1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam

149 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam
Tác giả Lê Thị Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, TS. Đinh Thị Xuân Hũa
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 39,15 MB

Nội dung

-về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Thực trạng và giải pháp nângcao hiệu qua” Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội: Sách tập hợp các bài nghiêncứu khoa học góp phần đánh giá thực trạ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGÂN

LUAN VAN THAC Si BAO CHI

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGÂN

Chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số: 8320101_01_UD

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền TS Đinh Thị Xuân Hòa

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của cá nhân, có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu của các đề tàinghiên cứu khoa học cũng như giáo trình, tài liệu, sách, báo có liên quan Các

số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Phần tài liệu tham khảo

được dẫn nguồn day đủ và chính xác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Thị Ngân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể Ban lãnh đạo và các thầy, cô giáo

của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã hết lòng giảng dạy, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báo về hoạt động báo chí và tạo điều kiệncho tôi thực hiện dé tài nghiên cứu luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Đinh Thị Xuân Hòa, Phó

Trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, triển khai Luận văn Nhờ có Cô, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, lời

khuyên bồ ích về chuyên môn cũng như tinh thần làm việc, kinh nghiệm va

thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học của Cô.

Do sự hạn chê về thời gian cũng như khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu

chưa nhiêu, chac chăn luận văn không tránh khỏi những thiêu sót Tác giả rat mong nhận được sự đóng góp của Hội đông, của các thây cô giáo đê luận văn hoàn thiện hơn.

Học viên

Lê Thị Ngân

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU oon 3 4

1 Ly do lựa chọn II 4

PB (0¬) ¡0u 0 Ả Ô 5

3 Mục đích, nhiệm vụ nghién CỨU + +3 319319319 1 91 11 ng ng gưkp 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên €ứU: - 2-22 5¿©2+2+++Ex+2Ext2E+trxterxezrxerreeree 10

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cỨU - - 5 5Ă + Esksekssersrerske 12

6.Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu 2: 5++sz+cs+cxecse+z 13

7 Kt cau cla Wan Van na 14

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE THONG DIEP VE BAO

HIEM XA HỘI TỰ NGUYEN TREN BAO ĐIỆN TỬ 2- 5-5: 15 1.1 Một số khái niệm cơ bản :¿25+vt222xv22Ext2EEtrttrtrrtrtrrrrrrrirrrrrrie 15 1.2 Vai tro của thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử 20 1.3 Nội dung và hình thức của thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tir 23 1.4 Tiêu chí đánh giá thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử 27 Tiểu kết chương Ì -2- 2-52 £+SE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEE12212717121121111711 21111110 33

CHUONG 2 THỰC TRANG THONG ĐIỆP VE BAO HIẾM XÃ HỘI TỰ

NGUYEN TREN BAO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM -2-©22-©cccccccrscrrecree 34

2.1 Khái quát về các co quan báo chí khảo sát - 2-2 2+c2+xzx+£x+rxzrszsez 34 2.2 Khảo sát thực trạng thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử 37

2.3 Danrnh gid CHUNG 1n O5 54

Tiểu kết chương 2 ccecccecesseessessesssessessessscssessessessvssscssessssecsuessessessssssessessesssesseeseeseees 75

CHUONG 3 VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHAM NÂNG

CAO CHAT LƯỢNG THONG ĐIỆP VE BẢO HIẾM XÃ HOI TU NGUYEN TREN BAO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM -© 722k EEEEEEeEEeErerrrrrrerrree 76

3.1 Vấn đề đặt ra trong thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam

li oo eee ee ồ 76

3.2 Một số giải pháp, kiến nghị cụ thé cecceccccscsscessessesseessessessesseessessessesseessesseeses 84

Tiểu kết chương 3 - 2-2-5 SE22EE2EEEEEEEE2E12111712112112117171121111 1121.1111 cre 94 KET LUẬN 22-5255 2E E211221271271121121111 2112112111111 .11 11x erre 95

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5252 22£22x22£xzzxczxesrxz 98

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BH that nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp

Bo LD-TB va XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội CNTT Công nghệ thông tin

NLĐ Người lao động

Nxb Nhà xuất bản

PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng tin, bài về BHXH tự nguyện trên Nhân dân điện tử, Lao động

điện tử và Báo điện tử Dân SIHÌ - - c5 111 1k kkvkkkkkcek 37

Bảng 2.2: Nội dung thông điệp về BHXH tự nguyện trên Nhân dân điện tử, Lao

động điện tử và Bao điện tử Dân sinh - «cty 39 Bang 2.3: Hình thức thông điệp BHXH tự nguyện trên Nhân dân điện tu, Lao động

điện tử và Báo điện tử DAN SIHÌ - - «c5 1111 kkkvkkkkkkek48

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Các thể loại báo chí và dạng thức trong thông điệp về BHXH tự

Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tâm của công chúng về nội dung cua thông điệp về

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của công chúng về nội dung thông điệp về BHXH tự nguyện

trên báo GIN CU -c- c1 KT ng ky 57

Biểu đồ 2.4: Cách thức tiếp cận thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử 59

Biểu đồ 2.5: Hạn chế trong các thông điệp về BHXH tự nguyện trên bdo điện tử 04 Biéu đồ 2.6 Tương tác của độc giả với thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của công chúng về hình thức của thông điệp về BHXH tự

nguyện trên báo đÌiỆN TÚ cv vn kg HT TH kg vn 80

Biểu đồ 3.2: Mong muốn của công chúng với thông điệp về BHXH tự nguyện trên

7/78;:71.8/7/ESPPn07777AẼ = 82

Biểu đồ 3.3: Ý kiến của phóng viên dé nâng cao chất lượng thông điệp về BHXH tự

nguyện trên báo điỆN TỬ cv kg 85

Biểu đồ 3.4: Ý kiến của phóng viên về giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về

BHXH tự nguyện trên bảo đÏiỆN fH ch HH HH tr re, 86

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

BHXH là một trong hai chính sách ASXH nổi bật của Đảng va Nhà nước

ta, với hai chính sách cơ bản bao gồm: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.Nếu như BHXH bắt buộc dựa trên đóng góp của NLD và người sử dụng lao

động thì BHXH tự nguyện dựa trên đóng góp của NLD không có quan hệ lao

động, có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người

nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mởrộng điện bao phủ BHXH Đồng thời, chính sách BHXH tự nguyện còn gópphần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, NLD đối với việc tự bảođảm an sinh cho bản thân khi tích lũy cho tương lai từ khi còn trẻ để về giàđược hưởng lương hưu, cấp thẻ BHYT miễn phí dé khám, chữa bệnh

Được triển khai từ ngày 1/1/2008, BHXH tự nguyện là chính sách có ýnghĩa nhân văn rất sâu sắc khi hướng tới nhóm đối tượng đông đảo là lao

động của khu vực phi chính thức, đồng thời có chính sách hỗ trợ nhóm yếu thé trong thị trường lao động Không chi chăm lo xây dựng chính sách, hoạt

động tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện cũng đượcchú trọng Ngày 21/11/2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1676/QD-TTg phê duyệt Dé án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháptuyên truyền BHXH, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyên, ngànhBHXH và các cơ quan báo chí Trong đó, để phối hợp hiệu quả trong việc

tuyên truyền chính sách tới xã hội, các cơ quan báo chí đã chủ động tiếp cận

thông tin, tìm hướng truyền thông hiệu quả nhất dựa trên những thế mạnh của

đơn vị mình dé thu hút công chúng.

Tuy nhiên, sau hơn 13 năm triển khai, chính sách BHXH tự nguyện van

bộc lộ những bắt cập, hạn chế, trong đó rõ nhất là chưa thu hút được sự quan

tâm của NLĐ Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2020,

sé người tham gia BHXH tự nguyện trên cả nước chỉ dat 1,068 triệu người

Trang 9

[43] Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện dù bang tổng số người vậnđộng được của 11 năm trước đó nhưng tỷ lệ bao phủ còn thấp, chi đạt khoảng2,2% lực lượng lao động trong độ tudi.

Một trong những nguyên nhân khiến các chính sách BHXH tự nguyệntriển khai chưa đạt hiệu quả là do công tác truyền thông, phổ biến chính sách,pháp luật về BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng chưa thật sự tạo

được sự tin cậy dé nâng cao nhận thức, thu hut NLD tham gia Thông điệp về BHXH tự nguyện chưa được đầu tư đúng mức về cả nội dung và hình thức dé

làm nổi bật tính ưu việt cũng như giá trị nhân văn trong chính sách, hap dannhững nhóm đối tượng mục tiêu mà BHXH tự nguyện hướng tới

Trước những yêu cầu phát triển BHXH tự nguyện nhằm hướng tới mụctiêu về BHXH toàn dân, vận dụng linh hoạt dé vận động người dân tham gia,

báo điện tử được xem là một loại hình báo chí phát huy được thế mạnh dé có

thê truyền thông thông điệp BHXH tự nguyện một cách hiệu quả Là một loại

hình báo chí ra đời và phát triển cùng với công nghệ, trong những năm qua, báo điện tử đã phát huy được những lợi thế sẵn có dé chuyền tải thông điệp

nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và có tính tương tác cao, không chỉ thu hút

độc giả mà còn tạo sự chuyền biến tích cực khi truyền thông chính sách nóichung, chính sách BHXH nói riêng Đây cũng là một kênh truyền thông hữuhiệu được ngành BHXH và nhiều cơ quan báo chí tập trung để có thê đưathông điệp BHXH tự nguyện tới các đối tượng trong xã hội

Từ những lý do nêu trên, luận văn lựa chọn nghiên cứu đề tài 7) hông điệp

về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam Đây cũng là đề tài nghiên cứu độc lập, không trùng lặp về ý tưởng và nội dung với các nghiên cứu đã tiến

hành trước đó.

2 Lịch sử nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của báo chí - truyền thông, tại Việt Nam hiện nay,

đã có nhiêu công trình khoa học, sách nghiên cứu chuyên sâu vê đặc trưng

Trang 10

loại hình báo điện tử, cũng như việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyềnthông chính sách trên báo chí Quá trình tham khảo có một số công trìnhnghiên cứu khoa học như sách, giáo trình, luận văn liên quan gần với đề tài,

xin tóm lược như sau:

* Nhóm thứ nhất: Tai liệu liên quan đến truyén thông, báo chí và báođiện tử:

- Nhóm tác giả Dương Xuân Son, Dinh Văn Hường, Tran Quang (2011),

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: Sách đã

nhấn mạnh, hiệu quả của hoạt động báo chí được đánh giá dựa trên mức độbáo chí thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình như thế nào Mỗi mộtloại hình báo chí lại có những đặc trưng riêng, những đối tượng phục vụ khácnhau Nhưng xét về tổng thé, những yêu cầu về nội dung và hình thức dé báochí Việt Nam hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay là góp phần thực

hiện công tác tư tưởng và các lĩnh vực khác theo đường lối của Đảng, Nhà nước Nội dung thông tin phải theo cả hai chiều từ Dang, Nhà nước, các tô

chức xã hội đến nhân dân và ngược lại, từ nhân dân đến các cấp lãnh đạo

Muốn hoạt động báo chí có hiệu quả, người làm báo nhất thiết phải biết đến

công chúng của mình Coi họ như đối tượng phục vụ đặc biệt, đồng thời qua

họ đề biết những nhu cầu họ cần Từ đó, có biện pháp thực sự đáp ứng mối

quan tâm đó của công chúng.

- Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những van dé

cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội: Cuốn sách khảo cứu về quá trình

hình thành và phát triển của Internet và báo mạng điện tử cũng như những đặc

trưng cơ bản của báo mạng điện tử Qua đó, tác giả đã chỉ ra được tính chất đaphương tiện, tính tức thời và phi định kỳ, tính tương tác cũng như khả năng

lưu trữ và tìm kiếm thông tin Những nghiên cứu trong cuốn sách đã gắn với

lịch sử và đặc trưng của những tờ báo mạng điện tử, trở thành tư liệu tham khảo cho luận văn khi tìm hiéu về lịch sử của bao mạng điện tử tại Việt Nam.

Trang 11

- Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà

Nội: Tác giả nêu rõ, hiệu quả truyền thông là mức độ tạo ra những hiệu ứng

xã hội phù hợp với mong đợi của chủ thê truyền thông - đó là thay đổi được

nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng - nhóm đối tượng truyền thông

phù hợp với mục tiêu đích truyền thông Tác giả khang định, báo mạng điện

tử hội tụ được nhiều ưu điểm nổi trội của các kênh truyền thông trước đó Day

là loại hình báo chí có năng lực hàng đầu trong việc xã hội hóa các sự kiện vàvấn đề thời sự, nhanh chóng, rộng khắp và phong phú, sinh động nhất

- Nguyễn Trí Nhiệm - Nguyễn Thị Trường Giang (Đồng chủ biên),

(2014), Sách Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Sách tập trung nêu rõ những kiến thức và kỹ năng

hết sức cơ bản của báo mạng điện tử như: lịch sử ra đời và phát triển của báo

mạng điện tử; đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất báomạng điện tử; công chúng báo mạng điện tử; viết cho báo mạng điện tử; tổ

chức điễn đàn; hình ảnh; âm thanh; video trên báo mạng điện tử

* Nhóm thứ hai: Tài liệu liên quan đến “Thông điệp ”

- Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH

Quốc gia Hà Nội), (2014), Báo chí - Những vấn dé lý luận và thực tiễn (tậpIX), Nxb Thông tin - Truyền thông, Hà Nội: Cuốn sách tập hợp những bài

viết về vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và kỷ nguyên kỹ thuật số Trong đó có những vấn đề

như Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội - Định hướng phát triển và

quản lý, Một số vấn đề lý thuật và thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa truyền

thông đại chúng, Trách nhiệm xã hội của truyền thông đại chúng Việt Namhiện nay Tuy nhiên, các vấn đề được các chuyên gia đưa ra đều tiếp cận ở

góc độ vĩ mô, nghiên cứu lý thuyết truyền thông hơn là đưa ra các giải pháp

cụ thê theo từng tờ báo.

- Nguyễn Van Dững, Đỗ Thị Thu Hang (2018), Truyén thông - Lý thuyết

và kỹ năng cơ bản của Nxb Thông tin và Truyền thông: Nội dung cung cấp

Trang 12

kiến thức nên tảng về lý thuyết truyền thông như quan niệm chung về truyềnthông, một số lý thuyết truyền thông, truyền thông đại chúng, thông điệp.Trong đó, cuốn sách phân tích rõ thông điệp là nội dung thông tin được traođổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Ngoài ra, nhóm tác giả đã giớithiệu về chu trình truyền thông, lập kế hoạch truyền thông và giám sát, đánh

giá, duy trì hoạt động truyền thông.

- TS Phạm Hải Chung (chủ biên) (2019), Tào Thanh Huyền, Nguyễn

Thùy Linh, Nguyễn Hoàng Oanh, Đỗ Thị Hải Đăng, Lê Thị Thùy Linh, Lý

thuyết truyền thông nâng cao, Nxb Thế giới: Sách lý giải những khái nhiệm

cơ bản của truyền thông, trong đó có thông điệp, vai trò của truyền thông đốivới cá nhân và tô chức Đồng thời, điểm lại các giai đoạn phát triển của truyềnthông đại chúng, phân tích bốn trường phái lý thuyết cũng như trình bảy cụthé một số lý thuyết và mô hình truyền thông tiêu biểu còn nguyên giá trị

trong thời đại hiện nay.

*Nhóm tài liệu liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện

- PGS.TS Nguyễn Tiệp (Chủ biên), TS Phạm Trường Giang, ThS Phùng

Bá Đề, ThS Hoàng Bích Hồng, ThS Lục Mạnh Hiển, ThS Đỗ Thùy Dung,ThS Phạm Đỗ Dũng, ThS Mai Thị Hường (2010), Giáo trình Bảo hiểm xãhội, Nxb Lao động - Xã hội: Cuốn sách dẫn nhập lý thuyết về BHXH Ở nước

ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, BHXH được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm, chính sách không ngừng được bồ sung, hoàn thiện déphù hợp với nền kinh tế thị trường và xu thế BHXH trên thế giới

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(2016), Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn xuất bản, Nxb Laođộng xã hội): Sách giới thiệu các nội dung quan trọng của Luật BHXH 2014

và các văn bản liên quan đến Luật này, trong đó có BHXH tự nguyện

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “7i ruyên thông

Trang 13

-về chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Thực trạng và giải pháp nângcao hiệu qua” Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội: Sách tập hợp các bài nghiêncứu khoa học góp phần đánh giá thực trạng truyền thông về các van dé liênquan đến BHYT và BHXH trên các kênh truyền thông khác nhau, trong cácloại hình cơ quan, tô chức, bộ ngành khác nhau, hướng tới đề xuất hệ thonggiải pháp truyền thông tông thé, bám sát các khâu quan trọng nhất của quatrình truyền thông về chính sách BHXH, BHYT hiện nay.

- Nguyễn Thị Tuyết Nga (2020), “Thực trạng tham gia BHXH tự nguyện

của NLD thuộc khu vực phi chính thức (Nghiên cứu trường hop quận Tây Ho,Thành pho Ha Noi), (Luan an tién si - Truong Dai hoc Khoa học Xã hội vaNhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội): Luận án tập trung tìm hiểu thực trạng

tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ thuộc khu vực phi chính thức và các

nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ

Thông qua đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có

thê thấy, các nghiên cứu với thông điệp về chính sách BHXH tự nguyện chưa được quan tâm, chú trọng nhiều, chưa có những công trình nghiên cứu độc

lập Bên cạnh đó, những vấn dé nâng cao năng lực truyền tải thông điệp vềBHXH, BHXH tự nguyện xuất hiện trong các hội thảo khoa học, gan VỚI Cácthé loại báo chí - truyền thông nói chung, chứ chưa đề cập riêng lẻ và chútrọng tới loại hình báo điện tử, một trong những loại hình phát triển nhanhchóng và ưu việt trong giai đoạn hiện nay Trong khi đó, việc bắt nhịp với sựphát triển nhanh chóng của lĩnh vực báo chí hiện nay là cấp thiết nhăm góp

phần thu hút sự quan tâm, đáp ứng nhu cầu của công chúng Do vậy, luận văn

đã lựa chọn đề tài “7; hông điệp về BHXH tự nguyện trên bao điện tử Viét Nam”, với mong muốn nghiên cứu sâu và kỹ vấn đề truyền thông về BHXH

tự nguyện, từ đó, tổng kết những kỹ năng cần có dé triển khai trong thực tế tốthơn Những kết quả nghiên cứu đi trước là tiền dé lý luận và thực tiễn dé luận

văn xin kê thừa, triên khai dé tai nghiên cứu của mình.

Trang 14

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thông hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn tập trung khảo sát, phân tích chỉ ra thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân

hạn chế trong thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam; từ

đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhăm góp phần nâng cao chất lượng của

thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu

Đề hoàn thành mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số

nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thông hóa một số lý luận cơ bản về truyền thông, làm rõ những vấn đề lý luận về báo điện tử, truyền thông, thông điệp truyền thông,BHXH, chính sách BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam; những tiêu

chí đánh giá thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử

Thứ hai, tiễn hành khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thành công,

hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong thông điệp về BHXH tự

nguyện trên báo điện tử ở Việt Nam thông qua khảo sát ba báo điện tử: Báo

Nhân dân điện tw (nhandan.vn), Báo Lao động điện tứ (laodong.vn) và Báo điện tứ Dân sinh (baodansinh.vn).

Thứ ba, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm góp phần nâng cao chất

lượng, cải thiện hiệu quả truyền thông về BHXH tự nguyện trên báo điện tử

Việt Nam nói chung và các tờ báo điện tử đã khảo sát trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo

điện tử Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn lựa chọn tập trung khảo sát trên ba báo điện tử đã nêu trên vì các cơ quan chủ quản của ba tờ báo mang tính đại diện cao Nhân dán điện tứ

10

Trang 15

là báo điện tử trực thuộc Báo Nhân dân, cơ quan Trung ương và cơ quan ngôn

luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Đảng, Nhà

nước và nhân dân; Lao động điện tu là báo điện tử của Bao Lao động, cơ

quan của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của

NLD; Báo điện tử Dân sinh trực thuộc Bao Lao động - Xã hội, cơ quan ngôn

luận của Bộ LĐ-TB và XH, đại diện cho tiếng nói từ cơ quan quản lý Nhànước, nghiên cứu và xây dựng chính sách về BHXH Nhân dân điện tử và

Lao động điện tử là những báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam, có số lượng độc

giả đông đảo, trong khi đó, Báo điện tử Dân sinh có lợi thế là báo ngành vớithông tin sâu về lĩnh vực BHXH Cả ba báo điện tử này đều có nội dungthông tin rất phong phú về chính sách BHXH nói chung và BHXH tự nguyện

nói riêng.

Thời gian nghiên cứu trong 3 năm (từ tháng 1/2018 đến hết tháng12/2020) Đây là giai đoạn triển khai nhiều chính sách phát triển BHXH tựnguyện như một số điểm mới quan trọng về BHXH tự nguyện trong LuậtBHXH năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018; Nghị quyết số

28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải

cách chính sách BHXH và Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 củaThủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức

và phương pháp tuyên truyền BHXH

4.3 Đối twong khảo sát

- Các tác phâm báo chí thông tin về BHXH tự nguyện trên ba báo điện tửđược khảo sát.

- Một số nhà lãnh đạo, nhà quản lý tại các cơ quan Nhà nước, cơ quan

báo chí, đặc biệt là các phóng viên chuyên trách theo dõi lĩnh vực BHXH.

- Bạn đọc của báo điện tử thuộc nhóm lao động phi chính thức, những

người trực tiếp đánh giá chất lượng của các tác phẩm báo chí dé cập tới chính

sách BHXH tự nguyện.

11

Trang 16

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác

-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về BHXH nói chung và về BHXH tự nguyện nói

riêng; về báo chí; những vấn đề cơ sở lý luận về báo chí - truyền thông nói

chung và báo điện tử nói riêng Luận văn cũng nghiên cứu các lý thuyết liênquan đến việc tổ chức và triển khai hoạt động truyền thông chính sách với báochí nói chung, báo điện tử Việt Nam hiện nay nói riêng cũng như đề cập trực

tiếp tới vấn đề truyền thông về BHXH tự nguyện trên báo điện tử nước ta.

5.2 Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp một số phương

pháp sau:

- Phương pháp phán tích nội dung:

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân tích các văn

bản như chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về chính sách BHXH tựnguyện, các luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ có đề tài tương đồng và gần tươngđồng Qua đó nhằm thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được cáctac giả công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho dé tài này Trên cơ sở đó, sử

dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới về nội dung trong đề tài luận của luận văn thực hiện.

Phương pháp này còn dùng để phân tích các bài viết đăng tải trên ba báo điện

tử: Báo Nhân dán điện tứ, Bao Lao động điện tu, Báo điện tử Dân sinh trong

vòng 3 năm (từ tháng 1/2018 đến hết tháng 12/2020) để đánh giá về thôngđiệp trong các bài báo xuất bản trên báo điện tử; thống kê tài liệu, con số, đữ

liệu thu nhận trong quá trình khảo sát để phân tích theo các luận điểm nghiên cứu Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp cần thiết nham phát huy

ưu điểm, khắc phục tồn tại để tăng độ hấp dẫn và chất lượng truyền thôngthông điệp về BHXH tự nguyện

12

Trang 17

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Luận văn thực hiện phỏng vấn sâu với hai nhóm đối tượng: đại diện cơ

quan quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện (một lãnh

đạo Vụ BHXH Bộ LĐTB và XH, một lãnh đạo Trung tâm Truyền thông

-BHXH Việt Nam) và ba lãnh đạo của các báo: Nhán dân điện tu, Lao độngđiện tử, Báo điện tử Dân sinh Ngoài ra, cũng phỏng vẫn sâu ba phóng viên chuyên trách được phân công theo dõi lĩnh vực BHXH ở một số cơ quan báo chí Trung ương Các ý kiến thu được sẽ là một trong những cơ sở đánh giá

thực trạng và xây dựng giải pháp truyền thông hiệu quả

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Luận văn thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với hai hình thức trực tiếp vàtrực tuyến (online) dành cho hai nhóm đối tượng: 30 phóng viên chuyên tráchtheo dõi lĩnh vực BHXH của một số tờ báo ở Trung ương và địa phương,cùng 200 bạn đọc của báo điện tử thuộc đối tượng lao động phi chính thức

Từ kết quả điều tra xã hội học, tác giả thu nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá

của công chúng, qua đó thu nhận những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa lý luận Qua việc lựa chọn dé tài “7; hông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện

tử Việt Nam ”, luận văn hướng tới làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động truyền thông chính sách nói chung, truyền thông về chính sách

gan với ASXH nói riêng tại Việt Nam Từ đó đề xuất mô hình tổ chức truyền

thông chính sách theo các khâu trong chu trình chính sách có sự tham gia của

các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo điện tử Bên cạnh đó,

luận văn cũng sẽ khái quát hóa được những xu hướng truyền thông mới, sự đổi mới ké cả hình thức và nội dung của báo điện tử trong thời kỳ công nghệ

4.0, mang lại hiệu quả tích cực truyền thông chính sách

13

Trang 18

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài hệ thống hóa và phân tích cụ thể vai trò của truyền thông về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam hiện nay Từ đó, đề xuất giải

pháp truyền thông tốt, hiệu quả, giúp NLD cũng như mỗi công dân hiểu rõ lợi

ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung của chính sách BHXH tự nguyện,

nham tao chuyén bién manh mé trong nhận thức, hướng tới tao su đồng thuận

trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, hướng

đến mục tiêu BHXH toàn dân

7 Kết cầu của luận văn

Bên cạnh các phần như Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lụcnhư những luận văn thông thường, luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thông điệp về BHXH tự nguyện

trên báo điện tử.

Chương 2: Thực trạng thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử

Việt Nam.

Chương 3: Van dé đặt ra và giải pháp cơ bản nham nâng cao chất lượng

thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam

14

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE THONG DIEP VE

BẢO HIẾM XÃ HỘI TỰ NGUYEN TREN BAO ĐIỆN TU 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Thông điệp

Thông điệp là một yếu tô quan trọng, giữ vai trò không thê thiếu trongquá trình truyền thông, cùng với nguồn, kênh truyền thông, người nhận là các

yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông Ở nước ngoài, nghiên cứu về thông

điệp xuất hiện trong các mô hình truyền thông của nhiều tác giả như Harold

Lasswell, Claude Shannon, David Berlo, Charles Osgood và Wilbur

Schramm

Theo mô hình truyền thông của nhà chính tri học người Mỹ Harold

Lasswell (1927), quá trình truyền thông bao gồm năm yếu tố: Nguồn phát(Source) - Thông điệp (Message) - Kênh (Channel) - Người nhận (Receiver) -Hiệu quả (Effect) Trong đó, thong điệp được hiểu là nội dung thông báo [18,

tr 17-18] Sau đó, nhà thông tin và điều khiến hoc Claude Shannon và các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm hai yếu tố: Nhiễu (Noise) và Phản hồi

(Feedback) Do đó, mô hình truyền thông hoàn chỉnh bao gồm bảy yếu tổthành phần, có mối quan hệ tác động trực tiếp Trong mô hình truyền thônghai chiều của Shannon và Weaver năm 1948, khái niệm “Thông điệp (nộidung): là nội dung thông tin dược trao đổi, chia sẻ từ nguồn phát đến đổi

tượng tiếp nhận Có thể bằng tin hiệu, mã số, lời nói, cử chỉ, thái độ, chữ viết hoặc bắt cứ tín hiệu nào mà con người có thể hiểu được và trình bay một cách có ý nghĩa Nói cách khác, thông điệp được diễn ta bang ngôn ngữ

mà người cung cấp và người tiếp nhận có thé hiểu được” [5, tr.17-18].

Còn trong “Giáo trình cơ sở lý luận báo chi? của tac giả Nguyễn Văn

Hà (2012), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, có đề cập tới môhình truyền thông của Charles Osgood và Wilbur Schramm Theo đó, “théng

15

Trang 20

điệp là nội dung thông tin, tin tức được đưa ra trao đổi Đó là những tin hiệu,

mã số, ký hiệu được thể hiện bằng mực trên giấy, sóng trên không trung.Thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ quy ước, mang tính cộngdong, khiến người gửi và người nhận có thé hiểu nhau” [13, tr.20]

Ở Việt Nam, nghiên cứu về thông điệp cũng được hiểu theo nhiều ý

nghĩa khác nhau Theo nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Định Văn Hường,Tran Quang (2011) trong sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, “7hông điệp có thé bằng tín hiệu, ký hiệu, mã

số, bang mực trên giấy, sóng trên kho trung hoặc bang bắt cứ tín hiệu nào màngười ta có thể hiểu được và được trình bày ra một cách có ý nghĩa Diéuquan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ mà ngườicung cấp (nguồn) và người tiếp nhật déu hiểu được” [20, tr.14] Với quanniệm này, hệ thống ký hiệu có ý nghĩa như là phương tiện để chuyên hóa

thông điệp Đó có thé là các hệ thống tiếng nói, chữ viết trong ngôn ngữ, hệ thống màu sắc, hình vẽ, biển báo trong hệ thống chỉ huy giao thông, hệ thống các cử chỉ biểu đạt của con người

Còn trong sách Truyén thông - Ly thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả

Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hang thì: “Thông điệp là nội dung thông tinđược trao đổi từ nguôn phát đến đổi tượng tiếp nhận Thông điệp chính lànhững tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, y kién, hiéu biét, kinh nghiém

song, tri thức khoa hoc - kỹ thuật được mã hóa theo một hệ thống kỷ hiệu

nào đó ”[9, tr.15] Quan niệm này đã chỉ ra thông điệp có thé khả năng giải

mã qua tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ, biểu đạt của

con người.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, nghiên cứu về “thông điệp” được quan

tâm và có nhiều góc nhìn khác nhau về thuật ngữ nay, nhưng tựu chung đều cóđiểm giống nhau khi cho rằng thông điệp (Message) là thành phần quan trọng

trong mô hình truyên thông Tác giả luận văn xin được chọn khái niệm vê

16

Trang 21

thông điệp của nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững - Đỗ Thị Thu Hăng trong sách

“Truyên thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ ban” dé kê thừa, làm khái niệm công

cụ nghiên cứu cho luận văn của mình, bởi khái niệm ngắn gọn, nêu được bảnchất cũng như mối liên hệ giữa các thành tố trong chu trình truyền thông thông

điệp bao gồm: Nguôn, thông điệp, kênh, nhiễu, tiếp nhận và phản hồi.

1.1.2 Bảo hiểm xã hội

Theo Từ điển Collins (bản online), “bảo hiểm xã hội” (tiếng Anh là

“Social Insurance”), được hiểu như sau: “Bảo hiểm xã hội” là khoản đảm bảo

mà chính phú cung cấp để hỗ trợ cho người thất nghiệp, bị thương và người

già, thường được đóng gop bởi người sw dụng lao động va NLD, cũng như từ

nguon thu ngân sách nhà nước” [6] Với nghĩa này, BHXH có thể hiểu làkhoản cấp cho người tham gia chính sách và được đóng góp từ NLĐ, người

sử dụng lao động và hỗ trợ từ Nhà nước (nếu có).

Ở Việt Nam, BHXH là một trong những nhóm chính sách quan trọngcủa hệ thong ASXH nham muc dich cham lo, bao vé va phat trién con nguoi,đảm bao 6n định chính trị, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước Trong sách “Giáo trình Bảo hiểm xã hội” của PGS.TS Nguyễn Tiệp

(Chủ biên), 2010, Nxb Lao động - Xã hội, cho rằng: “BHXH là sự đảm bảothay thé hoặc bù đắp một phan thu nhập cho NLD và gia đình họ khi NLDtham gia BHXH bị giảm hoặc mat thu nhập từ lao động do các sự kiện baohiểm xảy ra và trợ giúp các dich vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở

quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ồn định đời sống cho NLD

và gia đình NLD, đảm bảo ASXH”[22, tr 14].

Còn trong Luật BHXH số 58/2014/QH14, khái niệm về BHXH được nêu

rõ: BHXH là sự dam bảo thay thế hoặc bù đắp một phan thu nhập của NLD khi

họ bị giảm hoặc mat thu nhập do 6m dau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH [38].Trong luận văn nảy, tác giả xin được kế thừa khái niệm BHXH theo Luật

17

Trang 22

BHXH số 58/2014/QH14 dé làm khái niệm công cu cho nghiên cứu của mìnhbởi khái niệm này bao quát được những nội dung cốt lõi, bản chất của BHXH.

1.1.3 Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện là một loại hình của chính sách BHXH Về khái niệm

này, Luật BHXH 2014 nêu rõ: “BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nha

nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của minh và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH dé người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tudt” [38].

Vì đây là khái niệm đã được luật hóa và sử dụng thống nhất trong các

văn bản trong lĩnh vực BHXH và liên ngành, nên tác giả luận văn sẽ sử dụng

khái niệm theo Luật BHXH số 58/2014/QH14 dé sử dụng trong suốt quá trình

nghiên cứu.

1.1.4 Báo điện tửBáo điện tử được công chúng biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như:báo điện tử (Electronic newspaper), báo Internet (Internet newspaper), báoweb (web newspaper), báo mạng (Network newspaper), báo trực tuyến (Online newspaper) Ở Việt Nam, loại hình báo chí này gắn với các tên gọi

như “báo trực tuyến”, “báo điện tử”, “báo mạng điện tử” Trong các tên này,cách định danh “báo điện tử” đã đi vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của

Nhà nước, và được sử dụng rộng rãi.

Trong cuén “Báo mạng điện tử - Những van dé cơ ban” của TS Nguyễn

Thị Trường Giang cho rằng: “Bao mạng điện tử là một loại hình báo chí được

xdy dựng dưới hình thức cua một trang web và phát hành trên mang Internet Ngày nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta cũng su dụng thuật ngữ “báo điện tử ”"° [11, tr.49-50].

Còn trong giáo trình “Báo truc tuyến” của nhóm tác giả Huỳnh VănThông, Phan Văn Tú, Huỳnh Minh Tuấn, Triệu Thanh Lê, Ngô Thị ThanhLoan (2015), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, khái niệm báo trực

18

Trang 23

tuyến được nêu như sau: “Báo rực tuyến là một loại hình báo chí, phát hànhtrên mạng Internet, có tính đa phương tiện, và được công chúng tiếp cậpthông qua các thiết bị có kết nối Internet Định nghĩa này được dua ra dựatrên những đặc tính cốt lõi nhất của loại hình báo chí này Đó là: nội dung

truyền tải tin tức báo chí; gắn với nên tang (platform) phát hành cũng như tiếp cận là Internet; mang tính đa phương tiện ” (21, tr.16].

Trong Luật Báo chí 2016, khái niệm báo điện tử được định nghĩa như

sau: “Báo điện tử là loại hình bdo chí su dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

được truyền dan trên môi trường mạng gồm báo điện tử và tap chí điện tử”[37] Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin phép dùng khái niệm “báo điệntử” này dé thống nhất về định nghĩa cũng như phù hợp với các văn bản quy

phạm pháp luật chính thức của Nhà nước.

Ngày 19/11/1997 ghi dấu mốc Việt Nam chính thức hòa mạng Internet toàn cầu Sự kiện này đã tạo ra dấu ấn phát triển khởi đầu của báo điện tử Việt Nam Tới nay, quá trình phát triển báo điện tử ở Việt Nam đã trải qua hơn 23 năm phát triển, với ba giai đoạn chủ yếu Quy mô báo điện tử ở Việt Nam ngày càng phat triển vượt bậc, vì thế, mức độ cạnh tranh của các tòa soạn báo

điện tử cũng trở nên khốc liệt hơn Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Trungương, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, giảm 80 cơquan báo chí so với năm 2016 Trong số này, 210 cơ quan báo chí có hoạt

động báo điện tử, tạp chí điện tử và 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập [46].

1.1.5 Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tw

Từ những nghiên cứu, những khái niệm về “thông điệp”, “báo điện tử”

“BHXH” và “BHXH tự nguyện” đã được luận giải trên đây, tác giả luận văn

xin kết nối các khái niệm trên dé đưa ra quan điểm cá nhân về khái niệm vềthông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử để thuận tiện cho quá trìnhnghiên cứu tiếp sau như sau: “Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện

tử là nội dung thông tin về BHXH tự nguyện được cơ quan báo điện tử chuyển

19

Trang 24

đến công chúng bằng những hình thức đa dạng, phong phú để công chúng

nhận thức được lợi ích và giá trị nhân văn của chính sách, hưởng ứng và lan

tỏa tới cộng dong”

Những thông điệp BHXH tự nguyện phải thể hiện được đúng định

hướng về chủ trương, đường lỗi của Dang; chính sách, pháp luật của Nhà

nước; góp phan tích cực triển khai chính sách xuống cơ sở và đưa chính sách

vào cuộc sống Đồng thời, thông điệp cũng can thé hiện rõ tinh thần phảnbiện, giám sát quá trình thực hiện chính sách của báo chí, phản ánh kip thời

bat cập dé có thé điều chỉnh chính sách kịp thời

Không những chỉ chuyên tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử còn phải làm rõ ýnghĩa nhân văn về mặt thông tin, giá trị tích cực mà chính sách ASXH nàymang lại Với mục tiêu hướng tới dư địa còn rất lớn của lực lượng lao động

nước ta - những đối tượng lao động phi chính thức, lao động không có hợp đồng lao động và không tham gia BHXH bắt buộc - thông điệp của BHXH tự

nguyện khang định ý nghĩa nhân văn nhằm đảm bảo "lưới ASXH" cho NLD,không chỉ mang tới nguồn lương hưu hằng tháng, thẻ BHYT chăm sóc sứckhỏe mà còn là ý nghĩa tinh thần khi về già, giúp họ có thê độc lập, chủ độngđược cuộc sống tương lai khi hết tuổi lao động Việc hiểu rõ những lợi ích,hàm nghĩa nhân văn từ sự chia sẻ, cơ chế lấy số đông để chia sẻ quyền lợi với

số ít những người tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp người dân hiểu đúng,

hiểu đủ về chính sách, có niềm tin và gan bó với loại hình BHXH nay.

1.2 Vai trò của thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử

1.2.1 Gop phần truyền thông những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH tự nguyện

Thông điệp về BHXH tự nguyện thé hiện các quan điểm, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách - pháp luật của Nhà nước một cách nhất quán,tích cực Đồng thời, huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương các

20

Trang 25

cấp, các tô chức xã hội, cộng đồng, nhằm khăng định sự cần thiết, vai trò

quan trọng, ý nghĩa to lớn, lợi ích lâu dài của chính sách BHXH nói chung và

BHXH tự nguyện nói riêng đối với đảm bảo ASXH, an ninh chính trị, trật tự,

an toàn xã hội.

Việc đưa thông điệp truyền thông lên báo chí nói chung, báo điện tử nói

riêng sẽ nhăm hai mục đích: Tuyên truyền, quảng bá chính sách pháp luậtBHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng nhăm tạo sự đồng thuận xã hội,ủng hộ, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng: chính sách, pháp luật củaNhà nước Đồng thời, từ đó phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHXH tựnguyện theo đúng tinh thần ASXH

Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử còn hướng tới thể hiệngiá trị kinh tế, giá trị xã hội cũng như giá trị nhân văn của các chính sách này

Minh chứng rõ nhất là BHXH tự nguyện có vai trò phân phối, sử dụng hiệu

quả nguồn quỹ dự phòng, tạo cơ chế chia sẻ nhằm giảm bớt những rủi ro, góp

phan phòng tránh và hạn chế tổn thất, dam bao an toàn cho sản xuất và đời

sông xã hội và tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội.

1.2.2 Góp phần truyền thông về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH

tự nguyện tới người dân

BHXH tự nguyện giúp dam bao thu nhập cho NLD và gia đình khi họ

gặp những khó khăn như ốm đau, hết tuổi lao động, tử vong Những ngườitham gia BHXH tự nguyện hau hết là những NLD tự do, thu nhập thấp, không

ồn định, bấp bênh như nhóm đối tượng nông dân - ngư dân - diêm dân, kinhdoanh, buôn bán nhỏ Tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp họ và gia đìnhđược đảm bảo phần nào trước những rủi ro xảy ra trong cuộc sống Tính ưu việt của BHXH tự nguyện sẽ được truyền thông rộng rãi tới công chúng thông

qua hệ thống các kênh truyền thông, đặc biệt là báo điện tử Với việc lựa chọn

day đủ các hình thức sinh động từ văn bản, hình ảnh tĩnh, hình anh động, đồ

họa, âm thanh, video , báo điện tử có thé truyền tải đầy đủ, đa dạng các hình

21

Trang 26

thức thông điệp, có thể vượt qua hạn chế về không gian và thời gian đề lan tỏatới nhiều đối tượng trong xã hội hơn.

Thêm vao đó, thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử còn gópphần giúp người tham gia BHXH tự nguyện hiểu được khả năng đảm bảo vềthu nhập ôn định ở mức độ cần thiết, giúp họ tiết kiệm kinh phí đều đặn dé dự

phòng khi già yếu, mất sức lao động Chính vì vậy, thông điệp BHXH tự

nguyện trên báo điện tử tạo động lực cho NLD phan khoi, yén tam lam viéc, tạo điều kiện dé thu hút các nguồn lực lao động vào nền sản xuất, thúc đây

theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp, là công cụ phân phối

thu nhập của những người mạnh khỏe, may mắn, có việc làm 6n định cho

những người đau ốm, gặp phải những biến cố, rủi ro trong lao động sản xuất

và trong cuộc sống

BHXH tự nguyện là một trong những chính sách tạo sự bình dang choNLD phi chính thức, gop phan làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu vớingười nghèo Tuy nhiên, để người dân có thể hiểu rõ hơn về những chính sách

thiết thực, ý nghĩa này, báo điện tử trở thành một kênh thông tin hữu hiệu

trong thời đại khoa học - công nghệ đang phát triển như hiện nay Ở đó, bên

cạnh việc đưa thông điệp một chiều từ chính sách của Nhà nước tới công chúng, báo điện tử còn truyền tải thông điệp theo hình thức đối thoại, phản

biện, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực thi chính sách trong đờisong để truyền tải thông tin tới cơ quan quan lý Nhà nước, người hoạch địnhchính sách Từ đó, lắng nghe các ý kiến, phản hồi từ người dân, qua đó có thể

22

Trang 27

dé xuất các giải pháp, phương án sửa đổi, bổ sung chính sách một cách hiệuqua nhất, đảm bao cao nhất quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện.

1.2.4 Góp phan nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử với

những van dé ASXH gan gũi, thiết thực với người dân

BHXH tự nguyện góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân, giảm chỉ

ngân sách nhà nước, đảm bảo ASXH BHXH góp phần tạo cơ hội để thực

hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác trong

xã hội Vì thế, sự xuất hiện của thông điệp của BHXH tự nguyện trên báo

điện tử còn là cách đưa thông tin gần gũi, xác thực với những vấn đề ASXHlớn của đất nước với những cách tiếp cận dé hiểu nhất Từ đó có thé tạo ra giátrị nhân văn tốt đẹp trong cộng đồng

Là một trong những chính sách quan trọng, thông điệp về BHXH tựnguyện trên báo điện tử còn góp phần nâng cao chất lượng thông tin trên báo

chí nói chung đối với các vấn đề chính sách của Nhà nước, khiến các chủ trương, đường lối của Dang; chính sách, pháp luật của Nha nước dễ hiểu, dé tiếp cận với người dân, góp phần minh bạch thông tin để chính sách dần đi vào cuộc sống hơn.

1.3 Nội dung và hình thức của thông điệp về BHXH tự nguyện trên

báo điện tử

1.3.1 Nội dung thông điệp

- Thông tin về các chủ trương, chế độ, chính sách về BHXH tự nguyệnThông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử giúp công chúng hiểu

được sự ưu việt, tính thong nhat trong chính sách và thực thi những quy định

về BHXH tự nguyện trong cuộc sống dé tạo sự đồng thuận, thống nhất trong

thực hiện chính sách BHXH.

Thông điệp về chế độ, chính sách về BHXH tự nguyện gan VỚI VỊ tri, vaitro, y nghia nhan van cua chinh sach BHXH, dac biét nhan manh vé quyén valoi ich khi tham gia BHXH tu nguyén Thong diép vé ché d6, chinh sach

23

Trang 28

BHXH tự nguyện truyền thông về những chính sách, cập nhật những quy địnhmới về phương thức đóng, mức đóng và thời điểm đóng cho người tham gia,gan với từng trường hợp đối tượng cụ thể Đặc biệt, thông điệp cần hướng tới

những đối tượng được hé trợ như lao động phi chính thức, lao động tự do, lao

động nông thôn, hộ nghèo, hộ cận nghẻo dé cho thấy sự nhân văn trong

chính sách với các đối tượng này theo đúng tỉnh thần “Không để ai bị bỏ lại

- Thông tin về giải đáp chính sách về BHXH tự nguyện

Thông điệp truyền thông về BHXH tự nguyện trên báo điện tử có vai trò

chỉ dẫn, tác động đến nhận thức xã hội, tùy từng trường hợp, hoàn cảnh lại có

những giải pháp khác nhau Với hình thức đưa thông điệp truyền thông giảiđáp chính sách qua các hình thức hỏi/đáp chính sách, nội dung thông điệp gắnsâu với từng đối tượng, trường hợp, hoàn cảnh cụ thé, giúp công chúng hiểu

rõ, hiểu sâu, hiểu rong về chính sách, từ đó triển khai hiệu quả chính sách

BHXH tự nguyện vao thực tiễn.

Việc giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của người dân, NLĐ,

giúp người tham gia thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện thấy được quyềnlợi, trách nhiệm của mình khi tham gia loại hình này, cũng như thấy được tính

ưu việt của chế độ BHXH nói chung Điều này tác động trở lại với công

chúng, mang hiệu quả trong quá trình thực thi chính sách.

- Thông tin phản biện chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện

24

Trang 29

Nội dung thông điệp về BHXH tự nguyện không chỉ đơn thuần là thôngtin một chiều về chính sách xã hội mà còn gan với các hoạt động tương tac

giữa đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách với người dân, giữa cơ quan báo chí với bạn đọc, giữa người tham gia với

nhau Từ những nội dung thông điệp này, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan

ban hành và các cơ quan thực hiện chính sách BHXH có thê lắng nghe ý kiến nhiều chiều của dư luận, hiểu rõ được mối quan tâm cũng như những vướng mắc trong thực tế để giải quyết kịp thời, tăng cường quản lý điều hành hiệu

quả hơn, hoàn thiện và thực thi chính sách hiệu quả, sát thực tế.

1.3.2 Hình thức thông điệp

Các dạng thức phương tiện có thể góp phần hình thành và chuyền tảithông tin về những sự kiện, vấn đề trong xã hội đến công chúng bao gồm: vănbản (text), âm thanh phát thanh (audio), hình ảnh truyền hình (video), đồ họa(graphic), hình ảnh tinh (still image), hình ảnh động (animation) Về cơ bản,hình thức thông điệp truyền thông có thể thé hiện qua:

- Văn ban (text)

Tin chữ (chính văn) là sản phẩm thông tin văn ban điện tử được xuất banphục vụ hệ thống thông tin đại chúng Các thông tin được tiếp nhận qua kênhđọc của độc giả hoặc người tiếp nhận thông tin nói chung Hiện nay, đây làkênh thông tin cơ bản nhất đối với truyền thông đa phương tiện

- Hình ảnh tĩnh, hình ảnh động

Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa, có thé đứng độc lập hoặc

kết hợp với văn bản dé dẫn tới các phần khác trong bài Việc bồ trí những bức

ảnh xen kẽ một cách hợp lý giữa các khối chữ, các đoạn văn sẽ làm người đọckhông cảm thấy nhàm chán, đơn điệu khi tiếp nhận thông tin

Hình ảnh động trên báo mạng điện tử thường được thé hiện qua hai hình

thức là trình diễn ảnh (slideshow) và hình hoạt họa (animation), được tạo ra từ

sự kết hợp nhiều hình ảnh tĩnh, gần với nguyên lý làm phim hoạt hình Với

25

Trang 30

độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua ảnh động giúp họ thêm thông tin sinhđộng, hình dung ra nội dung bài viết.

- Đồ họa (Graphic)

Đồ họa có nhiều dạng thức, bao gồm: bảng biểu, đồ thị, biéu đồ, sơ dé,hộp dữ liệu, hình ảnh 2D, hình ảnh 3D Thông tin đồ họa thực chất là hìnhthức diễn đạt thông tin bằng đồ thị, biểu đồ, bảng, ban đồ, lược đồ giúp cho

độc giả thấy được sự biến thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề màtác giả đưa ra.

- Âm thanh (audio)

Âm thanh sử dụng trên báo điện tử gồm các hình thức: tiếng động, âm

nhạc, lời đọc, các chương trình phát thanh dành riêng cho web, các chương

trình phát thanh phát lại từ các đài phát thanh Âm thanh tạo nên sự gần gũihơn với người tiếp nhận thông tin bởi sự xuất hiện của tiếng nói trong các sản

phẩm báo chí, tăng sức thuyết phục, tính chính xác của sản phẩm báo điện tử,

nhất là trong các trường hợp phỏng vấn nhân vật hay ghi âm lời nhân chứng.

- VideoVideo - những đoạn hình anh được ghi lại bằng các thiết bị ghi hình

mang lại hình ảnh chân thực, hấp dẫn, tăng tính sinh động cho thông điệp.Việc tích hợp video là một yếu tố quan trọng giúp báo điện tử vượt qua nhiềuloại hình báo chí tồn tại trước nó

- Long-form

Long-form là bài viết có dung lượng nội dung lớn, có thể từ 1.000 đếnhàng nghìn từ, kết hợp đa dạng với các hình thức thể hiện thông điệp khácnhư: văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và công cụ tương tác (nếu có), thé

hiện các nội dung chuyên sâu Long-form cũng được định dang thé hiện kiểu

tạp chí với đồ họa đẹp, hình ảnh chất lượng cao và các phương tiện trình bày

kỹ thuật số Trong đó, hình thức được đề cập tới nhiều của Long-form trênbáo điện tử là Mega Story và E-Magazine Đây là dang thức tác phẩm báo chí

26

Trang 31

trên nền tảng đa phương tiện mới của loại hình báo điện tử với độ tích hợpthông tin cao Hình thức này kết hợp hài hòa giữa văn bản với hình ảnh,video, âm thanh và công cụ tương tác (nếu có) nhưng được thiết kế theo một

giải pháp hoàn toàn mới, giúp cho độc giả không chỉ theo dõi mà có khả năng tương tác với các nội dung.

1.4 Tiêu chí đánh giá thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử

1.4.1 Chất lượng thông điệp

Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên cũng có

nhiều quan niệm về “chất lượng” khác nhau Tuy nhiên, theo tài liệu “Hệthống quan ly chất lượng - Cơ sở và từ vựng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO9000:2015” của Bộ Khoa học và Công nghệ, khái niệm “Chất lượng” được

định nghĩa là: “Chat lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định

bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không

mong muốn tới các bên quan tâm liên quan Chất lượng của sản phẩm và dich vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự kiến mà còn bao gom

cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng” |2 tr 11].

Với một tác phẩm báo chí nói chung, yêu cầu đặt ra là các tác phẩm báo

phải đạt chất lượng tốt đi liền với việc các yếu tố tham gia vào quá trìnhtruyền thông như nguôn, thông điệp, kênh truyền thông, người nhận đều pháthuy tốt vai trò của mình Dưới góc độ chủ thê sáng tạo, các nhà báo, cơ quanbáo chí cần phải xác định được tiêu chi chất lượng thông tin Từ nguồn phát là

nhà báo (cơ quan báo chí) thực hiện khai thác thông tin, tư liệu (từ văn ban,

chính sách, nhân vật, sự kiện ), sáng tạo thành các tác phẩm (thông điệp),

truyền thông điệp tới đối tượng (cơ quan, tô chức, cá nhân) thông qua phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử nhằm tác động làm thay đôi nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng phù hợp với mục đích của Dang, Nhà nước.

Vì vậy, theo tác giả luận văn, một thông điệp được đánh giá là có chấtlượng phải đạt được sự hài hòa, sự thống nhất cao giữa nội dung và hình thức

27

Trang 32

thể hiện; giữa chủ đích tuyên truyền của cơ quan báo chí và nhu cầu thụhưởng thông tin chính đáng của công chúng Ngoài chất lượng, hiệu quả củanội dung, thông điệp còn được xây dựng trên cơ sở nền tảng kỹ thuật số cùngvới công nghệ tiên tiến dé không chi đáp ứng nhu cau, sự quan tâm của đông

đảo công chúng mà còn tạo sức hấp dẫn, sự thu hút với người đọc, tạo mức lan tỏa cao hơn trong cộng đồng.

1.4.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông điệp

- Về nội dung thông điệp

Thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử cũng có những yêu cầu

về nội dung dé đảm bảo cho thông điệp truyền đến đối tượng truyền thôngmột cách nhanh chong, kip thời, chuẩn xác nhất

+ Các thông điệp về BHXH tự nguyện nội dung da dạng, phong phúThông điệp về BHXH tự nguyện có nhiều nội dung phong phú, từ các

chủ trương, chế độ, chính sách, quyền lợi, hỏi/đáp chính sách, những điển

hình liên quan đến việc thông tin, phản biện chính sách liên quan đến BHXH

tự nguyện Khi đó, tiêu chí về nội dung của thông điệp về BHXH tự nguyện cần phải đáp ứng tiêu chi đa dang, dé làm rõ, cụ thé từng chủ trương, chính

sách, dé từ đó công chúng có thé nhận biết, thấu hiểu về ý nghĩa, vai trò chứcnăng, nhiệm vụ của chính sách BHXH tự nguyện Tất cả đều hướng tới minhbạch trong chính sách cũng như khang định giá trị nhân văn, vì mục tiêu đảm

bảo an sinh chứ không vì mục đích kinh doanh, không vì lợi nhuận như các

loại hình kinh doanh bảo hiểm khác Từ việc nhận thức đầy đủ, toàn diện,

thực tế thông điệp, công chúng sẽ thay đổi nhận thức đề tự giác chấp hành.

+ Nội dung các thông điệp dung định hướng cua Đảng và chính sách pháp luật cua Nhà nước

Nội dung thông điệp truyền thông về BHXH tự nguyện trên báo điện tử phải đúng đường lối, chủ trương, chính sách, chia sẻ và tạo sự đồng thuận của

xã hội đôi với các chính sách lớn vê BHXH, góp phân củng cô niêm tin của

28

Trang 33

các tầng lớp nhân dân vào hệ thống chính sách ASXH Từ thông điệp truyền thông có thể nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về BHXH; cổ vũ, độngviên nhân dân va NLD tích cực tham gia BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH

toàn dân Đồng thời, thông điệp thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội, giámsát thực hiện chính sách, phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa phù

hợp với thực tế để có thé đề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách,

pháp luật về BHXH tự nguyện

+ Thông điệp bao quát, hướng tới mọi đối tượng thụ hưởng BHXH tự

nguyện cũng nh công chúng quan tâm

Việc triển khai chính sách trong thực tế qua các sản phẩm truyền thôngcần bao quát, hướng tới mọi đối tượng thụ hưởng BHXH tự nguyện cũng nhưcông chúng quan tâm Bên cạnh đó, thông điệp vẫn đảm bảo chiều sâu, có thể

tư vấn, giải thích chế độ, chính sách BHXH tự nguyện, giúp người dân hiểu rõthông tin, tích cực tham gia chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi về ASXH

cho chính mình Từ đó thông điệp tạo hiệu ứng tích cực, giúp công tác truyền thông về BHXH tự nguyện được tiến hành mạnh mẽ với độ bao phủ rộng khắp, tần suất tăng.

+ Thông điệp chính xác, mang tính thời sự

BHXH tự nguyện là một chính sách gắn liền với an sinh, xã hội, cónhiều quy định linh hoạt gắn với từng nhóm đối tượng hoặc khi bổ sung chế

độ, chính sách ngắn hạn, linh hoạt nên tiêu chí thông điệp cần phải bảo đảmchính xác và thời sự Việc triển khai thông điệp nhanh nhất, chính xác nhất

cũng cần sự áp dụng linh hoạt của công nghệ, đi cùng việc khai thác triệt để lợi thế đưa tin nhanh chóng, tức thì của báo điện tử.

- Về hình thức thông điệp:

+ Kết cầu thông điệp rõ ràng

29

Trang 34

Với BHXH tự nguyện, thông điệp truyền thông phải phù hợp với côngchúng nói chung, đặc biệt là những nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ

chính sách này như lao động phi chính thức, nhóm nông dân, lao động tự do,

lao động tự làm, lao động không có quan hệ lao động Vì thế, thông điệptruyền thông BHXH tự nguyện phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu dé công chúng

du là ai cũng có thé nam được thông tin một cách cơ bản.

Khi đó, kết cấu của thông điệp có thể theo mạch: Nới cái gì (nội dung thông điệp) - Nói thé nào cho hợp lý (cau trúc thông điệp) - Nói thé nào cho

diễn cảm (hình thức thông điệp) - Ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thôngđiệp) dé biểu đạt trọn vẹn nội dung, thông tin cũng như mục tiêu thuyết phục

công chúng cùng tham gia, hưởng ứng.

+ Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các thể loại báo chi

Với các thông tin đơn giản, có thé sử dụng thé loại tin, bài phản ánh và

có thé thé hiện dưới dang chữ, kèm anh tĩnh Với các van đề giới thiệu chính,

có thể sử dụng văn bản kèm đồ họa, tin có video clip minh họa Cùng với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay, cũng có thể áp dụng

AI chuyên thành file audio đọc tin văn bản cho công chúng, tăng hiệu quả tiếp

cận của người đọc.

Với các vấn đề phức tạp, bài viết đòi hỏi sự đầu tư về nội dung thì cần sửdụng hiệu quả các thể loại như phóng sự, phân tích, bình luận và có thê thểhiện dưới dạng Mega Story/E-Magazine dé có thể chuyên tải đầy đủ nội

dung thông điệp, vừa dễ hiểu và dễ tiếp nhận với công chúng Ngoài ra, với báo điện tử, có thể nghiên cứu sử dụng thêm dạng thức khác nữa như tô chức

diễn dan

+ Sử dụng yếu to đa phương tiện để chuyển tải thông điệp phù hop,

linh hoạt

Trên báo điện tử, với lợi thế về kỹ thuật và không gian thể hiện thông

tin, khai thác sử dụng thông tin đồ họa (graphics), video, clip, phóng sự ảnh

30

Trang 35

sẽ là cách dé tác động nhanh nhất và trực tiếp nhất đến công chúng Vi thé,tiêu chí về hình thức để chuyền tải thông điệp BHXH tự nguyện hiệu quả làcác yếu tô đa phương tiện như văn bản (text), hình ảnh (động và tĩnh), đồ họa(graphics), âm thanh (audio) va video được sử dụng với tần suất nhiều hơn vàkết hợp linh hoạt trong cùng một tác phẩm.

+ Đảm bảo chất lượng kỹ thuật với hình thức tối ưu khi trình bàythông điệp

Đề hiệu quả truyền thông tốt, thước đo hình thức còn là giao diện đẹp,

sinh động, hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, khoa học, dung lượng chữ ít, thayvào đó là nhiều hình ảnh, clip sinh động Bên cạnh đó, các tờ báo còn mangđến nhiều tiện ích cho công chúng hay dé dàng tìm kiếm luéng thông tinkhi cần Cách thức tương tác trên báo điện tử đa dạng còn có thể xét trên

các tiêu chí như tạo được diễn đàn chia sẻ thông điệp, có các chuyên mục

tương tác trực tiếp với độc giả, các giải pháp chia sẻ thông tin lên mạng xã

hội cho người đọc.

Cụ thé như, với các dang thông điệp về BHXH tự nguyện dưới hình thức

văn bản, báo điện tử nên ưu tiên truyền tải dưới các hình thức như tin vắn

(chạy trên trang chủ hoặc chuyên trang có nội dung về BHXH tự nguyện, với

độ dai từ 30-50 từ) mang tính thời sự nổi bật; tin sâu, tin tông hợp (với độ dài

từ 350 đến 400 từ), tin tổng hợp (từ 400-600 từ) Cấu trúc của tin nên ápdụng mô hình “hình tháp ngược”, nhằm đưa thông tin quan trọng nhất dé thuhút tối đa sự quan tâm của độc giả Ngoài ra, các tòa soạn báo điện tử nên đầu

tư nâng cao chất lượng cả về hình thức và nội dung cho các thé loại khác như

bài phản ánh, phỏng vấn, bài chân dung (với dung lượng từ 600 - 1.000 từ)

Các thể loại này luôn cần đi kèm với ảnh, thông tin đồ họa (tối thiểu 1-2 đồ họa), hoặc hộp thông tin dé tạo nên ngôn ngữ nhiều cửa thông tin cho bai báo Bài phỏng vấn, bài chân dung rất cần nhiều ảnh đăng kèm với độ phân giải cao, góc chụp sắc nét, ấn tượng dé thu hút bạn đọc.

31

Trang 36

Với yêu cầu về thông điệp với đồ họa, nội dung thông tin diễn đạt quacác đồ thị, biểu đồ, bảng, ban đồ, lược đồ giúp độc giả nắm bắt nguồnthông tin dạng số liệu dé dàng nhất Hiện nay, trên báo điện tử phổ biến có bahình thức thông tin đồ họa: thông tin đồ họa truyền thống (tinh), thông tin đồ

họa tương tác và video đồ họa.

Trong bối cảnh cạnh tranh của báo chí - truyền thông hiện nay, báo điện

tử cần phát huy những ưu điểm vượt trội từ loại hình báo chí ứng dụng công

nghệ hiện đại, đưa thông điệp nhanh, đầy đủ, sâu rộng, hiệu quả tới đông đảocông chúng Với số lượng độc giả vượt trội, hình thức thé hiện đa dang, thôngđiệp về chính sách được thê hiện bằng nhiều cách thức hấp dẫn, tạo hiệu ứng

xã hội tích cực sẽ giúp khang định vai trò quan trọng của các chính sáchASXH như BHXH tự nguyện, góp phần đảm bảo quyền của mỗi công dân, vì

mục tiêu phát triên bên vững.

32

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã nêu những khái niệm cơ bản về thông điệp,BHXH, BHXH tự nguyện, báo điện tử nói chung Những kết quả nghiên cứuvới các dé tài được công bồ trước là cơ sở để tác giả luận văn kế thừa, triểnkhai nghiên cứu thông điệp về BHXH tự nguyện trên báo điện tử Việt Nam

Nội dung của Chương 1 là cơ sở cho luận văn tiễn hành nghiên cứu, khảo sáttrên ba báo điện tử Việt Nam và công chúng ở Hà Nội ở Chương 2.

Đặt trong bối cảnh của nước ta hiện nay, các chính sách BHXH là những

trụ cột chính trong hệ thống ASXH của quốc gia, tác động đến nhiều tầng lớp

dân cư Do đó, hoạt động truyền thông cần một mặt tạo sự đồng thuận xã hội,

mặt khác cũng phải làm tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội Thực tẾ cuộcsống luôn nảy sinh những vấn đề mới, đòi hỏi các cơ quan soạn thảo, banhành chính sách cần lắng nghe những ý kiến phản biện, cần khơi dậy bầukhông khí "cởi mở, thăng thắn và dân chủ" để năm bắt đúng những vấn đè,

những yêu cầu thực tiễn nảy sinh trong xã hội và được phản ánh qua dư luận

xã hội, qua các kênh báo chí - truyền thông dé sửa đổi, hoàn thiện chính sách, góp phan đưa chính sách đi vào cuộc sống, hướng tới mục tiêu “BHXH toàn

dân” như tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXHcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra

33

Trang 38

CHƯƠNG 2

THỰC TRANG THONG DIEP VE BẢO HIEM XA HOI

TU NGUYEN TREN BAO DIEN TU O VIET NAM

2.1 Khái quát về các cơ quan báo chí khảo sát

2.1.1 Bao Nhân dân điện tử

Báo Nhân dân điện tử là một ân phẩm của Báo Nhân dân, cơ quan Trungương của Đảng Ngày 21/6/1998, báo Nhân dân điện tử chính thức phát hành

trên mạng Internet, trở thành nhật báo đầu tiên của Việt Nam lên mạng ở địachỉ www.nhandan.org.vn Hiện báo có tên miền www.nhandan.vn

Trong suốt 23 năm kê từ ngày ra đời, Báo Nhân dân điện tử đã liên tụcđổi mới cả nội dung và hình thức, thay đổi giao diện, bổ sung các chuyênmục, chuyên trang, đưa các loại hình truyền thông đa phương tiện vào phục

vụ độc gia Tính tức thời và phi định kỳ luôn được Bao Nhân dân điện tử khaithác một cách tối đa nhằm thỏa mãn nhu cầu cập nhật thông tin của côngchúng Khả năng đa phương tiện ngày cảng được tờ báo quan tâm chú ý hơn,tạo sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh, âm thanh, đồ họa trong một sản phâm báo chí Gần như ngay lập tức cùng với những mau tin

ngắn bằng văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếptrên trang chủ của báo đã tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt đối với côngchúng, đồng thời tạo được sự khác biệt nhất định so với các trang tin điện tử

khác Các đặc điểm tương tác nói chung của báo điện tử cũng được Báo Nhândán điện tứ tập trung khai thác, vừa giữ chân các độc giả trung thành, vừa thu hút sự quan tâm của các độc giả mới.

Nhằm áp dụng công nghệ đa thích ứng, mới đây nhất, Báo Nhân dânđiện tử đã thực hiện thay đổi giao diện vào ngày 1/7/2020 Đáp ứng thói quen,hành vi đọc tin tức của độc giả trên máy tính dé bàn và điện thoại thông minh,

Báo đã thiết kế giao diện thành hai phiên bản độc lập nhưng vẫn tập trung vào

ba giá trị: Chuẩn mực - Hiện đại - Thân thiện Đồng thời, tạo nền tảng dé Báo

34

Trang 39

Nhân dân điện tv trình bày các loại hình báo chí hiện đại, các tiện ích mdi ,

nhằm góp phân tạo bản sắc, thu hút nhiều hơn lượng độc giả quan tâm Thời

gian tới, Báo Nhân dân điện tử sẽ tiếp tục cải tiễn về nội dung, xây dựng các chuyên trang, các sản phâm báo chí chất lượng, trực quan đáp ứng nhu cầu

độc giả, nhằm củng cô vị thé của một trong những báo điện tử có uy tín của

Việt Nam.

2.1.2 Bao Lao động điện tứ

Bao Lao động điện tw là báo điện tử trực thuộc Bao Lao động - cơ quanngôn luận của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - chính thức hòa mạngInternet ngày 19/5/1999 tai địa chỉ www.laodong.com.vn (nay là

www.laodong.vn), cũng là một trong những báo điện tử xuất hiện sớm ở nước ta

Lao động điện tứ đã nhanh chóng trở thành một trong những kênh tuyên

truyền đối ngoại chính thức, uy tín của Đảng, Nhà nước và của Tổng Liên

đoàn lao động Việt Nam Trong vai năm trở lại đây, Báo ghi dấu sự đổi mới

và phát triển mạnh mẽ Từ năm 2010, lần đầu tiên, Lao động điện tử có phóng

viên riêng, hoạt động độc lập với báo in Năm 2014, tòa soạn ra mắt chuyên

trang video Cùng với những định hướng của lãnh đạo Báo Lao động trong

đầu tư, phát triển báo, Lao động điện tử bắt đầu cho ra mắt những sản phẩmmedia như: video, ảnh, Infographic; sau này phát triển thêm các sản phẩm

Long-form như Mega Story hay E-Magazine Vượt qua những khó khăn ban

đầu về nhân lực, vật lực, thiết bị, máy móc, giờ đây, sản phẩm media của Báo

Lao động điện tử ngày càng phát triển, với nhiều sản phẩm độc đáo và ngày

càng đa dạng.

Từ tháng 3/2017 đến nay, Báo Lao động điện tử hoạt động độc lập, cóphóng viên riêng Báo cũng cho ra mắt giao diện hiện đại, có nhiều tính năng

thân thiện với bạn đọc Đến thời điểm tháng 4/2021, Báo Lao động điện tử có

14 chuyên mục: Media, Thời sự, Công đoàn, Thế giới, Xã hội, Pháp luật,

Kinh doanh, Bat động san, Văn hóa - Giải trí, Thể thao, Xe +, Sức khỏe, Ban

đọc, Tấm lòng vàng Ngoài ra, tờ báo cũng đã phát triển kênh Youtube

35

Trang 40

Laodong và Fanpage Báo Lao động trên mạng xã hội Facebook, trên kênh

Lotus và Zalo.

Qua hơn 20 năm hoạt động, đến nay, Báo Lao động điện tử vẫn là một trong những website quen thuộc của bà con trong nước và kiều bào ở nước

ngoài Thông tin phản ánh trên báo cũng ngày càng đa dạng, với nhiều hình

thức ấn tượng và đẹp mắt, nhờ liên tục cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin

vào công việc làm báo.

2.1.3 Báo điện tử Dân sinh

Báo điện tử Dân sinh trực thuộc Báo Lao động và Xã hội, cơ quan ngônluận của Bộ LĐ-TB va XH, có tên miền www.baodansinh.vn, được chính thức cấp phép ngày 18/8/2016.

Trong những năm qua, Báo điện tử Dân sinh đã có nhiều sự đầu tư về

hình thức thé hiện và nâng cao chất lượng nội dung Từ đầu năm 2018, Ban

biên tập báo Lao động và Xã hội liên tục đảo tạo, bồ sung năng lực quản tri và phong cách làm báo điện tử trong toàn tòa soạn Việc xuất bản báo in và báo

điện tử theo mô hình tòa soạn hội tụ với yêu cầu đến cuối năm 2018, mọi cán

bộ phóng viên Báo Lao động và Xã hội phải chuyên nghiệp với phong cách làm báo hiện đại.

Mới đây nhất, ngày 25/8/2019, Báo điện tử Dân sinh ra mắt giao diện

mới, là tờ báo ngành đầu tiên sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Phiên bản mới được áp dụng từ năm 2019 đến nay được thiết kế hướng tới một tờ báo điện tử

hiện đại, cập nhật và tiện dụng Thiết kế phải tuân thủ các tiêu chí: Rõ ràng,tinh giản và khoa học Việc thay đổi giao diện mang tính đồng bộ trên haiphiên bản: máy tính và mobile, từ trang chủ đến các trang trong có bố cụctrình bày hiện đại, thân thiện và cung cấp nhiều tiện ích hơn cho bạn đọc.Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo như chuyên từ file text thành file âm thanh, tích

hợp giữa báo nói và báo viết sẽ giúp độc giả có thể nghe báo băng tai như đọc báo băng mắt Với công nghệ mới, Báo điện tử Dân sinh là tờ báo ngành sớm

áp dung trí tuệ nhân tạo làm báo, với tiện ích tự động phát thanh với 5 giọng

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w