MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị. Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền của đất nước. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng ta đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; nhanh chóng phát triển kinh tếxã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh” 21.Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong hơn 20 năm đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, cùng với việc tuyên truyền toàn diện, sâu rộng về công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo được tiến hành thường xuyên và đã có những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân và cả hệ thống chính trị về chủ quyền biển đảo. Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo đã đóng góp tích cực vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trước các hành vi, thủ đoạn xâm lấn và gây mất ổn định trên biển.Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, từ hơn 80 năm trước, những người cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sớm khai thác, sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén phục vụ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng. Cũng từ đó, nền báo chí cách mạng nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên tục phát triển, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.Trong hơn 20 năm qua, song hành cùng công cuộc đổi mới của đất nước, báo chí cách mạng nước ta đã có những bước phát triển, đổi mới mạnh mẽ, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và dân dân. Nhiều cơ quan báo chí vừa giữ vững tôn chỉ mục đích, vừa không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, thông qua đó, góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc trong công chúng, đưa văn hóa trở thành nguồn nội lực để phát triển bền vững.Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử luôn là vấn đề có ý nghĩa thời sự thiết thực với đông đảo công chúng báo chí. Tuyên truyền về biển đảo đang là trọng tâm của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, thể hiện rõ bản lĩnh, chủ quyền Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định: công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chủ quyền biển đảo là một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnh trong hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện thành công Chiến lược 47. Mục tiêu của công tác tuyên truyền về biển đảo chính là làm cho cộng đồng quốc tế hiểu được lịch sử lâu đời và chủ quyền biển Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982; hiểu được những quy định của pháp luật Việt Nam khi tham gia giao thông hàng hải trong phạm vi các vùng chủ quyền trên biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Công tác tuyên truyền về biển đảo cũng làm cho người dân Việt Nam thấy được vị trí và tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, hiểu được chủ quyền đất nước mình đối với các vùng biển đảo để từ đó thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển. Tuy nhiên, việc tuyên truyền về biển, đảo trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung và hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú, đa dạng; thông tin về biển đảo còn chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net từ tháng 1122013) nhằm góp phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên truyền của Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net về những nội dung liên quan đến vấn đề tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử, qua đó hy vọng kiến giải những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử hiện nay.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có cácvùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải ráctrên biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảoHoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển Biển và đảo ngày càng có vai trò quantrọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị Vì vậy, lịch sử phát triển củađất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủquyền của đất nước Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng ta đãchỉ rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọngđiểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc giamạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốctế; nhanh chóng phát triển kinh tế-xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốcphòng, an ninh” [21]
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong hơn 20năm đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, cùng với việc tuyên truyền toàn diện,sâu rộng về công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo được tiến hành thường xuyên và
đã có những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân
và cả hệ thống chính trị về chủ quyền biển đảo Thực tế cho thấy, công táctuyên truyền về chủ quyền biển đảo đã đóng góp tích cực vào việc đấu tranhbảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trước các hành vi, thủ đoạn xâm lấn vàgây mất ổn định trên biển
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Nhận thức được
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, từ hơn 80 năm trước, nhữngngười cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc đã sớm khai thác, sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén phục vụ yêu
Trang 2cầu, mục tiêu của cách mạng Cũng từ đó, nền báo chí cách mạng nước ta,dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên tục phát triển, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
Trong hơn 20 năm qua, song hành cùng công cuộc đổi mới của đấtnước, báo chí cách mạng nước ta đã có những bước phát triển, đổi mới mạnh
mẽ, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với sự tin cậy củaĐảng, Nhà nước và dân dân Nhiều cơ quan báo chí vừa giữ vững tôn chỉ mụcđích, vừa không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, thông qua đó,góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc trong công chúng, đưa văn hóa trởthành nguồn nội lực để phát triển bền vững
Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử luôn là vấn đề có ý nghĩathời sự thiết thực với đông đảo công chúng báo chí Tuyên truyền về biển đảođang là trọng tâm của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm của dư luậntrong nước và quốc tế, thể hiện rõ bản lĩnh, chủ quyền Việt Nam
Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020 đã khẳng định: công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chủquyền biển đảo là một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnhtrong hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện thành công Chiến lược [47]
Mục tiêu của công tác tuyên truyền về biển đảo chính là làm cho cộngđồng quốc tế hiểu được lịch sử lâu đời và chủ quyền biển Việt Nam theoCông ước quốc tế về Luật Biển năm 1982; hiểu được những quy định củapháp luật Việt Nam khi tham gia giao thông hàng hải trong phạm vi các vùngchủ quyền trên biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế Công tác tuyêntruyền về biển đảo cũng làm cho người dân Việt Nam thấy được vị trí và tầmquan trọng của biển đảo Việt Nam, hiểu được chủ quyền đất nước mình đốivới các vùng biển đảo để từ đó thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mìnhtrong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Tuy nhiên,
Trang 3việc tuyên truyền về biển, đảo trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêngvẫn còn nhiều hạn chế Nội dung và hình thức tuyên truyền còn chưa phongphú, đa dạng; thông tin về biển đảo còn chưa nhiều Vì vậy chúng tôi chọn đềtài “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát
Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net từ tháng 1-12/2013) nhằm góp
phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên
truyền của Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net về những nội dung
liên quan đến vấn đề tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử, qua đó hy vọngkiến giải những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền biển đảotrên báo điện tử hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trong nước, đã có không ít những tài liệu, những công trình nghiên cứu
về biển, đảo phản ánh những góc cạnh khác nhau về biển đảo, có thể kể đến
như: Đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã (năm 2003); Tài liệu của Bộ
Ngoại giao gồm: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” (tháng 9/1979), sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 1/1982), “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế” (tháng 4/1988)…
Ở ngoài nước, cũng đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về biển,đảo của các nhà khoa học nước ngoài được xuất bản và dịch sang tiếng Việt.Với cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã phân tích, làm rõ vị trí, tầmquan trọng cả về địa kinh tế, địa chính trị - quân sự của những quốc gia có
biển, tiềm năng của biển, như: “Từ điển La tinh - An Nam” của Jean Louis Taberd, (năm 1838); “Phương Đình địa dư chí” bản dịch của Ngô Mạnh Nghinh, (năm 1960); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa” của nhà nghiên cứu người Pháp Monique Chemiller - Gendreu, (năm
Trang 41998); “Giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua biện pháp tài
phán” của Matthias Fueracker tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, (năm
2009); “Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của “đường lưỡi
bò” của Daniel Schaeffer tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, (năm 2009);
“Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực” của Giáo sư Carlyle A Thayer tại Hội thảo quốc tế về
Biển Đông (2009)…
Về sách, có thể kể đến những cuốn như: “Biển Đông hợp tác vì phát triển
an ninh trong khu vực” của Đặng Đình Quý, Nhà xuất bản Thế giới
(2010);“Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam (2013); “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam”, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ (năm 2011); “Biển Đông yêu dấu”, của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Toản, Nhà xuất bản Trẻ, (năm
2011) “Việt Nam đất biển trời” (năm 1990) và “Cuộc tranh chấp Việt
-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (năm 1995) của Lưu Văn
Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội ấn hành; Các văn bản pháp
quy về biển và quản lý biển của Việt Nam, của Ban Biên giới Chính phủ do
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành (năm 1995)
Liên quan đến chuyên ngành Báo chí học, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu về biển đảo như: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “So sánh phương
thức tuyên truyền về biển Đông giữa báo chí Việt nam và báo chí Trung Quốc” của Văn Nghiệp Chúc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2012);
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Thông tin về Việt Nam trên báo điện tử Hoàn
Cầu (Trung Quốc) của Bùi Quỳnh Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(năm 2013); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Thông tin về chủ quyền biển đảo
trên kênh VTV Đà Nẵng” của Văn Công Nghĩa, Trường Đại học Khoa học xã
Trang 5hội và Nhân văn (năm 2014); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Vấn đề chủ
quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” của Nguyễn Thị
Quỳnh Nga, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (năm 2013);
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam với
công tác thông tin đối ngoại hiện nay” của Nguyễn Thùy Chi, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền (năm 2012); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Báo Biên
phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” của Phùng
Quốc Việt, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2004); Khóa luận tốt
nghiệp “Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam” của Nguyễn Thị
Thơm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2014); Khóa luận tốt nghiệp
“Công tác tuyên truyền về biển đảo và bộ đội hải quân của báo Hải quân Việt Nam” của Lưu Công Luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm
2014)…
Như vậy, xét ở cả trong và ngoài nước cho đến nay, mặc dù đã có không ítnhững đề tài, công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau về biển đảonhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tuyên truyền về biểnđảo trên báo điện tử Việt Nam, vì vậy đề tài chúng tôi thực hiện là đề tài cónội dung nghiên cứu rõ ràng và độc lập, không trùng với bất kì công trìnhnghiên cứu khoa học nào đã được công bố
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tửViệt Nam hiện nay, luận văn sẽ chỉ ra những khó khăn và hạn chế khi thôngtin vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6- Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn triển khai một số nhiệm vụ chínhsau đây:
+ Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như:một
số khái niệm về tuyên truyền, biển đảo, tuyên truyền biển đảo, báo điện tử.Vai trò của báo điện tử trong tuyên truyền về biển đảo; Nội dung tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam; Ưu điểm và hạn chế của báo điện tửkhi tuyên truyền về biển đảo; Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyêntruyền về biển đảo trên báo điện tử…
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên
Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net, để chỉ ra những thành công và
hạn chế trong công tác tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Namhiện nay
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền vềbiển đảo trên báo điện tử trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyên truyền về biển đảo trên báo điện
tử Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyên truyền biển đảo trên Dangcongsan.vn,
Tuoitre.vn và Vnexpress.net (Khảo sát từ tháng 1 – 12/2013) Lý do mà tác giả
luận văn lựa chọn 3 tờ báo này để khảo sát vì: Báo điện tử Đảng cộng sảnViệt Nam là tờ báo đại diện cho tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dânViệt Nam trên mạng Internet; Báo Tuổi trẻ là tờ báo có nhiều bài viết về biểnđảo sâu sắc và VnExpress là tờ báo tiếng Việt được nhiều người xem nhất Ba
tờ báo này cũng có đối tượng độc giả khác nhau, cách thức đưa tin khác nhau,
do đó việc khảo sát của tác giả sẽ có những dẫn chứng đa dạng và phong phú
Trang 7Tác giả luận văn lựa chọn thời gian khảo sát gần với thời điểm hiện tại, đểnhững số liệu và sự kiện được cập nhật và mang tính thời sự.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí Cụ thể là lý luận chung về tácphẩm báo điện tử, cấu trúc thông tin, nội dung trong trong tác phẩm báo điệntử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn
đã sử dụng những phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để xem xét phân tích các thông
tin trong tài liệu, trên cơ sở đó kế thừa những giá trị vốn có, sau đó rút ranhững dữ liệu để so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng để phân tích các văn
bản, tác phẩm báo chí trên Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net, qua
đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với những cán bộ là
lãnh đạo quản lý các cơ quan báo chí và phóng viên các cơ quan báo chíđược khảo sát
- Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng anket: Tác giả luận văn
tiến hành điều tra 250 người là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báochí được khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để đánh giá những kết quả
nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết
6 Đóng góp mới của luận văn
Trang 8- Với đề tài “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện
nay”, luận văn của tác giả được bạn bè, đồng nghiệp góp ý là lĩnh vực còn khámới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Chính vì vậy,luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu mới mẻ và thiết thực
- Qua nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích, so sánh tác giả luận vănđưa ra những nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế của việc tuyêntruyền biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay Đồng thời nêu một sốgiải pháp có tính lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung tuyên truyền biển đảo trênbáo điện tử; bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng củabáo điện tử trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo trên báođiện tử Chỉ ra biện pháp tuyên truyền trên báo điện tử đạt hiệu quả cao
- Luận văn góp phần khẳng định tính ưu việt của báo điện tử và khẳngđịnh sự lớn mạnh nhanh chóng của nó trong thời gian tới như một xu thế pháttriển tất yếu của xã hội
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về vấn đề tuyên truyềnbiển đảo trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt độngbáo chí truyền thông Qua đó khẳng định những đóng góp của báo điện tửtrong việc tuyên truyền biển đảo
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo; cho cácnhà quản lý, nhà báo và những người quan tâm tới các nội dung liên quan
8 Kết cấu của luận văn
Trang 9Ngoài Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chínhcủa luận văn được bố cục trong 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt NamChương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảotrên báo điện tử trong thời gian tới
Trang 10CHƯƠNG 1:
TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 1.1 Khái niệm
Theo tiếng Latinh, “tuyên truyền” (propaganda) là truyền bá, truyền đạtmột quan điểm nào đó Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”đăng trên báo Sự thật số 79 (từ ngày 26/6 đến ngày 9/7/1947), Chủ tịch HồChí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu,dân nhớ, dân theo, dân làm”
Trong Từ điển Chính trị: “Tuyên truyền là giải thích phổ biến một tư
tưởng, học thuyết, lí luận chính trị nhất định nào đó” [5, tr.793]
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi
để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo" [72, tr 638].
Trang 11Theo R A Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tínhnhư một dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc,thái độ, ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tưtưởng, chính trị hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp mộtchiều, được kiểm soát trên các phương tiện truyền thông.
Nhóm người xác định ở đây có thể là nhóm khách hàng mục tiêu củamột công ty, là tín đồ tiềm năng của một giáo phái, hay toàn bộ công dân củamột quốc gia
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tuyên truyền (chuyển đi, trao cho) đemchính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước phổ biến và giảithích cho đông đảo quần chúng biết và động viên mọi người ra sức thực hiện”[55, tr.791]
Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, khi bàn về “người tuyên truyền vàcách tuyên truyền”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tuyên truyền là đemmột việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạtđược mục tiêu đó là tuyên truyền thất bại” [44, tr.162]
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưngcác khái niệm của các nhà khoa học đã nêu trên có những điểm chung là:
- Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể
về một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó với đối tượng tuyêntruyền
- Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hìnhthành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượngcho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền
- Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượnghành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra
Trang 12Từ những cách lý giải đã nêu trên, tác giả luận văn rút ra khái niệmtuyên truyền như sau: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giảithích của chủ thể tuyên truyền về một hệ tư tưởng, học thuyết hay một vấn đềchính trị - xã hội nào đó đến với đối tượng tuyên truyền nhằm biến quanđiểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của đối tượngtuyên truyền và thúc đẩy tính tích cực hành động của họ
Mục đích của tuyên truyền là không ngừng nâng cao trình độ giác ngộchính trị, tính tích cực tự giác sáng tạo của quần chúng trong việc thực hiệnhai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước; góp phần tích cực trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng,lãng phí trong xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cổ vũ những tậpthể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.1.2 Biển đảo
Biển là một trong những khái niệm có nhiều cách định nghĩa khácnhau Theo Từ điển Tiếng Việt, “biển” có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớntrên bề mặt trái đất [73, tr 94]
Từ các định nghĩa khác nhau về biển nêu trên, đề tài xin sử dụng kháiniệm “biển” phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của đề tài: Biển là vùngnước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất
Trong đó, Biển Đông là một trong sáu biển lớn nhất của thế giới, nằm ởphía Đông Nam châu Á, nối liền hai đại dương trên thế giới là Thái BìnhDương và Ấn Độ Dương, nằm trên ngã tư của tuyến hàng hải và hàng khôngquốc tế, được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc,Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Xingapo vàĐài Loan
Trang 13Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía Đông và Nam Vùng biển ViệtNam là một phần của Biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của Biển Đông(khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông), rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về “đảo” ởđiều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - Từ điều 46đến điều 54, quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoàikhơi thuộc nước lục địa) Theo đó, “đảo” là một vùng đất tự nhiên có nướcbao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (Khoản 1 điều121).
“Quần đảo” là tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùngnước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽđến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lí, kinh tế, chính trịhay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm b) [13]
Về địa lí, có những đảo và quần đảo xa bờ của nước ven biển và cũng cónhững đảo và quần đảo ngoài khơi cách xa lục địa như: Quần đảo Trường Sacách bờ Việt Nam (Cam Ranh) khoảng 460 km, quần đảo Hoàng Sa cách bờViệt Nam (Đà Nẵng) khoảng 350 km
Về mặt pháp lý, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc giađược coi giống như đất liền Trong trường hợp đảo hay quần đảo xa bờ, luậtquốc tế cho phép kéo đường cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng, để vạch đường
cơ sở thẳng cho nước ven biển, từ đó định ra bề rộng của lãnh hải Nhờ cácđảo gần bờ, vùng nước nội thủy ở phía trong đường cơ sở được nới rộng vàlãnh hải cũng mở rộng ra ngoài biển Trường hợp đảo và quần đảo ở ngoàikhơi, xa đất liền thì người ta áp dụng chế độ pháp lí đảo theo Công ước LuậtBiển quy định Theo đó, mỗi đảo đều có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa riêng nó như đối với quốc gia lục địa ven biển
Trang 14Như vậy, nói đến “biển đảo” tức là nói đến những bộ phận không táchrời khỏi chủ quyền quốc gia, hiểu như trên mới thấy ý nghĩa sâu sắc của việcHiến pháp năm 1980 của nước ta quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo“ (Điều 1); đến Hiếnpháp năm 1992 thì sửa lại đoạn cuối như sau: “(…) bao gồm đất liền, các hảiđảo, vùng biển và vùng trời”.
Theo tài liệu học tập chính trị của Tổng cục Chính trị năm 2010, ViệtNam có bờ biển dài hơn 3.260 km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dàiđường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 27/157nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/km bờbiển, Việt Nam là 100 km2 đất liền/1 km bờ biển) Biển nước ta có khoảng3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tíchkhoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc,Cái Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớnhơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 hòn đảo chưa có tên
Chủ quyền biển đảo
Chủ quyền biển đảo là một phần không thể tách rời trong chủ quyềnquốc gia Cùng với các bộ phận lãnh thổ là: Vùng trời, vùng đất liền, và vùngbiển đảo là những bộ phận cấu thành lãnh thổ và ranh giới của các quốc gia
Từ đó suy ra, “chủ quyền biển đảo” chính là việc thực hiện quyền lợi củaquốc gia đó đối với khách thể và hành vi của các thể nhân và pháp nhân trongphạm vi vùng biển đảo quốc gia
Biển đảo là một bộ phận không tách rời của chủ quyền quốc gia, cho nên
nó cũng mang đầy đủ các quyền của chủ quyền quốc gia Đó là: Quyền tốicao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó về tất cả các lĩnh vực
Trang 15kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng… Trong phạm vi chủ quyềnbiển đảo của quốc gia mình mà bất kì một quốc gia nào khác không đượcquyền can thiệp Bất kì một hành động nào của các quốc gia và vùng lãnh thổkhác xâm phạm đến chủ quyền về biển đảo của một quốc gia khác đều đượccoi là những hành động xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, vi phạm nghiêmtrọng đến pháp luật của nước sở tại và công ước quốc tế về biển đảo.
1.1.3 Tuyên truyền về biển đảo
Từ khái niệm về biển đảo và tuyên truyền, tác giả luận văn rút ra kháiniệm tuyên truyền biển đảo như sau: Tuyên truyền biển đảo là hoạt động cómục đích của chủ thể tuyên truyền nhằm truyền bá, phổ biến, giải thích nhữngkiến thức, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về biển đảo
và chủ quyền biển đảo đến đối tượng tuyên truyền, biến các quan điểm, tưtưởng đó thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể và thúc đẩy tính tíchcực hành động của đối tượng
Tuyên truyền biển đảo là hoạt động tác động vào ý thức của con người,
mà bản chất của ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giớikhách quan vào đầu óc của con người, cho nên việc tiếp thu nội dung tuyêntruyền biển đảo phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của đối tượng Hiệu quảtuyên truyền biển đảo còn phụ thuộc vào hệ thống giá trị, thái độ chính kiến,động cơ và tính tích cực chính trị – xã hội của đối tượng, cùng với đó, cònphụ thuộc vào nhu cầu, lợi ích và các đặc điểm tâm lý xã hội khác của đốitượng Một điểm đáng lưu ý là trình độ nhận thức, niềm tin và tính tích cựcchính trị – xã hội của đối tượng không phải là bất biến mà phụ thuộc vào thểchất và tâm trạng của đối tượng ở thời điểm đánh giá
Mục đích tuyên truyền biển đảo
Mục đích là một trong những căn cứ quan trọng để xác định kết quả, làyếu tố quyết định đến tính chất, quy mô, loại hình của hiệu quả Tùy theo mục
Trang 16đích cần đạt tới của từng hoạt động cụ thể của công tác tuyên truyền biển đảo
mà hiệu quả là tri thức, thái độ hay hành vi của đối tượng Mục đích có ảnhhưởng đến hiệu quả còn thể hiện ở chỗ, nếu mục đích phù hợp sẽ mang lạihiệu quả cao, mục đích đặt ra quá cao hoặc quá thấp đều không mang lại kếtquả như mong muốn Do vậy, việc xác định mục đích đúng đắn có căn cứkhoa học, phù hợp với đối tượng là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quảcao cho tuyên truyền biển đảo
1.1.4 Báo điện tử
Báo điện tử: “Online Newspaper” được dịch là báo điện tử hay báo trựctuyến Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời sau báo in, phát thanh,truyền hình, báo ảnh, nhờ sự xuất hiện của Internet Khác với báo in, báo điện
tử tin tức được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin có được từ nhiềunguồn khác nhau Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cậpnhật
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, “Báo điện tử” là khái niệmthông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tửthuộc cơ quan báo in “Quê hương điện tử”, “Nhân dân điện tử”, “Lao độngđiện tử”…Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng dung thuậtngữ “báo điện tử” [25, tr 49-50]
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật Báochí năm 1992 Theo định nghĩa tại Luật này, “Báo điện tử là loại hình báo chíđược thực hiện trên hệ thống máy tính” Thuật ngữ báo điện tử đang được sửdụng được dịch từ các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến),
“Internet Newspaper” (báo Internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điệntử) Do quan niệm còn chưa hoàn toàn thống nhất, cả 3 thuật ngữ tiếng Anhnày vẫn được dùng song song trên các báo điện tử
Trang 17“Báo điện tử là sự hội tụ báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình(video) Với báo điện tử, người đọc (lướt web) không chỉ cập nhật tin tứcdưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe phát thanh và xem truyền hình ngaytrên các website báo chí Sự phát triển mạnh của công nghệ kết nối giúp đẩynhanh tốc độ truy tải, tăng số lượng mạnh mẽ của báo chí điện tử, tạo điềukiện cho độc giả tìm kiếm thông tin ngày càng dễ dàng hơn” [35, tr.2].
Từ điển Tin học định nghĩa báo điện tử là loại báo mà người ta có thể đọctrên máy tính khi kết nối với đường truyền Internet qua modem (dial-up hoặcADSL) có dây hoặc không dây (Wi-Fi và Wimax) [74, tr 67]
Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, Tiến sĩ NguyễnThị Trường Giang định nghĩa: Báo điện tử là một loại hình báo chí được xâydựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet [25, tr53] Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm báo điện tử của Tiến sĩNguyễn Thị Trường Giang
Báo điện tử phát triển cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc
nó mà không phụ thuộc vào không gian và thời gian Báo điện tử có thể làmthay đổi thói quen đọc báo và báo giấy truyền thống có thể sẽ bị ảnh hưởng.Xét về dung lượng truyền tải, báo điện tử có những lợi thế rất lớn so vớibáo in, báo phát thanh, truyền hình Báo điện tử hiện nay không phải là mộtphiên bản rút gọn của báo in như người ta đã từng làm Nhiều tờ báo thiết lậpmột bộ phận riêng để phụ trách báo điện tử với số lượng phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo
Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp hình thức đa phươngtiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh động và tĩnh Và nếu nói đếntốc độ của thông tin thì báo điện tử đứng đầu các loại hình báo chí hiện có.Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng và thao tác đơn giản nhờ nhữngcông nghệ hiện đại
Trang 18Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổbiến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏamãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân
Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanhchóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triển của báođiện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việcphát triển của các loại hình báo chí khác
“Ở Việt Nam hiện có 68 cơ quan báo chí điện tử, gần 200 trang tincủa cơ quan báo chí và gần 300 trang thông tin điện tử tổng hợp Có tất cả63/63 tỉnh, thành phố, 22/22 bộ, ngành đã có Cổng thông tin điện tử hoặctrang tin điện tử Có hơn 20 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhàđăng ký tên miền quốc tế và hơn 25 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụhosting tại Việt Nam Dự báo trong 3 năm tới, với sự phát triển mạnh mẽ của
hạ tầng công nghệ thông tin cùng khả năng đáp ứng ngày một tốt hơn về thiết
bị, số người sử dụng Internet ở nước ta sẽ đạt 40-45 triệu, chiếm gần 50% dân
số [33, tr.4] Con số thống kê nêu trên cho thấy, tốc độ ứng dụng công nghệthông tin của Việt Nam là khá tốt và có kết quả rất đáng khích lệ, góp phầntích cực nâng cao dân trí, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế, vì mục tiêu xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông
Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế vàthềm lục địa của Việt Nam
Trang 19Ngày 23/6/1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩnCông ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối vớihai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đôngthông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôntrọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liênhợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tàiphán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lụcđịa
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quántriệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về giữ gìnhòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém pháttriển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã cố gắng, triển khaimột khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòabình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốcgia trên biển Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta vàcác nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng pháttriển
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, Việt Nam đãtham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ởBiển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc kýngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển
Trang 20Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tácnghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…
Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông có ý nghĩarất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹpbất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giảipháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễnbiến theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động viphạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông Trung Quốc đã phản đối, tìmcách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khaithác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau,vừa lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, cácđối tác phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khívới Việt Nam Việt Nam đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đườngngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lýcủa phía Trung Quốc Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếptục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam
Trước những diễn biến khó lường trên Biển Đông, trong thời giantới, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tìnhhình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thờiđẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăngcường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc vềLuật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông(DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng,tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được
1.2 Vai trò của báo điện tử trong tuyên truyền về biển đảo
Trang 21Biển đảo có vai trò rất quan trọng trọng việc phát triển kinh tế
-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Nghị quyết Đại hội lầnthứ X của Đảng đã xác định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thànhquốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng,
an ninh và hợp tác quốc tế” [21] Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế
và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông trong thời
kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, công tác tuyên truyền biển đảo được Đảng taxác định là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan thông tin đại chúng cảnước
Trong thời gian qua, tuyên truyền về biển đảo luôn được hệ thống báochí trong nước quan tâm thực hiện Hiện nay, nước ta có 4 loại hình báo chíđang hoạt động, đó là báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử.Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 3/2014, toànquốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quanTrung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí Báo chí đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của
tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần tích cực giữvững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
Trước đây, công tác tuyên truyền về biển đảo chưa được báo chí trongnước quan tâm đúng mức Những năm gần đây, khi vấn đề về chủ quyền biểnđảo đang ngày càng “nóng” trên bàn nghị sự trong nước và quốc tế, trên báo,đài phát thanh, truyền hình xuất hiện khá nhiều bài biết về chủ quyền biểnđảo, thậm chí ngày càng trở nên đậm đặc và đi vào chiều sâu Bên cạnh đó, sựphát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công
Trang 22nghệ thông tin trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơquan thông tấn, báo chí ngày càng thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mìnhtrong việc tuyên truyền về biển đảo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quátrình hội nhập quốc tế Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của xã hội, hệ thốngbáo chí trong nước đã có những chuyên trang, chuyên mục, những vệt bàiphản ánh đậm nét về biển đảo Việt Nam Có thể kể đến những cơ quan thôngtấn, báo chí giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về biển đảo như:Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo điện tửĐảng cộng sản Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, VnExpress, Đài Tiếng nói Việt Nam,Đài Truyền hình Việt Nam
Từ những lợi thế riêng của mình so với các loại hình báo chí khác,các tờ báo điện tử đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiện trongviệc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo trên báo chíhiện nay
Phát huy thế mạnh có thể nhanh chóng tới mọi nơi trên thế giới với thờigian nhanh nhất, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của các thế lựcchống phá Việt Nam, các báo điện tử là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranhchống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng; kịp thời vạch trần nhữngluận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, góp phần đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông
Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh có khả năng phản hồi trực tiếp và tương táchai chiều, sự tương tác với người đọc trong việc trao đổi, đánh giá, đưa ra ýkiến độc giả có thể phát biểu ý kiến, nhận xét, bình luận, đối chất thông tintrên mạng Nhờ đó, người làm báo điện tử có thể hiểu nhanh chóng tâm tư,chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của độc giả để có những điều chỉnh cầnthiết, góp phần tăng hiệu quả trong việc tuyên truyền về biển đảo trên báo
Trang 23điện tử Đặc biệt, báo điện tử có sức chứa to lớn, dung lượng thông tin gầnnhư không hạn chế, nhờ vậy có thể chứa một cấu trúc rộng về không gian vớinhiều mảng khác nhau và có cấu trúc sâu về thời gian với nhiều sự kiện.
Bên cạnh những ưu thế, báo điện tử còn có những hạn chế nhất định.Nếu thông tin trên các báo điện tử thiếu chuẩn xác sẽ để lại những hậu quả taihại, tác động trực tiếp đến lòng tin của công chúng với công tác tuyên truyền,giáo dục về biển đảo, đặc biệt là lòng tin đối với các cơ quan, lực lượng quản
lý biển đảo Và đây cũng chính là cơ hội mà các thế lực thù địch có thể lợidụng để tuyên truyền, kích động nhằm tạo ra sự bất ổn xã hội, chính trị, làmxói mòn sức mạnh đoàn kết của cộng đồng Do vậy, yêu cầu đặt ra với báochí nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay là phải tỉnh táo để tuyêntruyền quảng bá, đồng thời cũng phải tinh nhạy để nâng cao chất lượng côngtác tuyên truyền về biển đảo, góp phần đấu tranh dư luận, bảo vệ vững chắcchủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông
1.3 Nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam
Tuyên truyền về biển đảo là một trong những vấn đề trọng tâm trong sựnghiệp xây dựng và phát triển đất nước Vì vậy, nội dung tuyên truyền về biểnđảo trên báo điện tử cần phải tập trung vào những vấn đề sau:
-Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển đảo:Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, phổ thông,quan điểm của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta;Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Cách ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lýcủa các bên ở Biển Đông (COC); Tuyên truyền, phổ biến bản đồ cổ và tài liệukhẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam do Bộ Công an cung cấp, gồm
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc sản xuất năm 1904 “AnNam đại quốc họa đồ”, “Đại Nam thống nhất toàn đồ” và bản đồ các đài khí
Trang 24tượng Đông Dương với mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng thời duy trì môi trường hòa bình,
ổn định để tập trung phát triển đất nước; Tuyên truyền các chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước và lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giảiquyết cơ bản những vấn đề về biên giới, biển đảo cũng như chức năng, nhiệm
vụ và phạm vi phụ trách của các lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biêngiới, biển đảo
- Tuyên truyền giải quyết tranh chấp và đảm bảo an ninh – an toàn hàng hải;Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyềnchủ quyền, tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặcquyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh phản bác các luận điệu saitrái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển,đảo của Việt Nam
- Tuyên truyền vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển đảo ViệtNam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó tập trung tuyêntruyền về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự, bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên tuyến biển đảo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng
- Thành tựu kinh tế biển đảo, phát triển du lịch biển đảo: Tập trungtuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong pháttriển kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủquyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc
1.4 Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử khi tuyên truyền về biển đảo
1.4.1 Ưu điểm
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải và tốc
độ truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có được Báo điện
Trang 25tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thôngtin không giới hạn, có thể cung cấp một số lượng thông tin rất lớn, phong phú
và chi tiết Những thông tin này còn được báo điện tử sâu chuỗi lại với nhautheo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếpcận thông tin của độc giả Báo điện tử cũng không bị phụ thuộc vào khoảngcách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu, tiếp cận với độc giảkhắp mọi nơi, miễn nơi đó có đường truyền Internet, có di động hay phủ sóng
vệ tinh Vì thế báo điện tử là một trong những phương tiện truyền tải thông tin
dễ dàng, sinh động và trực tiếp Đặc biệt là ưu thế về tần suất thông tin, thôngtin trên báo điện tử luôn được cập nhật từng giờ, từng phút, có tính tức thời
Thứ hai là khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin Thông tin trên báo
điện tử được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày, tháng, năm, chủ đề,chuyên mục tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanhchóng và hiệu quả Do đặc thù tiện dụng khi tra cứu thông tin trên mạngInternet, người sử dụng không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm văn bảnnhư với báo viết, hay tìm các băng, đĩa tư liệu như truyền hình
Thứ ba là khả năng tiếp cận độc giả của báo điện tử cũng được coi là
ưu thế vượt trội so với các thể loại khác Để truy cập vào một tờ báo điện tửhay trang tin, người đọc chỉ cần có thiết bị đọc (Máy tính, điện thoại, ) có kếtnối Internet Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng như hiệnnay, người đọc có rất nhiều sự lựa chọn về phương thức liên kết đường truyềnmạng Hình thức phổ biến nhất hiện nay vẫn là kết nối Internet với mạngADSL Đặc biệt, với việc ra mắt giao thức truyền tin 3G của các nhà mạngviễn thông hiện nay, người đọc có thể truy cập thông tin ở mọi nơi bằng máytính hoặc điện thoại có đăng ký 3G Tính đến hết tháng 12/2013, số người sửdụng Internet ở nước ta là hơn 31 triệu người (theo số liệu thống kê của BộThông tin và Truyền thông) Mức độ phổ biến thông tin từ mạng Internet tại
Trang 26Việt Nam cho thấy triển vọng khổng lồ về lượng người đọc báo điện tử Sựnăng động, đa dạng và tính mở của báo điện tử đã giúp mở rộng phạm vi xãhội học của đối tượng độc giả.
Thứ tư, báo điện tử có thế mạnh rất lớn về khả năng tương tác thông tin
tới người đọc Đơn giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng
và toà soạn: người đọc có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đưalên mạng Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt nhanh tâm tư, chính kiến, nguyệnvọng, thị hiếu của độc giả để có những điều chỉnh cần thiết Với khả năngtương tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều cuộc giao lưu trực tuyếngiữa độc giả trong, ngoài nước với các vị lãnh đạo hoặc các nhà hoạt động xãhội, văn hoá, khoa học… về những đề tài mà nhiều người quan tâm Đây làmột lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm được và rất hạn chế đốivới truyền hình và phát thanh Thông qua tòa soạn, công chúng trong nước vàquốc tế có thể đối thoại, giao lưu trực tiếp với nhân vật mà họ quan tâm, yêumến Với những lợi thế đó, báo điện tử đang nâng cao vị thế và có tác động vềmặt thông tin rất cao Thông tin trên báo điện tử được cấu trúc theo chiều sâu,thỏa mãn các nhu cầu khác của người đọc (xem lướt tiêu đề, xem tóm tắt vănbản, xem tổng hợp các thông tin có liên quan ) Thông tin hai chiều, có thểlập tức phản hồi lại Một số báo không chỉ có tác động xã hội lớn ở trongnước mà còn cả quốc tế Hiện nay, nhiều báo điện tử đã tổ chức những cuộcđối thoại trực tuyến giữa những nhà lãnh đạo với nhân dân Những cuộc đốithoại trực tuyến như vậy là sự tương tác có trách nhiệm của những ngườiđứng đầu các bộ, ban ngành với nhân dân, giải đáp những thắc mắc của nhândân Thông qua đối thoại, người dân được nhận thông tin gần như trực tiếp từchính những người có trách nhiệm Từ đó, những nghi ngờ, vướng mắc cóthể được xem xét, giải quyết tức thì Chính vì vậy, báo điện tử đã, đang và sẽ
Trang 27là một kênh thông tin truyền bá có sức mạnh mà không một loại hình báo chínào có thể sánh được.
Thứ năm, báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt về quy trình sản xuất thông
tin Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra nhanhchóng, với những thao tác hết sức đơn giản Xét về chi phí cho cả người sảnxuất và công chúng đều ít tốn kém hơn các loại hình báo chí khác Ngoài việcđầu tư một lần cho sự dụng nhiều lần, báo điện tử không có trọng lượng,không bị tốn kém trong việc in ấn, phát hành và chỉ phát hành một bản duynhất cho tất cả các độc giả Còn độc giả, chỉ phải bỏ ra một số tiền nhỏ (tươngđương với các loại hình báo chí khác) nhưng lại có thể tiếp nhận một lượngthông tin lớn gấp nhiều lần
Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin, báo in – phát thanh – truyềnhình với những hạn chế cơ bản về số trang, chuyên mục, thời điểm phát hành;
bị giới hạn về dung lượng, thời lượng và thời điểm phát sóng – phát hình…thì báo điện tử cơ bản đã đáp ứng dược việc truyền tải thông tin nóng nhất,mới nhất theo đúng nghĩa của nó Nếu công chúng vào cùng một trang báo ởnhững thời điểm khác nhau trong ngày thì có thể dễ dàng nhận ra một kết cấutrang hoàn toàn mới vì thông tin luôn được cập nhật từng giờ, thậm chí làtừng phút, đáp ứng cao nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Nhưvậy, báo điện tử đã trở thành lá cờ tiên phong trong việc đưa tin
Nếu báo in có những tờ nhật báo hay tuần báo còn truyền hình và phátthanh thì lên lịch phát sóng từng giờ, từng ngày cho từng thời kì thì báo điện
tử mang tính phi định kì Nó không phát sóng, không đưa bài theo một định
kì, một kế hoạch nào đó, mà nó có thể đăng bài bất cứ lúc nào và chúng tacũng có thể xem bất cứ lúc nào chúng ta muốn
Thứ sáu, một thế mạnh nữa của báo điện tử đó là khả năng tổng hợp
các yếu tố giải trí Báo điện tử là sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện,
Trang 28báo điện tử có thể truyền thông đồng thời dưới dạng chữ, ảnh tĩnh (giống báoin), âm thanh (giống báo phát thanh), ảnh động, clip (giống truyền hình).Thông tin có thể đồng thời được truyền đi bằng văn bản kèm hình ảnh, âmthanh Tính năng tích hợp nhiều loại hình báo chí của báo điện tử đã, đang và
sẽ tạo dựng một sức mạnh truyền thông mới với lượng thông tin khổng lồ, đadạng thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều thứ tiếng, nhiều quốc gia Khi thông tinđược đưa lên mạng, nó được phổ biến lập tức trên toàn thế giới
Nhờ những lợi thế có sẵn mà báo điện tử báo điện tử giúp mở cánh cửatri thức cho mọi tầng lớp trong xã hội, song song với đó, báo điện tử nhanhchóng trở thành một công cụ tuyên truyền hữu hiệu về biển đảo, góp phần đấutranh dư luận bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ởBiển Đông
1.4.2 Hạn chế
Bên cạnh vai trò tích cực và to lớn, báo điện tử cũng còn tồn tại nhữnghạn chế cần được khắc phục Hạn chế đầu tiên đó là do báo điện tử cập nhậtnhanh, áp lực thời gian nên các bài viết trên báo điện tử chất lượng khôngcao, thông tin lại dễ chỉnh sửa nên độ chính xác, chính thống và tin cậy khôngcao bằng báo in, phát thanh hay truyền hình Hơn nữa, báo in có thế mạnhphân tích sâu, bài viết sâu sắc, còn báo điện tử đọc lâu thường mỏi mắt, hiệuquả tiếp nhận không cao, dễ quên, khó nhớ
Ngoài ra, báo điện tử bị phụ thuộc vào máy móc thiết bị, đòi hỏi trình
độ sử dụng máy móc thiết bị của người sử dụng (những người già hay trungniên thường gặp khó khăn khi vào báo điện tử đọc thông tin vì không biếthoặc sử dụng máy tính không thành thạo )
Một mặt trái nữa của báo điện tử, đó chính là việc có nhiều ý kiến chorằng: tin tức trên báo điện tử đôi khi chỉ chuẩn ở khái niệm “đưa tin nhanhnhất chứ chưa chắc đã đúng nhất, hoặc có văn phong hay nhất” Các mẩu tin
Trang 29viết vội mang tính thời sự cao được viết theo kiểu tin thư thì rõ ràng cái
“thô” sẽ đầy rẫy Các tin tức phá bỏ hầu hết các niêm luật, không có trọngchứng hay nói xa hơn là chưa mang đầy đủ tính đạo đức của báo chí truyềnthống Nhanh thì càng dễ ẩu Với báo điện tử phóng viên đôi khi cũngchính là các biên tập viên
Vì chưa có chính sách thắt chặt an toàn thông tin với báo điện tử nênthông tin trôi nổi và không được xác thực là rất nhiều Những tin giật gân, câukhách, không chính xác là hạn chế lớn nhất của báo điện tử Nếu như phátthanh, truyền hình hay báo in có độ thông tin chính xác cao thì báo điện tử lạihầu như thả trôi chuyện này Do đó, thông tin trên báo điện tử chưa được bạnđọc tin tưởng so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác
Mặt hạn chế tiếp theo là phạm vi thông tin của báo điện tử chỉ chủ yếu
ở đồng bằng và những thành phố lớn Ở nông thôn và miền núi thì báo điện tửcòn chưa phát triển hay thực tế là chưa đến được với độc giả Nếu như phátthanh hay truyền hình đã có khả năng tiếp cận công chúng ở những vùng xaxôi thì báo điện tử còn gặp rất nhiều khó khăn
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử
Thứ nhất là chất lượng nội dung và hình thức thể hiện Đây là nhân tố
có vai trò tiên quyết đối với sự thành công của một tờ báo nói chung, và hiệuquả của việc tuyên truyền biển đảo nói riêng Ngày nay, với sự bùng nổ thôngtin, hàng loạt các tờ báo điện tử ra đời, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt củalĩnh vực truyền thông báo chí đòi hỏi mỗi tờ báo cần phải xây dựng được nộidung và hình thức đặc sắc, phong phú, đáo ứng được nhu cầu ngày càng lớn,ngày càng khắt khe của độc giả Với những nguồn thông tin giống nhau,nhưng mỗi tờ báo cần phải xây dựng được nội dung mang đậm bản sắc củamình, thể hiện những góc nhìn, góc khai thác riêng, hình thức thể hiện phải
Trang 30sinh động, hiện đại, dễ tiếp cận thông tin, tạo tâm lý thoải mái và hứng thúcho độc giả Bên cạnh đó, chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo đượclàm nên từ chính từ chất lượng nguồn nhân lực của báo Đó là đội ngũphóng viên, biên tập viên sắc sảo, linh hoạt, bắt kịp với xu thế phát triểncủa báo chí hiện đại, đội ngũ họa sĩ thiết kế, trình bày, kỹ sư công nghệ cóchuyên môn Đặc biệt là trình độ quản lý, hoạch định chiến lược phát triểncủa ban lãnh đạo.
Chính vì vậy, để làm nên thành công của một tờ báo điện tử cũng như
để nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền về biển đảo, trước tiên cần xâydựng nội dung và hình thức thể hiện đặc sắc, hấp dẫn, mang bản sắc riêng, kếthợp kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng
Thứ hai là tính hiện đại trong công nghệ của tờ báo Trong xu thế bùng
nổ thông tin toàn cầu như hiện nay, tính hiện đại trong công nghệ quyết địnhrất lớn đến sự phát triển của báo chí nói chung và mỗi tờ báo điện tử nóiriêng Tính hiện đại ở đây bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố cơbản là chất lượng đường truyền và tính ưu việt của công cụ tìm kiếm
Chất lượng đường truyền của một tờ báo điện tử không chỉ phụ thuộcvào sự hoạt động thông suốt của mạng Internet toàn cầu, mà còn phụ thuộcvào sự đầu tư kỹ thuật của báo để tăng tốc độ đường truyền Bên cạnh đó làtính ưu việt của các công cụ tìm kiếm trên tờ báo: các đường link, từ khóa tìmkiếm, sự sắp xếp và kết nối giữa các chuyên mục, các tin bài
Tốc độ truy cập nhanh chóng, tìm kiếm thông tin dễ dàng, thuận tiện làđòi hỏi cấp thiết của xu hướng phát triển chung của báo chí hiện đại và có tácđộng rất lớn đến tâm lý của độc giả Với sự phát triển thông tin như hiện nay,cùng một nội dung thông tin, độc giả có thể tìm thấy ở nhiều nguồn khácnhau Vì vậy, tốc độ truy cập nhanh chóng, tìm kiếm thông tin dễ dàng thuậntiện là một lợi thế cạnh tranh, giúp một tờ báo điện tử thu hút được độc giả
Trang 31Việc tuyên truyền về biển đảo nhờ thế mà nâng cao hiệu quả, đến được vớiđông đảo công chúng hơn Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố công nghệ - kỹthuật khác như: hiện trạng ứng dụng phần mềm, khả năng lưu trữ, hoạt động
và kết nối của máy chủ, các máy trong hệ thống đều có ảnh hưởng đến thựctrạng và hiệu quả hoạt động của báo điện tử
Thứ ba là tính chính thống của báo Hiện nay, có nhiều các trang báo
thuộc các cơ quan, ban ngành, tổ chức khác nhau ra đời Cũng bởi thế mà cáctin bài được lấy từ những nguồn rất khác nhau, đứng trên góc nhìn, quan điểmcủa các lực lượng khác nhau, không ít các tin bài là những tin “lá cải”, giậtgân câu khách, bịa đặt hoặc cố tình xuyên tạc sự thật với mục đích câu kháchhay bôi xấu, chống phá Đảng, Nhà nước ta Vì vậy, độc giả sẽ không tránhkhỏi sự hoang mang, hoài nghi khi tiếp nhận thông tin Xu thế tiếp nhận thôngtin hiện nay của độc giả là thường tìm đến các tờ báo chính thống, có uy tín.Bởi vậy, hiệu quả của việc tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử phụthuộc rất nhiều vào tính chính thống và uy tín của tờ báo đó Đó là sự đảmbảo về nguồn tin, tính xác thực của thông tin
Thứ tư là tầm ảnh hưởng của báo Tầm ảnh hưởng của một tờ báo điện
tử phụ thuộc vào việc tờ báo đó có được đông đảo độc giả biết đến và thườngxuyên truy cập, tìm kiếm thông tin ở tờ báo đó hay không Sự ảnh hưởng này
có được chính là nhờ phần lớn vào ba nhân tố nói trên, góp phần quan trọngvào việc tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Một tờ báo có thể đượcđầu tư tốt về chất lượng, nội dung, hình thức, hạ tầng kỹ thuật, là tờ báo của
cơ quan có uy tín, nhưng tờ báo đó ít được độc giả truy cập có nghĩa là thôngtin của tờ báo đã không đến được với đông đảo công chúng, do đó hiệu quảcủa việc tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử không cao
Trong việc tuyên truyền về biển đảo, báo điện tử tiếp tục khẳng định vịtrí mũi nhọn của mình Tuy có một số hạn chế nhưng những ưu thế vượt trộicủa báo điện tử so với các loại hình báo chí khác đã mang đến hiệu quả rất
Trang 32cao cho việc tuyên truyền về biển đảo Bởi vậy, muốn làm tốt việc tuyêntruyền về biển đảo trên báo điện tử, cần nắm rõ những ưu thế và hạn chế củabáo điện tử, những nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả của việc tuyên truyền vềbiển đảo trên báo điện tử Từ đó, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhữnghạn chế nhằm mang lại hiệu quả tuyên truyền cao nhất.
Trang 33Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số khái niệm về tuyêntruyền, biển đảo, tuyên truyền biển đảo, báo điện tử Quan điểm của Đảng vàNhà nước trong việc tuyên truyền về biển đảo; Vai trò của báo điện tử trongtuyên truyền về biển đảo; Nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tửViệt Nam; Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử khi tuyên truyền về biển đảo;Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền về biển đảo trên báođiện tử
Để thực hiện tốt việc tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử, hệthống thống tấn báo chí, xuất bản đóng vai trò là công cụ mạnh nhất trongviệc tuyên truyền về biển đảo Báo điện tử có ưu thế hơn các loại hình báo chíkhác bởi sự vượt trội về công nghệ Tính ưu việt trong công nghệ cho phépbáo điện tử có khả năng: Cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liêntục, tính tương tác cao, tích hợp nhiều công nghệ, hội tụ ưu điểm của các loạihình báo chí, khả năng liên kết lớn, đồng thời là một kho lưu trữ thông tin vôhạn và tính xã hội hóa cao
Chính bởi những ưu thế của báo điện tử trong việc tuyên truyền về biểnđảo mà hiện nay, báo điện tử được đặt vào vị trí mũi nhọn trong hoạt độngtuyên truyền này Để làm tốt việc tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử,các cơ quan báo chí cần chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngnày, đó là: chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, tính hiện đại trong côngnghệ của tờ báo, tính chính thống và tầm ảnh hưởng của tờ báo
Trang 34CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2.1 Vài nét về các tờ báo điện tử được khảo sát
2.1.1 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (Dangcongsan.vn)
Trong lĩnh vực truyền thông, Internet sớm được ứng dụng và nhanh chóngđem lại những kết quả cực kỳ to lớn, thúc đẩy sự ra đời của các loại hìnhthông tin mới như báo chí điện tử, website, blog, các mạng xã hội… Nhậnthức được tính năng, tác dụng to lớn của hệ thống thông tin toàn cầu, Đảng vàNhà nước đã giao các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá, kết nốiInternet Sau 16 năm chính thức kết nối Internet toàn cầu (từ cuối năm 1997),Việt Nam đã trở thành nước có tốc độ phổ cập Internet ở mức trung bình khácủa thế giới, tốc độ phát triển nhanh, tỷ lệ người sử dụng cao trong khu vực
Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (www.dangcongsan.vn,www.cpv.org.vn) chính thức phát mạng từ ngày 4 tháng 4 năm 2001, đến nay
đã có thời gian hoạt động trên 13 năm
Từ năm 2001, sau thời gian thử nghiệm có hiệu quả, Thường vụ BộChính trị khóa VIII đã có Công văn số 5999-CV/TW, cho phép Website Đảngcộng sản Việt Nam vào hoạt động chính thức trên mạng Internet nhân dịp Đạihội IX của Đảng
Giao diện của dangcongsan.vn
Trang 35Đến năm 2003, nhằm phát huy ưu thế của tờ báo điện tử của Trungương Đảng phát trên mạng Internet toàn cầu, ngày 2/6/2003, Ban Bí thưTrung ương Đảng khóa IX đã ra Thông báo số 111-TB/TW về đổi mới nângcao chất lượng nội dung và tổ chức bộ máy Website Đảng cộng sản ViệtNam Thông báo của Ban Bí thư quy định rõ tôn chỉ mục đích, chức năngnhiệm vụ của Website Đảng cộng sản Việt Nam: Báo điện tử Đảng cộng sảnViệt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trên mạngInternet; là kho thông tin điện tử của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam; làtrung tâm khai thác và tích hợp thông tin từ trang thông tin điện tử của cácban Đảng Trung ương, Văn phòng Trung ương, các Tỉnh uỷ, Thành ủy vàĐảng ủy trực thuộc Trung ương; là cổng thông tin, giao tiếp giữa Đảng vớinhân dân Báo hoạt động dưới sự chỉ đạo, định hướng và quản lý trực tiếp củaBan Tuyên giáo Trung ương.
Hiện nay, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam có 15 Ban chuyên môngồm: Ban Thư ký – Biên tập, Ban Chính trị - Xã hội, Ban Xây dựng Đảng,Ban Kinh tế, Ban Văn hóa, Ban Tư liệu – Văn kiện, Ban Quốc tế, Ban TiếngTrung Quốc, Ban Tiếng Anh, Ban Tiếng Pháp, Trung tâm Truyền hìnhInternet, Ban Bạn đọc – Cộng tác viên, Văn phòng, Văn phòng thường trú tạithành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng thường trú thành phố Đà Nẵng
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và XI, Báo được chọn là Trangthông tin chính thống của Đại hội Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam đãthường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin diễn biến Đại hội và cung cấpkịp thời các văn kiện, kết quả Đại hội để cán bộ, đảng viên và bạn đọc trongnước, ngoài nước, báo chí khai thác, cập nhật thông tin Thông tin nhanhchóng, kịp thời, chính xác trên trang Web Đại hội XI đã được độc giả và xãhội đánh giá cao
Trang 36Ngày 30/3/2009, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam phối hợp vớicác đơn vị liên quan tổ chức phát động cuộc thi "Tìm hiểu biển, đảo ViệtNam" với hai hình thức thi trắc nghiệm và thi viết Cuộc thi góp phần đẩymạnh tuyên truyền thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) vềChiến lược biển, đảo Việt Nam tới năm 2020 Đồng thời đẩy mạnh hơn nữacông tác tuyên truyền biển, đảo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiếnlược của biển, đảo nước ta Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưanước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắcchủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc
Sau 5 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm tham giacủa đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước
Cuộc thi trắc nghiệm sau 17 tuần đã có trên 150.000 lượt người tham
dự Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho những người tham gia dự thi trắcnghiệm theo tuần Về thi viết, Ban Tổ chức đã nhận được gần 125.000 bàiviết dự thi của các tổ chức, tập thể Nhìn chung, những bài tham dự cuộc thiđược thực hiện rất công phu, nghiêm túc Ban Tổ chức đã trao 3 giải nhất, 7giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích cho các cá nhân đạt giải thi viết
Cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Việt Nam” thực sự là một đợt sinh hoạt có
ý nghĩa và hình thức tuyên truyền sâu rộng, có ý nghĩa, hiệu quả về chủ quyềnbiển đảo, vị trí, tiềm năng, hiệu quả trong phát triển kinh tế biển đảo của ViệtNam Đây cũng là một hình thức học tập, tìm hiểu kiến thức chung về luậtbiển, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủquyền biển đảo Việt Nam
2.1.2 Tuổi trẻ Online (Tuoitre.vn)
Ngày 2/9/1975, đúng dịp kỷ niệm 30 năm Bác Hồ đọc bản Tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tờ báo mang tên Tuổi
Trang 37trẻ đã ra đời Số thứ hai của tờ báo với măng – séc “Tuổi trẻ - Tiếng nói củaThanh niên thành phố Hồ Chí Minh” chính thức khẳng định đây là cơ quanngôn luận của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh
Giao diện của tuoitre.vn
Ra đời trong hoàn cảnh bao cấp nhưng đến năm 1983, Tuổi trẻ đã cóthể tự đứng vững bằng tiềm lực tài chính của chính mình Sau hơn 30 nămphát triển, báo Tuổi trẻ từ một ấn phẩm đến nay đã có trong tay các ấn phẩmchính: Tuổi trẻ hàng ngày (phát hành từ thứ 2 đến thứ 7), Tuổi trẻ Cuối tuần,Tuổi trẻ Cười Từ một tờ báo chỉ phát hành có 3 số một tuần, giờ đây Tuổi trẻ
đã phát hành đủ cả 7 ngày trong tuần trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam Với
sự phát triển không ngừng của báo Tuổi trẻ, ngày 1 tháng 12 năm 2003, báođiện tử Tuổi trẻ Online đã ra đời với tên miền: http://www.tuoitre.com.vn.Chưa đầy hai năm sau, Tuổi trẻ Online đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượttruy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới
Trang 38Để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả và sự đổi mới côngnghệ, ngày 20 tháng 3 năm 2010, Tuổi trẻ Online đổi tên miền thànhtuoitre.vn và thay giao diện mới.
Ngoài những thông tin được cập nhật liên tục từ ba ấn phấm Tuổi trẻhàng ngày, Tuổi trẻ cuối tuần và Tuổi trẻ Cười, sản phẩm phẩm thứ tư củaTuổi Trẻ cũng cung cấp nhiều thông tin riêng để tận dụng lợi thế cập nhật24/24 của môi trường Internet Website này không chỉ đưa tin dưới dưới dạngvăn bản, hình ảnh truyền thống, mà còn bằng cả nội dung đa phương tiện:hình ảnh động, âm thanh… Đặc biệt, Tuổi trẻ Online cũng đưa toàn bộ cácphụ trương quảng cáo của báo ngày, bạn đọc có thể truy cập tới một kho dữliệu phong phú được cập nhật hằng ngày về thị trường nhà đất, cơ hội việclàm, học hành thi cử
Cũng như nhiều trang báo mạng khác, Tuổi trẻ Online nắm bắt nhữngthông tin nóng hổi, tình hình chính trị trong và ngoài nước một cách nhanhnhạy, linh hoạt Kết hợp với những ấn bản trên báo Tuổi trẻ mà Tuổi trẻOnline đã trở nên thân thuộc đối với bạn đọc mạng Để giúp độc giả có thểđọc tin tức mọi lúc mọi nơi, ngày 10/10/2010, Báo Tuổi trẻ đã cho ra mắt mộtsản phẩm mới là báo Tuổi trẻ điện tử trên các thiết bị di động: Tuổi trẻ
Mobile, dưới tên miền: http://m.tuoitre.vn.
Phiên bản mobile cho phép độc giả cập nhật các tin tức thời sự mớinhất ở mọi lúc, mọi nơi, biết trước mọi thông tin theo phương châm "đọc ítnhất, biết nhiều nhất"
Là một tờ báo “địa phương” – Cơ quan ngôn luận của Thành đoànthành phố Hồ Chí Minh, nhưng hiện nay Tuổi trẻ đã tạo được một vị trí và têntuổi vững chắc trong hệ thống báo chí và là đối thủ cạnh tranh của rất nhiều tờbáo lớn Thành công trên rất nhiều phương diện, từ chuyên môn nghiệp vụ
Trang 39(liên tục đạt giải A – Giải báo chí Quốc gia) đến những hoạt động xã hội rất
có ý nghĩa, báo Tuổi trẻ đã dành được sự yêu mến của độc giả từ Nam ra Bắc
Cùng với cái tên Tuổi trẻ và măng – séc Tuổi trẻ - Tiếng nói của Thanhniên thành phố Hồ Chí Minh, tờ báo đã hướng độc giả của mình bằng niềmtin của những người làm báo về chất lượng thông tin và một bản sắc của tờbáo được xác định ngay từ đầu: chất lý tưởng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tạonên bản sắc Tuổi trẻ
Nhà báo Đà Trang, Trưởng đại diện Báo Tuổi trẻ tại Hà Nội cho biết:Xây dựng thương hiệu là vấn đề mà gần như tất cả các doanh nghiệp, tổ chứcđều quan tâm Tuổi trẻ hoạt động như một doanh nghiệp nên thương hiệuđược đặc biệt coi trọng Chính vì vậy, hoạt động của Tuổi trẻ hiện nay khôngphải nhằm tăng một hay vài nghìn bản báo mà đều hướng tới những chiếnlược lâu dài tương xứng với thương hiệu của báo Tuổi trẻ Báo cũng chútrọng đến việc củng cố và phát triển mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu Tuổi trẻ ramiền Bắc với những dấu ấn sâu đậm hơn Để thực hiện được mục tiêu này, tờbáo cũng đã có chiến lược cụ thể trên các mặt: tăng cường đầu tư cho vănphòng tại Hà Nội, đầu tư về trang thiết bị và phương tiện để tác nghiệp, trụ sởbáo ở Hà Nội sẽ được mở rộng hơn và phóng viên sẽ có nhiều điều kiện để tácnghiệp Tờ báo cũng đã có ý thức tăng cường sự gần gũi với độc giả miềnBắc, nhằm xóa đi hình ảnh của một tờ báo địa phương miền Nam trong lòngcông chúng
Sau 30 năm hình thành và phát triển, báo Tuổi trẻ đã đạt được nhữngthành công riêng của mình Đó không chỉ là hàng trăm nghìn bản in và hàngtriệu lượt người truy cập mỗi ngày, mà quan trọng hơn là giờ đây cái tên Tuổitrẻ gắn liền với một sức trẻ, tinh thần chiến đấu và là nơi gửi gắm niềm tincủa hàng triệu bạn đọc Tuổi trẻ là một tòa soạn mở với một đội hình các nhàbáo đã và đang được đào tạo theo những chuẩn mực chuyên nghiệp Mạng
Trang 40lưới cộng tác viên là những chuyên gia đầu ngành, tri thức đầu ngành, chínhkhách, doanh nhân, những người hoạt động sáng tạo có đủ tư cách phát ngôn
về tất cả các lĩnh vực mà người đọc quan tâm
2.1.3 VnExpress.net
Ngày 26/2/2001, VnExpress ra mắt trên Internet Báo cập nhật mọi lĩnhvực của đời sống xã hội với các chuyên mục: Xã hội, Thế giới, Kinh doanh,Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Khoa học - Sức khỏe, Đời sống, Vi tính, Ôtô -
Xe máy, Rao vặt, Bạn đọc viết, Tâm sự, Cười
Ngày 25/11/2002, với Giấy phép hoạt động báo điện tử số BVHTT, VnExpress trở thành tờ báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phépchuyên hoạt động trên Internet Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Côngnghệ Sau cột mốc này, một số báo điện tử khác ở Việt Nam cũng được cấpphép và VnExpress luôn giữ vị trí dẫn đầu về số lượng độc giả
511/GP-Giao diện của vnexpress.net
Tháng 7/2005, VnExpress lọt vào danh sách 500 website được nhiềungười đọc nhất thế giới, theo Bảng xếp hạng của Alexa.com, công cụ theo dõilưu lượng truy cập thuộc Tập đoàn thương mại trực tuyến lớn nhất thế giớiAmazon.com