Nguyên nhân kinh tế và xã hội Do công tác quản lý thị trường, sản xuất kinh doanh còn lỏng lẻo, yếu kém Do vi phạm các quy định về sản xuất, kinh đoanh, lưu thông hàng hóa trên thị trườn
Trang 2THUC TRANG, NGUYEN NHÂN VA DIEU KIỆN PHAM
TOI LAM HANG GIA VA TOI BUON BAN HANG GIA
Tình hình tội phạm làm hang giả và tội phạm buôn bán
hàng giả
Thực trạng tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả
Cơ cau tội phạm làm hàng gia, tội phạm buôn bán hàng
Nguyên nhân kinh tế và xã hội
Do công tác quản lý thị trường, sản xuất kinh doanh
còn lỏng lẻo, yếu kém
Do vi phạm các quy định về sản xuất, kinh đoanh, lưu
thông hàng hóa trên thị trường
Do công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong
lĩnh vực này còn kém hiệu quả
Do hạn chế của công tác khám phá, điều tra và xử lý tội
phạm
Dự báo tình hình phạm tội làm hàng giả và tội buôn bán
hang gia trong thời gian tới ở Việt Nam
Trang 3CÁC QUY ĐỊNH PHAP LUAT HÌNH SU VE TOI LAM
HANG GIA, TOI BUON BAN HANG GIA VA THUC
TIEN HƯỚNG DAN, AP DUNG CAC QUY ĐỊNH NAY
Các quy định của pháp luật về tội làm hang gia, tội '
buôn bán hàng giả trước khi có Bộ luật hình sự
Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy định của pháp
luật về tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả trước
khi có Bộ luật hình sự
Các quy dịnh của Bộ luật hình sự về tội làm hàng giả và
tội buôn bán hàng giả
Thực tiễn hướng đẫn và áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự về tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng
giả
CHƯƠNG 3
CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUA PHONG CHONG TOI LAM HÀNG GIẢ VÀ TOI
BUON BAN HANG GIA Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội làm ˆ
hàng giả, tội buôn bán hàng giả
Phải hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định pháp luật về
các tội này
Cần tiếp tục hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ
luật hình sự về tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng
giả
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức
pháp luật
Nâng cao chất lượng sản xuất, lưu thông hàng hóa
Hoàn thiện các quy dinh của pháp luật về quản lý sản
xuất, kinh đoanh hàng hóa và xử lý các vi phạm trong
nh vực này
Tăng cường công tác quản lý thị trường, quản lý sản
xuất, kinh doanh hàng hóa
Tang cường công tác đấu tranh với các tội làm hang giả
9092
97
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1 beang gia từ nhiều năm nay luôn là mối quan tâm lo lắng của
nhiều người, cả nhà sản xuất lẫn hàng chục triệu người tiêu dùng trên thế
giới |
Tuy nhiên, trong lịch sử loài người nạn hàng giả không phải là mộthiện tượng mới lạ Nó đã xuất hiện cùng với sự ra đời của việc buôn bán
các sản phẩm đã được đóng gói Người ta đã tìm thấy những chiếc vò cổ
thời gallomain mang những dòng chữ bắt chước theo kiểu của những
oa ` " 5 -_ tt
chiếc vò dung rượu của xứ Campanie `)
| Và cũng từ hàng nghìn năm trước, người ta đã thấy các tác phẩm
nghệ thuật, đồ trang sức mỹ nghệ, nông sản quý hiếm, những đồng tiềngiấy và kim loại bị làm giả Nhưng điều mới mẻ ở đây chính là mức độcủa tệ nạn này và sự đa dạng về chủng loại của những sản phẩm bị làm
giả |
{ Trước đây nan hang gia chỉ mang tính thủ công nhất thời, nay nó trởnên một hiện tượng có tính chất toàn cau
Trong một ban báo cáo mới day của của tổ chức OCDE đã cho biết
hiện nay việc vi phạm các quyển sở hữu trí tuệ đã tăng lên nhanh chóng.Nạn làm hàng giả đã tăng 47% trong vòng 6 năm cð nghĩa là từ 100 tỷ đô
la Mỹ vào năm 1990, tức vào thời đó nó chiếm 3% lượng trao đổi mậu
€) Xem: Tham luận của ông Philippe Baudry - Tham tán thương mại của DSQ Phap tai
Việt Nam trong Hội thao Việt - Pháp “Những thách thức va co hội hình tế trong đấu
tranh chống hang gia vé nông sản, thực phâm tại Việt Nam" ngày 21-22/7/1998 - Hà
Nội.
Trang 5dịch trên toàn thế giới Dén năm 1995 nó đã tăng lên 250 triệu đô la Mỹtức khoảng 5 đến 7% lượng mau địch quốc tế.0)
YNguyên nhân chính là những tiến bộ của công nghệ làm hang giả,
sự tự do hoá mở rộng của lưu thông mậu địch, thêm vào đó cần phải kểđến việc xoá bỏ hàng rào thuế quan của một số khu vực va sự hiện điệncủa một số nước có nền kinh tế mới nổi lên trên thương trường quốc tế
Ở Việt nam chúng ta, hàng giả hơn bao giờ hết đang tràn lan khấpnơi Hầu như ngày nào các lực lượng Quản lý thị trường cũng phát hiện
và xử lý các vụ việc về hàng gian, hàng giả trên thị trường Hàng giả đủcác loại từ hàng cao cấp đến hàng bình dân, len chân vào các quầy hàngquốc doanh lẫn tư nhân, trong các khu thương mại sầm uất và đi về tậnmiền núi, nông thôn xa xôi
Hàng hoá là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó thỏa
mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Trong điều kiệnkinh tế thị trường, hàng hoá phần lớn trở nên đa dạng, phong phú vềchủng loại, mẫu mã, và không ngừng được nâng cao về chất lượng
Nhưng song hành với những hàng hoá này là các loại hàng giả, cũng
đang cạnh tranh thị trường khốc liệt, đánh lừa người tiêu đùng Nókhông những gây thiệt hại về tiền của, sức khoẻ , thậm chí cả tính mạngcủa con người mà còn gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, giá cả, kìmhãm sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá Hàng giả trực tiếp gâythiệt hại cho người tiêu dùng và làm điêu đứng các nhà sản xuất chânchính
® Xem: Tham luận của ông Philippe Baudry - Tham tán thương mại của DSQ Phap tai
Việt Nam trong Hội thdo Việt - Pháp “Những thách thức vd cơ hội kinh tế trong đấu tranh chông hang gid vé nông sản, thực phâm tại Việt Nam" ngày 21-22/7/1998 - Hà Nội.
Trang 6Việc đấu tranh chống và loại bỏ hàng giả ra khỏi đời sống kinh tế
-xã hội là việc làm hết sức gian nan Nhưng để ngăn chặn các hành viphạm tội mới và trừng trị các phần tử làm và buôn bán hàng giả ở ViệtNam hiện nay, tiến đến đẩy lùi tệ nạn này, cần có những biện pháp tích
cực, đồng bộ, trong đó có các biện pháp pháp luật nói chung và biện pháp hình sự nói riêng |
1.2 Nhà nước ta vào các thời kỳ khác nhau đã có những ghi nhận
nhất định trong luật các quy định về hàng giả nhằm cấm đoán và xử lý
các hành vi có liên quan tới vấn đề này |
Tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả trên thế giới và trongnước có nơi, có lúc giảm xuống nhưng nhìn chung vẫn đang có chiềuhướng phát triển, gây bức xúc và nghi ngại cho nhân đân, khiến mỗingười không thể làm ngơ trước vấn nạn này Tội phạm về hàng giả gâynhững tác hại to lớn và khôn lường về mọi mặt của đời sống kinh tế- xã
hội song cơ sở lý luận về hình sự hod khái niệm hang gia cũng như các
tội sản xuất, buôn bán hàng gia trong luật hình sự như thế nào và áp dungtrong thực tiễn ra sao còn là vấn đề cần nghiên cứu một cách đầy đủ và
toàn diện hơn
Từ thực trạng đó đòi hỏi phải có sự tổng hợp nghiên cứu nguyênnhân, điều kiện phạm tội cũng như các quy định của pháp luật về vấn đềnày, đồng thời đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả
Trang 7Song qua tìm hiểu, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu một
cách toàn diện, sâu sắc vấn đề nay! Trước kia, vấn dé này cũng ít giành
được sự quan tâm nghiên cứu Trước và sau khi Pháp lệnh ngày
30-6-1982 của Hội đồng Nhà nước về trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làmhàng giả, kinh doanh trái phép được ban hành, các tội làm hàng giả vàbuôn bán hàng giả được nghiên cứu chung với một số tội phạm kinh tếnhư "Tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép" của tac
giả Vũ Thiện Kim (Nhà xuất bản pháp lý 1983).|Và sau khi BLHS ban
hành, trong các cuốn giáo trình luật hình sự, Bình luận khoa học BLHS,trong các tạp chí chuyên ngành, tội làm hàng giả và tội buôn bán hànggiả cũng được nghiên cứu như là một chế định hình sự nhưng nhìn chungchưa được sâu và có hệ thống.ÍCác nhà hoạt động thực tiễn, các cơ quan
tiến hành tố tụng cũng chỉ mới áp dụng các điều khoản của luật thựcđịnh Mấy năm gần đây, tệ hàng giả được đề cập đến thường xuyên hơntrên các phương tiện thông tin đại chúng như là một hiện tượng tiêu cựccủa xã hội cần lên án, đồng thời cảnh tỉnh cho kẻ phạm tội và nâng caotỉnh thần cảnh giác, đấu tranh với tệ nạn này Được biết đã có nhiều hộinghị về chống hàng giả trong nước và quốc tế kèm theo những bài thamluận có giá trị về thực trạng, nguyên nhân, điều kiện của việc làm hàng
giả, buôn bán hàng giả cũng như các biện pháp phòng chống tệ nạn nay|/
Tội làm hàng giả va buôn bán hàng gia được quy định dưới nhiềuhình thức với cách gọi khác nhau ở luật hình sự của nhiều nước Ở Trung
Quốc: Tội sản xuất, tiêu thụ hàng giả được quy định ở Chương IU, Tiết 1
của Bộ luật hình sự của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (gồm 10 điều); ởCộng hoà Liên bang Nga: Các hành vi phạm tội tương tự được quy địnhtại điều 197: Lừa đối người tiêu dùng và điều 180: Sử dụng bất hợp pháp
Trang 8nhãn hiệu hàng hoá (Bộ luật hình sự của Liên bang Nga, có hiệu lực từ 1tháng 7 năm 1996)
Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "
Đầu tranh phòng chéng tội lam hang gid, tội buôn bán hang giả
ở Việt nam hiện nay" làm dé tài nghiên cứu luận án cao học.
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của luận án là thông qua việc tổng hợp, phân tích tìnhhình tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả, qua nghiên cứu pháp luậtthực định, qua thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, tác giả mong muốntrình bày một vài ý kiến về hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành, vềviệc áp dụng thống nhất các quy định pháp luật hình sự và đưa ra các
biện pháp đấu tranh phòng chông các tội này,
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội cũng nhưthực tiễn đấu tranh phòng chống các tội làm hàng giả và buôn bán hànggiả, làm rõ cơ cấu, tính chất tình hình tội phạm, dưa ra những dự báo vàcác biện pháp khả thi đấu tranh phòng chống các tội phạm này trong giaiđoạn hiện nay và tương lai, nhằm đẩy lùi hiện tượng này
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự nước ta qua cácthời kỳ khác nhau để làm rõ những ưu điểm và hạn chế còn tổn tại củaBLHS về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả Trên cơ sở này mạnhđạn đưa ra những đề xuất về sửa đổi, hoàn thiện luật
+ Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, áp dụng pháp luật hình sự vàthực tiễn xử lý tội phạm, đưa ra những kiến nghị về sửa đổi các văn bảnhướng dẫn và áp dụng luật một cách thống nhất, hợp lý
Trang 9Ta, PHAM VI NGHIEN CUU, CG CAU CUA LUAN AN
4.1 Pham vi nghiên cứu: Với tên gọi của như trên, đây làmột đề tài tương đối rộng, vì nó đề cập đến tội phạm về hàng giả dướinhiều góc độ khác nhau: thực trạng, nguyê:: nhân, điều kiện phạm tdi,quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như thực tiễn hướng dẫn, ápdụng; các kiên nghị và giải pháp về đấu tranh phòng chống
Số liệu thống kê tội phạm học về tội làm hàng giả và tội buôn bán
hàng giả trong nhiều năm được tổng hợp chung vì cùng được quy định ở
điều 167 của BLHS Vì thế trong quá trình nghiên cứu, tác giả không thể
có điều kiện đi sâu phân tích các số liệu thống kê tội phạm học của 2 tộinày một cách riêng rẽ Đồng thời, không có điều kiện phân tích mộtcách độc lập,cặn kẽ và sâu sắc các đấu hiệu pháp lý của những tội phạmnày ở một giai đoạn nhất định
Tác giả đặt ra cho mình một số nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu trong
phạm vi sau:
- Thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội làm
hàng giả, buôn bán hàng giả |
- Chính sách hình sự của Nhà nước ta về quy định, xử lý các tội làmhàng gia và buôn bán hàng giả, thực tiến hướng dẫn, áp dung các quyđịnh này
- Qua đó, đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh về các tội này, cũng như các giải pháp về đấu tranh phòng chống
\4.2 Cơ cấu luận án
Luận án của tác gia có bố cục gồm phần mở đầu, 3 chương, phầnkết luận, cụ thể như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Thực trang, nguyên nhân và điều kiện phạm tội làmhàng giả và tội buôn bán hàng giả
Trang 10- Chương 2: Các quy định pháp luật hình sự về tội làm hàng giả, tộibuôn bán hàng giả và thực tiễn hướng dẫn, áp dụng các quy định này.
- Chương 3: Các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả phòngchống tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
|5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
Cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài là lý luận của chủ nghĩaMác - Lê nin và phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh
Phương phóp cụ thé: Tác giả đùng phương pháp phân tích luật và
thực tiễn áp dụng luật; tổng hợp thông tin để đánh giá tình hình tội phạm
về hàng giả, ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh đốichiếu các quan điểm pháp lý hiện nay về vấn đề này của pháp luật nướcngoài để rút ra những kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn hướng tới việc
bổ sung, hoàn thiện Luật hình sự Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ sử dụng các phương pháp khác nhưthống kê, lịch sử, điều tra xã hội học
6 ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Điểm mới của luận án thể hiện ở việc tác giả trình bày một cáchtương đối có hệ thống và toàn diện về tội làm hàng giả và tội buôn bánhàng giả trên phương diện luật hình sự và tội phạm học Tác giả mongmuốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về loại tội phạm này, từ góc độ luậthình sự cũng như thực tiễn có tính thời sự nóng hổi
Qua việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm tộicũng như phân tích các quy định của Bộ luật hình sự về tội làm hàng giả
và tội buôn bán hàng giả, tác giả đưa ra các đề nghị về sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện Luật hình sự và các biện pháp đấu tranh phòng chống tộiphạm này
Trang 11Trong qua trình nghiên cửu va hoàn thành luận án, chúngtôi da nhận được sự giúp đỡ tận tình va quý báu của thay Uông
Chu Lưu, PTS Luật hoc, Thứ trưởng Bộ Tư phap, Vụ trưởng Vu
pháp luật Hành chính - Hình sự; các thày cô giáo, các đồngnghiệp khoa Sau dai học, Dai học Luật Hà Nội, cũng như các cơquan nghiên cứu cua Bộ Tư pháp; Toà án nhân dân Tôi cao Chúng tôi xin chân thành cam on sự giúp đỡ quý báu nay!
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
D6 Thị Lan
Trang 12CHUONG 1
THUC TRANG, NGUYEN NHÂN VA DIEU KIEN PHAM TOI
LAM HANG GIA VA TOI BUON BAN HANG GIA
1.1 TINH HÌNH TOI PHAM LAM HÀNG GIA VA TOI PHAM
BUON BAN HANG GIA
1.1.1 Thực trang tội lam hang gia, tội buôn bán hanggia
Bang 1: Thong kê tội làm hàng gia va tội buôn bán hang gia trong phạm
Trang 13đến năm 1996, số vụ tăng hơn 6% và số người phạm tội tăng hơn 1%.Nhưng đến năm 1997, số vụ giảm xấp xi 9% và số người giảm 11%.Hang năm trung bình có 170 vụ án đã xét xử và có 299 bị gã thuộc các
tội này
Tuy số vụ án cũng như số bị cáo thuộc các tội làm hàng giả và buôn
bán hang gia theo số liệu thống kê là có giảm, song thực chất tình hình
của các tội phạm này vẫn đang tồn tại ở mức độ nghiêm trọng Điều đóthể hiện ở tính chất nguy hiểm cao, quy mô, mức độ phạm tội của các vụ
hàng nhà nước, lại do Đạt nguyên là giám đốc Công ty chăn nuôi thú y
Cai Lay,.tinh Tiền Giang trực tiếp dùng công thức chế biến, vốn lẽ phảigiao hết cho công ty, nhưng y đã trực tiếp chỉ đạo, tổ chức đồng bọn sản
xuất tai nhà riêng rồi đem di tiêu thụ trên thị trường, gây thiệt hại cho
công ty Án sơ thẩm xử phạt y 15 năm tù giam cho hành vị "Jam hànggid", các bị cáo khác bị phạt từ cai tạo không giam giữ đến 5 năm tùgiam về tội này
Khi nghiên cứu thống kê tội phạm nói chung cũng như tội làm hàng
giả, tội buôn bán hàng giả cần lưu ý đến tội pham ẩn Việc đánh giá vềtình hình tội phạm đã quy định trong Bộ luật hình sự thường chủ yếu dựa
10
Trang 14vào số liệu thong kê về những tội phạm đã được phát hiện, điều tra và xử
lý Thực tế con số đó chỉ phản ánh một phần của tổng sô những tội phạm
đã xảy ra Có nhiều nguyên nhân khiến các cơ quan pháp luật không thể
nắm bắt được, chưa phát hiện được, chưa xử lý về hình sự một phần quan
trọng khác của thực tế tội phạm nên con số đó không có trong thống kê
Đó là tội phạm ẩn
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liêntục đưa tin về tệ nạn hàng giả tại Việt Nam, rung lên một hồi chuông báođộng về các tội phạm sản xuất và tiêu thụ hàng giả, gây nhiều thiệt hạikhôn lường, nhiều lúc nhiều nơi đã lên "cơn sốt hàng giả"
Điểm qua một vài con số thống kê về vi phạm làm hàng giả và muabán hàng giả (trong đó chỉ có một phần nhỏ bị xử lý về hình sự) sẽthấy rằng tội phạm ẩn của các loại tội này là khá cao
Theo Báo cáo về công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả
ngày 24/4/1998 của Bộ thương mại, chỉ tính riêng quý I năm 1998, lực
lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra và xử lý 1757 vụ, lực lượng
Cảnh sát kinh tế năm 1997 và quý I năm 1998 phát hiện 815 vụ, trong đó
Một nguyên nhân đáng kể khiến cho tội phạm ẩn của các loại tội
này khá cao là người tiêu dùng khi mua hoặc dùng phải hàng "đởm”
thường chỉ kêu ca, phàn nàn, mà ít khi sử dụng những biện pháp pháp lý
TM Xem: Tham luận tại Hội thảo Việt - Pháp “Những thách thức va co hội bình tế trong
dau tranh chống hang giả vé nông sản, thực phâm” của Dai tá Nguyễn Văn Trị - Phó cục (tưởng Cục CSKT, Hà Nội, 22-23/7/1998.
li
Trang 15cần thiết như khiếu kiện, tố cáo với các cơ quan hữu trách để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình
Như vậy, thực trạng vi phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả là rấtphức tạp và nghiêm trọng, song con số thống kê về tội phạm làm và buônbán hang gia đã nêu trong Bảng 1 cho thấy rằng chủ yếu các vụ việc vi
phạm bị xử lý bằng các biện pháp khác (tịch thu hàng, phạt tiền, cảnh cáo
"cho qua") nên xử lý về hình sự không nhiều Đó là chưa kể đến con số
vụ việc vi phạm được phát hiện trong vấn đề này còn nhỏ so với vi phạmxay ra trên thực tế
Vì thế, qua số liệu thống kê và thực trạng tội phạm ẩn của loại tội
phạm này cùng với những lý do ẩn của chúng có thể nói rằng thực trạng
các tội làm hàng giả và buôn bán hàng giả ở nước ta là nghiêm trọng
1.1.2 Cơ cấu tội phạm làm hàng giả, tội phạm buôn
bán hàng giả
Bảng 2: So sánh tội phạm làm hàng giả, tội phạm buôn bán hàng giả và
tinh hình phạm tội chung từ 1993 - 1997?
Năm Số vụ tội phạm Số người phạm tội
TP chung | Tội LHG, | Tỷlệ% | TP chung | Tội LHG, | Tỷ lệ %
` Nguồn: Tổng hợp số liệu thông bê của Tòa án nhân dan Téi cao.
Trang 16Bang 2 cho thấy số vu tội phạm đã xét xử về các tội làm hang giả vàbuôn bán hàng giả chiếm 0,48% số vụ phạm tội nói chung và số người đã
bị xét xử về các tội này chiếm 0,53% số người phạm tội nói chung
Trong đó, đáng lưu ý năm 1993, số vụ và số người phạm tội làmhàng giả, tội buôn bán hàng giả chiếm tỷ lệ cao hơn cả so với số vụ và số
người phạm tội nói chung từ năm 1993 tới năm 1997 (0,74% vé s6 vu va
0,84% về số người) Mức ty lệ chiếm trong số người và số vụ phạm tộinói chung của tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả giảm dần theo
các năm này
Trong xu thế tăng đần của các vụ phạm tội nói chung thì số vụ phạmtội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả theo thống kế lại giảm dần Có ýkiến cho rằng: Có thể số liệu trong thống kê chưa phản ánh đúng thựctrạng vi phạm pháp luật hình sự trên thực tế về các tội này, nhưng cũng
có ý kiến cho rằng: Điều đó chứng tỏ việc đấu tranh phòng chống các tội
về hàng giả trong những năm qua đã phát huy hiệu quả
Theo chúng tôi cần phải lưu ý cả hai ý kiến này
- Thứ nhất: Việc chỉ dựa vào các con số thống kê thì chưa thể phảnánh đầy đủ thực trạng của tội phạm Bởi lẽ ngoài yêu tố này, cần phải chú
ý tới tình trạng vi phạm pháp luật trên thực tế xảy ra Nó có thể được
phan ánh bang rất nhiều nguồn: Các báo cáo tổng kết hàng quý, hangnăm, thậm chí hàng tháng của các cơ quan chúc năng khác có liên quan
mà không phải là cơ quan pháp luật như cơ quan quản lý thị trường,
thanh tra của các bộ, ngành, Hải quan, trên các phương tiện thông tin đại
chúng thường xuyên chuyển tải những vụ việc xảy ra có tính thời sự, cậpnhật; bằng chính các hiện tượng, vụ việc hàng ngày xảy ra trong đời sống
xã hội mà chúng vì lý đo này hoặc lý do khác không được phản ánh, ghinhận bằng bất cứ hình thúc nào
13
Trang 17- Thứ hai: Tuy nhiên, những con số thống kê từ các nguồn hợp pháp
đã phản ánh tương đối chính xác và đầy đủ thực trạng của một vấn đề nào
đó, trong đó có tội phạm nói chung và tội làm hàng giả, tội buôn bán
hàng gia nói riêng
Việc tăng cường các biện pháp đấu tranh đồng bộ của hàng loạt các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đẩy lồi tệ nạn hàng giả đã
dẫn tới việc "thu hẹp" số lượng vi phạm về mặt hình sự các vụ việc này
Song thực chất tính nguy hiểm của tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm lại không chỉ đơn thuần được đánh giá bằng tiêu chuẩn định lượng.
Bảng 3: So sánh tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả với
Số vụ tội phạm kinh tế hàng năm tăng, giảm không ổn định Từ năm
1993 đến năm 1997 trung bình mỗi năm xảy ra 922 vụ với 1638 người
phạm tội Bang 3 cho thấy số liệu của tội làm hàng giả, tội buôn bánhàng giả trung bình hàng năm là 170 vụ với 299 người phạm tội, chiếm
ty lệ trung bình so với các tội phạm kinh tế là 18,45% Ty lệ này cho thấy
số tội làm hàng giả và tội buôn bán hang giả quy định tại Điều 167 Bộ
ạ Ẫ 2 212 nh ¬ ° Nguồn: Tổng hợp số liệu thông bê của Tòa án nhân dân Tôi cao.
Trang 18luật hình sự là khá cao so với các tội phạm kinh tế khác Nhiều năm tội
phạm làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả chiếm vị trí đứng đầu về số
vụ xét xử cũng như số bị cáo! (so với các tội cố ý làm trái , buôn bánhàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế v.v )
Trong Bang 3 có thể thấy tỷ lệ (%) của loại tội về hang gia so với tổng số các tội phạm kinh tế là cao, nhưng tỷ lệ này có chiều hướng giảm
(từ 25,66% năm 1993 xuống còn 14,66% năm 1997 tương ứng với các tộiphạm kinh tế từng năm này)
Các cấu thành tội phạm làm hàng giả và tội phạm buôn bán hàng giảtuy chiếm 8% về cấu thành các tội phạm kinh tế được quy định trong Bộluật hình sự, nhưng trên thực tế số vụ tội phạm và số người phạm tộichiếm trung bình 18,45% Điều đó nói lên sự tồn tại ở mức nghiêm trọngcác tội làm hang gia và buôn bán hang giả trong tương quan với các tộiphạm kinh tế khác và với tội phạm nói chung
Bảng 4: Cơ cấu thành phần người phạm tội làm hàng giả vàbuôn bán hàng giả từ năm 1993 - 1997
(t) ea z myn at ‘a ? ` an Xem: Báo cáo va sô liệu thông ké cua Toa an nhân dân Tôi cao.
Q x 2 Keen pS 3 hs \ nh` Nguồn: Tổng lợp số liệu thống bê của Tòa an nhân dân Téi cao
15
Trang 19Qua số liệu thống kê trên thấy rằng, hầu hết các tội làm hàng giả vàbuôn bán hàng giả đều do những người không phải viên chức nhà nước
thực hiện Số cán bộ, công chức này là 61 người so với 1495 người bị xét
xử về tội làm hàng gia, tội buôn bán hang gia, chỉ chiếm 4% (còn 96% là
ty lệ số người không phải là công chức nhà nước thực hiện các tội phạm
này)
Mặt khác thấy rằng, đa số các tội phạm này do nam giới và có độ
tuổi trên 30 tuổi thực hiện Trong cơ cấu thành phần người phạm tội, phụ
nữ chỉ chiếm tỷ lệ 17,25% (258 người/1495người), thành phần người
phạm tội từ 18-30 tuổi chỉ chiếm 20,13% (301 người/1495 người).
1.1.3 Động thái tình hình tội phạm làm hàng giả và
tội phạm buôn bán hàng giả
Như trên đã trình bày, điễn biến tình hình tội phạm làm hàng giả vàtội phạm buôn bán hàng giả được thể hiện qua số liệu Bảng 1 Trung bìnhhàng năm (từ 1993 đến 1997) ở nước ta có 170 vụ và 299 người đã bị xét
xử về các tội này Từ năm 1993 đến năm 1995 số vụ và số người giảmdan qua từng năm trong điều kiện tình hình tội phạm nói chung liên tụctăng về mức độ và phức tạp về tính chất Đến năm 1996, tình hình tộiphạm làm hàng giả và tội phạm buôn bán hàng giả lại có chiều hướngtăng về số vụ và số người phạm tội Đến năm 1997, số vụ và số ngườiphạm tội lại giảm xuống so với năm trước
16
Trang 20Bảng 5: Động thái tội phạm làm hàng giả, tội phạm buôn bánhang giả và tội phạm chung từ năm 1993 - 1997)
Năm Số vụ tội phạm LHG, BBHG Số vụ phạm tội chung
Trang 21Bảng 7: Động thái số vụ phạm tội làm hàng giả và buôn bán
hang giả với số vụ phạm tội kinh tế từ 1993 - 19970
a Nam Số vụ phạm tội LHG, BBHG Số vụ phạm tội kinh tế
Qua các số liệu Bảng 5 cho thấy tình hình tội phạm làm hang gia và
tội phạm buôn bán hàng giả trong những năm qua tăng giảm không ổn
định nhưng có chiều hướng giảm trong xu hướng tội phạm chung tăngđều
Diễn biến chung về người phạm tội cũng có biểu hiện tương tự
Diễn biến tình hình tội phạm làm hàng giả và tội phạm buôn bánhàng giả so với tình hình tội phạm kinh tế là: Trong khi các tội phạm vềkinh tế tăng giảm không ổn định hàng năm thi các tội phạm trên có xuhướng chủ yếu giam (Bang 7)
` Nguồn: Tổng hop số liệu thống bê của Tòa án nhân dân Tôi cao
Trang 221.1.4 Tinh chất, đặc điểm tội phạm làm hang giả và
tội phạm buôn bán hàng giả
Bảng 8: Tỉnh hình tái phạm, tái phạm nguy hiểm ở các tội làmhàng giả và buôn bán hàng giả từ 1993 - 19970)
Năm Tổng số Số tái phạm _ #Wle%
Tính chất tội phạm nói chung và tội phạm nghiên cứu nói riêng được
đánh giá qua các chỉ số như hậu quả của tình hình tội phạm, tình hình táiphạm, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội v.v
Nói đến hau quả của tội phạm làm hàng giả và tội phạm buôn bánhàng giả là nói đến thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội, con người do chúng
gây nên Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính thức nào về vấn đề
này Nhưng bỏ qua điều đó, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được hậu
quả, tác hại khôn lường của các loại tội phạm này Căn cứ vào những số
liệu đơn lẻ cũng như cdc ví du cụ thể thi thấy rằng hậu quả về vật chất do
chúng gây ra là nghiêm trọng Cùng với các tội phạm kinh tế khác (như
buôn bán hàng cấm, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý vàbao vệ rừng, đất đai ), hàng năm chúng gây thiệt hai hàng trăm tỷ đồng
cho Nhà nước và nhân dân Mặt khác, tội làm hàng giả và tội buôn bán
hàng giả còn làm mất ổn định trật tự kinh tế thị trường, kìm hãm sản xuấtphát triển, giảm sút nghiêm trọng uy tín của Nhà nước nói chung và các
I x Pal Pan aed AT o 7 ` z ˆ ae
‘) Nguồn: Tổng hop số liệu thông bẻ của Toa án nhân dân Téi cao.
19
Trang 23cơ sở sản xuất, các nhà đầu tư nước ngoài có thái độ trung thực trongkinh doanh, sản xuất; gây tổn hại sức khỏe và tính mạng cho người tiêu
dùng Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
hàng giả đã gây ra những hậu quả đau lòng gây bất bình trong nhân dân.Bọn tội phạm đã không cần biết đến tính mạng của người sử dụng chỉ vì
lợi nhuận, đã cha - thuốc sâu, phân đạm urê vào rượu tăng nồng độ rượu
(alcol), đùng đa trâu, nhựa đường nấu làm cao hổ cốt, cao khỉ toàn tính,
dùng phẩm hồng hòa nước máy giả làm thuốc bổ B,, Đầu năm 1997,
gia đình ông Hoàng Văn Sự ở ấp 12 xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh - Bình
Phước đã là nạn nhân thương tâm của nạn thuốc giả Bà Thanh ở cùng ấp
L2, xã Lộc Tấn qua thị xã Quảng Ngãi thấy hiệu thuốc Tấn Phát quảng
cáo thuốc bổ, vào mua hai thang định ngâm rượu bồi dưỡng khi cần Ông
Sự qua hàng xóm nài nỉ bà Thanh để lại một thang Ngày 3/3/1997, bàGái (vợ ông Sự) đi làm vườn về mệt, trước khi đi ngủ có uống một chén
"rượu thuốc bở" mà ông Sự ngâm cho đỡ đau gân cốt Sáng ra mọi người
đã thấy bà Gái chết Mọi người cho là bà Gái bị trúng gió Sáng 5/3/1997,
họ hàng, xóm, ấp xúm lại chuẩn bị đưa bà ra đồng Gia đình dọn haimâm cơm cho 13 người ăn trước Ông Sự rót rượu mời mọi người Chưa
ăn cơm xong, 4 người trúng độc chết tại chỗ, còn 9 người khác bị cấp cứu
trong tình trạng nguy kịch.
Còn một số nạn nhân khác ở Quảng Ngãi dùng loại thuốc bắc dởm
này đã thiệt mạng như trong gia đình ông Sự
- Về tình hình tái phạm của các loại tội này qua số liệu thống kê ởBảng 8 cho thấy: Hầu như năm nào cũng có tái phạm hoặc tái phạm nguyhiểm song tỷ lệ là nhỏ (trung bình hàng năm 2,27%)
- Về thủ đoạn phạm tội đáng chú ý là: Kẻ phạm tội sản xuất hànghóa gia rồi móc nối với doanh nghiệp Nhà nước ký kết hợp đồng, trao
Trang 24đổi, mua bán, mượn danh Nhà nước để tiêu thụ hàng giả, đánh lừa ngườitiêu dùng, lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc thời điểm sốt giá, sốt hàng
để sản xuất tiêu thụ hàng giả; thông đồng móc ngoặc với cán bộ kỹ thuật
hoặc nhân viên nhà nước tuồn bí mật pha chế, nhãn hiệu, mẫu mã hàng
hóa nhà nước để sản xuất hàng giả rồi dán tem thật vào để đánh lừa người tiêu dùng, trộn hàng rẻ tién vào hàng tốt hơn và đóng gói thành loại dat
tiền để trục lợi (như trộn xi măng Trung Quốc với bột xây dựng đóng góithành xi măng Hà Tiên, cho bột ngọt Song Hy, Miwoon vào bao bì
Ajinomoto, A one ; đóng bia hơi vào bia chai Hà Nội.v.v )
Kẻ phạm tội cũng chọn các mặt hàng để sản xuất cho phù hợp thời
điểm và nhu cầu của người tiêu dùng Như vật liệu xây đựng giả (ximang, sắt, sơn ) vào mùa xây đựng; thực phẩm giả vào Tết, lễ rượu,bia, nước giải khát giả vào mùa hè Các mặt hàng giả về điện tử , điệnlạnh và tin học xuất hiện ngày càng nhiều
Một đặc điểm nữa của thủ đoạn phạm các tội về hàng giả là kẻphạm tội thường sản xuất nhỏ lẻ, phân tán hoặc lợi dụng nơi hẻo lánh,vận chuyển hàng giả vào ban đêm đến những nơi xa để tiêu thụ Và vìvậy, việc kiểm tra của các ngành chức năng chống hàng giả trên thịtrường gặp rất nhiều trở ngại
Với những thủ đoạn tính vi và đa đạng như vậy, kẻ phạm tội làm
hàng giả và buôn bán hàng giả có nhiều khả năng thực hiện các hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình mà không lo bị phát giác và trừng trịnghiêm khắc (Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn thủ đoạn phạm các tội này
trong chương tiếp theo của luận án)
- Động cơ, mục đích của các tội làm hàng giả và buôn bán hàng giả
là nhằm trục lợi, làm giàu một cách bất chính và nhanh chóng
Trang 25Tóm lại: Tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả (có số liệuthống kê chung cho tội phạm quy định tại Điều 167 Bộ luật hình sự) làmột trong những tội phạm kinh tế có số vụ án xét xử và số bị cáo hàngnăm chiếm tỷ lệ lớn so với các tội còn lại của Chương VỊI Bộ luật hình
sự Điều đó cho thấy, thực trạng và tính chất của loại tội phạm kinh tế
này đang ở mức nguy hiểm đáng kể, cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của Nhà nước và xã hội nhằm đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi đời sống kinh tế,
xã hội Tội phạm về hàng gia trong số vu hang năm xử lý về hình sự có
giảm song các vụ vi phạm trên thực tế không ngừng tăng và nó có thể nói
lên một trong những bức xúc của xã hội về tệ nạn này là: Việc xử lý,
trừng trị các hành vi sản xuất và làm hàng giả với tính chất là tội phạm
kinh tế, trong thực tế là còn nhẹ, bỏ lọt nhiều tội phạm, nhiều vi phạmnghiêm trọng chỉ bị xử lý bằng hành chính hoặc các biện pháp phi hìnhsự; nếu bị truy tố, xét xử thì nhiều trường hợp hình phạt không thỏa đáng,còn cho hưởng án treo và dưới mức khởi điểm khung hình phạt nhiều(Bảng 9)
Bang 9: Tình hình phân tích số bị cáo đã xử theo quyết định
Trang 261.2 NGUYÊN NHÂN, DIEU KIỆN PHAM TOI LAM HÀNG GIA, TOI BUON BAN HANG GIA
Tội phạm là hiện tượng xã hội, va nói nguyên nhân va điều kiệnphạm tội cũng là nói nguyên nhân và điều kiện của cả hiện tượng xã hội
Thừa nhận sự liên hệ giữa tội phạm với các quá trình và hiện tượng xã hội
khác là thừa nhận sự cần thiết phải xuất phát từ từng quá trình xã hội cụthể mà đánh giá nguyên nhân và biến động của tội phạm Từ đó đấu tranhvói tội phạm sẽ nghiễm nhiên là một bộ phận của quá trình quản lý xãhội và điều chỉnh các quan hệ xã hội Xuất phát từ những nhận thức trên,chúng tôi cho rằng, tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả có một sốnhững nguyên nhân và điều kiện phạm tội sau:
1.2.1 Nguyên nhân kinh té và xã hội
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, các chức năng
của nền kinh tế được thực hiện chủ yếu qua quá trình kế hoạch hóa củaNhà nước Tính bao cấp của Nhà nước đối với sản xuất còn nặng nề.Không chỉ tư liệu sản xuất, vật tư kỹ thuật - những cái không được coi làhàng hóa để lưu thông trên thị trường mà ngay cả rất nhiều loại hàng hóa
là nhu yếu phẩm, hàng tiêu đùng cần thiết cũng không được bán trên thị
trường tự do Sự khan hiếm hàng hóa, hậu quả của chiến tranh khốc liệt
và cũng là của nền sản xuất lạc hậu, yếu kém đã dẫn tới tình trạng đờisống nhân dân rất khó khăn Hàng hóa quản lý theo kiểu tập trung đượcphân phối theo định lượng, tem phiếu, cầu "luôn luôn vượt cung” mất cânđối nghiêm trọng Lợi dụng tình hình khan hiếm để trục lợi bất chính,nhiều người đã có hành vi phạm tội làm hàng giả và tội buôn bán hànggia Trong thời ky này, các mặt hàng gia chủ yếu là hàng tiêu đùng, thựcphẩm, thuốc men, những hàng hóa mà hàng ngày người dân rất cần đếnnhưng không thể mua được "trong nhà nước" vì không có tiêu chuẩn
phân phối hoặc có chăng thì được định lượng rat ít ôi Nhóm tội phạm
Trang 27xâm phạm trật tự quan lý thị trường xảy ra trong lĩnh vực phân phối lưu
thông phổ biến hơn và chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số các tội
phạm kinh tế Tệ hàng giả trong đó cũng là một hiện tượng tội phạmđáng lưu ý, được đánh giá là một trong bốn hình thức phá rối thị trườnggây tác hại nhiều nhất cho sản xuất và đời sống phải bị xử lý nghiêmkhắc trong thời kỳ này.
Từ Đại hội Đẳng lần thứ IV (1986) Đảng và Nhà nước ta đã tiếnhành đường lối đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nói tới kinh tế thị trường là nói tới một nền kinh tế mở, ở đó tồn tạimối quan hệ kinh tế đa phương, đa chiều với sự tham gia của nhiều loại
chủ thể sản xuất, kinh doanh từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau Do sản xuất phát triển, tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, có nhiềuhàng hóa và dịch vụ cho đời sống nhân dân hơn trước, làm thỏa mãn nhu
cầu ngày càng cao của con ngudi Mặc dù vậy, kinh tế thị trường cónhững hạn chế mà bản thân nó không thể khắc phục được Lực lượng sản
xuất phát triển tới một mức độ nào đó cùng với sự cạnh tranh tự đo sẽ dẫn
tới khủng hoảng thừa Hàng hóa sản xuất ra quá nhiều, cung vượt cầu sẽ `dẫn tới tình trạng thất nghiệp và nhiều tệ nạn xã hội khác, trong đó có tội
phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng
Trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện nay, hàng hóa rất dồi
dào, chất lượng ngày càng cao, và vì vậy những cuộc cạnh tranh bánhàng cũng trở nên khốc liệt hơn Lợi dụng uy tín, chất lượng của các mặthàng đang được ưa chuộng trên thị trường, không ít cơ sở sản xuất tư
doanh đã bắt chước kiểu dáng, mẫu mã, hoặc sử dụng mẫu mã thật nhưng
“ruột” là hàng giả.nhằm đánh lận con đen kiếm lợi bất chính Kinh tế thi
°? Xem: Vũ Thiện Kim: Tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng gid, hình doanh trái phép, Nxb.
Pháp ly, Ha Nội, 1983.
Trang 28trường tạo điều kiện cho hàng hóa phát triển, đồng thời cũng làm tăngkhả năng bị làm gian, làm giả các loại hàng Với những thủ đoạn tinh vi
và sự trợ giúp của các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại thời mởcửa, nạn hàng giả đang còn tiếp tục hoành hành, trở thành tội phạm kinh
tế gây nhiều hậu quả cho xã hội và con người
Mặt khác, có thể nói, hiện nay, ngày càng có nhiều người tiêu
dùng có tâm lý, thị hiếu sính hàng ngoại, bên cạnh tâm lý thích hàng rẻ
đẹp của hầu hết những người tiêu dùng khác Lợi dụng điều này, bọn tộiphạm sản xuất, buôn bán hàng giả chú ý thời điểm khan hiếm các loại
hàng này trên thị trường mà tung hàng giả ra bán
Trong điều kiện kinh tế thị trường hết sức sôi động, phức tạp và hậuquả của nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu vẫn tồn tại, thì chủ nghĩa cá nhân
hep hoi va vu lợi, ham làm giàu bất chinh một cách nhanh chóng cũng là
nguyên nhân thúc đẩy kẻ phạm tội làm hàng giả và kinh doanh hàng giả.Trong khi người này nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng hàng hóa thì kẻham lợi "xông ra" ra để cướp thành quả lao động của họ bằng cách làmgia hoặc "nhái" hàng hóa đã được dang ký, có uy tín cao nhằm đánh lừa
người tiêu dùng, làm ô danh người sản xuất trung thực, khiến họ lao đao
nhiều khi thua lễ phải chuyển sang ngành khác
Bởi vậy, trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hiệnnay, tội phạm làm hàng giả và buôn bán hàng giả vẫn đang có nguy cơtiếp tục tồn tại và phát triển
1.2.2 Do công tác quản lý thị trường, sản xuât kinh doanh con long léo, yếu kém
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, nhiều thành phần kinh
tế cùng tham gia sản xuất và kinh doanh Môi trường hoạt động rất rộng,các ngành sản xuất, kinh doanh và phục vụ là vô cùng phong phú Việc
Trang 29quan lý san xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hóa trên thị trường rấtphúc tạp, khó khăn Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế chính sách
và các biện pháp quản lý mới, không giống như thời kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp Tạo môi trường thực tế cũng như môi trường pháp lýthuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất, lưuthông hàng hóa, nhưng đồng thời phải có cách hạn chế, ngăn chặn nhữnglệch lạc, vi phạm pháp luật trong quá trình đó của các chủ thể tham gia.Thực tế những năm vừa qua cho thấy, chính sách, cơ chế, biện phápquản lý của Nhà nước cũng như của các ngành, các cấp là có đề ra Songhiệu quả của việc quản lý chưa cao như yêu cầu đặt ra là do: Nội dungmột số chính sách quản lý chưa phù hợp, kém tính thực thi Việc thực
hiện cụ thể công tác quản lý còn chưa tốt do ý thức trách nhiệm của
người tham gia công tác này, do trình dộ quản lý còn yêu, do kinh phíhạn hepj dẫn tới buông lỏng quản lý; kiểm tra, kiểm soát theo tính hình
thúc, bỏ lọt vi phạm, tội phạm-trong lĩnh vực làm hàng giả, buôn bán
hàng giả Không thiếu những trường hợp do tham những và hối lộ mà
"làm ngơ” trước hành vi phạm tội Kinh nghiệm cho thấy ở những nơi,những lúc mà công tác quản lý thị trường cũng như sản xuất, kinh doanh
được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, đúng pháp luật, thì nạn hàng gia
kém phát triển hơn
Bởi vậy, công tác quản lý trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông hànghóa còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ là nguyên nhân, điều kiện của các tộiphạm này
1.2.3 Do vi phạm các quy định về sản xuất, kinh
doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường
Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật quy định về sản
xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm tạo ra sự ổn
26
Trang 30định và phát triển của nền kinh tế thị trường lành mạnh Việc không tuân
thủ các quy định này đã là một trong nhiều nguyên nhân làm rối loạn thịtrường, trật tự quản lý kinh tế, làm kế hở cho các hành vi phạm tội lam
hàng giả, buôn bán hàng giả phát triển.
Các luật (Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Luật thươngmại ), các nghị định của Chính phủ, thông tư liên bộ (về quản lý nhãnhiệu hàng hóa, chất lượng hàng hóa, đăng ký giá, về thanh tra, kiểm trađối với các doanh nghiệp ) là những quy định pháp luật mà các nhà san
xuất, kinh doanh cần nắm vững và chấp hành Việc không hiểu biết, hoặc
chưa nắm vững, cũng như cố tình không tuân thủ từ phía các nhà sảnxuất, kinh doanh và việc áp dụng còn thiếu thống nhất, đồng bộ, chặt chếcác quy định pháp luật về vấn đề này từ phía những người có trách nhiệmthực thi đã tạo ra những "khoảng trống” vô hình, tiếp tay cho việc phạm
tội sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng
Sản xuất không dăng ký kinh doanh, chất lượng, mẫu mã, hình thứctheo đúng quy định pháp luật nên hàng thật dễ bị lợi dụng uy tín để làmgiả; buôn bán không đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh trái phép cácmặt hàng không được đăng ký chất lượng, mẫu mã Hàng không đúng
quy cách phẩm chất, hàng nhập lậu nên không thể quản lý, giám sát,
kiểm tra được khiến hàng giả, hàng thật dễ bị trà trộn Cùng với những vi
phạm đó là các hành vi trốn thuế, lưu hành sản phẩm kém phẩm chất
góp phần tạo cho hành vi phạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả cónguy cơ phát triển
1.2.4 Do công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp
luật trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả
Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho quần chúng nhândân là hết sức cần thiết Để sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
27
Trang 31luật, trước hết mọi người phải biết, phải hiểu và chấp hành đúng các quy
định của pháp luật Công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật tronglĩnh vực này còn kém hiệu quả, thể hiện ở việc công dân không biết một
cách đầy đủ, sâu sắc về chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh hàng hóa và chống hàng giả, về quyền lợi của ngườitiêu dùng cũng như nghĩa vụ của mình trong việc đấu tranh chống hàng
gia Nhiều hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng gia nay sinh từ
"lòng tham” lợi bất chính, hon là từ ý thức chông đối nền kinh tế của đấtnước; nhiều hành vi phạm tội không được phát hiện, tố giác do ý thức
"tưởng là không vi phạm pháp luật" của nhiều người Rõ ràng, công tácphổ biến, tuyên truyền pháp luật về đấu tranh chống hàng giả chưa sâu
rộng.
Qua thực trạng tội phạm làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả màchúng ta đã đề cập đến ở trên cho thấy mức độ còn nghiêm trọng của cácloại tội này Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc không nắm vững
cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước về chống hàng giả, thiếu
thông tin cần thiết về chất lượng hàng hóa, tình hình sản xuất, buôn bán
hàng giả, về hướng dẫn tiêu dùng, về kết quả đấu tranh chống tệ sản xuất
và buôn bán hàng giả Ngoài ra, phạm vi hoạt động của Hội tiêu đùngcòn bị hạn chế, chủ yếu mới tập trung ở các thành phố lớn Người tiêudùng chưa có thói quen sử dụng luật pháp như là công cụ hữu hiệu để đòihỏi quyền lợi của mình khi mua nhầm phải hàng kém chất lượng, hànggiả Thói quen thương mại kém văn minh và hiểu biết pháp luật chẳngnhững gây thiệt hại cho người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng xấu cho mộtnền kinh tế thị trường lành mạnh, không có hàng gian, hàng giả
1.2.5.Do hạn chế của công tác khám phá, điều tra,
xử lý tội phạm
Việc khám phá, điều tra, xử lý các vụ làm hàng giả và buôn bánhàng giả trong thời gian qua còn nhiều hạn chế là một trong những
Trang 32nguyên nhân, điều kiện khiến các tội phạm này vẫn tồn tại và đang cóchiều hướng gia tăng.
Hiện nay, người tiêu đùng có thể đễ đàng nhìn thấy nhiều mặt hàng khả nghi là hàng gian, hang giả trên thị trường Vấn dé khám phá, kiểm
tra để xử lý tuy vậy chưa được đuy trì thường xuyên Nhiều nơi, nhiều lúc
còn buông lỏng công tác này làm tệ hàng giả ngày càng hoành hành.
Tính đến tháng 4 năm 1998, lực lượng Quản lý thị trường đã pháthiện và xử lý 1757 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, lực lượng Cảnh sátkinh tế phát hiện trong năm 1997 và quý 1/1998 là 815 vụ, nhưng chỉkhởi tố 53 vụt” Theo số liệu mới nhất của Tòa án nhân dân tối cao, mấytháng đầu năm 1998, số vụ thụ lý 37 vụ, số vụ xét xử 28 vụ, một con sốnhỏ nhoi so với những con số đã nêu ở trên
Việc không khám phá kịp thời cũng như triệt tận gốc :nơi sản xuấthàng giả để chống lại các tội phạm này khiến nạn hàng giả vẫn nghiêmtrọng Có thể nói, các lực lượng chuyên trách trong thời gian qua pháthiện khá nhiều vụ việc song việc xử lý còn nhẹ so với tính chất vi phạm.Việc xử phạt hành chính, tịch thu hàng hóa và xử lý không tuân theo quyđịnh của Nhà nước; thay vì phải đưa ra truy tố trước pháp luật thì kẻphạm tội chỉ phải nộp một số tiền phạt; hoặc khi đưa ra xét xử, mức hìnhphạt chưa thỏa đáng với hành vi phạm tội; hoặc bỏ lọt kẻ phạm tội Tất
cả nói lên sự hạn chế còn tồn tại cần khắc phục trong công tác khám phá,điều tra, xử lý về các tội phạm này Mặt khác, cần khẳng định lại rằngluật pháp quy định về tội phạm và hình phạt đối với hành vi sản xuất vàbuôn bán hàng giả cần được hoàn thiện thêm nữa để tạo môi trường pháp
lý thuận lợi và phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khám phá,điều tra, xử lý các tội phạm này
° Xem: Báo cáo vé công tác chống sản xuất va buôn bán hàng giả ngày 24/4/1998 của
Bộ Thương mại.
29
Trang 331.3 DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHẠM TỘI LÀM HÀNG GIẢ, TỘI BUON BAN HÀNG GIA TRONG THỜI GIAN TỚI Ở VIỆT NAM
Dự báo xu hướng tội phạm thực chất là dự báo các ảnh hưởng có tácđộng thực tế đến tình trạng và cơ cấu của tội phạm trong tương lai, thôngqua các nguyên nhân và điều kiện tồn tại của nó Dự báo tình hình tộiphạm trong tương lai là cơ sở của việc xây dựng các chương trình và kế
` ` at 1 Z ` af ˆ 1
hoạch phòng ngừa tội phạm trong cả nước hay từng khu vực nhất định! ủ
Theo đánh giá của các nhà tội phạm học, các nhà chuyên môn cũng
như của các cơ quan chức năng liên quan đến vấn dé đâu tranh phòng
chống tội làm hàng giả và tội buôn bán hàng giả, trong thời gian tới ỞViệt Nam do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường thì tình hình của cáctội phạm này vẫn tồn tại ở mức nghiêm trọng
Trên cơ sở phân tích đã nêu về thực trạng tình hình, nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội, có thể dự báo trong thời gian tới, tội làm hàng giả và
buôn bán hàng giả các mặt hàng tiêu dùng có thể giảm vì việc sản xuất các mặt hàng này trong nước được đẩy mạnh, chất lượng cao (may mặc,
thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, đồ dùng gia dụng ) nhưng tội làmhàng giả và buôn bán hàng giả các mặt hàng cao cấp có thể vẫn tăng donhu cầu cũng như tâm lý của người tiêu dùng, đặc biệt là hàng ngoại giảhoặc hàng nhập lậu giả từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam (điện tử,
tin học, phụ tùng cao cấp )
Về đối tượng phạm tội vẫn là các công ty, doanh nghiệp, các cơ sởkinh tế, các cơ sở đào tạo, phòng thí nghiệm, cán bộ kỹ thuật tư nhânnhưng không loại trừ khả năng các đối tượng là cá nhân, tổ chức nước
f Xem; Tội phạm học, Luật hình sự va Luật tổ tụng hành sự Việt Nam - Viện Nghiên
cứu Nhà nước va pháp luật Nxò Chính trị quốc gia H 1995
30
Trang 34ngoài tham gia vào quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng giả ở Việt Nam
nhiều hơn trước
Về hàng gia, đối tượng tội phạm trong thời gian tới sẽ thiên về giả
nhãn hiệu hơn là giả về bản chất, nội dung hàng hóa, vì việc giả về bản
chất khó được người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ (Hiện nay trên thế
giới, hàng gia cũng chủ yếu giả về nhãn hiệu vi chất lượng cao, giá rẻ thì
vẫn được người tiêu dùng chấp nhận )
Về thủ đoạn phạm tội sẽ tinh vi, và da dang hơn, với su trợ giúp của
kỹ thuật, công nghệ hiện đại như thiết bị máy móc, vi tinh
Về địa bàn hoạt động, việc phạm tội làm hàng giả vẫn tập trung ởcác thành phố lón, các khu công nghiệp, các thị trường lớn (thành phố Hồ
Chf Minh, Ha Nội, Đà Năng `) còn những hàng giả về tiêu dùng như
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu vẫn tiêu thụ mạnh tại các vùng miền núi và nõng thôn
Có thể nói, nếu những biện pháp về đấu tranh phòng chống tội phạmnày trong đó có biện pháp pháp luật được củng cố và tang cường mạnh
hơn nữa thì trong thời gian tói sẽ giảm đi một cách đáng kể số vụ viphạm về sản xuất và kinh doanh hàng giả: Trong khi đó cũng cần nhấnmạnh rằng tính chất nguy hiểm cùng với mức độ, thủ đoạn phạm tội sẽ
ngày càng phức tap và tinh vi hơn khiến việc phát hiện và xử lý tội phạm
về hàng giả chưa thể nói là sẽ dơn giản và nhẹ nhàng hơn trước Vì vậy,
những dự báo có tính tham khảo như trên khiến tất cả chúng ta suy nghĩ
về việc cẩn tiếp tục có những biện pháp dứt khoát và hiệu quả hơn nữa
nhắm phòng chống loại tội phạm kinh tế này.
Trang 35CHUONG 2
CÁC QUY ĐỊNH PHAP LUẬT HiNH SỰ VE TOI LAM
HANG GIA, TOI BUON BAN HÀNG GIA VA THỰC TIEN
HUONG DAN, AP DUNG CAC QUY DINH NAY
2.1 CÁC QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE TOI LAM HANG
GIA, TOI BUON BAN HANG GIA TRƯỚC KHI CÓ BỘ LUẬT HÌNH SU
* Khái niệm chung về hàng giả và tội lam hàng gid, tội buôn bánhàng giả trước khi có BLHS
Hàng giả xuất hiện cùng với sự ra đời của việc buôn bán các sản
F4
phẩm đã được đóng gói! `.
Từ ngàn xưa, con người đã biết "chuộng" cái đẹp, cái tốt Nên nhiềukhi vì mục đích đơn giản là muốn mô phỏng, bắt chước những đồ vật, néttiết hoa trang trí của đồ vật có giá trị mà họ đã "day công” làm gia những
"cái thật" Ban đầu chỉ là những đồ vật thông thường như bình cổ, vò
rượu nhưng theo thời gian hàng giả còn là những nông sản quý hiếm,
hay các đồ trang sức, các tác phẩm nghệ thuật Phải chăng, đó là những
"manh nha” của việc làm và buôn bán hàng giả trong xã hội loài người
nói chung
Ở nước ta, từ xa xưa trong Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ XV đã dé cập
đến vấn đề hàng giả và tội làm hàng giả cũng như buôn bán hàng gia”.Trong Điều 522 và 523 của Quốc triều hình luật quy định tội đúc trộm
fŒ) Xem: Tham luận của ông Philippe Baudry, Tham tán thương mại của Đại sử quán
Pháp tat Việt Nam trong Hội thao Việt Pháp "Những thách thức va cơ hội bình tế trong
đấu tranh chông hàng giả vé nông sản thực phẩm tại Việt Nam" ngày 2122/7/1998
-Hà Nội.
® Xem: Quốc triều hình luật, Viện sử học Việt Nam, Nxb Pháp ly, Hà Nội, 1991, tr.
187.
32
Trang 36tiền đồng, không kể thủ phạm hay tòng phạm đều xử tội chém; tội làm
vàng bac giả và những đồ dùng bằng vàng bạc giả để đem bán thì xử tội
đồ; những vật ấy phải xung công
Tuy không có khái niệm khái quát về "hàng gid" song qua các điều
luật đã nêu cho thấy hàng giả trong các điều luật này thường là nhữnghàng làm giả các đồ vật có giá trị như vàng, bạc, tiền hay giấy tờ ấn chỉ
của nhà vua v.v
Như vây, việc làm hàng giả và buôn bán hàng giả từ lâu đã bị coi là
có tội và bị xử phạt nghiêm khắc Rõ ràng, những "gid tri" bị coi là giathể hiện sự gian dối ghê gớm không dùng lại ở đồ vật, hàng hóa mà bị coi
là sự giả trá giữa con người với con người Nó phải được xem là tội phạm
và bị trừng trị vì tác hại của nó là một thực tế không tránh khỏi
Vấn đề hàng giả trước khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự cũng đượcđặt ra trong một số văn bản pháp quy thời kỳ này nhưng thiếu cụ thể và
rõ ràng, không có hệ thông Hàng giả được hiểu là sản phẩm, hàng hóa
có những đặc tính sau:
- Có công dụng thực tế không đúng với giá tri sử dụng theo tên gọi
của nó, được làm từ nguyên liệu không đảm bảo giá trị sử dụng cần thiết,không đảm bảo tính năng kỹ thuật tối thiểu có thể chấp nhận được nhưmật ong làm bằng mật đường, thuốc kháng sinh làm bằng một thử bột
nào đó
- Có nhãn hiệu của cơ sở sản xuất hợp pháp cho sản phẩm cùng loại
mà không được chủ nhãn đồng ý, để lợi đụng sự tín nhiệm của kháchhàng đối với các sản phẩm này hoặc nhãn hiệu giả tạo
Tóm lại đó là những sản phẩm hàng hóa mà nếu phân loại ra nó cóthể là hàng giả về mặt hình thức (giả nhãn hiệu, tạo dáng bên ngoài )hoặc về nội dung (công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự
nhiên, tên gọi của nó ) hoặc là hàng giả cả về nội dung và hình thức
33
Trang 37Khái niệm hàng giả và việc phân loại hàng giả có tính chất truyền thống như trên là dựa vào tinh thần của các quy định của Nhà nước về vấn đề này, đặc biệt là Pháp lệnh ngày 30/6/1982 về trừng trị các tội đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh trái phép của Hội đồng Nhà
nước
* Các quy định pháp luật về tội làm hàng gid và tội buôn bánhang giả trưóc khi có BLHS
Từ xa xưa, trong luật hình triều Lê của nước ta (1428-1788) đã quy
định riêng các tội gian dối và hình phạt đối với các tội này trong quyển V
của Quốc triều hình luật (Chương trá ngụy gồm 38 điều)”” Trong đó có
những điều nói về tội làm giả ấn của vua chúa, giả môn phù (tương tựnhư thẻ ra vào cửa), giả tờ chế (chỉ dụ của vua) bịa đặt hay dối trá nóichung đều bị xử rất nghiêm; Đáng lưu ý là tội đúc trộm tiền đồng, không
kể thủ phạm hay tòng phạm đều xử tội chém (Điều 522); Tội làm vàng
bạc giả và những đồ dùng bằng vàng bạc giả để đem bán thì xử tội đồ;
Những vật ấy phải xung công (Điều 523) Mặc đù không quy định
chung về hàng gia và hình phạt đối với hàng vi làm ra và buôn bán hànggia, song trong Quốc triều hình luật đã có quy định cụ thể về việc làm giảtiền (đúc trộm tiền đồng) hay làm vàng bạc giả, đồ dùng bằng vàng bạcgiả là những đối tượng hàng hóa bị làm giả đặc biệt quan trọng và cớ giá
trị (nay với tính chất đặc biệt của các loại đối tượng này đã có quy định
riêng về tội phạm làm giả tiền, ngân phiếu, tem phiếu v.v mà không quy
định cùng với các hành vi làm giả hàng hóa khác)
Qua đó có thể thấy hành vi làm giả, buôn bán hàng giả từ lâu đã bịcoi là tội phạm và phải bị trừng trị nghiêm khắc
Sau Cách mạng Tháng Tám và cho tới trước khi pháp điển hóa Bộluât hình sự của nước ta, Nhà nước cũng ban hành một số văn ban pháp
€2) Xem; Quốc triều hành luật, Viện sử học Việt Nam, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1991, tr.
187.
34
Trang 38luật về các tội làm và buôn bán hàng giả như Sắc luật 01-SLt ngày
19/4/1957 hoặc Sắc luật 03-SL/76 ngày 15/3/1976 Sắc luật 03-SL/76
ngày 15/3/1976 do Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòamiền Nam Việt Nam ban hành sau khi miền Nam được hoàn toàn giảiphóng và đến năm 1978 thì được áp dụng trong cả nước Do giai cấp tưsản miền Nam đã bị lệ thuộc nặng vào nước ngoài, một bộ phận đã trở
thành tư sản mại bản, kinh tế tư bản chủ nghĩa bước đầu phát triển, cho
nên các hình thức phá rối thị trường cũng quyết liệt hơn Tại Điều 6 củaSắc luật về các tội phạm kinh tế đã nêu nhiều hình thức phạm tội phổbiến ở thị trường miền Nam, mà hiện này vẫn còn tồn tại như đầu cơ,buôn bán hàng cấm làm hàng giả với mức hình phạt rất nghiêm khắc (cóthể phạt đên tử hình, phạt cả tiền và tịch thu tài sản) Mức hình phạt này,
về cơ bản vẫn còn thích hợp với hiện nay
Tuy nhiên, nội dung quy định của từng tội trong đó có tội "sản xuấthàng giả và cố y lừa gạt người tiêu thu" còn quá đơn giản; mức hình phattuy có nghiêm nhưng chưa thể hiện được sự phân hóa cần thiết nên vậndụng Sắc luật 03-SL/76 dé dẫn đến tùy tiện, xử phạt không thống nhất
giữa các địa phương Rõ ràng là văn bản pháp luật được ban hành trong
những giai đoạn lịch sử đã qua nếu không có sự hoàn thiện kip thỡi, phùhợp sẽ không thể phát huy được tác dụng trừng trị và giáo đục phòng
ngừa tội phạm trong các giai đoạn sau này Việc tiếp tục hoàn thiện quy
định pháp luật về các tội phạm là điều cần thiết và chính vì vậy, các vănbản pháp luật mới đã được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranhphòng chống tội phạm trong những điều kiện có thay đổi về mặt kinh tế,chink ti, xã hội, |
Nghiên cứu về tội phạm làm hàng giả và buôn bán hàng giả trongđiều kiện hiện nay ở nước ta, quy định pháp luật về dấu hiệu cấu thànhtội phạm cũng như đường lối xử lý tội phạm, không thể không tham khảocác quy định trước đây của Nhà nước ta về vấn đề này; đồng thời với đặcđiểm lịch sử của đất nước ta trong thời kỳ chưa thống nhất Bắc - Nam,
a5
Trang 39việc tham khảo các ý kiến pháp luật về vấn đề này của Bộ hình luật Sài Gon 1972 thiết nghĩ cũng là điều nên làm.
Trong chương thứ V của Bộ hình luật Sai Gòn 1972 quy- định kháchi tiết về tội phạm "la đối khách hàng và biến đổi hàng hóa" (từ Điều
444 đến Điều 448)'', Hành vi lừa dối khách hàng, biến đổi hàng hóa ở
đây được hiểu là hành vi lừa dối khách hàng hoặc về bản chất, phẩm chất
chính yếu hay thành phần chất kết hợp hay thành phần nguyên tố hữu ích của mọi thứ hàng hóa; hoặc về số lượng hàng hóa đem giao bằng cách
giao hàng hóa khác thứ đã giao ước (Điều 444)
Đặc biệt, Điều 445 nói về thủ đoạn "ding mưu gian làm sai lạc sự
phán chất hay hòa hợp, hoặc để thay đổi gian trá thành phần của hàng
hóa"; tại các điều 446 và 447 quy định hành vi phạm tội “trưng bày, banthực phẩm, dược chất, thức uống và nông sản hay sản vật thiên nhiên domình "biến cdi" hoặc minh biết là đã bị "biến cai, hu hỏng hay có chất
độc” cho người tiêu dung
Với một loạt các quy định như trên, Bộ hình luật Sài Gòn 1972 đãngăn chan và trừng tri các hành vi gian dối đối với người tiêu dùng (bán,làm ra sản phẩm không chất lượng, không đúng thành phần quy định, hưhỏng v.v gây thiệt hại về vật chất và sức khỏe của khách hang
Tuy nhiên, với những quy định khá cụ thể về một số hành vi phạmtội như trên thì tất nhiên sẽ dẫn đến việc bỏ sót nhiều hành vi gian dốikhác trong lĩnh vực này và thiếu tính khái quát cần có đối với hành vịphạm tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả nói chung chứ không chỉ gọi
là "biến đối hàng hóa" như trên được
Sau 7 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trước thực trạngkinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, bọn gian thương đầu cơ,buôn lậu, làm hàng gia, kinh doanh trái phép hoạt động gây rối loạn thi
ỦÌ Yom: Bộ hình luật - Sai Gòn, 1973, tr 156-158
36
Trang 40trường, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch nhà nước và đời sống của nhândân Vi vậy, việc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trên thịtrường trở thành một yêu cầu cấp bách nhằm thiết lập một trật tự mới trên
mặt trận lưu thông phân phối, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định thị
trường, bảo đảm đời sống cho người lao động! `.
Pháp lệnh ngày 30/6/1982 cua Hội đồng Nhà nước trừng trị các tộidau cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kính doanh trái phép đã được ban hành
để đáp ứng yêu cầu trên
Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta trước khi có Bộluật hình sự quy định rõ về xử lý các tội phạm kinh tế trong đó có tội làmhàng giả và buôn bán hàng giả
Điều 5 Pháp lệnh quy định việc trừng trị “hành vi lam hàng giả hoặcbuôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính"
Nhằm làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, chúng ta sẽ phân tíchcác yếu tố khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan củađc tội
này
Khách thể của tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là cácquan hệ xã hội liên quan tới chính sách quản lý thị trường, ổn định vậtgiá, đẩy mạnh sản xuất, lợi ích của người tiêu dùng Các hành vi phạmtội làm hàng giả và buôn bán hàng giả là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội tác động tới các quan hệ xã hội này nhằm gây thiệt hại cho nềnsản xuất kinh tế nói chung, chính sách quản lý thị trường và quyền lợicủa người tiêu dùng nói riêng
Hàng giả là đối tượng tội phạm của tội làm hàng giả và buôn bánhàng giả gồm những trường hợp sau”:
boo = oe š ia a F ` ` c3 - ee oon
: 7 Xem: Vũ Thién Kim - "Tội đầu cơ, buôn lậu, lam hàng gia, kính doanh trai phép”,
Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1983.
37