Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn có đóng góp nhất định cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành, cung cấp cho các cơquan báo chi, nhà quản lý báo chí, các công ty truyền thông,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI ANH TUẦN
THONG DIEP VỀ LĨNH VUC BAT DONG SAN
TREN BAO CHi TU GOC NHIN VAN HOA
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI ANH TUẦN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01_UD Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
PGS TS Dương Xuân Sơn PGS TS Vũ Văn Hà
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của người hướng dẫn khoa học, các số liệu chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
- Luan văn được tiễn hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị
- Két quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu được tiếp thu chân thực, can trọng
và trích dẫn rõ ràng, cụ thé
Ha Nội, ngày tháng năm
Tác giả luận văn
Bùi Anh Tuấn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn “7 hông điệp về lĩnh vực bắt động sản trên bdo chi từ
góc nhìn văn hóa ”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thé.
Tôi xin chân thành cảm on PGS TS Duong Xuân Sơn — người Thay đã tậntình chỉ bảo, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thé giảng viên Viện Dao
tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoc học Xã hội và Nhân văn (Đại
Học Quốc gia Hà Nội) đã trao chuyền cho tôi những kiến thức hữu ích về nghề cùngnhững kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập tại đây
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
dành cho tôi sự động viên, giúp đỡ trong suốt 02 năm học tập và nghiên cứu
Tác giả luận vănBùi Anh Tuấn
il
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT
: Ban bién tap : Báo điện tử: Bất động sản
: Biên tập viên : Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa : Cộng tác viên
: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Đại học Quốc gia Hà Nội
: Phỏng vấn sâu: Tổng biên tập: Thành phố Hồ Chí Minh
: Thạc sĩ
: Tiến sĩ: Truyền thông đại chúng
11
Trang 6DANH MỤC BIEU DO
Trang
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ công chúng tiếp nhận thông tin về các dự án BĐS qua báo chí 45 Biéu đồ 2.2 Tỷ lệ tin bài về dự án BĐS trên báo chí khảo sát từ 2018 — 2020 46 Biéu đồ 2.3 Tần suất tin bài về các dự án BĐS trên báo chí khảo sát từ 2018 — 2020 48 Biểu đồ 2.4 Đánh giá của công chúng về tần suất tin bai dự án BĐS 49 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ các khía cạnh được dé cập trong thông điệp vi trí địa lý 53 Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ các khía cạnh được dé cập trong thông điệp cộng đồng cư dân 59
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ các khía cạnh được đề cập trong thông điệp cảnh quan MTTN 64
Biểu đồ 2.8 Ty lệ các khía cạnh được dé cập trong thông điệp giá trị sống 69
Biểu đồ 2.9 Các yếu tô công chúng chú ý tới trong bài viết về dự án BĐS 72
Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ các bài viết dự án BĐS theo thê loại trên báo chí khảo sát 74 Biểu đồ 2.11 So sánh số lượng tin bài về dự án BĐS trong việc sử dụng ngôn ngữ 77
Biểu đồ 2.12 Số lượng tin bài về dự án BĐS có sử dung ảnh 80
Biểu đồ 2.13 Số lượng tin bai về dự án BĐS có sử dung video 82
1V
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU
Trang
Bảng 2.1 Mức độ quan tâm của công chúng về thông tin dự án BĐS theo độ tuổi 44 Bảng 2.2 So sánh tần suất đăng tải thông tin về các dự án BĐS từ 2018 — 2020 47 Bảng 2.3 Số lượng bài viết có nhắc đến vị trí địa lý trên báo chí khảo sát 51 Bảng 2.4 Số lượng tin bài có nhắc đến cộng đồng cu dân trên báo chí khảo sát 56 Bảng 2.5 Số lượng tin bài có nhắc đến cảnh quan MTTN trên báo chí khảo sát 61 Bảng 2.6 Số lượng tin bài có nhắc đến giá trị sống trên báo chí khảo sát 67
Bang 2.7 Tỷ lệ cách rút tít bai viết về các dự án BĐS trên báo chí khảo sát 73
Bảng 2.8 Tý lệ các hình thức được sử dụng tô chức thông tin “nhiều cửa” 78
Bảng 3.1 Cách công chúng tương tác với tin bài về các dự án BĐS trên báo chí 93
Trang 8CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT THUC TRANG THONG ĐIỆP VE CÁC DỰ ÁNBAT DONG SAN TREN BAO CHÍ TỪ GÓC NHÌN VĂN HOA 40
2.1 Giới thiệu cơ quan bao chi khảo sat 40
2.2 Nhu cau của công chúng và tan suất thông tin về các dự án BĐS 43
2.3 Nội dung phản ánh của thông điệp về các dự án BĐS 492.4 Hình thức của thông điệp về các dự án bất động sản 71
Tiéu két chuong 2 83CHUONG 3 GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG THONG DIEP VECAC DU AN BAT DONG SAN TREN BAO CHÍ 853.1 Đánh giá chất lượng thông điệp về các dự án BĐS trên báo chí 853.2 Một số vấn đề đặt ra 88
3.3 Giải pháp tăng cường chất lượng thông điệp về các dự án BĐS 94
Tiểu kết chương 3 102
KET LUẬN 104TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 111
vi
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tàiTrong tiễn trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiệntượng xã hội Báo chí ra đời do nhu cau thông tin — giao tiếp, giải trí và nhận thứccủa con người Mặc dù ra đời chậm so với các hình thái ý thức xã hội khác, nhưng
báo chí đã nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng
phản ánh hiện thực của nó Nói báo chí là nói thông điệp Thông điệp mang tin tức,
tư tưởng, quan điểm, thái độ của người thé hiện bang lời, chữ, tiếng, hình hoặcriêng rẽ hoặc liên kết bằng công nghệ Người làm báo chuyền thông điệp đến công
chúng bằng phương tiện truyền thông Truyền thông không chỉ là phương tiện vật
chất, là công nghệ, truyền thông trước hết là con người Thông điệp báo chí vì vậy
có thé cao quý, nhân văn, phục vụ lợi ích cộng đồng, cũng có thé thông tục, phi văn
hóa, phi đạo đức, phục vụ các lợi ích nhóm và tham vọng kinh tế — chính trị của họ.Trong thời đại toàn cầu hóa, nhiều yếu tố đan xen, làm cho ranh giới trong nội dungthông điệp không rõ nét như trước, song không bao giờ biến mắt
Vì lẽ đó, báo chí luôn có vai trò to lớn trong việc truyền tải thông điệp, cung
cấp những thông tin tới công chúng Các lĩnh vực thông tin kinh tế như: thông tin thịtrường, hàng hóa (bao gồm thông tin giá cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến
đổi thị hiếu tiêu dùng); Thông tin thị trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu,
sự vận động của các dòng tài chính); Thông tin thị trường lao động, vật tư, thiết bị
Bat động sản (BĐS) là một trong những lĩnh vực có vị trí và vai trò quan trọngđối với nền kinh tế quốc dân bởi vì nó liên quan đến một khối lượng lớn tài sản, cóquan hệ trực tiếp với các lĩnh vực tài chính tiền tệ, xây dựng, vật liệu xây dựng nên việc thông tin về lĩnh vực BĐS luôn được báo chí đặc biệt quan tâm Trên báochí, lĩnh vực BĐS thường được phan ánh với các nội dung như chủ trương đường lốicủa Đảng, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực BĐS Báo chí cũng cung cấp cácthông tin thời sự, những sai phạm liên quan đến lĩnh vực BĐS Cùng với đó, báo chí
còn cung cấp thông tin về các dự án BĐS
Trang 10Bên cạnh chức năng hàng đầu là thông tin về mọi mặt của đời sống xã hộitrong đó có lĩnh vực BĐS, là lực lượng chủ lực và xung kích của truyền thông đại
chúng thì báo chí còn có mối quan hệ khăng khít, biện chứng với văn hóa Đặc biệt,
nên báo chí của bat kỳ quốc gia nào cũng luôn mang trong mình những nét đặc trưng
về văn hóa của quốc gia đó Và cách chọn thông điệp, truyền tải thông điệp về mộtlĩnh vực bat kỳ luôn chịu sự tác động của yếu tố văn hóa bản địa, nơi những người
làm báo truyền thông và công chúng sinh sống Mặt khác, báo chí là bộ phận của văn
hóa nhưng chính báo chí cũng sáng tạo ra văn hóa, phổ biến và lưu truyền văn hoa Nói như PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái thi “Báo chí truyén thông của bat kỳ quốc
gia nào cũng có nhiệm vụ truyền thông về nền văn hóa của chính quốc gia mình”
[36, tr 95] Báo chí Việt Nam hiện đại, mặc nhiên phải truyền thông về nền văn hóa
Việt Nam với toàn bộ sinh hoạt văn hóa của người Việt.
Mặc dù thuộc lĩnh vực kinh té, nhưng BĐS lại mang nhiều yếu tố văn hóa của
người Việt đặc biệt là văn hóa vật chất trong bộ bốn thành tố: ăn — mặc — ở — đi lại.
Truyền thông về lĩnh vực này, đưới lăng kính của đội ngũ người làm báo khi sáng
tạo các thông điệp đều bị tác động bởi những yếu tố văn hóa Việt, quan niệm truyền
thống của người Việt về nhà ở Cũng chính việc lồng ghép các yếu tô văn hóa Việttrong các thông điệp BĐS dù “vô tình hay hữu ý” thì quá trình truyền tải thông điệp
tới công chúng cũng là truyền thông về văn hóa Việt Nam, lan tỏa những giá trị vănhóa truyền thống của người Việt tới công chúng, đặc biệt là tầng lớp công chúng trẻ
Vài năm trở lại đây, khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa — hiện đại hoá(CNH - HĐH), BĐS phát triển mạnh mẽ thì thông tin về lĩnh vực này trên báo chi
Tuy nhiên, bên cạnh những bài viết chuyên sâu, phân tích sắc sảo cùng nhữnggóc nhìn đa chiều thì vẫn còn đó những bài viết sơ sài về nội dung, thiếu hấp dẫn vềhình thức cùng việc thôi phông bản chat thực tế của một bộ phận phóng viên (PV),nhà báo (NB) khiến cho quá trình truyền tải thông điệp về lĩnh vực BĐS, các dự án
BĐS kém hiệu quả.
Trước sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực BĐS đã và đang đặt ra những câuhỏi, làm thé nào dé các thông điệp về lĩnh vực BĐS trên báo chí tiếp tục thu hút được
Trang 11sự quan tâm của công chúng và đem lại hiệu quả truyền thông? Những hình thức thểhiện nào sẽ hap dan, tác động đến công chúng nhiều nhất? Việc long ghép các yếu tốvăn hóa vào trong thông điệp truyền tải như thé nào để vừa hap dẫn vừa có thé lantỏa những giá trị văn hóa đó tới công chúng thay vì chỉ dừng lại ở việc thông tin về
dự án một cách đơn điệu, khô cứng? Trên đây, là những câu hỏi người viết đặt ratrong giới hạn nghiên cứu luận văn này.
Mặc dù có nhiều luận án, luận văn, khóa luận, bài nghiên cứu khoa học, bài
báo nghiên cứu về thông điệp trên các loại hình báo chí, song chưa có bat kỳ côngtrình nào nghiên cứu chuyên sâu thông điệp về lĩnh vực BĐS trên báo chí Từ nhữngnội dung khách quan đó, tác giả lựa chọn dé tài “Thông điệp về lĩnh vực bat độngsản trên bdo chí từ góc nhìn văn hóa” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp bậc họcThạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn
có đóng góp nhất định cho lĩnh vực khoa học chuyên ngành, cung cấp cho các cơquan báo chi, nhà quản lý báo chí, các công ty truyền thông, doanh nghiệp BĐS mộtbức tranh tổng thể thông điệp về lĩnh vực BĐS, cụ thé là các du án BĐS trên báo chí
Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hop dé cải tiến nội dung cũng như hình thức
khi thông tin về lĩnh vực này
2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đềThông điệp trên báo chí là một đề tài khoa học khá hấp dẫn về mặt lý thuyết
và thực tiễn nên từ lâu đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Ở nước ta đã và
đang có rất nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như đề tài khoa học, ấn phẩm về thông
điệp báo chí của các cá nhân, các nhà khoa học Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
một công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực BĐS trên báo chí hay từ góc độ văn hóa
về thông điệp BĐS trên báo chí nên đây là một khó khăn, thử thách đối với tác giả,
nhưng đây cũng là cơ hội, nét mới dé tác giả đóng góp những tư liệu cần thiết cho sự
phát triển của báo chí và thông điệp về lĩnh vực BĐS từ góc nhìn văn hóa trên báo
chí.
Dé có cái nhìn tổng quan về lịch sử van đề nghiên cứu, đồng thời hệ thống lạicác khái niệm cho khung cơ sở lý thuyết, tiếp thu các kết quả nghiên cứu đã công bố,
Trang 12tác giả tổng hợp các công trình nghiên cứu về lý luận truyền thông đại chúng; cáccông trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa nhà ở của ngườiViệt nói riêng; các công trình nghiên cứu về lĩnh vực BĐS.
2.1 Các công trình nghiên cứu lý luận về truyền thông đại chúng2.1.1 Nghiên cứu trên thé giới
Truyền thông đại chúng là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa họcnhư báo chí học, xã hội học, tâm lý học, nhân học, khoa học chính trị đồng thờicũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực hẹp mang tính nghề nghiệp trongngành truyền thông như: báo chí, quảng cáo, quan hệ công chúng, xuất bản Qua
khảo sát, người viết điểm qua một vài công trình nghiên cứu về lý luận truyền thông
đại chúng trên thế giới như sau:
Năm 1970, Tác gia Elihu Katz đưa ra lý thuyết “Sử dung và hài lòng” (Uses
and gratification theory) Lý thuyết này dé cập rang: công chúng đã sử dụng phương
tiện truyền thổng dé thỏa mãn các nhu cau cá nhân cụ thé của họ: “Moi người lựachọn cái gì mà họ muốn doc, muốn xem dé thỏa mãn với nhu cầu cụ thé của họ vàcác phương tiện truyền thong phải cạnh tranh dé đáp ứng nhu câu của từng cánhan ” Điều này tưởng tự với kết quả nghiên cứu về hệ thong phân cấp “Thang bạt
nhu cau” (Heirachy of Needs) của Abraham Maslow Hai lý thuyết này thường phổbiến trong nghiên cứu, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng, khách
hàng của đơn vị kinh doanh báo chí, truyền thông (hoặc kinh doanh théng thường),giúp đơn vị tiếp cận đúng và trúng các nhóm đối tượng céng chúng của mình Lythuyết này sau đó đã được các tác giả như Mc Quail, Blumler, Brown, B Rubin vàBantz đề cập, mở rộng trong thời đại kỹ thuật số vào năm 1989
Tac gia Denis Mc Quail, Dai học Amsterdamm Ong được coi là một trong
những học giả có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực nghiền cứu truyền thong đại chúngquốc tế Các cổng trình nghiên cứu về lý thuyết truyền thong, truyền thong chính trịcủa Mc Quail được xuất bản rồng rãi trên thé giới Trong đó, đóng góp nổi tiếngnhất của dng là nghiên cứu “Nên giáo duc của cong ching” Ong đã chỉ ra nhữnglợi ích và nguy hiểm mà truyền thông đại chúng sẽ mang đến cho công chúng Ông
Trang 13cho rằng, trong tương lai nhận thức của công chúng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các phươngtiện truyền thông.
Cổng trình “Lý thuyết truyén thong đại chúng” (Mass CommunicationTheory) (1994), Mc Quail thảo luận chi tiết hơn về nói dung cập nhật các lý thuyết,nghiên cứu mới về truyền théng như khái niệm đại chúng, văn hóa đại chúng, bốn
mo hình truyền thồng (four models of communication), khán — thính giả, độc gia đạichúng (audience) — công chúng truyền thóng và sự tác động của truyền thdng(effects), những van đề cau trúc cổng chúng (audience structure), các kiểu loại cổngchúng (types of audience), quy mồ cong chúng truyền thông Mc Quail nghiên cứu
và chỉ ra tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng — làm thế nào
dé nó có ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội chứ khổng phải chỉ tập trung vào các định
nghĩa của các mó hình chung chung Trong chương 10, ông bàn về tương lai củatruyền thông đại chúng sẽ thống nhất hoặc phan chia xã hdi Từ đó, Mc Quail đưa
ra quan điểm “truyền thong cần phải có trách nhiệm xã hội” Bên cạnh đó, cổng trình
“Phan tích cong chung” (Audience Analysis), Nxb SAGE Publication, London, Anhnăm 1997, Mc Quail đã cung cấp một cái nhìn tông quan về nghiền cứu cổng chúngtruyền thồng trong quá khứ và gợi mở hướng nghiên cứu céng chúng cho hiện tại và
tương lai.
Tác giả Roger Silverstone là một trong những học giả có nhiều đóng góp trong
nghiên cứu truyền thong mới (New media): Cổng trình “Truyền thong, cong nghý và
cuợt sống hàng ngày ở chdu Au: Từ thong tin đến truyền thong”, Nxb Ashgate,
England & USA (2005), đề cập đến các kỹ thuật căn bản trong nghề nghiệp truyềnthông cóng nghệ cao và cuộc sống nối mang ở châu Au: Các cuộc cách mang trong
lĩnh vực truyền thóng châu Au chủ yếu là bàn về céng nghệ mới, chính sách và thitrường truyền thóng nhưng van đề cuối cùng, tựu chung lại vẫn là để phục vụ đờisông hàng ngày của cong chúng tốt hơn Cổng chúng chính là hạt nhân của các chiến
lược, giải pháp của đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh báo chí truyền thông
Lần đầu tiên, Silverstone đưa ra khái niệm “Đồ thị truyền thông” (Mediapolis) trong công trình nghiên cứu “Truyền thong và đạo đức: sự nồi lên của aothị
Trang 14truyền thong ” (Media polis), Nxb Cambridge, England và Malden USA (2007) Theoông, đô thị truyền thông là nơi diễn ra hành động và lời nói cùng nhau dù ở bat kỳđịa điểm nào Dé thị truyền thong là kinh nghiệm và tiéu chuẩn của cả thực tế vàtham vọng - thé hiện rõ mới trường cổng cộng toàn cầu thống nhất Phát hiện của
Silverstone có giá trị lớn trong nghiên cứu công chúng báo chí truyền thông và nghiên
cứu các phương tiện truyền thồng trong thé giới phăng Truyền thông đã tạo ra mộtchiều mới cho khoảng cách, đó là chiều xã hi bền cạnh chiều khổng gian và chiềuthời gian Lý thuyết “Do thi truyền thong” sau đó được các tac giả Barnett Clive,
Rodgers Scott, Cochrane Allan (2008) tiếp tục nghiền cứu và phát triển
Nhà xã hội học Michael Schudson (Mỹ), trong “Sic mạnh của tin tức truyén
thong” (The power of news), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003), đã đưa ra cáchhiểu về “công dân có thồng tin” và “cóng dân được thồng tin” Theo Schudson, “Bdéo
chí — truyền thong khong còn là người don thuần chỉ cung cấp thong tin, tin tức màphải là người cung cấp tư liệu cho cong chúng — những người đã có thong tin” [52,
tr, 245 — 246] Ơng đề cao tầm quan trọng của “báo chí dữ liệu” Cổng trình này đề
cập sâu đến van dé: công chúng có thong tin và được thồng tin, đặc quyền được thong
tin của công chúng, mức độ cao của chất lượng truyền thong và văn hóa chính trịtheo nghĩa rồng.
Tác giả Jay Rosen, “Nhdn dan là khán gid quan trọng nhất” (The PeopleFormerly Known as the Audience), (nghiên cứu bao chí Dai hoc New York) (2006),bàn về khái niệm “Truyén théng nhân dân” (Media people): Cổng chúng ngày nay
chủ động, có quyền sản xuất sản phẩm truyền thồng, có quyền kiểm soát truyền
thông Cổng chúng đang tao ra một sự cân bằng quyền lực mới, giữa quyền lực của
họ và quyền lực của báo chí truyền thông Tương lai, sẽ chỉ có báo chí truyền thông
A
chuyên nghiệp và nghiệp dư, được gọi chung là “Truyén thong nhân dân” Rosen chorằng, thời đại toàn cầu hóa truyền thồng, giúp cóng chúng chủ động tạo ra các san
phẩm báo chí truyền thông nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản than, bạn bè hoặc từng
nhóm nhỏ (hoạt đồng với mục đích phi lợi nhuận) Họ được gọi là nhà báo cổng dan
~ đối thủ của báo chí chuyên nghiệp Cho dù các cơ quan báo chí truyền thông chuyền
Trang 15nghiệp có muốn điều này hay không thì công chúng nhân dân vẫn muốn họ biết rằngcổng chúng đang thay đổi, đã ở đây và đang tự làm ra các tờ báo của riéng mình.
Rosen đã đưa ra các cảnh báo rằng sớm muộn thì các các cơ quan báo chí chuyền
nghiệp cũng phải chia sẻ thị phần, quyền lực với cổng chúng Vi vậy, việc nghiên
cứu cong chúng, xây dựng các chiến lược, giải pháp phù hợp với thị hiếu cong chúng
là việc làm cấp bách của các cơ quan báo chí truyền thông
2.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam việc nghiên cứu truyền thông đại chúng được nhiều nhà nghiêncứu thực hiện, có nhiều công trình nghiên cứu dat giá tri cao về mặt lý luận và thực
tiễn, được coi là cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu sau này Một vài công
trình nghiên cứu như:
Cuốn “Co’ sé lý ludn báo chí truyền thông” của nhóm tác giả Dương Xuân
Sơn, Dinh Văn Hường, Tran Quang, đã néu ra các chức năng của báo chí: chức nănggiáo dục tư tưởng; chức năng quản lý giám và sát xã hdi; chức năng phát triển vănhóa và giải trí Trong đó nhắn mạnh vào vai trò của báo chi trong xã hội Cuốn sáchkhang định: “Thông tin trong bdo chi là một quá trình liên tục, xuyên suối trong mối
quan hệ chặt chẽ giữa cuộc sống — nhà báo — tác phẩm — công chúng ” (31, tr 24]
Trong cuốn “Truyền thong đại ching” (2001) tác giả Tạ Ngọc Tan đã đề cậpđến hai mồ hình truyền thông chính: mồ hình truyền thong đại chúng một chiều ápđặt và mồ hình truyền thông đại chúng hai chiều mềm dẻo Theo tác giả, công chúng
chính là đóng lực, thúc day sự hoàn thiện của các mổ hình truyền thông Sự phát triển
và ngày càng dân chủ hóa của xã hội, sự nâng cao trình độ hiểu biết của con người,
sự khổng ngừng hoàn thiện của các phương tiện kỹ thuật là điều kiện dé chuyền hóa
mồ hình truyền thông đại chúng từ một chiều áp đặt sang hai chiều mềm dẻo, tạo nênmỗi tương tác hai chiều liên tục và trực tiếp giữa nhà truyền thông và cổng chúng
Vì vậy, tác giả cho rằng nghiên cứu cổng chúng là nhiệm vụ hàng dau trong hoạt
động của nghiền cứu truyền thông “Việt nghiền cứu, nắm rõ tính chất, đạc điểm,nhu cầu cua đối tượng tác đợng bao giờ cũng là mot trong những yếu tố hàng dau
của truyền thong đại chúng” [35, tr 21 — 25] Tuy tác giả không phần tích trực diện
Trang 16cổng chúng báo chí trên bình diện kinh tế, nhưng quan niệm này gần với cách hiểu
về cổng chúng là khách hàng của báo chí truyền thông
Trong cuốn “Truyên thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản ”, tác giả Nguyễn Văn
Dững, Đỗ Thị Thu Hang da dé cập một cách hệ thống từ khái niệm, đặc điểm đến
việc đi sâu phân tích, lý luận về truyền thông, truyền thông đại chúng, lý thuyết vềthông điệp truyền thông Đặc biệt trong chương 1 và chương 6 tác giả đã phân tích
cụ thể khi thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí; thiết kế thông điệp nhằmvào tình cảm cần chú ý những gì Trong đó, thông điệp được phân thành 4 dạng:thông điệp dich, thông điệp cụ thé, thông điệp tài liệu, thông điệp an Day là nguồntài liệu tham khảo quý giá đối với người viết về khái niệm thông điệp và các vẫn đềliên quan đến phân tích thông điệp
Tác giả Đinh Thị Thúy Hăng đã phân tích xu hướng hội tụ truyền thông trên
thé giới trong cuén “Báo chi thé giới — xu hướng phát triển ” năm 2008 Tác giả chỉ
ra rằng, “Thách thức lớn nhất đối với các phương tiện, báo chí thế giới trong xu thể
hoi tụ là làm thé nào dé thu hút cong chúng với những cách lam mới, da dạng và
phong phú với sự tham gia cua chính những khan giả, bạn đọc cua mình ” [20, tr.
152] Quan điểm này liên quan đến một trong những lý thuyết truyền thong mới — đó
là vai trò “đồng tác giả” giữa công chúng và các đơn vị báo chí truyền thông
Cổng trình “Những kỹ nang về sử dụng ngon ngữ trong truyén thong đạichung” của tác giả Hoang Anh, đã dé cập đến các van đề khổng chỉ về ngồn ngữ báochí mà còn liên quan tới nhiều phạm vi khác của hoạt động truyền thong Nhiều van
đề như đặc điểm sapo trên báo chí, đặc điểm ngồn ngữ BĐT và giải pháp nhằm góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên báo chí đã được tác giả làm sáng tỏtrên bề dày nhiều năm khảo sát và nghiên cứu théng qua các ví dụ phong phú trênthực tế
Cũng có thé kế đến cổng trình “Truyền thong Việt Nam trong bối cảnh toàncầu hóa” của tác giả Lưu Hồng Minh, tuyên tập những bài viết nghiên cứu truyềnthống của khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyền truyền (HVBC&TT) Congtrình chia thành 3 chương theo các hướng nghiên cứu chính: những van dé chung,
Trang 17tiếp cận truyền thông đại chúng, công chúng, nhu cầu tiếp cận và hiệu quả truyềnthồóng dai chúng Các tac giả đã giúp độc giả nhận diện các nhần tố làm nền sự thay
đổi của truyền thông đại chúng hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa, đến năng lực
tiếp cận truyền théng của người dân Việt Nam ở một số khu vực trong nước, va tac
động của các chương trình cụ thé riêng biệt đến nhận thức của người dân về các van
đề nghiên cứu
Tác giả Duong Xuân Son trong cổng trình nghiền cứu “Báo chí Viet Nam thời
kỳ đổi mới (từ ndm 1986 đến nay)” đã khang định những đóng góp của báo chí Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tập trung nghiền cứu về vai trò của báo chíđược thê hiện trên các vấn đề: Vai trò của đội ngũ nhà báo; Báo chí với lĩnh vực đôi
mới kinh tế; Báo chí với công cuộc phòng, chống tham nhũng; Báo chí với van déNong nghiệp nồng thôn; Kinh tế báo chí; Xã hội hóa sản xuất chương trình truyềnhình; Tìm ra những hạn chế, khiếm khuyết dé báo chí phát triển hơn nữa trong nhữngnăm tiếp theo
Các công trình nghiên cứu trên phần nào đã cho thấy những vấn đề cơ bản về
lý luận báo chí truyền thông, kiến thức nghiệp vụ của hoạt động báo chí, vai trò củabáo chí trong đời sống xã hội và báo chí trong đời sống quốc tế, khu vực
2.2 Các công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và văn hóa nhà ở củangười Việt
2.2.1 Nghiên cứu về văn hóa Việt NamVăn hóa Việt Nam lâu nay được các học giả phân tích và nghiên cứu trên nhiều
chiều kích dé từ đó vừa bảo tồn vốn văn hóa dân tộc, vừa phát triển nền văn hóa đó
trên con đường hội nhập toàn cầu
Học giả Dao Duy Anh với tác phẩm “Việt nam văn hóa sử cương ” được xem
là người khởi dựng hướng nghiên cứu văn hóa Việt Nam với tư cách một cộng đồngvăn hóa dân tộc — quốc gia Trong công trình nghiên cứu, ông không chỉ hướng đến
miêu tả diện mạo văn hóa tộc người mà đặt van đề suy nghĩ về vận mệnh của nền vănhóa dân tộc, suy nghĩ về nội lực và sứ mệnh của nó trong công cuộc giải phóng đất
nước, tự cường dân tộc Sử dụng tư liệu dân tộc học kêt hợp với việc vận dụng các
Trang 18khái niệm xã hội học, đặc biệt là lý thuyết văn hóa của Félix Sartiaux, học giả ĐàoDuy Anh đã bước đầu phác thảo mô hình cấu trúc nền văn hóa xã hội Việt nam, đề
cập đến nhiều nội dung nghiên cứu từ chủ thé văn hóa, không gian văn hóa, hệ tu
tưởng và diện mạo các giai đoạn lịch sử của văn hóa dân tộc, quá trình lịch sử hìnhthành cộng đồng văn hóa dân tộc — quốc gia, đến những cộng đồng văn hóa cơ bản
(văn hóa gia đình, văn hóa làng, văn hóa đô thị)
Cũng trong dòng các tác giả tân học nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, GS
Nguyễn Văn Huyén với công trình “Văn minh Việt Nam” (La civilation Annamite)
được hoàn thành vào năm 1939 và được công bồ bằng tiếng Pháp năm 1944 Từ góc
nhìn văn hóa tộc người (chủ yếu là về văn hóa Việt ở châu thé Bắc Bộ), công trình
nghiên cứu này đã phác thảo nên một bức tranh xã hội học về văn hóa Việt Nam trong
mối quan hệ Nhà — Lang — Nước, bước đầu khắc họa được cái cốt lõi của văn hóa dân
tộc Việt.
Những đóng góp quan trọng của PGS Phan Ngọc được thể hiện trong một loạtcác công trình nghiên cứu của ông, tiêu biéu là công trình “Văn hóa Việt Nam và cách
tiếp cận mới ” thuộc Chương trình KX.06 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia công bố PGS Phan Ngọc đã đưa
ra những định nghĩa, khái niệm mang tính “tinh thần luận”, song mong muốn đổi mới
văn hóa, đối mới đất nước, đôi mới thân phận người lao động, ông nhắn mạnh cách
nhìn văn hóa ở khía cạnh phát triển kinh tế Theo ông, thao tác luận chính là sự đónggóp trực tiếp hơn, thiết thực hơn cho việc giải quyết những van dé thực tiễn đang đặt
ra Mặt khác, trong công trình nghiên cứu trên PGS Phan Ngọc cũng đã khai mở các
khái niệm: (kiéu) lựa chọn, độ khúc xa (refraction), nghệ thuật bricolage (lắp ghép,dung hóa), vượt gộp Theo ông, (kiêu) lựa chọn mang tính cá biệt Mỗi thé cộng đồng
có một (kiểu) lựa chọn riêng biểu hiện thành một lối sống riêng không giống các thécộng đồng khác mà nguồn gốc sâu xa chính là sự khác nhau kéo dai hàng ngàn nămtrong chính đời sống vật chất, tinh thần và xã hội của các cộng đồng Ông cũng chỉ
ra tằng: “Van hóa Việt Nam là bricolage, sáng tạo chủ yếu của người Việt Nam là
10
Trang 19lắp ghép, dung hòa từ nhiều gốc rất khác nhau tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kỳ
điệu ” [28, tr 257].
Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, trong cuốn “Việt Nam cái nhìn địa —văn hóa” GS Trần Quốc Vượng đã chỉ ra văn hóa là một thực thể có sự vận độngtrong không gian và thời gian Nhìn theo chiều thời gian, văn hóa Việt Nam là mộtdiễn trình lịch sử có những quy luật phát triển của nó Nhìn trong không gian, văn
hóa Việt Nam có sự vận động qua các vùng/ xứ/ miền khác nhau Cụ thể, GS Trần
Quốc Vượng cho rằng: “Việt Nam là một quốc gia trải dài từ Bắc vào Nam với cácvùng sinh thái khác nhau Mặt khác, Việt Nam lại là một quốc gia da tộc người, với
54 tộc người cùng chung song hòa hợp, đoàn kết và thân ái Điều kiện tự nhiên, xãhội, lịch sử của các vùng không hoàn toàn như nhau Do vậy, sự vận động của vănhóa trong không gian và thời gian luôn chịu sự tác động của những diéu kiện này”
[48, tr 45].
Cũng nghiên cứu văn hóa Việt Nam theo chiều kích không gian, trong cuốn
“Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam”, GS Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra:
“Thông qua nghiên cứu văn hóa vùng và phân vùng văn hóa, để ta thấy được các sắc
thái văn hóa đa dạng của các vùng, của các tộc người; thấy được quy luật hình thành
và biến đổi của văn hóa trong các môi trường không gian dia lý nhất định, thay đượccon đường và các phương thức giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại giữa các vùng
trong nước, giữa nước ta với văn hóa khu vực Đông Nam Á và thế giới, đặc biệt là
với Trung Quốc và An Độ” [41, tr 10] Nội dung cuốn sách gồm bốn phần chính,phần thứ nhất, tác giả nếu lên những nét lớn của lịch sử nghiên cứu vấn đề khônggian văn hóa, trong đó vấn đề vùng văn hóa là trung tâm; phần thứ hai, tác giả đãphác thảo về phân vùng văn hóa ở Việt Nam với 7 vùng lớn và 26 tiểu vùng, song
song với đó, tác giả cũng đi sâu phân tích một số vùng văn hóa cụ thé như: vùng văn
hóa đồng bằng Bắc Bộ, vùng văn hóa xứ Huế, vùng văn hóa Trường Sơn — TâyNguyên, vùng văn hóa Nam Bộ ; phần thứ ba GS Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra những
quan niệm sơ bộ về vùng thê loại văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa vùng thê loại
và vùng văn hóa tông thê Dé làm rõ về đặc trưng của vùng văn hóa, GS Ngô Đức
11
Trang 20Thịnh đã nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng, qua nghiên cứu kiến trúc dân gian,truyền thống ăn uống và lễ hội trong phan thứ tư.
Cũng có thể kế đến công trình nghiên cứu “Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam”của GS Trần Ngọc Thêm, công trình nghiên cứu này đã ứng dụng triệt đề và nhất
quán cách tiếp cận hệ thống Cụ thể, văn hóa Việt Nam được xem xét trong hệ thong
văn hóa thế giới, văn hóa nông nghiệp, văn hóa phương Đông, trong sự đối sánh giữa
văn hóa gốc nông nghiệp với văn hóa gốc du mục, qua đó đưa ra những nét đặc thù
của văn hóa Việt Nam Dé từ đó, trở về vội nguồn có thê xác định diện mạo văn hóaViệt Nam, xác định các thành tố cơ bản và mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố đó
trong cấu trúc hệ thống văn hóa Việt Nam toàn vẹn
2.2.1 Nghiên cứu về văn hóa nhà ở của người ViệtPGS TS Trần Lâm Bién trong cuốn “Diễn biến kiến trúc truyền thống Việt
vùng châu thé sông Hong” đã chỉ ra những quan điểm của người Việt về nhà ở trong
mỗi tương tác với thiên nhiên, với môi trường xã hội Tác giả cho răng: “Kiến trúctrên dải dat hình chữ S không chỉ nhằm mục đích đơn thuần dé ở, hoặc phục vụ cho
tôn giáo nào đó, mà chúng là sự kết tỉnh tỉnh thân văn hóa của dân tộc Việt Vì thế,
tiếp cận với văn hóa nhà ở, văn hóa kiến trúc truyền thong, nhất là ở mặt ý nghĩa, làtiếp cận một khía cạnh mang tính cốt lõi về bản sắc văn hóa Việt Nam” [5, tr 15]
Tác giả Trần Thị Quế Hà, trong bài nghiên cứu “Nguồn góc và quá trình phát
triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thong người Việt” in trong Kỷ yêu Hội thao
Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, cũng chỉ ra được hiện trạng và một số đánh giá tổng
quát về nhà ở dân gian của người Việt Tác giả cho rằng: “Dưới góc độ lịch sử và địa
lý, không gian văn hóa Việt Nam vô hình chung được chia thành ba khu vực Bắc —Trung — Nam Trong đó miễn Bắc được coi như một cái nôi văn hóa lâu đời nhất của
người Việt với những ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa của Trung Hoa lục địa, miễn
Trung với những ảnh hưởng từ van hoá Champa và miễn Nam với những ảnh hưởng
từ van hoá Khmer Tuy nhién, bước đầu có thể kết luận rang những bối cảnh lịch sử,van hoá tác dong đến quá trình hình thành và phát triển của nhà ở ddn gian miễnTrung và miễn Nam hoàn toàn khác so với tiên trình phát triên và hý thong cua nha
12
Trang 21ở ddn gian tại miễn Bắc Mạc dù tiếp thu toi da những kỹ thudt gỗ cơ bản của miễnBắc, nhóm nhà ở miễn Trung và miễn Nam van khong ngừng phát huy và hoàn thiện
những đạc trưng kiến trúc mang tính bản địa riêng biệt Về sau, các hình thức truyền
thống đã được cách điệu hoá kết hợp với trang trí dé trở nên như mot biểu tượng
hoá”.
TS Phan Bao An và ThS Trần Văn Tâm trong bài nghiên cứu “Văn hóa Việt
Nam với kiến trúc nhà ở” đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 7/2017 nhận định: “Đối với
người Việt, nhà ở không chỉ là thứ che mưa, che nắng, mà còn là biểu trưng của tinh
than gia tộc, là “đình miéu” của con cháu thờ phụng tổ tiên, là một hình thức tư hữutài sản có màu sắc tôn giáo Có lẽ vì vậy mà người Việt Nam thiết tha có một nếp nhà
và mong muốn nếp nhà của mình phải luôn tiếp tục được lưu truyền cho con chau”.Hai tác giả bài viết cũng đã làm rõ quan niệm về nhà ở của người Việt trong quá khứ,
chỉ ra các giá trị cốt lõi “nếp nhà”, “gia tộc” cần gìn giữ trong “kiến trúc nhà ở” gắn
liền với bản sắc văn hóa Việt Nam
Trong bài viết “Văn hóa bản địa trong xây dựng môi trường cư trú truyền
thống ” đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 5/2017, PGS TS KTS Phạm Hùng Cường cho
rằng: “Văn hóa bản địa là những giá trị văn hóa đã được đúc kết tại chính nơi mà
cộng dong sinh song Vì nó có tinh địa điểm rõ rệt, đôi khi có những giá trị rất riêngtrong một khu vực nhỏ như một tỉnh, huyện thậm chí là xã chứ không phải chỉ là vănhóa vùng, miễn ” Nội dung bài viết, PGS TS KTS Phạm Hùng Cường cũng đã làm
rõ hai vấn đề: Một là nhân mạnh những giá trị văn hóa bản địa quan trọng của người
Việt, cần được kế thừa trong xây dựng môi trường cư trú; Hai là quan điểm học hỏi
từ các giá trị văn hóa này trong công tác thiết kế, quy hoạch xây dựng đô thị hiện nay
Văn hóa nhà ở của người Việt có gắn bó chặt chẽ với yếu tố văn hóa cộngđồng ThS KTS Trương Ngọc Lân trong bài nghiên cứu “Cấu trúc cộng dong trong
tổ chức không gian sinh hoạt cộng dong tại các khu ở đô thi” đăng trên Tạp chí Kiếntrúc số 04/2017 cho rằng, các khu ở trong đô thị không chỉ là nơi sống của các hộ giađình riêng lẻ mà còn là nơi hình thành, tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân
cư Mỗi cá nhân luôn có nhu câu tương tác với hàng xóm láng giêng tại nơi ở Kết
13
Trang 22luận của nghiên cứu, ThS Trương Ngọc Lân nhận định: “Dé t6 chức không gian sinhhoạt cộng dong xóm giéng trong các khu ở đô thị rõ ràng không thể bỏ qua vai trò
của cấu trúc cộng đông dân cư”
Tác giả Nguyễn Song Hoàn Nguyên trong Luận án Tiến sĩ “Đặc trung khaithác văn hoa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam”, ĐHKiến trúc TP HCM năm 2016 đã chỉ ra những biểu hiện của giá trị văn hóa trongkiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam cũng như nhà ở tại các đô thị lớn Việt Namhiện nay Cụ thể, mối quan hệ đó thể hiện ở công năng và hình thức Tổng hợp biểuhiện giá trị văn hóa truyền thống trong nhà phó, chung cư và biệt thự cho thay tính
dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/ đa năng, tính tư hữu, tính cộng đồng và truyền
thong gia đình Việt có xu hướng gia tăng mức độ tác động lên yếu tố công năng
Hay bài nghiên cứu “Những đặc trưng tương đông và khác biệt trong lĩnh vựcnhà ở truyền thống của văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam” đăng trên Tạp chí
Phát triển Khoa học và Công nghệ, tác giả Trần Thị Thu Lương đã đưa ra những nhậnđịnh, đối sánh về nhà ở truyền thống của Hàn Quốc và Việt Nam Điểm tương đồng
nồi bật là nhà ở của hai bên đều được kiến trúc theo quan niệm hòa mình vào thiên
nhiên, kết tinh được những thành tựu văn hóa ứng phó tốt với môi trường; đặc trưng
tương đồng nôi bật thứ hai của nhà ở truyền thống Việt, Hàn là mang đậm tính cộngđồng: đặc trưng tương đồng thứ ba là người Hàn Quốc và Việt Nam cùng chịu ảnhhưởng sâu sắc của quan niệm phong thủy trong việc xây dựng nhà ở Bên cạnh những
điểm tương đồng, tác giả Trần Thị Thu Lương cũng đưa ra những đặc trưng khác biệt
giữa nhà ở của Việt Nam và Hàn Quốc vi dụ như: nhà ở Han Quốc mang đậm dấu ấn
văn hóa tôn ti hơn nhà ở Việt Nam; phương thức sinh hoạt trên sàn nhà (tọa thực) củangười Hàn là một đặc trưng riêng biệt nồi bật Dù chỉ là những nghiên cứu, giới thiệu
bước đầu cho một nội dung so sánh rộng hơn, đó là so sánh văn hóa ở của hai nền
văn hóa Hàn — Việt, nhưng bài nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho người viết
những dtr liệu văn hóa hữu ích liên quan đên đê tài luận văn.
14
Trang 232.3 Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực BĐS
Dé có cái nhìn toàn diện hơn về dé tài nghiên cứu, người viết cũng khảo sát,tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực BĐS trên khía cạnh kinh tế, pháp
luật.
Một số sách tham khảo, chuyên khảo như: PGS TS Thái Bá Can (2003), “Thitrường bắt động sản — Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”; TS Lê Xuân Bá (2003),
“Sự hình thành và phát triển thị trường bat động sản trong công cuộc doi mới ở Việt
Nam”; Chương trình Hợp tác Việt Nam — Thụy Điền về Tăng cường năng lực Quản
lý Dat đai và Môi trường (2009), “Dinh giá bắt động san”; PGS TS Nguyễn Quang
Tuyến (2012), “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bat động san”; PGS TS Doãn Hồng
Nhung (2019), “Pháp luật về môi giới bat động sản ở Việt Nam”
Một số công trình nghiên cứu như: Phùng Thị Thu Hà (2013), “Pháp luật về
môi giới bắt động sản”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - DHQGHN; Dinh
Văn Thông (2014), “Quản lý thị trường bat động sản nước ta hiện nay”, Luận vănthạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN; Pham Minh Tuan (2012), “Vai trò nhà
nước đối với thị trường bắt động sản Việt Nam ”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học
Kinh tế - DHQGHN; Ta Thu Thao (2016), “Pháp luật về quảng cáo căn hộ chung
cự trên thị trường bắt động sản ở Việt Nam ”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật
—DHQGHN.
Điểm qua một cách khái quát những công trình đi trước giúp cho luận văn có
được tính hệ thống và sự kế tục lịch sử nghiên cứu Tác giả vừa kế thừa những kết
quả nghiên cứu trước đó làm nguồn tư liệu quý, đồng thời đóng góp những kết quả
nghiên cứu mới cho tư liệu nghiên cứu nói chung.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận thông điệp về lĩnh vực BĐS trên báo chí từ góc nhìnvăn hóa, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thành công và hạn chế của thông điệphiện nay thông qua việc đặt chúng trong mối quan hệ giữa các bình điện văn hóa
15
Trang 24Từ đó, luận văn đóng góp một số giải pháp dé nâng cao chất lượng nội dung,hình thức thông điệp về lĩnh vực BĐS trên báo chí.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu tài liệu về lý luận báo chí nói chung và thông điệp truyềnthông nói riêng, qua đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho quá
trình nghiên cứu.
Thứ hai, khảo sát thực trạng, phân tích nội dung và giải mã thông điệp về các
dự án BĐS trên báo chí từ góc nhìn văn hóa Tác giả cũng tìm hiểu những giá trị màđội ngũ những người làm báo muốn chuyền tải tới chong chúng thông qua những
thông điệp đó.
Thứ ba, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực báochí, văn hóa, chuyên viên truyền thông về BĐS, những người làm báo phụ trách lĩnhvực BĐS dé có cái nhìn đa chiều về đề tài nghiên cứu Tác giả cũng thực hiện khảo
sát bằng bảng hỏi Anket đối với 300 công chúng đề đánh giá hiệu quả tiếp nhận thông
điệp về các dự án BĐS trên báo chí
Cuối cùng, từ những kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đề xuất một số giảipháp nham nâng cao chất lượng thông điệp về các dự án BĐS trên báo chí cả về nội
dung và hình thức.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thông điệp về lĩnh vực bất động sản trên báo chí được đề cập bởi nhiều nộidung, ví dụ như: chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực bất động
sản; các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản Nhưng tác giả lựa chọn đối tượng
nghiên cứu của luận văn là thông điệp về các dự án BĐS trên báo chí, từ đó soi chiếu
dưới góc nhìn văn hóa Việt.
Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin bài, chuyên mục có nội dung
liên quan đến thông điệp về các dự án BĐS
16
Trang 254.2 Phạm vi nghiên cứuPhạm vi không gian: Trong giới hạn nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn báo
in và báo điện tử (BĐT) là 2 loại hình báo chí tiêu tiểu để khảo sát tin bài, bởi lẽtrong 4 loại hình báo chí thì nội dung thông tin trên báo in và BĐT có tính lưu trữlinh động, công cụ tìm kiếm khoa học, nhanh chóng Đặc biệt, BĐT trong những nămgần đây đã tích hợp nhiều nội dung đa phương tiện, đảm bảo đa dạng hóa thông tin,kèm theo đó là có lượng công chúng lơn.
Cu thé, tác giả chon 3 tờ báo (02 tờ BĐT va 01 tờ báo in) dé khảo sát là BDTVietnamnet — Cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và Truyền thông; BDT
VnExpress — Cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ; Báo In Đầu tư —
Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đây là những tờ báo uy tín, có số
lượng người truy cập lớn, có lượng lớn tin bài về các dự án BĐS sản nằm trong cácchuyên mục riêng biệt.
Phạm vi thời gian: 03 năm từ năm 2018 đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luậnLuận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước về báo chí, truyền thông, văn hóa trên các phương tiện truyền thông đại
chúng.
Luận văn vận dụng hệ thống lý luận báo chí, truyền thông, nghệ thuật sáng
tạo thông điệp và hiệu quả tác động của thông điệp tới công chúng truyền thông
5.2 Phương pháp cụ thể
Trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu vàthu thập thông tin cụ thé như sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp
Tác giả tiến hành sưu tầm, nghiên cứu các văn bản pháp luật, chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước liên quan đến báo chí, truyền thông, văn hóa và BĐS
Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp tài liệu lý luận từ các sách, tạp chí, các côngtrình khoa học liên quan đến đề tài
17
Trang 26Phương pháp phân tích nội dungTác giả phân tích nội dung băng cách lập bảng mã (code book) nhằm khảo sáttần suất xuất hiện thông điệp về các dự án BĐS trên các bài viết trong thời gian khảosát Sau đó, tác giả tiền hành so sánh, giải mã thông điệp về các dự án BĐS trên báo
chí từ góc nhìn văn hóa và đưa ra những nhận định khách quan.
Phương pháp phỏng van sâu
Để luận văn có tinh thuyết phục và thực tế cao, tác giả tiễn hành phỏng vấn sâu các phóng viên, nhà báo phụ trách mảng BĐS đề hiểu mục đích lựa chọn, truyền
tải thông điệp của người làm báo khi sáng tạo các thông điệp có liên quan tới các dự
án BĐS Tác giả cũng phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, văn
hóa; các chuyên viên phụ trách truyền thông tại các doanh nghiệp bất động sản Từ
đó, tông hợp ý kiến và đóng góp để nâng cao chất lượng thông điệp về các dự ánBĐS trên báo chí.
Phương pháp diéu tra xã hội hoc bang bảng hỏi AnketTác giả thực hiện phương pháp này đối với công chúng truyền thông nói chung
nhằm mục đích điều tra mức độ và thói quen tiếp nhận thông điệp cũng như hiệu quả
của quá trình truyền tải thông điệp tới công chúng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài đầu tiên khảo sát thông điệp về các dự án BĐS trên báo chí từ
góc nhìn văn hóa Đề tài không chỉ góp phan làm rõ diện mạo, nội dung và hình thức
các tin bài về các dự án BĐS mà còn đánh giá vai trò của nhà báo cũng như phương
thức truyền tải thông tin tới công chúng qua báo chí
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên
cứu, xây dựng các chuyên đề, bài giảng, giáo trình cho công tác đào tạo đội ngũ
những người làm báo và đơn vị làm nghiệp vụ truyền thông về lĩnh vực BĐS
6.2 Ý nghĩa thực tiễnVới việc khảo sát đầy đủ, có hệ thống, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở dé nhữngnhà báo đang làm báo chí về lĩnh vực BĐS, những nhân viên truyền thông tại các
18
Trang 27doanh nghiệp BĐS nhìn nhận và đánh giá được mức độ, thói quen tiếp nhận thôngđiệp của công chúng Qua đó, biết cách khai thác, phát huy tối đa hiệu quả của yêu
tố văn hóa trong quá trình sáng tạo thông điệp dé đem lại hiệu quả truyền thông, hap
dẫn công chúng.
Thông qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thông điệp về các dự án BĐS trênbáo chí từ góc nhìn văn hóa, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả thông tin truyền thông về các dự án BĐS tới công chúng Luận
văn sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm đến dé tai này
7 Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu thông điệp về lĩnh vực bat động sản trên
báo chí từ góc nhìn văn hóa.
Chương 2: Khảo sát thực trạng thông điệp về các dự án bất động sản trên báo
chí từ góc nhìn văn hóa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về các dự án bất động
sản trên báo chí.
19
Trang 28CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CUU THONG ĐIỆP VE LĨNH
VUC BAT ĐỘNG SAN TREN BAO CHÍ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
1.1 Hệ thống khái niệm của đề tài nghiên cứu1.1.1 Báo chí và vai trò trong truyền thông về lĩnh vực BĐS
1.1.1.1 Báo chí
Trong tiến trình phát triển lịch sử văn hóa nhân loại, báo chí là một hiện tượng
xã hội, ra đời do nhu cau thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người, cóảnh hưởng rộng lớn tới đời sống xã hội Khả năng và điều kiện thụ hưởng các sản
phẩm báo chí còn được coi là một chỉ số quan trọng đề đánh giá tính chất văn minh
của xã hội hiện đại.
Theo Từ dién tiếng Việt do GS Hoàng Phê (chủ biên) giải thích: “Báo chí là
tên gọi chung chỉ báo và tạp chí được xuất bản định kỳ” [30, tr 40]
Tiếp cận khái niệm báo chí từ quan điểm hệ thống, tác giả Nguyễn Văn Dữngcho rằng: “Báo chí là những tư liệu sinh hoạt tinh than nhằm thông tin và nói rõ vềnhững sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối tượng nhất định, nhằm
mục đích nhất định, xuất bản định kỳ, đều dan” [12, tr 54— 62]
Tác giả Vũ Đình Hòe đưa ra khái niệm báo chí như sau: “Báo chí là những
ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hànhrộng rãi trong xã hội Bao chi được thể hiện dưới các loại hình: Báo in, báo nói, báobình, bao điện tử” [22, tr 12].
Trong giáo trình “Lý ludn báo chi truyền thông”, tác giả Dương Xuân Son
đưa ra khái niệm: “Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông
tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan mộtcách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực
hóa đời sống thực tiễn ” [34 tr 64]
Còn theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tại Điều 3, Chương 1, LuậtBáo chí năm 2016 do Quốc hội Khóa 13 ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016 quy
định: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hộithể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát
20
Trang 29hành, truyền dan tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, bảo nói,
báo hình, báo điện tử”.
Qua những quan điểm nêu trên, trong giới hạn luận văn nghiên cứu, tác giảxin tiếp cận khái niệm báo chí như sau: “Báo chí được dùng để chỉ tổng thể cácphương tiện truyền thông đại chúng: báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tửcung cấp thông tin về các sự kiện, van dé trong xã hội một cách nhanh chóng, trung
thực, hiệu quả tới công chúng; là tiếng nói, diễn đàn của Nhân dân và là động lực
quan trọng cho sự phát triển của một xã hội ”
1.1.1.2 Vai trò của báo chí trong truyén thông về lĩnh vực BĐS
Trong giới hạn luận văn, tác giả tập trung khảo sát 2 loại hình là báo In và
BĐT Mỗi thể loại đều có điểm mạnh và hạn chế riêng trong việc chuyền tải thông
điệp về các dự án BĐS tới công chúng
Báo in là loại hình báo chí trình bày tin bài, hình ảnh trên giấy Theo Luật Báochí 2016: “Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện băngphương tiện In dé phat hanh dén ban doc, gom bao in, tạp chí In”
Báo in có tính định kỳ, xuất hiện theo chu kỳ đều đặn, cố định, có thé là hàngngày, thưa kỳ (2, 3, 5 ngày một s6), hàng tuần, được phát hành rộng rãi trong xã hội
Cụ thé, báo in Đầu tư xuất ban thứ hai, tư, sáu hàng tuần Báo in có ưu điểm đưa
thông tin về lĩnh vực BĐS chuyên sâu, có nhiều bài bình luận chỉ tiết về mọi khíacạnh hoạt động của lĩnh vực BĐS, công chúng có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, lưu
trữ làm tài liệu tra cứu Tuy nhiên, báo 1n cũng có những hạn chế như tính thời sựcủa thông tin chậm, chu kỳ xuất bản ngăn, chi phí tốn kém, phát hành ít ở nông thôn,vùng sâu vùng xa nên công chúng khó có điều kiện tiếp cận thông tin về lĩnh vực
BĐS thông qua báo in.
Trong số 86 báo in Trung ương, có 02 báo chuyên về lĩnh vực BĐS; 84 báo
còn lại đều có chuyên mục hoặc liên quan đến lĩnh vực BĐS với tên gọi khác nhaunhư: BĐS, Kinh doanh, Địa ốc Đặc biệt, 2 tờ báo liên quan đến lĩnh vực BĐS làbáo in Đầu tư và báo in Dau thầu ngoài chuyên mục riêng về lĩnh vực BĐS thì thôngtin về lĩnh vực BĐS xuất hiện nhiều và lồng ghép vào các chuyên mục khác
21
Trang 30Đi dau trong truyền thông về lĩnh vực BĐS chính là các an phâm của Bộ kếhoạch và Đầu tư; báo chí của các hội, hiệp hội với hơn 100 an phẩm Với địa phương,
cả nước có 250 cơ qun báo in và các tờ báo in của sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức
chính trị — xã hội Thông tin về lĩnh vực BĐS truyền tải tới công chúng được lồng
ghép vào các chuyên trang, chuyên mục của các báo, tạp chí.
Đối với BĐT được coi là hệ thống truyền thông đa phương tiện, hoạt độngtrên nền tang Internet dé thực hiện các chức năng báo chí Theo Luật Báo chí năm2016: “BDT là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyềndẫn trên môi trường mạng, gồm BĐT và Tạp chí điện tử”
Tác giả lựa chọn BĐT Vietnamnet và VnExpress vì đây là hai BĐT có lượngđộc giả lớn nhất tại Việt Nam hiện nay BĐT có ưu điểm cập nhật thông tin nhanhchóng, kịp thời, khả năng lưu trữ thông tin tốt, tính tương tác cao Tuy nhiên, đốitượng tiếp cận BĐT chủ yếu là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận nhiều hơn vớiInternet, nam bắt, tiếp thu sản phẩm công nghệ nhanh chóng
Trong 79 báo BĐT Trung ương có 53 BĐT có chuyên mục về lĩnh vực BĐS
hoặc có liên quan đến lĩnh vực BĐS (tông số 69 chuyên mục), ở địa phương là 41/63
BĐT với 43 chuyên mục.
Báo chí truyền tải thông điệp về lĩnh vực BĐS tới công chúng có vai trò dẫn
dắt dư luận, cung cấp thông tin, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vựcBĐS giúp công chúng có cái nhìn bao quát nhất về thị trường, lĩnh vực BĐS Từ
những đặc điểm nồi bay của từng loại hình, báo chí có những vai trò quan trọng trongviệc truyền tải những thông điệp về lĩnh vực BĐS như sau:
Vai trò thứ nhất: Báo chí là phương tiện truyền thông hiệu quả trong việctruyền tải thông điệp về lĩnh vực BĐS chính thống đến với công chúng Thông điệp
được thé hiện bằng nhiều hình thức, thé loại cùng tốc độ lan truyền rộng
Vai trò thứ hai: Báo chí là công cụ kết nối hữu hiệu nhất trong việc truyền tảithông điệp về lĩnh vực BĐS Tính kết nối được thể hiện qua việc tương tác của công
chúng Tòa soạn dễ dàng nắm bắt được ý kiến phản hồi từ độc giả, ngược lại độc giả
22
Trang 31cũng dé dàng bay tỏ quan điểm của mình với mỗi bai viết qua việc bình luận, gửi thư
tới toa soạn.
Vai trò thứ ba: Báo chí là công cụ lưu trữ thông điệp về lĩnh vực BĐS Với
bộ nhớ lớn hàng chục Terabyte trên BĐT và tính lưu trữ cao của báo in, giúp cho cácthông điệp về lĩnh vực BĐS được bảo tồn và dễ dàng được tìm đọc, chia sẻ khi bạnđọc có nhu cầu tìm kiếm thông tin
Vai trò thứ tr: Báo chí tham gia phát hiện những van đề nỗi bật mang thông
điệp về lĩnh vực BĐS Với đội ngũ PV — BTV đông đảo, có mặt khắp địa ban cảnước, có tay nghề, năng động, sáng tạo nên thời gian gần đây nhiều bài viết chuyên
sâu, góc nhìn mới lạ về lĩnh vực BĐS được truyền tải tới công chúng.
định nhằm dat tới mục tiêu đã dé ra” [35, tr 8]
Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” nhóm tác giả Dương XuânSơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang định nghĩa: “Thong điệp là tin tức được thể hiện
bằng tín hiệu, ký hiệu, mã s6, bằng mực trên giấy, sóng trên không trung hoặc bằngbắt cứ tín hiệu nào mà Hgười ta có thể hiểu được và được trình bày ra một cách có ÿ
nghĩa Diéu quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng ngôn ngữ mà người
cung cấp và người tiếp nhận hiểu được Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc
sống hằng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học, hay ngôn ngữ văn học trong nghệ
thuật” [31 tr 14].
PGS TS Nguyễn Văn Dững, PGS TS Đỗ Thị Thu Hằng lại quan niệm:
“Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếpnhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, y kién, hiéu
biét, kinh nghiém song, tri thức khoa học — Kỹ thuật được mã hóa theo một hệ thống
23
Trang 32ký hiệu nào đó Hệ thong này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và
có chung cách hiểu — tức là có khả năng giải mã” [11, tr 32]
Dựa trên cơ sở các định nghĩa đã nêu, tác giả nhìn nhận khái niệm thông điệpmột cách khái quát như sau: “Thông điệp là một hệ thong ký hiệu có cấu trúc chặtchẽ Hệ thong kỷ hiệu này hàm chứa nội dung, ý nghĩa của thông tin được quy ướcdùng dé trao đổi giữa chủ thé truyền thông và công chúng — nhóm đối tượng truyén
thông ”.
Trong đề tài nghiên cứu này, “thông điệp” được hiểu là thông điệp về các dự
án BĐS được phản ánh trên báo chí, tức toàn bộ nội dung thông tin về các dự án BĐS
được trao đổi từ chủ thể truyền thông đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chung
được hình thành từ các thông điệp bộ phận (các tác phẩm báo chí), biéu hiện thông
qua các yếu tố cau thành tác phẩm: văn bản (text), hình anh tĩnh (sill image), hình
anh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình
tương tac (interactive program).
1.1.3 Bat động sản
Bat động sản (BĐS) là tài sản không thé di dời được theo quan điểm triết tự
(chẻ chữ) Theo nghĩa Hán — Việt, “bất động” là không thé di dời, di chuyển được;
“sản” là tài sản Tính chất của BĐS trước hết được hình thành từ thuộc tính vốn có
của đất đai là có vị trí cô định
Theo tiêu chuân Tham định giá Quốc tế 2005 thì: “Bat động sản là dat dai vànhững công trình do con người tạo nên gan lién với đất Đó là những vật hữu hình
có thể nhìn thấy và sờ mó được, cùng với tất cả những gì nằm ở trên, phía trên hay
dưới mặt dat”
Đây là một định nghĩa khá phổ biến, luật pháp của nhiều nước trên thế giới
thống nhất quy định về BĐS gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không
tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất Có thé kể tới luật của một
số nước như sau: Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hòa Pháp; Điều 86 Luật Dân sựNhật Bản; Điều 130 Luật Dân sự Liên bang Nga; Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hòa
Liên bang Đức
24
Trang 33Tại Việt Nam, Điều 107, Luật Dân sự do Quốc hội ban hành năm 2015 quyđịnh: “Bat động sản là các tài sản không di dời được bao gồm: Dat dai; Nhà, công
trình xây dựng gắn liên với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình
xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật”.
Từ những định nghĩa trên, tác giả khái quát khái niệm BĐS như sau: “Batđộng sản là dat dai và các tài sản gắn lién với đất dai, nhà, công trình xây dựng
được sử dụng dé phuc vu cho viéc khai thac dat dai, nha, công trình xây dựng do”
Trong giới hạn luận văn này, tác giả dùng khái niệm BĐS nêu trên dé tập trung
khảo sát các dự án BĐS và những công trình xây dựng trong khuôn viên dự án BĐSđược sử dụng phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của cư dân, cộng đồng trong dự án đó
1.1.4 Văn hóa và góc nhìn văn hóa
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, các học giả trên thế giới đã đưa ranhiều khái niệm về văn hóa Mỗi khái niệm lại được các học giả tiếp cận dưới cácchiều kích nghiên cứu khác nhau: nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo trong lịch sử;nhắn mạnh vào sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên; nhắn mạnh vào
tính chất đi truyền xã hội; nhấn mạnh vào phương thức ứng xử; nhắn mạnh vào khía
cạnh tư tưởng của văn hóa, nhấn mạnh vào mô hình các thé chế xã hội Có thé điểmqua một vài khái niệm tiêu biểu sau đây:
Trở về trước, cuối thế kỷ XIX văn hóa trở thành một thuật ngữ được dùng
rộng rãi trong các ngành học mới xuất hiện do nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa của cácdân tộc ngoài châu Âu Định nghĩa của nhà nhân học văn hóa người Anh EdwardBurrwett Tylor trong cuốn “Van hóa nguyên thủy” (Premitive Culture) xuất ban ởLuân Đôn năm 1871, được xem là định nghĩa đầu tiên có tính kinh điển về văn hóa:
“Van hóa là một tong thé phức hợp bao gom tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, dao
đức, pháp luật, phong tục và những năng lực, tập quán khác mà con người can cóvới tu cách là một thành viên cua xã hội `.
“Văn hóa” trong định nghĩa trên đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực của đờisông con người và xã hội, nó hàm chứa một phức thể các thành tựu, các gia tri ma
25
Trang 34con người với tư cách là thành viên của xã hội đạt được, bao trùm trên nhiều lĩnh
vực.
Trong “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1987 — 1997), cựu Tông Giámđốc UNESCO Federico Mayor Zaragoza đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa: “Vanhóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Quacác thé kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thong các giá trị, truyền
thong, thẩm mỹ và lối song mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêngcủa minh”.
Học giả Đào Duy Anh trong cuốn “Viét Nam văn hóa sử cương” đã định
nghĩa: “Van hóa là những giả trị biểu hiện cuộc sống sinh hoạt mạnh mẽ của loài
người trong cả phương diện vật chất, tinh than và xã hội (bao gom: kinh tế, chínhtrị, pháp luật, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ ) ” [1, tr 13].
Trên cơ sở định nghĩa của học giả Đào Duy Anh, GS Trần Ngọc Thêm đã mở
rộng hơn về định nghĩa văn hóa dựa trên những đặc trưng cơ bản: tính hệ thống, tínhgiá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử: “Van hóa là một hệ thống hữu cơ các gid tri
vật chất và tinh than do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội” [37, tr 10].
Nghiên cứu khái niệm của các học giả đi trước, tác giả nhận thấy có hai quan
điểm cơ bản về “văn hóa”: Một là, văn hóa bao gồm toàn bộ những gì do con ngườisáng tạo ra, khác với tự nhiên; mặc nhiên, văn hóa hàm chứa cả cai đúng, cai sai,trong văn hóa có mặt sáng và mặt tối Hai là, cũng hướng tới thế giới nhân tạo song
phải là thế giới đã được sàng lọc theo định chuẩn xã hội, chỉ những gi tốt đẹp đối vớicuộc sống con người (theo quan điểm lich sử) mới được xem là văn hóa, còn lại là
“phản văn hóa”.
Dưới những góc nhìn khác nhau về văn hóa nhưng hau hết các khái niệm đều
có quan điểm chung khi coi văn hóa là hệ giá trị Kế thừa các kết quả nghiên cứu đitrước, trong luận văn này, tác giả xin tiếp cận “văn hóa” đưới quan điểm như sau:
“Van hóa là một sản phẩm của loài người; là tập hợp các giá trị được sáng tạo, tích
26
Trang 35lũy trong qua trình con người tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xãhội Các giá trị này được cộng dong thừa nhận, giữ gin và trao chuyển cho thé hệ
sau Văn hóa cũng thể hiện trình độ phát triển và những đặc tinh riêng của mỗi dân
tộc ” Khái niệm trên thể hiện được những tính chất cơ bản của văn hóa: tính hệ thống,
tính giá trị, tính sáng tạo, tính truyền thống và tính dân tộc.
Với quan điểm nêu trên thì báo chí là một sản phẩm văn hóa, hoạt động báochí là một sinh hoạt văn hóa, vì vậy các hoạt động thông tin trên báo chí cũng cầnphải được lý giải từ góc nhìn văn hóa Điều này có nghĩa, muốn xem xét một nền báochí Việt Nam thì phải dựa vào một nên văn hóa Việt Nam (hệ giá trị văn hóa Việt
Nam) Cụ thé, trong nghiên cứu này, tác giả soi chiếu các thông điệp về các dự án
BĐS trên báo chí từ góc nhìn văn hóa thông qua lý thuyết Hệ giá trị Việt Nam của
GS Trần Ngọc Thêm (Hé giá trị Việt Nam từ truyền thong đến hiện đại và con đườngtới tương lai, Nxb Văn hóa — Văn nghệ, Tp HCM).
1.2 Khung lý thuyết trong nghiên cứu đề tài
1.2.1 Lý thuyết đóng khung (Framing theory)
Lý thuyết đóng khung bao gồm một tập hợp các khái niệm được rút ra từ xã
hội học và khoa học truyền thông, nhằm mục đích giải thích tại sao mọi người tập
trung sự chú ý của họ vào một số khía cạnh nhất định của thực tế mà không phải là
những khía cạnh khác Ngoài ra, tại sao đa số công chúng lại nhìn thấy thực tế theo
một cách nhất định
Trong cuốn sách “Steps to an Ecology of Mind”, nhà nhân chủng hoc GregoryBateson (1972) lần đầu tiên định nghĩa khái niệm đóng khung là “giới han không
gian và thời gian của một tập hop các thông điệp tương tac” [53, tr 10 — 15].
Có thể nói, lý thuyết đóng khung gắn liền với thuyết thiết lập chương trình
nghị sự (Agenda setting theory) Cả hai đều tập trung vào cách truyền thông thu hút
sự chú ý của cộng đồng vào các chủ đề cụ thể Tuy nhiên, lý thuyết đóng khung lạiđược coi là bước tiến cao hơn của thuyết thiết lập chương trình nghị sự bởi cáchngười làm truyền thông tạo ra một khung thông tin, giải thích và mô tả bối cảnh củavân dé đê giành sự ủng hộ tôi da từ công chúng.
27
Trang 36Erving Goffman (1974) đề cập thời lý thuyết này trong cuốn “FrameAnalysis: An essay on the organization of experience” [54, tr 21] Ong cho rang,
“khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of interpretation), moi
người giải thích những gì đang diễn ra xung quanh thế giới của họ thông qua “khung”của chính họ Sự đóng khung này được hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm,tìm ra ý nghĩa của chúng trong sự tham chiếu tới những nhận thức có sẵn Sức mạnh
của việc đóng khung chính là ở chỗ con người buộc phải viện tới các hệ thống quen
thuộc, ví dụ như hệ thống biểu tượng, tri thức, huyền thoại dé diễn giải về mộthiện tượng bat kỳ trong đời sống xã hội Có hai mặt tồn tại trong khung này đó làmặt tự nhiên và mặt xã hội Mặt tự nhiên xem xét các sự kiện đơn thuần diễn ra mộtcách tự nhiên và không có bất kỳ lực lượng xã hội nào tác động vào nguyên nhân của
sự kiện Mặt xã hội xem xét sự kiện như một việc bị thao túng bởi bàn tay của người
khác Hai mặt này sẽ tác động đến việc các dữ liệu sẽ được phân tích, xử lý và truyền
tải như nào Goffman cho rằng, con người đều sử dụng cả hai mặt này hàng ngày dù
họ có ý thức được điều đó hay không
Đóng khung là cách mà một người xác định và xây dựng phần thông tin mà
họ truyền đạt Đóng khung là một phần không thé tránh khỏi trong giao tiếp của conngười bởi tất cả chúng đều mang những khung hình riêng cho giao tiếp của mình
Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinh
nghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnh vựchẹp hơn là truyền thông đại chúng Trong bài phân tích về di sản của Goffman,Gamson William cho rằng, quá trình đóng khung của báo chí là “gan như hoàn toànngâm an, và được thừa nhận như lẽ tat nhiên Cả nhà báo lẫn công chúng déu khôngnhận ra rang đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tinh xã hội (social
construction), mà chỉ don giản xem nó là việc phóng viên truyén tải thông tin”
Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đạichúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman (1993), “Quá trình đóng khung chủ yếu
liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm noi bật (salience) Dong khung co
nghĩa là lựa chon một số khia cạnh trong cach hiệu về hiện thực, rồi lam cho nó nồi
28
Trang 37bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào cách đặt van dé, một
cach ly giải, một cách đánh giá đạo đức, hoặc/ và một cách xử ly nào do” [56, tr 5].
Lý thuyết đóng khung được các nhà báo và những người làm truyền thông sử
dụng dé truyền tải những thông tin họ muốn công chúng hiểu và ủng hộ Chúng tavẫn thường biết rằng báo chí phản ánh thực tại khách quan Tuy nhiên thực chất, thực
tại này đã được “đóng khung” thông qua góc nhìn nhận của nhà báo Nhà báo đã
“quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ và cái gì được nhấn mạnh” trong
bài viết của mình chứ không chỉ đơn thuần là “phản ánh lại sự kiện”
Trong bài viết “Báo chí — Truyền bá và sáng tao văn hóa ”, PGS TS Vũ DuyThông nhận định: “7rước doi hỏi của xã hội và nhu cầu của công chúng, báo chi ởnước ta hiện nay ngoài nhiệm vụ đáp ứng các yêu cau của chính trị, bdo chí đã trở
thành một phương tiện truyền bá văn hóa ngày càng quan trọng, không thể thiếu
được và tự thân nó đã trở thành một lĩnh vực văn hóa ” [43, tr 287] Những thôngđiệp về các dự án BĐS trên báo chí cũng mang những giá trị của hệ văn hóa Việt mànhững người làm báo đã lựa chọn (selection) dé chuyền tải đến công chúng và những
thông điệp này được diễn giải qua “khung” của công chúng Chính vì lí do đó, tác
giả vận dụng lý thuyết đóng khung (framing theory) vào dé tài nghiên cứu này délàm rõ việc công chúng tiếp nhận thông điệp về các dự án BĐS
1.2.2 Lý thuyết Hệ giá trị Việt Nam
Từ điển Merrian — Webster, Bách Khoa toàn thư Encarta năm 2014 (trang 12)định nghĩa: “Hệ giá tri là hệ thống các tiêu chuẩn hay chuẩn mực đạo đức được thừa
nhận của một cá nhân hoặc một cộng đồng”
Milton Rockeach lại định nghĩa: “Hệ giá tri là một tổ chức thông thái của cácnguyên tắc và quy tắc giúp một người lựa chọn, giải quyết mâu thuần và đưa ra quyếtđịnh ” [55, tr 14— 15].
Theo hai định nghĩa trên, “hệ giá trị” được hiểu là hệ thống các quy tắc ứng
xử, chuẩn mực, giá tri quy ước — ràng buộc được chấp nhận bởi một cộng đồng xãhội bat kỳ Hệ giá trị này đóng vai trò là hệ quy chiếu đôi với mỗi cá nhân trong cộng
đồng đó
29
Trang 38GS Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Hé gid tri Việt Nam từ truyền thống đến
hiện đại va con đường tới tương lai” đưa ra định nghĩa: “Hệ gid tri văn hóa của mộtdan tộc bao gom toàn bộ những gia trị ma chu thể của nên văn hóa (dân tộc) đó đã
tích lity được, bao gom rat nhiều thành to, cả vật chat lẫn tinh than” [39, tr 52]
Trên thực tế, các nghiên cứu, tài liệu đã nói nhiều đến giá trị văn hóa ViệtNam bởi nhiều học giả, nhà nghiên cứu Có thê điểm đến một số tài liệu, công trình
sau:
Một số công trình của học giả nước ngoài như: sách “Dé guốc An Nam” (L’
empire d’ Annam) cua Charles Gosselin (1904), “Tam lý dan tộc An Nam” (Psychologie du peuple annamite) cua Paul Giran (1904), “Chân dung và tinh cách người An Nam” (Portraits & Caracte`res Annamites) của Ch.Martin Saint Leson
(1912) ; Các học giả trong nước như: Đào Duy Anh (1938) với cuốn “Viét Nam
văn hóa sử cương ”, Nguyễn Hồng Phong (1954) với “Tim hiểu tính cách dân tộc ”,
Trần Văn Giàu (1980) với “Giá trị tỉnh than của dân tộc Việt Nam”, Phan Ngọc(1999) với cuốn “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới ”
Có thê nhận thấy trong các nghiên cứu của các học giả trong nước đều có điểm
chung là lặp đi lặp lại một số giá trị như: lòng yêu nước, tinh than lạc quan, tính can
nên thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nghề trồng lúa nước Do vậy, đặc điểm
noi bật nhất về bối cảnh không gian của Việt Nam là không gian nông thôn — nôngnghiệp trong suốt lịch sử phát triển
30
Trang 39Do hình thể kéo dài theo chiều Bắc — Nam, địa hình lại đa dạng, phức tạp nênkhông gian văn hóa Việt Nam bị phân hóa mạnh, hình thành 3 miền và 6 vùng vănhóa khác nhau theo cách phân chia của GS Trần Quốc Vượng [49, tr 213] ViệtNam cũng ở vào vi trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa, như nhà nghiên cứu
Phan Ngọc nhận xét “Viét Nam ở ngã ba đường văn hoa” [28, tr 144] Các văn hóa
tiếp xúc với nhau thường dé lại những dấu vết sâu đậm, vì vậy, chính mối liên hệ mậtthiết với Đông Nam Á và tính thống nhất trong sự đa dạng là cơ sở tạo nên sự khubiệt cơ bản cho văn hóa Việt Nam.
e Bối cảnh thời gian văn hóa
Theo khảo cứu của các nhà nghiên cứu văn hóa, Việt Nam có hơn 4000 năm
lịch sử, được chia thành 3 lớp văn hóa (văn hóa bản đại; văn hóa giao lưu với Trung
Hoa và khu vực; văn hóa giao lưu với phương Tây) Ứng với 3 lớp văn hóa này, theo
GS Trần Ngọc Thêm, hệ giá trị Việt Nam truyền thống đến nay đã trải qua bốn lần
biến động [39, tr 139]
(1) Sự chuyền biến từ hệ giá trị văn hóa bản địa Đông Nam Á sang hệ giá trị
chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, tam giáo (Nho — Phật — Dao) ảnh hưởngmạnh mẽ tới Việt Nam Trong đó những giá trị có nguồn gốc Nho giáo thâm nhập vàphát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này
(2) Sự chuyền biến từ hệ giá trị văn hóa truyền thống theo phong cách phương
Đông sang hệ giá trị chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây Sự biến đổi này diễn
ra từ thé ky XVIII là khi Việt nam bắt đầu tiếp xúc với phương Tây và đạt đến đỉnhđiểm vào cuối thế kỷ XIX và những thập niên đầu của thế kỷ XX là khi Pháp tiếnhành xâm lược, cai trị và khai thác trên toàn cdi Đông Dương Ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây đã khiến người Việt thay đổi cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi
vào vòng quay của văn minh phương Tây giai đoạn công nghiệp Diện mạo văn hóaViệt Nam đã thay đổi trên các phương điện sau: 7# nhát, chữ Quốc ngữ được dùngnhư chữ viết của một nền văn hóa; Thi? hai, xuất hiện các phương tiện văn hóa như
nha in, máy in ở Việt Nam; Thir ba, là sự xuât hiện của báo chí, nhà xuât bản; Thir
31
Trang 40tu, là sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình van nghệ mới như tiểu thuyết,
thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa
(3) Sự chuyền biến từ hệ giá trị văn hóa truyền thống dưới ách thực dân sang
hệ giá trị chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa xã hội chủ nghĩa Sự biến động này diễn
ra khi Việt Nam tiếp xúc với văn hóa xã hội chủ nghĩa thông qua đại diện là Liên Xôthời I V Stalin, Trung Quốc thời Mao Trạch Đông Những giá trị và phi giá trị cónguồn gốc xã hội chủ nghĩa thâm nhập và phát triển trong giai đoạn này Những giátrị nội sinh như: làm chủ tập thể, năm điều Bác Hồ dạy cũng hình thành trong giaiđoạn này.
(4) Sự chuyền biến từ hệ giá trị văn hóa truyền thống đang trong quá trình xã
hội chủ nghĩa sang hệ giá trị thời kỳ CNH — HĐH và hội nhập quốc tế Sự biến động
này bắt đầu từ nửa cuối những năm 1980, khi công cuộc đổi mới ở Việt Nam bat đầu
Cùng với quá trình toàn cầu hóa với những thành tựu vượt bậc về viễn thông và côngnghệ thông tin, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tiếp tục được bổ sung và làmdày thêm Đây cũng là lúc hệ giá trị văn hóa Việt Nam bước vào giai đoạn biến động
dữ đội nhất
e Bối cảnh chủ thể văn hóaViệt Nam là một nước đa tộc người (54 tộc người!) mặc dù diện tích đất không
lớn Tuy nhiên, đo xuất phát từ một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonesien
và có tộc người là người Việt (Kinh) chiếm ty lệ vượt trội hơn han (gần 90% dân s6)nên văn hóa Việt vẫn có tính thống nhất trong sự đa dạng Ngôn ngữ Việt, chuẩn phát
âm tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ quốc gia (quốc ngữ), chuẩn phát âm quốc gia(quốc âm)
Khi định danh nền văn hóa nông nghiệp truyền thống của Việt Nam, GS Tran
Quốc Vượng đã gọi đích danh là “ba hằng số”: nông dân — nông nghiệp — nông thôn
Người nông dân Việt Nam ngàn đời làm nông nghiệp và cư trú ở làng xã (nông thôn),
ít khi di chuyển khỏi noi cư trú nên sinh ra những tập tục làng xã và căn tính nôngdân điền hình, chi phối tinh cách dân tộc và hệ giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống
32