Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những năm gần đây, đề tài “ Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình” đã có nhiều công trìnhnghiê
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
-ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Bảo hiểm
Mã ngành:
Đề tài: Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại
BHXH Quận Ba Đình
Người hướng dẫn khoa học : TS.Hoàng Minh Tuấn
Học viên : Nguyễn Thùy Linh
Mã số học viên : BH01004
HÀ NỘI – 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bảo hiểm xã hội tự nguyện(BHXHTN) là chính sách BHXH nhân văn với mục tiêu giúp mọi người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức có điều kiện hưởng lương hưu, chăm sóc y tế khi hết tuổi lao động Hơn10 năm qua, chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện theo hai giai đoạn, với những quy định khác nhau Giai đoạn đầu thực hiện theo Luật BHXH năm 2006, giai đoạn tiếp theo thực hiện theo Luật BHXH năm 2014 với những kế thừa, tổng kết, sửa đổi theo tình hình thực tiễn Và để tiếp tục mở rộng diện bao phủ, ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với các mục tiêu và giải pháp tổng thể Trong đó, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2021, nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; đến năm 2025 đạt khoảng 2,5% và đến năm 2030 đạt khoảng 5% Đây là dấu mốc quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện với những mục tiêu cụ thể, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội
Quận Ba Đình là Trung tâm Hành chính - Chính trị Quốc gia, nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước BHXH quận Ba Đình là một trong những đơn vị lớn của BHXH TP Hà Nội, năm 2021 số người tham gia BHXH tự nguyện: 2.482 người, Tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện đạt 1,9% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXHTN
có những khó khăn, thách thức không nhỏ đòi hỏi BHXH Quận Ba Đình phải
có biện pháp giải quyết kịp thời để phát triển đối tượng tham gia BHXHTN tương xứng với tiềm năng Xuất phát từ những lý do đó, học viên chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH Quận
Trang 3Ba Đình” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Bảo hiểm tại trường Đại học Lao động & Xã hội
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, đề tài “ Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình” đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về BHXH tự nguyện ở quy mô tỉnh, thành phố, quy mô quận, huyện; trước và sau khi Luật BHXH được ban hành đến nay, điển hình như:
Tác giả Phạm Thị Lan Phương (2015) “Nghiên cứu phát triển BHXHTN đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” Luận án tiến sĩ, đã góp phần giải thích cặn kẽ vai trò, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc của BHXHTN Thông qua nghiên cứu, tác giả cho thấy số lượng NLĐ tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng tăng lên qua từng năm Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXHTN còn khoảng cách rất xa so với tiềm năng Tác giả cũng đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm các nhân tố như: chế độ chính sách về BHXHTN, thông tin truyền thông về BHXHTN, chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ quan BHXH và nhóm nhân tố liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học của NLĐ Thông qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích tác giả đã đưa ra được 6 nhóm giải pháp để nhằm phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới
Tác giả Hồ Ngọc Châm (2019) “ASXH của lao động trong khu vực PCT: Nghiên cứu bảo hiểm y tế và BHXH tại Thành phố Hà Nội” Luận án tiến sĩ, đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về ASXH cho NLĐ trong khu vực PCT bằng cách đưa ra hàng loạt các khái niệm then chốt quan trọng để luận giải cho luận án của mình Đồng thời tác giả đã làm rõ, nhận diện được thực trạng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH của NLĐ trong khu vực PCT, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT Từ đó, tác giả đã đưa ra được một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT tại Thành phố
Trang 4Hà Nội Kết quả của luận án đã phản ánh đúng thực trạng tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT hiện nay Đặc biệt với chương trình BHXHTN tác giả đã làm nổi bật lên được tỷ lệ có rất ít NLĐ tham gia loại hình BHXHTN này, nói cách khác là NLĐ vẫn chưa “mặn mà” với chương trình BHXHTN do có một số nguyên nhân từ phía NLĐ, cơ chế chính sách về chương trình BHXHTN… Đây là một nghiên cứu dưới góc độ xã hội học khá công phu, bài bản, có giá trị khoa học và thực tiễn cao
tác giả Dương Thảo Phương (2014) “Pháp luật về BHXHTN – Thực trạng
và giải pháp” Luận văn thạc sĩ Nội dung của luận văn cho thấy, dưới góc độ tiếp cận luật học tác giả đã làm nổi bật được những vấn đề mang tính lý luận về pháp luật BHXHTN Đồng thời tác giả đã mô tả thực trạng pháp luật BHXH và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH ở Việt Nam thông qua phân tích các tài liệu
có sẵn từ năm 2008 cho đến năm 2013 Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những thành tựu đạt được và nguyên nhân, hạn chế trong thực hiện pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam, từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Hà (2011) “Các giải pháp tăng cường BHXHTN cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam” Luận văn thạc sĩ Nội dung của luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được cơ sở lý luận về tham gia BHXHTN cho người nông dân Đồng thời tác giả đã đánh giá thực trạng triển khai BHXHTN đối với nông dân tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 Từ kết quả phân tích
và đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới tham gia BHXHTN của người nông dân ở tỉnh Quảng Nam Thông qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những mục tiêu, phương hướng và nhu cầu về tham gia BHXHTN cho người nông dân tại tỉnh Quảng Nam Đồng thời
đề xuất ra các nhóm giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường BHXHTN cho người nông dân ở tỉnh Quảng Nam
Tác giả Bùi Sỹ Lợi (2019) “Nghiên cứu giải pháp mở rộng diện bao phủ BHXH đối với lao động khu vực PCT tại Việt Nam” Đề tài khoa học Nội dung
Trang 5của đề tài đã làm rõ một số kết quả đạt được cũng như chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển BHXHTN đối với lao động trong khu vực PCT ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Từ đó tác giả đã có một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển BHXHTN đối với lao động trong khu vực PCT trong thời gian tới ở Việt Nam Dưới góc độ là một nhà quản lý, nhà khoa học tác giả đã có những đóng góp hết sức tích cực góp phần giúp Đảng, Nhà nước có những điều chỉnh phù hợp để phát triển mở rộng diện bao phủ BHXHTN đối với lao động khu vực PCT ở Việt Nam trong thời gian tới
Tác giả Võ Năm (2017) “Phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp” Đề tài khoa học Nội dung của đề tài đã cho thấy thực trạng số lượng NLĐ tham gia BHXHTN tại tỉnh Bình Định tăng từng năm Tuy nhiên, đối tượng NLĐ chưa tham gia vẫn còn quá lớn Tác giả cũng chỉ ra được thực trạng về công tác tuyên truyền chính sách BHXHTN, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách BHXHTN Chỉ ra thực trạng công tác phối hợp với các cơ quan chuyên môn, ban ngành có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ Đồng thời đánh giá được nhận thức và nhu cầu tham gia BHXHTN của NLĐ.Chỉ ra được yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp để phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Bình Định
Như vậy, vấn đề nghiên cứu BHXHTN ở Việt Nam đã thu hút được khá đông giới nghiên cứu quan tâm, đã có những nghiên cứu khá đồ sộ, công phu, có tính khoa học và giá trị thực tiễn cao Nhiều nghiên cứu đã được định hình và áp dụng trong thực tiễn Hiện nay, việc nghiên cứu chính sách BHXHTN ở Việt Nam có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần làm cơ sở, căn cứ giúp Đảng
và Nhà nước có những điều chỉnh, sửa đổi về chính sách BHXHTN cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước Đặc biệt, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển nhanh chóng chưa từng có như hiện nay ở Việt Nam, từ đó đòi hỏi vấn đề đặt ra là ASXH cho NLĐ (nông dân, lao động khu vực PCT) để họ có cơ hội, điều kiện tiếp cận với chính sách BHXHTN được thuận tiện hơn
Trang 6Tại bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể
về vấn đề bảo hiểm xã hội tự nguyện, do vậy đề tài “Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiểm xã hội quận Ba Đình” sẽ đi sâu
phân tích thực trạng tham gia BHXHTN , từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia tại BHXH tự nguyện tại Quận Ba Đình nói riêng và BHXH Thành Phố Hà Nội nói chung
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực trạng tham gia BHXHTN của người lao động ở Quận Ba Đình, luận văn tiến hành nghiên cứu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Từ đó, có những giải pháp phù hợp để thúc đẩy, phát triển về số lượng và chất lượng NLĐ tham gia BHXHTN trong thời gian tới
ở Quận Ba Đình, Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Đánh giá thực trạng tham gia BHXHTN hiện nay của NLĐ ở Quận Ba Đình, Hà Nội
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXHTN ở Quận
Ba Đình, Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu việc phát triển đối tượng tham gia BHXHTN của NLĐ ở Quận Ba Đình, Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu công tác phát triển đối tượng tham gia
BHXHTN tại Bảo hiểm xã hội
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thự trạng phát triển đối tượng thạm gia
BHXHTN tại BHXH Quận Ba Đình giai đoạn 2018-2022 và đề xuất giải pháp phát triển giai đoạn 2023-2027
Trang 7- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Điều tra xã hội học
- Phân tích tổng hợp
6 Nội dung chi tiết
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện
Chương 2: Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại
bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình giai đoạn 2018-2022
Chương 3: Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện tại Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình
Trang 8CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1 Khái niệm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.1.1 Khái niệm phát triển
1.1.2 Khái niệm đối tượng tham gia
1.1.3 Khái niệm phát triển đối tượng tham gia
1.2 Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.2.1 Bảo hiểm
1.2.2 Bảo hiểm xã hội
1.2.3 Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.2.4 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.2.5 Quy định cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.6 Vai trò của bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.2.7 Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.3 Nội dung phát triển đối tượng tham gia, cách thức tổ chức thực hiện.
1.3.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.3.2 Mức đóng, mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.3.3 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.3.4 Tổ chức Bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.3.5 Quy trình, cách thức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trang 10CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN BA ĐÌNH
GIAI ĐOẠN 2018-2022
2.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
2.1.1 Về quận Ba Đình
2.1.2 Về bảo hiểm xã hội quận Ba Đình
2.1.3 Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại quận Ba Đình
2.2 Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Quận Ba Đình
2.2.1 Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.2.2 Tỷ trọng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.2.3 Số hồ sơ tham gia, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.2.4 Mức thu nhập bình quân của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện
2.2.5 thu - chi chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện Số
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2.3.1 Ảnh hưởng đặc điểm cá nhân ng ườ i tham gia
2.3.1.1 Ảnh hưởng của giới tính người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trang 112.3.1.2 Ảnh hưởng của tuổi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.1.3 Ảnh hưởng học vấn của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.1.4 Ảnh hưởng thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.2 Ảnh hưởng nhận thức, hiểu biết của ng ườ i lao động về bảo hiểm xã
hội tự nguyện
2.3.2.1 Ảnh hưởng của nhận thức
2.3.2.2 Ảnh hưởng của hiểu biết
2.3.3 Ảnh hưởng của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.3.1 Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.3.2 Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.3.3 Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.3.3.4 Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của Nhà nước
2.3.4 Ảnh hưởng của truyền thông
2.4 Đánh giá chung
Trang 12CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN BA ĐÌNH
3.1 Quan điểm, định hướng của Nhà nước đến phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện ở Việt Nam và quận Ba Đình
3.1.1 Quan điểm định hướng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam
3.1.1 Quan điểm định hướng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại quận Ba Đình
3.2 Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại bảo hiễm xã hội quận Ba Đình.
3.2.1 Tăng cường, đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH
tự nguyện
3.2.2 Tạo nguồn, xây dựng mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo từng nhóm đối tượng
3.2.3 Kiện toàn, mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện 3.2.4 Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng CNTT trong thực hiện BHXH tự nguyện
3.3 Khuyến Nghị
3.3.1 Khuyến nghị Đảng, nhà nước.
3.3.2 Khuyến nghị cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp
3.3.3 Khuyến nghị các cơ quan khác có liên quan.
Trang 14KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện dự kiến
1 Hoàn thành đề cương chi tiết 09/12/2022 13/12/2022
2 Nộp quyển đề cương luận văn 14/12/2022
3 Nộp quyển đề cương đã chỉnh
sửa
4 Thu thập tài liệu thứ cấp 01/2023 02/2023
5
Triển khai nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở dữ liệu
+ Lập bảng câu hỏi
+ Khảo sát
+ Xử lý số liệu
+Phân tích số liệu
03/2023 03/2023
6
Viết luận văn:
+ Chương 1
+ Chương 2
+ Chương 3
04/2023 06/2023
7 Báo cáo tiến độ
8 Nộp quyển luận văn sinh hoạt
khoa học
9 Tổ chức sinh hoạt khoa học
10 Nộp quyển luận văn bảo vệ
12 Nộp quyển luận văn hoàn chỉnh
và thủ tục tốt nghiệp