc, trăn trở của mình đối với mộtvấn đề nhất định Ưu điểm nỗi trội của giao lưu trực tuyến là độc giả và nhân vật

tham gia không bị giới hạn bởi không gian địa lý.

(7) Trưng cầu ý kiến (poll, vote): Công tác này chủ yếu gồm việc khảo sát, thựchiện các điều tra xã hội học, cung cấp tư liệu cho báo chí, đồng thời giúp cho người

tham gia biết được có bao nhiêu người có cùng quan điểm hoặc khác quan điềm với

mình Phương thức này phổ biến trên báo điện tử và phát huy tối đa hiệu qua trongcác bài viết về van dé xã hội, giáo dục,

(8) Đồ thị: Góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc hoặc minh họa cho

một nhận định nào đó.

1.1.2 Thông điệp

Theo tác giả Dương Xuân Sơn (2015) định nghĩa: “Thông điệp có thể là tín hiệu,ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên không trung hoặc bằng bat cứ ký hiệunào mà người ta có thé hiểu được và được trình bày ra một cách có ý nghĩa Điềuquan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà người cung cấp

và người tiếp nhận đều hiểu Đó có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng

ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học kỹ thuật hay ngôn ngữ văn học nghệ thuật.

Bằng bất cứ cách nào, một ý nghĩa nào đó cũng phải được diễn tả bằng ngôn ngữhiểu được trong truyền thông” [35; tr 10].

20

Trang 31

Về khái niệm thông điệp báo chí, tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson (2016), chorằng: “Thông điệp là một hình thức truyền thông có chủ dich dé đưa thông tin đãđược dự tính đến đối tượng khán giả được xác định sẵn” [54, tr 122] Tức có thể

hiểu rằng, thông điệp được tác giả, nhà báo sử dụng dé xây dựng nhận biết về thông

tin, thương hiệu, tác động đến độc giả bằng hình thức nhất định.

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng nghiên cứu chỉ ra: “Thông

điệp là nội dung thông tin được trao đồi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Đó

là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sông,

tri thức khoa học - kỹ thuật, được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu Hệ thống

này phải được cả bên phat và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tứclà có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu

đạt của con người được sử dụng dé truyền tải thông điệp” [10, tr 13] Trong báo

chí, thông điệp có thể hiểu như một nội dung dành cho một nhóm công chúng, đối

tượng nhằm hướng tới mục tiêu nao đó Tác giả cũng chi ra có các loại thông điệp

truyền thông gồm:

(1) Thông điệp đích: Thông điệp cả chiến dịch truyền thông hướng tới.

(2) Thông điệp tài liệu: Thông điệp ấn chứa trong các tài liệu, dữ liệu, có thể thấy

trực quan.

(3) Thông điệp 4n: Thông điệp mà người nhận (Receiver) cần phải tư duy tích

cực, liên tưởng dé nhận ra.

Mô hình truyền thông của Shannon và Weaver (1948) đã chỉ ra thông điệp được

mã hoá (Encode) bởi người gửi (Sender) và sau đó được người nhận (Receiver) giải

mã (Decode) Quá trình này diễn biến cụ thé hơn như sau: Người nhận tiếp nhậnthông điệp - Giải mã, nhận biết nội dung của thông điệp - Chấp nhận thông điệp -Tin tưởng, đánh giá thông điệp - Thay đổi hành vi, nhận thức cá nhân dựa vào nộidung thông điệp - Phản hồi, lan truyền, chia sẻ thông điệp hoặc hành vi tới nhiều

Trang 32

Thông điệp truyền thông đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều thông điệp về

chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các thông tư, nghị định được ban

hành, để gắn thông điệp chặt chẽ với định hướng của Đảng và Nhà nước Trong bàiviết nhắc tới cụ thể số nghị định, quyết định, thông tin được công bó hay phát ngôncủa đại diện chính quyền về một vấn đề nào đó Bên cạnh đó, thông điệp có thể

nhắc về một đối tượng nhất định hoặc nhiều đối tượng, một sự kiện hoặc nhiều sự

(2) Thông điệp dữ liệu: Thông điệp gồm những con sé, dữ liệu thống kê theo

dạng số thông thường, giá tiền, tỷ lệ phần trăm.

(3) Thông điệp tin trong cuộc: Thông điệp đưa ra một cách chủ quan, di vào

trọng tâm sự việc, cung cấp đầy đủ thông tin, cảm xúc muốn truyền tải tới độc giả.

(4) Thông điệp đối tác: Loại thông điệp xác định được tác động của bản tin đốivới khán giả, có sự tác động đến đời sống của người khác.

(5) Thông điệp sắc thái: Thông điệp loại này được soạn ra nhằm làm rõ thông

điệp dữ liệu, mang nội dung diễn giải số liệu Ngoài ra, thông điệp sắc thái còn đểliên kết số liệu với các giá tri và giúp minh họa các khái niệm phức tạp hoặc xa lạ.

Tác giả chia thông điệp sắc thái thành bốn loại, gồm: Thông điệp sắc thái ngữcảnh; Thông điệp sắc thái quan ngại; Thông điệp sắc thái tuyệt đối nhằm dap lại lờicông kích mạnh mẽ hoặc đề cao các giá trị; Thông điệp sắc thái tượng hình.

Thông điệp trên báo chí - truyền thông có thé tác động sâu sắc tới độc giả, khángiả Theo tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2012) [10, tr 13], thôngđiệp trên báo chí có thê tác động đến người nhận trực tiếp thông điệp, tác động tớiquá trình nhận thức - lý trí, khi đó cơ sở nhận thức của hành vi sẽ mang tính bềnvững theo thời gian Trong cuốn “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản” [9],

hai tác giả chỉ ra 5 giai đoạn của một thông điệp:

22

Trang 33

- Đối tượng nhận biết được thông điệp

- Đối tượng nhận thức và hiểu về thông điệp- Đối tượng chấp nhận thông điệp

- Đối tượng tin tưởng thông điệp

- Đối tượng hành động theo mục đích của thông điệp

Đây là quá trình nhận biết thông điệp, từ đó dẫn tới thực hiện theo mục đích, yêu

cầu của thông điệp, đúng với mô hình truyền thông của các nghiên cứu trước đó chỉ

ra Dé dam bảo quá trình trên, thông điệp cần đảm bảo về mặt logic, có luận điểmvà phân tích rõ ràng, có kèm minh chứng, bố cục rõ ràng và rành mạch, cũng nhưkết hợp hình thức đa phương tiện dé nâng cao chất lượng chuyền tai thông điệp.

1.1.3 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp trong Tiếng Anh là “Corporation” (danh từ) mang nghĩa là Công tykinh doanh, đoàn thể, liên đoàn, “Corporate” (tính từ) mang nghĩa như thuộc đoànthé, hợp thành đoàn thé Từ “Corporate” được bắt nguồn từ thé kỷ 15, dựa trên tiếng

Latin “Corporatus”, dùng dé chỉ sự hợp thành một cá thé Trong tiếng Latin, từ

“Corpus” có nghĩa là cá thể Tức “Corporate” được hiểu như một nhóm người bao

gồm nhiều cá thể có chung một định hướng, từ này cũng giải thích cho việc gianhập vào một cộng đồng kinh doanh.

Định nghĩa về doanh nghiệp được nêu cụ thé tại Khoản 10, Điều 4, Luật doanhnghiệp năm 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục

đích kinh doanh” Các doanh nghiệp đều cần phải có đăng ký thành lập, thực hiện

thủ tục đúng với luật pháp của Nhà nước Đa số doanh nghiệp đều thực hiện quátrình sản xuất và kinh doanh, cung cấp dịch vụ thế mạnh của mình để có sinh lời.Những doanh nghiệp này được xem như tô chức kinh tế vị lợi, ở mặt khác, cũng có

các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Các loại hành doanh nghiệp khác nhau thì có những đặc điểm riêng biệt trong tổ

chức và hoạt động của mình Nhưng nhìn chung, các hình thức doanh nghiệp tại

Việt Nam đều mang một số đặc điểm chung như:

23

Trang 34

Được thành lập va đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Tuy thuộc vào

tùng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định thủ tục thành lập và kinh doanhriêng.

Chức năng, nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là kinh doanh Doanh nghiệp được

thực hiện các hoạt động kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hoá,dịch vụ; nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế — xã hội

Được thừa nhận là thực thé pháp ly, có thé nhận danh mình tham gia các quan hệpháp luật Doanh nghiệp được tham gia vào tất cả các quan hệ trong giao lưu dân sự

cũng như các quan hệ tố tụng.

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Theo cách tiếp cận hẹp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năngchống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác Theo quan điểm phổ biếnnhắn mạnh đến phương hướng tác động của năng lực cạnh tranh thi năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thi phan, thu lợi nhuận củadoanh nghiệp Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sửdung các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vữngtrong điều kiện cạnh tranh quốc tế.

Theo cách tiếp cận mang tính tổng quát hơn, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thé hiện thực lực và lợi thé của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trongviệc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hang dé thu lợi ngày càng cao Lợi thé

cạnh tranh, theo Micheal Porter, là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách

hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng dé tạo ra nó Khi một doanh nghiệp có đượclợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa làdoanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủkhác không thê làm được.

1.1.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là “CorporateSocial Responsibilities” với các từ khoá chính là “doanh nghiệp” (chủ thể) và “trách

24

Trang 35

nhiệm xã hội” Khái niệm này được đưa ra từ sớm và có nhiều nhà nghiên cứu nhậnđịnh khác nhau, cũng như việc có thê đứng trên nhiều góc độ, phương diện dé định

Milton Friedman (1970) chỉ ra rằng: “Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào các hoạtđộng nhằm tăng lợi nhuận” Ở góc độ này, nhà nghiên cứu khẳng định mục tiêu gia

tăng lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ thực hiện trách nhiệm xã hội.

Sau đó, Keith Davis (1973) [47, tr 312-322] nhận định về CSR: “CSR là sự quantâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãnnhững yêu cầu về pháp lý, kinh tế và công nghệ” Trong đó, các vấn đề vượt rangoài đó liên quan tới các van dé chung của xã hội, cần doanh nghiệp chung tay xây

dựng và xử lý.

Thêm một góc nhìn khác của Carroll (1999) [48, tr 268-295] chỉ ra: “CSR là tất cảcác vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ởdoanh nghiệp ở mỗi thời điểm nhất định”.

Theo Matten và Moon [49], CSR là “một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm nhỏ

khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, tính bền vững và tráchnhiệm môi trường” Cụ thể, bản chất của CSR là sự cam kết, đảm bảo của doanhnghiệp tham gia, đóng góp, xây dựng phát triển kinh tế bền vững, thông qua các

hoạt động xã hội nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người lao động,

các gia đình, cho cộng đồng và rộng ra là toàn xã hội.

Tuy nhiên, thông qua hoạt động trên, doanh nghiệp thu lại những lợi ích cho mình

về lợi nhuận, danh tiếng, truyền thông CSR tựa như một điều không thể thiếu đối

với bất kỳ doanh nghiệp nảo trong thời điểm xã hội hoá - hiện đại hoá, khi sự tin

tưởng của công chúng, khách hàng với một doanh nghiệp trở nên quan trọng và cấpthiết để thúc đây doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội Ở một góc nhìn khác,

các doanh nghiệp cũng tìm kiếm giải pháp thay đổi xã hội theo hướng tích cựcthông qua các hoạt động CSR, từ đó gián tiếp giúp phát triển doanh nghiệp cũng

như con người thuộc doanh nghiệp.

25

Trang 36

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thắng (2010) [39, tr 232-238] cho răng: “Lợi ích dài hạn

của CSR là dành cho chính bản thân doanh nghiệp, như cải thiện quan hệ trongcông việc, tạo ra các giá trị văn hoá doanh nghiệp, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân

viên nghỉ việc, tăng năng suất lao động” Bên cạnh đó, CSR giúp nâng cao uy tín

của doanh nghiệp trong mối quan hệ với khách hàng, đối tác, chính phủ, tạo ra lợi

thế cạnh tranh, thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt đối với các khách hàng

nước ngoài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dần trở thành một trong những

tiêu chuẩn quan trọng dé đánh giá mức độ bền vững, độ tín nhiệm của một doanhnghiệp trong quá trình trao đổi và đàm phán Hiện nay, phần trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp cũng được đưa vào báo cáo thường niên cũng như hồ sơ năng lực của

các doanh nghiệp, các thông tin này có thê được đăng tải công khai (public) trên cáctrang Website của doanh nghiệp, để khách hàng, người mua hàng, đối tac, có théxem trực tiếp Điều này cho thay các doanh nghiệp đều quan tâm tới việc thực hiệntrách nhiệm xã hội trong bối cảnh hiện tại.

Năm 2003, nhóm phát triển Kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra địnhnghĩa: “Trach nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đónggóp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng caochất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộngđồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển

chung của xã hội”.

Định nghĩa mới đây nhất của Liên minh châu Âu, trách nhiệm xã hội là việc“Doanh nghiệp lồng ghép những vấn đề xã hội và môi trường vào hoạt động quảntrị kinh doanh hằng ngày, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các đối

tượng liên quan đến doanh nghiệp trên tinh thần tự nguyện”.

Lý thuyết của Carroll (1979) đưa ra cũng được sử dụng và phát triển trong nhiềunghiên cứu sau này Trong đó, tác giả chỉ ra mô hình ba vòng tròn đồng tâm vớikinh tế, giá trị xã hội và các vấn đề xã hội, tiếp theo phát triển lên thành mô hình

kim tự tháp [48] Mô hình này gồm 4 cấp độ: Trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm

pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện.

26

Trang 37

Sau các nghiên cứu trước đó, có thể thấy răng trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp được hiểu với ba loại trách nhiệm cụ thê sau:

Trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật Quy

định của pháp luật là các văn bản chuẩn mực hoá các quy tắc ứng xử trong xã hội

nên việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện.Mức độ đánh giá càng cao đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội nếu doanhnghiệp thực hiện tốt hay vượt các chuẩn mực pháp luật đưa ra Trong quá trình tìm

kiếm, đưa ra các mục tiêu về kinh tế, doanh nghiệp đứng dưới sự giảm sát và điều

chỉnh của pháp luật.

Trách nhiệm đạo đức: Dao đức là những quy tắc ứng xử tồn tại trong cộng đồngxã hội có tính lâu đời, chi phối các hoạt động của cộng đồng nhưng chưa được théchế hoá hoặc không thé thé chế hoá thành các quy định có tính pháp lý Tuy theothực tế địa bàn, khu vực, phạm vi hoạt động, quy mô doanh nghiệp mà trách nhiệmđạo đức sẽ được mở rộng Những nền văn hoá, chuẩn mực đạo đức của các địaphương, vùng miền, lãnh thé, quốc gia cũng có nhiều điểm khác biệt đa dang, do đó

CSR cũng rat phong phú, không bó buộc với bat kỳ hoạt động có định nao.

Trách nhiệm từ thiện: Doanh nghiệp tồn tại bên trong xã hội và chỉ tồn tại khi xãhội còn Cộng đồng xã hội đem lại sự phát triển, sự tồn tại hoặc cũng dẫn tới sự phásản, biến mất của các doanh nghiệp Việc phát triển cộng đồng, xã hội thông qua

các hoạt động trách nhiệm xã hội giúp gia tăng sự phát triển của xã hội Ấy, tạo ra

bước tiền đề cho sự mở rộng của doanh nghiệp Các hoạt động từ thiện thường đượcnhắc tới là quyên góp, ủng hộ đồ dùng, sách vở học tập, trang thiết bị phục vụ đời

sống, kinh phí xây trường học, ăn uống cho các em học sinh khó khăn, bà connghèo khó, hộ nghèo, Nhìn chung các hoạt động từ thiện đa dạng và nhiều cách

Trách nhiệm kinh tế: Đây là trách nhiệm nền tảng, cốt lõi của doanh nghiệp khi

thực hiện trách nhiệm xã hội, bởi đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, mức tăng trưởng

thường niên là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp, là lí do dé doanh nghiệpthực hiện chiến dịch kinh doanh, truyền thông thương hiệu và cả chính hoạt động xã

27

Trang 38

hội Nói cách khác, mục tiêu kinh tế - đảm bảo hiệu quả về mặt kinh doanh là điềukiện “sống còn” của doanh nghiệp Doanh nghiệp ổn định, duy trì hay phát triển về

mặt kinh tế mới có thể thực hiện các mục tiêu khác, trong đó có trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp.

Theo tác giả Banerjee (2006), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã dịch chuyển

từ việc đóng góp cho xã hội thông qua cách làm từ thiện sang chiến lược, gắn hoạt

động trách nhiệm xã hội với mục tiêu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhận

thức rõ ràng vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc phát triển

bền vững [45].

Bên cạnh khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cần làm rõ vai trò

của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp:

Cân bằng lợi ích xã hội: Việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội mang

nhiều ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thêhiện sự hài hoà, đảm bảo lợi ích đối với các chủ thé xã hội, cũng như đảm bảo sựcân băng lợi ích cho các chủ thể trong xã hội thông qua các hoạt động trực tiếp hoặcgián tiếp đối với tất cả các đối tượng liên quan.

Tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp: Khi mục tiêu đóng góp cho xã

hội đạt được đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng doanh thu của doanh nghiệp thôngqua nhiều cách khác nhau Các doanh nghiệp đều có mục tiêu tăng doanh thu dé tạora lợi nhuận, vì vậy việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra một nền tảng vững

chắc, tạo ra sợi dây liên kết, kết nối giữa doanh nghiệp với cộng đồng Trách nhiệm

xã hội không tự nhiên xuất hiện ở mỗi doanh nghiệp khi không có sự nhận thức vaquan tâm từ các chủ thể trong nội bộ doanh nghiệp, dé từ đó tạo ra hoạt động kết nỗi

với các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp Khi phần trách nhiệm xã hội của một

doanh nghiệp được đánh giá tốt, nghĩa là lợi ích cô đông và nhân sự trong doanhnghiệp được đảm bảo, lợi ích của đối tác 6n định, lợi ích của chính quyền địaphương được cải thiện, môi trường sông đảm bảo va được nâng cao Từ đó, doanh

nghiệp có thé tồn tại bền vững.

28

Trang 39

Có rất nhiều loại hình trách nhiệm xã hội, phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệpcũng như thực tế môi trường xã hội Một số loại hình trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp phô biến hiện nay bao gồm:

Hoạt động bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề

chung được xã hội quan tâm cũng như được nhiều doanh nghiệp hướng tới trongcác hoạt động CSR Các doanh nghiệp lựa chọn hoạt động đóng góp trồng cây xanh,

cùng nhân sự nội bộ ra quân nhặt rác tại các khu vực, kết hợp với chính quyền địaphương thực hiện các buổi làm sạch đô thi.

Hoạt động từ thiện: Hoạt động từ thiện, thiện nguyện là hình thức trách nhiệm xã

hội phô biến và lâu đời, thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tổ chức nhiều

lần trong một năm, không giới hạn tại địa điểm và thời gian có định Hoạt động từthiện thuộc trách nhiệm xã hội có thể diễn ra dưới dạng quyên góp tiền ủng hộ chongười có hoàn cảnh khó khăn, xây trường học tại vùng cao, ủng hộ trang thiết bị ytế cho các cơ sở y tế trong thời điểm dịch bệnh, phát gạo và đồ ăn miễn phí cho

người dân trong khu vực trong khu vực khó khăn.

Hoạt động cộng đồng: Hàng năm, các giải chạy hoặc đua xe đạp, nhằm gây

quỹ hoặc tuyên truyền những thông bổ ích cho xã hội diễn ra rất thường xuyên.Doanh nghiệp có thé tham gia dưới hai hình thức: trở thành nhà tài trợ giải hoặcthành viên tham gia Điều này không những tạo ra sức cộng hưởng thương hiệu mà

còn tạo động lực giúp nhân viên tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện sứckhỏe.

Hoạt động hướng tới người lao động: Yếu tố con người luôn là cốt lõi của mỗi

doanh nghiệp Môi trường làm việc, cơ chế quản lý và vận hành đáp ứng lợi ích chongười lao động càng cao thì càng thúc day họ gắn bó, cống hiến hết mình, đó cũnglà lí do nhiều doanh nghiệp tổ chức chương trình trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp hướng tới người lao động.

Theo một số nghiên cứu trong lịch sử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệptrong nước ở lĩnh vực dịch vụ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao viéc

thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực dịch vụ, các tác gia suy rộng ra các lợi

29

Trang 40

ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có việc gia tăng giá trị hình ảnh

và danh tiếng thương hiệu Tác giả Trần Thị Minh Hoà và Nguyễn Thị Hồng Ngọc(2014) nhắn mạnh thương hiệu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vu vatrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thé giúp gia tăng thương hiệu đáng kể [17,

tr 1-11].

1.1.5 Covid-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO), tên gọi chính

thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) làCovid-19 Tên gọi mới này gọi tắt của “corona virus disease 2019”, theo các từ

khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại vi-rút gây đại

dịch này xuất hiện Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại vi-rút (International

Committee on Taxonomy of Viruses - ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới củavi-rut corona là Sars-CoV-2 [59].

Định nghĩa của WHO đưa ra về Covid-19 như sau: “Covid-19 là bệnh truyềnnhiễm do chủng mới vi-rút corona, một loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp ở

người gây ra Chủng mới này chưa được biết đến trước thời điểm tháng 12 năm

2019, là thời điểm bùng phát bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân xảy ra ở tỉnhVũ Hán, Trung Quốc” [59].

Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từngười sang người Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người cóthể xảy ra liên tục Ở người, vi-rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếpxúc với dịch cơ thể của người bệnh.

Ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, dịch Covid-19 gâyra những tác động gián tiếp tới đời sống, các lĩnh vực xã hội và dé lại ảnh hưởng lâu

Vẻ mặt kinh tế, dịch bệnh đã anh hưởng trên phạm vi toan cầu, gây gián đoạn

chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá của thế giới, đình trệ hoạt động sản xuất

-kinh doanh Đặc biệt, do diễn biến mạnh mẽ của dịch, các nhu cầu tạm thời từTrung Quốc đối với các sản pham hàng hoá, dịch vụ đã gây ảnh hưởng tới sự tăng

30

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w