1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về VAI TRÒ của đoàn kết QUỐC tế

28 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 314,5 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa Thế giới, người thầy lãnh đạo vĩ đại của Đảng, vị lãnh tụ thiên tài và anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và nhân dân thế giới. Trong điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.”

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa Thế giới, người thầy lãnh đạo vĩđại của Đảng, vị lãnh tụ thiên tài và anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân ViệtNam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Người đãcống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và nhân dân thế giới.Trong điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III lúc

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước

ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” Trước lúc đi xa, Người đã

để lại một bản di chúc thiêng liêng quý báu đầy tâm huyết, là một văn kiện lịch sử vôgiá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, tâm hồn cao đẹp,… là những lời căn dặn và tìnhcảm thiết tha, là niềm tin sâu sắc của người gửi lại toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vàcác thế hệ mai sau Ngay trong đoạn mở đầu của di chúc, tuy nội dung những lời dặn dòkhông dài, song với tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, Người đã bốn lần đề cập đếnvấn đề đoàn kết đó là: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, và điềumong muốn cuối cùng được đề cập trong đoạn kết thúc của bản di chúc Người lại nhấn

mạnh vấn đề đoàn kết Bác cũng đã từng nói : “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết Thành

công thành công đại thành công” Ở Bác, tinh thần đại đoàn kết không chỉ bó hẹp trongphạm vi quốc gia mà đã được thể hiện trên bình diện rộng hơn, đoàn kết quốc tế Thực tiễn đãchứng minh vai trò của đoàn kết, “Đại đoàn kết là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vấn đề chiến lược, được nhìn nhận là nguồn sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh nhờ đoàn kết một lòng Đồng thời đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới” Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trở thành xu thế phát triểnkhách quan, tất yếu của thời đại, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, cácnước giàu hay nghèo Nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tếcủa hầu hết các nền quốc gia trên thế giới Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bênngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ,… đòi hỏi các nước phải có sự

mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên Thế giới mà đặc biệt là cácnước Tư bản phát triển Hay nói cách khác là cần phải có một chính sách chiến lược

Trang 2

Ngoại giao có tinh thần đoàn kết quốc tế Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đãvận dụng sáng tạo tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác, tư tưởng đó vẫn giữ nguyên giátrị, một giá trị mang tính thời đại.

Trang 3

NỘI DUNG

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ.

1.1 Sự cần thiết phải xây dựng đoàn kết quốc tế.

1.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho Cách mạng.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một hệ thống các nguyên lý, quan điểm, quan niệm

về thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược và sách lược ngoại giao Tưtưởng đó còn thể hiện trong chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước

ta Đó là tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do" Đó là quyền tự do của các dân

tộc được sống trong hòa bình, là tư tưởng hòa bình cho Việt Nam và hòa bình cho thếgiới, chống chiến tranh xâm lược, chống can thiệp vào công việc nội bộ của các nước,chống các chính sách cường quyền và áp đặt trong quan hệ quốc tế

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài tranh thủ sự đồng tình, ủng

hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các tràolưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù

là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là một trongnhững bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của cáchmạng Việt Nam

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần,song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc,sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tựdo… sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựngnước và giữ nước Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam chiến thắng được những

kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ toàn dân luôn đoàn kết một lòng; đồng thời, đã nhậnđược sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu cả về tinh thần và vật chất của các nước anh

em, của bạn bè khắp thế giới

Đối tượng đoàn kết quốc tế là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chính quốc và các nước tư bản chủ

Trang 4

nghĩa nói chung Là một nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh luôn có niềm tin bấtdiệt vào sức mạnh dân tộc Ngay trong những năm tháng đen tối nhất của cách mạng,Người vẫn bộc lộ một niềm lạc quan tin tưởng rất mạnh mẽ và sâu sắc vào sức mạnhcủa dân tộc

Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủnghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩntrong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ Các trào lưu đó nếuđược liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn Sức mạnh

đó luôn được bổ sung những nhân tố mơi, phản ánh sự vận động, phát triển khôngngừng của lịch sử toàn thế giới và tiến trình chính trị quốc tế sau thắng lợi của cáchmạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917

Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam

là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thàn công vàthành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.Cùng với quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ với tình hìnhquốc tế, tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh pháttriển ngày càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn

Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn Đó là đoàn kết vớiphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghãi nói chung; đoàn kếtvới nước Nga Xô Viết, với Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủnghĩa; đoàn kết với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội của nhân dân thế giới; đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dânCampuchia, hai nước cùng cảnh ngộ với Việt Nam trên bán đảo Đông Dương, thực hiệnkhối đoàn kết Việt – Miên – Lào trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thựcdân giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước

Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện

với đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói: “Có sức mạnh cả nước

một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh

Trang 5

tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta

sẽ đi đến đích cuối cùng”.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kếtquốc tế, đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế Đoàn kếtdân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù Nếu đại đoàn kết dân tộc

là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kếtquốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạngViệt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự gnhiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng

lợi các mục tiêu cách mạng.

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với nghĩaquốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, thực hiện đoànkết quốc tế không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng của nước mà còn vì sự nghiệpchung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và thế lực

phản động quốc tế vì mục tiêu cách mạng thời đại Hồ Chí Minh nói “Đảng lấy toàn bộ

thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản”.

Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳtồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho cácdân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cảloài người

Ngay sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động khôngmệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam vớicách mạng thế giới Trong suốt quá trình đó, Người không chỉ phát huy triệt để sứcmạnh củ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu trah giành độc lập, tự do chodân tộc mình mà còn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoànkết giữa các lực lựng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung hoà bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Trang 6

Người cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: Chủ nghĩayêu nước triệt để không thể nào tách rời vì chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng Trong

báo cáo chính trị tại đại hội II (tháng 2 năm 1951), Người chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước

chân chính khác hẳn với tinh thần “Vị quốc” của bọn đế quốc phản động Nó là một

bộ phận của tinh thần quốc tế” Sau này, trong tác phẩm thường thức chính trị (1954),

Người nói rõ hơn: “Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và

đất đai toàn vẹn của nước mình Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hoà bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc… giữ gìn hoà bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta… đó là lập trường quốc tế cách mạng”

Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêuchung, các Đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm cảu chủnghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh… những khuynh hướng làmsuy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới Nói cáchkhác, các Đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nướcchân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân laođộng

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam mấy thập kỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ ChíMinh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc vớigiải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung thêmnguồn lực mới, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nhờ giương cao ngọn cờ chủnghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động đượcsức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lêngấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủnghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giớithực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của tộc và thời đại Bởi lẽ, chúng ta khôngchỉ chiến đấu và độc lập tự do cho đất nước mình mà còn vì độc lập tự do cho các nướckhác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn dân tộc mình mà còn vì những mục tiêucao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Trang 7

1.2 Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế.

1.2.1 Các lực lượng cần đoàn kết.

Nội hàm khái niệm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, songtập chung chủ yếu vào ba lực lượng: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phongtrào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong tràochống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam Hồ Chí Minh đãdày công vun đắp sự đoàn kết quốc tế bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bảnthân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc

Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới – lực lượng nòng cốt của đoàn kếtquốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kế của giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảmvững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, cácnước tư bản cũng như thuộc địa Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản.Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có ngườinghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lộttàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác

nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924) Kết

luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từtầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng

đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế

giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc

tế

Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị "hòa bình" Vécxây "Bản yêu sách của nhân dân

An Nam”, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng

sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế Mườinăm vận động, trải nghiệm ở nhiều nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định, cuộc đấu tranhcủa Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là bộ phận

Trang 8

của cách mạng vô sản thế giới Do đánh giá rất cao vai trò của khối đoàn kết của giaicấp vô sản thế giới, tháng 12 năm 1920, tại đại hội Tua của đảng xã hội Pháp, Hồ Chí

Minh đã lên tiếng: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên

xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi”.

Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ vớinhau Nói về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộcđịa, khi đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giảiphóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ

để chống kẻ thù chung Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng,sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấutranh của họ.Tiếp nhận học thuyết Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương

hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm thấy “Cái cầm nang thần kỳ” cho sự

nghiệp cứu nước của các dân tộc bị nô dịch Đồng thời, Người cũng tìm thấy một lựclượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa

Đó là phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô và sau này là các nước xãhội chủ nghĩa; là quốc tế thứ ba và sau này là cục thông tin quốc tế Từ đó, Người đãgiành nhiều thời gian và tâm lực, phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây dựng và củng

cố khối đoàn kết, thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các Đảng cộng sản trong tưtưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đạingày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thếgiới

Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thùchung của nhân dân lao động toàn thế giới Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sựđoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh

thần “Bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu

thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân Hành trình qua các nước vào những năm đầucủa thế kỷ XX giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡgiữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa Ngay từ năm 1921, Người khẳngđịnh thực dân đế quốc là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dânlao động chính quốc Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu giải phóng

Trang 9

thân phận nô lệ và bị bóc lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ởthuộc địa và chính quốc Điểm mới và sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Người đãchứng minh được bọn đế quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa,

mà còn thống trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc Người đã ví chủ

nghĩa đế quốc giống như “con đỉa hai vòi" Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính

quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Muốn giết con vật ấy, phải đồng thờicắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tụcmọc ra Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cảnhân dân lao động chính quốc và thuộc địa Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải đoàn kết cả hailực lượng nói trên.Thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường kỳ cảu nhân dân Việt Namkhông thể tách rời sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện lớn lao của Liên Xô và các nước xãhội chủ nghĩa khác, của các đảng cộng sản và công nhân thế giới Nó khắng định trênthực tế những giá trị nhân văn cao cả của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà sinh thời Hồ ChíMinh đã kiên trì thực hiện và bảo vệ Cho dù lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng

hộ, của các lực lượng cộng sản và công nhân cho Việt Nam theo tinh thần quốc tế vôsản là không thể phủ nhận

Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện

ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghétdân tộc, chủng tộc … nhằm là suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở cácnước thuộc địa Chính vì vậy, Người đã kiến nghị ban phương đông quốc tế cộng sản về

những biện pháp nhằm “Làm cho các dân tộc thuộc đại, từ trước đến nay vẫn cách

biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để lập cơ sở cho một liên minh phương đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô

sản chính quốc như hai cái cánh của cách mạng thời đại, Hồ Chí Minh còn đề nghị quốc

tế cộng sản bằng mọi cách phải “Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp

xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật

sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng” Người nói, đứng trước chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của giai cấp

vô sản chính quốc và của nhân dân các nước thuộc địa là thống nhất

Trang 10

Đối với các lực lượng tiến bộ những người yêu chuộng hoà bình dân chủ, tự do và công

lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết Trong xu thế mới của thờiđại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấutranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hoà bình, tự do, công lý và bình đẳng

để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới

Sau khi khi Việt Nam giành độc lập, thay mặt chính phủ, Hồ Chí Minh đã nhiều lần

tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện

với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hoà bình” “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè” Bên cạnh ngoại giao nhà nước Hồ Chí Minh đẩy mạnh ngoại giao nhân

dân, cho đại diện các tổ chức của nhân dân Việt Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chứcchính trị, xã hội, văn hoá của nhân dân thế giới, của nhân dân Á - Phi…, xây dựng cácquan hệ hữu nghị, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới

Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hoà bình, tự do, và công lý, HồChí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộmạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sử trí thức và từng con người trên hànhtinh Thật hiếm có những cuộc đấu tranh giành được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi vàlớn lao như vậy Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: chính vì đã biết kết hợp phongtrào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các dâmntộc bị áp bức, mà đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân vànhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay

1.2.2 Hình thức đoàn kết:

Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một thủđoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan củacách mạng Việt Nam trong thời đại mới Ngay từ năm 1924 Hồ Chí Minh đã đưa ra

quan điểm về thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”

chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị quốc tế cộng sản cần có giải pháp cụ thểđến đại hội VI (1928) quan điểm này trở thành sự thật dựa trên cơ sở các quan hệ về địa

lý – chính trị và tính chất chính trị – xã hội trong khu vực và trên thế giới, cũng như tìnhhình và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kỳ, Hồ Chí Minh đã từng bước xây dựng và

Trang 11

củng cố khối đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ các trào lưu cách mạngthời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam

Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh giành sự quan tâm đặcbiệt Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng vềlịch sử, văn hoá, và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp năm 1941, để khơi dậy sứcmạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, Người quyết định thành lập riêng biệt mặt trậnđộc lập đồng minh cho từng nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, tiến tới thành lập ĐôngDương độc lập đồng minh Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, HồChí Minh đã chỉ đạo việc hình thành mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào (Mặt trậnnhân dân ba nước Đông Dương) phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu cùngthắng lợi

Mở rộng ra các nước khác, Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp

tác nhiều mặt theo tinh thần “Vừa là đồng chí, vừa là anh em” Với Trung Quốc, nước

láng giềng có quan hệ lịch sử – văn hoá lâu đời với Việt Nam; Thực hiện đoàn kết cácdân tộc Châu Á và Châu Phi đang đấu tranh giành độc lập Với các dân tộc Châu á.Người chỉ rõ, các dân tộc Châu Á có độc lập trong nền hoà bình thế giới mới thực hiện.Vận mệnh dân tộc Châu Á quan hệ mật thiết với vận mệnh dân tộc Việt Nam Do vậy,

từ những năm 20 thế kỷ XX, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ thành quả củaCách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra giữa các quốc gia, giữa cácdân tộc ở các châu lục cần có sự hợp tác giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau Cùng với việcsáng lập hội liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập hội liệnhiệp các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thốngnhất các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sửphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, HồChí Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kếtvới Việt Nam Trong những năm tháng chiến tranh, các nước xã hội chủ nghĩa nóichung, hai nước Liên

Xô và Trung Quốc nói riêng đã dành cho sự nghiệp kháng chiến của ta sự giúp đỡ quýbáu Hai nước đã ủng hộ, cổ vũ Việt Nam mạnh mẽ, góp phần kiềm chế chính sáchphiêu lưu của các thế lực xâm lược hiếu chiến Tổng số viện trợ của các nước xã hội chủ

Trang 12

nghĩa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ước tính trị giákhoảng bảy tỷ rúp (ba tỷ USD theo tỷ giá lúc bấy giờ), trong đó phần lớn là từ TrungQuốc và Liên Xô.

Những năm đấu tranh giành độc lập, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng các quan hệvới mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phát xít, nhằm tạo thế dựa cho cáchmạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo phát triển tình hữunghị giữa Việt Nam với các nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh để mở rộng quan

hệ quốc tế của Việt Nam và tranh thủ, khẳng định sự ủng hộ cuộc đấu tranh của nhândân các nước vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Trong kháng chiến chống Pháp vàchống Mỹ, bằng hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các bước xã hộichủ nghĩa anh em, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ trong đó có cả nhân dân Pháptrong kháng chiến chống Pháp và cả nhân dân Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, hìnhthành mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược 29-8-2007, ông Raymond Aubrac cùng con gái Elizabeth - người được Chủ tịch Hồ ChíMinh nhận làm con đỡ đầu, thăm Việt Nam Ông Raymond Aubrac là một người bạnPháp thân thiết với Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn sát cánh cùng nhân dân VN trong haicuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ; có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mớicủa VN và việc vun đắp tình hữu nghị và hợp tác Việt-Pháp

Ông Raymond Aubrac còn là người đã giúp đỡ ký kết Bản Thoả thuận thương mại đầutiên giữa VN và Pháp (năm 1955); trao đổi thông điệp giữa Hà Nội và Washington đểxác định chấm dứt vô điều kiện việc Mỹ ném bom xuống VN (1967); kêu gọi chấm dứtviệc ném bom xuống các đê sông Hồng (1972); đại diện Tổng Thư ký Liên hiệp quốcthực hiện chương trình trợ giúp của LHQ cho VN thống nhất (1976); yêu cầu McNamara chấp thuận chuyển giao cho VN sơ đồ các bãi mìn ở vĩ tuyến 17 (1979) và thựchiện nhiều chương trình hợp tác kỹ thuật giúp VN của LHQ, FAO và Pháp từ 1976… 23-8-2004, ông Henri Martin và bà Raymonde Dien, hai đảng viên Đảng Cộng sản Pháp

đã từng đứng lên đấu tranh chống lại cuộc chiến phi nghĩa của thực dân Pháp tại VN, trởlại thăm VN theo lời mời của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị VN để dự Quốc khánhViệt Nam

Trang 13

Ngày 23-2-1950, bà Raymond Dien - một người con gái 17 tuổi - đã từng nằm trênđường ray xe lửa tại nhà ga Saint Pierre des Corps (thành phố Tours) để chặn đoàn tàuchở vũ khí và xe tăng sang phục vụ cuộc chiến của thực dân Pháp tại VN Còn ôngHenri Martin - một người lính hải quân Pháp - đã rải truyền đơn cho người dân nướcPháp cùng chống lại cuộc chiến phi nghĩa của quân đội Pháp tại VN

Bà Raymond Dien bị bắt giam gần 1 năm Ông Henri Martin cũng bị bắt và toà án xử 5năm tù Tiếp tục ủng hộ Việt Nam, tại Hội nghị Paris về VN ông cũng đóng góp nhiềucho việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình tại VN (từ 13-5-1968 đến 27-1-1973).Ông đã trở thành người bạn thân thiết với toàn thể nhân dân VN Còn bà RaymondDien, ra tù lại tiếp tục tham gia đấu tranh cho hoà bình của Việt Nam Giờ đây, tuy tuổi

đã cao, những mỗi khi có điều kiện, bà lại tham gia các hoạt động ủng hộ nạn nhân chấtđộïc da cam của Việt Nam do Hội Hữu nghị Pháp – Việt tổ chức

Có thể kể ra rất nhiều những tấm lòng bè bạn quốc tế như vậy Trong cuộc đời bôn bahoạt động của mình Bác Hồ đã kết bạn với rất nhiều người, tạo được sự đồng cảm ủng

hộ của rất nhiều người cho cuộc đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam Đó là những conngười yêu hoà bình, chuộng tự do, dân chủ, giữa họ và Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bóbằng tình bạn thuỷ chung, nồng hậu suốt cuộc đời Và họ đã trở thành những người bạnthân thiết của nhân dân Việt Nam

Ngoài ra, Hồ Chí Minh tha thiết với độc lập tự do của dân tộc mình, cho nên cũng rấttrân trọng độc lập tự do của các dân tộc khác Bởi thế, Người hết sức căm giận trước bất

cứ một hành động xâm lược nào và cho rằng: giúp đỡ một dân tộc khác bảo vệ độc lập

tự do của họ cũng chính là bảo vệ lợi ích của đất nước mình, "giúp bạn là tự giúp

mình" Đây chính là một bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

quốc tế Vì lẽ đó, Người luôn động viên nhân dân Việt Nam vừa tiến hành sự nghiệpbảo vệ độc lập tự do của dân tộc mình, vừa thực hiện sự giúp đỡ vô tư chí tình, chí nghĩađối với các dân tộc anh em

Sự đoàn kết ấy là nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.

Trang 14

Xác định chủ trương đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, giúp bạn là tự giúp mình, Đảng

ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tăng cường đoàn kết với Trung Quốc, Liên

Xô, các nước XHCN khác và các nước dân chủ Đồng thời phát triển mối quan hệ đoànkết, liên minh chiến đấu với nhân dân và các lực lượng vũ trang của hai nước bạn Lào

và Campuchia trên tinh thần quốc tế cao cả, coi giúp bạn là tự giúp mình, thực hiện sựgiúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa đối với các dân tộc anh em Từ đó, đã nhanh chónghình thành một thế trận vững chắc của ba nước Đông Dương nhằm đánh thắng kẻ thùchung là thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ

Vun đắp tình hữu nghị với các nước láng giềng, sau Hiệp nghị Genève 1961-1962 vềLào được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã mời Nhà vua Lào XriXavang Vatthana, Hoàng thân Thủ tướng Chính phủ Liên hiệp Lào Xuvana Phuma vàcác vị trong Chính phủ Lào sang thăm hữu nghị nước ta (3-1963)

Bác đã yêu cầu các bộ phận tổ chức đón tiếp rất chu đáo, trọng thị Trong các văn kiện,

Bác nhấn mạnh tình cảm “tình nghĩa láng giềng anh em Việt – Lào thắm thiết không

bao giờ phai nhạt” Cùng các đồng chí Lào đi thăm tại Trường Đại học Bách khoa Hà

Nội, Bác nhắc nhở sinh viên “cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng để góp

phần vào việc giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt – Lào”, tại Nhà máy Cơ khí Hà

Nội, Bác cũng căn dặn công nhân đoàn kết giúp đỡ công nhân và nhân dân Lào anh em Điều mọi người không quên là tại lễ tiễn đoàn Bác đã ứng khẩu đọc bài thơ:

Thương nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua

Việt – Lào hai nước chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long

(Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế – NXB Thông tấn, 2006)

Bằng việc làm cho thế giới hiểu rõ Việt Nam yêu chuộng hoà bình, sự tàn ác của cuộcchiến xâm lược của thực dân, đế quốc, Việt Nam đã tạo được sự đồng tình trong dư luậnthế giới Làn sóng phản chiến lan rộng, ở Mỹ, ở Pháp và nhiều nước, trở thành một mặttrận trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam

Ngày đăng: 16/02/2017, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w