1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long với công tác xã hội từ thiện (Khảo sát Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long năm 2016 - 2018)

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HO PHI YEN

(Khảo sát Dai Phát thanh Truyền hình Vinh Long năm 2016 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYEN NGANH: BAO CHÍ HỌC

Vĩnh long - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HO PHI YEN

DAI PHAT THANH TRUYEN HINH VINH LONG

VOI CONG TAC XA HOI TU THIEN

(Khảo sát Dai Phát thanh Truyền hình Vinh Long năm 2016 - 2018)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC

PGS.TS NGUYEN THÀNH LỢI

Vĩnh long - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự

của cá nhân, dưới sự hướng dan khoa học của PGS.TS Nguyễn ThànhLợi Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luậnvăn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức

nào Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Hồ Phi Yến

Trang 4

LOI CAM ON

Dé có thé hoàn thành được luận van này, ngoài sự nỗ lực vànghiêm túc trong nghiên cứu của tác giả, không thể không kề đến sựgiúp đỡ, hướng dan nhiệt tình, trách nhiệm của rất nhiều người Với sựgiúp đỡ và hướng dan nhiệt thành đó, tác giả đã hoàn thành luận văn

đúng tiễn độ Kết quả nghiên cứu của dé tài uận văn mang tính thực tiễncao, đóng góp giải pháp để nâng cao hiệu quả cho hoạt động xã hội từthiện cua Đài PTTH Vinh Long Tác giả xin bày to lòng biết ơn sâu sắcvà trân trọng đến:

Các thây, cô giáo Viện Dao tạo Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH

Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) đã hướng dẫn, truyềnđạt kiến thức bổ ích giúp tác giả nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh

vực chuyên môn được giao tại Đài PTTH Vinh Long.

Đặc biệt, xin được chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thành Lợi đãrất tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để bản thân hoàn thành luận văn này!

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Lãnh đạo Đài PTTH VinhLong cùng các dong nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điêu kiện giúp đỡ,góp ÿ, động viên tôi trong suốt khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn.

Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinhnghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được nhữngý kiến đóng góp quý báu của quý thay, cô giáo và các ban!

Tác giả luận văn

Hồ Phi Yến

Trang 5

DANH MUC VIET TATUy ban nhân dân

Phát thanh truyền hìnhTruyền hình Vĩnh Long

Truyền hình Vĩnh Long 1Truyền hình Vĩnh Long 2Truyền hình Vĩnh Long 3Truyền hình Vĩnh Long 4

An sinh xã hộiXã hội từ thiện

Truyền hình nhân đạo

Địa chỉ nhân đạo

Thắp sáng niềm tinThần tài gõ cửa

Trái tim nhân ái

Trung học phô thôngThành phố

Trang 6

MỤC LỤC

08710000157 31 Tính cấp thiết của dé tải E2 S S1 1S E121 E11 crrrerreg 32 Lịch sử nghiên cứu van đề - - 2+2 k+E+E£2ESEzEzEErkrkrrrre 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - «5555 << << <*s+ 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 5s 2 +£+s+s£z£z£zxzses 9

5 Phương pháp nghién CỨU S11 vs, 10

6.Y nghĩa lý luận và thực CẾN ng ngay 117 Kết câu của luận văn c1 S11 TH TH Ty TH HH rưệt 11

Chương I: MOT SO VAN ĐÈ LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN VE

TRUYEN HINH VA HOAT DONG XÃ HOI TỪ THIEN 131.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ¿ 552 +s+zc+xsz c2 13

LLL An sinh xã hộỘI << ng kg và 131.1.2 NhÂH ỔQO <0 HS KT ng vn ket 131.1.3 Công tác xã hội - từ thign oo ceeecceccccccccceenccensseseseeenseeeesseesseeensaes 14

1.1.4 Truyễn hình - «se St EEEEEEEE E1 E111 rri 161.1.5 Chương trình truyền hìnhh -+©-¿©-e+ce+ce+zterterterrerrerreee 181.1.6 Chương trình truyền hình nhân đạo 2-2 scs+ccccsec: 181.1.7 Chương trình truyền hình xã hội từ thiỆP c7 555cc <<‡ 191.2 Quan điểm của Dang, Nha nước va cơ sở pháp ly cho hoạt động

xã hội — từ thiện ở Việt Nam - c- Ăn se 20

1.3 Định hướng chiến lược của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnhVĩnh Long đối với công tác xã hội từ thiện - +<c+c+ss2 25

1.4 Đặc trưng và vai trò, thế mạnh của truyền hình trong các hoạt

động xã hội từ thiỆn khe 28

1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình xã hội từ

"0 35

1.4.1 VỀ nội CUI veesessescescessesessessessesseseesessessessssssessessesscsessessessseseseseees 35

Trang 7

1.4.2 Về hình thee cecceccecscsscescessessessessessessssssessessessessesssssssssesseesessessessee 37

Chương II: THUC TRẠNG CÁC CHUONG TRÌNH TRUYEN HÌNHNHÂN ĐẠO VÀ CÔNG TÁC XÃ HỌI TỪ THIỆN TẠI ĐÀI PHÁTTHANH VÀ TRUYEN HÌNH TINH VĨNH LONG - 42

2.1 Giới thiệu về Đài PTTH Vĩnh Long và các chương trình trong

2.3.2 HAN Chế ccccctcc tt HH re 662.3.3 Nguyên nhân han ChE vceccccsccsscsssesesssesssvesessessssssesssssesesssessenseveese 67

2.4 Khao sát các hoạt động xã hội từ thiện tại Dai Phat thanh va

Truyền hình Vĩnh Long ¿+ ¿+ +2 S2 +E+E+E£E+E+E+EEzEzEzkzerersees 682.4.1 Thành tựu trong hoạt động xã hội từ thiện và định hướng chiến

lược cua Dai Phat thanh và Truyền hình tính Vinh Long ó8

2.4.2 Những thuận lợi và khó khăn của Đài PTTH Vĩnh Long trong

việc triên khai hoạt động xã hội từ thiỆN - 5-5 SSSsss+sseesees 75

PM N16 an ốẦỐ 75VU CN 78

Chương III: GIẢI PHAP NANG CAO VAI TRO CUA DAI PHÁTTHANH VA TRUYEN HINH TINH VINH LONG TRONG HOATĐỘNG XÃ HỘI TU THIEN 2 2-52 5SSE2E22EE2EE2EEeEEerxerkerxee 81

3.1 Những vấn dé đặt ra ¿ + 222cc SE E2 E121 E11 rrrrec 81

Trang 8

3.2 Giải pháp và khuyến nghị - + 2 2 +s+s+£zE+xzerzcsrsecee 84

3.2.1 Giải pháppD 565cc 5< E2 E2 E221 1e 84

3.2.2 Khuyến nghị - 5c Sc St EtTEE E111 11.1.1 ke 88.ez000907 5-15 91TÀI LIEU THAM KHAO - + 2 5£+S++2E£+EEt£EE+EEezrkerkerrsees 93

PHU LUC 2227 -“ :Ö-1+-1 95

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

An sinh xã hội là nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên

hàng đầu trong khi xây dựng các chính sách về xã hội với mục đích: “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, mang lại cuộcsống ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân.

Các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng

trong việc phản ánh cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội từ thiện.

Vai trò đó được biểu hiện ở chỗ báo chí là phương tiện của các thiết chế xãhội nhằm bao đảm phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng về hệ thốngcác chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội; là nơi tổ chức hiệu quả các

hoạt động xã hội trong đó có hoạt động xã hội từ thiện

Các chương trình xã hội từ thiện trên báo chí nói chung và truyền hìnhnói riêng là van dé rất lớn bởi nhìn chung Việt Nam là nước phát triểnkhông đồng đều, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường làm cho mức sống ởcác vùng miền chênh lệch khá lớn, thiên tai dồn dập đòi hỏi phải có cácchương trình xã hội từ thiện nhằm cứu giúp kịp thời đồng bào khi gặp khókhăn, hoạn nạn Đây cũng là van đề được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm,là vấn đề rất cấp thiết bởi rất nhiều lí do khác nhau trong thời điểm hiện tại,đòi hỏi các đài PTTH ở trung ương và địa phương góp tiếng nói dé có théhuy động nhiều nguồn lực, giúp đỡ cộng đồng Tuy nhiên, thực tế hiện nay

cho thấy, nguồn lực nhân đạo nói chung được huy động khá tốt, nhưng có

sự chồng chéo, bao sân dẫn đến việc phân bổ không đều, không kịp thời,không đảm bao sự công bằng, vì vậy cần thiết phải có sự nghiên cứu déthống nhất trong huy động và phân bổ nguồn lực mà trong đó thông tin từcác chương trình truyền hình từ thiện xã hội giữ vai trò quan trọng Mặt

khác, trong điêu kiện kỹ thuật sô hiện nay, việc sản xuât và phô biên các

Trang 10

chương trình truyền hình trở nên dé dang hon thì việc quản lý và tổ chứcsản xuất các chương trình xã hội từ thiện có chất lượng là đòi hỏi cấp bách.Đề tài nghiên cứu sẽ góp một tiếng nói trong việc tìm tòi hướng đi để nâng

cao chất lượng chương trình truyền hình nhân đạo cũng như các hoạt động

xã hội từ thiện của các đài địa phương.

Trong thời gian qua, bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền, ĐàiPhát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long là một trong những cơ quan báochí địa phương đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, gópphan cùng cùng cấp ủy và chính quyền từng bước nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân địa phương

Trên thực tế, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sáchchăm lo cho người nghèo, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân cùng chung taythực hiện các hoạt động vì người nghèo Tuy nhiên, vì nhiều lý do kháchquan, đâu đó trong cuộc sống của chúng ta van còn những mãnh đời bathạnh, éo le, bệnh tật Họ rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ kip thời của cộng đồngdé có thé vượt qua khúc quanh của cuộc đời mình.

Chính vì thế, các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài Phátthanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long được ra đời sau rất nhiều trăn trở từ

thực tế cuộc song, từ việc tim thấy, phát hiện và lắng nghe những mong

muốn, nguyện vọng, ước mơ của những cảnh đời nghèo khó, bat hạnh.

Cùng với công tác chuyên môn, trong suốt quá trình phát triển củamình, tập thể Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long luôn dànhnhiều tâm huyết cho hoạt động xã hội từ thiện, hướng đến cộng đồng nhằmgóp phần cải thiện và nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân, tạo sựchuyên biến tích cực cho diện mạo tỉnh nhà.

Bên cạnh loạt chương trình truyền hình nhân đạo phát sóng hàngtuần, Đài còn thực hiện nhiều hoạt động xã hội từ thiện khác như: tài trợ

Trang 11

kinh phí cho lĩnh vực giáo dục, y tẾ, tài trợ kinh phí xây dựng nhà cho hộnghẻo, đồng bào dân tộc khmer; hỗ trợ chi phí điều trị bệnh cho bệnh nhânnghèo; tài trợ kinh phí cho tỉnh thực hiện nhiều công trình trọng điểm, cấpthiết; hỗ trợ kinh phí cho nhiều địa phương trong tinh dé thực hiện chươngtrình các chương trình mục tiêu quốc gia Các chương trình từ thiện đã tạohiệu ứng xã hội tốt, có sức lan tỏa rong rai

Có thê nói, trong suốt quá trình phát triển, tập thé viên chức Dai Phatthanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long đã tạo ra giá trị thương hiệu cho mộtđài địa phương ở mức tín nhiệm cao trong lòng công chúng, được các đốitác truyền thông và các doanh nghiệp chọn là kênh dé chuyền tải thông tin,

quảng bá thương hiệu Phát huy tính hiệu quả trong hoạt động chuyên môn,

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long đã hướng tới những giá trịnhân văn, bền vững trong quá trình phát triển Đó là xác định đối tượngphục vụ là nhân dân dé chủ động đổi mới, cải tiến nội dung chương trình,với tiêu chí: Phục vụ những gì khán giả cần chứ không phải phục vụ nhữnggì mình có nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người xem Đài,nghe Đài Và từ đó, những lợi ích thu được Đài lại hướng về cộng đồng dé

phục vụ.

Mục đích và ý nghĩa lớn lao mà mà tập thể Đài Phát thanh và Truyềnhình tỉnh Vĩnh Long hướng đến khi thực hiện công tác xã hội từ thiện lànhằm tuyên truyền, khơi gợi và đánh thức lòng nhân ái của mọi người trong

cộng đồng, cùng nhau chia sẻ tình yêu thương, những giá trị nhân văn caođẹp của con người, từ đó xây dựng một xã hội hướng thiện Đó chính là

thiên chức của người làm báo đối với xã hội, là đạo đức cách mạng của

người làm báo.

Trang 12

Với tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết như vậy nên tôi chọn đề tàiĐài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với công tác xã hội từ thiện đề

thực hiện luận văn thạc sỹ báo chí của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Van đề xã hội từ thiện, công tác xã hội, an sinh xã hội nói chung đãđược thể hiện qua các giáo trình của một sé truong dai hoc, cac nghi quyét

cua Dang, van bản, chính sách của Nhà nước.

Từ điển Xã hội học của tác giả G.Endruweit và G.Trommsdorff

(Đức) do dịch giả Nguyễn Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bảo dịch, được nhà

xuất bản Thế Giới xuất bản và phát hành năm 2001 có đưa ra khái niệm vềcông tác xã hội Tuy nhiên, đây là khái niệm mang tính chất chung và tínhchất chuyên ngành xã hội học.

Qua khảo sát cũng đã có một số đề tài nghiên cứu từ các khóa đàotạo của các trường, viện cũng như luận văn thạc sĩ báo đã có một số đề tài

có liên quan đến hoạt động từ thiện xã hội của các cơ quan báo chí.

Tác giả Nguyễn Ngọc Hải nghiên cứu các hoạt động từ thiện xã hội

(Khảo sát từ tháng 6/2005 đến 6/2010) Tìm hiểu và chỉ ra vai trò của

phóng viên báo in nói chung và phóng viên Báo Hà Nội mới (HNM) nói

riêng trong hoạt động từ thiện xã hội (TTXH) Khảo sát thực tiễn hoạt động

TTXH của phóng viên Báo HNM (và có mở rộng sang vai tờ khác), từ đó,

tổng kết những phương thức hoạt động TTXH được phóng viên báo in đã

và đang áp dụng hiện nay Trên cơ sở khảo sát, chỉ ra những thành công,

hạn chế từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa

hiệu quả hoạt động TTXH của phóng viên báo in nói chung và của Bao

HNM nói riêng (Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt

Nam,2010)

Trang 13

Tác giả Nguyễn Thị Mộng Liên nghiên cứu về công tác xã hội - từthiện trên một số báo in tiêu biểu của TP HCM trong khoảng thời gian2000-2004 giúp nhận định rõ hơn chức năng, vai trò, vị thế của báo chí đốivới xã hội Tìm hiểu hiệu quả của những chuyên mục từ thiện có tính chấtđịnh kỳ, những chương trình xã hội - từ thiện có tiếng vang, đứng đượctrong lòng bạn đọc Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữahiệu quả công tác xã hội từ thiện trên báo in TPHCM nhằm cung cấp mộtcái nhìn toàn diện về tính chất, quy mô, quá trình phát triển của các chương

trình xã hội - từ thiện, hiệu quả, ý nghĩa của công tác xã hội - từ thiện trên

báo chí TPHCM (Hoạt động xã hội - từ thiện của báo chí Thành phố HỗChí Minh Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam,2006)

Tác giả Lê Thị Mai Phương nghiên cứu việc xây dựng kế hoạchtruyền thông về từ thiện xã hội trên báo chí ngành công an tại Báo Công an

nhân dân, Công an nhân dân online và Truyền hình An ninh tiv (Luận văn

thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, 2013)

Luận văn của thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Hải, Khoa Báo chí,

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội)năm2010) với dé tài Báo in với van dé xã hội từ thiện, tiếp cận TTXH dướigóc độ nghiên cứu về hoạt động của phóng viên báo chí của các nhà báo,chỉ ra những thành công hạn chế, từ đó đoỊa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả hơn nữa của các hoạt động này

Tác giả Nguyễn Tôn Nam có nghiên cứu về van đề Hiệu quả xã hộicủa chương trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTVI hiện nay(Khảo sát từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015) Trên cơ sở hệ thống hóa lý

thuyết và khảo sát thực tiễn, luận văn chỉ rõ hiệu quả xã hội của các chương

trình truyền hình từ thiện nhân đạo trên kênh VTV1; thành công, hạn chế,nguyên nhân của những thành công, hạn chế; từ đó đề xuất những giải pháp

Trang 14

phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội các chương trình từ thiện nhân daotrên sóng truyền hình trên kênh VTV1 trong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ ngành báo chí học Tính nhân văn trong các chương

trình nhân đạo tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long của tácgiả Nguyễn Thiện Thư (2015), Luận văn Hoạt động kinh tế báo chí của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay của tác giả Đào Thị TuyếtVân (2015) Trong hoạt động tuyên truyền, báo chí cũng có nhiều tin bàithông tin các vấn đề có liên quan đến các hoạt động xã hội từ thiện trên rấtnhiều lĩnh vực đời sống xã hội.

Việc nghiên cứu sâu về giải pháp để đạt được hiệu quả cao trong các

chương trình truyền hình nhân đạo cũng như các hoạt động xã hội từ thiện

cụ thê tại một cơ quan báo chí địa phương như Đài Phát thanh Truyền hìnhtỉnh Vĩnh Long sẽ góp phần tìm ra các giải pháp cơ bản nhất để nâng caohiệu quả hoạt động này trong bối cảnh phát trién mạnh mẽ của truyền thông

chương trình truyền hình nhân đạo, khảo sát, đánh giá thực trạng các

chương trình truyền hình nhân đạo phát sóng hàng tuần trên kênh THVLI

và việc tô chức các hoạt động xã hội từ thiện tại Đài Phát thanh và Truyền

hình tỉnh Vĩnh Long, luận văn sẽ đánh giá thành công, hạn chế, nguyênnhân thành công và hạn chế về nội dung, nghệ thuật thể hiện của cácchương trình truyền hình nhân đạo cũng như việc tổ chức các hoạt độngXHTT; đề xuất giải pháp, khuyến nghị để THVL tiếp tục nâng cao vai trò

trong công tác xã hội từ thiện.

Trang 15

Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, THVL đã có được vị thế rất lớntại khu vực Đồng băng sông Cửu Long với số lượng khán giả lớn, việcnâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhân đạo và tô chức tốt

các hoạt động xã hội từ thiện sẽ có sức lan tỏa tích cực trong cộng đồng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tập hợp các nguồn tư liệu, tài liệu, các công trình đã công bó liênquan đến vấn đề an sinh xã hội, công tác xã hội từ thiện, các công trình vềlý luận truyền hình dé xây dựng khung lý thuyết cho van đề nghiên cứu;

- Khảo sát đánh giá thực trạng về nội dung, hiệu quả các chươngtruyền hình nhân đạo phát sóng hàng tuần trên kênh THVLI: Địa chỉ NhânĐạo, Thap sáng niém tin, Trái tim nhân ái, Than Tai gõ cửa và hoạt độngxã hội từ thiện của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long quaphương pháp phân tích, tổng hợp dé đánh giá thành công, hạn chế, nguyênnhân thành công và hạn chế của chương truyền hình nhân đạo và hoạt độngtừ thiện xã hội tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long;

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, bài học kinh nghiệm détiếp tục phát huy hiệu quả chương truyền hình nhân đạo và hoạt động từ

thiện xã hội của Đài.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các chương truyền hình nhân đạo phát sóng hàng tuần trên kênhTHVLI: Dia chỉ Nhân Đạo, Thắp sáng niém tin, Trái tim nhân ái, Thần

Tài gõ cứa và các hoạt động xã hội từ thiện của Đài Phát thanh và Truyền

hình tỉnh Vĩnh Long.

Trang 16

4.2.Pham vi nghiên cứu:

Các chương truyền hình nhân đạo phát sóng hàng tuần trên kênhTHVL và hoạt động xã hội từ thiện của Dai Phát thanh và Truyền hình tỉnhVĩnh Long từ năm 2016 đến 2018.

5 Phương pháp nghiên cứu$.1.Cơ sở lý luận:

Luận văn sử dụng lý thuyết về báo chí và truyền thông và một số vấnđề về an sinh xã hội, về hoạt động xã hội từ thiện, nhân đạo.

5.2.Phwong pháp nghiên cứu công cụ

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tập hợp, hệthống hóa các nguồn tư liệu, giáo trình, sách chuyên khảo, các bài báo khoahọc, các tài liệu của các co quan chức năng, dé xây dựng cơ sở lý luận và

thực tiễn về chương truyền hình nhân đạo và hoạt động xã hội từ thiện củacác cơ quan báo chí

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong luận văn đượcthực hiện trên cơ sở tài liệu mà bản thân trực tiếp quản lý, đánh giá để làmcông tác tham mưu qua nhiều năm, tác giả sẽ phân tích, tong hợp, đánh giáthành công, hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của chươngtruyền hình nhân đạo (tiêu chí, kịch bản, cách dẫn truyện, diễn biến, kếtthúc, sự sáng tạo, yếu tố bất ngờ, tạo ấn tượng ) và hoạt động xã hội từthiện (quy mô, hiệu quả) tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Longđể rút ra những nội dung chính, những vấn đề cần lưu ý và thông điệp củađề tài.

Phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phương, lãnh đạo một sécơ quan chỉ đạo va phối hợp thực hiện các chương trình; lãnh đạo và

nguyên lãnh đạo Dai, trưởng phó phòng chuyên môn, đơn vi trực thuộc,

phóng viên, biên tập viên.

10

Trang 17

Phương pháp thống kê, so sánh các qua số liệu liên quan đến chươngtrình truyền hình xã hội tự thiện và số liệu của các hoạt động xã hội từ thiệndo Đài tổ chức thực hiện.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài:

Đề tài luận văn mở ra một hướng nghiên cứu có liên quan đến mộtvan đề đang được quan tâm hiện nay là hiệu ứng xã hội, sức lan toa trongtuyên truyền từ những chương trình truyền hình nhân đạo trước xu thé pháttriển, cạnh tranh gay gắt của truyền thông hiện đại Qua đề tài, góp phần đềxuất các giải pháp dé các cơ quan báo chí không chỉ làm tốt công tác tuyên

truyền mà còn có đủ nguồn lực t6 chức hiệu quả các hoạt động xã hội từ

thiện trong công đồng.

Luận văn cũng có thé là một tài liệu tham khảo, nhằm phục công tácnghiên cứu về hoạt động của báo chí hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Qua việc nghiên cứu về nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả các

chương trình truyền hình nhân đạo cũng như các hoạt động từ thiện xã hội

tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua sẽgiúp đơn vị có được đánh giá toàn diện thời cơ, thách thức, tiếp tục cónhững giải pháp tốt hơn trong bối cảnh phát triển, cạnh tranh của truyền

thông hiện đại.

Đây cũng là một tài liệu để các đài phát thanh và truyền hình trongkhu vực có thê tham khảo, vận dụng vào điều kiện cụ thé của địa phương,tạo nguồn lực đề thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

của luận văn gôm có 3 chương sau đây:

11

Trang 18

Chương I: Một số van dé ly luan va thuc tién vé truyén hinh va hoat

động xã hội từ thiện tại Dai Phat thanh và Truyền hình tinh Vĩnh Long

Chương II: Thực trạng các chương truyền hình nhân đạo và công tácxã hội từ thiện của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long

Chương III: Giải pháp nâng cao vai trò của Đài Phát thanh và Truyền

hình tỉnh Vĩnh Long trong hoạt động xã hội từ thiện

12

Trang 19

Chương 1

MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VÀ THUC TIEN

VE TRUYEN HINH VA HOAT DONG XA HOI TU THIEN

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 An sinh xã hội

Trên thé giới, An sinh xã hội là từ rất phố cập, đặc biệt là ở nhữngquốc gia công nghiệp phát triển Trong tiếng Anh, từ này thường được

dùng là"social security" (an toàn xã hội) Day là khái nệm được dùng trong

hệ thống luật pháp, các giáo trình học, từ điển và các dịch vụ xã hội khác.An sinh xã hội có thê hiểu theo hai nghĩa:

An sinh xã hội ở nghĩa hẹp là sự hỗ trợ bằng vật chất, tinh thần, các

dịch vụ xã hội của Nhà nước, cộng đồng xã hội cho những đối tượng (cá

nhân, gia đình, cộng đồng) nghèo đói, yếu thé, dé bị tốn thương, khi họ gặpkhó khăn dé đáp ứng nhu cau cơ bản của con người.

An sinh xã hội ở nghĩa rộng là hệ thống chính sách, pháp luật,chương trình dịch vụ xã hội được Nhà nước, thị trường và cộng đồngthực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước, đóng góp của người lao độngvà người sử dụng lao động nhằm nâng cao năng lực của người dân, giađình và cộng đồng đảm bảo dé tăng cường khả năng ngăn ngừa, giảm nhẹvà đối phó với rủi ro.

1.1.2 Nhân đạo

Theo Từ điển Tiếng Việt, nhân đạo thuộc về “đạo đức”, “thé hiện tìnhthương yêu và ý thức tôn trọng giá trị, phâm chất của con người”.

Giá trị nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lập

trường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xã

hội, vừa mang tính chung toàn nhân loại như: lòng từ thiện, đức tinh hy

13

Trang 20

sinh vì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự xót thương trước những

nỗi khổ dau cụ thé của đồng loại

"Nhân đạo, có thê hiểu là những phẩm chất đạo đức thê hiện ở nhận

thức, thai độ và hành vi thương yêu, quý trọng chăm sóc va bảo vệ con

người, nhất là những con người những thân phận đang gặp những khó khănbất trắc Trong báo chí truyền thông, nhân đạo là thái độ tiếp cận, đánh giásự kiện và van dé trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũngnhư những số phận con người; đó là quan điểm, thái độ và những nỗ lựckhông mệt mỏi trong cuộc dau tranh vì quyền con người, dân chủ, dân sinh,vì sự tiến bộ xã hội và những giá tri nhân đạo chân chính Giá trị nhân dao

biểu hiện cụ thể ở mỗi cộng đồng, dân tộc theo bản sắc văn hoá và trình độ

phát triển mỗi quốc gia, cộng đồng Bat kỳ ai, dân tộc nào, sống ởđâu, cũng đều có khát vọng sống, mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh

phúc trong hoà bình.

Như vậy, tính nhân đạo là một trong những nguyên tắc đặc thù củabáo chí, là yêu cầu khách quan cần có giúp nhà báo đạt được mục đíchtrong quá trình tác nghiệp, là tiêu chí để đánh giá năng lực và bản lĩnh nghềnghiệp, trách nhiệm xã hội và là yếu tổ cơ bản định hình phong cách, nhâncách của nhà báo trong quá trình tiếp cận cuộc sống cộng đồng dé tim hiéu,đánh giá, đồng cảm với hoàn cảnh sống cu thé của con người.

1.1.3 Công tác xã hội - từ thiện

Công tác xã hội từ thiện là những hoạt động nhân đạo hướng tới trợ

giúp con người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên và hoà nhập

cộng đồng Hoạt động này xuất phát từ tình yêu đồng loại giữa con ngườivà con người, song đôi khi sự giúp đỡ bị chi phối bởi động cơ cá nhân là

làm việc thiện trên cơ sở của lòng nhân ai, sự cưu mang dum bọc hay tạo rauy tín cá nhân qua hoạt động xã hội từ thiện Trong hoạt động xã hội từ

14

Trang 21

thiện, phương pháp giúp đỡ dựa trên nền tảng “cho” và “nhận”, nên người

được giúp đỡ thường tỏ ra thụ động đón nhận sự trợ giúp đó.

Hình thức trợ giúp trong hoạt động xã hội từ thiện chủ yếu thông quaphân phối, cấp phát, đưa những vật chất cần thiết tới những người có nhu

cầu Trong hoạt động này, người làm hoạt động xã hội từ thiện không cần

được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng nghé nghiệp công tác xã

hội, điều cốt lõi là phải có tắm lòng, sự nhiệt huyết, tính nhân văn và có

điều kiện nhất định về vật chat, tinh than dé có thé trợ giúp những người

đang có khó khăn.

Nếu như các hoạt động từ thiện chủ yếu hướng tới việc giúp đốitượng giải quyết vấn đề tức thời và đánh giá kết quả thường ít chú trọngđến tính bền vững thì công tác xã hội từ thiện luôn tính đến hiệu quả lâu dàibên cạnh việc giải quyết khó khăn trước mắt.

Công tác xã hội - từ thiện không chỉ là hoạt động từ thiện xuất

phát từ tình yêu đồng loại giữa con người và con người, mà là sự giúp đỡcó tính trách nhiệm xã hội, nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực của đốitượng tiếp nhận.

Trong hoạt động từ thiện, phương pháp giúp đỡ dựa trên nền tảng

“cho” và “nhận”, nên người được giúp đỡ thường tỏ ra thụ động đón nhận sự

trợ giúp Hình thức trợ giúp trong hoạt động từ thiện chủ yếu thông quaphân phối, cấp phát, đưa những vật chất cần thiết tới những người có nhucầu Hoạt động này giải quyết các vấn đề tức thời, hoặc cần sự trợ giúp

nhanh chóng với khối lượng lớn Ví dụ: các hoạt động cứu trợ cho hàng

trăm nghìn người bị ảnh hưởng trong các thảm họa tự nhiên (động đất,sóng thần, lũ lụt, ).

Trong khi đó, công tác xã hội — từ thiện cần vận dụng các kiến thức,kỹ năng, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vào thực hiện các

15

Trang 22

phương pháp khác nhau dé giúp đối tượng (cá nhân, gia đình nhóm, cộngđồng) nâng cao khả năng tự giải quyết van đề Công tác xã hội là một khoahọc và một nghệ thuật Người nhân viên xã hội cần sử dụng các kiến thứckỹ năng làm việc với cá nhân gia đình và cộng đồng dé giúp họ giải quyếtnhững vấn đề và tăng cường chức năng xã hội, cải thiện mối quan hệ với

môi trường xã hội.

Hoạt động từ thiện chủ yếu hướng tới giúp đối tượng giải quyết vấnđề tức thời Sự đói nghèo của một gia đình được cải thiện hơn thông quahoạt động từ thiện của một tô chức hay cá nhân như tặng quần áo, hỗ trợlương thực phần nào được giải quyết, như vậy gia đình tạm thời vượt quakhó khăn ở thời điểm đó Trong khi công tác xã hội — tự thiện sẽ bao gồmcả việc hướng tới sự tác động có tính lâu dài, bền vững, hướng vào giảiquyết các nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề và tăng cường năng lực đối phócủa đối tượng đối với những vấn đề tương tự trong tương lai Công tác xãhội từ thiện không chỉ nhằm mục tiêu từ thiện, mà còn hướng tới sự thayđổi, tăng năng lực cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ trở nêntốt đẹp hơn.

Nước Mỹ là nơi xuất hiện truyền hình hoàn chỉnh đầu tiên trên thếgiới Những năm 1950, thế kỷ 20, truyền hình màu xuất hiện ở Mỹ sau đó

16

Trang 23

lan rộng sang châu Âu và Nhật Bản Ngày nay, các quốc gia trên thế giớiđang xúc tiến nhanh việc thay đổi công nghệ truyền hình từ truyền hìnhtương tự sang truyền hình số Ưu điểm của truyền hình số là chất lượnghình ảnh, âm thanh cao, có thể truyền đồng thời nhiều tiếng cùng vớiđường hình, cung cấp nhiều dịch vụ thông tin, cho phép truyền vài chương

trình trong một kênh.

Ở Việt Nam, truyền hình đang ngày càng hoàn thiện các phương tiệnthu phát Từ năm 1999 đến 2010, các đài truyền hình trong cả nước cô găngphát triển truyền hình cáp và thay thế cách ghi hình bằng phương tiện hiệnđại, kỹ thuật số Đến năm 2020, các đài truyền hình trong cả nước hoànthành việc thu phát bằng phương tiện kỹ thuật số Như vậy cùng với sựphát triển của kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã có những bước tiếnkhá xa và hoàn thiện hơn so với nhiều thập kỷ trước Đến thời điểm hiệntại, truyền hình đã phát triển đến thế hệ thứ ba trong hệ thống phát triển

công nghệ số và được thê hiện bằng các dạng truyền hình số mặt dat,

truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh DTH, truyền hình số mặt đất và đặcbiệt là truyền hình IPTV một loại truyền hình phát sóng qua hệ thống mạng

Internet băng thông rộng và công nghệ này sẽ trở thành một lựa chọn của

ngành truyền hình trong tương lai.

Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như làmột phương tiện giải trí và thông tin Dan dan, truyền hình đã trực tiếp

tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định

hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa,

quảng cáo và dịch vụ.

Sự ra đời của truyền hình với sự phát triển không chỉ về số lượng màcòn cả chất lượng đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng có

17

Trang 24

sức ảnh hưởng xã hội to lớn Công chúng của truyền hình trên thế giới vìthế ngày càng đông đảo.

1.1.5 Chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là sự liên kết bố trí hợp lý các tin bài, bảngtư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định , đáp ứng yêucầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quảcao nhất Chương trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết qua củahoạt động truyền hình, trong đó có cả quá trình sáng tạo gồm nhiều công

đoạn: tạo dựng kế hoạch, hoạch định tác phẩm, hình thành chương trình.

Nhìn chung, có thé xem chương trình là hình thức thực tế hóa củatruyền hình trong đời sống xã hội dé chuyền tải thông tin với công chúng.

Mỗi chương trình truyền hình dù phục vụ cho đối tượng chuyên biệthay đông đảo công chúng đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo về nội dung,thê loại, hình thức thê hiện, đối tượng công chúng, thời gian phát sóng

Dựa trên nguyên tắc trong tổ chức bố cục một chương trình truyềnhình có thé chia thành các nhóm thé loại như sau:

- Nhóm ghi nhận hiện thực đơn giản là các thé loại thông tin

truyền hình, gồm: bản tin (tin ngắn), tường thuật, phát biểu, phỏngvan, phóng sự

- Nhóm phân tích thông tin, sự kiện gọi là thé loại chính luận phântích, gồm: bình luận, tọa đàm, tranh luận, gặp gỡ đối thoại, bản tin (chương

trình thời sự)

- Phim tài liệu truyền hình: bao gồm cả phim truyền hình và phim

chân dung

1.1.6 Chương trình truyền hình nhân đạo

Nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình ngày nay đang biến

đôi khá rõ nét Theo khảo sát của các nhà sản xuât truyên hình trên thê giới,

18

Trang 25

công chúng truyền hình đã bắt đầu xê dịch và dần chuyển từ các nhóm

công chúng đại chúng sang nhóm công chúng liên cá nhân Theo đó, các

chương trình truyền hình cũng đã bắt đầu có những chuyên biến tích cực,từ truyền hình quảng bá, đại chúng sang truyền hình chuyên biệt để đápứng tốt hơn nhu cau thông tin của công chúng.

Các kênh truyền hình chuyên biệt (kênh thể thao, kênh sức khoẻ,kênh âm nhạc, phim truyện ) liên tục ra đời và ngày càng thu hút nhiềunhóm công chúng nhỏ theo dõi Các kênh truyền hình chuyên biệt thực sựđã làm hài lòng công chúng mặc dù phần lớn những kênh này là kênhtruyền hình trả tiền và để sở hữu nó người xem phải tốn phí.

Chương trình truyền hình nhân đạo trước hết là một chương trìnhtruyền hình được sản xuất, xây dựng theo một quy trình chặt chẽ đã thốngnhất (kịch bản, kỹ thuật, biên tập ) của một cơ quan báo chí mà cụ thé là

của đài truyền hình.

Về nội dung, chương trình truyền hình nhân đạo là một chương trìnhtruyền hình có nội dung đi sâu, quan tâm đặc biệt đến cộng đồng, hướngđến xã hội, tập trung vào việc giáo dục, truyền thông về chủ nghĩa nhânđạo, nhân văn, đồng thời giúp đỡ những mảnh đời khó khăn có điều kiệnvượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sông.

1.1.7 Chương trình truyền hình xã hội từ thiện

Chương trình truyền hình xã hội từ thiện là những chương trìnhtruyền hình hướng tới trợ giúp con người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hộivươn lên và hoà nhập cộng đồng, đồng thời, hướng tới việc tăng cường haykhôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của những đối tượng nêutrên, để giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.

Một chương trình truyền hình xã hội từ thiện, dù nội dung đề cập làbản tin, sự kiện hay khai thác sâu về một nhân vật đều phải hướng đến con

19

Trang 26

người, lấy con người làm trung tâm đề khai thác cái hay, cái đẹp trong cuộcsống, mang đến cho công chúng những thông điệp nhân văn Do đó, thànhcông của một chương trình truyền hình xã hội từ thiện không chỉ dừng lại ởmục đích từ thiện của một cá nhân, tô chức mà phải mang ý nghĩa xã hội to

lớn dé mọi người hướng đến những điều tốt đẹp trong đời sống xã hội.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và cơ sở pháp lý cho hoạt

động xã hội — từ thiện ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, Đảng và Nhà nước ta đặt quyết tâm phát triển hệ thống an sinh xã hộibao đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyên cơ bản của người dân, phùhợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận dần vớichuẩn mức quốc tế Từ nhiều năm qua, đặc biệt là từ khi thực hiện đườnglối đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xâydựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa làmục tiêu, vừa là động lực dé 6n định chính trị - xã hội, phát triển bền vững.

An sinh xã hội được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã

hội, nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bảo đảman sinh xã hội là điều kiện dé bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sựphát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độta Tiếp tục phát triển quan điểm, chủ trương đó của Đảng, trong Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm

1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội,đặc biệt Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giaiđoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu: Chính sách xã hội phải được đặtngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinhtế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời

20

Trang 27

kỳ ; đồng thời thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bao đảm mức sống tốithiểu và hỗ trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn; coi bảo đảm an sinh

xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả

hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hình thành hệ thống an sinh xã hộibao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm người dân có việc làm, thunhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổithu nhập thấp, người khuyết tật nặng, người nghèo, ); bảo đảm cho ngườidân tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục,nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảođảm cuộc sống an toàn, bình đăng và hạnh phúc của nhân dân.

Trong gần 35 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế,phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăngcường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầutư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách dé thực hiện an sinh xã hội,

chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân Cụ thể:

Thứ nhất, bảo đảm an sinh xã hội gắn với tiến bộ và phát triển xãhội, với thành tựu phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế thị trường.

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trongnước và quốc tế, nguồn lực của đất nước còn hạn hẹp, nhưng Đảng và Nhà

nước ta vẫn luôn coi trọng công tác bảo đảm an sinh xã hội, đặt nhiệm vụ

phát triển dân sinh trong mối tương quan hai hòa và gắn kết chặt chẽ vớiphát triển kinh tế, giữa đầu tư phát triển kinh tế với đầu tư bảo đảm phúclợi xã hội và an sinh xã hội Quan tâm đầu tư cho vùng núi, vùng đồng bàodân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã bãingang ven biến, hải đảo, theo đó nhiều chính sách về an sinh xã hội được

ban hành.

21

Trang 28

Các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam ở tầm quốc giađã thu được những kết quả rất tốt đẹp, đã được dư luận quốc tế thừa nhậnvà đánh giá cao, nhất là xóa đói, giảm nghèo cho nông dân ở miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số Về việc giải quyết các vấn đề xã hội và

thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các cộng đồng dân cư, ViệtNam là một trong những quốc gia đã hoàn thành sớm các mục tiêu pháttriển Thiên niên kỷ, nhận được những đánh giá tích cực của cộng đồngquốc tế Dù còn có những hạn chế và bất cập so với yêu cầu phát triểnnhanh và bền vững nhưng kết quả, thành tích mà Việt Nam đạt được vềphát triển giáo dục, chăm lo sức khỏe cộng đồng, thực hiện bảo hiểm y tế

cho người dân, khám, chữa bệnh cho người nghèo, chăm sóc các ba mẹ va

trẻ em, cũng như những nỗ lực giải quyết việc làm, cải thiện mức sống vàđiều kiện sống cho dân cư, cứu trợ xã hội và thực hiện phúc lợi xã hội,quan tâm tới các đối tượng yếu thé là những minh chứng về những tiễnbộ đáng ké thực hiện an sinh xã hội.

Thứ hai, hệ thông pháp luật từng bước được hoàn thiện dé bao đảmquyên an sinh xã hội cho mọi người dân.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khăng định quyền an sinh xã hội cơbản cho người dân (Điều 34: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xãhội”; Điều 59: “Nhà nước tạo bình đăng về cơ hội để công dân thụ hưởngphúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”) Bộ Luật Lao động sửađổi (năm 2012) tiếp tục phát triển thị trường lao động, tăng cường điều kiệnhoạt động của các đối tác tham gia thị trường lao động (Nhà nước, doanhnghiệp, các tô chức môi giới trung gian và người lao động); tăng cường hỗtrợ của Nhà nước đối với người lao động yếu thế trên thị trường thông quacác chính sách hỗ trợ tạo việc làm Luật Việc làm (ban hành lần đầu, năm2013) lần đầu tiên Việt Nam có Bộ Luật hướng đến khu vực kinh tế phi

22

Trang 29

chính thức; tiếp tục mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểmthất nghiệp (mọi lao động làm việc trong các doanh nghiệp có hợp đồng laođộng từ 3 tháng trở lên đều bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp) LuậtBảo hiểm y tế sửa đổi (năm 2013) chuyển từ bao phủ toàn dân sang bảohiểm y tế bắt buộc đối với toàn bộ dân cư; mở rộng sự tham gia của ngườidân vào bảo hiểm y tế (hoàn thiện chế độ đóng, chế độ hưởng và điều kiệnhưởng bảo hiểm y tế); mở rộng đối tượng được Nhà nước bảo hộ một phầnvà toàn phan đề tham gia bảo hiểm y tế Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (năm2014) mở rộng diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người laođộng làm việc có hợp đồng từ 1 tháng trở lên; tăng cường chế tài đối vớiviệc trốn đóng bảo hiểm xã hội; hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tựnguyện theo hướng linh hoạt và phù hợp với điều kiện về việc làm và thunhập của lao động trong khu vực phi chính thức; đề xuất giải pháp khuyếnkhích người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội;hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Thứ ba, đầu tu của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng.

Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nướckhông giảm đi bất cứ một chính sách, khoản chi nào dành cho an sinh xãhội mà còn tăng lên; thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội từ nhiềunguồn lực trong đó các nguôn lực chính là nguồn lực nhà nước, nguồn lựctừ bên ngoài (như nguồn ODA, các chương trình viện trợ không hoàn lạicủa nước ngoài), nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, tổ chức và nguồn

lực từ trong nhân dân.

Thứ tư, Việt Nam đã đạt và vượt thời gian hoàn thành nhiều mụctiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc Tỷ lệ thất nghiệp thấp,dưới 2%; tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 20%, thamgia bảo hiểm thất nghiệp đạt 17% Đa số người lao động đã tiếp cận được y

23

Trang 30

tế cơ sở, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 71,6%; khoảng 3% người cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền mặt hằng tháng và các hìnhthức khác; co bản hoàn thành phổ cập giáo duc mam non cho trẻ 5 tuôi, cấptiểu học và trung học cơ sở; tình trạng nhà ở, nước sạch và thông tin được

cải thiện đáng ké.

Việt Nam là một trong những quốc gia dược Liên hợp quốc đánh giá

cao trong việc hoàn thành trước thời hạn việc thực hiện Mục tiêu thiên niên

kỷ và là điểm sáng về thực hiện mục tiêu giảm nghèo Ngày 17/10 là NgàyThế giới phòng chống đói nghèo, là Ngày vì người nghèo Việt Nam và theothông lệ nhiều năm qua, từ ngày 17/10 tới 18/11 là Tháng cao điểm “Vì

người nghèo” của Việt Nam “Cả nước chung tay vì người nghèo — Không

để ai bị bỏ lại phía sau” là thông điệp nhất quán và là chính sách xuyên suốtcủa Đảng và Nhà nước ké từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Việt Nam vẫn là một nước đang trong thời kì phát triển, sự phân hóavề kinh tế được thê hiện rõ rệt qua các vùng miền Hầu hết, các tỉnh có địahình khó khăn, vùng núi cao ở phía Bắc và các tỉnh miền Trung luôn cóđiều kiện kinh tế kém hơn so với các tỉnh và vùng khác của đất nước Cùngvới đó, yếu tô thiên nhiên như mưa bão, lũ lụt xảy ra hàng năm, khiến cácvùng khó khăn chịu thêm thiệt hại nặng nề về người và tài sản Việc hoạtđộng từ thiện của cá nhân hay tổ chức luôn là một nghĩa cử cao đẹp, giúpđồng bao nơi đây vượt qua những khó khăn thé hiện tinh thần tương thân,

tương ái của dân tộc ta.

Tuy nhiên, thực trạng đáng lên án hiện nay là bên cạnh một số tổchức, cá nhân hoạt động từ thiện với đúng ý nghĩa còn có một số đốitượng lợi dụng lòng hảo tâm của mọi người, công tác cứu trợ, từ thiện dé

trục lợi ban than, làm những việc trái quy định cua pháp luật.

24

Trang 31

Vấn nạn lừa đảo băng cách kêu gọi từ thiện, ủng hộ trên mạng xã hộingày càng nở rộ Hau hết các đối tượng lừa đảo thường đăng tin về một vài

trường hợp đáng thương, những hoàn cảnh khó khăn sau đó kêu gọi sự ủng

hộ, nhiều người tin tưởng và chuyên tiền vào tài khoản của các đối tượngnày Nhưng thay vì chuyền số tiền cho người cần hỗ trợ, các đối tượng ăm

luôn số tiền kêu gọi được Đến khi mọi chuyện vỡ lở thì mọi người mới ditố cáo hành vi của các đối tượng trên thì sự việc đã quá muộn Các địa chỉ,số điện thoại chúng cung cấp cũng “bốc hơi” theo số tiền của các nhà hảotâm dành cho những hoàn cảnh khó khăn Những người “hành nghề từthiện” này quanh năm chỉ đi xin tiền, xin quà từ những người khác chứkhông hề rút tiền túi của mình dé làm từ thiện, sống trên lòng hảo tâm của

người khác nên cuộc sông sung túc, di xe sang, điện thoại xin.

Ngày 25/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện, theo

đó, Quỹ được tô chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích

phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ,

cộng đông và từ thiện, nhân đạo, không vì mục tiêu lợi nhuận.

1.3 Định hướng chiến lược của Đài Phát thanh và Truyền hìnhtỉnh Vĩnh Long đối với công tác xã hội từ thiện

Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta cũng như toàn bộ hệ thống chính trịđang tích cực triển khai Nghị quyết số 19/NQ-TW về "Tiếp tục đổi mới hệthống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của

các đơn vi sự nghiệp công lap" Đặc biệt, trong lĩnh vực báo chí, các cơ

quan báo đài cũng đang trong lộ trình triển khai Đề án Quy hoạch phát triểnvà quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, do đó, việc tự chủ trong báo

25

Trang 32

chí không còn là xu hướng, mà đã trở thành kế hoạch cụ thê đòi hỏi các cơ

quan báo chí phải nỗ lực thực hiện.

Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long, năm 2002,Đài đã mạnh dạn nhận thí điểm tự chủ tài chính theo Nghị định sỐ10/2002/NĐ-CP của Chính phủ Việc phát huy tối đa tính chủ động, sángtao trong khai thác nguồn thu đã tạo cơ sở vững chắc dé thực hiện thànhcông cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP,sau này được thay thế bởi Nghị định số 43/2006-NĐ-CP và nay là Nghịđịnh số 16/2015/NĐ-CP.

Từ cơ chế này đã giúp Đài tạo được bước phát triển đáng ké: từ đơn

vị thụ hưởng kinh phí ngân sách, Đài đã vươn lên không những tự trang trải

chi phí hoạt động mà còn tích lũy dé tái đầu tư hoạt động sự nghiệp; chủđộng đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao chất lượng chương trình, nângcao năng lực cạnh tranh, mở rộng bộ máy tô chức, phát triển nguồn nhânlực, nâng cao thu nhập cho người lao động; góp phần tăng nguồn thu cho

ngân sách địa phương, cùng địa phương thực hiện công tác xóa đói giảm

nghèo bền vững

Chính sự hiệu quả, ôn định trong quá trình hoạt động, Đài Phát thanhvà Truyền hình Vĩnh Long đã có những đóng góp lớn cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh thông qua việc thực hiện các hoạt động từ thiện xãhội Trong những năm qua, THVL luôn dành nhiều tâm huyết cho hoạtđộng từ thiện xã hội, hướng đến cộng đồng nhằm góp phan cải thiện vànâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyền biến tích cực cho

diện mạo tỉnh nhà với tiêu chí: “Mỗi ngày có một chương trình từ thiện

giúp đỡ đồng bào nghèo và học sinh vượt khó hiếu học”.

Đài đã tổ chức hàng trăm chương trình truyền hình trực tiếp vừa có ý

nghĩa rat lớn vê mặt chính tri, xã hội và nhân đạo, vừa gan kêt hoạt động

26

Trang 33

của cơ quan báo chí với các hoạt động xã hội, nhất là trong những ngàytrọng đại như lễ, Tết Có thể nói THVL là một trong những Đài địaphương tổ chức sớm nhất các hoạt động nay Đó là các chương trình: Vòngtay nhân ái; Giai điệu xanh; Tri ân nguồn cội Các chương trình này đã gópphần mang ánh sáng văn hóa đến với người dân vùng sâu vùng xa và vậnđộng gây Quỹ m6 mắt cho bệnh nhân nghèo, gây Quỹ xây dựng nhà tìnhnghĩa, nhà tình thương, xây cầu giao thông nông thôn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đài nhiệm kỳ 2015-2020 nêu rõ: tiếptục giữ vững vị thế, thương hiệu THVL; cải tiễn, nâng cao chất lượng, cầutrúc lại khung chương trình đáp ứng nhu cầu khán giả trong từng thời điểm;đổi mới việc sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình nhân đạo,chương trình giải trí; tiếp tục đây mạnh các hoạt động xã hội từ thiện, gópphan tích cực cùng địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Năm 2016, Đài đã xây dựng Dé án mở rộng Quỹ học bồng Trần Đại

Nghĩa cua THVL giai đoạn 2016-2021 và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Với Đề án này, hàng năm Đài đã xét cấp trên 1000 học bổng cho các em

học sinh con người dân tộc, học sinh m6 côi va học sinh khuyết tật, góp

phần cùng ngành giáo dục duy trì việc học cho học sinh có hoàn cảnh khó

khăn trong tỉnh.

Trong suốt quá trình phát triển, tập thể viên chức, người lao độngĐài luôn giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của đơn vị đó là lòngnhân hậu, yêu thương con người, luôn hướng về cộng đồng Đây cũng làmột trong những giá trị văn hóa cốt lõi của đơn vị Trong điều kiện cuộc

sống của người dân còn nhiều khó khăn, việc tô chức sản xuất các chươngtrình từ thiện xã hội đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, đồng thờihuy động được sự đóng góp lớn của cộng đồng, góp phần củng cé niềm tin

của nhân dân vào chính sách an sinh xã hội của Đảng, mang đên động viên

27

Trang 34

lớn lao đối với con người, chung tay xây dựng một xã hội hướng thiện ĐàiPhát thanh và Truyền hình Vĩnh Long đã trở thành chỗ dựa tin cậy củangười nghèo, đồng thời là địa chỉ tin cậy dé các nhà hảo tâm ủy thác thực

hiện công tác xã hội từ thiện.

1.4 Đặc trưng và vai trò, thế mạnh của truyền hình trong các

hoạt động xã hội từ thiện

Truyền hình là loại hình báo chí mà tin tức, hình ảnh được phát quasóng truyền hình bằng âm thanh và hình ảnh động Hình ảnh chủ yếu vàđặc trưng trong truyền hình là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp Bên

cạnh đó truyền hình cũng sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu,

mô hình, so đô, biểu dé,

Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộngrãi nhất, thậm chí đến tận các tầng lớp nằm bên ngoài ảnh hưởng của cácphương tiện thông tin đại chúng khác G.V.Cudơnhetxốp, X.L.Xvích,A.la.lurốpxki (2004) Báo chí truyền hình, tập 1- Đào Tuan Anh dịch, Nha

xuất bản thông tấn, Hà Nội.

Ưu thế chính của truyền hình chính là truyền tải cả âm thanh và hìnhảnh cùng một lúc Hình ảnh chủ yếu và đặc trưng trong truyền hình là hình

ảnh động về hiện thực trực tiếp Ngoài ra, truyền hình còn sử dụng các loại

hình ảnh tĩnh, như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đô, biểu đồ, chữ in Bang kỹthuật dựng hình, người ta còn có thể dừng các hình ảnh động trong mộtkhuôn hình đặc biệt cần thiết để biến thành một ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh,khắc hoạc một đặc điểm, y nghĩa cụ thể.

Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạcvà tiếng động Nếu coi hình ảnh và âm thanh là hai yếu tố cấu thành ngônngữ truyền hình, thì yếu tố hình ảnh luôn chiếm phan chủ đạo, có tính chatquyết định đối với truyền hình Hình ảnh động tạo nên đặc thù của truyền

28

Trang 35

hình, tạo nên sức hút đặc biệt và chuyên chở phan thông tin chủ yếu củacác chương trình truyền hình Tuy nhiên, tiếng nói, bộ phận chính của âmthanh cũng có vai trò quan trọng trong việc chuyên tải nội dung thông tin.Bởi lẽ, y nghĩa xác định của thông điệp được thé hiện bằng lời nói Mặckhác, những tư tưởng thể hiện qua ngôn từ bao giờ cũng đầy đủ hơn cácbiéu đạt khác về cả chiều rộng và bề sâu của chúng, nhất là trong trườnghợp những tư tưởng đó có mối quan hệ phức tạp.

Sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình khảnăng chuyển tải thông tin vô cùng phong phú Hầu hết các sự kiện, hiệntượng nào trong xã hội đều có thé biểu dat, phan ánh trên truyền hình Đặc

điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hóa

chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sông hiện thực ở trạng thái

sông.Nói cách khác, truyền hình hấp dẫn công chúng ở chỗ, nó cho người tathấy cuộc song hiện thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc

sông đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta Ngày nay, khi chất lượng kỹ thuật

hình ảnh ngày càng hoàn thiện, truyền hình ngày càng hấp dẫn công chúng

hơn Vì thế, truyền hình trở thành kẻ cạnh tranh day uy lực với các loại hìnhphương tiện truyền thông đại chúng khác như sách, báo, phát thanh

Sức mạnh của truyền hình ngày càng tăng do phạm vi ảnh hưởng

rộng rãi của nó Những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại rạo ra khả

năng cho truyền hình xâm nhập tới bất cứ ngõ ngách nào trên mặt đất nếuđiều kiện tài chính cho phép Với kỹ thuật cáp quang, vệ tỉnh địa tĩnh, sóng

tín hiệu truyền hình tạo thành một mạng lưới đưa các kênh truyền hình bao

phủ lên khắp bề mặt địa cầu, phá vỡ những ranh giới địa chính trị, thu hẹp

không gian truyền hình.

29

Trang 36

Công chúng truyền hình thường là số đông, nên quá trình xem truyềnhình cũng còn là quá trình trao đổi, phân tích dé tái nhận thức thông tin ởmột chất lượng mới Điều này tạo nên một tính chất đặc thù, một sức mạnhto lớn, mà không một phương tiện truyền thông đại chúng nào có thé sosánh nổi Chất lượng và sức mạnh ấy bảo đảm cho truyền hình trở thànhmột nhân tố có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến dư luận xã hội, cũng nhưnhững tư tưởng ở chiều sâu bên trong của nó Ngay nay, khó có một lựclượng chính tri nào, một nhà chính tri nào có thể thành công nếu không

hiểu được truyền hình và sức mạnh của nó.

Nếu như công chúng chỉ có thé tiếp nhận thông tin bằng con đườngthị giác đối với báo in, băng thính giác đối với phát thanh thì đối với truyềnhình, khán giả tiếp cận bằng cả thị giác và thính giác Hơn nữa, hình ảnhtrên truyền hình còn có tính sinh động, hấp dẫn và tính sát thực bởi là hìnhảnh động, trong khi hình ảnh của báo in là hình ảnh tĩnh Các lợi thé trêntạo ra sức hấp dẫn lớn cho truyền hình và cũng làm tăng hiệu quả của việctư vấn, phản biện, giám sát xã hội Chính vì “mắt thấy, tai nghe” nên khángia dé dàng bị thuyết phụ với những gì đang diễn ra trên truyền hình.

Tuy nhiên, tín hiệu hình ảnh động và âm thanh theo tuyến tính củatruyền hình làm cho đối tượng công chúng bị động hoàn toàn về tốc độ,trình tự tiếp nhận thông tin Những thông tin phức tạp, có mâu thuẫn logickhó có thé chuyền tải day đủ trên truyền hình Bên cạnh đó, khi xem truyềnhình, người tiếp nhận thông tin hầu như tập trung toàn bộ các giác quan vàonhững gì đang diễn ra trên màn hình Điều này cản trở các khả năng kếthợp tiếp nhận thông tin truyền hình với các hoạt động sống khác của conngười Sự cồng kénh về thiết bị, phương tiện kỹ thuật ghi hình, chuyền phátsóng hình không cho phép người ta tiếp cận nhanh những sự kiện thời sự ởxa các thành phố hay trung tâm, hay ở những địa hình núi non hiểm trở.

30

Trang 37

Bên cạnh đó, tính “tức thời” của hành động, của sự việc và của sự

phản chiếu sự việc ay trên màn anh là đặc tính nồi bật của truyền hình Đặctính này chỉ biểu hiện trong quá trình truyền hình trực tiếp, khi mà hình ảnhđược phát sóng trực tiếp từ các máy camera mà không thông qua việc ghi

hình từ trước, tức là ngay tức thời Chúng ta gọi khả năng tạo ra và loan

truyền những thông tin không ghi lại từ trước là tính chất trực tiếp củatruyền hình Tính chất trực tiếp gắn liền với khả năng phát hình tức thời(tức là cùng thu và phát một lúc, truyền hình tức thời); đó là hai mặt củamột hiện tượng Hiện tượng này thé hiện một cách không thường xuyênthông qua các chương trình thực tế, nhưng nó lại có một ý nghĩa rất căn bảnđối với tâm lý cảm thụ bằng hình ảnh, quyết định tính xác thực đặc biệt củahình ảnh truyền hình Toàn bộ chương trình truyền hình diễn ra cùng lúc vàsong song với cuộc sống đang diễn ra của khán giả truyền hình Đó là dấuhiệu của truyền hình với tư cách là phương tiện và kênh truyền tải thông tin.

Những dau hiệu ay có ý nghĩa rất to lớn, quyết định sức mạnh và khả năngcủa truyền hình về chức năng, cơ cau, về cách thê hiện và về thâm mỹ.

Truyền hình có thé tự do tiếp cận từng nhà Mọi người có thể tiếp cậnsự việc đang diễn ra được trình chiếu trên màn anh truyền hình mà không phảira khỏi nhà mình Điều này cho phép truyền hình thực hiện những chức năngchung của toàn thể giới báo chí Khán giả truyền hình không phải lúc nàocũng có thé nhớ được cụ thé những gì người ta đã nói trên màn ảnh, nhưng holại sẵn lòng kề về nhân vật đó như thế nào, về động cơ xuất hiện của người ấytrên màn ảnh và thái độ của anh ta đối với khán giả.

Truyền hình là kênh truyền thông thời sự định kỳ, chuyên tải thôngđiệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng vớilời nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng

bức tranh sông động với cảm giác như đang trực tiép tiép xúc và cảm thụ.

31

Trang 38

Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được “rút gọn”,được “làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức” và làmphong phú hơn về giá trị tinh thần (có mục đích), giúp người xem nhậnthức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về những sựkiện và van dé đang diễn ra có ý nghĩa của cuộc sống hôm nay [1 ; tr.195].Từ cơ sở này cho chúng ta thấy được khả năng, thế mạnh thu hút côngchúng từ những thông tin mang tính chất trực tiếp của truyền hình ytrongđời sông.

Việc truyền tải thông điệp băng hình ảnh với tất cả các màu sắc vốncó của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh sống động đã tạo nên tính hấpdẫn vô song Thế mạnh này bắt nguồn từ việc truyền hình tác động vào cảhai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác và thính giác bằngnhững chất liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đangtiếp xúc trực tiếp với người trong cuộc Thông điệp trên truyền hình hấpdẫn nhưng lại rất dễ hiểu, thích ứng cho các nhóm công chúng có trình độ

văn hóa khác nhau.

Như vậy, với những thế mạnh riêng có của mình, truyền hình có ưuthế đặc biệt trong việc tạo tương tác, hướng dẫn các hoạt động, cô vũ, kêu

gọi hành động xã hội của đông đảo công chúng Các hoạt động xã hội từ

thiện trên sóng truyền hình luôn tạo được hiệu ứng tốt bởi thế mạnh củaloại hình truyền thông này.

Với khả năng tô chức, tiềm lực vật chất và con người, thông điệptuyên truyền về những điều tốt đẹp, hướng thiện qua các chương trìnhtruyền hình nhân đạo sẽ được khăng định khi chính đài truyền hình trực

tiếp tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong cộng đồng.

Việc đài truyền hình đứng ra làm đầu mối cho hoạt động này có

thê xem như một sự “vào cuộc”, một minh chứng cho việc nói và làm

32

Trang 39

chứ không chỉ dừng lại ở sự tuyên truyền, hô hào chung chung Điều này

sẽ có sức tác động mạnh mẽ vào nhận thức con người, tạo nên dư luận xã

hội to lớn, thông qua đó còn định hướng dư luận về mặt tư tưởng, nhậnthức về tình hình xã hội, mang đến cho người xem niềm tin, sự đồng

cảm; xây dựng lòng nhân ái, tạo nên hiệu ứng nhân đạo rộng lớn trong

cộng đồng Và như vậy, chính hoạt động thực tế liên quan đến an sinh xãhội sẽ góp phần nâng cao khả năng tác động dự luận xã hội mạnh mẽ củathông tin trên truyền hình.

Với những đặc tính nỗi trội về độ lan tỏa, tính kịp thời, về sự minhbạch, và về khả năng thu hút lôi cuốn công chúng tới các chương trìnhthông qua hình ảnh, âm thanh sống động, truyền hình có vai trò và lợithé quan trong trong viéc trién khai cdc hoat động xã hội — từ thiện,

mang lại hiệu quả cao và tạo sự tin cậy cho công chúng.

Các cơ quan bao chí, đặc biệt là các dai truyền hình, những ngườilàm báo không chỉ là cầu nối, là nơi cung cấp thông tin giữa Đảng, Nhànước, chính quyền đến người dân, doanh nghiệp và ngược lại mà thông quanhững bài viết, những khuôn hình, bức ảnh để kết nối những tắm lòng hảo

tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu

thương g1ữa con người với con người.

Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thực hiện nhiềunghĩa cử cao đẹp, đồng hành với người nghèo, thực hiện tốt các chươngtrình xã hội từ thiện, là cầu nối để các doanh nghiệp, các tắm lòng hảo tâmvà cộng đồng thắp sáng những mảnh đời bất hạnh, gieo niềm tin, nghị lựccho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó; hỗ trợ kịp thời cho đồng bào bịthiên tai, dịch bệnh Nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa thiết thực

như: hiên máu tình nguyện, cứu trợ đông bào bị thiên tai, Têt vì người

33

Trang 40

nghèo, Tam lòng quê hương — Tiếp sức đến trường nhờ báo chí, đã được

lan tỏa, trở thành phong trào thường xuyên được xã hội đón nhận, ủng hộ.

Với lợi thế của nghề đặc thù, các cơ quan báo chí và những ngườilàm báo đã âm thầm, bên bỉ, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia các hoạt độngtừ thiện và cộng đồng Thắp sáng những mảnh đời bất hạnh, gieo niềm tin,

nghị lực cho học sinh nghèo, hỗ trợ kịp thời cho người bệnh tiền thuốc

thang chữa trị, xây hàng trăm ngôi nhà cho người nghẻo, gia đình chính

sách, mang niềm vui, hạnh phúc đến với những người yếu thế trong xã hội;làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, đơn vi, cá nhân với các hộ nghèo, demđến cho họ niềm tin vào tình thương yêu và sự chia sẻ của cộng đồng dé cógang vươn lên trong cuộc sống Đó là phương châm hành động của nhiều

cơ quan báo chí.

Riêng trong lĩnh vực truyền hình, có nhiều chương trình xã hội từthiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như chương trình “Vượt lên chínhmình” (do Ban Khoa giáo của HTV phối hợp với công ty LASTA thựchiện) với mục đích xóa nợ và cấp vốn làm ăn cho mọi đối tượng ngườinghèo có vay vốn ngân hàng và có nhu cầu xóa nợ trên đất nước Việt Nam.Chương trình “Lục lạc Vàng” được xây dựng với mục đích chuyên tải đếnkhán giả truyền hình trên cả nước thông điệp kêu gọi chung tay góp sức từnhững nguồn lực trong xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ người dân nghèo vượtqua những khó khăn trong cuộc sống Lasta Group, Dai Truyền hình ViệtNam và các Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, cùng các nhà tài trợ thực hiện

chương trình “Luc Lac Vàng” trở thành một quỹ hoạt động thường niên, có

quy mô tầm cỡ quốc gia, thúc đây cộng đồng tham gia đóng góp tích cực vềvật chất và tinh thần cho người dân, hướng đến xây dựng mối quan hệ cộngđồng rộng rãi trong xã hội với mục tiêu hoạt động vì người dân nghèo trên

cả nước.

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w