Chiến tranh bao giờ cũng vận động theo quy luật hết sức nghiệt ngã là mạnh được yếu thua. Quy luật hiển nhiên này, mọi người đã rõ. Tuy nhiên, việc nhận biết thế nào là mạnh, thế nào là yếu lại không đơn giản chút nào; việc đánh giá so sánh lực lượng giữa các bên tham chiến nhiều khi rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và trong nhiều trường hợp đến khi kết thúc chiến tranh người ta mới có thể có được kết luận rõ ràng bên nào mạnh, bên nào yếu, nhân tố nào là nhân tố quyết định sự thắng thua
Trang 1HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ - TINH THẦN
TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Chiến tranh bao giờ cũng vận động theo quy luật hết sức nghiệt ngã là mạnh được yếu thua Quy luật hiển nhiên này, mọi người đã rõ Tuy nhiên, việc nhận biết thế nào là mạnh, thế nào là yếu lại không đơn giản chút nào; việc đánh giá so sánh lực lượng giữa các bên tham chiến nhiều khi rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và trong nhiều trường hợp đến khi kết thúc chiến tranh người ta mới
có thể có được kết luận rõ ràng bên nào mạnh, bên nào yếu, nhân tố nào là nhân tố quyết định sự thắng thua
Có những luận thuyết đề cao sức mạnh quân sự đơn thuần, nhấn mạnh vaitrò của vũ khí kỹ thuật, coi đó là yếu tố quyết định Nhưng cũng lại có những quanđiểm nhìn trong sâu thẳm sức mạnh của con người và cho rằng, con người bao giờcũng là nhân tố quyết định trong mối quan hệ với vũ khí kỹ thuật, nhân tố chính trị
- tinh thần là nhân tố “rốt cuộc” quyết định thành bại trong chiến tranh Nhữngquan điểm khác nhau trong đánh giá vai trò của các nhân tố trong chiến tranh tấtyếu dẫn đến sự khác nhau về tư tưởng chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật, phương thứctiến hành chiến tranh, cách đánh , phản ánh sự khác nhau căn bản, sự đối lậpnhau về nguyên tắc giữa hệ tư tưởng quân sự tư sản và hệ tư tưởng quân sự vô sản
Việc đánh giá vị trí, vai trò của các nhân tố cấu thành sức mạnh chiến tranhkhông thể xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà đòi hỏi phải có thái độ thật sự kháchquan và được dựa trên phương pháp khoa học chắc chắn Sự thành bại, thắng thuatrong chiến tranh của các bên tham chiến phụ thuộc rất lớn vào sự đánh giá đó Bởi
vì, như Tôn Tử, nhà lý luận quân sự xuất chúng thời cổ đại bên Trung Quốc có nói:
“Chiến tranh là việc lớn của quốc gia, nó có quan hệ đến sự sống chết của nhândân, sự mất còn của đất nước, không thể không suy xét một cách thận trọng” 1 Sựsuy xét một cách thận trọng phải được biểu hiện cụ thể ngay trong việc đánh giá và
1 Tôn - Ngô binh pháp, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 1994, tr33
Trang 2xây dựng những nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh, đối với tất cảcác bên tham chiến
Đứng vững trên lập trường vô sản, với phương pháp khoa học của ngườicách mạng trong xem xét các vấn đề của chiến tranh, V.I.Lênin khẳng định:
“Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần củaquần chúng đang đổ máu trên chiến trường Lòng tin vào cuộc chiến tranh chínhnghĩa, sự giác ngộ rằng cần phải hy sinh đời mình cho hạnh phúc của những ngườianh em, là yếu tố nâng cao tinh thần của binh sỹ và làm cho họ chịu đựng đượcnhững khó khăn chưa từng thấy”2 Luận điểm kinh điển nổi tiếng trên của Lênin đãđược rất nhiều tướng lĩnh và các nhà khoa học quân sự vận dụng để nhấn mạnhcho lập luận của mình về vai trò của nhân tố con người, nhân tố chính trị - tinhthần trong chiến tranh Điều đó là đúng Song, vấn đề quan trọng ở đây là cần phảitrình bày một cách đầy đủ và thật sự sâu sắc bản chất luận điểm về vai trò “rốtcuộc quyết định” “tinh thần của quần chúng” trên chiến trường mà Lênin đề cập,thì mới hiểu được nội dung rộng lớn, toàn diện và ý nghĩa quyết định của nhân tốchính trị - tinh thần trong chiến tranh
Chính Lênin cũng đã từng chỉ rõ: “Tính chất của một cuộc chiến tranh vàthắng lợi của nó đều phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bên trong của nước tham chiến;chiến tranh là sự phản ánh của chính sách đối nội mà nước đó đã thi hành trướcđây Tất cả những điều đó không thể không được phản ánh trong việc tiến hànhchiến tranh”3 Như vậy, để cho tinh thần quần chúng trên chiến trường trở thànhyếu tố “rốt cuộc quyết định” thắng lợi trong chiến tranh thì đằng sau tinh thần ấy
và cội nguồn sức mạnh của tinh thần ấy là sức mạnh của cả dân tộc, của đất nước,của chế độ, sự chung sức, chung lòng của quân dân cả nước Hay nói cách khác,trong chiến tranh sức mạnh của toàn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến đấu hy sinh củamọi tầng lớp nhân dân còn được tập trung và biểu hiện ra ở tinh thần chiến đấu củanhững con người trên chiến trường trực tiếp chiến đấu chống quân thù Nhân tốcon người, nhân tố chính trị - tinh thần bao giờ cũng phải đặt trong mối quan hệ
2 V I Lênin, Toàn tập Bản tiếng Việt,, tập 41, Nxb Tiến Bộ, M, 1977, tr 147
3 V.I Lênin Toàn tập, bản tiếng Việt, tập 39, Nxb Tiến Bộ, M, 1981, tr 361
Trang 3với nhân tố vũ khí kỹ thuật, với toàn bộ các nhân tố tạo nên sức mạnh của chiếntranh Có hiểu như thế mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của nhân tố chính trị
- tinh thần trong chiến tranh theo quan điểm mác xít - lêninnít Mối quan hệ giữacon người và vũ khí là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong việc tạo nên sứcmạnh chiến đấu của quân đội Vũ khí kỹ thuật là khả năng vật chất có ý nghĩa rấtquan trọng trong chiến tranh, nhất là trong chiến tranh có sử dụng vũ khí côngnghệ cao Sự thay đổi về vũ khí trang bị tất yếu dẫn đến sự biến đổi về nghệ thuật,phương thức tiến hành chiến tranh, cách đánh…Nhưng nhân tố con người lại lànhân tố quyết định hiệu quả thực tế trên chiến trường, làm tăng thêm giá trị của vũkhí; vũ khí chỉ là phương tiện để con người sử dụng và phát huy sức mạnh củamình trong quá trình chiến tranh Tuy nhiên, cần thấy rằng sự phát triển của vũ khí,trang bị và phương tiện chiến tranh đòi hỏi con người phải nhận thức và hành độngtrên cơ sở tính năng tác dụng của nó Đó là điều kiện vất chất để con người tin vàokhả năng sức mạnh của chính mình và thực hành các hành động chiến đấu Vũ khí
kỹ thuật không bao giờ có thể thay thế được vai trò con người, trái lại nó càng làmgia tăng giá trị và vai trò của con người trong chiến tranh
Nắm vững học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh nói chung, về vai trò củanhân tố con người, nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh nói riêng, tiếp thutinh hoa văn hoá quân sự thế giới, kề thừa truyền thống, nghệ thuật quân sự Việtnam, Hồ Chí Minh bàn đến chính trị - tinh thần của chiến tranh nhân dân Việt Nammột cách sâu sắc và toàn diện, đồng thời đặt nó trong tổng thể nội dung cấu thànhsức mạnh toàn diện của chiến tranh nhân dân Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh về nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh phải đặt trongtổng thể các nhân tố tạo nên sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam, gắn với
tư tưởng quân sự của Người, gắn với quá trình tiến hành chiến tranh nhân dânchống xâm lược do Đảng ta và Người lãnh đạo
1.1 Không quân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc
Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới như dân tộc Việt Nam, trong quá trìnhlịch sử của mình phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại xâm hung
Trang 4bạo có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn Đặc điểm cơ bản này của lịch sửdân tộc cần phải được nhấn mạnh như là cơ sở của sự hình thành nền nghệ thuậtquân sự Việt Nam với nét rất đặc sắc là thực hiện chiến tranh nhân dân Đây thực
sự là bí quyết giành thắng lợi của dân tộc ta trước mọi kẻ thù Bí quyết giành thắnglợi ấy nhất thiết phải được dựa trên sức mạnh “Cử quốc nghênh địch”, “Bách tínhgiai binh”, sức mạnh của cả dân tộc đứng lên chiến đấu chống quân thù
Trong chiến tranh, quân đội bao giờ cũng là lực lượng giữ vai trò trực tiếpquyết định sự thắng thua trên chiến trường Tuy nhiên, sức mạnh của quân đội phảidựa trên nền tảng sức mạnh tổng hợp quốc gia Bên tham chiến nào huy động đượcđầy đủ sức mạnh của đất nước, phát huy mọi nguồn lực quốc gia phục vụ tốt nhấtcho nhu cầu của chiến tranh, thì dù quân đội có số lượng tuyệt đối ít hơn, vũ khítrang bị ở trình độ thấp hơn đối phương, vẫn có thể giành thắng lợi Chính trị - tinhthần của cuộc chiến tranh như thế phải là chính trị - tinh thần của toàn dân tộc, củaquân dân cả nước được phát huy cao độ trong chiến tranh
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, hầu hết các nhà lãnh đạo yêu nước, lãnhđạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc đều thấy rõ sức mạnh của
nhân dân và đều có những chủ trương giữ nước, chống ngoại xâm: dựa vào dân.
Tuy có những hạn chế về mặt giai cấp và lịch sử, nhưng chủ trương giữ nước dựavào dân đã động viên và phát huy được sức mạnh vật chất, tinh thần của mọi tầnglớp nhân dân, của cả người giàu và người nghèo, từ quan lại đến thần dân phục vụcho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Hưng Đạo Vương - Trần QuốcTuấn, người anh hùng dân tộc ba lần đánh thắng đế quốc Mông - Nguyên ở thế kỷXIII đã từng đề nghị Vua Trần thực hiện: “khoan thư sức dân lấy kế sâu rễ bềngốc”, thực hiện “chúng chí thành thành”, coi đó là “thượng sách giữ nước” Tưtưởng này đã trở thành luận điểm có tính chất kinh điển trong kho tàng lý luậnquân sự Việt Nam Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc, nhà chính trị quân sự kiệtxuất trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ở thế kỷ XV đã nhận thức sâu sắcvai trò của quần chúng nhân dân đối với công cuộc giữ nước chống ngoại xâm.Ông cho rằng, chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân; đồng thời chỉ ratrong chiến tranh thì phải đoàn kết một lòng “hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”
Trang 5để tập hợp “bốn phương manh lệ” Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã từngnêu rõ mục đích của phong trào Tây sơn là “Kéo cùng dân ra khỏi chốn lầm than”
và trong bài Chiếu lên ngôi đã chỉ rõ việc lên ngôi Vua “cốt ý quét sạch loạn lạc,
cứu vớt dân trong vòng khói lửa”1
Với những nhận thức tiến bộ ấy, các nhà lãnh đạo các cuộc kháng chiếnchống xâm lược trong lịch sử nước nhà đã giương cao ngọn cờ dân tộc, quy tụđược lòng người, thực hiện được chính sách đoàn kết toàn dân đứng lên chốnggiặc Nhờ vậy, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong lịch sử
đã thu hút sự tham gia đông đảo quảng đại quần chúng nhân dân Quần chúng nhândân không chỉ gia nhập vào các đội quân chiến đấu của triều đình, của các lộ, cácđịa phương; mà họ còn tự xây dựng nên các đội dân binh, hương binh ở các thôn
xã, làng bản, họ tự đứng lên và tổ chức đánh giặc tại quê hương mình Chính điều
đó đã tạo nên truyền thống “cả nước đánh giặc”, “trăm họ đều là binh” rất đặc sắctrong lịch sử giữ nước của dân tộc ta
Đặc điểm lịch sử dân tộc Việt Nam phải thường xuyên chống kẻ thù có tiềmlực kinh tế, quân sự lớn mạnh hơn; những nhận thức tiến bộ của những nhà lãnhđạo đất nước đối với dân và vai trò của dân trong chiến tranh; và sự đóng góp sứcngười, sức của của mọi tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức rất phong phú đadạng … tất cả điều đó đã làm cho các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dântộc ta mang tính nhân dân sâu sắc, phản ánh sức mạnh vô địch của “tinh thần hysinh của toàn thể một dân tộc” mà không quân đội nào có thể chiến thắng được
Tinh thần ấy, sức mạnh ấy đã được Hồ Chí Minh nhìn nhận một cách chínhxác, đánh giá một cách thấu đáo và đưa thêm nội dung mới, nâng lên tầm cao mớitrong điều kiện lịch sử mới
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công được ít ngày, trong Lời kêu gọi
đồng bào Nam bộ ngày 29 tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không quân
đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dântộc” và Người còn nhấn mạnh: “Trước nạn ngoại xâm, toàn thể quốc dân đã đoànkết chặt chẽ thành một khối kiên cố, thành một lực lượng thống nhất mà không
1 Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb KHXH, H, 1971, tr 350
Trang 6quân đội xâm lược nào đánh tan được”1 Luận điểm nêu trên của Chủ tịch Hồ ChíMinh không chỉ nói lên cội nguồn sức mạnh của các cuộc kháng chiến chống ngoạixâm trong lịch sử dân tộc, mà còn phản ánh sâu sắc bản chất và sức mạnh chính trị
- tinh thần của chiến tranh nhân dân Việt nam trong thời đại mới
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố chính trị - tinh thần của chiến
tranh nhân dân không thể không đề cập đến tư tưởng của Người về chiến tranh
nhân dân Việt Nam
Theo Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc kháng chiến
toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính Đó là những tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh bản chất, tính chất, đặc
điểm của chiến tranh nhân dân Việt Nam, nói lên lực lượng, sức mạnh, phươngchâm và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân để chống lại kẻ thù to lớn vàhung bạo
Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22
tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Vì cuộc kháng chiến củachúng ta là cuộc kháng chiến toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàndân”1 Sau Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, nhân dân ta buộc phải tiến hành chiếntranh chống xâm lược, tháng 12 năm 1946, khi trả lời câu hỏi: Toàn dân khángchiến là thế nào?, Người nói: “Toàn dân kháng chiến là cả dân ai cũng đánh giặc.Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già con trẻ, ai cũng phải tham gia kháng chiến Tổquốc là Tổ quốc chung Tổ quốc độc lập thì ai cũng được tự do Nếu mất nước thì
ai cũng phải làm nô lrệ”2 Khái niệm kháng chiến toàn dân, chiến tranh toàn dân,chiến tranh nhân dân được Hồ Chí Minh nói đến rất nhiều lần trong các bài nói, bàiviết của mình, trong quá trình Người lãnh đạo, chỉ đạo các cuộc kháng chiến củadân tộc và được sử dụng một cách thống nhất
Tư tưởng kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh phảnánh sâu sắc quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc: thà hy sinh tất cả chứ nhất định
1 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 4, tr 77, 78
1 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 3, tr 507
2 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 4, tr 485
Trang 7không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ Đây là sự kế thừa, phát huy và nânglên tầm cao mới truyền thống toàn dân đánh giặc, “giặc đến nhà đàn bà cũngđánh”, của ông cha trong điều kiện lịch sử mới, điều kiện lịch sử mà dân tộc taphải đối chọi với các thế lực đế quốc phương Tây hung bạo và hùng mạnh nhất Sựtham gia của các tầng lớp nhân dân vào cuộc kháng chiến không phải chỉ là sựđóng góp sức người, sức của cho chiến tranh; mà điều quan trọng là họ thực sự như
là người lính, “mỗi công dân là một chiến sỹ, mỗi làng là một chiến hào”, tạo nên
“bức thành đồng” vững chắc của chiến tranh nhân dân
Chiến tranh nhân dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là chiến tranh toàn
diện Để chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù có tiềm lực quân sự, kinh tế
hùng mạnh, chiến tranh nhân dân Việt Nam không thể chỉ dựa vào sức mạnh quân
sự, lực lượng quân sự đơn thuần, càng không thể chỉ dựa vào quân đội để chống lạiquân đội đối phương, mà phải dựa trên sức mạnh tổng hợp, toàn diện trên tất cảcác lĩnh vực, tiến công kẻ thù trên tất cả các mặt trận Tính toàn dân và toàn diệnquan hệ chặt chẽ và thống nhất, không thể tách rời trong bản chất, đặc điểm củachiến tranh nhân dân Việt Nam
Tính toàn dân và toàn diện không thể tách rời nhau, nói đến kháng chiếntoàn dân cũng đã bao hàm tính toàn diện của chiến tranh; và ngược lại, bàn đếntính toàn diện của chiến tranh nhân dân cũng đã phản ánh cả tính toàn dân Vì vậy,
Hồ Chí Minh cho rằng, muốn huy động được đông đảo quần chúng nhân dân thamgia kháng chiến, thì phải thực hiện kháng chiến tòan diện Người nhấn mạnh: “…muốn thắng quân địch, chỉ trông cậy vào sức chiến đấu ở tiền phương chưa đủ Tạisao? Vì ngày nay, một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽlan tràn đến khắp các nơi khác Chẳng những thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất
cả các ngành hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá… Vì vậy, muốn kháng chiến lâudài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mớimong đi tới thắng lợi cuối cùng… Nói tóm lại, muốn thực hiện toàn dân khángchiến, ngoài việc động viên chính trị, quân sự, ngoaị giao, còn phải động viên cảtinh thần lẫn kinh tế”1
1 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 4, tr 84, 85
Trang 8Thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến thì mới có cơ sở để
tiến hành chiến tranh theo phương châm trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh,
dựa vào sức mình là chính Không thể thực hiện được phương châm trường kỳ
kháng chiến, một phương châm đối chọi có hiệu quả phương châm đánh nhanhthắng nhanh của bọn xâm lược, nếu không phát động được cuộc kháng chiến toàndân, toàn diện, không phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của toàn dântộc Cũng không thể thực hiện được tư tưởng tự lực cánh sinh là chính, nếu khôngtiến hành có hiệu quả cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, không phát huy đượcmọi nguồn lực vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, trên tất cả các lĩnhvực, các mặt trận cho cuộc kháng chiến cuả dân tộc
Như vậy, giữa bản chất, tính chất, đặc điểm và phương châm, nghệ thuật tiếnhành chiến tranh nhân dân, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hoà quyện, gắn bó chặtchẽ với nhau, phản ánh nét đặc sắc và sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dânViệt Nam Và vì thế, chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
đã phát triển đến độ rực rỡ với tầm cao mới Đồng chí Phạm Văn Đồng khi đề cậpđến tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, đã có nhận xét rất sâu sắc vàchính xác: “Cống hiến lớn nhất của Hồ Chí Minh vào lý luận và phương pháp cáchmạng là lý luận về chiến tranh nhân dân Có lẽ hiếm có ở đâu chiến tranh nhân dântrong thực tế lại đúng với tên gọi của nó như vậy, thực sự sâu rộng trong nhân dân
và thực sự vô địch như nhân dân”1
Bản chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân quy định chính trị - tinh thầncủa cuộc chiến tranh ấy không chỉ là chính trị - tinh thần của quân đội, không chỉ
là tư tưởng, niềm tin, ý chí, tinh thần, tâm lý … của người chiến sỹ trực tiếp cầmsúng chiến đấu trên chiến trường, mà điều quan trọng đó là chính trị - tinh thần củatoàn thể dân tộc, của quân dân cả nước Nhân dịp Quốc khánh lần thứ mười củanước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2 tháng 9 năm 1955, Chủ tịch Hồ ChíMinh viết: “Lòng yêu nước nồng nàn, sự thống nhất về tinh thần và chính trị củanhân dân và quân đội xung quanh Đảng và Chính phủ đã giúp chúng tôi vượt qua
1 Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, môt con người, một dân tộc, một thời đại, Nxb ST, H, 1990, tr10
Trang 9những thử thách khó khăn không tưởng tượng được và tạo những điều kiện vềchính trị, kinh tế và quân sự để chiến thắng
Lòng tin tưởng không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi của sự nghiệp chínhnghĩa của mình đã cổ vũ nhân dân chúng tôi và đã kích thích tinh thần dũng cảmcủa họ Những đức tính về đạo đức và tinh thần chiến đấu mà các binh sỹ, cácchiến sỹ du kích và các cán bộ của chúng tôi đã học tập được trong lịch sử đặc biệtphong phú của phong trào giải phóng dân tộc, đã giúp quân đội trẻ tuổi của chúngtôi lập được những chiến công lịch sử, tô lên ngọn cờ của mình một niềm vinhquang bất diệt”1 Rõ ràng là, chính trị - tinh thần của chiến tranh nhân dân đã trởthành sức mạnh “vật chất” Lòng yêu nước, sự đoàn kết, lòng tin mãnh liệt vàochiến thắng và tinh thần chiến đấu của cả dân tộc… những nội dung cơ bản củachính trị - tinh thần, của sự thống nhất về “tinh thần và chính trị” của nhân dân vàquân đội ta trong chiến tranh, đã tạo nên sức mạnh “vật chất” chiến thắng kẻ thù
Khi xâm lược Việt Nam, với tư duy quân sự tư sản, kẻ thù thường tính đếnphải đối phó với quân đội Việt Nam như thế nào, mà không tính đến một cách đầy
đủ sức mạnh toàn diện của chiến tranh nhân dân Việt Nam, đã không nhận thấymột điều rất căn bản là Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân, nên chúng gặp hết bất ngờ này đến bất ngờ khác và phảichuốc lấy thất bại Sức mạnh của quân đội nhân dân ấy không chỉ nằm trong bảnthân sức mạnh riêng có của nó như tính toán của các nhà quân sự đế quốc chủnghĩa Sức mạnh của quân đội ấy còn bắt nguồn từ nhân dân, từ truyền thống lịch
sử dân tộc, từ sức mạnh của cuộc kháng chiến chính nghĩa dưới sự lãnh đạo củaĐảng của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp tiến bộ đại biểu cho xu thế pháttriển của lịch sử, đó còn là sức mạnh của thời đại kết hợp chặt chẽ với sức mạnhcủa dân tộc trong quá trình nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống xâm lược Và
vì vậy, khi xâm lược Việt Nam, phải đối chọi với chiến tranh nhân dân Việt Nam,với Quân đội nhân dân Việt Nam, thì kẻ thù tự chuốc lấy một khả năng thất bạitiềm tàng
1 Hồ Chí Minh, Sdd, tập 8, tr 55 - 56
Trang 10Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét trong tác phẩm Chiến tranh
nhân dân và quân đội nhân dân: “Chiến tranh ở Việt Nam không chỉ là sự đọ sức
giữa hai quân đội; ở đây bọn thực dân xâm lược phải đánh nhau với cả một dântộc; cả dân tộc Việt Nam, toàn thể nhân dân Việt Nam đang đứng dậy chống lạichúng Chính vì bọn thực dân không nhận thấy sự thật sâu sắc đó, cho nên chúng
đã tưởng chừng dễ dàng giành được thắng lợi mà chung quy lại đi đến thất bại”1
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ muốn chứng tỏ rằng lựclượng kinh tế và quân sự khổng lồ của chúng có thể đè bẹp mọi phong trào giảiphóng dân tộc và sự kháng cự của mọi dân tộc ở bất cứ nơi nào trên thế giới Vìvậy, chúng đã huy động một lực lượng quân sự to lớn, thực hiện nhiều chiến lược,chiến thuật, sử dụng nhiều vũ khí hiện đại…hòng nhanh chóng khuất phục nhândân Việt Nam, nhưng cuối cùng chúng đã chiụ thất bại, một thất bại đầu tiên và lớnnhất trong lịch sử hai trăm năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại Đại hội IV, Đảng ta đãnêu rõ một nguyên nhân cơ bản làm nên chiến thắng của nhân dân ta: “Đó là thắnglợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường và bền bỉ, anh dũng vàthông minh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của các đảng bộ miềnNam, của cán bộ, chiến sỹ công tác và chiến đấu ở miền Nam, và hàng chục triệuđồng bào yêu nước trên tuyến đầu Tổ quốc đã nêu cao tấm gương kiên cường, bấtkhuất hơn ba mươi năm dưới ách quân xâm lược”2 Các nhà quân sự tư sản mãicho đến tận bây giờ vẫn không hết kinh ngạc và lý giải nổi tại sao dân tộc ViệtNam lại chiến thắng hai đế quốc to như Pháp và Mỹ Họ loay hoay tìm câu trả lờitrong các vấn đề chiến lược, chiến thuật, trong các vấn đề sử dụng quân đội, vũ khítrang bị và phương tiện chiến tranh Không thể phủ nhận vai trò của các nhân tố đótrong chiến tranh “Nhưng nếu đặt câu hỏi: vì sao dân tộc Việt Nam đã thắng, thìcâu trả lời chính xác hơn hết và đầy đủ hơn là: bởi vì chiến tranh giải phóng của
dân tộc Việt Nam là một cuộc chiến tranh nhân dân”3
1 Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb ST, H, 1959, tr 100 - 101
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb ST, H, 1977, tr 8 - 9
3 Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nxb ST, H, 1959, tr 101
Trang 11Có hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, mới có thể hiểuđược tư tưởng của Người về nhân tố chính trị - tinh thần của chiến tranh nhân dânViệt Nam Có hiểu được mục đích của con đường cách mạng cứu nước, cứu dân
mà lãnh tụ Hồ Chí Minh suốt cả đời hy sinh phấn đấu, thì mới có thể hiểu đượcnhững tư tưởng, quan điểm của Người trên các vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam nói chung, của chiến tranh nhân dân Việt Nam nói riêng
Luận điểm “Không quân đội nào, khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc” vừa thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của toàn thể nhân dân Việt Nam, vừa nói lên sức mạnh tinh thần to lớn của chiến tranh nhân dân Việt Nam Đó là tinh thần, ý chí của cả dân tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ Không hiểu sâu sắc bản chất, sứcmạnh của con người, không nhận thức đúng đắn vai trò quần chúng nhân dân tronglịch sử, và không một lòng, một dạ hy sinh phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng conngưòi, đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc thực sự cho họ, thì không thể có quanđiểm đầy đủ và khoa học về sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần trong chiếntranh Theo Hồ chí Minh, chính trị - tinh thần của chiến tranh nhân dân Việt Nam
có nội hàm hết sức rộng lớn, thể hiện sâu sắc và toàn diện các nội dung cấu thànhchính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội trong chiến tranh Chính trị - tinhthần của chiến tranh nhân dân Việt Nam không thể tự nhiên mà có, mà nó đượchình thành và phát triển trên cơ sở chế độ chính trị, kinh tế của xã hội mới, hệ tưtưởng chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin, đườnglối cách mạng, đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng; được bắt nguồn từ tầngsâu và bề dày của truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường, cội nguồn lịch sử,văn hoá … của dân tộc Việt Nam Nhân dân và quân đội ta không thể có tư tưởngvững vàng, niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống xâmlược, sự chiến đấu xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc nếu không có được nhữngcội nguồn và cơ sở trên
Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược mới ở giai đoạn đầu, trong Thư gửi
đồng bào và chiến sỹ Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ nhân kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến, 23 tháng 9 năm 1947, Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta, từ Chính phủ
Trang 12đến nhân dân, Nam đến Bắc, già đến trẻ, giàu đến nghèo, đều kiên quyết một lòngkhông chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, không chịu chia rẽ
Chúng ta, bên lương cũng như bên giáo, Phật cũng như Cao Đài, đoàn kếtchặt chẽ, kiên quyết kháng chiến để giải phóng giống nòi, giữ gìn Tổ quốc
Chúng ta, từ chiến sỹ trước mặt trận đến đồng bào hậu phương, đều đemlòng quyết tử phá địch, để mở con đường sinh tồn, tự do…
Lực lượng của 20 triệu người vì tự do, vì Tổ quốc, vì chính nghĩa mà khángchiến là một lực lượng tất thắng”.1
Tư tưởng trên đựơc Người tiếp tục nhấn mạnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Ba mươi mốt triệu đồng bào là ba mươi mốt triệu dũng sỹ diệt Mỹ” Đây còn là sự biểu thị sâu sắc lòng tin tưởng vô bờ bến của người lãnh đạo cuộc kháng chiến đối với quyết tâm chiến đấu của quân dân cả nước Lòng tin của lãnh
tụ Hồ Chí Minh vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi có sức lan toả mạnh mẽ đến mọi con tim, khối óc, tạo nên sức mạnh vật chất, càng làm cho chiến tranh nhân dân Việt Nam trở nên vô địch
1 Hồ Chí Minh, Sđ, tập 5, tr 214 - 215
Trang 13Chương 2
HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG, ĐỘNG VIÊN CHÍNH TRỊ - TINH THẦN
TRONG CHIẾN TRANH
2.1 Xây dựng, động viên chính trị - tinh thần là quá trình liên tục, gắn
bó chặt chẽ với xây dựng, động viên các nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam
Chính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội ta trong chiến tranh nhân dânViệt Nam, như đã phân tích ở chương trên, được bắt nguồn từ hệ tư tưởng của giaicấp công nhân Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng; sức mạnh của chế độ mới; đườnglối kháng chiến đúng đắn chính nghĩa, hợp lòng dân; từ truyền thống chống ngoạixâm của dân tộc… Thế nhưng, chính trị - tinh thần không thể tự nhiên mà có, càngkhông thể tự nhiên mà tạo thành sức mạnh to lớn giành thắng lợi trong chiến tranh,nếu không thực hiện tốt các biện pháp khơi dạy, xây dựng và phát huy đúng Dùchính trị - tinh thần của nhân dân và quân đội có được chuẩn bị chu đáo và đầy đủnhư thế nào, nhưng trong quá trình chiến tranh nếu không tiếp tục bồi đắp và cóbiện pháp phát huy, động viên tốt thì chính trị - tinh thần ấy không thể trở thànhsức mạnh hiện hữu
Hơn nữa, chính trị - tinh thần không phải là một trạng thái cố định “nhấtthành bất biến” mà là một trạng thái động, có lên, có xuống, có lúc cao, có lúcthấp, thậm chí có khi chuyển sang trạng thái khác theo hướng tiêu cực Vấn đề nàyphụ thuộc rất lớn vào những diễn biến cụ thể trong quá trình chiến tranh và vàoviệc thực hiện như thế nào các giải pháp động viên và phát huy trong chiến tranh.Trong lịch sử chiến tranh nhân loại đã không ít trường hợp có bên khi bước vàochiến tranh với khí thế hừng hực như trào dâng, nhưng trong qúa trình chiến tranh,
do không biết nuôi dưỡng và phát huy khí thế ấy, nên chính trị - tinh thần lại pháttriển theo chiều hướng tiêu cực, nhất là khi gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đốiphương, hoặc bị tổn thất nặng nề