Trong việc thực hiện những nhiệm vụ tuyên truyền quan trọng đó đã có sự đóng góp của tất cả các loại hình báo chí, vai trò của báo điện tử trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển, c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN CHIÉN THÀNH
LUAN VAN THAC Si BAO CHi
Vinh Long - Nam 2021
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN CHIEN THÀNH
Chuyên ngành: Bao chi học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101-01-UD
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI DONG
PGS.TS PHẠM VĂN LINH PGS.TS DANG THI THU HƯƠNG
Vinh Long — 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “7hông điệp về Vinh Long trên bdo
điện tử Trung ương trong bối cảnh hội nhập và phát triển” là kết quả công
trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Phạm Văn
Linh, Phó Chủ tịch Chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương
Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõnguon, trung thực Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn làhoàn toàn chính xác, không trùng lặp bất kỳ công trình khoa học đã công bố
trong va ngoài nước.
Vĩnh Long, ngày tháng năm 2020
Nguyễn Chiến Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS Trần Thị Tri,
giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bay tỏ lòng biết ơn tập thé các thầy cô giáo Khoa Báo
chí-Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại hoc QGHN; cùng các thầy
cô giáo đã tham gia giảng day trong suốt thời gian khóa học cao học, dé giúptôi có được kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến lãnh đạo các Đài PT-THVĩnh Long, Kiên Giang và Bạc Liêu, các anh, chị BTV và các bạn đồngnghiệp cũng như công chúng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
Trang 6MỤC LỤC
PHAN MO ĐẦU Ặ- 22c 1222 222122222.2re 4
1 Lý do chọn để tài - + 5c +s9xSE‡EESEEEE122121121121121121121711 1121111111 xe 4
2 Lich sử nghiên cứu vấn đề ¿+ ¿+ s+Sx+E2x£E2EEE121121212171211 21 xe crk 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - - 5 + 53+ **+*EVE+seeeeseerereeers 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên CỨu -¿- + + 2+ +EE+E£EE£EE2EEEEEEEEEEEErErrkrree 9
5 Phương pháp nghiÊn CỨU - 2S 3222132113 51351115 11111111 EErkrret 10
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-2 z+cz+Ez2EzEczxerrerxees 11
7 Kết cầu của luận văn oo.ececcccccccseccseeesecececsescecsesececscsvsvsvsesececevevsvsesesesececenees 12
Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VE THONG ĐIỆP TRONG XÂY DUNGHÌNH ANH CUA DIA PHƯƠNG TREN BAO CHÍ TRONG BOI CANHHOI NHAP VA PHAT TRIEN 00.o cccccccccccsscssessesessessesesssesessessesseesetsessen 13
1.1 Các khái niệm, thuật ngữ - - - c2 2à 1n S211 HH ng re 13
1.1.1 Khái niệm truyền thôÔng :- +5 SS tt EEESEEEEErereerret 13
1.1.2 Thông điệp và thong fỈH ST n vs 15
1.1.3 Thông điệp về Vinh LOHg 5:5: 5S SE EE2EEEEEErxsxsei 17
1.1.4 BOO Gi€n ïn nh ốee ddẢẢỶÁ 17
1.1.5 Hội nhập và phát trÏỂH - - SE E215 SE Errererret 191.2 Đặc điểm, vai trò của báo điện tử trong việc tuyên truyền về địa phương 20
1.2.1 Đặc điểm của báo điện tử trong việc tuyên truyén ở địa phuong 20
1.2.2 Vai trò của báo điện tử trong việc tuyên truyền ở địa phương 211.3 Đặc điểm về Vĩnh Long và những trọng tâm định hướng truyền thông
CUA CHD 01 23
1.3.1 Đặc điểm tỉnh Vinh Long ccc+e+e+EsEstztzttsrersees 231.3.2 Những trong tâm định hướng truyền thông của tỉnh 241.4 Mối quan hệ giữa thông điệp truyền thông và hiệu quả truyền thông 261.5 Khái quát về 04 tờ báo in và báo điện tử - s+c++czsz+xze- 29
1.5.1 Báo Dân THÍ: ĂẶẶ ST SH TH ket 29 1.5.2 Báo điện tứ VI©efQIHHH€f ĂĂĂcQS SE vs xy 30
1.5.3 Báo WietnadpDhÏHS Q QnnSHH SH ke 32
Trang 71.5.4 BGO NAGN5g n ằẶaa 34
TIỂU KET CHUONG l 2-5525 22E22E22E22E22E2EtErrtrtsrrrerre 36
Chương 2 THỰC TRANG THONG DIEP VE VINH LONG TREN BAOĐIỆN TỬ TRUNG UONG HIEN NAY o.oo ccccecscecscesseessesssecsessesseessesasen 37
2.1 Tần suất, mật độ thông điệp về Vinh Long trên các tờ bao Trung uong 372.2 Những nội dung chính về Vĩnh Long được thé hiện trên các tờ bao 44
2.2.1 Thông điệp về chính fr +55 S2 St SE EEEESzEcrrrerrree 45
2.2.2 Thông điệp về Kinh KẾ +2 tk 2E E211 rreg 492.2.3 Thông điệp về Văn hóa xã hội - c5 St SE EEeEsEetzkrrrei 53
2.2.4 Thông điệp VE aN Ninh 80 8 10n8nnnđuAỤAIAIa 57 2.3 Hình thức chuyên tai thông điệp về Vĩnh Long - - 2 s¿ 60
2.3.1 Thể loại được sử UNG ce cee 7PnP7Ẽ7Ẽ77ẦẦ 60
2.3.2 Cau trúc của các thông Gi€P oiccecccecccccscseccsecsvsvsvsesesesssssesesesesees 63
2.4 Những kết qua đạt được va hạn chế trong quá trình truyền tải thông điệp 662.4.1 Những kết quả đạt đẪưỢC - c- c SE SE He ướt 66
2.4.2 Những han chế, khó khăn ©2522 +e2tzt+tzztstzxreseei 73
2.5 Nguyên nhân thành công và hạn chế 2: - 2 ++secz+£+zxz£sze4 76
2.5.1 Nguyên nhân thành CÔNg c cà S222 323 ttstkkkei 76
2.5.2 Nguyên nhân hạn hẾ SE E111 1112 8g rreg 78TIỂU KET CHƯƠNG 2 -:-55:55+222E22x22E1 222122 80Chương 3 GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LƯỢNG THONG DIEP VEVINH LONG TREN BAO DIEN TU TRUNG UONG TRONG THOIGIAN TOD ooo ccccccceccsssssessesssssessessssessessecsscsscsesssssessssussississusanesessessessessessesees 81
3.1 Van dé đặt ra đối với những thông điệp về Vĩnh Long trên báo điện tử
3.1.1 Một số tờ báo truyền tải các thông điệp làm ảnh hưởng tới sựphát triển của tỈnh c1 1515 5111111111211 11 0E 823.1.2 Vấn dé quản ly nhà nước về báo chi trong công tác truyền thông
710z/,1,RRERRERRRRERERRR cece eecceecseucesue secu sesuesscuecsusssuessanessanesaseranees 83
Trang 83.1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng hiệu quả tuyên truyền thông điệp về Vinh
3.2 Những thách thức và xu hướng trong hoạt động báo điện tử hiện nay 88 3.2.1 Những thách thức trong hoạt động báo điện tử hiện nay 88 3.2.2 Xu hướng hoạt động cua báo điện tử hiện nay 91
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về Vinh Long trên
báo điện tử Trung ƯƠng -c- c +2 121112 111 5111111111111 111111 key 94
3.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí 943.3.2 Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyển các cấp
ở Vĩnh Long về trách nhiệm xây dựng hình ảnh địa phương đối với các
CƠ QUAN DAO ChỈ Ă ST TH TH TT ST kh 96
3.3.3 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí Trung ương
với các cơ quan chức năng của địa phương trong định hướng thông tin
VỀ Vinh LLOIE 5S E122 111511115 E5EE1111111121E1111111 1E 1003.3.4 Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường sự kết noi giữa Báo Vinh Long
với các cơ quan bảo Chi Trung WƠH ke 102
3.3.5 Tăng cường quản lý các phóng viên, nâng cao chất lượng các tin bài
về Vinh Long, xử lý nghiêm những trường hợp dua tin sai sự thật 1023.4 Kiến nghị, đỀ xuất 5: ©sSt2t T2 2121121112121 1121111221 re 1043.4.1 Đối với Ban Tuyên giáo TW, Bộ Thông tin truyền thông 104
3.4.2 Đối với các cơ quan báo điện tử TIW 55+ 525252 105
3.4.3 Đối với lãnh đạo tinh Vinh Long : 255 c+c+c+s+ssa 105TIỂU KET CHƯƠNG 3 2-2 22222121 2E2E212121212121 1212121211 tx 107
KET LUẬẬN 2-5225 S12 2122121271217111211121121112111122 121kg 108 TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5252 EE+Et2EEE2EEEEEEEEECEErrrrkerres 111
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Ly do chon dé tai
Báo chí là phương tiện thông tin tuyên truyền đắc lực của Dang, Nhà
nước và nhân dân Báo chí, truyền thông nước ta được Đảng lãnh đạo trực
tiếp, điều này càng cần thiết trong điều kiện mới của quá trình toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Xãhội càng phát triển, thông tin báo chí càng có vai trò to lớn Với nội dung
thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có
khả năng hình thành dư luận xã hội, hướng tới đồng thuận xã hội phù hợp với
vận động của hiện thực theo chiều hướng có chủ đích.
Trong các loại hình bao chí, báo điện tử là loại hình ra đời muộn nhất
nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh chóng, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin hiện đại Công chúng của báo điện tử cũng ngày một đông đảo và
phát triển không ngừng Với số lượng tin bài khá phong phú và đang dạng, tốc
độ truy cập và cập nhật nhanh, sự tích hợp đa phương tiện là những ưu thế
vượt trội của báo điện tử so với các loại hình truyền thông khác Với thế mạnh
đó, những tin bài trên báo điện tử có tốc độ lan tỏa và gây hiệu ứng xã hội
mạnh mẽ Trong việc thực hiện những nhiệm vụ tuyên truyền quan trọng đó
đã có sự đóng góp của tất cả các loại hình báo chí, vai trò của báo điện tử trong thời kỳ đổi mới hội nhập và phát triển, cùng với các phương tiện thông
tin đại chúng nói chung.
Trong điều kiện thực tế của tỉnh quá trình truyền tải những thông điệp
là nhu cầu rất cần thiết xã hội hiện nay, hàng ngày con người sử dụng báo chí
dé phát đi những thông điệp trên các lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thancủa công chúng Có một thực tế là trong thời đại bùng né thông tin hiện nay,
cả nước có tới hơn 850 tờ báo, tạp chí nên không phải tất cả các vấn đề, cácthông tin về địa phương mà báo chí đã nêu, đều có thê đến được kịp thời với
Trang 10công chúng bạn đọc Hiện nay vấn đề rất cần thiết là do thiếu thông tin về địaphương mà báo chí đã nêu hoặc thông tin đến chậm, nên đã ảnh hưởng đến
công tác lãnh đạo, quản ly và điều hành của cấp ủy, chính quyền va của các
ban, ngành ở địa phương cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước Với nhucầu đó Báo Điện tử đóng một vai trò quan trọng trong công tác cung cấpnguồn lực thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành củaĐảng va Nhà nước ở các địa phương, van dé này lại càng có ý nghĩa quantrọng, nhất là những vấn đề đưa thông điệp về địa phương được đăng tải
trên báo chí Trung ương.
Trong thời gian qua Báo chí nói chung, báo điện tử Trung ương nói
riêng đã đáp ứng những kỳ vọng trong việc truyền tải rộng rải hình ảnh của tỉnh trong công chúng từ đó khăng định được vai trò thông tin, góp phần nâng
cao vị thé, uy thế cho báo điện tử
Thông điệp về Vĩnh Long đến với công chúng cả nước nhằm tạo được
sự đồng thuận cao trong xã hội, đó là vấn đề uan trọng nhất hiện nay nhằm nhận ra và khắc phục những hạn chế của quá trình truyền thông về thông điệp tỉnh nhà trên báo chí Trung ương, đồng thời đưa ra những nội dung và phương thức thông điệp về Vĩnh Long trên báo chí Trung ương, góp phần nâng cao sự phát triển của tỉnh Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tôn tại không ít các bài báo
vì mục đích “câu view”, ,các tờ báo có những thông tin giật gân, nguồn tin
không chính thống, không sử dụng thông tin từ các nguồn tin do người phát ngôn của tỉnh cung cấp Trong những năm qua Luật báo chí năm 2016 đã góp
phần nâng cao trách nhiệm của người làm báo và các phóng viên báo chí nângcao tính chuyên nghiệp của nhà báo và nhấn mạnh tiêu chí đạo đức của ngườicầm bút Đặc biệt đề tránh tình trạng nhiều tờ báo chỉ viết cái tốt, có tờ báo lại
chỉ phản ánh về cái xấu, nhất thiết cần có một cái nhìn tinh tế, tinh táo và toàn
diện về diện mạo của tỉnh.
Trang 11Với những lý do trên, được sự đồng ý hướng dẫn của PGS.TS PhạmVăn Linh bản thân mạnh dạn nghiên cứu đề tài “7hông điệp về Vĩnh Long
trên báo điện tử Trung ương trong bối cảnh hội nhập và phát triển” Đây là đề
tài truyền thông viết về những thông điệp về Vĩnh Long trong thời gian qua
đã được các tờ báo điện tử thông tin, tuyên truyền Luận văn hứa hẹn mang lại
một số giá trị lý luận và thực tiễn
bài viết về thông điệp
Ngoài ra còn có một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo chínhư: Cơ sở ly luận báo chí truyền thông (Dinh Hường-Dương Xuân Son-Tran
Quang), Thé loại báo chí thông tan (Dinh Hường), Báo chí những điểm nhìn
từ thực tiễn (Khoa báo chí, phân viện Báo chí tuyên truyền), Ly luận báo phátthanh (Đức Diing);“Truyén thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2012) của
tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng”; Cuốn sách “Công tac lãnh
dao, quản lý báo chi trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới (2012) của tácgiả Nguyễn Thế Kỷ”; “Báo mạng điện tử những van dé cơ bản (2014) của tac
giả Nguyễn Thị Trường Giang”.
Một số nghiên cứu cụ thé:
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ báo chí học năm 2016 của học viên ĐặngThúy Lan- Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học xã hội
Trang 12và Nhân văn “Truyền thông về hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việtcho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh đối ngoại VTC10 — NETVIET”.
Nội dung luận văn tập trung giải quyết một số lý luận chung về truyền thông
về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nướcngoài trên kênh truyền hình VTC10 - NetViet hiện nay Trong đó, nghiên cứutập trung trình bày một số khái niệm và vai trò của truyền thông về hình ảnhđất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài; Đặcđiểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin về hình ảnh đất nước, con người, văn hóaViệt của người Việt Nam ở nước ngoài; năng lực đáp ứng thông tin cho kiều
bào trên báo chí Việt Nam hiện nay.
Luận văn tác giả Phạm Thị Là, “Thông điệp về doanh nhân trên báo
in dưới góc nhìn văn hóa”, Luận văn thạc sĩ năm 2016, Khoa Báo chi và
Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Nội dung những thông điệp về doanh nhân trên báo chí đã góp phần tạo ra hình ảnh và thương hiệu bền vững, đó là những doanh nhân dám chấp nhận mạo hiểm để khởi nghiệp, giàu sức sáng tạo, làm việc chăm chỉ,
có trách nhiệm với xã hội Dưới góc nhìn văn hóa thì đó là những hình ảnh
đẹp, đầy sức lôi cuốn, mang lại cam hứng và chứa đựng các giá tri tinh
thần và giá trỊ vật chất
Luận văn tác giả Nguyễn Ánh Nguyệt, “Thông điệp về gia gia đình qua
chuyên mục tâm sự trên bảo phụ nữ Việt Nam ”, Luận văn thạc sĩ năm 2015,
Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội Quá trình phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh củacông cuộc đổi mới, của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã dẫn đếnnhững biến đổi sâu sắc ở các thiết chế, các t6 chức xã hội, trong đó có gia
đình Một mặt, quá trình này mang đến cho gia đình Việt Nam những giá trị mới như: sự biên đôi về bình đăng giới, quyên trẻ em
Trang 13Trên cơ sở một số quyền sách về lý luận, lý thuyết báo chí, một số bàinghiên cứu đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông đã đề cập
chuyên sâu hơn về vai trò của báo chí, sức mạng của báo chí, chia sẻ định
hướng, giải pháp quản lý báo chí trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Bài viết “Một số yếu tố quy định việc công khai, minh bạch thông tin,tuyên truyền tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội ởViệt Nam hiện nay” của giảng viên cao cấp Hoàng Quốc Bảo (Tạp chíLLCT&TT số 8-2018) nêu sự minh bạch hóa công tác thông tin, tuyên truyền
ở nước ta được quy định bởi một số yếu tố
- PGS.TS Hà Huy Phượng với bài “Lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thông trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” (Tạp chí LLCT&TT số 8-
2018) tác giả đề cập 3 nội dung: Phác thảo bức tranh báo chí truyền thông
trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, một số đề xuất và khuyến nghị nhằm đảm bảo hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông ở Việt Nam
hiện nay
Thuật ngữ thông điệp được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và được nhiều người quan tâm như hiện nay Thông điệp đã trở thành vấn đề quan trọng đối với địa phương trong cả nước, việc thông điệp của địa phương trên báo chí trung ương và thông điệp của đất nước ra thé giới là một nội dung trong công tác truyền thông đối với thời kỳ hội nhập hiện nay Các luận văn này khá tương đồng với đề tài nghiên cứu, nên có một số tư liệu chúng tôi tham khảo.
Rõ ràng các tài nghiên cứu về “Thông điệp về Vĩnh Long trên báo chíTrung ương trước yêu cầu hội nhập phát triển” thì vẫn chưa có một công trìnhnào, còn là một đề tài đang bị bỏ ngỏ Do đó, bản thân nhận thấy cần phải tiếnhành nghiên cứu, khảo sát trên 04 tờ báo Từ kết quả trên, luận văn sẽ đánh
Trang 14giá phân tích các số liệu tin, bài, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quảphục vụ tốt hơn nhu cầu công chúng bạn đọc.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thông điệp trong xây
dựng hình ảnh của địa phương trên báo điện tử Từ đó, luận văn đi sâu làm rõ
những khía cạnh tích cực và hạn chế trong việc thể hiện các thông điệp củatỉnh Vĩnh Long trên báo điện tử Trung ương, đề xuất những giải pháp nhằmgiúp các cơ quan ban, ngành Vĩnh Long, các cơ quan báo chí thực hiện tốt
thông điệp về Vĩnh Long trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiÊn cứu:
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải giải quyết cácyêu cầu cụ thê là:
An”?
- Làm 16 cơ sở lý luận về “Thông điệp” về Vinh Long trên báo điện tử trong xây dựng hình ảnh về Vĩnh Long;
- Phân tích, đánh giá các tin, bài viết về Vĩnh Long trên báo điện tử
Trung ương từ khảo sát các bai viết của báo Nhân dân, báo VietnamPlus, báo
Vietnamnet báo Dân trí thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019;
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của những bài viết về Vĩnh Long trên
báo điện tử Trung ương từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thôngđiệp về Vĩnh Long
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thông điệp về Vĩnh Long trên báođiện tử Trung ương trong bối cảnh hội nhập và phát triển
Trang 154.2 Phạm vi nghiÊn cứu:
Luận văn tập trung khảo sát các bài viết mang thông điệp về Vĩnh Long
trên 04 tờ báo điện tử Trung ương, bao gồm các tờ: báo Nhân dân, báo
VietnamPlus, báo Dân trí và Vietnamnet Đây là các tờ báo có phóng viên và
cơ quan thường trú tại Vĩnh Long luôn đồng hành và truyền thông về những
thông tin của tỉnh.
Thời gian từ năm 6/2018 đến năm 6/2019 Khoảng thời gian khảo sát
chính là để nhìn nhận và đánh giá chặng đường trong thời gian quan qua đã có
những thông điệp về Vĩnh Long trên báo chí Trung ương
Trên cơ sở lựa chọn thông điệp về Vĩnh Long từ các báo điện tử: báo Nhân dân, báo VietnamPlus, báo Dân trí và Vietnamnet để khảo sát, đề tài
còn nhằm nêu bật được thông điệp, là cơ sở cung cấp luận cứ cho luận văn
trong quá trình nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiễn hành thực hiện luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, khảo sát tài liệu: Được sử dụng
dé tiép cận các giáo trình va các sách chuyên khảo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của những thông điệp từ những năm trước
và một số tài liệu liên quan đến báo điện tử từ đó rút ra những vấn đề lý luận
cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu văn bản: Là phương pháp cơ bản và phù hợp
với báo điện tử Đó là những tác phẩm báo chí được đăng tải, trên các tờ báo
liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dùng dé thu thập, xử lý số
lượng thông điệp trong 01 năm của báo Nhân dân, báo VietnamPlus, báo Dân trí và báo Vietnamnet.
10
Trang 16- Phương pháp phỏng van sâu: Tác giả phỏng van trực tiếp phóng viên,biên tập viên viết thông điệp về Vĩnh Long, phỏng vấn lãnh đạo Tỉnh ủy, ban
tuyên giáo Tinh ủy tinh Vĩnh Long, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Thông tin và
Truyền thông, lãnh đạo và các phóng viên thường trú các tờ báo được khảosát để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu của dé tài luận văn, thu thập các số liệughi nhận về hiệu quả và hạn chế của các tờ báo thuộc phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp quan sát và phân tích thực tế: tác giả quan sát và phântích tư liệu tin, bai trên các tờ báo về các yếu tố trong cách thực hiện về nội
dung và hình thức, khoản thời gian thông tin trong năm, thông tin đúng tôn
chỉ, mục đích trung thực nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng Từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị có tính khả thi việc đổi mới nội dung
và phương thức thông điệp về Vĩnh Long trên báo điện tử Trung ương
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ lý luận về thông điệp của Vĩnh Long trên
báo điện tử trung ương; Kết quả khảo sát thực trạng các bải viết mang thôngđiệp về Vĩnh Long, dé thấy được những ưu điểm và hạn chế của thông điệp về
Vĩnh Long, từ đó tác giả luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí viết về đề tài những thông tin Vĩnh Long trên báo điện tử.
Sự thành công trong nghiên cứu đề tài này có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho các tỉnh trong các nhà trường và các trung tâm có đảo tạo
trong cả nước.
6.2 Ý nghĩa thực tiễnLuận văn là tài liệu cần thiết để cơ quan quản lý nhà nước thông tin vàtruyền thông cấp tỉnh có thể tham khảo, vận dụng thực tiễn trong việc quản lýbáo chí trước những thách thức, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay Luận
11
Trang 17văn góp thêm tiếng nói đối với cơ quan quản lý nhà nước nhận rõ tầm quantrọng của thông tin trong cong tác truyền thông đối với báo điện tử TW trong
thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, góp phần làm thay đổi các chính sách
phù hợp dé thúc day đội ngũ báo chí phát trién
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungluận văn có kết cau gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về thông điệp trong xây dựng hình ảnh địaphương trên báo chí trong bối cảnh hội nhập và phát triển
Chương 2 Thực trạng thông điệp về Vĩnh Long trên báo điện tử Trung
ương hiện nay
Chương 3 Giải pháp và kiến nghị thông điệp về Vĩnh Long trên báo
điện tử Trung ương trong thời gian tới
12
Trang 18Chương 1 CƠ SƠ LÝ LUẬN VE THONG DIEP TRONG XÂY DUNGHÌNH ẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN BÁO CHÍ TRONG BÓI CẢNH
HOI NHAP VA PHÁT TRIEN
1.1 Cac khai niém, thuat ngir
1.1.1 Khái niệm truyền thôngTrong một xã hội không ngừng phát triển, truyền thông trở thành mộtkhái niệm được nhiều người biết tới Truyền thông đã thành lĩnh vực có vaitrò to lớn trong xã hội, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống con người Truyềnthông là hoạt động truyền đạt thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên Nóthông qua trao đôi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức
hoặc các lệnh như: ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thé
bằng các phương tiện khác như thông qua điện tử, hóa chất, hiện tượng vật lý
và mùi vị Truyền thông đòi hỏi phải có người gửi, một tin nhắn, một phương
tiện truyền tải và người nhận hiéu thông điệp của người gửi Quá trình truyền thông có thể chia thành các yếu tố cơ bản như sau:
Nguồn _ Thông _ Kênh _ Người
phat diép nhận
Trong đó: Nguồn: là yếu tô mang thông tin tiềm năng và khởi xướngquá trình truyền thông Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đôi từnguồn phát đến đối tượng tiếp nhận thông tin Ba thành tố chính của thông
điệp là: ai, làm gi, dé đạt được điều gì Thông điệp cần có tác động tới thai độ,
hành vi của người đón nhận thông điệp Kênh truyền thông: là các phươngtiện, con đường, cách thức truyền tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượngtiếp nhận Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệptrong quá trình truyền thông Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy củathông điệp từ người nhận trở về nguồn phát Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sailệch thông tin trong quá trình truyền thông Có nhiều cách chia các loại truyền
13
Trang 19thông Trong cuốn Báo chí truyền thông hiện đại do Nguyễn Văn Dững chủbiên, ông đã dựa theo kênh truyền tải thông điệp, đã chia truyền thông
thành hai loại: truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp Truyền
thông trực tiếp có tác động tới từng cá nhân hoặc nhóm qua việc tiếp xúctrực tiếp tại nhà, cơ quan, hội nghị Trong đó, truyền thông tới từng cánhân có thé tiến hành qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ qua, gọi điện thoại,gửi thư Truyền thông tới từng nhóm có thể qua hội thảo, tập huấn, huấn
luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sat
Từ dién tiếng Việt cũng nêu rõ, “truyền thông” với nghĩa động từ có
nghĩa là truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất định Nó cũng có thé hiéu là thông tin và tuyên truyền, là phương tiện truyền thông.
Các phương tiện hiện đại này trở thành một phần không thể thiếu đểđảm bảo cho xã hội phát triển và ổn định Trong cuộc sống truyền thông -
giao tiếp trong xã hội loài người, khi truyền thông gắn liền với các phương
tiện truyền thông đại chúng thì tính mục đích được thể hiện và lên kế hoạch rõ ràng, khi chúng ta trò chuyện, trao đổi, điều đó có nghĩa quá trình truyền
thông đã được thực hiện Nó đến một cách tự nhiên vì những mục đích chung,
nhu cầu chung.
Trong truyền thông, người ta phân chia ra các dạng thức, loại hình khác nhau nhằm khu biệt các mô hình, mô thức, cách thức tô chức liên kết các yếu
tố hoạt động truyền thông Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau sẽ có các cách phân loại khác nhau như truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân,
truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng
Theo tác giả Nguyễn Văn Dững: Truyền thông là khái niệm có thể được
tiếp cận dưới hai cấp độ Thứ nhất, truyền thông là hiện tượng xã hội, được
nhìn nhận như một quá trình liên tục thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm gia tăng sự
14
Trang 20hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi
xã hội Thứ hai, tiếp cận ở bình diện quan điểm cấu trúc chức năng- bản chất
xã hội, truyền thông được nhìn nhận như một thiết chế kiến tạo xã hội, là
phương tiện và phương thức thông tin giao tiếp xã hội; là phương tiện vàphương thức kết nối xã hội; là phương tiện và phương thức can thiệp xã hội,
là phương tiện và phương thức phục vụ quyền lực chính trị
1.1.2 Thông điệp và thông tin 1.1.2.1 Thông điệp
Thông điệp xét về mặt danh từ là công văn ngoại giao quan trọng do
một nước hay một tổ chức quốc tế lớn gửi cho một hay nhiều nước khác; báo cáo do tổng thống gửi cho quốc hội đề trình bày tình hình và chính sách; điều
quan trọng muốn gửi gam thông qua một hình thức hoạt động, một việc làm
mang tính biểu trưng nào đó.
Thông điệp là sự phối hợp và tổng hợp các yếu tổ như ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh nhằm truyền đạt ý đồ của chủ thể đến công chúng
nhận tin.
Thông điệp là nội dung thông tin được trao đôi từ nguồn phát đến đối
tượng tiếp nhận Thông điệp của báo chí được thể hiện ở cấp độ khác nhau: Thông điệp số báo, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; thông điệp của tác phẩm báo chí Tinh chất đặc thù của thông điệp báo chí là nó
được cấu thành từ các sự kiện và vấn đề thời sự đã và đang diễn ra Thông
điệp báo chí lại gắn liền với đặc điểm và yêu cầu của kênh chuyển tải — báo
in, phát thanh, truyền hình hay báo điện tử”.
Thông điệp chính là nội dung thông tin mà những người thực hiện
chiến dịch truyền thông muốn đạt tới công chúng Thông điệp phải rõ ràng,
một nghĩa, phải quan tâm tới việc kích thích lợi ích.
15
Trang 21Trong báo chí, “thông điệp” mang ý nghĩa rộng lớn, có thể bằng chữviết, hình ảnh, lời nói, kí tự Nhưng điều quan trọng là tùy đối tượng hướng
tới, “thông điệp” phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dé nhớ và dễ
làm theo Các thông điệp của truyền thông đại chúng mang tính chất côngcộng, nghĩa là bất kì ai được tiếp cận thì sẽ biết đến thông điệp đó
Có thể hiểu là hình thức và phương thức truyền tải thông điệp Ở hìnhthức thé hiện, “thông điệp” bao gồm lời nói, hình ảnh, cỡ chữ, kí tự tức lànhững tín hiệu học mà chúng ta nhìn thấy được bằng mắt, nghe thấy đượcbang tai Còn phương thức truyền tải chính là các phương tiện như báo in, báo
điện tử, phát thanh, truyền hình
Giáo sư Herbert Marshall McLuhan, Canada nổi tiếng về lý thuyết
truyền thông, đã đưa ra biểu thức: Môi trường là thông điệp Thử thách
định nghĩa rằng phương tiện truyền thông là thông điệp Với tuyên bố này, ông nhấn mạnh, các kênh khác nhau, không chỉ về mặt nội dung, mả còn liên quan đến cách truyền tải, đánh thức và làm thay đổi suy nghĩ và giác
quan của công chúng.
Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hang định nghĩa: “7hồng diép
là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
1.1.2.2 Thông tin
Khái niệm “Thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh - informetio, gốc của từ tiếng Anh “Information” Trong báo chí, thông tin được dùng đề nói về
chất liệu ngôn ngữ sống, là sự miêu tả, câu chuyện kể về thực tại Khái niệm
“thông tin” vừa có nghĩa là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ
hiện thực cuộc sống; vừa có nghĩa là sự loan báo cho mọi người biết
“Thông tin” được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, làcông cụ dé điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu
hiệu dé mở rộng giao lưu hiệu biệt giữa các quôc gia, dân tộc, là nguôn cung
16
Trang 22cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và là nguồn lực phát triển kinh tế - xã
đựng thông tin Nó không chỉ biểu hiện trong nội dung mà còn ở cách trình
bảy, hiện nay thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng Thông
tin đa dạng từ nội dung đến cách thức sử dụng
1.1.3 Thông điệp về Vĩnh LongNhững tin, bài viết về Vĩnh Long thông tin có chất lượng hay còn gọi là
thông điệp mang một sức mạnh phi thường, giúp người sử dụng đạt mục đích
nhanh chóng và hiệu quả Những thông tin có chất lượng không chỉ góp phần
tạo uy tín cho tác giả, cơ quan báo chí và danh tiếng của người lãnh đạo
Thông điệp về Vĩnh Long cảng nhiều trên các cơ quan báo chí của
tỉnh và báo chí Trung ương sẽ góp cho sự phát triển của tỉnh Vĩnh Long
trên các lĩnh vực nhằm thúc day phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ngày
nay, khi sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí và trong cùng một loại
hình trở nên khốc liệt thì những thông tin có chất lượng, đảm bảo được các
yếu tô: mới, độc, dễ hiểu, hợp thời - luôn được ưu tiên số một Đặc biệt khi
những thông tin đó tạo được lan sóng dư luận, trở thành những thông tin
ni trội, được bàn tán quan tâm thì về cơ bản những thông tin đó đã truyền
tải được thông điệp tới đối tượng
1.1.4 Báo điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam hiện đang ton tại nhiều cách gọi khác nhau
đối với loại hình báo chí mới này, như: Báo trực tuyến, báo điện tử, báo
mạng, báo điện tử và báo Internet.
17
Trang 23Báo điện tử là một loại hình báo chí đa phương tiện — sử dụng chữ viết,hình ảnh, âm thanh, đồ họa được truyền dẫn trên môi trường mạng để thực
hiện chức năng báo chí Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử, còn
người sử dụng bao điện tử dựa trên máy tính, điện thoại di động, may tính
bảng có kết nối internet
Thuật ngữ báo điện tử được sử dụng chính thống trong hệ thống dao taocủa Học viện Báo chí và Tuyên truyền tác gia Nguyễn Thị Thoa, đưa ra kháiniệm: “Báo điện tử là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợpnhững ưu thế của báo in, báo nói, báo hình; sử dụng yếu tố công nghệ cao như
một nhân tố quyết định; quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền
tảng mạng Internet toàn cầu”.
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm: “Báo điện tử
là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web,
phát hành trên mạng Internet, có ưu thế trong chuyền tải thông tin một cách
nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” lần đầu tiên được ghi rõ trong văn
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước từ năm 1999 Cụ thê là tại Điều 3, Luật
sửa đôi, bố sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 ghi rõ: Báo chí nói
trong Luật này là báo chí Việt Nam, bao gồm: bao in, báo nói, báo hình, bao điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt
Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016, Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 Quy định tại khoản 5, Điều 4 Luật
Báo chí như sau:“Báo chí điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình
ảnh, âm thanh được truyền dẫn trên môi trường mạng, bao gồm báo điện tử và
tạp chí điện tử”.
Về thuật ngữ “Báo chí điện tử” được ghi trong Luật Báo chí năm 2016:thuật ngữ này vẫn chưa bao quát được đầy đủ tính đa phương tiện của loại
18
Trang 24hình báo điện tử Bởi lẽ, thực tế cho thấy, hiện nay báo chí điện tử không chỉ
“sử dụng chữ viết, hình anh, âm thanh”, mà còn sử dụng “đồ hoa” dé đặc tả
về một sự kiện, một vấn đề nào đó, nhằm thông tin một cách cụ thể, dễ hiểu,
dễ xem hơn cho công chúng báo chí.
Trong thời đại kĩ thuật số, báo điện tử có những bước phát triển vượtbậc, trở thành mối đe dọa đối với nhiều loại hình báo chí khác “Báo điện tử”
về cơ bản được hiểu là một phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động nhờvào kết nối internet Báo điện tử là sản phẩm gắn liền với sự phát triển của
ngành công nghệ thông tin.
1.1.5 Hội nhập và phát triển
Hội nhập là giai đoạn phát trién cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp
dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc
tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.
Hội nhập là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan
hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và
phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc
tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.
Phát triển xét đến cùng gan với con người với tư cách là chủ thể các
quan hệ xã hội, đồng thời còn có mặt trong các quan hệ sản xuất, gan lién va
tao ra lực lượng san xuất và là một loại lực lượng sản xuất đặc biệt tạo ra phương thức sản xuất Xét theo phương diện chính trị - xã hội trong sự phát triển xã hội, một điều quan trọng là tạo ra chất người, có tư cách làm người
mà hạt nhân là nhân tính, đồng thời phải giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo
của con người dé phát triển con người Như vậy, một chiều kích của sự phát
triển xã hội là sự phát triển nhân cách theo hướng hoàn chỉnh và hoàn thiện;
19
Trang 25phát triển theo giá trị bất hủ của văn hóa loài người, hướng con người tới cáichân, cái thiện, cái mỹ, sự lành mạnh về thé chất và tâm hồn.
Phát triển là trạng thái cho phép chúng ta thỏa mãn những nhu cầu tốt
đẹp của con người Phát triển, suy cho cùng, chính là sự phát triển những giátrị của con người chứ không phải là tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Sự phát triển
chân chính là những khả năng, năng lực và những thành tựu do con người tạo
ra” Vi vậy, phải lay sự hài lòng và niềm tin của người dân làm thước đo cho
(video &animation) và gần đây nhất là các chương trình tương tác (Interactive program) Chính vi vậy, báo điện tử được xem như biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện, ngày càng có nhiều người sử dụng Vì vậy, đặc
điểm của báo điện tử trong truyền thông những thông điệp về tỉnh Vĩnh Long
là thông tin nhanh, phong phú, sống động và chân thực về cách thức diễn đạt,trình bày đấp ứng nhanh với nhu cầu thông tin của công chúng
Báo điện tử là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyền thông,
dựa trên nền của Internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí
truyền thống, đã đem lại những giá tri rất lớn cho xã hội Báo điện tử đã tạo ra
bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin
Báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của độc giả, thông tin trên báo mạng điện tử
còn được lưu trữ lâu dài và khoa học đúng ngày tháng, chủ đề, chuyên mục tạo thành cơ sở dữ liệu dé bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả
Ngoài các đặc điêm trên báo điện tử còn mang lại rât nhiêu tiện ích cho
20
Trang 26người sử dụng, một trong các tiện ích phố thông của Internet là hệ thống thư
điện tử, trò chuyện trực tuyến, truy tìm dữ liệu ,các dịch vụ thương mai va
chuyền ngân, và các dịch vụ về y tế, giáo dục Trung bình một ngày ở ViệtNam, người sử dụng mạng Internet dành khoảng từ 5-6 tiếng và ở Mỹ ngườidùng dành khoảng 9 tiếng đề truy cập Internet
Báo điện tử tiếp cận công chúng độc giả khắp moi nơi, du đó là thành
thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối Internet là mọi người
có thé thỏa sức tìm kiểm các thông tin trên báo mạng điện tử ở tất cả các lĩnh
vực, và nó cho phép mọi người trên thé giới tiếp cận và đọc không bị phụ
thuộc vào không gian và thời gian.
Bên cạnh những tác động tích cực, báo mạng điện tử cũng ton tại nhiềuhạn chế, như: độ chính xác của thông tin trên báo điện tử không bằng thôngtin trên các loại hình báo chí khác Lượng thông tin không lồ khiến người đọc
bị nhiễu, choáng ngợp, mat tập trung và đôi khi không có khả năng lựa chọnthông tin nào tốt, đáng tin cậy cho mình Thêm nữa, nhiều thông tin trên báomạng điện tử quá chi tiết hay tun mun, sa đà vao giật gân, câu khách
1.2.2 Vai trò của báo điện tử trong việc tuyên truyền ở địa phươngTrong điều kiện hiện nay trước yêu cầu hội nhập và phát triển tỉnh VĩnhLong cần được thông tin, quảng bá hình ảnh của tỉnh trên báo trung ương,
nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh đến với cộng đồng Nhân dân trong và ngoài nước Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát
triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Coi đây là bước đệm nền tảng thúcđây sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới
Thực tiễn hiện nay Vĩnh Long đã và đang đánh giá cao vai trò, sức
mạnh to lớn của báo chí trong đó có báo điện tử trung ương thường trú trên
địa bàn tỉnh.
21
Trang 27Luật Báo chí cũng đã khẳng định: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội;
là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị
-xã hội, tô chức chính trị -xã hội nghé nghiệp, tổ chức -xã hội, tổ chức -xã hộinghề nghiệp; là dién đàn của Nhân dân”
Từ những kết quả đạt được trong các lĩnh vực cũng như quá trình pháttriển của tỉnh trong thời gian qua báo điện tử trung ương chính là một phầnquan trọng của cuộc sống, có rất vai trò quan trọng trong việc thông tin tuyêntruyền hình ảnh của địa phương, báo chí không chỉ cung cấp thông tin về
những thành tựu khoa học, công nghệ của tỉnh mới còn có vai trò định hướng
dư luận và đưa các cơ chế, chính sách, đào tạo các quy định của nhà nước đến
với công chúng.
Ngày nay với nhu cầu của người đọc càng cao thì có nhiều tờ báo ra
đời với chất lượng hoàn toàn đạt chuẩn dé đáp ứng nhu cầu cần thiết cho
người dân Nhưng tại sao nói báo chí quan trọng? Vì chính nhờ thông qua báo
chi thì người dân mới có thé hiểu, dé từ đó phát biéu ý kiến cũng như đưa ra những nguyện vọng trong đời sống xã hội hiện nay Các thông tin nóng hồi
luôn luôn được bao chí phản ánh một cách nhanh nhất, đúng trọng tâm, theo
hướng chỉ đạo rõ ràng của các cơ quan thông tan báo chí dé mang lại hiệu qua tốt nhất.
Nhờ vai trò này của báo chí mà người dân không chỉ biết đến làm mà còn biết đến cả sự hưởng thụ Qua đó nhân dân được tiếp cận, đến nhiều
thông tin trên các lĩnh vực của Vĩnh Long Dé từ đó nâng tầm nhận thức,hiểu biết hơn nữa về cuộc sống của những con người khác trên thế giới Trướcđây người dân chưa được tiếp cận nhiều thông tin khác ngoài nơi mình sống,bởi vậy nhờ có báo chí thì người dan được mở mang dau óc, cũng như có théthông qua báo chí dé biết được rằng tinh Vĩnh Long dang phát triển như nào
22
Trang 281.3 Đặc điểm về Vĩnh Long và những trọng tâm định hướngtruyền thông của tỉnh
1.3.1 Đặc điểm tỉnh Vĩnh LongVĩnh Long là tinh nam ở trung tâm châu thé Đồng bằng sông CửuLong, giữa sông Tiền và sông Hậu; có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý vàkhí hậu nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn.Trong nhiều năm qua, cơ sở
hạ tầng đã được đầu tư xây mới hoặc nâng cấp với nhiều công trình hữu ích,góp phần không nhỏ trong việc thay đôi diện mạo cảnh quan và nâng cao đờisống tinh thần và vật chất của cư dân tỉnh nhà Trên con đường phát triển, để
sớm trở thành một tỉnh khá, giàu, thế mạnh đặc trưng của Vĩnh Long sẽ được
khai thác một các có hiệu quả, đó là:
Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông
Cửu Long Hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi, kế cả đường bộ,
đường thủy và đường hàng không; 2 sông lớn là sông Tiền và sông Hậu gần
cảng và sân bay Cần Thơ, gần thành phố Cần Thơ - Trung tâm phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vĩnh Long hiện là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước, đặc biệt nằm trong vùng tứ giác phát triển cây ăn trái lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển các lúa, màu, cây ăn quả
lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước va xuất khâu Vĩnh Long là có tiền năng
lớn về phát triển du lịch du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa, hội nghị, hội
thảo, thương mại
Lao động đồi dào và có trình độ, đặc biệt lao động nông nghiệp có
nhiều kinh nghiệm, khả năng nâng cao tỷ lệ qua đào tạo lớn Có truyền thống
và tiềm năng về đào tạo với hệ thống các trường đại học, cao đăng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề lớn, cơ sở vật chất và kỹ thuật tốt Nhân dân Vĩnh
23
Trang 29Long có truyền thống cách mạng, luôn luôn đi đầu trong đấu tranh chốngngoại xâm trước kia và trong phát triển kinh tế.
Những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Long có nhiều thay
đổi, hệ thống cơ sở hạ tầng được đây mạnh, hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa,xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã có nhiều chuyểnbiến tích cực Đời sống người dân ngày càng khởi sắc, quốc phòng được đảmbảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, môi trường đầu tưkinh doanh được cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn duy trìtrong nhóm đầu cả nước Vĩnh Long đang dan trở thành điểm đến hap dẫn,
giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong nước vào nước ngoài.
1.3.2 Những trọng tâm định hướng truyền thông của tỉnh
Thực hiện theo Quyết định số 1824/QD-Ttg của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Long
đến năm 2020 và tam nhìn đến năm 2030, Vinh Long tập trung phát triển kinh
tế, rút ngăn khoảng cách và trình độ phát triển chung của cả nước; xây dựng Vĩnh Long phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại,
có ngành dich vụ du lịch phat triển mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng
bước đồng bộ, kết nối tốt với vùng đồng bằng sông Cửu Long va cả nước;
quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động thích
ứng với biến đổi khí hậu, đời sống người dân được cải thiện; quốc phòng an
ninh được đảm bảo, trật tự xã hội được giữ vững.
Vĩnh Long hiện chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “nông nghiệp; công nghiệp - du lịch”, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã nỗ lực phan
dau dat được những thành tựu quan trọng, toàn diện Báo chi trong tỉnh đãluôn quan tâm tích cực tuyên truyền, nhưng bên cạnh đó báo chí trung ươngthường trú trên địa bàn tỉnh cần có sự phối hợp nâng cao vai trò tuyên truyền
24
Trang 30ở những nhiệm vụ trọng tâm đang trên đà phát triển nhằm chuyên thông điệp
rộng rãi trong công chúng trên cả nước.
Ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng: Trong
năm 2019 theo đánh giá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh, sản xuất côngnghiệp đã có sự bứt phá so với các năm trước vả vượt kế hoạch đề ra Về dulịch, tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp thu hút đầu tư, phát triển đa dạngcác sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm đặc thù kết hợp tăng cường côngtác quảng bá xúc tiến du lịch, nhờ đó lượng du khách đến tỉnh Vĩnh Longngày càng tăng Ngành nông nghiệp đang được quan tâm thực hiện quyết liệt
và hình thành được thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản chủ lực của
tỉnh Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao hơn trung bình của cả nước Hoạt
động xúc tiến đầu tư, khuyến khích khởi nghiệp được đổi mới, chủ động hơn
đã góp phan thu hút và phát triển được nhiều dự án, doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn và chất lượng hơn.
Với mục tiêu day nhanh tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp, đem lại giá trị thu nhập cao hơn cho người nông dân và phá thế độc canh cây lúa, tỉnh Vĩnh Long chủ trương đưa giá trị kinh tế từ vườn cây ăn quả thành thế mạnh thứ hai sau cây lúa Vĩnh Long luôn là một trong các tỉnh đứng đầu cả nước trong việc thu hút đầu tư thông qua những chính sách mời gọi hợp lý, cởi mở
và cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng đầu tư, phát triển
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 02 khu công nghiệp, 01 tuyến công nghiệp và sẽ có 3 khu công nghiệp mới cùng với các cụm công nghiệp chính vì vậy cần phải có những giải pháp cần tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên các loại hình báo chí, đặcbiệt là trên báo điện tử trung ương dé tăng cường công tác quảng bá hình anh
của tỉnh trong và ngoài nước.
25
Trang 31Tỉnh Vĩnh Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành du
lịch văn hóa được chính thức ghi nhận là 1 trong số 12 ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam được lựa chọn tập trung phát triển trở thành những ngành
kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, gópphần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam Chiến lược nêu rõ,các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực
từ các doanh nghiệp và xã hội đề phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo phát triển Du lịchcần tuyên truyền sâu rộng đề các ngành, các cấp nhận thức rõ du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.
Từ những trọng tâm định hướng trên cho thấy Vĩnh Long là tỉnh đang từng bước phát triển theo từng ngành từng lĩnh vực, nhưng bên cạnh đó công tác thông tin tuyên truyền đưa những thành tựu của các lĩnh vực này rộng rãi
ra công chúng trong và ngoài nước hiện nay đây là điều kiện hết sức cần thiết
trong công tác phối hợp với các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh tăng
cường đưa thông điệp của tỉnh trên các loại hình báo chí đặc biệt là trên báo
điện tử trung ương.
1.4 Mối quan hệ giữa thông điệp truyền thông và hiệu quảtruyền thông
Hiệu quả tuyên truyền các thông điệp về Vĩnh Long được phân tích
trong luận văn là việc vận dụng thế mạnh, phương thức hoạt động của báo
điện tử, giúp cho nó thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền những thông
26
Trang 32điệp, góp phần nâng cao công tác thông tin tuyên truyền trong công chúngtrong việc tiếp nhận thông tin.
Trong luận văn này chủ yếu là phân tích thông điệp là tin, bài tuyên
truyền về Vĩnh Long Và thông điệp truyền thông và hiệu quả truyền thông có
mối quan hệ với nhau Mức độ tiếp nhận thông tin báo chí, tần suất và phạm
vi giao tiếp xã hội của công chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành
va phát triển diện mạo của tỉnh Báo chí truyền thông là kênh thông tin giaotiếp đại chúng, hàng ngày tạo cơ hội cho mỗi người, mỗi nhóm xã hội tiếpnhận thông tin và giao tiếp xã hội
Thông điệp có khả năng thuyết phục, tập hợp, tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đã và đang đặt ra Xét cho cùng, mục đích của thông tin giao tiếp xã hội qua báo chí, truyền thông là nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm từ thực tiễn hiệu quả xuất phát từ các thông điệp truyền thông.
“Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động truyền thông lây việc thay
đổi hành vi làm mục đích trực tiếp, có kế hoạch tác động vào tình cam, lý trícủa các nhóm đối tượng, từ đó nâng cao nhận thức, kỹ năng, hình thành thái
độ tích cực, làm cho đối tượng chấp nhận và duy trì hành vi mới có lợi cho các vấn đề truyền thông trong việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội Truyền thông thay đôi hành vi cũng là một quá trình truyền thông, nhưng nó lay mục tiêu thay đổi hành vi và duy trì bền vững hành vi làm tiêu chí đánh giá chủ yếu những nỗ lực và mức độ thành công của hoạt động tuyên truyền.”
Mặt khác, việc phân tích các thông điệp về Vĩnh Long đạt được hiệuquả tuyên truyền trên báo điện tử, cũng cần căn cứ vào chức năng của báo chí.Một trong những chức năng quan trọng nhất của báo chí là chức năng thông
tin Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của công chúng ngày
càng đòi hỏi cao, với tân suât, mức độ ngày cảng lớn.
27
Trang 33Trong quá trình thực hiện các chức năng của báo chí “người ta thấyxuất hiện vấn đề tính hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng Ấy” Tính
hiệu quả của tác động báo chí còn phụ thuộc vảo nội dung, chất liệu cụ thể
của các tác phẩm báo chí dưới sự sáng tạo của nhà báo “Những kết quả mànhà báo hướng đến là hiệu qua tạo nên những thay đổi cụ thé trong ý thức,
hành vi của công chúng Vì tính hiệu quả - đó là mức độ thực hiện các mục
tiêu đáp ứng những nhu cầu của công chúng về thông tin, có tính đến những
khả năng của nhà báo trong quá trình thông tin”.
Thực tế hiện nay nếu một thông điệp được truyền đi rộng rãi trong công
chúng, thì thông điệp truyền thông là một yếu tố không kém phan quan trọng trong mỗi sản phẩm Nếu có một thông điệp tốt sẽ không phải lo lắng về vấn
đề công chúng trong và ngoài nước có thé dé dàng tiếp cận và từ đó hình ảnhcủa tỉnh sẽ truyền đạt đến với công chúng đạt hiệu quả hơn Một thông điệp
tốt và hiệu quả sẽ đem đến sự thuận lợi nhất định, trong sự phát triển của tỉnh Tất nhiên, thông điệp tốt cũng phải đi kèm với việc cung cấp thông tin chính thống từ người phát ngôn của tỉnh.
Có thé nói, thông tin từ báo chí luôn có tính hai mặt, nếu như đó là sự phản ánh trung thực, tích cực thì nó sẽ có tác dụng hữu hiệu, thúc day su phat triển củ tỉnh Ngược lai, nếu những thông tin thiếu căn cứ, phan ánh không khách quan thì sẽlàm tôn hại đến hình ảnh, uy tín của tỉnh, thậm chí kìm hãm
sự phát triển Vì vậy, tỉnh Vĩnh Long rất cần có sự hỗ trợ cung cấp thông tin thông tin từ báo chí với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự
việc Cũng như vậy, tỉnh cần chủ động hợp tác cung cấp thông tin, tạo điều
kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp, đây vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi
của tỉnh.
28
Trang 341.5 Khai quát về 04 tờ báo in và báo điện tw
1.5.1 Báo Dân Trí:
Báo Dán tri là tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam, luôn thu hút sự
quan tâm của độc giả cả ở trong và ngoài nước Với lượng truy cập đông đảo,
báo Dân tri đã chứng tỏ sự quan tâm của độc giả dành cho tờ báo Điều này
đã tạo cho Đán tri niềm tin trong lòng độc giả trên toàn thé giới
Thực hiện quyết định chuyên đổi báo điện tử Dán tri từ Trung ương Hội
Khuyến học Việt Nam trở về trực thuộc Bộ Lao động - Thương bình và Xã
hội theo giấy phép hoạt động số 298 do Bộ trưởng Bộ Thông tin — Truyềnthông ký ban hành, chiều 15/7/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thực hiện việc tiêp nhận, kiện toàn nhân sự người đứng đâu báo.
Theo thống kê của Google, đến nay, mỗi tháng có bình quân Dân trí có
900 triệu pageviews; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập
vào báo Dân trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nướcngoài (con số mới đây của Google cho biết 173 nước trên thế giới có ngườitruy cập đọc Dân trí và DTINews) Cũng theo thống kê của Google, địa chỉcủa tờ báo này xếp thứ 9 trong Top 10 từ khóa có tốc độ "tăng trưởng tìm
kiếm nhanh nhất toàn cầu" Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất
trong bảng xếp hạng
Dân Trí có các mục vê các vân đê kinh tê, chính tri, thê thao, văn hóa va
một Quỹ Nhân ái hoạt động với mục đích làm cầu nối cho những tam lòng
hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn Đặc biệt là Giải thưởng Nhân tài Đất
Việt đã trở thành giải thưởng uy tín mang tầm vóc quốc gia và là bệ phóng
vững chắc cho các tài năng Việt.
Báo điện tử Dân trí online vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện
và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com Năm 2009, báo
29
Trang 35điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện Người có vai trò lớn nhất trongviệc gây dựng và phát triển báo điện tử Dân trí là ông Phạm Huy Hoàn,nguyên Tổng Biên tập.
Đề nắm bắt được thời cơ của cuộc cách mạng 4.0 thì nhất thiết phải chútrọng nguồn lực và lợi thế lớn nhất của Việt Nam là con người; nhất thiết phải
đây mạnh khuyến học, khuyến tài Trước đây, Việt Nam đã xoá được mù chữ,
diệt được giặc dốt từ những phong trào như “Bình dân học vụ” Ngày nay rấtcần những phong trào “Bình dân học vụ” mới để góp sức xoá mù tri thức
công nghệ, lan toa tinh thần ham học hỏi, phố biến và sáng tạo tri thức.
1.5.2 Bao điện tw Vietnamnet
Báo Vietnamnet thành lập từ năm 1997 với tên gọi Mang thông tin trực
tuyến VASC Orient trực thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông (VASC) là
một thành viên của Tập doan Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Đến ngày 7/01/2002, VASC Orient chính thức đổi tên thành Vietnamnet
(mạng Việt Nam) tai địa chi: Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của
một mạng thông tin mang tính quốc gia mà sau gần 2 năm ra đời VASCOrient đã đạt được: Thông tin cập nhật từng giờ, từng ngày về các lĩnh vực
như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo duc, thé thao
Ngày 23/01/2003, Vietnamnet chính thức được cấp giấy phép là tờ báo
điện tử Vietnamnet trở thành một trong những tờ báo điện tử có mặt trong thời khắc đâu tiên của sự xuât hiện loại hình báo chi mới này ở Việt Nam.
Ngày 18/6/2003 Vietnamnet cho ra mắt trang tiếng anh có tên gọi là
Vientamnet Bridge tại địa chi Đây được coi là một trong những tờ báo điện
tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam, là chiếc cầu nối hữu ích với đối tượng bạnđọc người nước ngoài quan tâm đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của
Việt Nam.
30
Trang 36Ngày 17.6.2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định chuyên báo điện
tử VietNamNet về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Báo VietNamNet
thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đờisống tinh thần của người Việt Nam đồng thời là một kênh thông tin quantrọng cung cấp thông tin trung thực về các hoạt động quản lý nhà nước của
Bộ Thông tin và Truyền thông Với sự phát triển của mình, báo điện tửVietNamNet thoả mãn nhu cầu thông tin của công chúng và trở thành tờ báo
mạng có uy tín tại Việt Nam.
Vietnamnet cũng là tờ báo đầu tiên thực hiện thành công buổi giao lưu
trực tuyến trên mang internet ở Việt Nam diễn ra tại số 99 Triệu Việt Vương,
Hà Nội vào ngày 31/12/1999.Bộ máy của Vietnamnet đã đáp ứng phù hợp với
yêu cầu về tính nhanh nhạy, thích ứng cao về sự phát triển của báo điện tử.
Từ khi thành lập đến nay, với nỗ lực của bộ máy hơn 200 người trong việchoàn thành tốt mục đích, tôn chỉ, nhiệm vụ đặt ra, Vietnamnet đã nhận được
nhiều bằng khen như: Bằng khen của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông
Việt Nam năm 2000; Bằng khen của Tổng cục Bưu điện năm 2001; Năm
2002, đoạt Cúp vàng về ứng dụng công nghệ thông tin trong Truyền thông vàGiải trí tại cuộc thi Công nghệ thông tin và truyền thông châu Á - Thái BìnhDương 2002; website được ưa chuộng nhất Việt Nam năm 2002; Cúp vàngcho báo điện tử và trang web xuất sắc nhất; Năm 2003, đạt giải thưởng Saovàng Dat Việt và Cúp vàng Báo điện tử xuất sắc nhất; Ba năm liền (2002 -2004) đoạt Cúp vàng cho báo điện tử và trang web xuất sắc nhất do Hội tin
học Việt Nam trao tặng Trong bảng xếp hạng của Alexa, Vietnamnet hiện
đứng thứ 13 trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam
31
Trang 37Nhờ kết hợp sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, trongnhững năm qua, Vietnamnet đã trở thành món ăn tinh thần không thé thiếu đối
với độc giả trong và ngoài nước Với thé mạnh là nguồn thông tin chính
thống, có tính định hướng xã hội, cập nhật nhanh, Vietnamnet đã dần khẳng
định thương hiệu là tờ báo điện tử uy tín tại Việt Nam.
Bao Vietnamnet là co quan báo chi đa phương tiện, có nhiều ấn phẩm,
thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền vì sự nghiệp phát triển các ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
1.5.3 Báo Vietnamphus
Báo điện tử VietnamPlus đặt mục tiêu sẽ trở thành kênh thông tin đối nội,
đối ngoại quan trọng của Việt Nam Với mạng lưới phóng viên rộng khắp với
trên 1.100 phóng viên, biên tập viên tại 63 tỉnh thành phố va 27 phân xã tạinước ngoài trải đều trên 5 châu lục VietnamPlus áp dụng tính năng cá nhânhóa cho phép độc giả tùy biến giao diện theo nhu cầu đọc tin riêng và là báođiện tử duy nhất tại Việt Nam cung cấp thông tin bằng 4 ngôn ngữ Việt, Anh,
Pháp và Tây Ban Nha Mỗi phiên bản ngôn ngữ của VietnamPlus ngoài
những tin thời sự thống nhất còn có những nội dung riêng, phù hợp với độcgiả của từng khu vực khác nhau có mối quan tâm đến Việt Nam
Báo điện tử Vietnam Plus của TTXVN sẽ xuất hiện chính thức trong làngbáo chí nước nhà, nhưng đó là bước tiếp nối của hoạt động thông tin điện tửcủa TTXVN suốt 10 năm qua Báo điện tử VietnamPlus ra đời sẽ góp phần
làm cho TTXVN thực hiện tốt hơn trọng trách của hãng thông tấn quốc gia,
cơ quan thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Năm 2008, khi Báo điện tử VietnamPlus ra mắt, đó được coi là một sự
“tré trang.” Dua tin vê sự kiện, nhiêu bai báo đã coi đây là “sự trở lại” muộn
32
Trang 38mắn của cơ quan truyền thông hàng đầu Việt Nam khi mà trên thị trường báochí thời gian đó đã có những tờ báo điện tử nổi danh với lượng truy cập lớn
được đánh giá cao.
Từ “trở lai” là hoàn toàn chính xác, bởi dù được thành lập ngày 15/9/2008 va
chính thức hoạt động vào ngày 13/11/2008, nhưng thực tế, bản tin tiếng Việtđầu tiên của Thông tan xã Việt Nam (TTXVN) phát trên mang Internet tai địachỉ vnanet.vn đã có từ trước đó rất lâu VietnamPlus đã xây dựng trang báođiện tử chính thức duy nhất của TTXVN tai địa chỉ vietnamplus.vn từ nềntảng ban đầu đó
Mặc dù tuổi nghề đến nay mới chỉ 10 năm, nhưng VietnamPlus đã có một
“gia tài” giải thưởng báo chí đáng tự hào và không phải nhiều đơn vị nào có
được đó là liên tiếp sáu năm liền giảnh vị trí cao Giải Báo chí quốc gia, từ năm 2012 đến 2017 Trong số những giải thưởng này, có hai giải A, sáu giải B
và bốn giải C Đặc biệt, riêng năm 2017, VietnamPlus đã cùng lúc giành bốngiải thưởng báo chí Quốc gia: một giải A, một giải B và hai giải C
“Cho đến nay, VietnamPlus được coi là đơn vi di tiên phong ở Việt Nam
về thé loại báo chí sáng tạo này, và số lượng sản phẩm loại này cũng đạt tớicấp độ mà không một cơ quan báo chí trong nước nào có thể tạo ra được, vềtất cả các lĩnh vực từ chính trị-kinh tế cho đến xã hội, văn hóa, thé thao, côngnghệ Nhiều tác phẩm mega story được xây dựng cực kỳ công phu, với sự
tham dự của hàng chục phóng viên, biên tập viên, nhân viên lập trình, nhân
viên thiết kế đồ họa, thậm chí có nhiều phiên bản ngôn ngữ,” Tổng Biên tập
VietnamPlus Trần Tiến Duẩn cho biết.
Vào tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng Báo
điện tử VietnamPlus thành Báo Điện tử Đối ngoại quốc gia, điều này đặt ra thêm nhiều thử thách cho các bộ phóng viên, biên tập viên VietnamPlus.
33
Trang 391.5.4 Bao Nhân dân
Ngày 21-6-1998, Báo Nhân Dân điện tử cũng chính thức được phát lên
internet và nhận được những phan hồi rất tích cực của bạn đọc, đặc biệt lànhững độc giả là người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
Họ chia sẻ với chúng tôi về cảm xúc, niềm hứng khởi khi lần đầu tiên nhìn
thay tờ báo của Việt Nam xuất hiện trên mạng toàn cầu Những phản hồi tích
cực ấy đã trở thành động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục cố găng, nỗ lực hơnnữa dé hoàn thiện các trang báo của minh
Báo Nhân Dân điện tử đại diện cho báo chí cả nước, vì vậy các biên tập
viên, tùy theo sự phân công phụ trách các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, vănhóa, pháp luật, thé thao phải doc tat cả các tờ báo lớn như Nhân Dân hang
ngày, Thanh niên, Tuôi trẻ, Lao động
Là một trong những trang báo điện tử đầu tiên của báo chí Việt Nam,
thời gian qua, Nhân Dân điện tử (www.nhandan.com.vn) không ngừng phát
triển, liên tục đổi mới dé bắt kịp với yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc.Một trong những điểm nổi bật mà bạn đọc ghi nhận ở Nhân Dân điện tửchính là sự chính xác, tin cậy của các thông tin được đăng tải, với tốc độxuất bản ngày càng nhanh hơn, đa dạng hơn Các chuyên mục của NhânDân điện tử được sắp xếp rõ ràng, khoa học và phản ánh được toàn diệncác vấn đề trong cuộc sống
Là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, cùng với báoNhân Dân hằng ngày, Nhân Dân điện tử chính là một kênh thông tin tốc độ,
hiệu quả và rộng rãi nhất, không chỉ với bạn đọc trong nước mà còn phản ánh,
thông tin về những chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến
với những người Việt Nam xa Tổ quốc.
34
Trang 40Với trang tiếng Anh (www.nhandan.com.vn/english), Nhân Dân điện tử đãtrở thành cầu nối thông tin giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế bằng
những bản tin đa dạng, phong phú nhưng vẫn luôn luôn giữ vững định hướng
chính tri.
Báo Nhân dân điện tử trong may năm gần đây đã có sự thay đổi lớn cả về
số lượng tin bài lẫn chất lượng thông tin Giao diện dep hơn, hiện đại và tiệních cho độc giả hơn Các chuyên mục ngày càng phong phú, được sắp xếp vàtrình bày khá bắt mắt và khoa học
Nội dung thông tin da dạng phong phú, chuyên tải kịp thời và nhanhchóng các vấn đề trong và ngoài nước được dư luận quan tâm Nhiều thôngtin có tính định hướng cao Đã có sự cải tiến đáng ké trong cách đưa tin,
không để tình trạng độc giả phải chờ lâu bằng các đoạn dạo đầu dải dòng Báo
có nhiều tin sâu, chỉ tiết, mà được ngắn gọn và súc tích, di ngay vao vấn đề sự
kiện quan trọng nhất Mặt khác, đã ít nhiều hạn chế được những từ sáo rỗng,
hô khâu hiệu trong các tin bai.
35