MỤC LỤC
Với tư cách là một “dấu hiệu” chỉ ra người sản xuất hàng hóa, dịch vụ đó là ai, NHHH không chỉ giúp người tiêu dùng nhận ra một sản phẩm trong nhiều sản phẩm cùng loại mà còn thể hiện được uy tín của doanh nghiệp và đương nhiên là gắn với cơ hội chiếm lĩnh thị phần của nó. Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, NHHH giúp họ phân biệt hàng hóa dịch vụ với những sản phẩm cùng loại, xác định được chất lượng sản phẩm, mang lại thông tin có ích cho họ, giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm kiếm, đồng thời có thể đưa ra nhữg quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin có sẵn và những kinh nghiệm trước đó với sản phẩm.
Điều đó đòi hỏi pháp luật các nước phải có cơ chế pháp lý thực sự hiệu quả nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH, hạn chế những hành vi sử dụng NHHH làm công cụ cạnh tranh không lành mạnh.
Khi xem xét một dấu hiệu có đáp ứng được yêu cầu về “tính phân biệt” để được đăng ký làm NHHH hay không, cần phải đặt hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu trong mối liên hệ với các hàng hoá, dịch vụ cùng loại với nó - nghĩa là những hàng hoá, dịch vụ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn; có thể gây nhầm lẫn làm cho người tiêu dùng không các định được nguồn gốc thương mại của sản phẩm. Ngoài những cá nhân, pháp nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì pháp luật còn cho phép những “chủ thể khác” như các hộ gia đình, cá nhân sản xuất cá thể hoặc làm dịch vụ có thu nhập thấp mà pháp luật quy định không phải đăng ký kinh doanh nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp vẫn có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH. Ngoài việc xác lập quyền SHCN đối với NHHH theo van bang bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH còn có thể phát sinh trên cơ sở Quyết định chấp nhận bảo hộ NHHH đăng ký quốc tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với NHHH được đăng ký quốc tế theo thoả ước Mardrid; trên cơ sở quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc phát minh trên những căn cứ khác như thông qua hợp đồng, do thừa kế.
Mac dù Hiệp định Thuong mại Việt Nam — Hoa Kỳ đưa các quy định cu thể về thủ tục chế tài trong tố tung dân sự và hành chính vào một phần chung nhưng phần này chỉ phân tích một số khía cạnh liên quan đến tố tụng hành chính được quy định trong Hiệp định, các yêu cầu cụ thể về thủ tục và chế tài dan sự sẽ được phân tích cụ thể ở phần các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá bang biện pháp dân sự. Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án Hành chính thì cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính lần đầu mà không có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính cuối cùng bởi theo Điều 3 và Điều 13 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không được giải quyết hoặc đã được giải quyết lần đầu nhưng người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có. Chỉ trong rất ít các trường hợp, quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có thể được xem xét lại khi phát hiện có tình tiết mới hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Điều 15 ND62/CP 14/6/2002) sửa đổi bổ sung một số điều của ND67/CP (7/8/1999) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.
Theo Điều 12.A Hiệp định, cả trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, cả phía Việt Nam và Hoa Kỳ phải cho phép các cơ quan tư pháp của mình: trong trường hợp một bên trong vụ kiện đã đưa ra chứng cứ có thể có được đủ để chứng minh cho yờu cầu của bờn đú và chỉ rừ chứng cứ thớch hợp để chứng minh những yờu sỏch của họ nằm dưới sự kiểm soát của phía bên kia, được quyền buộc phía bên kia đưa ra. Để dam bảo cho co quan tu pháp có đủ điều kiện cần thiết nham thực thi một cách hữu hiệu việc bảo hộ quyền SHTT, Hiệp định cũng yêu cầu Việt Nam và Hoa Kỳ phải cho phép cơ quan tư pháp của mình được ban hành lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 13 Chương II Hiệp định) để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, quyền sở hữu đối với NHHH nói riêng và để bảo vệ chứng cứ liên quan đến hành vi đang bị kiện là xâm phạm. Việc thực hiện những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu NHHH ngay tại biên giới sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc bảo về quyền này bởi lẽ nếu những hàng hoá vi phạm quyền sở hữu NHHH được phát hiện, xử lý ngay từ khi chúng chưa xâm nhập vào mạng lưới lưu thông sẽ làm giảm lượng hàng giả trên thị trường, tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ nhãn và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý.
Trước nguy cơ bị 4p dụng các biên pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật, chủ cửa hàng số 5 phố Nhà Thờ đã phải dỡ bỏ biển hiệu, loại bỏ những giấy tờ giao dịch, nhãn treo, danh thiếp có sử dụng dấu hiệu Chanell và dấu hiệu hình với sự chứng kiến của Công ty Phạm & Liên danh [25, 3 - 4]. Trước mat, cần ban hành một Nghị định của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thay thế cho Nghị định 12/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Nghị định 31/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Nên sửa đổi cách thức xác định vi phạm hành chính dựa trên nguyên tắc: Mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được và tang theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng.
Những quy định này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định, nhưng để hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi cho răng cần đưa ra quy định cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện và biện pháp xác định và bảo vệ những thông tin bí mật, đồng thời có quy định chi tiết hơn về việc áp dụng các biện pháp khan cấp tạm thời để tránh lạm dụng hoặc sự vô hiệu hoá quyền này của nguyên đơn do yêu cầu nguyên đơn phải nộp tiền bảo chứng quá cao. Cụ thể: Toà án nhân dân có chức năng giải quyết các vụ kiện dân sự liên quan đến NHHH, có quyền đưa ra các lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành các nghĩa vụ dân sự hoặc ra lệnh điều tra về hành vi xâm pham và ra các quyết định về các biện pháp xử lý như buộc đình chỉ hành vi xâm phạm, buộc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, buộc xin lôi. Để tránh tình trạng chồng chéo,“cần xem xét để phân công lại chức năng, quyền hạn của từng cơ quan theo hướng bố trí một cơ quan làm đầu mối, có chức năng tiếp nhận các đơn yêu cầu xử lý hành chính, thụ lý đơn và đề xuất các biện pháp xử lý cũng như cơ quan thực hiện, gửi đơn yêu cầu cùng kết quả thụ lý cho cơ quan nói trên xem xét.” [20, 16].
Các cơ quan này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với bản thân chủ sở hữu NHHH để phát hiện kịp thời, nhanh chóng những hành vi xâm phạm quyền và có phương hướng xử lý đúng đán, nghiêm khác nhằm xử lý người vi phạm, giáo dục, ngăn ngừa những hành vi vi phạm trong tương lai của các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội.