Với bản chất là hướng đến sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những đối tượng thuộc nhóm bất lợi hoặc dễ bị tổn thương bằng các hình thức can thiệp dựa trên góc độ tâm lý hay
Trang 1TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI
Đề tài:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LIÊN HỆ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN
NHI TRUNG ƯƠNG
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I Khái niệm công tác xã hội 2
II Ngành công tác xã hội ở Việt Nam 4
III Vai trò của ngành công tác xã hội 7
IV Chức năng của ngành công tác xã hội 9
V Liên hệ công tác xã hội trong bệnh viện nhi trung ương 10
1 Khái quát chung về công tác xã hội trong bệnh viện 10
2 Công tác xã hội trong bệnh viện Nhi Trung Ương 11
VI Những thách thức và cơ hội của ngành công tác xã hội tại Việt Nam 15
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC THAM KHẢO 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại Ngành CTXH góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế Đặc biệt vào giai đoạn “đổi mới - mở cửa” (từ năm 1986), tăng trưởng kinh tế kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp như cách biệt giàu nghèo, khủng hoảng gia đình, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS thì nhu cầu phát triển CTXH mới trở nên bức thiết.
Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam mặc dù nó có nguồn gốc và lịch sử phát triển hơn một thế kỷ qua trên thế giới Với bản chất là hướng đến sự trợ giúp con người trong cuộc sống, nhất là những đối tượng thuộc nhóm bất lợi hoặc dễ bị tổn thương bằng các hình thức can thiệp dựa trên góc độ tâm lý hay các mô hình can thiệp từ cá nhân, đến nhóm và cộng đồng, công tác xã hội thể hiện được vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại, xã hội công nghiệp, cũng như trong xã hội lấy vấn đề phúc lợi, công bằng làm định hướng phát triển.
Đề tài nghiên cứu: “CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LIÊN HỆ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG” là một đề tài thú vị, thiết thực, mang đầy tính nhân văn.
Do tri thức còn hạn hẹp, bài tiểu luận còn nhiều thiếu xót, mong các quý thầy cô thông cảm!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4I Khái niệm công tác xã hội.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về công tác xã hội trong đó, có thể khái quát bằng một số cách khái niệm cơ bản sau:
Khái niệm 1: Theo Hiệp hội Quốc gia Nhân Viên CTXH (NASW) năm 1970: Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống
Khái niệm 2: Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Khái niệm 3: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.
Khái niệm 4: Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã
Trang 5hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
Cơ bản cần chú ý những yếu tố của công tác xã hội là:
Thứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn Điều này đối với các bạn làm công tác xã hội trực tiếp, là hiển nhiên Tuy nhiên, với các nhà quản lý, cần phải được nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng để giải quyết các vấn đề xã hội cần thực hiện công tác xã hội cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở một số khâu quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính sách, lập kế hoạch…).
Thứ hai, đó là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, hay phức tạp Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam Người làm công tác xã hội phải quan tâm rất nhiều loại vấn đề khác nhau, bởi vì đời sống con người là đa dạng Họ phải làm việc với nhiều loại người, từ người dân bình thường, các thành phần “có vấn đề” trong xã hội, đến những người có quyền lực hay trách nhiệm cao Họ còn phải làm việc đủ với các loại tổ chức và thiết chế.
Thứ ba, công tác xã hội chỉ có thể được gọi là như vậy, khi nó tuân theo những nguyên tắc và phương pháp đặc thù, phù hợp với mục tiêu cao cả nói trên.
Thứ tư, công tác xã hội nhằm tác động trực tiếp vào cá nhân hay nhóm người, nhưng không làm thay đổi họ, mà chỉ hỗ trợ bằng những cách khác nhau, để họ giải quyết các vấn đề của mình.
Thứ năm, công tác xã hội không có tham vọng giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người và xã hội Nó chỉ nhằm trực tiếp vào những vấn đề của đời sống hàng ngày của con người, được tập hợp trong một khái niệm chung, đó là phúc lợi (hay an sinh) xã hội.
Thứ sáu, qua việc giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề đời sống cụ thể của họ, công tác xã hội thực hiện những mục tiêu chung
Trang 6của nó là phúc lợi và hạnh phúc cho mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng xã hội.
II Ngành công tác xã hội ở Việt Nam
Ngành Công tác xã hội đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài người Nhưng ngành Công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến từ đầu thế kỷ XX để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương Tây Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động Công tác xã hội trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ Gần đây, các hoạt động Công tác xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa Công tác xã hội vào nội dung của bảo đảm xã hội Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển Vị thế của ngành Công tác xã hội, cũng như của các cán bộ xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trọng đối với xã hội, gia đình và từng cá nhân Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công dân.
Sự hình thành và phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật hình thành và phát triển Công tác xã hội trên thế giới Công tác xã hội ở Việt Nam được hình thành trên cơ sở tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người Trải qua các giai đoạn lịch sử, tinh thần nhân đạo và lòng yêu thương đồng loại luôn luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các chính sách xã hội, các luật lệ xã hội.
Tại Việt Nam, ngành Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 nhưng đã bị lắng xuống do những vấn đề lịch sử Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng
Trang 7việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong Công tác xã hội, biên soạn tài liệu về Công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động Chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH
Từ năm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp Hiện nay đã có hơn 40 trường Đại học và Cao đẳng tham gia đào tạo ngành Công tác xã hội Ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành Công tác xã hội và hàng trăm người tốt nghiệp trung cấp ngành Công tác xã hội” Theo tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu - nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội thì ở nước ta hiện nay số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội, số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện cũng lên tới gần chục nghìn người; số cộng tác viên làm công tác dân số và bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn bản lên tới 162.000 người Trừ số cán bộ được đào tạo ở trình độ Đại học và Cao đẳng, còn lại hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản, họ chỉ được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nâng cao kỹ năng và hiểu biết về Công tác xã hội.
Năm 2009 là năm chúng ta đứng trước một viễn cảnh tươi sáng của việc phát triển Công tác xã hội tại Việt Nam thông qua việc Cục Bảo Trợ Xã hội thuộc Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội sẽ đệ trình Chính phủ đề án phát triển ngành Công tác xã hội ở Việt Nam trong đó có việc ban hành mã ngành cho ngành Công tác xã hội Việc Unicef và các tổ chức phi chính phủ như Cứu trợ Trẻ em, Plan, Child fund và Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã ký hợp tác về hệ thống bảo vệ trẻ em trên các tỉnh thành của Việt Nam trong đó vai trò của cán bộ xã hội là hạt nhân trong hệ thống cũng như các trung tâm Công tác Xã hội được thành lập từ cấp tỉnh đến Trung ương Như vậy, trong một tương lai rất gần, Công tác xã hội sẽ được coi là
Trang 8một nghề và các cán bộ xã hội sẽ có môi trường làm việc và khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong hệ thống của chính phủ cũng như phi chính phủ.
Từ lâu trong đào tạo và thực hành CTXH chúng ta đã đề cập đến vai trò tác nhân, xúc tác (catalyst) của công tác xã hội, của nhân viên xã hội Thật vậy trong thực hành nghề nghiệp, nhân viên xã hội thực hiện vai trò này dưới nhiều hình thức như: tác viên phát triển cộng đồng, nhà giáo dục, người biện hộ, người tạo thuận lợi… thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, nhóm và cá nhân… Nhưng để trở thành tác nhân phát triển, một nghề chuyên nghiệp, ngành công tác xã hội phải khẳng định sứ mạng, vị trí, vai trò, chức năng, … của mình trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Ngày nay khi bàn về ngành Công tác xã hội, nhiều nhà khoa học cho rằng Công tác xã hội vừa là một khoa học, lại vừa là một nghề chuyên môn Năm 2000 Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội đã định nghĩa về CTXH như sau:
“CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết
vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giảiphóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễchịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội,CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường củahọ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghềnghiệp CTXH”.
Khi đề cập đến các lĩnh vực xã hội, chúng ta liên tưởng ngay đến các lĩnh vực quan trọng trong đời sống cộng đồng như: Chính sách XH; an sinh XH; khuyết tật; sức khỏe; gia đình và phụ nữ; trẻ em và thanh niên; người cao tuổi; lĩnh vực HIV/AIDS… đó là những vấn đề luôn được các cấp, các ngành quan tâm Để có được một XH công bằng, lành mạnh, và văn minh cần hạn chế tối đa các hành vi trái với pháp luật, mọi người luôn vì nhau,
Trang 9giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn để có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc và phát triển thì vai trò của nhân viên xã hội rất quan trọng Trong những năm gần đây ở nước ta đã nở rộ phong trào từ thiện và hoạt động xã hội giúp đỡ hữu ích cho biết bao người dân có hoàn cảnh và số phận không may mắn Tuy nhiên, Công tác xã hội chuyên nghiệp không phải là công tác từ thiện Công tác xã hội chuyên nghiệp dựa trên cơ sở khoa học nhằm phát huy tiềm năng của cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng để họ tự giải quyết vấn đề, quan hệ bình đẳng và tôn trọng, phát triển bền vững.
Đội ngũ những người làm công tác xã hội tham gia vào các lĩnh vực rất đa dạng và phong phú như từ các cơ sở đào tạo, y tế, bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức giúp đỡ cá nhân - gia đình - cộng đồng, các hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động công nghiệp Công tác xã hội hướng đến các đối tượng đa dạng về lứa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, mức sống, tôn giáo, cũng như có những năng lực cá nhân và XH khác nhau Công tác XH ngày nay đặt trọng tâm vào tổng thể và toàn bộ con người cũng như đặt nặng vai trò của gia đình - Gia đình được xem như trường hợp, yếu tố trọng tâm trong công tác XH Công tác xã hội xem việc vận dụng các tài nguyên cộng đồng để giúp con người là rất quan trọng Phải thừa nhận một điều “Nhân viên xã hội – tác nhân của sự thay đổi” là một cách nhìn đúng đắn nhằm có được một xã hội công bằng về giới, về quyền con người và hơn hết là mọi người trong cộng đồng đều vì mục đích chung là phát triển một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
III Vai trò của ngành công tác xã hội
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu tại Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Công tác Xã hội thế giới lần thứ 17 tổ chức sáng 11/11 tại Hà Nội.
Trang 10Đánh giá vai trò của ngành Công tác xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nhấn mạnh vai trò to lớn trong việc trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm người cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ với con người và nâng cao an sinh xã hội.
Việt Nam chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh, đời sống người dân còn nhiều khó khăn Đặc biệt, tỉ lệ đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội nhiều.
Theo Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), Việt Nam hiện có gần 9 triệu người cao tuổi; 6,7 triệu người khuyết tật; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 2,7 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; 180.000 người nhiễm HIV…
Trên cơ sở những chính sách nhân văn và thiết thực, Chính phủ đã ban hành Đề án Nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 (Đề án 32/2010/QĐ-TTg) đặt ra mục tiêu nhằm cải thiện hệ thống an sinh xã hội, dịch vụ công ở phạm vi rộng lớn và bền vững.
Tại Lễ mít tinh, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao những kết quả đạt được sau gần 5 năm triển khai đề án 32, cụ thể: Tạo dựng được bước đầu khung pháp lý cơ bản về Nghề Công tác xã hội; bước đầu hình thành hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội với trên 30 tỉnh, thành có trung tâm công tác xã hội, trên 20 tỉnh, thành có đội ngũ công tác viên với hàng chục ngàn người.
Đề án đã tăng cường công tác đào tạo nghề Công tác xã hội ở các bậc học, hàng năm có hơn 10.000 lượt cán bộ, nhân viên và cộng tác viên được bồi dưỡng nghiệp vụ…
Nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền lưu ý Ban điều hành Đề án 32/2010/QĐ-TTg cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
Trang 11nghề công tác xã hội, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 32 giai đoạn 2010-2015, xây dựng triển khai kế hoạch 2016-2020; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên trong hệ thống trường học, bệnh viên, hệ thống tư pháp; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo công tác xã hội theo hướng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngành công tác xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nghề công tác xã hội.
IV Chức năng của ngành công tác xã hội
Ngành công tác xã hội có 4 chức năng chức năng chữa trị, chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển
-Chức năng phòng ngừa
Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.
Chức năng phòng ngừa bao gồm cả việc cung cấp các dịch vụ xã hội kịp thời cho những cá nhân dễ bị tổn thương, thúc đẩy chức năng xã hội trước khi các vấn đề nảy sinh
-Chức năng chữa trị
Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm
Chữa trị phải hướng đến việc xóa bỏ hay làm mất đi những vấn đề xã hội mà thân chủ đang gặp phải