Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và phát triển của cách mạng nước ta. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự trở thành một Đảng mác xít vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng.
Trang 11
1
-TƯ -TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ " HIỂU BIẾT CÁN BỘ, KHÉO DÙNG CÁN BỘ "
TRONG TÁC PHẨM "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC"
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb, CTQG Hà Nội, 1995,
Tập 5, trang 229 - 306
Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục
và rèn luyện là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và phát triển của cách mạng nước ta Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và phong phú, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng, giáo dục và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam - thật sự trở thành một Đảng mác xít vững mạnh để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong những tác phẩm, những bài nói, bài viết Đặc biệt, mỗi khi cách mạng Việt nam chuyển sang giai đoạn mới có tính chất bước ngoặt, Hồ Chí Minh lại
có những bài nói, bài viết và những tác phẩm quan trọng thể hiện tư duy biện chứng thống nhất xuyên suốt về công tác củng cố đội ngũ những người tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào tháng 10 năm 1947, kịp thời đáp ứng cho công tác xây dựng đảng trong điều kiện mới
Hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
Những năm 40 của thế kỷ XX, sau khi Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức Hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời Cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa tiếp tục diễn ra trên cơ sở mới, đó là phong trào vô sản trên phạm vi toàn thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều nước đế quốc suy yếu, chiến tranh đế quốc bị thu hẹp, nước
Mỹ vượt lên cầm đầu các nước đế quốc Các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh
Trang 22
2
-mở rộng nền dân chủ hoặc giành chính quyền, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng phát triển, phong trào dân chủ, hòa bình và độc lập dân tộc, hầu hết do các Đảng Cộng sản lãnh đạo đang lan rộng khắp thế giới Các nước ở khu vực Đông Dương nằm trong phạm vi trung tâm mâu thuẩn giữa các nước đế quốc chủ yếu Đế quốc Anh, Pháp, Mỹ chú trọng dàn xếp bố trí chiến lược để chống phong trào cộng sản và uy hiếp phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các dân tộc nhỏ Các nước ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã và đang trở một mặt trận chống thực dân Pháp xâm lược
ở Việt Nam, sau ngày tuyên bố độc lập (2-9-1945) từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền - Đảng ta
từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng cầm quyền Các thế lực đế quốc, phản động trong nước và quốc tế luôn tìm mọi cách
để chống phá cách mạng Việt Nam Thực dân Pháp được quân đội Anh tiếp sức đã quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai, ngày 19/ 12/ 1946 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt khó khăn, vận mệnh của dân tộc, của đất nước và của Đảng ta đứng trước tình thế hết sức ngặt nghèo, như "ngàn cân treo sợi tóc" - trong hoàn cảnh đó Đảng ta đã thực hiện sách lược, tuyên bố "tự giải tán" - thực chất là đi vào hoạt động bí mật
Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, nhiệm vụ của Đảng đã thay đổi căn bản và có sự phát triển mới, Đảng vừa phải lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vừa phải lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế và xây dựng chính quyền non trẻ, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; chống cả giặc đói, giặc dốt và cả giặc ngoại xâm Trong điều kiện khó khăn như vậy, để
Trang 33
3 -lãnh đạo toàn quân, toàn dân chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ và củng
cố chính quyền cách mạng Đảng cần phải được xây dựng, chỉnh đốn để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu đáp ứng với yêu cầu tình hình nhiệm vụ Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt, trong khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đất nước xây dựng chế độ
xã hội mới Lúc bấy giờ, Chính phủ và ủy ban kháng chiến các nơi đã mở rộng cho các lực lượng nhân, chí sỹ tham gia Dù chính quyền vẫn giữ vững sự tập trung, nhưng trên thực tế ở nhiều nơi bộ máy hành chính kháng chiến và các tổ chức đoàn thể hoạt động thiếu đồng bộ, chồng chéo kém hiệu quả Cuộc kháng chiến đã làm cho nền kinh tế nước ta vốn đã kiệt quệ lại bị đảo lộn, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn Song Đảng
ta lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc vẫn củng cố và giữ vững được chính quyền cách mạng, xây dựng, bảo vệ và phát triển lực lượng, phát động toàn quốc kháng chiến
Thời gian nắm chính quyền chưa nhiều (gần hai năm), nhưng đã xuất hiện trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, trong cán bộ, đảng viên mầm mống những căn bệnh như: quan liêu, bàn giấy, óc bè phái, quân phiệt, hẹp hòi ích kỷ, kiêu ngạo Hồ Chí Minh cho rằng những khuyết điểm đó nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên làm giảm hiệu lực lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các đồng chí ở Bắc bộ và Trung bộ, Người đã nghiêm khắc phê phán một số cơ quan của Đảng và Nhà nước mắc bệnh làm trái phép nước, tư tưởng chia rẽ, kiêu ngạo và Hồ Chí Minh yêu cầu phải kịp thời khắc phục khuyết điểm, phát
Trang 44
4 -huy ưu điểm, đoàn kết nội bộ, mở rộng hàng ngũ, chấn chỉnh công tác để lãnh đạo kháng chiến đi tới thắng lợi
Sau một thời gian thực hiện Hồ Chí Minh thấy sự chuyển biến trong Đảng chưa nhiều, cán bộ, đảng viên chưa thật sự cố gắng sửa chữa khuyết điểm Để kịp thời nâng cao trình độ tư tưởng lý luận, tình cảm cách mạng, tác phong công tác và phong cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên làm cho Đảng trong sạch vững mạnh lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện thì phải xây dựng các nhân tố Trong đó, nhân tố đặc biệt quan trọng nhất, quyết định nhất bảo đảm cho kháng chiến thắng lợi là phải củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Vào tháng 10 năm 1947, tại thôn Điềm mạc,
xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"
Tư tưởng xuyên suốt của tác phẩm nhằm mục đích nâng cao trình độ
lý luận, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tình cảm cách mạng, phong cách lãnh đạo của Đảng, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" Hồ Chí Minh đã phê phán và coi: "Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm" (1), như bệnh: tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh đồng thời Người vạch ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục Có như vậy, Đảng mới thực sự là lực lượng tiên phong,
ưu tú nhất của xã hội, là đầu tàu của lịch sử
Trong khuôn khổ bài luận này, xin đề cập tư tưởng Hồ chí Minh về "hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ " trong tác phẩm "sửa đổi lối làm việc"
Hồ Chí Minh quan niệm: cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành Đồng thời đem
Trang 55
5 -tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng Như vậy, cán bộ là "cầu nối" giữa Đảng, cơ quan Nhà Nước với nhân dân Không có cán bộ, thì không có đường lối
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 255.
đúng và nếu khi đã có đường lối đúng thì không có người tổ chức cho dân chúng thực hiện Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá vai trò to lớn của cán bộ Người nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" (1) và
"Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" (2) Nhưng
để phát huy được vai trò của cán bộ thì Đảng phải luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ, coi đây là một nội dung quan trọng hàng đầu của công tác tổ chức Theo Hồ Chí Minh công tác cán bộ phải được tiến hành thường xuyên liên tục; phải chú trọng giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho cán bộ; phải thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ; phải có thái độ chân thành thân thiết đối với những cán bộ bị mắc sai lầm Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm "phải hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ" Đây là hai vấn đề rất quan trọng trong "chính sách cán bộ" và nó có quan hệ chặt chẽ với nhau
Để sử dụng đúng cán bộ phù hợp với năng lực và nhiệm vụ thì điều trước hết những người làm công tác cán bộ phải hiểu biết và đánh giá đúng cán bộ Dĩ nhiên đây là một việc làm không đơn giản Vì "biết người, cố nhiên là khó Tự biết mình, cũng không phải là dễ"(3) Rõ ràng đối với mỗi cán bộ, đảng viên ai cũng có cái tốt và cái xấu, nhưng để hiểu được tường tận những ưu điểm, nhược điểm của từng cán bộ thì đòi hỏi phải có một quá trình làm việc nghiêm túc của những người làm công tác cán bộ hoặc của
Trang 66
6 -Đảng nói chung Trong mỗi cán bộ luôn tự biết đánh giá đúng bản thân mình, thì mới có thể đánh giá đúng người khác "Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu"(4) Người còn chỉ ra những chứng bệnh thường gặp trong vấn đề đánh giá cán bộ như
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 269.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 273.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 277.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 277.
"tự cao, tự đại, ưa người ta nịnh mình; do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấy rõ cái mặt thật của những cái mình trông"(1) Song song với việc chỉ rõ những "căn bệnh" thường gặp trong công tác đánh giá cán bộ, người còn đưa ra những yêu cầu rất cụ thể để khắc phục những căn bệnh đó Đồng thời chỉ ra cách thức, phương pháp thực sự khoa học để đánh giá và hiểu biết đúng cán bộ Hồ Chí Minh cho rằng: "Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình"(2) Điều đó có nghĩa là nếu người làm công tác cán bộ công tâm, vô tư, có đạo đức trong sáng, am hiểu chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì mới có thể hiểu và đánh giá đúng cán bộ
Hồ Chí Minh viết : "Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng"(3) Người yêu cầu, trong đánh giá cán bộ phải thực sự khách quan, phải xem xét toàn diện, vừa mang tính lịch sử, lại vừa cụ thể Xem xét cán bộ phải có cái quan sát toàn diện trên lập trường của người cách
Trang 77
7 -mạng được trang bị thế giới quan duy vật và phương pháp tư duy biện chứng "Vì vậy, cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa"(4) Điều này có nghĩa là trong xem xét đánh giá cán bộ luôn luôn đặt trong sự vận động, biến đổi, không thể có thái độ quy chụp, thành kiến hoặc dựa trên kinh nghiệm đã có Bởi trong thực tiễn cách mạng
có cán bộ trước đây rất tốt, dù khó khăn gian khổ đều ra sức cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nhưng "có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 277
(2), (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 278.
(4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 278.
mạng" (1) Như vậy xem xét đánh giá cán bộ cho đúng, thực sự là công việc khó khăn Song không có nghĩa là không làm được, mà điều quan trọng là Đảng, Nhà nước và những người làm công tác cán bộ đã thực sự gương mẫu, đã có những chủ trương chính sách đúng đắn hay chưa; đã thực hiện tốt cách thức, phương pháp mà Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: " Nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ"(2) Đồng thời người còn chỉ ra cách nhận biết, đánh giá thế nào là người cán
bộ tốt hay không tốt Hiểu cán bộ đúng, cốt làm cho điểm tốt của họ càng tốt thêm và "khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ" Hiểu cán bộ, xem xét đánh giá cán bộ phải dựa trên "những khuôn khổ" - tức là những tiêu chuẩn cán bộ chứ không xuất phát từ sự áp đặt, chủ quan, có như vậy thì mới "hiểu biết cán bộ" đúng và là cơ sở để giúp cho công việc sử dụng cán bộ đúng
Như vậy, trong công tác cán bộ không những làm tốt việc lựa chọn, đánh giá
và đào tạo cán bộ, mà còn phải khéo sử dụng cán bộ - "khéo dùng cán bộ"
Trang 88
8
-Hồ Chí Minh cho rằng: " mục đích khéo dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy
đủ chính sách của Đảng và Chính phủ"(3) Khéo dùng cán bộ, chính là biết sắp xếp bố trí, sử dụng cán bộ, biết phân phối công tác cho họ một cách đúng đắn và cả việc bổ nhiệm, đề bạt chức danh cho cán bộ Đây là một nội dung rất quan trọng trong công tác cán bộ Bởi từ việc bố trí, sử dụng cán bộ đã phản ánh quan điểm lập trường, phương châm, phương hướng nguyên tắc của Đảng trong công tác cán bộ, thể hiện tính khoa học và nghệ thuật của người làm công tác cán bộ, mới tạo điều kiện thuận lợi cho cán
bộ hoàn thành nhiệm vụ và giúp họ không ngừng tiến bộ Để sử dụng đúng cán bộ,
(1), (2), Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 278.
(3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 279.
người làm công tác cán bộ phải có tinh thần rộng rãi, gần gủi người mà mình không ưa, phải độ lượng, chí công, vô tư, không có thái độ thành kiến hẹp hòi và phải quan tâm, chịu khó huấn luyện, giáo dục rèn luyện cán bộ Hồ Chí Minh coi: "Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu rất cần kíp"(1) Và Người chỉ rõ: "Kinh nghiệm cho ta biết: mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì những người hủ hóa cũng lòi ra"(2) Theo Hồ Chí Minh: "Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thế công việc nhất định chạy"(3) Người chỉ dẫn việc phân phối, cất nhắc cán
bộ còn phải đúng chỗ, đúng lúc, đúng việc Như vậy, trong bố trí, sử dụng cán bộ không được giản đơn, hòa đồng như nhau, mà phải dựa trên vị trí từng loại cán bộ, phù hợp với từng chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, phải lựa chọn chính xác, công minh trong mọi việc bố trí, sử dụng cán bộ đều phải tính toán, bàn bạc thận trọng "Trước khi cất nhắc cán bộ phải nhận
Trang 99
9 -xét rõ ràng Chẳng những xem -xét công tác của họ, mà còn phải xem cách sinh hoạt của họ Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không"(4) Trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp giữa các thế hệ cán bộ Người yêu cầu giữa cán bộ cũ, cán bộ tuổi già với cán bộ trẻ tuổi phải luôn luôn doàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ Người phê phán thái độ bảo thủ, hẹp hòi đối với cán
bộ trẻ, đồng thời nhắc nhở cán bộ trẻ phải khiêm tốn học hỏi cán bộ già, không kiêu căng tự mãn Người yêu cầu Đảng ta phải kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ không nên coi thường cán bộ trẻ Còn cán bộ trẻ thì không
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 274.
(3), (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 281.
được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm Đồng thời, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng cán bộ, Đảng phải biết trọng dụng người tài giỏi, vì đó là vốn quí, là tài sản của nước nhà và biết
sử dụng cả người ngoài Đảng, vì trong thực tế có người tuy chưa vào Đảng
do một vài vấn đề gì đó nhưng họ thực sự có ích cho cách mạng, những người này thậm chí còn hơn những đảng viên mang danh cộng sản nhưng lại tham ô hủ hóa, không có đạo đức còn làm hại cho nước, cho dân
Để "khéo dùng cán bộ", thì người lãnh đạo, người làm công tác cán bộ vừa phải luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp phê bình mình, bởi: " Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu, không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình"(1) Trước khi có quyết định sử dụng cán bộ, cần phải đề cao trí tuệ tập thể, phát huy quyền làm chủ của mọi cán bộ, không chỉ trong cơ
Trang 1010
10 -quan lãnh đạo mà ngay với những cán bộ được giao công tác mới và luôn tôn trọng ý kiến của họ Không nên dùng mệnh lệnh áp đặt, nhưng cũng không nên quá khắt khe, quá đòi hỏi tính toàn diện trong cất nhắc cán bộ Phải mạnh dạn cất nhắc những người có triển vọng, cần nhìn xa, trông rộng, giàu lòng vị tha, nhân ái Phải quan tâm giúp đỡ cán bộ, Hồ Chí Minh viết: " Khi giao công tác cho cán bộ cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp đặt đầy đủ Vạch rõ những điểm chính, và những khó khăn có thể xảy ra Những vấn đề đã quyết định rồi, thả cho họ làm, khuyên gắng họ cứ cả gan mà làm"(2)
Vấn đề "khéo dùng cán bộ" theo tư tưởng Hồ Chí Minh những người làm công tác cán bộ, phải tránh những chứng bệnh thường gặp: " Ham dùng người bà con, anh em quen biết; ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, những người tính tình hợp với mình" Vì những căn bệnh đó là vi phạm
(1), (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, trang 280.
nguyên tắc, là tiếp tay cho những thói hư, tật xấu, là che chở dung túng làm cho cán bộ càng hư hỏng Kết quả là không hoàn thành nhiệm vụ được giao Như vậy, theo quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề hiểu biết và sử dụng đúng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và những người làm công tác cán bộ Để hiểu và sử dụng đúng cán bộ, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, phải khách quan, vô tư trong xem xét cán bộ có lý, có tình, có trước, có sau, trong nhiều mối quan hệ của họ sử dụng cán bộ phải căn cứ từ yêu cầu nhiệm vụ làm chính, đồng thời coi trọng năng lực cán bộ, phải chu đáo thận trọng, nhưng không quá cầu toàn; phải thực sự công tâm, vô tư, tôn trọng
ý kiến cán bộ; phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nguyên tắc trong từng hoàn cảnh cụ thể, giữa quá trình lịch sử và năng lực hiện tại, bảo đảm thấu tình, đạt lý và có tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ