Theo đó “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi, biểu tượng, quy định hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà 1 được sử dụng bởi một người hoặc 2 được một người có ý đ
Trang 1ĐỖ NGỌC THANH
BAO HỘ NHAN HIEU HÀNG HOÁ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI
VIỆT NAM - HOA KỲ.
Chuyên ngành: Luật Quốc tế và So sánh
IRUING ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘIPHÒNG ĐỌC fk IO LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Dinh Van Thanh 2 Prof Hans Henrik Lidgard
Ha Noi, 2004
Trang 2Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Tài chính công Học viện Tài chính: Bộ môn Luật; Khoa sau đại học - Trường Đại học Luật Hà Nội:
-khoa Luật - Trường Đại hoc Lund (Thụy Điển) và các Thầy, Cô giáo đã tạo điều
kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu theo chương trìnhsau đại học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy giáo - Người hướngdan Khoa học: Tiến sĩ Dinh Văn Thanh va Prof Hans Henrik Lidgard đã tận tinhhướng dan tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận van
Xin chân thành cảm ơn ban bè, đồng nghiệp và những người than đã giúp đỡ
và đóng góp nhiingykién quý báu để tôi hoàn thiện bản luận văn này
Đồ Ngọc Thanh
Trang 3MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC VIẾT TÁT
Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ về quan hệ thương mại
Sở hữu trí tuệ
Sở hữu công nghiệp
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công
của Chính phủ quy định chi tiết về sở
hữu công nghiệp được sửa đôi, bổ sung
theo Nghị định số 06/CP (1/2/2001)
Nhãn hiệu hàng hoá
Hiệp định
SHTT SHCNTRIPs
Công ước Paris
Bộ luật Dân sự
Bộ luật Tố tụng Dân sự
Nghị định 63/CP
NHHH
Trang 4PS LTTfE na seas tte She vest Ao ig Sw peg EN aC PC H
Phim THẾ Hết cao ce cee «ác sả cenenetemneniBtliitifdưdngisgopngEfgPrggg01100100001019807051010Gã0100cigbtsregufxrvffisrgexit HI Chương 1 Khái quát chung về bảo hộ NHHH ¿- 2 222 + 2252222 £2xcv£EeEzrsservres l I.I1 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa và bảo hộ NHHH 555-5522 S2x c2 c+s<s2 |
EO OO l 1.1.2 Các yếu tố cấu thành NHHH - St HH Hà TH th hà HH 7 Vash oe) Khi mốth Đếm BI UISUT EEE soe ac nce ere so acne eas scensmtugisSuăutndpngieSdlfugôni 12
1.2 Chức nang, vai trò của NHHH trong đời sống xã hội và trong sản xuất kinh doanh 13
Chương 2 Xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH theo hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ và sự tương thích của pháp luật Việt Nam 18
Md TMU GCC TA SEAS ante he acct gel ech Mpeg hod, Saher ange Lea ae tet eet 18 pe (ere MCI THỊNH PH, TÌ: Bị eee a ce a eee 008 n6 ete ec Siem 19 2.1.2 Cac trường hop không được bảo hộ do thiếu tính phân biỆt c2 <+5 25 2.1.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì những lý do khác - -.:- -© 5c ++<s<+>+ 29 2.2 Trình tự và thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH 30
2.3 Quyển và TíElñn vụ của:GHỪ-s0.NữD NET gases csieca sans ne ngoc tandbarranis bi se bieyinnj2oniloie den niế hổi 35 2.4 Các biện pháp bao hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH 39
2.4.1 Chủ sở hữu NHHH tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH 40
2.4.2 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH bằng biện pháp hành chính 43
2.4.3 Bao vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH bằng biện pháp dân sự 47
2.4.4 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH bang biện pháp hình sự 53
2 Biện phap bao vệ quyển sở hữu NHH Tại biên BIỔI sacceeeiiesnisarseeoananseriae TÔ Chươne 3 Thực trạng bảo hộ NHHH và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
Wiel Narii VE Bic hệ EEE máisasebieesesddemsroorridoekiendisrlienaagundgtiesasckressiolliSbstreisoritiGilutimite 58 3.1 Thire trang bio hộ NHNH tại Việt Natt, sáo ssssxneestioesrontossoosfobosssa azar maennscitaien in Bixiettltemt 58 3.2 Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bao hộ quyền sở hữu công ALTE GOT MỖI AY sam-sesssessosesonnneepoggiiogigdồE G0i382SE:g8s282130gd010804EGEDEeEmtiisodongoe Scions tema 64
Co Tư nmxuegiieoditinitfltfiBĐrnrrfinnNnHciEDPDNNGDISPiAPItifPfnitfinfrnfftiprtecmtriTnitiftameirimfvifldcnrGrn9giimAnfsstiis.cndtlps-e 71
OC TH ee srsesedteendssfioronfonigttruiitrfStptlEiusöiEGEiiH2EnNiDSSSHi00010-n6/%Nt-gigi4.1ểagỹPsgr6tptnpgit=seog-tsf60121785 72
Trang 5PHAN MO DAU
1 CO SO KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAL
Trong nền kinh tế thi trường, vấn dé bao hộ quyền sở hữu công nghiệp đốivới nhãn hiệu hàng hoá có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhãn hiệu hàng hoá
giống như một “dấu hiệu riêng”, thể hiện uy tín của nhà sản xuất trên thương trường.Nhờ nó, người tiêu dùng có thể nhận ravà lựa chọn được sản phẩm quen dùng giữa
hàng loạt các sản phẩm cùng loại Hơn nữa, sẽ là không công bằng đối với chủ sở
hữu nhãn hiệu hàng hóa khi cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đó trên hãnghoá hoặc dịch vụ của họ và hưởng lợi từ uy tín của người chủ sở hữu nhãn hiệu nóitrên Vì thế, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá nói riêng và
quyền sở hữu trí tuệ nói riêng cần phải được tôn trọng và bảo vệ bởi nó là sự cụ thểhoá các quyền co ban của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992
Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự và các văn bản nhằm cụ thể hoá các quyđịnh của Bộ luật Dân sự, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận và thực thi quyền nay của
công dân Trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã kí kết khoảng 60 Hiệp định Thương
mại và 40 Hiệp định bảo hộ đầu tư với nước ngoài Hiệp định giữa CHXHCN Việt
Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại là một trong số đó, trong
đó quyền sở hữu trí tuệ được đề cập tại Chương II Cho tới nay, đã có một số bàiviết, đề tài nghiên cứu về những quy định nói chung và vấn đề sở hữu trí tuệ nói
riêng của Hiệp định này Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào
về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của Hiệp định, đồng thời so
sánh với quy định của pháp luật Việt Nam nhằm xem xét sự tương thích của pháp
luật Việt Nam với Hiệp định, kiến nghị những giải pháp nhằm đảm bảo thực thi
những quy định này trên thực tế
Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy rằng, những năm gần đây, số lượng đơn yêu
cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu Công nghiệp tăng lên đáng kể, chứng
tỏ sự nhận thức về giá tri, vai trò của nhãn hiệu hang hoá trong xã hội đã thay đổi.Mặc dù vậy, các biện pháp cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền sở hữu côngnghiệp đốt với nhãn hiệu hàng hoá chưa thực sự hiệu quả, làm giảm vai trò của pháp
Trang 6luật trong đời sống thực tế Tình trạng vi phạm nhãn hiệu hàng hoá xảy ra khá phổbiến thậm chí với cả những doanh nghiệp lớn, có uy tín không chỉ ở thị trường trongnước mà còn ở thị trường quốc tế Trường hợp của Petro Vietnam và cà phê Trung
Nguyên có thể nói là những ví dụ khá điển hình
Mặt khác, để có thể “tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế”, trong đó cóHiệp định thương mại Việt- Mỹ, đòi hỏi chúng ta phải có hiểu biết đúng đán về các
quy định cụ thể của Hiệp định này, trong đó có vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
Từ những lí do nêu trên, cần thiết phải có sự nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về
ván đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá theo Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, so sánh với
quy định của pháp luật Việt Nam để đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp
luật trong nước, những biện pháp đảm bảo thực thi quyền này theo quy định củaHiệp định
- Nghiên cứu những quy định trong Hiệp định về vấn dé nhãn hiệu hang
hóa trong sự so sánh, đối chiếu với những quy định của và pháp luật ViệtNam
- Ti những quy định pháp luật và thực tiễn để tìm ra những điểm chưa phù
hợp, kiến nghị nhăm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước và bảođảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá trên
thực tế
3 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung dé tài được chia thành 3 chương với kết cấu cụ thể như sau:
Chương IJ: Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá
1.1 Khái niệm nhãn hiệu hang hoá
Trang 71.1.1 Khái niệm nhãn hiệu hang hoa 1.1.2 Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu hang hoáI.1.3 Khái niệm bao hộ nhãn hiệu hang hoá1.2 Chức nang, vai trò của nhãn hiệu hang hoá trong đời sống xã hộità trongsản xuất kinh doanh
Chương II: Xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoátheo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và sự tương thích của pháp luật ViệtNam
2.1 Tiêu chuẩn bảo hộ
2.2 Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
hàng hoá
2.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
2.4 Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng
hoá
Chương III: Thuc trang bảo hộ nhãn hiệu hang hoá va một số kiến nghị nhằm hoànthiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
3.1 Thực trạng bảo hộ nhãn hiệu hoá tại Việt Nam
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ
đối với nhãn hiệu hàng hoá
Trang 81.1 Khai niệm nhấn hiệu hang hóa và bdo hộ nhãn hiệu hang hóa
1.1.1 Khái niệm nhấn hiệu hang hóa
Trong lịch sử phát triển nhân loại, nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) đã từng được
sử dụng để phân biệt nguồn gốc của hàng hóa trong một thời gian dài Đã có bằng
chứng chứng minh rằng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba
Tư đã sử dụng chữ ký của mình hoặc biểu tượng để phân biệt hàng hóa
Ở La Mã, những người thợ gốm đã sử dụng hơn 100 nhãn hiệu để phânbiệt sản phẩm của mình Các thợ thủ công đã muốn sử dụng nhãn hiệu
cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm việc quảng cáo cho người sản
xuất, hoặc làm bằng chứng cho việc một thương nhân sở hữu sản phẩmkhi có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền sở hữu và là sự đảm bảo chochất lượng sản phẩm [36, 563]
Ngày nay, nhãn hiệu đã phát triển thành dấu hiệu phân biệt sản phẩm do các
doanh nghiệp khác nhau sản xuất và trở thành một quyền tài sản lớn trong kinh
doanh Nhìn vào một nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể biết và lựa chọn được sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng hoặc đã từng quen dùng Nhãn hiệu hàng hóa thể hiện
rất rõ uy tín của nhà sản xuất/ cung cấp dịch vụ trên thương trường Nó đóng góp rất
to lớn vào việc chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp Chính vì vậy, việc bảo hộ vềmặt pháp lý một cách đầy đủ cho nhãn hiệu hàng hóa cũng phát triển mạnh mẽ, đã,
đang và sẽ được các quốc gia quan tâm thích đáng
Ở Việt Nam, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, đểbảo hộ quyền SHTT và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH nói riêng -chúng ta đã có các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như: Nghị định 175 -TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/1/1958 về dang ký nhãn hiệu thương
phẩm; Nghị định 197 HĐBT ban hành ngày 14/12/1982 kèm theo điều lệ về NHHH;
Trang 9Điều lệ về mua bán quyền sử dụng về NHHH và bí quyết kỹ thuật ban hành kèm
theo Nghị Định số 201/HDBT ngày 28/12/1988; Pháp lệnh bao hộ quyền sở hữucông nghiệp (1990) do Hội đồng Nhà nước công bố Có thể nói rằng, các văn bản
quy phạm pháp luật trên đây - bây giờ xem xét lại tuy có những hạn chế nhưng đã
đóng góp đáng kể vào việc xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối vớiNHHH ở những thời điểm lịch sử khác nhau, tạo nên một khung pháp lý cho hoạtđộng này phát triển
Cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các văn bản pháp luật trên đây đã bộc lộ
những điểm bất cập, đòi hỏi phải được thay thế Sau 15 năm nghiên cứu, soạn thảo
và xây dựng, Bộ luật dân sự của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc
hội thông qua ngày 28/10/1995 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 9/11/1995.Với sự ra đời của Bộ luật Dân su chúng ta đã có một văn bản quy phạm pháp luật
khá đầy đủ và hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, trong đó có
NHHH
NHHH là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bởi
“quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sángchế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, NHHH, quyền sử dụng tên gọi xuất
xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.”(Điều 780 Bộ luật Dân sự) Rõ ràng, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH làmột trong những quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân cần phải được pháp luật bao
vệ Để có thể hiểu một cách thống nhất về NHHH va bảo hộ đây đủ về mặt pháp lý
đối với nó, Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đưa ra khái niệm
NHHH, các yếu tố cấu thành NHHH, trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN đối với
Trang 10phải là những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ
sở sản xuất kinh doanh khác nhau Tức là nó phải là những dấu hiệu có chứa đựngthông tin, mang lại cho người tiêu dùng những ấn tượng nhất định giúp họ nhận ra
sản phẩm có chất lượng hoặc đã từng quen dùng Chẳng hạn như “nhãn hiệu Dove là
tên của một loài chim, khi được sử dụng làm nhãn hiệu cho xà phòng, gợi ra một loạt
ý nghĩa gắn liền với sự yên bình, sự sạch sẽ và tinh khiết Khi sử dụng tên một loài
chim khác cho nhãn hiệu xà phòng như chim sẻ, chim công, đà điểu sẽ gửi tới một
thông điệp hoàn toàn khác”[33, I ]
Nếu chỉ dừng ở “những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau” thì khái niệm này sẽ có tính mở rất rộng
lớn, cho phép mọi dấu hiệu chỉ cần “có tính phân biệt” đều có thể được đăng ký làmNHHH Tuy nhiên Điều 785 Bộ luật Dân sự xác định “NHHH có thé là từ ngữ, hìnhảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”
Quy định này có thể hiểu: hoặc là chỉ những dấu hiệu là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết
hợp giữa từ ngữ và hình ảnh mới được đăng ký làm NHHH Nếu theo cách hiểu này
vô hình trung sẽ làm hạn chế rất nhiều tính mở - nếu có - của nội dung thứ nhất củaNHHH Hoặc là những liệt kê trong luật chỉ có tính chất ví dụ, đưa ra những dấu
hiệu điển hình có thể được đăng ký làm NHHH mà không liệt kê đầy đủ và cho phépnhững dấu hiệu khác cũng có thể được đăng ký bảo hộ NHHH trong thực tế Nếutheo cách hiểu này sẽ làm rõ hơn tính mở của khái niệm NHHH quy định tại Điều
785 Hiện nay, “các dấu hiệu từ ngữ, hình ảnh và sự kết hợp giữa từ ngữ - hình ảnh là
những dấu hiệu được sử dụng phổ biến nhất làm NHHH” [29, 87] cho hàng hóa,
dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Tuynhiên, trong khi các yếu tố mới mà con người “tri giác” đã được nhiều quốc gia phát
triển trên thế giới công nhận có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa như mùi vị, âm
thanh thì hiện nay vẫn chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam Hơn nữa, cácchữ số, chữ cái cũng không được coi là những dấu hiệu được bảo hộ làm NHHH do
Trang 11không có khả năng phân biệt vì đơn giản và dễ bị nhầm lẫn.
Tuy vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng đã thể hiện được
tinh thần mới trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia mà tiêu biểu là Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Theo Hiệp định này, “NHHH được cấu thànhbởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệthàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao
gồm từ ngữ, tên người, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình
dạng của bao bì hàng hóa” (Điều 6)
Phạm vi các dấu hiệu có thể được đăng ký làm NHHH theo quy định của
Hiệp định đã mở rộng hơn rất nhiều, không chỉ dừng lại ở từ ngữ, hình ảnh mà còn
có thể là các chữ số hoặc tổ hợp màu sắc Hơn nữa, Hiệp định cũng quy định rõNHHH sẽ bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thé và nhãn hiệu chứng nhận
(Điều 6), trong khi theo quy định tại Điều 785 Bộ luât Dân sự - khi đề cập đếnNHHH, không chỉ rõ có bao gồm nhãn hiệu dịch vụ hay không và vấn đề này chỉđược quy định tại Điều 2.7 Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 Khái niệm
NHHH này đã thể hiện được tinh thần của Hiệp định TRIPs
TRIPs chính là điều ước quốc tế đầu tiên đưa ra khái nệm NHHH trong khi
các điều ước quốc tế được ký kết trước đó như Công ước Paris (1883) hay Thỏa ướcMadrid (1891) không có quy định về vấn đề này mà chỉ quy định về vấn đề bảo hộcác đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ
NHHH Theo Khoản 1, Điều 15 của Hiệp định TRIPs: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ
hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể là NHHH.Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tốhình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có
khả năng được đăng ký làm NHHH” Với khái niệm này, Hiệp định TRIPs thừa
nhận bất kỳ đấu hiệu nào cũng đều có thể được đăng ký làm NHHH, miễn là có khả
nang phân biệt Nó cho phép ca những đối tượng mới như âm thanh, mùi hương v.v cũng có khả nang đăng ký làm NHHH, mở ra một cơ hội lớn cho những quốc gia
thành viên trong vấn đề đăng ký bảo hộ NHHH
Trang 12dễ dàng hơn trong việc áp dụng những quy định đó trên thực tế Pháp luật Mỹ cũng
có những quy định cu thể về vấn dé NHHH được tập trung đạo Luật Nhãn hiệu hang
hóa 1946 (Luật Lanham) Theo đó “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ
từ, tên gọi, biểu tượng, quy định hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà (1) được
sử dụng bởi một người hoặc (2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó
trong thương mại và xin đăng ký theo quy định của luật này - để xác định và phân
biệt hàng hóa của người đó, bao gồm cả những hàng hóa đặc chủng với những hàng
hóa cùng loại được sản xuất hoặc được bán bởi những người khác và để chỉ rõ nguồn
gốc của hàng hóa thậm chí cả khi không xác định được nguồn gốc đó ” Như vậy,
cả dấu hiệu được dùng hoặc có ý định dùng trong hoạt động thương mại nhằm xácđịnh mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ với người có quyền sử dụng dấu hiệu đóđều được đăng ký làm NHHH Theo khái niệm này, pháp lụât Hoa Kỳ cũng chỉ coi
những yếu tố phổ biến như từ, tên gọi, biểu tượng, quy định, hình vẽ và sự kết hợp
giữa chúng mới có khả nàng đăng ký làm NHHH Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một trongnhững quốc gia phát triển nhất trên thế giới trên mọi lĩnh vực trong đó có bảo hộquyền SHCN đối với NHHH Vì thế, trong quá trình thực thi, để theo kịp với trình độ
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, luật Lanham đã được sửa đổi nhiều lần Theo
Điều 2 Luật nhãn hiệu hàng hóa 1946 thì “không có nhãn hiệu hàng hóa nào có khảnăng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với hàng hóa của những người khác lại
bi từ chối đăng ký vào sổ đăng ký ” Vận dụng quy định của điều luật này, những
yếu tố mới như âm thanh, mùi hương đã lần đầu tiên được đăng ký làm NHHH
Tại Hoa Kỳ, đã có đến 30 nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký là âm thanh
Tiêu biểu cho nhãn hiệu thuộc dạng âm thanh là tiếng sư tử gầm của hãngphim MGM (Metro - Goldwin - Mayer) dang ký cho sản phẩm phim hoạt
hình Năm 1991, một phụ nữ ở California đã đăng ký NHHH mùi cho chỉ
khâu và chỉ thêu, nhãn hiệu này được mô tả là gợi lại hương thơm ấntượng, tươi trẻ của hoa Plimeria [29, 87]
Trang 13Với một nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, các loại hàng hóa, dịch vụcực kỳ phong phú và đa dạng Để tạo ấn tượng đối với người tiêu dùng, các nhà sảnxuất luôn luôn đi tìm cho sản phẩm của mình một nhãn hiệu độc đáo, mới lạ Chính
vì thế, quy định có tính mở trên đây là hoàn toàn phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế của Hoa Kỳ và đáp ứng được đòi hỏi thực tế
Tóm lại, pháp luật các nước cũng như các điều ước quốc tế (song phương hay
đa phương) đều đưa ra khái niệm NHHH dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn bảo hộ vàđều nhằm mục đích là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của những doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau Mặc dù vậy, pháp luật ở những nước khác nhau cũng có
thể có quy định khác nhau về các yếu tố để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại của
các doanh nghiệp Tương tự như thế, trong pháp luật Việt Nam, pháp luật Hoa Kỳ,
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay Hiệp định TRIPs cũng ít nhiều cónhững điểm khác biệt như vậy Sở dĩ có sự khác nhau đó là do những quy định củapháp luật Việt Nam phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, phù hợp với
trình độ phát triển kinh tế của nước ta Vì thế, theo Điều 785 Bộ luật Dân sự, chỉ có
các yếu tố có tính truyền thống như từ ngữ, hình ảnh, màu sắc mới được coi là những
yếu to cấu thành NHHH Trong điều kiện Việt Nam hiện nay xét cho đến cùng
-những yếu tố mới như mùi, âm thanh chưa phải là -những đòi hỏi thực tế bức xúc, cầnthiết phải được bổ sung ngay lập tức vào những quy định của luật Hơn nữa, khi thực
hiện việc đăng ky NHHH, Cục Sở hữu Trí tuệ luôn dé cao và đảm bảo quyền, lợi íchcủa chủ nhãn nên có những yếu tố - mặc dù chưa được quy định cụ thể trong luậtsong vẫn được bảo hộ khi đáp ứng day đủ những tiêu chuẩn bảo hộ của NHHH được
pháp luật Việt Nam ghi nhận Trường hợp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với hình
dáng của chai Coca - Cola (type of good) là một ví dụ điển hình và điều này là hoàn
toàn phù hợp với quy định của Hiệp định Bên cạnh đó, theo Điều 827 khoản 2 Bộluật Dân sự, “trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế” Vì thế, sự khác biệt nói trên không phải là rào
can quá lớn khi Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
Trang 14thành NHHH Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và truyền thống
pháp luật ở mỗi nước
Ở Việt Nam hiện nay, các vấn đề liên quan đến đăng ký, bảo hộ NHHH tại
Việt Nam chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự 1995, Nghị định 63/CP ngày
24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều bởi Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001 Theo quy định của cácvăn bản pháp luât hiện hành, những yếu tố có thể được đăng ký làm NHHH tại Việt
Nam hiện nay bao gồm:
a/ Từ ngữ
b/ Hình ảnh
c/ Sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc
a/ Từ ngit: Day là dấu hiệu rất phổ biến và thường được sử dụng làm NHHH
Theo từ điển tiếng Việt thì “từ, ngữ” phải “bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghéplại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chính” [2§, 1035] Mac dù vậy, trên thực tế khôngphải bất kỳ từ ngữ nào được đăng ký làm NHHH cũng có nghĩa; ví dụ như CNN,DHL hay KODAK, LG và trong những trường hợp đó những nhãn hiệu này lại có
tính phân biệt rất cao, đáp ứng được yêu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Vì thế, khi
xác định “từ, ngữ” là những dấu hiệu được bảo hộ làm NHHH không thể bó hẹp
trong khái niệm “từ, ngữ” mà từ điển tiếng Việt chỉ ra (tức là có nghĩa hoàn chỉnh)
mà nó có thể là các chữ cái, chữ số nào có thể phát âm được và có khả năng phân
biệt Theo Điều 6.2.a Nghị định 63/CP (24/10/1996) thì các chữ số, chữ cái, các chữ
kết hợp với nhau mà không có khả năng phát âm được như một từ ngữ thì không
được đăng ký làm NHHH Cách hiểu như vậy sẽ phù hợp với quy định của Hiệp định
thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPs cũng như định nghĩa mở của Luật
nhãn hiệu hàng hóa Mỹ đã được đề cập ở trên Nhìn chung các khái niệm này không
chỉ giới hạn ở dấu hiệu từ ngữ mà còn coi các chữ cái, con số cũng là dấu hiệu có thể
Trang 15đăng ký làm NHHH Đó có thể là một hay nhiều chữ cái, một hay nhiều con số
nhưng nếu chúng đứng đơn lẻ không được cách điệu thì không được đăng ký bảo hộ
vì quá đơn giản dễ gây nhầm lẫn và khi đó không đáp ứng được yêu cầu về “tính
phân biệt” của NHHH Tuy thế, cả Hiệp định cũng như TRIPs và Luật Lanham
(1946) đều không yêu cầu về sự kết hợp có “khả năng phát âm được” của các chữ cái
cũng như số lượng tối thiểu các chữ số, chữ cái đó
b Hình ảnh: Những hình ảnh được đăng ký làm NHHH bao gồm hình vẽ và
ảnh chụp Những dấu hiệu hình cũng chỉ được đăng ký làm NHHH khi nó khôngphải là những hình và hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn, hình bình hànhv.v Muốn được dang ký làm NHHH, các hình này phải được trình bày một cách
cách điệu hoặc có sự kết hợp tạo ra ấn tượng đối với người quan sát Tuy vậy, nếu đó
là những hình quá phức tạp, rac rối không thể nhận biết và ghi nhớ thì cũng không
được đăng ký bảo hộ NHHH Hơn nữa, các hình vẽ, ảnh chụp đó phải “không được
là hình vẽ, ảnh chụp của chính hàng hóa đó, không giống hoặc tương tự tới mức gây
nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy, lãnh tu, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh ”(Điều 6 khoản 2 Nghị định 63/CP)
Theo quy định tại Điều 785 Bộ luật Dan sự, không có quy định cu thể về hìnhảnh được đăng ký làm NHHH là hình ảnh 2 chiều hay hình ảnh 3 chiều nhưng có thểhiểu nó bao gồm cả 2 yếu tố này Sở dĩ như vậy bởi vì trên thực tế Việt Nam đã thựchiện việc bảo hộ NHHH cho các dấu hiệu và hình ảnh 3 chiều mà dạng điển hình
nhất của nó là hình dáng hàng hóa, ví dụ như hình dáng của chai Coca - Cola củahãng Coca - Cola đã được Cục Sở hữu Trí tuệ đãng ký bảo hộ Càng ngày, các dấuhiệu và hình anh 3 chiều càng được sử dụng rộng rãi làm NHHH vì nó tạo ra những
ấn tượng rất mạnh mẽ, sâu sắc trong ý thức của người tiêu dùng; làm cho họ dễ dàng
phân biệt được một loại sản phẩm nào đó với những sản phẩm khác cùng loại Điển
hình cho nhãn hiệu loại này là hiện nay đã có nhiều người biết tới như ngôi sao ba
cánh trong vòng tròn nổi của xe Mercedes, biểu tượng con ngựa bay của xe Rolls
-Royce Những dấu hiệu hình ảnh 3 chiều này, với những nét đặt trưng của nó — có
tính phân biệt rất cao và khi nhìn thấy nó người tiêu dùng xác định được ngay người
sản xuất ra sản phẩm đó là ai và thậm chí còn biết được chất lượng sản phẩm Mặc
Trang 16nhãn hiệu hàng hóa của Mỹ năm 1946 đều chưa có quy định về những điều kiện để
một dấu hiệu hình ảnh 3 chiều được đăng ký Vấn đề này cũng không được đề cậptrong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay thậm chí trong một điều ướcquốc tế có tính rộng khap như Công ước Paris
Với quy định có tính mở trên đây và thực tế áp dụng các quy định pháp luật
chứng tỏ rằng pháp luật Việt Nam không chỉ phù hợp với các quy định của điều ước
quốc tế về vấn đề này mà còn đáp ứng được thực tiễn bảo hộ NHHH ở nước ta tronggiai đoạn hiện nay.
c Dấu hiệu kết hop cả dấu hiéu chữ và dấu hiéu hình duoc thể hiên bằng mot
hoặc nhiều màu sắc
Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình cũng tạo thành một tổng thể
gây ấn tượng, dễ nhận biết, có khả năng phân biệt và đáp ứng được yêu cầu của việcdang ký bảo hộ NHHH Không chỉ có pháp luật Việt Nam mà hầu hết pháp luật các
nước trên thế giới đều thừa nhận và bảo hộ dấu hiệu kết hợp làm NHHH Phần định
nghĩa của Luật Lanham (1946) quy định “nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên
gọi, biểu tượng, hay hình vẽ, hoặc sự kết hợp giữa chúng ” Tại Điều 6.1 Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì “NHHH được cấu thành bởi sự kết hợp bất kỳ
của các yếu tố từ, ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số ” Pham vi các dấu hiệu cókhả năng đăng ký NHHH theo quy định của Hiệp định được mở rộng hơn và và nó
vẫn bao hàm cả dấu hiệu kết hợp của các yếu tố đó Điều này cũng hoàn toàn phùhợp với quy định của TRIPs Tuy nhiên, vấn dé này không được quy định trongCông ước Paris vì đặc thù của những công ước liên quan đến quyền SHCN nói chung
và NHHH nói riêng được ký từ trước khi WTO ra đời năm 1945 là không đưa ra các
quy định chung về NHHH Vì thế cũng không thể xác định được các dấu hiệu cấu
thành NHHH
Theo Điều 785 Bộ luật Dân sự thì dấu hiệu kết hợp các dấu hiệu chữ và dấu
hiệu hình “được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” Như vậy, màu sắc được
Trang 17xem là phương thức thể hiện của các yếu tố kể trên nhưng trong những trường hợp
cụ thé, su kết hop của hai hay nhiều màu sắc khác nhau lại được coi là có tính phân
biệt và được dang ký làm NHHH.
Ở Hoa Kỳ, dựa trên cách giải thích về điều luật mở của Đạo luật Lanham(1946) thì màu sắc cũng được đăng ký làm NHHH nếu đáp ứng được yêu cầu về tính
phân biệt “Năm 1985, Hãng Owens Corning Fiberglas đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký NHHH cho màu hồng đơn (single pink) đối với vật liệu cách nhiệt cho nhà
ở được làm bằng sợi thủy tinh”[30, 43] Trong khi đó, TRIPS và Hiệp định đều có
quy định trong khái niệm NHHH về việc coi màu sắc là một dấu hiệu có khả nang
dang ký bảo hộ NHHH (Điều 6.1 Hiệp định; Điều 15 TRIPs)
Các dấu hiệu thông thường được thể hiện bằng những màu sắc khác nhauhoặc bản thân sự kết hợp các màu sắc đều có thể được đăng ký làm NHHH nếu tự
bản thân chúng có tính phân biệt hoặc về cơ bản có mang tính mô tả song “có khảnăng qua quá trình sử dụng sẽ trở thành có tính phân biệt nếu nó mang được một
nghĩa thứ cấp” [26,15] Hiện nay, ở các nước phát triển như Mỹ, nhiều yếu tố mới đãđược bảo hộ làm NHHH, điển hình phải kế đến âm thanh và mùi (sound &olfactory) Thực tế cho thấy âm thanh có thể tác động rất nhanh chóng tới ý thức củangười tiêu dùng từ khi họ còn chưa nhìn thấy sản phẩm Với một nhãn âm thanh,người sản xuất có thể thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng - ngay cả khi họđang chú ý vào một việc khác làm cho người tiêu dùng nhận ra sản phẩm mình cần,hoặc phân biệt được sản phẩm đó là của nhà sản xuất này mà không phải là củangười khác Chẳng hạn, hãng Wall đã đăng ký nhãn hiệu âm thanh cho sản phẩm
kem của mình và chắc chắn nhiều người tiêu dùng Việt Nam đã quen với những âmthanh đặc trưng của các xe bán kem lưu động nhãn hiệu Wall của Mỹ Hay âm thanhđặc trưng trong tiếng máy của xe Harley Davidson cũng đã được nhà sản xuất đăng
ký làm NHHH cho loại xe máy này tại Mỹ Để được bảo hộ làm NHHH, âm thanhphải được thể hiện trên giấy thành các nốt nhạc và các tiết tấu Mặc dù chưa có sự
phát triển mạnh mẽ như các loại NHHH mang tính truyền thống khác song nhãn
hiệu âm thanh cũng đang có những bước phát triển đáng kể - đặc biệt là ở nước pháttriển như Mỹ và Châu Âu.
Trang 18Trong khi đó, mùi cũng là một yếu tố được dang ký lam NHHH Tuy nhiênyếu tố mùi có những hạn chế nhất định do có hiệu quả không cao trong việc tácđộng tới tâm trí người tiêu dùng Thực tế không phải dễ dàng phân biệt các loại mùi
- nhất là những loại mùi không có trong thiên nhiên Hơn nữa để có được đăng ký
làm NHHH, các mùi này cũng phải được mô tả Yêu cầu này cũng không dé đối với
các nhà sản xuất Vì những lý do đó, hiện nay các nhãn hiệu mùi được đăng ký cònhết sức hạn chế, ví dụ: Mùi cỏ tươi được đăng ký cho một loại bóng tennis; mùi hoa
Plimeria được đăng ký cho mặt hàng chỉ khâu, chỉ thêu
Với việc giải thích một điều luật có tính mở trong Luật Lanham như trên đã
đề cập, pháp luật Mỹ cho phép “bất kỳ” dấu hiệu nào có khả năng phân biệt đều
được đăng ký làm NHHH, cho dù đó là dấu hiệu định hình như từ ngữ, hình ảnh hay không định hình như âm thanh, mùi “Nhãn hiệu mùi đầu tiên được đăng ký tại
-Mỹ vào năm 1990 và đến nay đã có 5 nhãn hiệu mùi khác được đăng ký” [32, 5]
Tương tự như vậy, Hiệp định TRIPs cũng không loại trừ những yếu tố mới này khỏi
những dấu hiệu được đăng ký làm NHHH
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng chưa có quy định về vấn đề
này Với những khái nệm NHHH có tính mở như được quy định trong Hiệp địnhTRIPS và Luật Lanham (1946) - trong tương lai - cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, có lẽ sẽ còn có những dấu hiệu khác sẽ được đăng ký làm NHHH, đó
có thể là bất kỳ những dấu hiệu nào mà con người tri giác được, ví dụ bằng xúc giác
- miễn là chúng đáp ứng được yêu cầu về tính phân biệt
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những yếu tố mới như
mùi hương hay âm thanh chưa được coi là những yếu tố cấu thành NHHH So vớiquy định của pháp luật Mỹ, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ hay TRIPs
thì những yếu tố cấu thành NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam có phần
hẹp hơn Điều này xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của chúng tatrong giai đoạn hiện nay Song rõ ràng, Việt Nam đã thể hiện được tinh thần hộinhập quốc tế của mình khi ký kết những điều ước quốc tế theo chuẩn mực quốc tếnhư Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; đã và đang chuẩn bị cho việc ký
kết, tham gia các điều ước quốc tế theo yêu cầu của lộ trình gia nhập WTO
Trang 19Tóm lại, pháp luật ở những nước khác nhau có quy định khác nhau về các yếu
tố cấu thành nhãn hiệu hàng hóa Các điều ước quốc tế cũng ở trong tình trạng tương
tu như vậy Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam - về cơ bản - là phù hợp với quy định
của pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng như các chuẩn mực quốc tế theo quy
định của WIPO- tức là những yếu tố truyền thống đều đã được đăng ký bảo hộ làmNHHH Các yếu tố mới như âm thanh, mùi v.v cho đến nay vẫn chưa được quy
định (và thực tế cũng chưa xuất hiện nhu cầu này) trong pháp luật Việt Nam Những
quy định của pháp luật hiện hành đã phản ảnh đúng, phù hợp với trình độ phát triển
kinh tế của Việt Nam hiện nay
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu NHHH là những dấu hiệu có khảnăng phân biệt được và được dùng nhằm phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ sởsản xuất kinh doanh này với sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh
khác
1.13 Khái niệm bảo hộ NHHH
NHHH là một trong những đốt tượng của quyền SHTT Vì thế bảo hộ NHHH
là một bộ phận của bảo hộ quyền SHTT nói chung Trước khi Hiệp định về các khíacạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) ra đời, khái niệm
“bảo hộ quyền SHTT” thường được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chỉ bao gồm việc xác
định đối tượng SHCN được bảo hộ, các quy định về xác lập quyền, các quyền của
chủ thể, thời hạn bảo hộ mà không bao gồm vấn đề thực thi quyền Cùng với thời
gian, người ta nhận thấy rằng, nếu chỉ chú ý đến khía cạnh xác lập quyền mà khôngquan tâm tới việc thực thi quyền đó trên thực tế thì quyền SHTT cũng trở nên vônghĩa, việc bảo hộ quyền đó cũng không có ý nghĩa thực tiễn: Chính vì thế, với sự ra
đời của TRIPs, khái niệm “bảo hộ quyền SHTT” đã được hiểu theo nghĩa rất rộng
Khi giải thích Điều 3 & Điều 4, phụ lục của TRIPS đã quy định: “Thuật ngữ bảo hộphải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vị,việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền SHTT cũng như các vấn đề ảnh
hưởng đến việc sử dụng quyền SHTT được quy định trong Hiệp định Ở đây, khái
Trang 20niệm “bảo hộ quyền SHTT” được hiểu rất rộng, không chỉ gồm việc xác lập quyền
SHTT cho chủ sở hữu thông qua các quy phạm pháp luật mà còn chú trọng đến cácbiện pháp để thực thi quyền này trên thực tế
Với cách hiểu về “bảo hộ quyền SHTT” như vậy, có thể hiểu rằng “bảo hộNHHH” cũng là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hiện nay,vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này nhưng tựu trung lại có thểhiểu “bảo hộ NHHH” theo nghĩa hẹp là việc thông qua các quy phạm pháp luật
nhảm xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu được dang ký
Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “bảo hộ NHHH” không chỉ giới hạn ở việc xáclập quyền, nội dung quyền mà còn bao gồm cả việc thực thi quyền đó trên thực tế.Tức là bao gồm cả việc áp dụng trên thực tế những biện pháp theo quy định của phápluật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của chủ nhãn đồng thời ngăn chặn, xử lý những hành
vi sử dụng, khai thác trái phép NHHH đó Trong luận văn sẽ dé cập tới khái niệm
“bảo hộ NHHH” theo nghĩa rộng này và khi đề cập tới các biện pháp bảo hộ quyền
sở hữu NHHH thì “có thể hiểu đó là các biện pháp bảo vệ” quyền sở hữu NHHH
1.2 Chức năng, vai trò cua NHHH trong đời sống xã hội và trong sản xuất
kinh doanh
NHHH có vai trò, chức năng rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinhdoanh mà cả trong đời sống xã hội Với tư cách là một “dấu hiệu” chỉ ra người sảnxuất hàng hóa, dịch vụ đó là ai, NHHH không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một
sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh
nghiệp và đương nhiên là gắn với cơ hội chiếm lĩnh thị phần của nó
Trong đời sống, người tiêu dùng luôn luôn phải đối mặt với vấn đề chọn lựa
giữa nhiều sản phẩm giống nhau Sự tương tự bể ngoài của sản phẩm có thể che đậy
sự khác nhau giữa về đặc tính và chất lượng của chúng Người tiêu dùng chỉ có thể
tình cờ lựa chọn được sản phẩm với chất lượng mong muốn khi người bán chào bán
hàng hóa của mình ở những mức chất lượng khác nhau Người tiêu dùng cần một
phương pháp để nhận biết sự khác nhau về chất lượng để có thể mua được hàng như
Trang 21ý NHHH chính là phương tiện giúp người tiêu dùng giảm chi phí tìm kiếm Trongrất nhiều trường hợp, NHHH được sự dụng kết hợp với quảng cáo (xúc tiến bán
hàng, tờ rơi, bao bì và quầy giới thiệu sản phẩm) đã mang lại thông tin cho ngườitiêu dùng, giúp họ đưa ra quyết định về việc lựa chọn sản phẩm Với những kinhnghiệm sử dụng sản phẩm đã có và nhãn hiệu đi kèm, người tiêu dùng biết được sảnphẩm đó có chất lượng hay không và nó xuất phát từ nguồn gốc của người sản xuất
này mà không phải của người sản xuất khác
Có ý kiến cho rằng thông tin có thể đến được với người tiêu dùng một cáchhiệu quả khi chỉ cần liệt kê các đặc tính của sản phẩm trên bao bì mà không cần tới
NHHH Tuy nhiên, cách này không thể giúp người tiêu dùng lựa chọn khi họ không
có thời gian đọc và xử lý tất cả các thông tin chi tiết về một sản phẩm “Trong khi
đó, một nhãn hiệu có thể chỉ ra cho người tiêu dùng bản liệt kê các đặc tính của sảnphẩm nào là đáng tin cậy” [33, 3] Rõ ràng NHHH có vai trò quan trọng đối với việcquảng cáo sản phẩm và quảng cáo được thực hiện chủ yếu thông qua NHHH
Nhãn hiệu có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian tìm kiếm
những sản phẩm với chất lượng mong muốn Nó giúp họ nhận ra rằng dù hai sản
phẩm có công thức hóa học tương tự như nhau nhưng lại có chất lượng không giống
nhau Nói cách khác là NHHH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất
lượng hàng hóa “Khi chúng ta mua một sản phẩm, chẳng hạn như mì ăn liềnMiliket, thì chúng ta có quyền được giả định rằng tất cả các gói mì ăn liền mang
nhãn hiệu này đều có chất lượng tương tự Điều này đồng nghĩa với việc NHHH có
tác dụng bảo vệ người tiêu dùng và xác định trách nhiệm của nhà sản xuất ra hànghóa mang nhãn hiệu đó” [25, 21-22]
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, NHHH giúp họ phân biệt hàng hóa dịch vụ
với những sản phẩm cùng loại, xác định được chất lượng sản phẩm, mang lại thông
tin có ích cho họ, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm, đồng thời có
thể đưa ra nhữg quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin có sẵn và những kinhnghiệm trước đó với sản phẩm
Trong kinh doanh, nhãn hiệu là một phần quan trọng của chiến lược
marketing Một nhãn hiệu được khách hàng thừa nhận và ưa chuộng có thể là một tài
Trang 22sản SHTT có giá tri nhất, thậm chí là trong bất kỳ tài san nào mà các doanh nghiệp
có thể sở hữu Chẳng hạn như nhãn hiệu Coca - Cola hay Malboro đã chứng tỏ chúng
là những tài sản kinh tế vô cùng to lớn khi xét đến đầu tư trước đây và hiện tại trongviệc sáng tạo và bảo vệ chúng Chính vì thế, nhãn hiệu khuyến khích người bán đầu
tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm Khi đó, thông qua nhãn hiệu, người tiêu
dùng sẽ xác định được chất lượng của hàng hoá thông qua kinh nghiệm của bản thân
đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn Khi nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, nó trở nênmột “chỉ dẫn” rất tốt về mức độ chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như sự
ưa thích của công chúng đối với sản phẩm, dịch vụ đó Điều này sẽ khuyến khích
các công ty đang rất thành công trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình, tiếp tục sản
xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng vì lợi íchkinh tế lâu dài của chính họ Do đó, nhãn hiệu khuyến khích người bán đầu tư vào
chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng kỹ thuật, cải tiến sản phẩm Điều này sẽ mang lại
lợi ích cho toàn xã hội.
Thông qua việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm, chủ NHHH sẽ có được sựtrung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình Ngược lại, một sản phẩm cóchất lượng kém đi kèm với nhãn hiệu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đốt với sản xuất,
kinh doanh, người tiêu dùng sẽ có thái độ “quay lưng” lại đối với hàng hoá mangnhãn Khi đó, nhãn hiệu sẽ trở thành một dấu hiệu đem đến kết quả ngược lại, tức là
giúp người tiêu dùng không lựa chọn sản phẩm mang nhãn hiệu đó vì chất lượngkém của sản phẩm “Khi nền kinh tế phát triển thì người tiêu dùng càng có nhiều
quyền hơn Ho không mua hang hoá mà nhận mot lời hứa Một nhãn hiệu không là
gi khác mà là cách biểu đạt một lời hứa”[33, 4] Người tiêu dùng mua một sản phẩm
nào đó vì nhãn hiệu “hứa” có một chất lượng nhất định, nhưng nếu lời hứa đó không
được thực hiện và sản phẩm không làm thoả mãn người tiêu dùng, họ sẽ không cònhứng thú khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu đó một lần nữa
Việc bảo hộ NHHH mang lại lợi ích kinh tế quan trọng đối với xã hội vì nó
khuyến khích người bán đầu tư vào chất lượng sản phẩm như đã đựoc quảng cáo.Khi nhãn hiệu đã được khách hàng thừa nhận, nó sẽ làm tăng lượng sản phẩm bán ra
vì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm mang nhãn thay vì một sản phẩm cùng loại
Trang 23khác Tuy vậy, cần phải nhận thấy ràng, nhãn hiệu chỉ thực hiện được chức năng này
khi nó gửi tới người tiêu dùng một bức thông điệp đúng với thực tế Bên cạnh việc
tăng lượng bán, nhãn hiệu còn được sử dụng để tăng doanh thu bán hàng vì người
tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho hàng hoá có chất lượng và đặc tính như đã được
nhãn hiệu chỉ ra Việc tăng lượng bán cũng như tăng doanh thu sẽ dẫn đến hệ quả là
tăng thu nhập từ việc bán sản phẩm Nếu hàng hoá của doanh nghiệp nào có chất
lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được người tiêu
dùng ưa chuộng và tin dùng Doanh nghiệp đó sẽ trở nên “nổi tiếng” với NHHH của
mình, hàng hoá của doanh nghiệp đó sẽ bán “chạy” hơn và họ sẽ có cơ hội thu được
nhiều lợi nhuận Do đó, “NHHH không chỉ có giá trị tinh than là làm cho người sảnxuất, kinh doanh có uy tín trên thương trường mà còn có giá trị vật chất vì uy tín củadoanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốcliệt của thương trường” [25, 37] Hơn thế nữa, bằng cách thực hiện những chiến dịch
quảng cáo gắn liền với nhãn hiệu và biểu tượng của mình, một doanh nghiệp có thểgiành được thị phần lớn hơn đối với một loại sản phẩm nào đó Tất nhiên, để đạtđược mục đích đó, “có rất nhiều việc phải làm như: tạo kiểu dáng cho sản phẩm đểđáp ứng mong muốn của khách hàng, xác định nhãn hiệu để gắn lên sản phẩm, phối
hợp tiếp thị, định giá, đóng gói, quảng cáo Chiến dich “think different”của công ty
máy tính Apple là một ví dụ về việc sử dụng nhãn hiệu kết hợp với quảng cáo để
giành lại thị phần đã mất” [33, 7]
Nhãn hiệu còn được sử dụng để đưa sản phẩm mới vào thị trường Thôngthường, để đưa sản phẩm mới vào thị trường phải rất tốn kém để được người tiêu
dùng thừa nhận trong số các sản phẩm cạnh tranh nhau trên thị trường “Ví dụ: trên
thị trường có trên 750 nhãn hiệu 6 tô, 150 nhãn hiệu son môi, 93 nhãn hiệu
thức ăn cho mèo” [33, 8] Như vậy, người tiêu dùng có thể khó khăn khi lựa chọn
và thử một sản phẩm mới Do đó, chỉ nhãn hiệu nào đã được người tiêu dùng chấpnhận trước đó mới thu hút được sự chú ý Nhãn hiệu gắn liền với một sản phẩm cũ
đã có tiếng tăm, khi được gắn lên sản phẩm mới và đưa vào thị trường sẽ giúp chongười tiêu dùng biết đến sản phẩm mới
Tóm lại, NHHH đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống
Trang 24xã hội cũng như trong sản xuất kinh doanh Điều đó đòi hỏi pháp luật các nước phải
có cơ chế pháp lý thực sự hiệu quả nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
NHHH, hạn chế những hành vi sử dụng NHHH làm công cụ cạnh tranh không lành
mạnh.
THU VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC _
Trang 25CHUONG IIXÁC LẬP, THUC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VOI NHAN HIỆU HÀNG HOÁ THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI VIỆT NAM - HOA
KỲ VÀ SỰ TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1 — Tiêu chuẩn bảo hộ
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, cùng với sự phát triển ngày càng caocủa khoa học kỹ thuật thì NHHH càng thể hiện vai trò quan trọng của nó trong đời
sống xã hội và trong sản xuất kinh doanh Trong những đối tượng của sở hữu côngnghiệp thì “NHHH có mối liên hệ chặt chẽ nhất với thương mại vì NHHH gắn với uytín của doanh nghiệp và đương nhiên là gắn với cơ hội chiếm lĩnh thị phần của nó”
[25, 19] Mặc dù NHHH có nhiều chức năng như trên đã đề cập, song chức năngchính của nó là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của những cơ sở sản xuất
kinh doanh khác nhau Các dấu hiệu được đăng ký bao hộ NHHH ngày nay rấtphong phú nhưng không phải bất kỳ dấu hiệu nào được doanh nghiệp gắn lên hàng
hoá, dich vụ của mình cũng được coi là NHHH Nói cách khác, để được bảo hộ làm
NHHH, một dấu hiệu phải đáp ứng được một số yêu cầu chung được đặt ra trong
pháp luật của hầu hết các quốc gia cũng như trong các điều ước quốc tế Để hiểu mộtcách sâu sac về những yêu cầu này, bên cạnh việc tìm hiểu những quy định của Hiệp
định trong mối tương quan với pháp luật Việt Nam, cần thiết phải xét đến những quyđịnh của pháp luật Mỹ - đối tác của Việt Nam trong Hiệp định nói trên và những quy
định của TRIPs trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đàm phán gia nhập WTO
trong thời gian tới.
Trang 26Đây là yêu cầu đầu tiên được đặt ra đối với một dấu hiệu muốn đăng ký bảo
hộ NHHH Sở dĩ như vậy vì chức năng chính của NHHH là để phân biệt hàng hoá,dịch vụ cùng loại của những cơ sở kinh doanh khác nhau Nếu không đáp ứng đượcyêu cầu về tính phân biệt, nhãn hiệu hàng hoá sẽ không thực hiện được chức năngcủa nó
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ - với cách tiếp cận mở về khái
niệm NHHH - vẫn phải đặt ra yêu cầu hàng đầu đối với mọi dấu hiệu muốn đượcbảo hộ làm NHHH là “có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người
với hàng hoá dịch vụ của người khác” (Điều 6 khoản | Hiệp định Thuong mại Việt
nam - Hoa Kỳ) Tuy vậy, Hiệp định không đưa ra quy định cụ thể về tính phân biệt
là gì Theo Điều 6 Khoản I Hiệp định thì để được bảo hộ làm NHHH, một dấu hiệu
tự bản thân nó phải có khả năng phân biệt Tức là dấu hiệu đó phải “mang một hoặc
một số đặc điểm riêng biệt, đủ để tác động vào nhận thức, gây nên ấn tượng cho
người tiêu dùng mà nhờ đó học có thể chọn lựa hàng hoá mang nhãn hiệu thông quatrí nhớ của minh” [30, 14] Nếu tự thân dấu hiệu không có khả nang phân biệt thì
hiệp định vẫn cho phép “một bên có thế quy định khả năng một NH được đăng kýphụ thuộc vào việc sử dụng” (Điều 6 Khoản 3 Hiệp định) Nói cách khác, trongtrường hợp này việc đăng ký chỉ được tiến hành nếu xác định được qua quá trình sử
dụng dấu hiệu vẫn có thể đạt được tính phân biệt Hiệp định đã để ngỏ cho mỗi Bên
quy định về hệ thống đăng ký NHHH bao gồm cả việc thông báo cho người nộp đơn
về các lý do từ chối đăng ký một NHHH Tương tự như vậy, Điều 15.1 TRIPs cũng
chỉ đưa ra yêu cầu về tính phân biệt mà không đề cập cụ thể thế nào là tính phân
biệt
Về những vấn đề này, pháp luật Mỹ cung chưa có sự pháp điển hoá tốt hơn
Điều 2 (Ð Luật Lanham không trực tiếp định nghĩa về “tính phân biệt” nhưng quyđiẹnh rằng “nếu 5 năm sử dụng liên tục và thực chất thì coi như có “tính phân biệt”.Những nhãn hiệu mang tính “mô tả thuần tuý sẽ bị loại khỏi việc đăng ký theo quy
Trang 27Nghị định này.
Từ những quy định tại Điều 6 Nghị định 63/CP, có thể hiểu tính phân biệt của
NHHH là khả nang mang lại những thông tin, giúp cho người tiêu dùng xác địnhđược nguồn gốc thương mại của hàng hoá dịch vụ mang NH đó Nhìn vào NHHH,
người tiêu dùng có thể nhận ra hàng hoá, dịch vụ là của người sản xuất này màkhông phải của người sản xuất kia và có thể biết được chất lượng của hàng hoá dịch
vụ nếu họ đã quen dùng Điều 6 khoản | điểm a Nghị định 63/CP chỉ rõ: “Dấu hiệudùng làm NHHH phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhậnbiết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo” Trên thực tế khôngphải NHHH nào cũng mang những nét “độc đáo”, tức là đặc sắc, khác lạ đặc biệt là
những nhãn hiệu dạng chữ được trình bày theo phong cách thông dụng Ví dụ: hãng
máy tính Apple chọn dau hiệu chữ và hình cho sản phẩm máy tính của mình Nếu
“Apple” được chọn làm NHHH cho loại hàng hoá là táo thì không có tính phân biệt
bởi “Apple” trong trường hợp đó được xem là tên gọi của hàng hoá Tuy nhiên, nếuđược đăng ký cho mặt hàng máy tính thì nó lại có tính phân biệt rất cao mặc dù thuật
ngữ Apple không thể được xem là “khác lạ” hay “đặc sắc” Như vậy “tính phân
biệt” của nhãn hiệu cần phải được đánh giá trong mối quan hệ với hàng hoá mà nhãn
hiệu đó sẽ được sử dụng và những hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác mà không phải ở
sự “khác lạ”, “đặc sac”
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như TRIPS đều không đưa ra
tiêu chí “độc đáo” để xác định “tính phân biệt” của NHHH So sánh quy định của
Trang 28pháp luật với thực tiễn áp dung pháp luật tại Việt Nam, có thể hiểu rang các nhà làmluật Việt Nam muốn nhấn mạnh tới khả năng phân biệt của NHHH Cho dù vậy,cách quy định như trên cũng không thật sự sát với đời sống thực tế và các cam kết
quốc tế Nên chăng, trong giai đoạn tới chúng ta cần có một sự thay đổi nhỏ trong
điểm này để theo kịp với thực tế và gần hơn với những chuẩn mực quốc tế
Hơn nữa, cần nhận thấy rằng “tính phân biệt” của NHHH có thể được “tăng
thêm” hoặc bị “mất di” trong quá trình sử dụng Nếu một dấu hiệu lúc đầu không cókhả năng tự phân biệt nhưng do đã được sử dụng rộng rãi như một NHHH đến mức
người tiêu dùng có thể phân biệt được hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu này với
những hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu khác thì vẫn có thể được đăng ký làm
NHHH Điều 6, khoản 2 điểm a Nghị định 63/CP cũng quy định về trường hợp ngoại
lệ này Theo đó thì những dấu hiệu không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa làNHHH là “dấu hiệu không có khả nang phân biệt, như các hình và hình hình hocđơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từ ngữ;
chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dung /r trường hop các dấu hiệu
này đã được sử dung và được thừa nhân rông rấi
Tương tự như vậy, Điều 6, khoản 13 Hiệp định cũng đã mở ra khả năng cho
phép các Bên “quy định một số lượng có giới hạn các ngoại lệ đối với các quyền vềNHHH, như việc sử dụng trung thực các thuật ngữ có tính mô tả” Ở đây Hiệp định
đặt ra điều kiện là việc quy định những ngoại lệ phải có tính đến những lợi ích hợppháp của chủ nhãn và những người khác Quy định này nhằm hạn chế sự lạm dụngcác ngoại lệ, xâm phạm đến lợi ích của chủ nhãn cũng như người tiêu dùng và ảnh
hưởng không tốt tới đời sống xã hội Điều 2 (f) Luật Lanham - như trên đã dé cập
cũng quy định “nếu 5 năm sử dụng liên tục và thực chất” thì được coi là có tính phânbiệt Nói cách khác, khi một nhãn hiệu tự bản thân nó không mang tính phân biệt thì
cơ quan đăng ký phải xem xét qua quá trình sử dụng lâu dài và rộng rãi yếu tố đó có
thể đạt được tính phân biệt hay không
Ngược lại, có những dấu hiệu được bao hộ làm NHHH nhưng qua quá trình
sử dụng đã mất đi tính phân biệt và không được coi là NHHH Những NHHH được
Trang 29đăng ký sau một thời gian sử dụng trở thành tên gọi cho một loại hàng hoá là ví dụđiển hình cho trường hợp này Ví dụ: khi phát minh ra chiếc tủ lạnh, người phátminh đặt cho nó nhãn hiệu là “Refrigerator” nhưng đến nay “Refrigerator” trong
tiếng Anh có nghĩa là tủ lạnh nói chung và thuật ngữ này đã mất đi tính phân biệt,không được coi là NHHH nữa.
NHHH có thể do nhà sản xuất tự nghĩ ra, không hàm chứa ý nghĩa gì liên
quan đến hàng hoá mang nhãn hoặc có thể là những dấu hiệu có sẵn trong tự nhiên
mang tính gợi ý vẫn có tính phân biệt rất cao, đáp ứng yêu cầu bảo hộ làm NHHH
Ví dụ hình ảnh con hạc và vòng tròn vẽ cách điệu - nay đang dần được thay thế bằng
hình ảnh bông sen - của dịch vụ vận tải hàng không Vietnam Airlines hoàn toàn
không liên quan gì đến việc chuyên chở bằng đường hàng không nhưng lại có tính
phân biệt rất cao Tất nhiên, để đạt được điều đó, nhà cung cấp dịch vụ đã phải đầu
tư rất tốn kém vào các chiến dịch quảng cáo làm cho người tiêu dùng biết đến nhãn
hiệu hàng hoá/ dịch vụ của mình Khi muốn thay thế nhãn hiệu hình đã đi sâu vào
tâm trí công chúng nói trên bằng một nhãn hiệu hình khác (có thể có nhiều ý nghĩa
văn hoá truyền thống hơn) - hình ảnh bông sen - Vietnam Airlines lại phải thực hiệnviệc quảng cáo lâu dài và rộng rãi để công chúng biết đến nhãn hiệu mới nêu trên
Có những nhãn hiệu bao gồm những từ ngữ, hình ảnh được sử dụng hàngngày, có ý nghĩa nhất định trong đời sống song ý nghĩa đó không liên quan tới sản
phẩm mang nhãn Ví dụ như nhãn hiệu Apple dùng cho máy tính Trong tiếng Anh,
“apple” có nghĩa là “quả táo” song ý nghĩa này không liên quan tới sản phẩm máy
tính Khi nhà sản xuất máy tính chọn nhãn hiệu “Apple” cho máy tính của mình thì
nó cũng có ý nghĩa phân biệt rất cao Thông qua quá trình quảng cáo sản phẩm lâu
dài và mạnh mẽ, khi nhìn thấy nhãn hiệu “Apple” và hình người tiêu dùng hoàn toànkhông có liên tưởng tới “quả táo” mà sẽ có liên tưởng đến loại máy tính do hãng Xsản xuất và chất lượng có thoả mãn được yêu cầu của họ hay không
Những dấu hiệu “thuần tuý mô ta” (“merely descriptive”) thì không được
đăng ký làm NHHH nhưng những dấu hiệu có tính gợi ý (“suggestive” marks) thì lại
có khả nang dang ky làm nhãn hiệu hàng hoá [34, 538] Những dấu hiệu này làm
cho người tiêu dùng liên tưởng đến sản phẩm mang nhãn bằng cách ngầm chứa
Trang 30xà phòng đó hoặc ẩn ý chất lượng của nó có thể làm sạch và trắng da như ngà voi”
[26, 16] Những dấu hiệu mang tính mô tả hang hoá, dịch vụ thi không có khả năngphân biệt và không được bảo hộ làm NHHH (Điều 6 khoản 2 (c) Nghị định 63/CP)
nhưng nếu nó đã được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài, đã được người tiêudùng chấp nhận như là có một nghĩa thứ hai (secondary meaning) không mang tính
mô tả thì vẫn được bảo hộ (Điều 6 khoản 2.a Nghị định 63/CP) Nghĩa là khi người
tiêu dùng nhìn thấy NH đó họ vẫn có thể xác định được hàng hoá từ nguồn gốc
thương mại xác định Ví dụ: “Clear” là một nhãn hiệu ít nhiều mang tính mô tả khi
nó được gắn lên nước gội đầu vì “Clear” có nghĩa là “sạch sẽ” hay “làm sạch” nhưng
do được sử dung rộng rãi trong mot thời gian dài nên nó đã được nhiều người biếtđến Khi nói đến Clear, hầu hết mọi người đều nhận ra đó là dầu gội đầu do hãng
Unilever sản xuất vì thé mà nhãn hiệu này đã được đăng ký NHHH tại Việt Nam
Với tiêu chuẩn đầu tiên được đặt ra cho mọi dấu hiệu đăng ký bảo hộ làmNHHH là phải có “tính phân biệt”, NHHH nhằm mục đích phân biệt giữa hàng hoá,
dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác Về điểm này, pháp
luật Việt nam đã hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định, TRIPs cũng nhưLuật Nhãn hiệu hàng hoá của Mỹ Tất cả các khái nệm NHHH được quy định tại
Điều 785 Bộ luật Dân su và các văn bản kể trên đều chỉ rõ giới hạn này trong việc
xác định tính phân biệt của nhãn hiệu hàng hoá Doan | khoản | điều 5 TRIPs quy
định: “Any sign, or any combination of sign, capable of distinguising the goods or
services of one undertaking from those of other undertaking, shall be capable of
constituting a trademark”
Luật NHHH của Mỹ (Lanham Act) khi định nghĩa NHHH cũng chi rõ: “the
term “trade mark” includes any word, name, symbol or device or any combinationthereof adopted and used by a manufacturer or merchant to identify his goods anddistinguish them from those manufactured or sold by others”
Các nhà nghiên cứu khi xem xét khả năng của nhãn hiệu hang hoá cũng chi
Trang 31rõ: “nhãn hiệu hàng hoá nhằm phần biệt hàng hoá, dịch vụ của một công ty nhấtđịnh với những hàng hoá/dịch vụ “tương tự” (similar goods) được sản xuất hoặc bán
bởi những doanh nghiệp cạnh tranh với họ” [35, 1] Rõ ràng ở đây thuật ngữ “those”
hay “similar goods” phải được hiểu là hàng hoá, dịch vụ cùng loại Khi xem xét mộtdấu hiệu có đáp ứng được yêu cầu về “tính phân biệt” để được đăng ký làm NHHH
hay không, cần phải đặt hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu trong mối liên hệ với các
hàng hoá, dịch vụ cùng loại với nó - nghĩa là những hàng hoá, dịch vụ đó có thể cạnh
tranh với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn; có thể gây nhầm lẫn làm cho người tiêu
dùng không các định được nguồn gốc thương mại của sản phẩm Tuy nhiên pháp
luật Việt Nam hiện hành chưa có văn bản nào quy định về những tiêu chí xác định
“hàng hoá, dịch vụ cùng loại” (khái niệm “hàng hoá, dịch vụ cùng loại đã từng được
đề cập trong Quy chế xét nghiệm nhãn hiệu hàng hoá số 191/QCXN (6/4/1994) của
Cục Sở hữu công nghiệp nhưng Quy chế này đã hết hiệu lực từ ngày 24/10/1996) vì
thế “cần phải có quy định cụ thể về “hàng hoá, dich vu cùng loại” để tránh những
mâu thuẫn khi áp dụng trên thực tế “[29, 88]
Từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng NHHH chỉ nhằm phân biệt hàng
hoá, dịch vụ của một doanh nghiệp với những sản phẩm cùng loại của doanh nghiệpkhác mà thôi Tuy vậy, ở đây vẫn có một trường hợp ngoại lệ: đối với những NHHH
nổi tiếng thì mọi dấu hiệu trùng với nó đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ cùng loại haykhông cùng loại đều không được chấp nhận bảo hộ làm NHHH
Tính phân biệt là tiêu chí cực kỳ quan trọng để xem xét một dấu hiệu có thể
được bảo hộ làm NHHH hay không Mặc dù pháp luật các nước thường không đưa
ra khái niệm “tính phân biệt” của NHHH song đều chỉ rõ những trường hợp nào thìnhãn hiệu bị coi là không có tính phân biệt Những trường hợp đó sẽ bị từ chối đăng
ký làm NHHH Ở Việt Nam hiện nay, các trường hợp không được bảo hộ làmNHHH được quy định tại Điều 6 khoản 2 Nghị định 63/CP Các trường hợp tương tựcũng được quy định tại Luật Lanham 1946 Tuy nhiên, vấn đề này lại không được
quy định trong TRIPS vì điều ước quốc tế này với tư cách là một điều ước đaphương, một văn bản pháp lý quốc tế không có các quy định cụ thể
Trang 32Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ không trực tiếp quy định nhữngtrường hợp nào bị coi là thiếu tính phân biệt và không được bảo hộ làm NHHH Tuy
vậy từ quy định về quyền mà chủ nhãn có thể thực hiện nhằm bảo vệ các lợi ích hợppháp của mình (Điều 6.2), có thể chỉ ra trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính
phân biệt như sau:
* Thiếu tính phân biệt do trùng hoặc tương tự với một nhấn hiệu đã được
đăng ký
Theo Điều 6.2 Hiệp định thì “mỗi Bên dành cho chủ nhãn hiệu đã đăng kýquyền ngăn cản tất cả những người không được phép của chủ sở hữu khỏi việc sửdụng trong kinh doanh các dấu hiệu gắn lên hàng hoá, dịch vụ mà trùng với các dấuhiệu đã được gắn lên hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký của chủ nhãn, nếu việc sửdụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn”
Chức năng đầu tiên và cơ bản của NHHH là để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của những cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau Chính vì thế, bất kỳ dấu hiệu nàotrùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được đăng ký (nhãn hiệu đối chứng) phải
bị từ chối bảo hộ làm NHHH do nó sẽ gây ra sự nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại
của hang hoá, làm cho người tiêu dùng không thể xác định duoc hàng hoá đó do ai
sản xuất; việc từ chối bảo hộ còn nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu đối
chứng Để tránh “nguy cơ gây nhầm lẫn” thì những dấu hiệu nói trên sẽ không được
bảo hộ làm nhãn hiệu hàng hoá Tuy vậy, Hiệp định cũng không chỉ rõ thế nào là
“có nguy cơ gây nhầm lẫn” mà chỉ nêu trường hợp “sử dụng dấu hiệu trùng với nhãnhiệu đã được đăng ký cho các hàng hoá, dịch vụ thì bị coi là có nguy cơ gây nhầm
lan”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các trường hop không được bao hộ
làm NHHH do trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được đăng ký được quy
định rất rõ ràng tại Điều 6 khoản | điểm b, c, d, e Nghị định 63/CP Theo đó thì tất
cả những dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một
Trang 33người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc được bảo hộ theo các Điều ướcquốc tế mà Việt Nam tham gia, hoặc với một nhãn hiệu đã được nêu trong văn bằng
bảo hộ NHHH đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả
các đơn về NHHH được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia);thậm chí trùng, tương tự với những NHHH đã hết hoặc bị đình chỉ hiệu lực (nhưng
chưa quá 5 năm kể từ ngày đó); trùng hodc tương tự với nhãn hiệu của người khácđược coi là nổi tiếng theo Điều 6 bis Công ước Paris hoặc với nhãn hiệu của người
khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi đều không được bảo
hộ làm NHHH.
Tuy vậy, cũng giống như quy định của Hiệp định; pháp luật Việt Nam chưa
có quy định cu thể thế nào là “ tới mức gây nhầm lẫn” Điều này có thể lý giải bởi
“tương tự tới mức gây nhầm lẫn” là một khái niệm trừu tượng, chỉ có thể định tính
mà rất khó định lượng, lại càng khó khăn trong việc pháp điển hoá bằng pháp luật.Đây cũng là điểm thiếu trong pháp luật của nhiều nước, trong đó có Mỹ Vì thế cóthể hiểu được sự thiếu hụt của những quy định trong pháp luật Việt Nam hiện nay về
vấn đề này Tuy nhiên, với tư cách là một bên trong Hiệp định thương mại Việt Nam
- Hoa Kỳ, khi mà những quy định của Hiệp định vẫn còn bỏ ngỏ về vấn đề có liênquan, đòi hỏi các nhà lập pháp của chúng ta trong tương lai cần thiết phải làm rõkhái niệm này trong các văn bản pháp luật
Việc xác định những trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt
cũng được quy định tại Luật NHHH năm 1946 của Mỹ Theo Điều 2 của Luật nàythì “đơn xin đăng ký NHHH sẽ không bi từ chốt, trừ khi nó giống một nhãn hiệu da
được đăng ký tại Cục Nhãn hiệu hàng hoá và Sáng chế, hoặc một nhãn hiệu hay tên
thương mại trước đó đã được sử dụng ở lãnh thổ Hoa Kỳ bởi một người khác mà
người này chưa từ bỏ quyền sử dụng Khi nhãn hiệu hay tên thương mại này cũng
được sử dụng đối với hàng hoá của người nộp đơn tới mức có thể gây ra sự hiểu lầm
hoặc dối trá” Cũng giống như quy định của pháp luật Việt Nam hay Hiệp định, khi
một dấu hiệu xin đăng ký làm NHHH mà giống một NH đã được đăng ký tại cơ
quan có thẩm quyền ở Hoa Kỳ thì sẽ bị từ chối đăng ký Hơn thế nữa, việc đăng ký
đó còn có thể bị từ chối cả khi nhãn đối chứng đã được sử dụng trước so với nhãn xin
Trang 34đăng ký (mà không cần phải là nhãn đối chứng đã được đăng ký).
Nếu dấu hiệu xin đăng ký giống với một tên thương mại đã được người khác
sử dụng trước thì dấu hiệu đó vẫn bị từ chối đăng ký Đây là điểm khác giữa quy
định của pháp luật Hoa Kỳ so với pháp luật Việt Nam cũng như Hiệp định Điều này
xuất phát từ những khác biệt trong sự phát triển kinh tế, điều kiện địa lý và truyềnthống pháp luật cũng như những nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng pháp luật về
NHHH giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
* Thiếu tính phân biệt do sử dụng các thuật ngữ chỉ dan chung
Các thuật ngữ chỉ dẫn chung về hàng hoá hoặc dịch vụ sẽ không được đăng
ký làm NHHH bởi nó không có khả năng xác định nguồn gốc thương mại của một
loại hàng hoá, dịch vụ mà chỉ xác định một loại hay một nhóm hàng hoá, dịch vụ mà
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn thuộc về nhóm đó Điều này được quy định tại Điều6.14 Hiệp định “ Mỗi Bên đều cấm đăng ký làm NHHH đối với các từ ngữ chỉ dẫnchung về hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc loại hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu
đó” Để tránh tình trạng độc quyền sử dụng những thuật ngữ này và ngăn chặn khảnang gây nhầm lẫn, Hiệp định yêu cầu các bên liên quan cấm việc dang ký làmNHHH đối với những thuật ngữ nói trên Về điểm này có thể nói pháp luật Việt Nam
đã đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của Hiệp định, trong khi pháp luật Mỹ lại không có
quy định rõ ràng về vấn đề này
Theo Điều 6.2.b Nghị định 63/CP quy định: “Dấu hiệu, biểu tượng quy ước,
hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào đã được
sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến” sẽ thuộc loại thuật ngữ chung
và không được bảo hộ làm NHHH Ví dụ: không thể dùng từ “Motorbike” làm
NHHH cho một loại xe máy vì trong tiếng Anh từ này có nghĩa là xe máy Nếu dùng
nó làm nhãn hiệu hàng hoá thì nhãn hiệu sẽ trùng với tên gọi của loại hàng hoá đó và
sẽ không có tính phân biệt.
Bên cạnh những trường hợp thiếu tính phân biệt trên đây như quy định củaHiệp định, pháp luật Việt Nam còn chỉ ra những dấu hiệu khác cũng thiếu tính phânbiệt (Điều 6 khoản 1 (0, (g), (h) , Điều 6 khoản 2 (a) Nghị định 63/CP) Đó là các
Trang 35dấu hiệu:
- Tring hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác
đang được bảo hộ, hoặc với chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hoá)
đang được bảo hộ
- Tring với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu
cấp văn bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn
- Tring với một hình tượng, nhân vat đã thuộc quyền tác gia của người khác trừ
trường hợp được người đó cho phép
- - Dấu hiệu không có khả nang phân biệt như các hình và hình hình hoc đơn
giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm như một từngữ, chữ nước ngoài thuộc các ngôn ngữ không thông dụng trừ trường hợp
các dấu hiệu này đã được sử dụng và được thừa nhận một cách rộng rãi
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ ngôn ngữ
nào là ngôn ngữ thông dụng Thực tế cho thấy, một dấu hiệu có kha nang được đăng
ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ nếu nó thuộc ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Nga, tiếng Trung Như vậy, những ngôn ngữ nào phổ biến trên thế giới, được
sử dụng và nhiều người biết đến tại Việt Nam thì được coi là ngôn ngữ thông dụng
Những dấu hiệu đơn thuần mang tính mô tả cũng không được bảo hộ làm
NHHH theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 6 khoản 2.c ND 63/CP) bởi
chúng thuần tuý chỉ ra chất lượng, chủng loại, tính chất của hàng hoá Vì thế
chúng không có giá trị phân biệt và không thể được bảo hộ Hiệp định thương mạiViệt Nam - Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về vấn đề này
Bên cạnh những trường hợp không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt thì
pháp luật của hầu hết các nước, kể cả Việt nam và một số Điều ước quốc tế (như
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) còn quy định những trường hợp khôngđược bảo hộ vì những lý do khác Trong những trường hợp này, bản thân dấu hiệu đó
có thể đã có tính phân biệt hoặc có thể đạt được tính phân biệt thông qua quá trình
sử dụng nhưng vì một số lý do do pháp luật quy định nên không được bảo hộ làm
Trang 36nhãn hiệu hàng hoá.
2.1.3 Các trường hợp không được bảo hộ vì những lý do khác
Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ quy định về vấn đề này như sau:
“Một Bên có thể từ chối đăng ký những NHHH gồm hoặc chứa các dấu hiệu trái đạođức mang tính lừa dối hoặc gây tai tiếng, hoặc dấu hiệu có thể bêu xấu hoặc gây
hiểu sai về một người đang sống hay đã chết, tổ chức, tín ngưỡng hoặc biểu tượngquốc gia của một bên hoặc làm cho các đối tượng đó bị khinh thị hoặc mất uy tín ”
(Điều 6.14 Chương II Hiệp định)
Những nhãn hiệu trái với các giá trị đạo đức hay chính sách công cộng sẽ
không được dang ký làm NHHH, ví dụ các từ ngữ, hình ảnh phân biệt chủng tộc hay
khiêu dâm, kích động bạo lực Liên quan tới những dấu hiệu thuộc loại này, pháp
luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể
Những nhãn hiệu mang tính dối lừa người tiêu dùng về chất lượng, xuất xứ,tính năng , hay bất kỳ đặc điểm nào đó của hàng hoá thì theo quy định của hiệp
định cũng như pháp luật Việt Nam ( Điều 6 khoản 2 (d) ND 63/CP) đều không được
đăng ký bảo hộ làm NHHH
Điều 2.a và Điều 2.e.1 Luật NHHH của Mỹ cũng có quy định về vấn dé này
Theo đó những nhãn hiệu bao gồm những dấu hiệu lừa dối hoặc mô tả hàng hoákhông chính xác nhằm lừa dối nói chung đề không được bảo hộ làm nhãn hiệu hàng
hoá, trừ trường hợp nhãn hiệu đó có yếu tố đánh lừa nhưng qua quá trình sử dụng đã
tạo nên tính phân biệt giúp người tiêu dùng biết rõ về tính chất, đặc điểm, chất
lượng, giá trị thật của hàng hoá đó
Bên cạnh đó, những dấu hiệu có thể bêu xấu hoặc gây hiểu sai về một ngươi
đang sống hay đã chết cũng không dược đăng ký nhãn hiệu hàng hoá theo quy định
của Hiệp định Đối với pháp luật Việt Nam, chỉ những anh hùng dân tộc, danh nhânmới là đối tượng loại trừ, không cho phép các dấu hiệu tương tự tới mức gây nhầm
Trang 37lẫn với ho được dang ký làm NHHH
Những dấu hiệu làm cho các tổ chức, biểu tượng quốc gia bị khinh thị, mất uy
tín sẽ làm ảnh hưởng tới các tổ chức, quốc gia đó vì thế theo quy định của Hiệp định,
những dấu hiệu phải bị cấm đăng ký làm NHHH Theo quy định của pháp luật Việt
Nam thì các dấu hiệu, biểu trưng, biểu tượng của các quốc gia, các tổ chức cũng
mang tính độc quyền của các quốc gia, tổ chức và không được đăng ký làm NHHHtrừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép (Điều 6 khoản 2 (g) ND 63/CP)
Tóm lại, về những trường hợp không được bao hộ làm NHHH, pháp luật ViệtNam đã phù hợp với những yêu cầu của Hiệp định và trong một số trường hợp đã có
quy định rất cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế.Những quy định này của chúng ta không chỉ gần với chuẩn mực quốc tế mà còn đáp
ứng được nhu cầu bảo hộ quyền SHCN ở Việt Nam trong thời gian qua
2.2 Trình tự thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đôi voi NHHH
Quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH là một trong những quyền sở hữucủa công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ (Điều 60 Hiến pháp 1992) Tuy
nhiên, khác với quyền sở hữu đối với những tài sản thông thường khác, quyền này
chỉ phát sinh trên cơ sở văn bang bảo hộ NHHH của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (Điều 780 Bộ luật Dan sự) hoặc những sự kiện pháp lý làm chuyển giao
quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác
Trong khuôn khổ một Hiệp định song phương, Hiệp định thương mại ViệtNam - Hoa Kỳ không đề cập cu thể tới trình tự, thủ tục xác lập quyền SHCN đối vớiNHHH mà chỉ quy định chung về việc đăng ký tại Điều 6 Theo đó, người nộp hồ sơđăng ký một nhãn hiệu sẽ bị từ chối hay nếu đã đăng ký sẽ bị thu hồi giấy đăng kýnếu nhãn hiệu giống hay tương tự nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký ở bất kỳ nước
thành viên nào của Công ước Paris mà Mỹ và Việt Nam đều là thành viên Chẳng
hạn, giả sử dù IBM hay Microsoft không đăng ký ở Việt Nam, Cục Sở hữu Trí tuệ
Việt Nam cũng sẽ không cấp giấy đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho một công ty Việt
Trang 38Nam xin đăng ký nhãn hiệu này hay nhãn hiệu tương tự như IBM - V hay Microsoft.
Vì thế ở Việt Nam, Vinamilk là nhãn hiệu nổi tiếng thì khi đăng ký nhãn hiệu này ởHoa Kỳ, Vinamilk phải được ưu tiên Không thể có một công ty nào đó của Hoa Kỳđăng ký sử dụng nhãn hiệu này và cấm các sản phẩm của Vinamilk xuất hiện trên thị
trường Hoa Ky Tuy nhiên, Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ cũng da đưa
ra định nghĩa thế nào là nổi tiếng để tránh tranh cãi về sau Về điểm này pháp luậtViệt Nam đã có quy định cu thể phù hợp với quy định của Hiệp định (Điều 6.e ND
63/CP) Theo Điều 6.3 Hiệp định thì muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá thường phảithật sự sử dụng nhãn hiệu đó Tuy nhiên, không được từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý
do, ý định sử dụng chưa được thực hiện Thời hạn tối đa hoãn ý định sử dụng nhãn
hiệu là 3 năm kể từ ngày nộp “nghĩa là một công ty Hoa Kỳ vẫn có thể đăng ký nhãn
hiệu Việt Tiến cho mặt hàng áo sơ mi (nếu chưa có ai đăng ký) và không nhất thiết
phải có sản phẩm này trên thị trường trong vòng 3 năm [38]
Về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH, Hiệp
định chỉ quy định như sau:
A Việc xét nghiệm đơn
B Việc thông báo cho người nộp đơn về các lý do từ chối đăng ký một NHHH
C Cơ hội hợp lý dành cho người nộp đơn trình bày ý kiến về thông báo đó
D Việc công bố nhãn hiệu hàng hoá trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu đượcđăng ký; và
E Cơ hội hợp lý dành cho những người có liên quan được yêu cầu huy bỏ hiệulực đăng ký NHHH (Điều 6.4 Hiệp định Thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ)
Theo quy định này, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có trách nhiệm quy định cụ thể
về những vấn đề được đề cập trên đây nhằm tạo ra một hệ thống đăng ký NHHH dễdàng, thuận lợi và hiệu quả cho người nộp đơn Mặc dù Hiệp định chỉ đề cập tớinhững vấn đề như xét nghiệm đơn, yêu cầu thông báo về lý do từ chối đăng ký bảo
hộ nhưng pháp luật Việt Nam đã có những quy định có thể nói là rất cu thể, chitiết cả về những vấn đề như căn cứ xác lập quyền, các chủ thể được quyền yêu cầubảo hộ, trình tự thủ tục cần phải đáp ứng để được bảo hộ làm NHHH
Trang 39sản xuất, hoạt động dịch vụ và thương mại hợp pháp Ngoài những cá nhân, pháp
nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh thì pháp luật còn cho phép những “chủ thể khác” như các hộ gia đình, cá nhânsản xuất cá thể hoặc làm dịch vụ có thu nhập thấp mà pháp luật quy định không phải
đăng ký kinh doanh nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp vẫn có quyền nộp
đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH Tuy vậy, những chủ thể này phải có giấyxác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc có hoạt động sản xuất, kinhdoanh hợp pháp của họ Các chủ thể nêu trên không chỉ là những cá nhân, pháp
nhân mang quốc tịch Việt Nam mà còn bao gồm cá nhân, pháp nhân nước ngoài
Về điểm này, Luật NHHH Mỹ cũng giống với quy định của pháp luật Việt
Nam, cho phép tất cả những người sử dụng NHHH trong sản xuất thương mại có thể
yêu cầu đăng ký bao hộ NHHH (Điều | Luật NHHH Mỹ 1946 (15 U.S.C 1051)
Những quy định khá thoáng này của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ chophép các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh có cơ hội khẳng định
uy tin, vi thế của mình trên thương trường thông qua một NHHH được dang ky Tuy
nhiên, khác với pháp luật Việt Nam, Luật NHHH Mỹ không đề cập tới tính chất
“hợp pháp” trong hoạt động sản xuất, thương mại của những người nộp đơn yêu cầu
đăng ký bảo hộ NHHH
Những chủ thể có quyền nộp đơn nêu trên cũng có những quyền và nghĩa vụ
nhất định theo quy định của pháp luật Họ có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ
chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành nộp đơn và các thủ tục khác cóliên quan (Điều 789 Bộ luật Dân sự, Điều 15 Khoản 2 Nghị định 63/CP)
Trang 40Các cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris hoặc cácnước ký kết với Việt Nam các thoả thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận
nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, có thể trực tiếp hoặc
uy quyền cho tổ chức dịch vụ sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn và tiếnhành các thủ tục có liên quan Nếu thường trú tại Việt Nam; có đại diện hợp pháp tạiViệt Nam hoặc có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam Nếu
không, họ chỉ có thể nộp đơn cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan
thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện
Các chủ thể nêu trên còn có quyển được hưởng quyền ưu tiên, theo đó “nếu
có từ 2 chủ thể trở lên đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cùng với mộtNHHH dùng cho cùng một loại sản phẩm, dịch vụ thì khi được cấp, văn bằng bảo hộ
được cấp cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn đó” (Điều 16Khoản | Nghị định 63/CP) Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nộp đơn
và ưu tiên cho người nộp đơn đầu tiên
Người nộp đơn còn có quyền rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ vào bất kỳ
thời điểm nào trước khi ra quyết định cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ (Điều 19Nghị định 63/CP) Việc rút đơn yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản gửi tớiCục Sở hữu Công nghiệp Sở di như vậy là bởi vì việc có xác lập quyền sở hữu côngnghiệp đối với NHHH hay không là một quyền dân sự của công dân, họ có thể thựchiện hoặc không thực hiện tuỳ theo ý chí của mình Đến trước thời điểm có quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo
hộ, người nộp đơn hoàn toàn có quyền rút đơn, không xác lập quyền sở hữu côngnghiệp đối với NHHH và điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật
Người nộp đơn còn có quyền khiếu nại quyết định từ chối chấp nhận đơn yêu
cầu cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 63/CP
Bên cạnh những quyền nêu trên, người nộp đơn cũng có những nghĩa vụ nhấtđịnh: như nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu về đơn, nghĩa vụ đảm bảo sự trung thực củathông tin, nghĩa vụ nộp phí, lệ phí Để được cấp văn bằng bảo hộ NHHH, người nộp
đơn phải tiến hành theo một trình tự thủ tục nhất định: