1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)

216 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
Tác giả Lê Xuân Mạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Bùi Chí Trung
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 54,6 MB

Nội dung

Đối với các tổ chức báo chí và quản lý, quan tri, thu thập, va tan dụng thông minh dữ liệu đã trở thành quan trọng trong việc đảm bảo thành công và phát triển của họ.. Điều quan trọng tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

QUAN TRI DU LIEU SO HÓA TREN BAO DIEN TU VIET NAM HIEN NAY

(Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai

đoạn 01/2020 đến 12/2022)

Chuyên ngành: Quản trị báo chí truyền thông

Mã so: Thí điêm

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Giảng viên hướng dẫn khoa hoc Chủ tịch Hội đồng

Hà Nội - Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn “Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt

Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dan củaPGS.TS Bùi Chí Trung Các số liệu, kết quả nên trong luận văn là trung thực vàchưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác Trong luận văn, tôi có sửdụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo, những trích dẫn đều đượctôi ghỉ nguồn đây đủ và trung thực

Tác giả luận văn

Lê Xuân Mạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại Viện

đào tạo Báo chí và Truyền thông, Truong Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá

và các phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích

Tôi xin chân thành cam ơn PGS,TS Bùi Chí Trung, người đã trực tiếp tậntình hướng dan, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

luận văn này.

Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp các báo Nhân Dânđiện tứ, VnExpress, VietnamPlus đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo

sát thực tế và cung cấp cho tôi những tài liệu liên quan đến luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Xuân Mạnh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU - 5-5 5621 212 21127171211211211 112112111111 T1.11 1111101 1rre 6

1 Tính cấp thiết của đề tài -:¿22- 52+ 2EE22E12211271122122112711271211 211.11 xe 6

2 Lịch sử nghiÊn CỨU - 5 <2 + E119 E1 v1 1 3 0T TH HH Tnhh ngà 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 22 32 *+EE*2EE+EEEEEEerererrreerrrrrerree 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 ¿2+ 2+E++EE+EE+zEE2EEeEEerEerrksrkerkrrex 14

5 Phương pháp nghién CỨU - 5 2< 3231151135113 1193111111 1 11 HH ng ng rệt 15

6 Y nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của dé tài 2-2-5 x2 z+xsrxerxcrez 16

7 Bố CUC TUAN VAN - 17

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN TRI DU LIEU SO HOA TREN BAO ĐIỆN TU VIỆT NAM HIEN NAY - 18

I9 d4 ì06/ 0 18

In tt nhxadAHĂA 18

LDQ san he ằắ 19

In) NGA LH 20 I0) 7/217 21

I1 nga 22

1.1.6 Quản tri dit lIỆU Gv vn vn KH vn kg, 24 1.1.7 Quản trị dit liệu $Ố NOG - - 5-5-5 SEE‡EE‡E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkErrrkerkrrerkes 25 1.1.8 Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tủử -c- 5c Sccct+teEkekeEeEeEkeErkerrrkerkererves 26 1.2 Vai trò của quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử - 5c sec: 27 1.3 Van đề quản trị dữ liệu số hóa tiếp cận từ lý thuyết liên ngành 31

1.3.1 Quản tri dữ liệu số hóa dưới góc nhìn từ lý thuyết quản trị -. - 31

1.3.2 Hướng tiếp cận từ báo chí truyền thong cecccccsscessessessesssessessessessessessessessessessee 32 1.4 Cơ sở thực tiễn và một số yếu tô ảnh hưởng đến quản tri dữ liệu số hóa trên báo điện tử tại Việt Nam HH HT HH TH HH ng Hệ 34 1.4.1 Điều kiện quản trị dit liỆH SỐ -+- 55c ©5£+c<+EE‡EEeEECSECEEEEEEErkrrrrrrrrkerrees 34 1.4.2 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến vấn đê quản trị đữ liệu s6 tại các tòa soạn báo 41 1.4.3 Moi quan hệ giữa quan trị và khai thác dit liệu eccecceescescescesseeseessessessesseesseesees 47

1.4.4 Xu hướng quản trị dữ liệu trên thé giới - 2+ 5+ s+ce+E+E+EeEEerterkerrreses 47

Trang 6

1.5 Phương thức quản trị và tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị dữ liệu sốhóa tại các cơ quan báo chí tại Việt NÑam SG 2 S3 srrerrsrrrrrrrre 511.5.1 Chit thé qHẲN tri cceececceccescessescssessessessessessessessessssssssssessessessessesessssesessesseesessessees 511.5.2 Đối tUONY QUAM EV i cceececceccessessessssseseesssecsesseesessessessssecsecsessessesesssssseesessesseeeessees 53

In nan ốe.e 55 1.5.4 Phương ther QUẲN ẨT] cà HH TH KH HH Hit 56 1.5.5 Quy trình Quan ẨTỆ TH HH HH TH 58

1.5.6 KẾI quả Của QUGI EYL cesceceescessessssssessesssessessesssssssssessessessusssessessussisssessessesssesieesess 59TIỂU KET CHUONG l . 55222+t2E ket 61

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN TRI DU LIEU SO HOA TREN BAO

ĐIỆN TU VIỆT NAM HIEN NAY ou cccccccccccssessesssessessessssssssecsessessseeseesessseeseeseess 62

2.1 Giới thiệu khái quát về ba tờ báo trong diện khảo sát - 62

2.2 Thực trang quản tri dữ liệu số hóa tai ba tòa soạn báo trong diện khảo sat682.2.1 Chủ thể quản trị SGN XUẤT - 55t SE+EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1211111 11.1 Le 682.2.2 Đối tUONG QUAM AV i cceccesseescessessesssessessessssssessesssssessessessusssessessessusssesseesesaseeseeseess 71

2.2.3 Quy trình và nội MUNG QUAN FỆ << th 75

2.2.4 Phwong thee QUAN nên ng ốố ốốốốốốốố.ố 83

2.2.5 Quản trị đầu ra của di liệu Ố c ccccctcccvverrrrrterrrrrrtirrrtrrtrrrrrrriee 89

2.2.6 Quản trị nhân sự và nên tảng Kỹ thUÁẬTK HH kg rưy 93

2.3 Đánh giá chunØ - - s + HH HH ng rre 972.3.1 Đánh giá về thực trạng quản trị dữ liệu số hóa trên báo Nhân Dân điện tử,VneXpress, ViefndIPÏH4% 5< kg 97 2.3.2 So sánh mô hình quản tri dit liệu tại DA 100 SON eceeescceeeccessecetseeeteeenseeeneeens 102

2.4 Đánh giá thành công, hạn chế 2-2 + z+SE£EESEEEEE2EEEEEerkerkerrrrrree 112

Z.ALL ThANN CONG an ốe 1122.4.2 HAN nh 115

Trang 7

3.1.2 Chủ trương xây dựng và quản tri dit liệu của tòa SOgH -«<- 1233.1.3 Nguồn nhân lực và năng lực của các tòa soạn DGO - -« -c<<«+ 125

3.1.4 Điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính của tòa SOẠH - 1273.1.5 Tâm nhìn về ;7727/878//710112 8 nẺn8.Ầ 1293.1.6 Nhu cầu từ các dòng sản phẩm Multimedia, Multi-platform và yêu cầu

J13701/NEXNNAAớớĂ 136

3.2.4 Ứng dụng trí tuệ AI vào quản trị đữ liệu SỐ NO veccssescssverecvssecvsseesstersstsseenseee 1413.2.5 Nâng cao hoạt động bảo vệ, mở rộng dữ liệu SỐ HÓA Sccccccctcksrerresea 1453.2.6 Tích hợp hệ thong quản trị nội dung và hệ thong quản trị dữ liệu 146

3.2.7 Thuê đơn vị bên ngoài quản trị dữ lIỆU - c5 sitseeesersssersrsee 148

3.2.8 Bồ trí nhân sự phù hợp trong quy trình Quan ẨTỊ cccSseseseesseee 149

3.3 Khuyến nghị - 2-2-5 CS xEEEEE211221 011711 21121111 111111111111 re 152

3.3.1 Khuyén nghi về công nghệ và NNAGN LUC «ngay 153

3.3.2 Khuyến nghị về phân tích dit liỆM - - + + e+St+E£+E£EEEEEEEEEEEErErrrkerkee 1553.3.3 Nâng cao nhận thức trong việc xây dựng kho dit liệu chung 1583.3.4 Khuyến nghị về xây dựng kho dữ liệu tại báo Nhân Dân điện tử 159

3.3.5 Khuyến nghị về phương thức Quan tFỊ - 2-5252 ©ceSe+£teceE+x+rerrreereee 160

3.3.6 Quản trị dữ liệu số và nhu cầu trong xây dung dit liệu mở (open data) 164

3.4 Một số kinh nghiệm quản trị dữ liệu tại các tòa soạn báo trên thế giới 166

()0)98.9%009:10/9) 10.0017 ốố 172KET LUẬN 2-5 52221221 SEE22E1271271211211211 2111121121111 11.1.1111 re 175

TÀI LIEU THAM KHAO 22-22 +2+£+EEE+EEEt2EESEEEEEEEEEEEEEerrrrrrrrree 178

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ NGỮ VIET TAT

: Trí tuệ nhân tao

: Phần mềm quản trị nội dung

: Internet of Things - Mạng lưới các thiết

bị kết nối với nhau cho phép truyền tải đữ

liệu

: Thông tan xã Việt Nam: Thông tin và Truyền thông

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa của Liên Hiệp Quôc

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU, SO DO, HÌNH ANH

Sơ đồ 1.1: Hệ quan trị cơ sở đữ liệu theo nghiên cứu của Tập đoàn Viettel 24

Sơ đô 1.2: Bốn khu vực trong mô hình tổ chức tòa soạn hội tụ đa phương tiện 37

Sơ đồ 1.3: Mô hình tòa soạn hội tụ và hội tụ công HghỆ TỚI -.cc S2 38

Sơ đồ 2.1: Quy trình quan tri dit liệu tại Nhân Dân điện tử ««~<cS+ 76

Sơ đô 2.2: Sơ đô quy trình quản trị dữ liệu tạo báo VnExpress . - 78

Sơ đồ 2.3: Sơ đô quy trình quản trị dữ liệu tại VietnamPlus (TTXVN) 60

Hình 2.1: Giao diện “Thông tin nguồn ” tại TTXWNN -:©-c©ceccxscxecced 105Hình 2.1: Giao diện Vlight của VnExpress cho phép người dùng mua đữ liệu anh 106

Sơ đô 3.1: Mô hình dé xuất về quy trình quản trị dữ liệu -5-©5c©5z5cs5sa 150

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời dai số hóa và công nghệ 4.0, quan trị dữ liệu trong ngành báo chítruyền thông trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và trở thành một trong những mạnh

ghép sống còn của tòa soạn Việc chuyên đổi dữ liệu sang phiên bản số hóa đã tạo

ra nhu cầu cấp thiết trong quản lý dữ liệu báo chí trên mạng Đối với các tổ chức

báo chí và quản lý, quan tri, thu thập, va tan dụng thông minh dữ liệu đã trở thành

quan trọng trong việc đảm bảo thành công và phát triển của họ

Các tòa soạn báo chí có thé tận dụng mọi khía cạnh của dữ liệu dé đạt đượcảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng Quản trị dữ liệu không chỉ là việc xử lý thông

tin ma con là quá trình sáng tạo để phát triển báo chí hiện đại và thúc đây sự tiễn bộ

xã hội Thực tế gần đây đã chứng kiến sự phát triển đáng kể trong quản trị dit liệu

số hóa của các cơ quan báo chí Các cơ quan này đã nhận ra sự quan trọng của việc

quản ly đữ liệu số hóa và đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ cấu tô chức và công nghệ déthực hiện nhiệm vụ này Họ tập trung vào việc tạo ra môi trường quản lý dữ liệu

linh hoạt và nhạy bén, đáp ứng nhanh chóng các thay đổi trong ngành báo chi

Ngoài ra, một SỐ co quan đã áp dụng công nghệ tiên tiễn như trí tuệ nhân tạo và tựđộng hóa dé quản ly dữ liệu một cách thông minh và hiệu quả

Bên cạnh những bước tiến quan trọng đã đạt được, các cơ quan báo chí vẫnphải đối diện với nhiều thách thức trong việc quản trị dữ liệu số hóa của mình

Đầu tiên, cần nhận thức rõ ràng việc xây dựng các cơ chế và chính sách yêucầu về quản trị dữ liệu số hóa của các cơ quan báo chí chưa đáp ứng kịp thời vớithực tế hiện tại Ở Việt Nam, các cơ quan báo chí vẫn chưa thực hiện quản trị dữliệu số hóa theo một quy chuẩn chung và đồng nhất Nguyên nhân chính của tìnhtrạng này là việc quan tri dữ liệu chưa được coi là một yêu cầu bắt buộc, chưa đượcđặt trong một khung pháp lý rõ ràng như các quốc gia khác trên thế giới Đây là một

điều đáng lưu ý và cần được khắc phục trong tương lai gần Các cơ quan quản lý

báo chí cần thúc đây các chế tài hóa các nội dung liên quan đến yêu cầu quản trị đữ

liệu, đảm bảo sự nhât quán và tuân thủ chuân mực quôc tê.

Trang 11

Văn hóa quản trị đữ liệu tại phần lớn các cơ quan báo chí Việt Nam đangtrong quá trình hình thành và chưa đạt đến mức độ tối ưu Hiện tại, hầu hết các cơquan báo chí vẫn chưa có chính sách và chưa thiết lập quy trình quản trị đữ liệu sốhóa được một cách rõ ràng Việc quy định vai trò của các bên liên quan đến dữ liệu

và xác định trách nhiệm cụ thể vẫn còn đang được xem xét và đề xuất Đồng thờihiện tại, cơ sở hạ tầng công nghệ cũng chưa hoàn thiện dé hỗ trợ một quá trình quản

trị đữ liệu số hóa hiệu quả Các công cụ và hệ thống quản lý dữ liệu cần được tối ưu

hóa và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan báo chí trong việc lưu trữ, truy xuất vàbảo mật thông tin.

Ngoài ra, đa số các cơ quan báo chí vẫn chưa thành lập các đơn vị độc lập và

chuyên trách về quản trị và khai thác dữ liệu số hóa Hiện tại, việc quản trị và khai

thác đữ liệu vẫn được phân bé và giao cho các đơn vị trực thuộc khối, không tập

trung tại một đơn vị độc lập Điều này gây ra sự phân tán và thiếu sự chuyên nghiệptrong quá trình quan trị dir liệu Dé nâng cao hiệu qua quản tri dit liệu số hóa, cầnthành lập các đơn vị chuyên trách có trách nhiệm đồng nhất và chuyên sâu trongviệc quản lý, xử lý và phân tích dữ liệu sé

Bên cạnh đó, tình trạng tồn tại nhiều kho dữ liệu phân tán trong cơ quan báo chíđang trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu qua quản tri dit liệu không cao, đồng thời tăng nguy

cơ rò rỉ thông tin ra bên ngoài Việc có nhiều kho dữ liệu phục vụ cho các mục đíchkhác nhau đã dẫn đến việc các báo cáo từ những kho này có thể không đồng nhất, mặc

dù chúng đều dựa trên cùng một nguồn dữ liệu gốc Sự khác biệt trong quá trình lay dữliệu từ các kho khác nhau đã dẫn đến sự không nhất quán trong kết quả đầu ra Điều

này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức để phân định báo cáo nào là chính xác, vì

cần phải nắm bắt nguồn dữ liệu và phương pháp xử lý dit liệu của từng kho riêng biệt

Đồng thời, việc đầu tư cho hoạt động quản trị dữ liệu số hóa tại các tòa soạn

báo chí Việt Nam còn hạn chế Mức độ đầu tư vào công nghệ thu thập, quản lý vàkhai thác dit liệu cũng phan nào phan ánh mức độ quan tâm đối với dir liệu trong

các cơ quan báo chí cũng như nguồn lực được cấp cho hoạt động này Hiện nay, đầu

tư vào các công nghệ và hệ thống quản trị dir liệu vẫn chưa đạt đến mức tối ưu, điều

này có thé làm hạn chế khả năng thu thập, xử lý và tận dung dữ liệu số một cách

Trang 12

hiệu quả Dé tăng cường sức mạnh và giá trị của dữ liệu, cần có sự đầu tư đáng ké

vào các giải pháp công nghệ tiên tiến và cơ sở hạ tầng phù hợp để nâng cao khả

năng quản trị dữ liệu trong ngành báo chí.

Dựa trên tình hình lý luận và thực tiễn đã trình bày, tác giả đã quyết địnhlựa chọn đề tài nghiên cứu mang tên “Quản tri dữ liệu số hóa trên báo điện tử

Việt Nam hiện nay, khảo sát 03 tờ báo điện tử Nhân Dân, VnExpress,VietnamPlus, giai đoạn 2020 — 2022” Mục tiêu của dé tài này là khám phá và

nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề quản tri dữ liệu

số trên các tờ báo điện tử

Điều quan trọng trong quyết định nghiên cứu đề tài này là giúp các cơ quan

báo chí trong nước có được cơ sở khoa hoc và nền tang cơ bản để thúc day hoạtđộng quản trị dữ liệu số hóa của mình, nhằm đạt hiệu quả tốt hơn Thông qua việc

nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn đưa ra những kiến thức, phân tích và nhậnđịnh về tình hình quản trị đữ liệu số hóa trên các tờ báo điện tử Việt Nam Điều này

sẽ giúp các cơ quan báo chí hiểu rõ hơn về những thách thức, cơ hội và biện pháp

cần thiết dé nâng cao quá trình quản tri dit liệu số hóa của mình

Thông qua việc khảo sát ba tờ báo điện tử chính là Nhân Dân điện tử,VnExpress, VietNamPlus trong giai đoạn từ 2020 đến 2022, đề tài sẽ tiến hành phântích, đánh giá và đưa ra các khuyến nghị cụ thể Nhờ vào việc nghiên cứu về quảntrị dữ liệu số hóa trên ba tờ báo điện tử này, tác giả hy vọng tìm ra những xu hướng,phương pháp và chiến lược quản trị dữ liệu tối ưu, giúp cải thiện công tác quản trị

dữ liệu số của các cơ quan báo chí trong nước

2 Lịch sử nghiên cứu

Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy chưa có nhiều

các công trình di sâu vào nghiên cứu riêng, cụ thê về nội dung “Quản tri dit liệu sốhóa trên báo điện tử Việt Nam” Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu liên quan gần với

nội dung dé tài mà tác giả nghiên cứu Sau đây là một số công trình nghiên cứu:

Cơ sở lý luận Báo chí — Truyền thông về các nguyên tắc cơ bản của hoạt

động báo chí

Trang 13

Cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, do tác giả Dương Xuân Sơn, DinhVăn Hường, Tran Quang, xuất bản năm 2003, đề cập đến những van dé có tínhphương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệuquả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các

van đề cụ thé trong lĩnh vực báo chí - truyền thông Hệ thống kiến thức về cơ sở lýluận báo chí - truyền thông sẽ được bổ sung va nâng cao ở những chuyên dé cụ thé

về báo chí

Cuốn sách Media Management: A Casebook Approach của tác giả C AnnHollifield, Jan LeBlanc Wicks và George Sylvie, xuất bản năm 2009 Cuốn sách nay sử

dụng phương pháp học thông qua các trường hợp thực tế trong lĩnh vực quản lý truyền

thông Nó cung cấp một loạt các trường hợp nghiên cứu và ví dụ dé giúp độc giả hiểu

và áp dụng các nguyên tắc quản lý vào ngành truyền thông Các chủ đề mà cuốn sách

có thê đề cập bao gồm quản lý tô chức truyền thông, quản lý nhân sự, chiến lược kinhdoanh, quản lý dự án và quản lý tài chính trong môi trường truyền thông

Cuốn Cơ sở ly luận báo chí, do tác giả Nguyễn Văn Dững biên soạn, xuất

bản năm 2012 Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống

khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đốitượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc

cơ bản; về chủ thể hoạt động báo chí; vấn đề tự do báo chí,

Cuốn sách “The Future of Journalism: Developments and Debates”được biên tập bởi Bob Franklin và David Murphy, năm 2013 Cuốn sách tậptrung vào tương lai của ngành báo chí và khám phá các phát triển và tranh luậnliên quan đến ngành báo chí Cuốn sách này đưa ra các quan điểm đa dạng vềnhững thách thức và cơ hội mà báo chí đang đối mặt trong thời đại số hóa và

thay đôi công nghệ Cuốn sách bao gồm các chủ đề như sự phát triển của truyềnthông kỹ thuật số, tác động của mạng xã hội và tin tức giả, vai trò của nhà báocông dân, quyền riêng tư và an ninh thông tin, quan hệ giữa báo chí và chính

quyền, sự tương tác giữa báo chí truyền thống và công dân báo chí Nó cung

Trang 14

cấp các phân tích và cách nhìn rộng để hiểu về tương lai của ngành báo chítrong một thé giới liên kết và thay đôi nhanh chóng.

Cuốn Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, do tác giả Đỗ QuýDoãn biên soạn, xuất bản năm 2014, làm rõ thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra

trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời cũng đưa ra những giải

pháp cơ bản tạo điều kiện dé thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn bảo đảm

quản lý tốt

Cuốn Lao động nhà bao và quản trị tòa soạn báo chí, được viết bởi tác giảTrương Thị Kiên, xuất bản năm 2016, cung cấp những kiến thức cơ bản về tòa soạn

báo chí, cơ cấu tổ chức, các chức danh nhà báo chủ chốt, loại hình lao động nhà

báo, quy trình thực hiện các sản phẩm, quản tri tòa soạn, kỹ năng quan tri tòa soạn

của tông biên tập và quan ly nhà nước về hoạt động báo chí

Cuốn Báo chi, truyén thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định, cuỗn sáchtổng hợp các bài viết về báo chí, truyền thông từ thuở sơ khai đến hiện đại, đồng thờigắn báo chí, truyền thông với các vấn đề về kinh tế - xã hội, chính trị, đời sống xã hội;

với trách nhiệm và công tác chuyên môn, nghiệp vụ của người làm báo.

Cuốn sách “Managing Media Convergence: Pathways to JournalisticTransformation” của tac giả Tim P Vos, xuất ban lần đầu năm 2016 Cuốn sách tậptrung vào quản lý sự hội tụ truyền thông và các con đường để biến đổi báo chí Nókhám phá các yếu tố và quá trình cần thiết dé các tổ chức truyền thông thích nghỉ va

thành công trong môi trường hội tụ ngày nay Cuốn sách bàn về các khía cạnh quản

lý quan trọng như sự kết hợp của các nền tảng truyền thông, phát triển kỹ năng vànăng lực cho nhà báo đa phương tiện, quản lý thay đổi tổ chức và lãnh đạo, tạo ra

nội dung chất lượng cao, và tận dụng các cơ hội mới mà sự hội tụ truyền thông

mang lại Nó cung cấp các ví dụ và nghiên cứu về quản lý truyền thông hiện đại vànhững thách thức cần đối mặt trong quá trình biến đổi báo chí

Cuốn sách “Managing Media Companies: Harnessing Creative Value” của

Mike Friedrichsen va Wolfgang Seufert, xuất ban năm 2017 Cuốn sách nay tập

trung vào việc quản lý các công ty truyền thông và khai thác giá trị sáng tạo trong

ngành này Nó cung cấp cái nhìn về cách quản lý các doanh nghiệp truyền thông,

10

Trang 15

tập trung vào việc tận dụng và phát triển tiềm năng sáng tạo dé tạo ra giá trị kinhdoanh Cuốn sách bàn về các khía cạnh quản lý quan trọng như chiến lược kinhdoanh, quản lý sản phẩm và dịch vụ, quản lý tài chính, quản lý nhân sự và quản lývăn hóa tô chức trong ngành truyền thông Nó cung cấp các khái niệm, các ví dụthực tế và các phương pháp quản lý để giúp độc giả hiểu và áp dụng trong thực tếquản lý doanh nghiệp truyền thông.

Về vai trò của dữ liệu trong hoạt động báo chí và lĩnh vực báo chí dữ liệuCuốn sách Storytelling With Data — Ké Chuyén Thông Qua Dữ Liệu (Cuốn

Câm Nang Hướng Dẫn Trực Quan Hóa Dữ Liệu) được Hồ Vũ Thanh Phong biênsoạn Cuốn sách nói về việc mặc dù công nghệ đã giúp nâng tầm khả năng tiếp cận

va tính hữu dụng của những công cụ xử lý dữ liệu, nhưng vẫn còn nhiều những hồđen mang tên “áp dụng hiệu quả” Nền tảng công cụ mặc định và những công đoạnthực hành chung chung có xu hướng khiến cho dữ liệu, và những câu chuyện ta

muốn truyền đạt qua đó, bị khiếm khuyết Việc có thể trực quan hóa và ké chuyện

thông qua dữ liệu chính là chìa khóa giúp việc biến đữ liệu thành thông tin cần thiết,

từ đó đưa ra những quyết định chuẩn xác hơn

Cuốn sách “The Data Journalism Handbook”, biên soạn bởi Jonathan Gray,Lucy Chambers, va Liliana Bouner va xuất ban năm 2012, là một tài liệu quan trọng

về nghiên cứu báo chí dữ liệu Nó chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật của các chuyên

gia hàng đầu trong lĩnh vực này, giúp bạn hiểu cách sử dụng dữ liệu dé làm báo và

kế câu chuyện Cuốn sách nói về việc sử dung dữ liệu trong các tô chức tin tức nhưBBC, Chicago Tribune và Guardian, khám phá các nghiên cứu về bầu cử, bạo loạn,

giáo dục, và tham nhũng Nó cung cấp hướng dẫn về tìm kiếm dữ liệu trên Web,

trích xuất thông tin từ dữ liệu thô, và sử dụng trực quan hóa dữ liệu Cuốn sáchcũng nói về cách trình bày dữ liệu qua đồ họa, ứng dụng tin tức, và nền tảng dữ liệu

mở.

Cuốn sách Digital Investigative Journalism: Data, Visual Analytics and

Innovative Methodologies in International Reporting do tac gia Oliver Hahn,

Florian Stalph đồng biên soạn, được xuất ban năm 2018 Cuốn sách này cung cấp

11

Trang 16

một cái nhìn tổng quan về các kỹ thuật hiện đại của báo chí điều tra kỹ thuật số: báochí điều tra dữ liệu và tính toán, điều tra những câu chuyện ân trong những con số;báo chí nhập vai, dao sâu vào thực tế ảo; báo chí không người kiểm soát, chinh phụccác vùng lãnh thổ không thé tiếp cận cho đến nay; báo chí trực quan và tương tác,

biến đổi cách kể chuyện bằng hình anh và góc nhìn của khán giả; và mé xẻ các kỹ

thuật số và phân tích hình ảnh, giúp xác thực nội dung kỹ thuật số và xác định

nguồn để thực hiện các thao tác Tất cả các kỹ thuật này được thảo luận dựa trên bối

cảnh của các kịch bản chính tri quốc tế và các tô chức xã hội có mạng lưới toàn cầu

Về lĩnh vực quản trị dữ liệuCuốn sách The Data Warehouse Toolkit: The Definitive Guide to

Dimensional Modeling của Ralph Kimball va Margy Ross được xuất ban lần đầuvào năm 1996 Day là một cuốn sách kinh điển va được coi là một tài liệu thamkhảo quan trọng về mô hình hóa đa chiều và thiết kế data warehouse Cuốn sách đãtrở thành một nguồn tài liệu quan trọng cho các chuyên gia trong lĩnh vực data

warehouse va business intelligence.

Cuốn sách Data Governance: How to Design, Deploy and Sustain an

Effective Data Governance Program của John Ladley được xuất ban lần đầu vàonăm 2012 Cuốn sách tập trung vào khía cạnh quản tri dữ liệu từ góc độ tô chức Nócung cấp hướng dẫn về cách thiết kế, triển khai và duy trì một chương trình quản trị

dữ liệu hiệu quả trong tô chức

Cuốn sách Data Management for Researchers: Organize, Maintain andShare Your Data for Research Success của Kristin Britney được xuất bản vào năm

2015 Cuốn sách cung cap hướng dan chi tiết về cách quản tri dữ liệu nghiên cứu dé

đạt được thành công trong công việc nghiên cứu quản trị dữ liệu.

Cuốn sách Data Strategy: How to Profit from a World of Big Data, Analytics

and the Internet of Things" (Chién lược dữ liệu: Làm thé nào để tận dụng lợi ích từthé giới dữ liệu lớn, phân tích và Internet of Things) của tác giả Bernard Marr, được

xuất bản vào năm 2017 Trong cuốn sách này, Bernard Marr giới thiệu về tầm quantrọng của chiên lược dữ liệu và cung cap hướng dân vé cách xây dung một chiên

12

Trang 17

lược dữ liệu hiệu quả Cuốn sách trình bày các khái niệm và công nghệ mới như dữ

liệu lớn (big data), phân tích dữ liệu (analytics) và Internet of Things (IoT) và giúp

người đọc hiểu cách tận dụng chúng trong việc định hình chiến lược dữ liệu thành

công cho tô chức Cuốn sách cũng bao gồm các ví dụ thực tế và các công cụ cần

thiết dé triển khai chiến lược dữ liệu

Cuốn sách “Quản trị dữ liệu” của tác giả Nguyễn Xuân Thái, xuất bản năm

2019 Cuốn sách đã giải thích rõ các khái niệm, nguyên lý và phương pháp quản trịdir liệu, bao gom cách tô chức, lưu trữ, truy cập và bảo mật dữ liệu Đồng thời cuốnsách cũng mô tả các phương pháp, công cụ và kỹ thuật dé phân tích và xử lý dữ liệu

một cách hiệu qua Bao gồm phân tích dữ liệu, khai thác dữ liệu, và xử lý dữ liệu

lớn (big data) Ngoài ra, cuốn sách cũng tập trung vào cách quản lý dữ liệu trongmột môi trường tô chức hoặc doanh nghiệp Bao gồm việc định dạng, chuẩn hóa,

tích hợp và phân phối dữ liệu trong tô chức.

Cuốn sách “Quản tri di liệu và hệ thống thông tin quản lý” của tác giảNguyễn Thị Hồng Minh, xuất bản năm 2020 tập trung vào quản trị dit liệu và hệ

thống thông tin quản lý Cuốn sách đã giải thích về quá trình tổ chức, lưu trữ và xử

lý dữ liệu trong một môi trường tổ chức hoặc doanh nghiệp Đồng thời, cuốn sáchcũng tập trung vào cách quản ly và sử dụng dữ liệu dé hỗ trợ quyết định kinh doanh

và tạo ra lợi ích cho tô chức Ngoài ra, nó cũng mô tả các phương pháp, kỹ thuật vàcông cụ để quản trị dữ liệu trong một môi trường tô chức, bao gồm quy trình thu

thập dữ liệu, phân tích, và bảo mật dữ liệu.

Các tài liệu tham khảo được tác giả đề cập đã nhận định những vấn đề cốt lõi

liên quan đến báo điện tử, truyền thông báo chí, quản trị và quản trị dữ liệu, cũng

như các quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi trường số Mặc dù điềunày đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, nhưng các tài liệu chưa đề cập đến vấn đềquản trị dữ liệu cụ thé trong tòa soạn báo chí va tòa soạn báo điện tử

Dựa trên quan sát của tác giả, đề tài “Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện

tử Việt Nam hiện nay” không trùng lặp với các đề tài đã được công bố và mang ýnghĩa thực tiễn Như vậy, nó tạo ra một cơ hội dé nghiên cứu va khám phá các khía

cạnh đặc biệt của quản trị dữ liệu trong môi trường báo chí điện tử ở Việt Nam Đề

13

Trang 18

tài có khả năng đóng góp tri thức mới và thực tê đôi với lĩnh vực dữ liệu và làm

sáng to các van đê quan trọng về quan tri dữ liệu trong ngành báo chí.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát thực trạng hoạt động quản tri

dữ liệu số hóa trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress và VietnamPlus, đánhgiá thành công, hạn chê và nguyên nhân Trên cơ sở đó đê xuât các kiên nghị, giảipháp nâng cao hiệu quả quản trị dữ liệu số hóa tại các cơ quan báo chí trong phạm

vi nghiên cứu nói riêng cũng như các cơ quan báo chí điện tử Việt Nam hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn giải quyêt một sô nhiệm vụ sau:

Tổng hợp phân tích các lý thuyết xung quanh van dé quản tri dit liệu số hóa,

cơ quan báo chí.

Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quản tri dir liệu số hóa trên báo điện

tử Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất khung lý luận về quản trị dữ liệu số hóatrên báo chí ở Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản trị đữ liệu số hóa trên báo điện tử(Khảo sát trường hợp báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietnamPlus), từ

đó khái quát các vấn đề đang tồn tại của hoạt động này ở Việt Nam

Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động quản

trị dữ liệu số hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của các cơ quan báo chí tạiViệt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là về thực trạng quản tri dir liệu số hóa trên báo điện tửViệt Nam hiện nay

4.2 Pham vi nghiên cứu

e Pham vi thời gian:

Đề phân tích, nghiên cứu thực trạng quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tửViệt Nam, tác giả lựa chọn thời gian khảo sát từ 01/2020 đến tháng 12/2022

14

Trang 19

e Pham vi không gian:

Hiện nay tại Việt Nam đang có rất nhiều cơ quan báo chí đang thực hiện cáchoạt động liên quan đến đữ liệu trong xu thế công nghệ Tuy nhiên trong khuôn khổ

của luận văn, tác giả chọn khảo sát và nghiên cứu trường hợp của báo Nhân Dân

điện tử, VnExpress và báo VietNamPlus Đây là những cơ quan báo chí đi đầutrong lĩnh vực quản trị dữ liệu, và phat triển mạnh về công nghệ dé quản tri dữ liệu

Vi vậy, tác gia lựa chọn 03 tờ báo để khảo sát cho nghiên cứu của mình

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study):

Luận văn tập trung vào nghiên cứu ba cơ quan báo chí điện tử: Nhân dân

điện tử, VnExpress và báo VietNamPlus dé phân tích cách họ triển khai và quản lý

dữ liệu số hóa Bằng việc thực hiện khảo sát, quan sát và điều tra tại các cơ quannày, luận văn sẽ chỉ tiết phân tích quản trị dữ liệu số hóa trong bối cảnh báo chí ViệtNam Thông qua việc đối chiếu với khung lý thuyết hiện có, luận văn sẽ xác địnhthách thức, rủi ro, cơ hội và lợi ích liên quan đến quản trị dữ liệu số hóa trong lĩnhvực báo chí Ngoài ra, luận văn cũng xem xét các phương pháp, công cụ và kỹ thuậtquan trị dir liệu số hóa được sử dụng trong các cơ quan này Dựa trên những kết quảnày, luận văn sẽ đề xuất giải pháp dé cải thiện quản tri dữ liệu số hóa trong ngànhbáo chí Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng thông tin, và đáp ứng nhucầu của độc giả trong thời đại số hóa

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được áp dụng đề hệ thống hóa các vấn đề lýluận có liên quan đến dé tài, từ đó xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc

khảo sát và đánh giá thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận vànghiên cứu các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành về báo điện tử, lãnhđạo và quản lý báo chí, cũng như quản trị dữ liệu Ngoài ra, tác giả đã xem xét các

văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến hoạt động báo chí nói chung và các cơ

quan báo điện tử cụ thê Đông thời, tác giả đã tìm hiệu và tham khảo các tài liệu về

15

Trang 20

báo chí đa phương tiện và quản trị dữ liệu Tất cả những tài liệu này đã cung cấpnguôn thông tin đáng tin cậy và tạo nên tang lý thuyết cho quá trình nghiên cứu.

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu đã được sử dụng để thu thập thông tin, nhậnđịnh từ các chuyên gia, nhà quản lý, các thư ký tòa soạn, trưởng ban, biên tập viên,phóng viên và những người làm việc trong bộ phận kỹ thuật Qua việc tiến hành

phỏng vẫn này, luận văn mong muốn có cái nhìn chỉ tiết và thấu hiểu về thực trạngquản tri dữ liệu số và quan điểm của họ về vẫn đề được nghiên cứu

+ Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát giúp phân tích dữ liệu từ 03 tờ báo đã được lựa chọn

trong nghiên cứu Bằng việc tập trung vào việc quan sát và hiểu sâu hơn về cách các

tờ báo ứng dụng dữ liệu trong công việc, luận văn thu thập thông tin cụ thê về viéc

sử dung dữ liệu trong các tòa soạn báo điện tử Điều nay giúp phân tích xu hướng,

phong cách, và chiến lược sử dụng dtr liệu của các tờ báo Từ đó, luận văn có thể

đưa ra nhận định và kết luận về tác động của việc sử dụng dữ liệu này đối với nộidung và sản phẩm báo chi

6 Y nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tai

- Ý nghĩa lý luận:

Kết quả của nghiên cứu khoa học có thé gợi mở những phát triển mới trongvấn đề quản tri dtr liệu số hóa tại các cơ quan báo chí tại Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thé giúp các nhà lãnh đạo, quản ly báo chi,

truyền thông có thêm cơ sở dé xây dựng các chính sách về quản trị dữ liệu phù

hợp với sự phát triển của chuyên đổi số

Luận văn còn có thể là tư liệu tham khảo để các cơ quan báo chí vận dụng

vào thực tiễn quản trị đữ liệu trong xu hướng số hóa, khẳng định và nâng cao vi

thế của cơ quan mình, thu hút được đông đảo công chúng, tăng lợi thế cạnh tranhtrong môi trường truyền thông ngày một biến đổi như hiện nay

Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tài liệu, nghiên cứu chuyên sâu cho sinh

viên, học viên cao học, các nhà nghiên cứu về vấn đề quản trị dữ liệu báo chí

truyền thông

16

Trang 21

Chương 2: Thực trạng quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử

(Khảo sát 03 tờ báo điện tử Nhân Dán điện tw, VnExpress và

VietnamPlus, giai đoạn 01/2020 đến tháng 12/2022)

Chương 3: Một số van đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả

quản trị dữ liệu s6 hóa trên báo điện tử Việt Nam.

17

Trang 22

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN TRI DU LIEU

SO HOA TREN BAO DIEN TU VIET NAM HIEN NAY

1.1 Cac khai niém co ban

1.1.1 Bao dién tw

Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với báo in, phát

thanh và truyền hình Tuy nhiên, báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội Do đó, xu

hướng các cơ quan báo chí truyền thống là từng bước tiến hành “điện tử hóa” tờ báo

của mình đang rat thịnh hành trong giai đoạn hiện nay

Theo UNESCO: “Báo điện tử là các hình thức truyền thông trực tuyến, sử dụngcông nghệ số hóa dé cung cấp tin tức, thông tin và nội dung văn bản, hình ảnh, âmthanh và video cho người đọc ”

Theo Neil Thurman - Giảng viên truyền thông và báo chí, Đại học Luân Đôn:

“Báo điện tử là hình thức truyền thông trực tuyến, tương tự như báo giấy, nhưng

được xuất bản và truyền tải qua internet Nó cung cấp tin tức và nội dung da dạngcho người đọc, thường với tốc độ cập nhật nhanh và khả năng tương tác ”

Tên gọi và những vấn đề đặt ra:

Hiện nay, đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về báo điện tử: Báo mạng điện

tử (electronic journal), Báo trực tuyến (online newspaper), Báo online (vi dụ Tuyên

Quang online)

Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử:

Khả năng đa phương tiện (Multimedia): Báo điện tử có khả năng tích hopnhiều các phương tiện truyền tải thông tin như: văn bản chữ viết (text), hình ảnhtinh (still image), hình ảnh động (animation), đồ hoa (graphic), âm thanh (audio),video và các chương trình tương tác.

Tính tức thời và phi định kỳ: Rất nhiều sự kiện diễn ra cần được đưa tin liêntục dé công chúng nam tình hình và điều ay chi có thé thực hiện được nhanh nhất ở

báo điện tử Báo điện tử vượt qua được các rào cản mà các loại hình báo chí khác

gặp phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thờilượng phát sóng hay thời gian tuyến tính, quy trình sản xuất thông tin lại đơn giản,

dễ dàng vì thế đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của báo điện tử

18

Trang 23

Tính tương tác: Báo điện tử có khả năng tác động qua lại giữa người sản xuấtthông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện.Đặc trưng này cho phép cơ quan báo chí tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tiếpnhận thêm thông tin dé hiểu rõ hơn sự việc của công chúng, đồng thời báo chí có

thê “giữ chân” những công chúng trung thành với tờ báo một cách lâu dài.

Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử có thể lưu giữ được

dung lượng lớn thông tin để phục vụ công tác tìm kiếm Việc ứng dụng công nghệ

thông tin của báo điện tử giúp cho công chúng tìm kiếm rất nhanh bằng cách gõcác từ khóa cho thông tin cần tìm và nhân nút “tìm kiếm” Có thể tìm kiếm theo

chủ đề, ngày, tháng hoặc theo từ khoá

1.1.2 Quản trị

Theo Mary Parker Follet: “Quản tri là nghệ thuật khiến cho công việc được

thực hiện thông qua người khác ”

Theo Harold Koontz & Cyril O'Donnell: “Quản trị là việc thiết lập và duytrì một môi trường nơi mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể

hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt các mục tiêu của nhóm ”

Theo Robert Kreitner: “Quản trị là tiến trình làm việc với con người vàthông qua con người đề hoàn thành các mục tiêu của tổ chức trong một môi trườngluôn thay đổi Trọng tâm của tiễn trình này là sử dụng có hiệu quả những nguồn tài

nguyên có hạn ”

Theo giáo trình Quản trị học, Dai học Kinh tế Quốc dân cho rằng: “Quản tri

là quả trình lãnh đạo và điều hành một tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức đó

Nó bao gém các hoạt động quản lý tài nguyên, quản lý nhân lực, quản lý tài chính,

quản lý sản xuất, tiếp thị và các hoạt động khác dé dam bảo hiệu quả hoạt động của

tổ chức ”

Từ những định nghĩa trên, tác giả xin định nghĩa về quản tri như sau: “Quản

trị là quá trình tác động thường xuyên, liên tục, có tô chức của chủ thể quản trị lên

đổi tượng quản tri Đông thời có sự phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân, nguôn lực

dé đạt dén mục tiêu của tô chức với hiệu quả cao nhất ”

19

Trang 24

Quản tri đóng một vai trò cốt lõi trong tao giá tri cho khách hàng và đảm bảo

sự cạnh tranh của tô chức Họ lãnh đạo, quản lý tài nguyên và định hình chiến lượccủa tổ chức truyền thông Nhiệm vụ của họ bao gồm quản lý nguồn lực nhân sự,

ngân sách và cơ sở hạ tầng, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và chuẩnmực đạo đức trong ngành báo chí Họ xây dựng mối quan hệ với đối tác và cộng

đồng, đánh giá hiệu quả và thúc đây sự phát triển bền vững của tổ chức Quản trị là

bộ não chiến lược và lực đây cho sự thành công trong lĩnh vực truyền thông

1.1.3 Dữ liệu

Theo UNESCO: “Dé liệu là thông tin thu thập, tổ chức và biểu diễn theo

một hệ thống định rõ, có thé duoc xử lý và truyén qua các phương tiện truyền thông

Dữ liệu có thể là các con số, sự kiện, tình trạng, thuộc tính hoặc thông tin mô tả thé

giới thực và các hiện tượng trong no.”

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dé liệu được hiểu là số liệu, tư liệu đã có, đượcdựa vào dé giải quyết một van dé; sự biểu diễn của một thông tin trong máy tínhdưới dạng quy ước, nhằm lam dé dàng việc xử ly.”

Theo cuốn Từ điển công nghệ thông tin điện tử viễn thông Anh — Việt, data(dữ liệu): 1 Các chương trình, tệp, hoặc thông tin khác lưu giữ trong máy tính hoặcđược hệ máy tính xử lý; 2 Về mặt pháp lý, theo định nghĩa của Luật bảo vệ dữ liệuAnh năm 1984, thông tin ghi lại dưới dạng có thể xử lý được bởi thiết bị làm việc tựđộng đáp lại các lệnh đưa ra nhăm mục đích đó; 3 Thông tin cần phải nhập, xử lý

theo cách nào đó và xuất bởi máy tính; 4 Biểu diễn của các sự kiện, khái niệm hoặccác lệnh theo các công thức hóa dé nó có thé được truyền thông, diễn giải hoặc xử

lý bởi con người hoặc các phương tiện tự động.

Theo Từ điển Cambridge: “D# liệu là thông tin, đặc biệt là các dit kiệnhoặc con số, được thu thập dé kiểm tra, xem xét và được sử dụng dé giup ra

quyét định Dữ liệu có thé là thông tin ở dạng điện tử, có thé được lưu trữ và sử

dụng bởi máy tính ”

Hiện nay dữ liệu sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và ở mỗi lĩnh vực,

khái niệm này sẽ có một khác biệt nhỏ.

20

Trang 25

Khi nói đến dữ liệu, người ta hay nói đến dữ liệu thô — là các số, chữ, ký tự,hình anh Các dữ liệu này thường được con người tiếp tục xử lý hoặc đưa vào máytính Trong máy tính, dữ liệu được lưu trữ và xử lý hoặc được chuyên cho người

hoặc máy khác.

Dữ liệu là thông tin được thu thập và lưu trữ dưới dạng số hoặc văn bản Nó

có thể là một số, một chữ cái, một từ, một câu, một hình ảnh, một âm thanh, hoặcbat cứ thông tin nào được biéu diễn dưới dạng ký tự hoặc số Dữ liệu thường được

xử lý để tạo ra thông tin hữu ích hoặc kiến thức cho con người hoặc máy móc

Ngoài ra, dit liệu có thé được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm các hệ thống

máy tính, thiết bị điện tử, máy móc, cảm biến, mạng xã hội vả con người Nó có thể

được lưu trữ trong các hệ thống máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ khác, như 6 đĩa,

USB, thẻ nhớ, dam mây và cơ sở dữ liệu.

Bên cạnh đó, đữ liệu có thể được xử lý và phân tích để tìm ra các mô hình,

xu hướng, thông tin hoặc kiến thức mới Nó là một phần quan trọng của khoa học

dữ liệu và AI, và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kinh doanh, y tẾ,

giáo dục, khoa học và công nghệ.

Dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại Nó lànguồn tài nguyên quý giá giúp con người hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và hỗtrợ trong quá trình ra quyết định Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

và được lưu trữ và xử lý thông qua các công nghệ khác nhau như máy tính và các

phần mềm

1.1.4 Dữ liệu số

Hiện nay, dữ liệu số được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm

kinh doanh, y tế, khoa học, công nghệ, giáo dục và truyền thông Nó là một phầnquan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và được sử dụng để tạo ra các sảnphẩm va dịch vụ mới, cải tiến quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng cuộc sống

cua con nguoi.

Theo Andrew McAfee va Erik Brynjolfsson - các tác giả của cuốn sách

“Machine, Platform, Crowd: Harnessing Our Digital Future”, dt liệu số là

21

Trang 26

“Những thông tin được biểu diễn bằng cách số hóa hoặc thu thập bằng các thiết bị

số, được lưu trữ, xử lý và truyền qua các hệ thong máy tinh.”

Theo Yochai Benkler - một giáo sư Luật và Công nghệ tại Đại học Harvard,

dữ liệu số là “Những thông tin được tổng hợp, lưu trữ, xử lý và truyền qua mangInternet và các hệ thong máy tinh.”

Theo McKinsey & Company - một công ty tư vấn chiến lược, dữ liệu số là

“Những thông tin được biểu diễn bằng cách số hóa, được thu thập, lưu trữ và xử lýbởi các máy tính, và có thé được sử dụng dé giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về khách

hàng, sản phẩm, hoạt động kinh doanh và cơ hội mới ”

Từ những khái niệm trên và bằng kiến thức của bản thân trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả xin được khái quát về Dữ liệu số như sau: “Dữ liệu số là những

thông tin được biểu diễn bằng cách số hóa, được thu thập, lưu trữ và xử lý bởi các

máy tính, và có thé được sử dụng dé giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về khách hàng,sản phẩm, hoạt động kinh doanh và cơ hội mới ”

Trong xu hướng chuyên đổi số tại Việt Nam hiện nay, dữ liệu số đóng vai tròquan trọng và được coi là tài sản quý giá của các tổ chức và cả nhà nước, đặc biệt làcác cơ quan báo chí, truyền thông Việc thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng dữliệu số đúng cách có thé giúp các tổ chức nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa hoạtđộng của mình, đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng và cộng dong

1.1.5 Dữ liệu số hóa

Khái niệm số hóa (Digitization) là chuyển đổi những thứ không phải là

kỹ thuật số thành định dạng hoặc thao tác kỹ thuật số thông qua việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật SỐ.

Trước đây, việc lưu trữ tài liệu được thực hiện thủ công, tốn thời gian và

dé xảy ra sai sót Cùng với việc phát triển khoa học công nghệ, hiện nay phan lớn việc lưu trữ dữ liệu được thực hiện tự động băng máy tính, mang lại kết

quả nhanh chóng và chính xác.

22

Trang 27

Dữ liệu số hóa là kết qua của số hóa dit liệu - bước đầu của chuyền đổi

số, có vai trò thay đối dữ liệu truyền thống từ trên giấy, analog sang dạng kỹ

thuật số, và được lưu trữ trên hệ thống máy chủ hay nền tảng đám mây Khi

thực hiện số hóa đữ liệu, toàn bộ thông tin đều sẽ được giữ nguyên, không bị

thay đồi Ta còn lưu trữ hình ảnh thực tế của sản phẩm cùng với dữ liệu số dé

có cái nhìn trực quan hơn trong công tác tra cứu, sử dụng Có thể hiểu đơn giản là số hóa dit liệu là cách thức chuyên đổi từ cách lưu trữ cô điển sang dạng lưu trữ dang kỹ thuật số.

Từ những tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả xin được định nghĩa về dữ liệu số

hóa như sau: “Dé liệu số hóa là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng tự

nhiên, analog thành dạng số học hoặc kỹ thuật số dé có thé được xử ly, lưu

trữ, truyền tải và phân tích bằng máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Dạng tự nhiên, analog của dữ liệu có thé là âm thanh, hình ảnh, văn bản viết

tay, hoặc bắt kỳ thông tin nào được biểu thị bằng giá trị liên tục ”

Quá trình số hóa thường dựa trên việc sử dụng cảm biến hoặc thiết bị đo lường để ghi lại dữ liệu theo dạng số, sau đó biểu diễn nó băng các số học

hoặc mã hóa Ví dụ, máy ảnh kỹ thuật SỐ SỬ dụng cảm biến dé chuyên đổi ánh

sáng thành dữ liệu số để tạo ra hình ảnh kỹ thuật số Âm thanh số hóa thông qua việc sử dung microphone dé ghi lại song âm thanh và sau đó biéu diễn nó

dưới dang dãy số.

Số hóa dữ liệu giúp cho việc lưu trữ, truyền tải và xử lý dữ liệu trở nên

dễ dàng hơn, cũng như cho phép chúng ta thực hiện nhiều tính toán và phân

tích dữ liệu phức tạp mà không thể thực hiện được với dữ liệu ở dạng tự nhiên.

Nó cũng là cơ sở cho nhiều ứng dụng công nghệ cao như xử lý ảnh, nhận dạng giọng nói, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu và nhiều lĩnh vực khác.

23

Trang 28

1.1.6 Quản trị dữ liệu

Theo The Data Management Association International (Hiệp hội Quản tri dữ

liệu quốc tế) định nghĩa: “Quản tri dit liệu là quá trình quản lý và kiểm soát các tàinguyên dữ liệu trong suốt vòng đời của chúng, bao gôm thu thập, tổ chức, lưu trữ,truy xuất và bảo mật dữ liệu ”

Theo The Data Warehouse Institute (TDWI) định nghĩa quan trị dữ liệu là

“viéc xác định, triển khai va duy trì tiêu chuẩn và quy trình dé đảm bdo chat lượng

dữ liệu trong toàn bộ hệ thống thông tin của một tổ chức ”

Từ những phân tích trên, tác giả xin được khái quát về Quản trị dữ liệu nhưsau: “Quản trị dữ liệu (Data Management) là quá trình tổ chức, quản lý, bảo trì và

sử dụng các tài nguyên dữ liệu của một tô chức hoặc doanh nghiệp Nó bao gồmcác hoạt động như thu thập, lưu trữ, sắp xếp, xử lý, truyền tải, bảo mật và chia sẻ

dữ liệu ”

Mục đích chính của quản trị dữ liệu là đảm bảo tính khả dụng, độ chính xác

và độ tin cậy của dữ liệu Điều này bao gồm việc thiết lập các quy trình và chínhsách dé dam bảo rằng dữ liệu được lưu trữ, bảo mật và sử dụng một cách an toàn vàhiệu quả.

® ‘

Nhà thiết kế CSDL Nha quan trị CSDL

(Developer) (Database Administrator)

Ứng dụng 3

Sơ đồ 1.1: Hệ quản tri cơ sở dữ liệu theo nghiên cứu cua Tập đoàn ViettelTheo sơ đồ 1.1 một số hoạt động quan trọng trong quản trị dữ liệu có thê kê đến:

24

Trang 29

Thu thập đữ liệu: Quá trình thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như hệthống thông tin, cơ sở dữ liệu, các thiết bị cảm biến, các cuộc khảo sát hoặc thông

tin thu thập từ người dùng.

Lưu trữ dữ liệu: Quản lý các hệ thống lưu trữ dữ liệu để đảm bảo tính toàn

ven va khả dụng của dif liệu trong thời gian dai.

Xử lý và phân tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật phân tích dit liệu dé tìm racác mỗi quan hệ giữa các dữ liệu khác nhau và tạo ra thông tin giá tri cho tổ chức

Bao mật dữ liệu: Đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu bang cách áp dung cácchính sách và quy trình an ninh dé ngăn chặn truy cập trái phép và lỗi nhân viên

Chia sé dữ liệu: Tạo điều kiện cho việc chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và

an toàn trong tô chức hoặc đối tác bên ngoài dé tăng tính đồng bộ và hiệu quả củahoạt động kinh doanh.

Quản trị dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá hoạt động kinh

doanh, đảm bảo tính bảo mật và đồng bộ hóa dữ liệu, cung cấp thông tin cho quyết định

kinh doanh, tạo nền tảng cho phân tích dữ liệu và cải thiện tương tác với khách hàng.1.1.7 Quản trị dữ liệu số hóa

Trong thời đại số hóa hiện nay, các tổ chức đang phải đối mặt với khối lượnglớn dit liệu được tạo ra mỗi ngày, từ các nguồn khác nhau như thiết bị IoT, mạng xãhội, email và các ứng dụng kỹ thuật số khác Quan trị dữ liệu số hóa giúp các tổchức đảm bảo rằng dữ liệu của họ được tô chức, bảo mật và khả dụng dé hỗ trợ cácquyết định kinh doanh và tối ưu hóa hoạt động của họ

Vậy quản trị dit liệu số hóa là gì?

Theo nhìn nhận, rút ra từ quá trình nghiên cứu, luận văn xin được đưa ra định

nghĩa về quản trị dữ liệu số hóa như sau: “Quản trị đữ liệu số hóa (Digital DataManagement) là quá trình quản lý và tổ chức dữ liệu số trong một hệ thống thông

tin kỹ thuật số Nó bao gồm việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truy cập dữ liệu số, dong

thời đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật và khả dụng của đữ liệu đó ”

Quan trị dữ liệu sô hóa có một sô đặc diém chính như sau:

25

Trang 30

Luong dit liệu lớn: Với sự phát trién của công nghệ số và các thiết bị kết niInternet, lượng dữ liệu được tạo ra liên tục tăng lên Quản trị dữ liệu số hóa phải đốimặt với việc quản lý và tô chức một lượng dữ liệu lớn và đa dạng.

Công nghệ phan mém: Quản tri di liệu số hóa sử dụng nhiều công nghệ phan

mềm dé quản lý, lưu trữ, xử lý và phân tích dit liệu Các công nghệ nay bao gồm cơ

sở dit liệu, hệ thống quản lý nội dung, hệ thống quản lý dit liệu và các công cụ phân

tích dữ liệu.

Tinh tự động hóa: Đề quản ly lượng dữ liệu lớn, các quy trình quản trị dữliệu số hóa cần phải được tự động hóa dé tiết kiệm thời gian và công sức Các côngnghệ tự động hóa như robot quét dữ liệu (crawler), các hệ thống xử lý dữ liệu tựđộng (ETL) và các công cụ phân tích dữ liệu (BD) có thể giúp tự động hóa các quy

trình quản trị dữ liệu.

Tinh da nên tảng: Với việc sử dụng nhiều thiết bị và hệ thống khác nhau,quản trị dữ liệu số hóa cần phải hỗ trợ đa nên tảng dé dam bảo dữ liệu được truy cập

và sử dụng một cách dễ dàng trên nhiều thiết bị và hệ thống khác nhau

1.1.8 Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử

Trong một vài năm trở lại đây, thuật ngữ “chuyển đổi số” đang được daymạnh và quan tâm, đặc biệt trong ngành báo chí truyền thông Trong đó việc quảntrị dữ liệu số hóa trên báo điện tử cũng đang được bàn luận nhiều

Từ những khái niệm liên quan đến quản trị, quản trị dữ liệu, quản trị dữ liệu

số hóa, tác giả xin đề xuất định nghĩa liên quan đến van dé quản tri dit liệu số hóatrên báo điện tử như sau:

“Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử là quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ vàquản lý các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất bản báo điện tử Đây làmột phần quan trọng trong việc quản lý và phát triển báo điện tử, giúp cho các tổ

chức báo chí có thể hiệu quả hóa quy trình sản xuất, xuất ban và tối uu hóa chỉ phi.”

Hiện nay, quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử đang ảnh hưởng quy trình

xuất bản báo điện tử, đồng thời giúp cho các tòa soạn báo chí có thể nhanh chóng và

dễ dàng truy xuất, sử dụng các thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động xuất

26

Trang 31

bản báo điện tử Bên cạnh đó, các tòa soạn có thê tiết kiệm được thời gian và chi phítrong việc quản trị và sử dụng dữ liệu, đồng thời đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy

và tính toàn vẹn của đữ liệu.

Ngoài ra, quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử còn tác động đến các cơ quan

báo chí trong việc phân tích và khai thác dữ liệu để đưa ra những quyết định và

chiến lược phát triển hiệu quả hơn Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu

về lượt xem, lượt tương tác của người đọc va các thông tin khác liên quan, các tổ

chức báo chí có thể đưa ra những quyết định về nội dung, hình thức xuất bản vàchiến lược phát triển để tối ưu hóa sự quan tâm của độc giả và thu hút đượcnhiều độc giả hơn

Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển và xu hướng tiêu dùngthông tin trực tuyến ngày càng tăng, quản trị dir liệu số hóa báo điện tử ảnh hưởngtrực tiếp trong việc giúp cho các tổ chức báo chí có thé cạnh tranh và phát triển bền

vững trong thị trường xuất bản trực tuyến

1.2 Vai trò của quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử

Có thé khang định răng, quản tri dir liệu số hóa báo điện tử có vai trò đặc biệtquan trọng đối với các tòa soạn báo chí trong kỷ nguyên số hiện nay Nó giúp hìnhthành cơ chế tác động trong hoạt động xuất bản báo điện tử

Thứ nhất, Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử giúp cho các tổ chức báo chi

quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả Nó cho pháp tổ chức báo chí nhanhchóng tìm kiếm và truy xuất thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động xuất bảnbao điện tử.

Sử dụng công cụ và hệ thống quản trị dữ liệu, tô chức báo chí có thé cơ cau

và lưu trữ dit liệu một cách có tổ chức dé đảm bảo sự nhất quán va tìm kiếm dễdàng Quản trị đữ liệu số hóa giúp nâng cao hiệu suất làm việc và tăng khả năng đáp

ứng nhu cầu xuất bản báo điện tử trong thời gian ngắn Nó cũng hỗ trợ việc phân

tích và khai thác thông tin từ dữ liệu báo điện tử, giúp tổ chức báo chí hiểu rõ hơn

về độc giả và xu hướng độc giả Ngoài ra, quản trị đữ liệu số hóa còn quản lý quytrình xuất bản và tạo nội dung, đồng thời tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau,

cung cap cái nhìn toàn diện và chi tiệt vê nội dung va độc gia.

27

Trang 32

Thứ hai, Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử đảm bảo tính toàn vẹn của dữ

liệu thông qua việc xác thực, kiểm định và đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu Điều

này giúp cho các tổ chức báo chí có thể tin tưởng vào độ tin cậy của thông tin và dữ

Thứ ba, Quan trị dữ liệu số hóa bdo điện tử Cung cấp cho các tổ chức báo

chí những công cụ và kỹ thuật phân tích dit liệu dé đưa ra các quyết định và chiến

lược phát triển hiệu quả Các tổ chức báo chí có thé phân tích dữ liệu dé đưa ra

quyết định về nội dung, hình thức xuất bản và chiến lược phát triển, từ đó thu hút

được nhiêu độc giả hơn

Điều này bao gồm các công cụ phân tích dữ liệu trực quan, bảng điều khiển

và báo cáo tự động dé giúp tô chức báo chí hiểu rõ hơn về hành vi độc giả, xu

hướng đọc tin tức và tương tác với nội dung Công cụ phân tích dữ liệu giúp tô chức

báo chí nhìn thay các mẫu, đánh giá hiệu suất và xác định các cơ hội phát triển

Dựa trên phân tích dữ liệu, các tổ chức báo chí có thể đưa ra quyết địnhthông minh về nội dung Bằng cách xem xét dữ liệu về sự phản hồi của độc giả,mức độ tương tác và phản hồi từ các bài viết, tổ chức báo chí có thé tìm hiểu rõ hơn

về những chủ đề và loại nội dung mà độc giả quan tâm và ưa thích Dựa trên thông

tin nay, các tổ chức báo chí có thé tối ưu hóa nội dung của họ dé tăng cường sự

tương tác và thu hút độc giả.

Phân tích dữ liệu cũng giúp các tổ chức báo chí đưa ra quyết định về hìnhthức xuất bản hiệu quả Dựa trên đữ liệu về kênh phân phối, thiết bị sử dụng và thói

quen đọc tin tức của độc giả, tổ chức báo chí có thé tùy chỉnh chiến lược xuất bản

của mình Ví dụ, nếu phân tích dữ liệu cho thấy đa số độc giả truy cập từ di động, tô

chức báo chí có thé tập trung phát triển ứng dụng di động hoặc phiên bản tương

28

Trang 33

thích với điện thoại di động để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trênthiết bị di động.

Thứ tư, Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử giúp cho các tổ chức báo chí toi

ưu hóa hoạt động xuất bản báo Điêu này bao gém việc cải thiện quy trình sản xuất,tăng cường chat lượng nội dung, toi uu hóa trải nghiệm người đọc và tăng cườngquảng bá và tiếp cận doi tượng độc giả

Quản lý dit liệu số hóa tại tổ chức báo chí giúp tối ưu hóa sản xuất và cai

thiện nội dung Điều này bao gồm tổ chức và quản lý dữ liệu liên quan đến bài viết,hình anh, video và yếu tố khác Kết quả là, quy trình biên tập, định dạng và xuất bảntrở nên hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của nhân viên

Bên cạnh đó, quản trị dữ liệu số hóa cho phép tô chức theo déi và đánh giáchất lượng nội dung Dữ liệu về tương tác của người đọc, phản hồi và đánh giá được

thu thập và phân tích, giúp đo lường hiệu quả của nội dung và hiéu rõ hơn về nhữngyêu tô thu hút độc giả Điều này thúc đây cải thiện chất lượng nội dung và tạo ra bàiviết hap dan, đáp ứng nhu cầu của độc giả

Ngoài ra, quan tri dir liệu số hóa còn giúp tô chức tùy chỉnh nội dung dé tăngtrải nghiệm cá nhân hóa cho độc giả Dữ liệu về hành vi đọc, sở thích và phản hồicủa độc giả được sử dụng để cung cấp nội dung phù hợp Điều này tạo sự tương tác

tích cực và thu hút độc gia mục tiêu.

Quản lý dữ liệu số hóa giúp tăng cường quảng bá và tiếp cận độc giả hiệu

quả hơn Từ việc thu thập và phân tích dữ liệu, tổ chức báo chí hiểu rõ hơn về đốitượng độc giả mục tiêu và có thé tương tác thông qua các kênh phù hợp như mạng

xã hội Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tăng tương tác và mở rộng sự phủ sóng

Thứ năm, Toi wu hóa SEO — Việc tối uu hóa SEO giúp các tòa soạn báo chí

tăng cường khả năng tìm kiếm trên các công cu tìm kiếm như Google, Yahoo, détăng cường sự hiện điện và tiếp cận đối tượng độc giả một cách hiệu quả

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một lợi ích quan trọng của quan tri

dữ liệu số hóa báo điện tử Tổ chức báo chi có thé cải thiện vị trí trang web trên

các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều công cụ khác bằng cách

tôi ưu hóa nội dung va câu trúc trang web Khi di liệu được quản trị một cách

29

Trang 34

hiệu quả, tổ chức có thé áp dung SEO dé tăng khả năng xuất hiện trên kết quảtìm kiếm Điều này có nghĩa là trang web báo điện tử sẽ xuất hiện ở vị trí caohơn trong kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến

nội dung của nó Kết quả là, tô chức có khả năng tiếp cận đối tượng độc giả một

cách hiệu quả hơn, thu hút lượt truy cập, và tạo sự tương tác tích cực Việc hiệndiện trên các công cụ tìm kiếm cũng giúp xây dựng và củng có thương hiệu của

tổ chức trong môi trường trực tuyến

Thứ sáu, Quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử có thể tăng cường khả năngquảng bá thông qua việc sử dụng các kênh truyền thông xã hội là một phan quan

trọng của quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử Các tổ chức báo chí có thể sử dụng

các nên tảng như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn và các kênh truyén thông

xã hội khác dé đưa tin và quảng bá nội dung đến đối tượng độc giả một cách nhanh

chóng và hiệu quả.

Tổ chức báo chí có thé tận dụng mang xã hội dé tăng cường tiếp cận và tamảnh hưởng Bằng cách chia sẻ nội dung báo điện tử trên các mạng xã hội, tổ chức cóthé thu hút sự quan tâm và tương tác tích cực từ độc giả Các công cụ quản lý mạng

xã hội cũng giúp tô chức tương tác trực tiếp với độc giả và đánh giá hiệu quả quảng

bá Bằng cách phân tích dữ liệu từ các công cụ này, tổ chức có thê hiểu rõ sở thích

và nhu cầu của độc giả, từ đó điều chỉnh nội dung và chiến lược quảng bá

Thứ bảy, Toi wu hóa chỉ phí: Tối uu hóa chi phí là một lợi ích quan trọng

của quản trị đữ liệu số hóa báo điện tử Bằng cách chuyển đổi từ hình thức xuất

bản truyén thong sang hình thức số hóa, tổ chức báo chí có thể giảm thiểu việc sửdụng giấy, máy in và các nguyên liệu in ấn khác Diéu này giúp giảm chỉ phí liên

quan đến mua sắm và duy trì các thiết bị in ấn, vận chuyển và lưu trữ giấy, và các

hoạt động liên quan khác.

Bên cạnh việc giảm thiêu chi phí vật liệu, việc quản trị dir liệu số hóa cũnggiúp tiết kiệm chi phí liên quan đến phân phối Thay vì phải in và phân phối bản in

vật lý, tổ chức báo chí có thé truyền tải nội dung qua mạng, tiết kiệm chi phí vận

chuyên và gửi báo điện tử qua email hoặc các kênh truyên thông xã hội Điêu này

30

Trang 35

cũng giúp tăng tốc độ phân phối và tiếp cận độc giả một cách nhanh chóng và hiệuquả hơn.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí, quan tri dit liệu số hóa báo điện tử cũng đónggóp vào việc bảo vệ môi trường Bằng cách giảm thiêu việc sử dụng giấy và cácnguyên liệu in ấn, tổ chức báo chí giúp giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên tựnhiên Điều này phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vữngtrong ngành truyền thông và xuất bản

Từ đó, có thể nhận định răng, quản trị dữ liệu số hóa báo điện tử đóng vai tròquan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất bản báo điện

tử, tăng cường tiếp cận đối tượng độc giả và tạo ra sự cạnh tranh bền vững trên thịtrường xuất bản trực tuyến

1.3 Vấn đề quản trị dữ liệu số hóa tiếp cận từ lý thuyết liên ngành

1.3.1 Quản trị dữ liệu số hóa dưới góc nhìn từ lý thuyết quản tri

Quản trị dữ liệu số hóa là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị

học Nó bao gồm việc quản lý các hoạt động liên quan đến thu thập, lưu trữ, phântích và sử dụng dit liệu kỹ thuật số Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, quản trị

dữ liệu số hóa được coi là một yếu tố quan trọng dé đạt được sự cạnh tranh và thành

công trong môi trường kinh doanh cạnh tranh.

Dưới góc nhìn của quản trị học, quản trị đữ liệu số hóa giúp đảm bảo răng,các tô chức sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả và bảo mật Dữ liệu là một tàinguyên quan trọng và cần được quản lý và sử dụng hiệu quả Như vậy, quản trị dữliệu số hóa không chi đơn thuần là việc lưu trữ, sắp xếp, và bảo mat dit liệu mà còn

bao gồm việc thu thập, xử lý, phân tích, và sử dụng dit liệu dé hỗ trợ cho quyết địnhkinh doanh.

Quản trị dữ liệu số hóa cũng nhận thấy răng dữ liệu không chỉ là tài nguyêncủa một phòng ban hay một tổ chức, mà là tài nguyên của toàn bộ doanh nghiệp Vìvậy, việc quản trị dữ liệu số hóa phải được quản lý và hợp nhất trên tất cả các phòngban và tổ chức khác nhau trong doanh nghiệp

Quản trị dữ liệu số hóa cũng cần đảm bảo tính toàn vẹn, độ chính xác và tính

nhất quán của dữ liệu Việc này đòi hỏi sự chú ý đến quá trình thu thập, xử lý và lưu

31

Trang 36

trữ dữ liệu Ngoài ra, quan trị dir liệu số hóa cần thường xuyên cập nhật, kiểm tra vàđánh giá chất lượng dữ liệu dé đảm bảo tính chính xác và tin cậy của dit liệu.

Bên cạnh đó, van dé bảo mật cũng là điều cần thiết, điều này đặc biệt quan

trọng khi có thông tin nhạy cảm, đặc biệt trong lĩnh vực chính tri, tài chính hoặc

y tế Quản trị dữ liệu số hóa phải đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyềnmới có thê truy cập và sử dụng dữ liệu, và đảm bảo rằng dữ liệu không bị mathoặc bi đánh cap

Các nhà quản tri có thể sử dụng các kỹ thuật quan tri dữ liệu số hóa dé đápứng các yêu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, như tăng cường hiệu quả hoạt

động, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí

hoạt động và tăng doanh thu.

Đối với việc quản trị dữ liệu số hóa, các nhà quản tri cần có kiến thức về cácphương pháp quản lý dữ liệu, từ việc thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và chia sẻ dữliệu Họ cũng cần có kiến thức về các công cụ và kỹ thuật để quản lý dữ liệu, bao gồmcác hệ thống quản lý cơ sở dit liệu, phân tích dit liệu và các công nghệ liên quan

Ngoài ra, các nhà quản trị cần hiểu rõ về các quy trình và quy định pháp lý

liên quan đến quản lý dit liệu, bao gồm việc bảo vệ dit liệu cá nhân, bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ và tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin

Thông qua đó, quản trị dữ liệu số hóa cũng cần đánh giá và định hướng việcphát triển các hệ thống và quy trình quản lý dữ liệu dé đáp ứng được các yêu cầu kinh

doanh Các nhà quản trị cần đưa ra các chiến lược và kế hoạch đề quản lý và tối ưu hóa

dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm việc tạo ra các quy trình tự động để cập nhật dữ liệu,

tạo ra các báo cáo và phân tích dữ liệu dé hỗ trợ quyết định kinh doanh.

1.3.2 Hướng tiếp cận từ báo chí truyền thông

Quản trị dữ liệu số hóa từ hướng tiếp cận báo chí nhắn mạnh tam quan trọng

của việc quản lý và sử dụng dữ liệu số trong việc sản xuất và phân phối thông tinđến độc giả

Theo đó, các nhà quan lý báo chí truyền thông tập trung vào việc sử dụng ditliệu dé phân tích, đưa ra quyết định và xác định chiến lược Nó giúp cho các tô chức

32

Trang 37

báo chí và truyền thông có thé thu thập và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, đồngthời cung cấp cho ho cái nhìn tổng thé về hoạt động của tổ chức và thị trường.

Trong thời đại số hóa ngày nay, các báo điện tử cần phải đối mặt với mộtlượng lớn dữ liệu SỐ, tỪ việc thu thập thông tin, phân tích dữ liệu độc giả, đến việc

quản lý và bảo mật dữ liệu Do đó, quản trị dữ liệu số hóa là một phần quan trọngtrong hoạt động của báo điện tử.

Các báo điện tử cần phải có các hệ thống quan trị dữ liệu hiệu quả dé quan lý

dữ liệu số, bao gồm việc thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu độc giả dé đưa

ra các sản phẩm thông tin chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu của độc giả

Hơn nữa, việc sử dụng dit liệu số cũng là một phần quan trọng trong việc tối

ưu hóa hoạt động kinh doanh của các tòa soạn Dữ liệu số có thê được sử dụng đểphát triển các chiến lược quảng cáo hiệu quả hơn, cải thiện trải nghiệm đọc báo chođộc giả, và tăng cường tính tương tác giữa báo điện tử và độc giả.

Từ đây, quản trị dữ liệu số hóa giúp tối ưu hoá các chiến lược sản xuất nộidung và quản lý bản quyền của các tòa soạn Các tòa soạn báo chí cần phải sử dụng

dữ liệu số dé phân tích các xu hướng đọc giả, đánh giá hiệu quả của các chiến lược

sản xuất nội dung và đưa ra các quyết định cần thiết để tăng cường sự phát triển của

báo điện tử.

Trong tong thé, từ góc nhìn của nha quản lý báo chí, quản trị dữ liệu là mộtkhía cạnh quan trọng trong quản lý và sử dụng đữ liệu số trong hoạt động sản xuất

và phân phối thông tin đến độc giả Các báo điện tử cần phải đầu tư và phát triển

các hệ thống quan trị dữ liệu hiệu qua dé đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời dai

số hóa ngày nay

Ngoài ra, quản trị đữ liệu số còn có vai trò quan trọng trong việc tăng cườngtương tác và tương tác với độc giả Các báo điện tử cần phải phát triển các hệ thốngquản trị dữ liệu đa kênh, cho phép tương tác với độc giả thông qua các kênh khácnhau như mạng xã hội, email hay tin nhắn Điều này giúp cho các báo điện tử có thểđưa ra các sản phẩm thông tin phù hợp với nhu cầu của độc giả và nâng cao khảnăng tương tác với độc giả.

33

Trang 38

Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới việc phát trién các sản phẩm phân tích dữliệu thông minh đề giúp cho các báo điện tử có thê đưa ra các quyết định chiến lượcđúng đắn Ví dụ, các hệ thống phân tích dữ liệu có thé giúp cho các báo điện tử phát

hiện các xu hướng đọc giả, đánh giá hiệu quả của các chiến lược sản xuất nội dung,

đưa ra các quyết định cần thiết dé tăng cường sự phát triển của báo điện tử

Để quản trị dữ liệu số hóa hiệu quả, các tòa soạn báo chí cần có sự kết hợp

giữa chuyên môn về quản trị đữ liệu và kinh nghiệm trong ngành báo chí Các tổchức báo chí cần có chiến lược dữ liệu rõ ràng và các quy trình quản lý dit liệu hiệuquả dé đảm bảo tính toàn vẹn, độ chính xác và khả năng sử dụng dữ liệu

Một trong những thách thức lớn nhất khi quản trị dir liệu số hóa trong ngànhbáo chí là sự phức tạp và sự đa dạng của các nguồn dữ liệu Dữ liệu có thể được thu

thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các trang web, các bản tin truyền hình, cácbài báo và các tài liệu nghiên cứu Việc quản lý và xử lý dữ liệu này đòi hỏi các

công cụ phần mềm và kỹ năng chuyên môn đặc biệt

Một cách tiếp cận phổ biến dé quản tri dit liệu số hóa trong ngành báo chí là sửdụng các hệ thống quản trị CMS và các công cụ phân tích dữ liệu CMS giúp tô chức

báo chí quản lý các nội dung báo chí của mình và các tài liệu liên quan đến dữ liệu,trong khi các công cụ phân tích dữ liệu cho phép ho phân tích dữ liệu và thu thập thôngtin quan trọng dé hỗ trợ các quyết định kinh doanh và biên tập

1.4 Cơ sở thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị dữ liệu số hóa trên

báo điện tử tại Việt Nam

1.4.1 Điều kiện quản trị dữ liệu số

Nhân thức về quản trị dữ liệu

Đề bắt đầu đào sâu vào van dé quản trị dữ liệu, ta không thé bỏ qua một yếu

tố quan trọng, đó là nhận thức tại các tòa soạn về vấn đề này Đặc biệt, ở đây ta cần

phải nhìn vào nhận thức của Ban biên tập, bộ phận quản lý thông tin của tờ báo, vì

chính họ có trách nhiệm quan trọng trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản

trị dữ liệu của tờ báo.

Thật không quá khi nói va khang định răng, nếu thiếu đi chiến lược, định

hướng và những quyết định từ bộ phận này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc

34

Trang 39

triển khai chiến lược quan trị dữ liệu của tờ báo Điều này rất quan trọng vì chiếnlược quản trị dữ liệu có thể được xây dựng thành công chỉ khi được thực thi đúngcách, bắt đầu từ vị trí cao nhất của tô chức.

Theo Bernard Marr trong cuốn Chiến lược dit liệu, bộ phận lãnh đạo cấp caophải có niềm tin vào ý tưởng rằng dữ liệu là một phần sống còn trong cách thứcđiều hành doanh nghiệp cũng như tạo ra doanh thu và quyết định Điều này đặc biệtquan trọng trong việc xây dựng chiến lược đữ liệu hiệu quả, nơi mà sự tập trung và

hỗ trợ từ vị trí lãnh đạo cấp cao là điều không thể thiếu

Khi nói đến quản trị đữ liệu trong báo chí, việc nhận thức về vấn đề nàykhông chỉ cần có ở bộ phận lãnh đạo cao nhất mà còn cần được lan tỏa đến toàn bộnhân sự trong đơn vị Theo tác giả Bernard Marr, để đạt được điều này cần phải xâydựng một nền “van hóa dit liệu” trong đơn vi, trong đó mọi người đều hiểu được giátrị của dữ liệu và cách nó có thé giúp cho đơn vi đạt được thành công

Thực tế, với sự phát triển không ngừng của báo chi dit liệu và sự đòi hỏi từthực tiễn, nhận thức về vấn đề quản trị dữ liệu đã trở nên đặc biệt quan trọng tại các

tòa soạn báo Những quyết định về chiến lược và định hướng của bộ phận biên tập

và các bộ phận khác đều phải dựa trên dữ liệu chính xác và kỊp thời Đề đảm bảođiều này, việc xây dựng một nền văn hóa đữ liệu là điều cần thiết dé tạo ra một môi

trường làm việc hiệu quả và đem lại giá trị cho độc giả.

Điều quan trọng là nhận thức về đữ liệu phải được thấm nhuan từ các nhân

sự chủ chốt đến toàn bộ nhân viên trong đơn vị Mỗi cá nhân đều phải có trách

nhiệm trong việc thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu một cách chính xác và đúng

quy trình Bên cạnh đó, việc đào tạo nhân viên về quản trị dữ liệu cũng là một yếu

tố quan trọng trong việc xây dựng nên văn hóa dữ liệu tại đơn vị

Trong bối cảnh hiện nay, nhận thức về quản trị dữ liệu đóng vai trò quantrọng và không thé thiếu trong báo chí Dé thành công và phát triển, các đơn vị báo

chí cần có một chiến lược quan tri dữ liệu hiệu quả và dap ứng được nhu cầu của thị

trường Và dé đạt được điều này, việc xây dựng một nền văn hóa dit liệu sẽ là nềntảng quan trọng đề đảm bảo sự thành công của đơn vị báo chí trong tương lai

35

Trang 40

Chiến lược sản phẩm và mô hình báo chí đa phương tiệnTrong những năm gần đây, các tòa soạn báo đã trai qua một sự chuyên đổiđáng ké từ mô hình truyền thống sang mô hình đa phương tiện Với sự phát triểncủa công nghệ và việc cung cấp thông tin đa dạng, đa chủng loại (bao gồm văn bản,hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, đồ họa, âm thanh, chương trình tương tac ),báo chí đa phương tiện đã tạo ra một hiệu quả lớn so với mô hình truyền thống.

Thông qua sự đa dạng hóa các hình thức truyền tải thông tin, báo chí đa phương tiện

không chỉ cung cấp cho công chúng một lượng thông tin phong phú và hấp dẫn, mà

còn cho phép người đọc, người xem, người nghe có quyền chủ động tiếp nhận thôngtin theo cách của riêng mình, tạo nên một cảm giác hài lòng và sự tương tác tích cực với báo chí.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hang - Giang vién tai Hoc vién Bao chi va Tuyéntruyền, việc áp dụng mô hình tổ chức da phương tiện trong các cơ quan truyềnthông là một quá trình phức tạp và cần đòi hỏi sự hội tụ của cả bốn khu vực căn bản

Đề thực hiện được điều này, các t6 chức truyền thông cần phải dau tư va phát triểncùng lúc các khu vực sau đây:

Khu vực hoạt động nghiệp vụ: Đây là khu vực tập trung vào các hoạt độngnghiên cứu, phân tích, thu thập và sản xuất nội dung Điều này đặc biệt quan trọng

vì nội dung là yếu tố quan trọng nhất đề thu hút khán giả và đảm bảo chất lượng củasản phẩm truyền thông

Khu vực sản phẩm - dịch vụ: Trong đó các tô chức truyền thông cần tậptrung vào việc sản xuất và phân phối các sản phẩm truyền thông đa dạng, từ báo chí,tạp chí, đài phát thanh đến truyền hình, cũng như dịch vụ truyền thông khác như PR,

marketing, quảng cáo.

Khu vực công chúng - khách hàng: Đây là khu vực tập trung vào việc tạo

lập mối quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu và quản lý các kênh

tương tác với công chúng Điều này đặc biệt quan trọng vì những mối quan hệ

đối tác và khách hàng tốt sẽ giúp tổ chức truyền thông tiếp cận với khán giả một

cách hiệu quả hơn.

Khu vực tải chính: Đây là khu vực quản lý tài chính và đầu tư cho các hoạtđộng sản xuất va phân phối sản pham truyền thông Quản lý tài chính đúng dan là

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Hệ quản tri cơ sở dữ liệu theo nghiên cứu cua Tập đoàn Viettel - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 1.1 Hệ quản tri cơ sở dữ liệu theo nghiên cứu cua Tập đoàn Viettel (Trang 28)
Sơ đồ 1.2: Bốn khu vực trong mô hình tổ chức tòa soạn hội tu da phương tiện - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 1.2 Bốn khu vực trong mô hình tổ chức tòa soạn hội tu da phương tiện (Trang 41)
Sơ đồ 1.3: Mô hình tòa soạn hội tụ và hội tụ công nghệ mới - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 1.3 Mô hình tòa soạn hội tụ và hội tụ công nghệ mới (Trang 42)
Sơ đồ 2.2: Sơ đô quy trình quản trị dit liệu tao báo VnExpress - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 2.2 Sơ đô quy trình quản trị dit liệu tao báo VnExpress (Trang 82)
Sơ đồ 2.3: Sơ đô quy trình quản trị dữ liệu tại VietnamPlus (TTXVN) - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 2.3 Sơ đô quy trình quản trị dữ liệu tại VietnamPlus (TTXVN) (Trang 84)
Hình 2.1: Giao diện “Thông tin nguồn” tại TTXVN - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Hình 2.1 Giao diện “Thông tin nguồn” tại TTXVN (Trang 109)
Hình 2.1: Giao điện Vlight của VnExpress cho phép người dùng mua đữ liệu anh. - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Hình 2.1 Giao điện Vlight của VnExpress cho phép người dùng mua đữ liệu anh (Trang 110)
Sơ đồ 3.1: Mô hình dé xuất về quy trình quản trị dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyền truyền: Quản trị dữ liệu số hóa trên báo điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát trên 03 tờ báo Nhân Dân điện tử, VnExpress, VietNamPlus, giai đoạn 01/2020 đến 12/2022)
Sơ đồ 3.1 Mô hình dé xuất về quy trình quản trị dữ liệu (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w