Vấn đề độc lập dân tộc từ lâu đã luôn là một vấn đề cốt lõi căn bản nhất đối với mọi quốc gia, dân tộc. Từ khi cách mạng Tháng mười Nga thành công (101917) đã mở ra một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Do vậy vấn đề độc lập dân tộc đã phát triển lên một bước mới, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề độc lập dân tộc từ lâu đã luôn là một vấn đề cốt lõi căn bản nhấtđối với mọi quốc gia, dân tộc Từ khi cách mạng Tháng mười Nga thành công(10/1917) đã mở ra một thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Do vậy vấn đề độc lập dân tộc đã pháttriển lên một bước mới, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Trong giai đoạn hiện nay khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủnghĩa ở Đông Âu sụp đổ, tình hình thế giới đang diễn biến nhanh chóng và hếtsức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độc lập dân tộc vàcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phảnđộng với chiêu bài “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” và gần đây là “chống khủngbố” đã tập trung mũi nhọn nhằm chống phá phong trào cách mạng thế giới màtrước hết là đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam.Chúng muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội cả phương diện lý luận và hiện thực khithành trì vĩ đại của chủ nghĩa xã hội là Liên Xô đã sụp đổ Do vậy xây dựng chủnghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vẫn
là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó làsợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, làngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam Đó là bài học được Đạihội lần thứ IV của Đảng rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta,được các Đại hội lần thứ V, VI của Đảng tiếp tục khẳng định và đặc biệt đượcĐại hội lần thứ VII của Đảng phát triển với nội dung mới qua tổng kết kinh
Trang 2nghiệm 15 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước Bàihọc trên là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như củanước ta, không những chỉ ra nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam trướcđây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tính đúng đắn của đường lối và sựthắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu tư tưởng trên của Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm sáng rõ đểmọi người nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị tư tưởng vĩ đại và cônglao to lớn của Người, đồng thời rút ra được những vấn đề có tính nguyên tắc,những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để vận dụng trong việc thực hiện hainhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng hiện nay là xây dựng thành công vàbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài, đã có những công trình khoa học, bài viết của nhiềutác giả Các công trình, bài viết đã góp phần làm sáng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh
về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhưng đây vẫn là nội dung nónghổi cần tiếp tục bàn luận sâu rộng hơn nữa để từ đó rút ra được những vấn đề cótính nguyên tắc, những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu để có thể vận dụngvào sự nghiệp cách mạng hiện nay
Với đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam” sẽ gópmột phần tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên
3 Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận
* Mục đích: Tiểu luận góp phần làm sáng rõ những quan điểm, tư tưởng
của Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Namthực hiện đường lối chiến lược: “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Trang 3Từ đó nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng của Người đối với con đường cách mạngViệt Nam đồng thời vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo vào sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ: Tiểu luận trình bày một cách cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về những nội dung, biện pháp của Người và Đảng ta trong thực tiễn lãnh đạocách mạng Việt Nam theo hai đường lối chiến lược Từ đó rút ra những vấn đề
có tính nguyên tắc, những bài học có thể vận dụng vào sự nghiệp cách mạng hiệnnay của Đảng
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luân để tiến hành nghiên cứu là những nguyên lý của chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng sảnViệt Nam về chiến lược “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
Tiểu luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội Ý nghĩa của vấn đề đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay”được nghiên cứu theo phương pháp tư duy lôgic kết hợp với lịch sử là chủ yếu.Ngoài ra còn sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích…
5 Ý nghĩa của tiểu luận
Tiểu luận trình bày một cách cơ bản và rõ ràng về tư tưởng Hồ Chí Minh
và Đảng ta về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, qua đó gópphần làm sáng rõ tư tưởng của Người về nội dung này đồng thời góp phần bảo vệtính đúng đắn, khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và các quan điểm, đường lối của Đảng trước mọi âm mưu, thủ đoạn củachủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thù địch hòng xuyên tạc, hạ thấp,
Trang 4phủ nhận vai trò, uy tín của lãnh tụ Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản ViệtNam.
Nghiên cứu đề tài còn rút ra những nội dung, bài học quý báu để vận dụngvào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiệnnay
6 Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận gồm: Mở đầu; Hai chương (5 tiết); Kết luận và Danh mục tàiliệu tham khảo
Trang 5Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội
Ngay từ khi gặp được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin, hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cáchmạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giaicấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trong bài Cuộc kháng chiến viết đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đã sớm thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dântộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản nên đã đi tới khẳng định: “Cả haicuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cáchmạng thế giới”1
Năm 1930, trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc – dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản
(tức cách mạng xã hội chủ nghĩa)
Đến năm 1960, Người khẳng định lại rõ hơn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội vàchủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những ngườilao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”2
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 416
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 128
Trang 6Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóngdân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khítgiữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóngcon người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bứcgiai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng Chỉ có thiết lập đượcchế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất mới xóa bỏ được tận gốc tình trạng
áp bức, bóc lột; chỉ có thiết lập được một Nhà nước kiểu mới, một Nhà nướcthực sự của dân, do dân, vì dân mới bảo đảm cho quyền làm chủ của người laođộng, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độclập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người Hồ Chí Minh nói: “Nếu nướcđộc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì”1 Do đó, giành được độc lập rồi, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, vìchủ nghĩa xã hội là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, “là mọi người được ăn
no, mặc ấm, sung sướng, tự do” Sự phát triển đất nước theo con đường của chủnghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc
Vì vậy, Hồ Chí Minh nói: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền vớiyêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngàymột no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”2
Như vậy, đến với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã pháttriển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 56
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 173
Trang 71.2 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – tư tưởng nhất quán, xuyên suốt và đặc sắc của Hồ Chí Minh
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc,
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh Tưtưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng màNgười đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khátvọng của quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc,giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩathực dân, đế quốc và bè lũ tay sai Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự
do, nước nhà Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sựnghiệp xây dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nướcmạnh, công bằng, dân chủ, văn minh
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắccủa Hồ Chí Minh Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nướcđương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước Chúng ta tự hào vớilịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dântộc của dân tộc ta Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không cókhát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc Nhưng chúng ta vẫn biết làkhông phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấycho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn Thực tiễn khi thực dân Phápxâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta,các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại nonsông đất nước Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và
“Đông du” của các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu khởi xướng, do ngọn cờ
tư tưởng phong kiến, tư sản đã lỗi thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩayêu nước lần lượt thất bại, quần chúng cách mạng bị dìm trong biển máu Đến
Trang 8cuối đời, cụ Phan Bội Châu cũng phải thừa nhận: “Trăm lần thất bại chưa có mộtlần thành công”
Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thànhsau nhiều trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05 tháng 6 năm 1911
Từ đấy, Người đến nước Pháp và qua nhiều nước thuộc châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ Người đã lăn lộn làm đủ nghề: nấu bếp, bồi bàn, quét tuyết, đốt lò, chụp ảnhthê, vẽ thuê, viết báo… vừa chật vật kiếm sống vừa hoạt động chính trị Tại Anhquốc, Người tham gia Công đoàn lao động hải ngoại, tại Mỹ, Người từng hòamình trong cuộc sống và sinh hoạt đấu tranh của người da đen của phố Hác-lem… Năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội pháp, lập
Hội những người Việt Nam yêu nước Người nói: “Tôi tham gia tham gia Đảng
Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí củatôi như thế) - tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.Còn như Đảng là gì, Công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là
gì, thì tôi chưa hiểu”1
Ngày 17 tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Dự thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo Luận cương đã làm cho Người “rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao?” vì ở đó Người đã tìm ra được con đường cần thiết, đúng đắn cho cáchmạng Việt Nam Người “mừng đến phát khóc lên” và ngồi một mình trongphòng mà muốn nói to lên như nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bịđọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóngchúng ta”2 Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúc giục Người ra đi tìmđường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lê-
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 126
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 127
Trang 9nin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng laođộng và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản”1
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắccủa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủnghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở ViệtNam Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiệnkhách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh Đó là sự gặp
gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất củaNgười với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc Đi theocon đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịchcủa chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và
đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người Thựchiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ViệtNam
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trìnhcách mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắtcũng như lâu dài Bởi vì, đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô
hộ của phong kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩathực dân thì khát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giảiphóng dân tộc Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xãhội Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mụctiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhândân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc Hồ Chủ tịch đã từng
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 314
Trang 10nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thìđộc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1 Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, củađộc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”2 Như thế nghĩa là cách mạng Việt Namphải hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó sựphát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọingười”3 Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến hành
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dântộc dân chủ nhân dân và ngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phảigiải quyết hai nội dung cơ bản đó là: độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân Trong
đó độc lập dân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải tập trung sức lực giải quyết Bởimâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta mà đông đảo là công nhân vànông dân là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là tay sai và chịu
sự chi phối của thực dân đế quốc Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc, gay gắt, đòi hỏiphải giải quyết Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhiệm vụ giảiphóng dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệp nổi lên hàng đầucủa nhân dân Việt Nam, cách mạng Việt Nam Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giảiphóng dân tộc không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giai cấp, coi nhẹ chủ nghĩa xãhội Trái lại, Người luôn quan niệm độc lập dân tộc là mục tiêu trước tiên phảigiành được để tiến lên chủ nghĩa xã hội Tuy trong cách mạng dân tộc dân chủnhân dân, nhất là ở giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, chủ nghĩa xã hội mớichỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõ phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam –một cuộc cách mạng do giai cấp công nhân Việt Nam thông qua đội tiên phong
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 56
2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 2000, Tr 152
3 C.Mác và Ph.Ăng nghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, HN, 1995, tr.628.
Trang 11của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Chính vì vậy, sau mỗi bước thắnglợi của cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn quan tâm phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố chính quyềncách mạng Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực sự đóng vai trò tolớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong cách mạng dântộc dân chủ nhân dân Đường lối đó là cơ sở cho tiến hành đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược cách mạng, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cáchmạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975, cũng như thực hiện hainhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi
cả nước hiện nay
Tư tưởng của Người còn sâu sắc ở chỗ, độc lập dân tộc không chỉ là khẩuhiệu mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống nhất tổ quốc Độc lập baogiờ cũng gắn liền với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân, nhất làđối với một nước thuộc địa, nửa phong kiến có trên 90% là nông dân Dân chủtrước hết lúc này là phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xác định quyền làmchủ của nông dân trên đồng ruộng của họ Độc lập dân tộc và dân chủ là hai mụctiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải thựchiện Hai nội dung đó quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy nhau, song trước hết cần tậptrung vào độc lập dân tộc vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhândân ta với đế quốc xâm lược Giải quyết mâu thuẫn này cũng là thực hiện đượchai mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Và như thế, rõ ràng,
tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cáchmạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, sau khi đã căn bản thựchiện thắng lợi các mục tiêu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đó là sự
Trang 12lựa chọn của Hồ Chí Minh, của nhân dân Việt Nam và của chính lịch sử cáchmạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX Độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là xu thế phát triểncủa xã hội Việt Nam phù hợp với xu thế chung của lịch sử, của thời đại ngàynay.
Trang 13Chương 2
Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG NƯỚC TA
2.1 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ cả nước tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930 - 1954)
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã sớm nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Vấn đề dân tộcbao giờ cũng mang tính giai cấp Mỗi giai cấp đều có quan điểm riêng về vấn đềdân tộc Vào những thế kỷ XVI, XVII, XVIII, dân tộc gắn với giai cấp tư sản.Lúc đó, giai cấp tư sản giương cao ngọn cờ dân tộc chống chế độ phong kiến lỗithời Thắng lợi của phong trào dân tộc lúc đó là thắng lợi của chủ nghĩa dân tộc
tư sản, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang thời kỳ
đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản chẳng những là kẻ bóc lột nhân dân trongnước, mà còn là kẻ thống trị, áp bức, bóc lột lớn nhất đối với nhiều dân tộc trênthế giới Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười, giai cấp công nhân,đại biểu cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa,
là giai cấp duy nhất có khả năng giải quyết vấn đề dân tộc, kết hợp đúng đắn lợiích giai cấp với lợi ích chân chính của dân tộc Ngày nay, dân tộc gắn liền vớigiai cấp công nhân, với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nước ta cũng chịu
sự tác động của xu thế chung đó Xác định đúng địa vị lịch sử của giai cấp côngnhân là điều kiện cốt yếu để kết hợp yếu tố dân tộc với yếu tố giai cấp theo quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sớm điều