Câu hỏi: Căn cứ vào bài viết, nói, tài liệu của Hồ Chí Minh, AnhChị trình bày và làm rõ nhận thức của mình về những tư tưởng, quan điểm của Người về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc nói riêng. Trả lời: Trong thời đại ngày nay, trước sự hội nhập nhiều mặt của Việt Nam với thế giới, trước sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, nền Báo chí cách mạng nước ta đang đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó còn có những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, một điều cần khẳng định rằng, dù có hội nhập, đổi mới, báo chí nước ta vẫn là nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết khoảng 2000 bài báo, tác phẩm với nhiều thể loại, bên cạnh đó là nhiều bài nói chuyện về công tác báo chí, đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội. Đó là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta nói chung và nền báo chí Cách mạng nói riêng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là vũ khí quan trọng của mặt trận tư tưởng. Từ khi còn bôn ba hải ngoại hay khi về nước, Người đã luôn sử dụng báo chí là phương tiện tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy rõ qua rất nhiều các bài báo của Người, ngay từ những bài đầu tiên đăng trên các tờ Nhân đạo (L’humanité ), Đời sống thợ thuyền (La vie douvriers), Người cùng khổ (Le Paria) vv… Ví dụ trong bài báo có tựa đề “Vấn đề của người bản xứ” đăng trên tờ Nhân Đạo (L’humanité) của Đảng Cộng sản Pháp ngày 281919 Người viết: “…Ở các tỉnh, người bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất. Xưa kia, người bản xứ bao giờ cũng có thể kêu lên đến tận Triều đình nhà vua; nhưng nay thì anh chàng annamít khốn khổ chẳng biết có thánh nhân nào để dựa, và còn lại cho anh ta, chỉ là công lý của Chúa trời. Riêng đối với những ai mà ngôn ngữ thực dân gọi là bọn quấy rối, thì những phiên họp âm u, được tô điểm thành toà đại hình, bí mật quyết định số phận của họ những người bản xứ chính trực mà đồng bào của họ đều coi trọng và tin yêu…”. Còn trong tác phẩm rất nổi tiếng “Bản án chế độ Thực dân Pháp”, Người chứng minh Thực dân Pháp “đầu độc người bản xứ” bằng cách trích lại bức thư của Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut gửi một viên công sứ. Bức thư này có đoạn: Tôi (Albert Sarraut) trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của nha thương chính trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông tổng giám đốc nha thương chính Đông Dương. Để tiến hành việc đó, tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; phần lớn các xã này, tới nay, vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện. Qua các tỉnh trưởng và các xã trưởng Cao Miên, ông có thể dùng ảnh hưởng to tát của ông để làm cho một số tiểu thương người bản xứ thấy rằng buôn thêm rượu và thuốc phiện là rất có lợi…Chúng ta chỉ có thể đạt kết quả mỹ mãn, nếu chúng ta hợp đồng với nhau chặt chẽ và liên tục, vì lợi ích tối cao của ngân khố.
Trang 1Câu hỏi:
Căn cứ vào bài viết, nói, tài liệu của Hồ Chí Minh, Anh/Chị trình bày và làm rõ nhận thức của mình về những tư tưởng, quan điểm của Người về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội nói chung và trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc nói riêng.
Trả lời:
Trong thời đại ngày nay, trước sự hội nhập nhiều mặt của Việt Nam với thế giới, trước sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, nền Báo chí cách mạng nước ta đang đứng trước cơ hội phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó còn có những thách thức không nhỏ Tuy nhiên, một điều cần khẳng định rằng, dù có hội nhập, đổi mới, báo chí nước ta vẫn là nền báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết khoảng 2000 bài báo, tác phẩm với nhiều thể loại, bên cạnh đó là nhiều bài nói chuyện về công tác báo chí, đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội Đó là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta nói chung và nền báo chí Cách mạng nói riêng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là vũ khí quan trọng của mặt trận
tư tưởng Từ khi còn bôn ba hải ngoại hay khi về nước, Người đã luôn sử dụng báo chí là phương tiện tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng cách mạng, tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách hiệu quả nhất Điều này có thể thấy rõ qua rất nhiều các bài báo của Người, ngay từ những bài đầu tiên đăng trên các tờ Nhân đạo (L’humanité ), Đời sống thợ thuyền (La vie d'ouvriers), Người cùng khổ (Le Paria) vv…
Ví dụ trong bài báo có tựa đề “Vấn đề của người bản xứ” đăng trên
tờ Nhân Đạo (L’humanité) của Đảng Cộng sản Pháp ngày 2/8/1919 Người
Trang 2viết: “…Ở các tỉnh, người bản xứ bị trói tay trói chân, phải gánh chịu thói tuỳ hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới! ấy là công lý bị bán đứt cho kẻ nào mua đắt nhất, trả giá hời nhất Xưa kia, người bản xứ bao giờ cũng có thể kêu lên đến tận Triều đình nhà vua; nhưng nay thì anh chàng "annamít" khốn khổ chẳng biết có thánh nhân nào để dựa, và còn lại cho anh ta, chỉ là công lý của Chúa trời Riêng đối với những ai mà ngôn ngữ thực dân gọi là bọn quấy rối, thì những phiên họp âm u, được tô điểm thành toà đại hình, bí mật quyết định số phận của họ - những người bản xứ chính trực mà đồng bào của họ đều coi trọng và tin yêu…”.
Còn trong tác phẩm rất nổi tiếng “Bản án chế độ Thực dân Pháp”, Người chứng minh Thực dân Pháp “đầu độc người bản xứ” bằng cách trích lại bức thư của Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut gửi một viên công
sứ Bức thư này có đoạn: "Tôi (Albert Sarraut) trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của nha thương chính trong việc đặt thêm đại
lý bán lẻ thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông tổng giám đốc nha thương chính Đông Dương Để tiến hành việc đó, tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; phần lớn các xã này, tới nay, vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện Qua các tỉnh trưởng và các xã trưởng Cao Miên, ông có thể dùng ảnh hưởng to tát của ông để làm cho một số tiểu thương người bản xứ thấy rằng buôn thêm rượu
và thuốc phiện là rất có lợi…Chúng ta chỉ có thể đạt kết quả mỹ mãn, nếu chúng ta hợp đồng với nhau chặt chẽ và liên tục, vì lợi ích tối cao của ngân khố"
Chỉ qua 2 ví dụ trên có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đã dùng báo chí để vạch mặt bè lũ Thực dân, cho nhân dân thế giới hiểu rõ những lời rêu rao
“khai hóa văn minh”, “bảo hộ thuộc địa” của chế độ Thực dân thực chất là
Trang 3hành động tăng cường vơ vét, dẫm đạp lên nhân dân các nước thuộc địa, bằng “những thủ đoạn bỉ ổi nhất và tội ác”
Ngoài giá trị tố cáo tội ác, các bài báo của Hồ Chủ Tịch còn kêu gọi, khích lệ, hiệu triệu quần chúng bị áp bức đứng lên đấu tranh Những nội dung này có thể thấy qua các bài viết trên báo Thanh Niên (cơ quan của tổ chức Thanh niên Cách mạng Việt Nam, ra đời ngày 21/6/1925); Công Nông (thành lập tháng 12/1926); Lính cách mệnh (2/1927), Tạp chí “Đỏ” (thành lập ngày 5/8/1930, tiền thân của Tạp chí Cộng sản ngày nay); Búa Liềm, Tranh Đấu, Tiếng nói của chúng ta, Việt Nam Độc lập vv…
Trong bài xã luận đăng trên báo Việt Nam Độc lập (do Bác sáng lập
năm 1941, khi Người về nước) Người viết: “Tây cốt làm cho ta ngu hèn Báo Việt Nam Độc lập “cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”.
Năm 1944, cũng trên báo Việt Nam Độc lập (số 185) Bác viết:
“Năm 1944 quyết là năm Nga, Anh, Mỹ đánh đổ bọn phát-xít Ðức Nếu quân Anh, Mỹ, Tàu đánh mạnh thì Nhật sẽ nguy Vậy năm 1944 sẽ là năm tranh đấu quyết liệt của chúng ta Chúng ta phải chuẩn bị hy sinh phấn đấu”
Cũng báo này số 226 (ngày 20/8/1945) Người đăng bài “Giờ khởi nghĩa đã
đến”, trong đó viết: "Ngày giải phóng của 25 triệu đồng bào đã tới! Hỡi hết thảy đồng bào! Hỡi những ai biết yêu nước thương nòi! Hãy mau hưởng ứng Việt Minh dưới ngọn cờ đỏ chỉ đạo sao vàng năm cạnh, mau đứng lên Cướp chính quyền thành lập một Chính phủ Lâm thời Nhân dân hết sức rộng rãi trên nền tự do Tân dân chủ Lúc này ai còn do dự là đắc tội với quốc dân Chúng ta phải tự quyết định sự giải phóng của chúng ta " vv
Bên cạnh việc sử dụng trực tiếp viết báo, Người còn dành tâm sức sáng lập ra các tờ báo để phục vụ công cuộc cách mạng Dù trong bất kỳ hoàn cảnh, giai đoạn cách mạng nào, đây cũng là công việc được Người quan tâm Điều này có thể thấy rõ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
Trang 4vừa ra đời, ngày 7/9/1945 Bác đã có chỉ thị thành lập Đài phát thanh quốc gia (nay là Đài tiếng nói Việt Nam) Tiếp đó ngày 19/9/1945, Hãng tin quốc gia (nay là Thông tấn xã Việt nam) được thành lập
Trong công cuộc kháng chiến chống Thực dân – Đế quốc sau này, dù
vô cùng bận rộn nhưng Bác vẫn thường xuyên viết báo Tháng 2/1951, báo
“Sự thật” ngừng xuất bản, Bác đã chỉ đạo thành lập báo Nhân Dân - cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam Nếu tính từ số 1 của báo Nhân dân đến số 5.526, ngày 1/6/1969, Bác đã viết cho báo này 1.205 bài, với 23 bút danh và nhiều thể loại khác nhau
Như vậy có thể thấy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức rất rõ vai trò của báo chí đối với công cuộc cách mạng và đời sống xã hội Từ chỗ đánh giá đúng vai trò của báo chí, qua các bài viết, bài nói chuyện và hành động cụ thể, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một hệ thống tư tưởng, quan điểm về nền báo chí cách mạng Việt Nam
Quan điểm nhất quán của Bác khi đề cập đến báo chí cách mạng là phải xác định được mục đích, tôn chỉ và nhiệm vụ Trong thư gửi lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng (năm 1949) tại Đại Từ - Thái Nguyên, Người viết:
“Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung” Nói cách khác,
theo Bác, nhiệm vụ của báo chí chính là tác động vào nhận thức xã hội nhằm thay đổi nhận thức theo hướng tích cực để đưa quần chúng vào hoạt động thực tiễn cách mạng
Cũng trong bức thư trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo…”
Tháng 4/1959, tại Đại hội lần thứ II của Hội nhà báo Việt Nam, Người lại
nhấn mạnh ý kiến này Người nói: “Báo chí ta không phải để cho một số ít
Trang 5người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyền truyền đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ”
Ở đây, “thông điệp” mà Người chuyển đến cho các nhà báo, những người làm công tác báo chí rất rõ ràng, nền báo chí của ta là để phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng Phục vụ nhân dân, không chỉ là một yêu cầu, một nhiệm vụ với nền báo chí cách mạng Việt Nam, mà còn
là lý do của sự tồn tại của nền báo chí cách mạng
Cũng tại Đại hội Hội Nhà báo trên, Người phân tích rất kỹ: Có người nói ở các nước tư bản có tự do báo chí và báo chí không có giai cấp Nói vậy đúng không Ví dụ: Các báo Pháp như báo Figaro, báo Nước Pháp buổi chiều một mặt nó ru ngủ nhân dân, chia rẽ nhân dân, làm cho nhân dân mất chí khí phấn đấu, mất tinh thần đoàn kết giai cấp Mặt khác, nó phục vụ giai cấp tư bản Đó là những tờ báo chính trị Lại còn những tờ báo “giật gân”, báo nói về ái tình, báo chuyên về lôi chuyện bí mật của những người có tiền ra để tống tiền Tất cả báo chí ấy đều phục vụ lợi ích cho giai cấp bóc lột Báo chí Pháp có thật tự do không? Không! Ví dụ báo Nhân đạo thường bị bọn thống trị tìm mọi cách để phá: nào phạt tiền, nào cho bọn du côn phá phách, nào làm khó khăn về giấy in, nhiều khi báo
bị tịch thu Báo chí của ta phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ Chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, vv.) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng Báo chí của ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ cho nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu.
Dù đã hơn 50 năm kể từ bài nói chuyện này, nhưng những lời của Bác vẫn còn nguyên giá trị Hiện nay, không ít các tờ báo chạy theo
Trang 6khuynh hướng “lá cải”, thông tin mà họ chú tâm khai thác là mặt trái của
xã hội, những vụ cướp của, giết người, tình ái, những vụ án trái luân thường đạo lý Đành rằng một trong những nhiệm vụ của báo chí là phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, chống những điều chưa tốt tồn tại trong xã hội Tuy nhiên khi thông tin đó được khai thác một cách quá nhiều, quá kỹ lưỡng, thiếu đi tính định hướng, xây dựng thì khi đó nó chỉ nhằm một mục đích là câu khách, đáp ứng cho sự hiếu kỳ của một bộ phận nhỏ công chúng ưa thích sự giật gân mà thôi Thật khó có thể hình dung,
có những tờ báo chính thống, là “tiếng nói” của các cơ quan mà mới nghe tên có vẻ rất đàng hoàng, bề thế nhưng lại có các bài viết mô tả chi tiết về các sự kiện chẳng bề thế chút nào, ví dụ “Con của ngôi sao Hồ Ngọc Hà và Cường đô la hở quần chip” (trong khi cháu bé này mới chỉ hơn 1 tuổi),
“Người đẹp Trang Nhung lộ ngực”, “Siêu mẫu Ngọc Quyên nude toàn phần” vv Việc khai thác thông tin theo chiều hướng hở, cướp, hiếp, giết, tuy chưa đại trà, nhưng cũng là một hiện tượng đáng báo động trong đời sống báo chí hiện nay Những người định hướng nội dung của tờ báo đi theo chiều hướng đó đã xa rời quan điểm của nền báo chí cách mạng: Viết cho số đông và để phục vụ lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân
Vì nền báo chí cách mạng là để phụng sự nhân dân nên Bác căn dặn:
"Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe Ta đừng bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực" (trích lời căn dặn của Bác với cán bộ Tuyên truyền ngày 8/1/1946).
Tính chân thật là một yêu cầu tối thượng của báo chí, đặc biệt nền báo chí cách mạng, đó cũng là đạo đức của người làm báo Bác đã luôn nhắc nhở những người làm báo: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết
Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”
Trang 7Theo Bác, nhà báo viết phải chân thực với thực tế cuộc sống, với những con số, những sự kiện đã được xem xét kiểm tra, chọn lọc Bài viết phải đem lại cho người đọc lượng thông tin cao và chính xác Chính tính chân thực làm nên sức thuyết phục với người đọc, người nghe Điều này lý giải vì sao những bài báo của Bác, từ khi Người còn là một thanh niên bôn
ba hải ngoại, chưa có tên tuổi, nhưng lại được thế giới chú ý đến thế Sự chân thực của hiện thực cuộc sống đã được phản ánh một cách chính xác, sắc sảo qua ngòi bút tinh tế, nhân bản của Hồ Chủ tịch, đã là một trong các yếu tố khiến công luận trong nước và thế giới đồng cảm, chia sẻ
Lời dạy của Bác, hay nói đúng hơn là tư tưởng, quan điểm của Bác ở khía cạnh này trong thời điểm hiện nay lại càng trở nên giá trị Trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, khi mà ngồi một chỗ
có thể liên lạc với cả thế giới, nếu cái tâm của nhà báo không sáng, cái trí của nhà báo không tỉnh táo khiến ngòi bút vô tình hoặc cố ý bẻ cong sự thật thì sẽ vô cùng nguy hại cho nhân dân, cho đất nước
Xin lấy một ví dụ Cách đây khoảng gần 10 năm, tại đất vải Lục Ngạn (Bắc Giang) xảy ra vụ hàng loạt cháu nhỏ bỗng dưng mắc các triệu chứng như bị ngộ độc, sau đó nhanh chóng tử vong Ngay lập tức nhiều tờ báo vào cuộc điều tra Trong khi cơ quan chức năng còn đang làm các xét nghiệm để đưa ra kết luận thì một tờ báo vội vàng đăng tải: Thủ phạm khiến các cháu ngộ độc là quả vải Cả nước bàng hoàng, giá vải rớt thê thảm, từ vài chục ngàn đồng/kg xuống còn vài ngàn đồng mà không ai mua Tuy nhiên sau đó, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng các cơ quan chức năng kết luận: Các cháu bé bị mắc chứng viêm não Nhật Bản, hoàn toàn không liên quan gì đến quả vải Vải được minh oan, nhưng giá vải không bao giờ lấy lại thời kỳ hoàng kim của mình, khiến không biết bao nhiêu gia đình trồng vải ở Lục Ngạn và nhiêu nơi khác điêu đứng
Trong vụ việc này, nhà báo không hẳn không có tâm, họ đã mong muốn đưa ra những thông tin kết luận sự việc để trấn an người dân Tuy nhiên do cái “trí” thiếu tỉnh táo (và một phần cũng muốn chứng tỏ mình
Trang 8thạo tin) nên đã vô tình làm thay nhiệm vụ của các nhà chuyên môn, khiến
sự thật không phải là sự thật Qua ví dụ này càng thấm thía câu nói của Bác: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”
Đưa thông tin đúng sự thật là một nhiệm vụ, bảo vệ sự thật là một nhiệm vụ nữa của nhà báo Tháng 9/1962, tại Đại hội lần thứ III của Hội
nhà báo Việt Nam, Bác đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”
Thời gian gần đây nổi lên hiện tượng, một số người (trong đó có những người từng làm báo, viết văn) sử dụng các trang web, blog của mình
để đưa thông tin sai sự thật về các chính sách của Đảng, Nhà nước và các
sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội Họ tự tấn phong mình là “báo chí lề trái”, đối lập với hệ thống báo chí chính thống Việt Nam Họ đòi viết lại lịch sử, trong đó có lịch sử báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 21, đòi ghi công trạng của những trang “lề trái” này Với những chứng cứ, lập luận thiếu cơ
sở, thậm chí ngụy tạo, họ tham vọng sẽ gây đổ vỡ niềm tin của xã hội vào chế độ
Tuy nhiên, những lập luận của số người trên đã bị nhiều tờ báo chính thống với các cây viết tên tuổi phân tích, mổ xẻ, lật tẩy những quan điểm
“ngụy quân tử” phản dân, hại nước, giúp quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn
ý đồ của những thành phần phản cách mạng Như vậy các nhà báo, các tờ báo của nền Báo chí cách mạng đã làm tốt nhiệm vụ “chiến sĩ” của mình trên mặt trận tư tưởng, xử lý hết “nhiễu”, làm trong sạch đời sống xã hội
Điều này cũng đúng với lời căn dặn của Hồ Chủ tịch: ‘Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng” “Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp
Trang 9vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình” (Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959).
Theo bác, báo chí không chỉ là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; mà còn là vũ khí sắc bén chống lại mọi biểu hiện phản động, tiêu cực đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, của đất nước; báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp
Trong bức điện gửi Hội Nhà báo Á Phi (ngày 24/4/1965), Người viết: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng”
Còn trong một lá thư khác gửi trí thức ở Nam bộ, trong đó có các nhà
báo (ngày 25/5/1947), Người viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà; mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc"…
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng, ngoài viết chân thật thì còn phải viết cho hay, cho sáng sủa, mạch lạc, đó cũng là một nhiệm vụ Tại Đại hội liên hoan Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần III, tháng 5/1962, Bác nói với các nhà báo, nhà văn, mỗi khi đặt bút viết, cần phải tự hỏi: Viết như thế nào? Viết phải gọn gàng, sáng sủa, mạch lạc, có đầu có đuôi, có nội dung Viết những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của bạn bè ta Đồng thời để phê bình khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, nhân dân, bộ đội
Theo Người, vì đối tượng của báo chí là quần chúng và mục đích là
vì nhiệm vụ cách mạng nên phải viết cho phổ thông, dễ hiểu Nhà báo phải
có kiến thức rộng, sâu, đặc biệt là có trách nhiệm với công việc của mình, với sản phẩm của mình Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lớp viết báo
Huỳnh Thúc Kháng (5/1949), Người viết: “Muốn viết báo khá thì cần: 1 Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thi không thể viết thiết thực; 2 ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo
Trang 10nước ngoài mà học kinh nghiệm của người; 3 Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu; 4 Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ ”.
Nói chuyện với các nhà báo tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Bác góp ý với các nhà báo: Bài báo thường quá dài, “dây
cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng; Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta; Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng; Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau; Lộ bí mật;
Có khi quá lố bịch; Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng
Theo Bác, đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái ngược lại báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị thì ta phải dùng Hoặc có những chữ nếu dịch ra nếu dịch
ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ “độc lập” Nếu “Việt Nam độc lập” mà nói
“Việt Nam đứng một” thì không thể nghe được Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài Ví dụ: vì sao không nói “đường to” mà lại nói “đại lộ”, không nói “người bắn giỏi” mà lại nói “xạ thủ”, không nói “hát múa” mà lại nói “ca vũ”?
Bác cho rằng tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng
ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phân tích một cách sâu sắc về lý do phải viết ngắn gọn trong thời điểm này là “trình độ của đại đa số đồng bào ta không cho phép đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thời giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm không cho phép