Tư tưởng, quan điểm của hồ chí minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí

17 394 0
Tư tưởng, quan điểm của hồ chí minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta nói riêng. Bài làm Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà cách mạng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, “Người có duyên nợ với báo chí” là một nhà báo vĩ đại. Từ ngày ra đi tìm đườn cứu nước (561911) đến khi Người từ biệt chúng ta (391969), Bác Hồ đã để lại một sự nghiệp báo chí đồ sộ với hơn 2.000 bài báo các loại. Người cùng sáng lập ra 9 tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria năm 1922); Quốc tế Nông dân (1924); Thanh Niên (1925); Công Nông (1925); Lính Kách mệnh (1925); Thân Ái (1928); Đỏ (1929); Việt Nam Độc lập (1941); Cứu Quốc (1942). Bác Hồ đã sử dụng bút danh viết nên những tác phẩm báo chí xuất sắc. Người viết báo bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Hán, Việt… đăng trên 50 báo, tạp chí ở trong nước và ngoài nước. Trong suốt những năm tháng hoạt động sáng tạo không ngừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại di sản báo chí vô cùng to lớn và phong phú, trong đó thể hiện sinh động những quan điểm, tư tưởng của Người về cách mạng, về thời đại, về nhân dân, về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Di sản đó thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của một nhân cách lớn, nhà báo cách mạng vĩ đại, đó chính là “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam ”. Nội dung tư tưởng về báo chí của Người gồm những quan điểm toàn diện và sâu sắc về: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trong của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta nói riêng; Về các tính chất cơ bản của báo chí như tính chính trị, tính tư tưởng, tính chiến đấu, tính Đảng, tính nhân dân (hay tính quần chúng), tính chân thật và tính khoa học…; Về nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm báo với tư cách là chiến sỹ trên mặt trận báo chí cách mạng; Về đạo đức nghề nghiệp nhà báo và về phong cách làm báo, viết báo… Trong “thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng” năm 1949, Bác khẳng định: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”. Đó chính là sự phát triển cụ thể hơn quan điểm của Lênin về 3 chức năng của báo chí là: Tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể. Nói cách khác, theo Bác Hồ, nhiệm vụ của báo chí chính là tác động vào nhân thức xã hội nhằm thay đổi nhận thức theo hướng tích cực để đưa quần chúng vào hoạt động thực tiễn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ của báo chí cách mạng trên cơ sở hiểu rõ vai trò vô cùng to lớn của báo chí cách mạng trong đời sống xã hội. Vai trò, vị trí báo chí cách mạng trước khi cách mạng thành công là hết sức to lớn và sau cách mạng thành công thì lại còn có ý nghĩa to lớn hơn. Đó là điều tất cả chúng ta có thể nhận thức được qua hoạt động báo chí và qua những lời dạy ân cần của Bác Hồ về báo chí cách mạng.

... chức năng, nhiệm vụ báo chí  Chức năng, nhiệm vụ tư tưởng báo chí cách mạng1 - Chức tư tưởng: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh báo chí, thấy rõ chức năng, nhiệm vụ công tác tư tưởng báo chí Người nhấn... hiểu tư tưởng Hồ chí Minh báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2003, tr.108 10 ích họ mà phải làm” Đó quan niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh chức tư tưởng báo chí cách mạng Do ý thức rõ chức năng, nhiệm vụ. .. - Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy vai trò báo chí đời sống xã hội nói chung đấu tranh cách mạng nói riêng Trong hệ thống quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sở để đánh giá vai trò, chức nhiệm vụ báo chí

Ngày đăng: 12/09/2018, 12:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan