Triệu chứng bệnh

Một phần của tài liệu khảo sát hội chứng m.m.a trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con tại trại heo giống trịnh xuân hướng (Trang 32)

4.1.3.1 Viêm tử cung

Dạng viêm nhờn

Đây là dạng viêm xảy ra nhiều, những nái viêm tủ cung dạng nhờn có thân nhiệt trung bình từ 39.5 – 400C, dịch viêm loãng, trong có lợn cợn, có mùi tanh, lượng dịch tiết nhiều, nái đôi khi bỏ ăn. Đây là dạng viêm nhẹ, thường không điều trị bằng kháng sinh, chỉ tiến hành thục rủa tử cung bằng dung dịch Bio- penicillin(Bio-Pharmachemie) pha với nước cất và sau 1 ngày thì lượng dịch viêm sẽ giảm và nái sẽ khỏi.

Dạng viêm mủ

Đây là dạng viêm tương đối nặng, ngoài việc tổn thưởng ở niêm mạc tử cung còn có sự xâm nhiễm của vi trùng sinh mủ và các vi trùng cơ hội với những biểu hiện rất rõ, qua theo dõi 4 con nái viêm dạng mủ thấy rằng nhiệt độ trung bình từ 39,8 – 42oC nái có biểu hiện mệt mỏi, ít vận động, thường là nằm, nhịp hô hấp tăng và hầu hết các nái thường bỏ ăn hay ăn rất ít, âm hộ sưng đỏ, dịch viêm đặc, có màu vàng mùi hôi. Thời gian khỏi bệnh là 3 – 5 ngày sau khi điều trị và qua theo dõi chúng tôi cũng nhận thấy những nái viêm dạng này thì khả năng chăm sóc con sẽ giảm, nái rất ít tiết sữa cho con bú và sản lượng sữa giảm thấp. Cho nên chúng tôi kết hợp tiêm Bio-amino fort inj (Bio-Pharmachemie) để tăng sức đề kháng trong giai đoạn heo bệnh.

Dạng viêm mủ lẫn máu

Đây là dạng xảy ra ít trong 3 dạng, theo khảo sát chúng tôi vẫn chưa thấy xuất hiện dạng viêm này nhưng theo Nguyễn Minh Thương (2008) nhận thấy rằng: “Những heo nái viêm dạng này có thân nhiệt rất cao từ 40,5 – 41oC, dịch viêm có màu nâu và mùi rất hôi thối, nái hoàn toàn bỏ ăn, tùy theo mức độ tổn thương ở niêm mạc của thành tử cung và thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc điều trị dạng viêm này, vì rất dễ dẫn đến nhiễm

4.1.3.2 Viêm vú

Trường hợp viêm vú thường ít gặp hơn và thường chỉ xuất hiện trên vài vú, đặc biệt ở vú sau, vú viêm thường có màu hồng, sưng, cứng, khi ấn còn để lại vết, những vú viêm thì không tiết sữa, khi vuốt mạnh nái có phản ứng đau, nái viêm vú thường có biểu hiện sốt và theo khảo sát thì thân nhiệt trung bình khoảng 40oC, nái thường bỏ ăn, không cho con bú, thời gian khỏi bệnh thường 6 – 7 ngày sau khi sinh. ( Trích dẫn Nguyễn Minh Thương, 2008)

Theo khảo sát chúng tôi chưa ghi nhận được trường hợp viêm vú xảy ra.

4.1.3.3 Mất sữa

Đây là dạng ít gặp nhất trong các dạng của hội chứng M.M.A, trong thời gian khảo sát chúng tôi phát hiện được một trường hợp vừa viêm tử cung vừa mất sữa, theo Nguyễn Minh Thương (2008) nhận thấy rằng: “nái mất sữa có biểu hiện sốt, không nuôi con, không quan tâm đến việc tiết sữa, bầu vú có dấu hiệu thoái hóa sau đó teo lại, tiến trình kéo dài 1 – 2 ngày và nái mất sữa vào ngày thứ 4 – 5 ngày sau khi sinh”.

4.1.4 Tỉ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ

Để tìm hiểu tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ, chúng tôi theo dõi trên các lứa đẻ 1,2,3,≥4, kết quả được trình bày qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A theo lứa đẻ

Từ bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nái mắc hội chứng M.M.A trên đàn heo nái sinh sản của trại heo giống Trịnh Xuân Hướng là 100%. Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A

Lứa đẻ

Số nái khảo sát (con)

Viêm tử cung dạng nhờn Viêm tử cung dạng mủ

Số nái Tỷ lệ (%) Số nái Tỷ lệ (%) 1 2 3 ≥4 1 2 4 13 0 2 4 11 0 10 20 55 1 0 0 2 5 0 0 10 Tổng 20 17 85 3 15

chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khâu chăm sóc nuôi dưỡng, yếu tố nội tiết, thương tích, bản thân của nái và sự hiện diện của vi trùng cơ hội... Nhưng theo quan sát thực tế của chúng tôi tại trại chăn nuôi thì nguyên nhân chính mắc hội chứng M.M.A trên nái sinh sản của trại này là do:

 Do can thiệp sản khoa: trong trường hợp khó đẻ như thai lớn, tư thế thai không bình thường, nái yếu không đủ sức rặn... Mà ở đây không chú trọng việc sát trùng, tư thế tay và dầu bôi trơn, dẫn tiến hành sát trùng không đúng quy cách nên dễ trầy sướt niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.

 Do chăm sóc nuôi dưỡng: trong giai đoạn cuối của thời gian mang thai nái mập, hay bị táo bón. Phân đọng lại lâu và khi di phân gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Khâu vệ sinh không sạch, phân động lại thường xuyên, vi trùng từ trong phân xâm nhập vào máu, đến vú và tử cung gây viêm. Theo Trần Nguyên Hùng (2000). Trong thời gian chữa nái bị mập mỡ và táo bón sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh M.M.A. Sau khi đẻ, nước dùng vệ sinh heo nái không được sát trùng tốt, dẫn đến lây lan bệnh từ các con nái bị bệnh sang con nái mới đẻ.

 Do chấn thương âm hộ: do nái được nuôi dưỡng trong chuồng ép nên khi đứng lên nằm xuống âm hộ bị va vào thanh sắt chuồng gây rách âm hộ, trong khi đó khâu vệ sinh không sạch, phân động lại, vi khuẩn từ phân xâm nhập vào cơ thể heo nái qua vết thương đi vào tư cung và bầu vú gây viêm.

 Stress: nái mang thai gần đến ngày sinh hay bị stress. Trong khi đó trong quá trình vận chuyển heo từ chuồng bầu sang chuồng đẻ đã bị đánh đập làm cho nái bị Stress làm giảm sức khoẻ, sức đề kháng của heo nái chống lại các vi khuẩn gây bệnh, cũng là tác nhân gây bệnh M.M.A.

Trong số những nái bệnh của trại chỉ có trường hợp xảy ra là viêm tử cung. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Hữu Phước và ctv (1985) đã nghiên cứu trên 3600 con nái sinh sản và đưa đến kết lận rằng trong hội chứng M.M.A thường

một ca bệnh, thường hiện tượng này nặng thì hiện tượng kia nhẹ. Trong đó hiện tượng viêm tử cung có mủ và viêm tử cung nhờn chiếm tỷ lệ cao.

Như vậy, ở mỗi lứa đẻ sẽ cho tỷ lệ bệnh khác nhau, ở những địa điểm khảo sát với điều kiện môi trường, chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng khác nhau cũng cho tỷ lệ bệnh theo lứa đẻ khác nhau.

4.1.5 Thời gian và liệu trình điều trịLiệu trình điều trị Liệu trình điều trị

Oxytoxin(vimedim) 6ml/con/ngày, tiêm bắp. Vime-Tobra(vimedim) 10ml/con/ngày.

BIO-AMINO FORT INJ(Bio-Pharmachemie) 10ml/con/ngày, tiêm bắp. Thụt rữa tử cung bằng Bio-penicillin pha với nước cất 2 lần/ngày.

Bảng 4.4: Thời gian và kết quả điều trị

Mức độ bệnh

Chỉ tiêu Thời gian điều trị Kết quả điều trị

Số nái mắc bệnh (con) Số ngày điều trị (ngày) Số nái khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung dạng mủ 3 6 3 100 Viêm tử cung dạng nhờn 17 3 17 100

Qua liệu trình điều trị đối với những con bị viêm tử cung nhẹ thì liên tục 3 ngày, đối với những con viêm tử cung nặng thì liên tục 6 ngày. Kết quả điều trị đã có tiến triển tốt, dịch viêm khô đặc lại và ngưng tiết, năng suất sữa vẫn bình thường nên ít ảnh hưởng đến heo con. Theo kết quả khảo sát bệnh viêm tử cung ở một số trại ở tỉnh An Giang của Lê Thị Hải Yến (2009) có kết quả như sau:

Trại Nặng Nhẹ

A 20,81% 71,19%

B 10% 90,00%

C 9,62% 90,48%

D 29,41% 70,59%

Từ đó kết quả khảo sát tại trại heo giống Trịnh Xuân Hướng là viêm tử cung dạng nặng chiếm 15%, nhẹ 85% là tương đương.

4.2 Hậu quả của hội chứng M.M.A.

Để đánh giá tác hại của hội chứng M.M.A đến thành tích sinh sản của heo nái, chúng tôi tiến hành khảo sát sự khác biệt giữa nhóm nái bình thường và nhóm nái mắc hội chứng M.M.A trên các chỉ tiêu sau:

Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con

Tỉ lệ heo nuôi sống đến 21 ngày tuổi

Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 21 ngày tuổi

4.2.1 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con từ 0 đến 7 ngày tuổi Bảng 4.5: Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con từ 0 đến 7 ngày tuổi

Thể trạng nái Chỉ tiêu Viêm tử cung Dạng nhờn Dạng mủ

Số heo con khảo sát (con) 193 30

Tổng số heo con tiêu chảy (con) 24 22

Tỷ lệ heo con tiêu chảy (%) 12,43 73,33

Kết quả khảo sát tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ ở từng thể trạng nái như sau:

Do heo mẹ bị viêm tử cung nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ heo mẹ, lượng sữa tiết ra cung cấp cho heo con giảm, ở heo con khả năng điều tiết nhiệt độ chưa hoàn chỉnh nên heo con theo mẹ rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, độ ẩm chuồng cao sẽ dẫn tới tiêu chảy.

Điều này cho ta thấy có thể do thời điểm khảo sát, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau nên có kết quả khác nhau.

Qua đó, cho ta thấy được những heo nái mắc hội chứng M.M.A thực sự có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy ở heo con. Bệnh tiêu chảy ở heo con luôn gắn liền với tình trạng sức khỏe và lượng sữa của heo mẹ. Viêm tử cung, viêm vú là tiền đề gây bệnh tiêu chảy ở heo con, heo con liếm phải sản dịch viêm của heo mẹ trong khi cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa với số lượng lớn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây tiêu chảy.

4.2.2 Tỉ lệ heo nuôi sống đến 21 ngày tuổi Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi

Thể trạng nái Chỉ tiêu

Viêm tử cung

Dạng nhờn Dạng mủ

Số heo con khảo sát (con) 193 30

Số heo con hao hụt (con) 16 6

Số heo con sống đến 21 ngày tuổi (con) 177 24

Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày tuổi (%) 91,70 80,00

Qua bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ heo con nuôi sống đến 21 ngày tuổi ở các nái như sau: nái viêm tử cung dạng nhờn là 91,70%, viêm dạng mủ là 80,00%.

Tỷ lệ nuôi sống khác nhau ở các trại có thể do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng trong qui trình chăn nuôi.

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ nuôi sống là do tỷ lệ chết ở heo con của những nái viêm tử cung do tiêu chảy quá sớm, trường hợp này thường xảy ra với những con yếu nhất trong đàn. Thực tế qua khảo sát chúng tôi nhận thấy những

nái mắc hội chứng M.M.A nặng thường mệt mỏi, phản ứng chậm do đó heo con bị chết do mẹ đè rất thường xuyên xảy ra.

4.2.3 Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 21 ngày tuổi Bảng 4.7: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi

Thể trạng nái Chỉ tiêu Viêm tử cung Dạng nhờn Dạng mủ Tổng số nái (con) 17 3

Tổng số heo con 21 ngày tuổi (con) 177 24

Số heo con 21 ngày tuổi trên ổ (con) 10,41 8

Trọng lượng toàn ổ trung bình của heo 21 ngày tuổi (kg/ổ) 62,56 43,28

Trọng lượng bình quân của heo 21 ngày tuổi (kg/con) 6,01 5,41

Qua bảng 4.7 cho thấy trọng lượng bình quân của heo con 21 ngày tuổi là một chỉ tiêu quan trọng để tính lợi nhuận cho nhà chăn nuôi heo trong giai đoạn này tăng trọng rất nhanh, nếu heo mẹ có tình trạng sức khỏe không tốt, bị viêm tử cung, đau chân, đau móng, sốt,… sẽ làm cho heo mẹ ăn ít đôi khi bỏ ăn, dẫn đến số lượng và chất lượng sữa kém làm cho heo con bị tiêu chảy, cơ thể suy yếu giảm sức đề kháng,… ảnh hưởng đến trọng lượng bình quân lúc cai sữa, bên cạnh đó, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng.

Số con 21 ngày tuổi trên ổ được tính là tổng số con do nái nuôi từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Theo Nguyễn Văn Thiện (1972) số con 21 ngày tuổi nói lên tính tốt sữa và tính khéo nuôi con của nái như ít đè lên con ít bệnh tật cả mẹ lẫn con. Trong giai đoạn này chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho chúng như tạo sự thông thoáng, khắc phục môi trường tiểu khí hậu của chuồng nuôi: nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với điều kiện sống của heo con lẫn mẹ, cung cấp những thức ăn dễ tiêu hoá giảu dinh dưỡng và vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chúng. Đặc biệt là

cảm đối với khí hậu lạnh do khả năng cách nhiệt của da kém, lớp mở dưới da còn quá mỏng, lông thưa và hệ thống thần kinh đều hoà thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên heo con dễ bị tiêu chảy.

Trọng lượng 21 ngày tuổi trên ổ được tính là tổng số con do nái nuôi từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi kể cả những con ghép bầy. Trọng lượng 21 ngày là chỉ tiêu gián tiếp nói lên tính tốt sữa và khả năng sản xuất sữa của heo mẹ (Nguyễn Văn Thiện, 1972). Có nhiều yếu tố tác động là ảnh hưởng đến trọng lượng 21 ngày tuổi: lượng sữa mẹ cung cấp, khả năng hấp thụ dưỡng chất cơ của cơ thể heo con ngoài sữa mẹ từ thức ăn khởi động và sức chống chịu của heo con đối với điều kiện sống bất lợi ngoài bụng mẹ. Các yếu tố này quyết định sức tăng trọng của heo con. Trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu và quan trọng của heo con là sữa mẹ. Tuy có tập ăn ở giai đoạn 5 ngày tuổi nhưng hệ men tiêu hoá đường ruột của heo con còn kém, sự hấp thu dưỡng chất từ thức ăn đưa vào ruột còn hạn chế. Theo Trần Cừ (1972) lượng sữa mẹ tiết ra tăng đến 21 ngày sau khi đẻ sau đó giảm dần.

Qua khảo sát 20 con nái lai LandYork của trại ở bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy số con trung bình ở 21 ngày tuổi trên ổ là 9,21 con và trọng lượng 21 ngày tuổi là 52,92kg/ổ, so với heo thuần theo kết quả luận văn tốt nghiệp Thạch Văn Chán (2004) ở trại heo tỉnh Vĩnh Long thì số heo con ở thời điểm 21 ngày tuổi của giống heo Landrace là 26,84kg/ổ và Yorkshire là 22,44kg/ổ. Theo kết quả làm luận văn của Lê Phạm Hoàng Việt (2010) ở trại heo thực nghiệm tỉnh Hậu Giang thì giống heo Landrace 8,6 con, Yorkshire là 6,9 con, trọng lượng 21 ngày tuổi Landrace là 40,73kg/ổ và Yorkshire là 22,44kg/ổ. Theo hội chăn nuôi Việt Nam năm (2003) trọng lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là 45-50 kg/ổ là tốt. Từ đó cho thấy số con và trọng lượng ở thời điểm 21 ngày tuổi của giống heo LandYork của trại cao hơn hai giống heo thuần Landrace và Yorkshire mà Thạch Văn Chán đã khảo sát tại heo tỉnh Vĩnh Long năm 2004 và Lê Phạm Hoàng Việt ở trại heo thực nghiệm tỉnh Hậu Giang năm 2010, và nằm trong nhóm heo tốt.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại trại heo giống Trịnh Xuân Hướng ấp 4, Xã Lộ 25, Thống Nhất, Đồng Nai. Từ 04/08/2014 - 04/10/2014, với đề tài: “ Khảo sát hội chứng M.M.A trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con”. Chúng tôi đã thu được một số kết quả và có 1 số kết luận sau:

Tỷ lệ mắc hội chứng M.M.A cao, viêm tử cung dạng nhờn là cao nhất 85%, viêm tử cung dạng mủ là 15%.

Ảnh hưởng của hội chứng M.M.A đến năng suất sinh sản của nái:

Đối với heo con: tăng tỷ lệ tiêu chảy ở các nái mắc hội chứng M.M.A: Viêm tử cung dạng nhờn là 12,43%, viêm tử cung dạng mủ là 73,33%.

Trọng lượng heo cai sữa ở các nái mắc hội chứng M.M.A: viêm tử cung dạng nhờn là 6,01 kg, dạng mủ là 5,41 kg.

5.2 ĐỀ NGHỊ

- Cần kiểm tra kỹ tình trạng viêm tử cung trên heo nái và tiêu chảy trên heo con theo mẹ để kịp thời điều trị tránh tổn thất cho trại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008. Chiến lược phát triển chăn

Một phần của tài liệu khảo sát hội chứng m.m.a trên heo nái và ảnh hưởng của bệnh lên đàn heo con tại trại heo giống trịnh xuân hướng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)