Câu hỏi 1: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Mặt trận dân tộc thống nhất?Trả lời: Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta đã biến nước ta từ chế độ phong kiến lạc hậu thành một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuần giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
Câu hỏi 1: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Mặttrận dân tộc thống nhất?
Trả lời: Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta
đã biến nước ta từ chế độ phong kiến lạc hậu thành một xã hội thuộc địa và nửaphong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuần giữa toàn thể nhân dân Việt Nam, chủyếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
Đầu thế kỷ XX, một số sĩ phu đầy nhiệt huyết đã hướng ra nước ngoài vớihy vọng tìm được con đường cứu nước Các cuộc cách mạng thế giới, đặc biệt làCách mạng tư sản Pháp, Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc và Minh Trị duy tân ởNhật Bản đã tác động vào nước ta, làm cho phong trào yêu nước sau một thờigian chìm lắng lại trở nên sôi động và có bước phát triển mới về nhiều mặt.Ngoài các đòi hỏi về dân tộc, các phong trào còn nêu yêu sách về dân sinh, dânchủ, không chỉ đấu tranh vũ trang mà còn tiến hành đấu tranh trên các mặt trậnchính trị, tư tưởng, văn hoá Cũng với những phong trào truyền bá tư tưởng tựdo, bình đẳng, bác ái, bình quyền, xuất hiện các cuộc vận động bài trừ hủ tục, lậphội buôn, mở mang công thương nghiệp dân tộc…
Tuy vậy, phong trào đấu tranh và các cuộc vận động chấn hưng dân tộcvẫn bế tắc vì hầu hết các phong trào đều thiên về hướng ngoại, cầu viện và dựavào sức mạnh từ bên ngoài, chưa thấy và càng chưa biết phát huy sức mạnh nộilực dân tộc là chính Một số người cầm đầu tuy đã kêu gọi, hô hào "đồng tâm,"hiệp lực", "đồng bào", "đồng chí" nhưng chưa coi trọng và chưa biết đoàn kết,
Trang 2tập hợp các giai tầng cơ bản trong xã hội, càng chưa biết đến lớp người laokhổ… Hồ Chí Minh đã nhận xét: Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thựchiện cải lương chẳng khác gì "đến xin giặc rủ lòng thương"1; chủ trương của cụPhan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp khác nào "đưa hổ cửa trước, rướcbeo cửa sau"2; chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy có thực tế hơn nhưngcũng không có lối thoát đúng đắn rõ ràng Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh rút rakết luận: "Việc lớn chưa thành không phảo vì đế quốc mạnh mà vì nhân dân tachưa hiệp lực, đồng tâm" Để giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội ViệtNam cần phải có đường lối cứu nước đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng củanhân dân, với xu thế phát triển của thời đại và cần phải có một tổ chức cáchmạng đủ khả năng tập hợp, dẫn dắt toàn dân đi tới thắng lợi.
Với lòng nhiệt thành yêu nước thương dân và trí tuệ vốn có mang theotrải qua gần mười năm bôn ba hải ngoại tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của nhiềucuộc cách mạng, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên nhìn thấy ánhsáng giải phóng trong đêm trường nô lệ Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vàđặc biệt là Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã tạo rabước ngoặt quyết định trong lập trường cứu nước của Người Cùng với sựchuyển biến về nhận thức, năm 1920 Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộngsản, tham gia Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầutiên Đây không chỉ là bước ngoặt lịch sử trong đời sống hoạt động cách mạngcủa Người mà còn đánh dấu bước chuyển về chất của cách mạng Việt Nam Từđây bắt đầu quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm tòi, vận dụng và từng bước truyền báchủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta, định hình đường lối cứu nước, chuẩn bị về tưtưởng và tổ chức, đặt nền tảng cho sự ra đời của Đảng và các tổ chức quầnchúng Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất cũng từngbước được định hình và trở thành một bộ phận cấu thành đường lối cứu nước.
1 Trần Dân tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H1994, Tr12
2 Trần Dân tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động chủ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H1994, Tr12
Trang 3Người chẳng những sớm ý thức được tầm quan trọng mà còn đặt nhiệm vụ hàngđầu của công cuộc giải phóng là phải tiến hành giáo dục và giác ngộ quần chúng.Trong "Bản án chế độ thực dân Pháp", Người đã nhận định: "Ở Đông Dươngchúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn… Nhưngchúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức"1 Do vậy, khi tổng kết về hoạtđộng của Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, trong Thư gửi các bạn cùng hoạtđộng ở Pháp, Người đã nói rõ mục tiêu của mình khi trở về Tổ quốc: "Đối vớitôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, huấnluyện họ, họ đưa ra đấu tranh giành tự do, độc lập"2
Khác với các nhà yêu nước tiền bối, ngay từ đầu Nguyễn Ái Quốc đã cóquan niệm đúng đắn về mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân thuộc địa với vô sảncủa tất cả các nước là yêu cầu tất yếu, là điều kiện không thể thiếu được để giànhthắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Người kêu gọi các dântộc phương Đông đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đôngtương lai vì "khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạngvô sản"3
Tuy nhiên, để tiến tới việc thành lập Mặt trận dân tộc chống đế quốc ở cácthuộc địa và xác định vị trí, vai trò của liên minh công nông trong Mặt trận đãđược Người từng bước xác lập trong thời kỳ này Trong bài phát biểu tại Đại hộiquốc tế Nông dân lần thứ nhất (1923) cũng như trong một số tài liệu của Ngườikhi hoạt động tại Quốc tế Cộng sản, Người đã chỉ rõ: muốn nắm quyền lãnh đạocách mạng đến thắng lợi hoàn toàn thì phải coi trọng vấn đề nông dân vì đó làlực lượng to lớn nhất trong phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa Nhưngmặt khác, Người cũng giải thích: chỉ với lực lượng của chính mình, nông dânkhông bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ, mà phải đi theogiai cấp công nhân Người khẳng định: Giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất
1 Hồ Chí Minh, To n tàn t ập, Tập 2, Nxb CTQG, H.2002, Tr.132
2 Hồ Chí Minh, To n tàn t ập, Tập 1, Nxb CTQG, H.2002, Tr 192
3 Hồ Chí Minh, To n tàn t ập, Tập 2, Nxb CTQG, H.2002, Tr 124
Trang 4và duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng,bằng cách liên minh với giai cấp nông dân.
Năm 1923, trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Người đã đề nghị cầnsớm có chương trình hành động "để tập hợp những phần tử dân tộc cách mạng".Đến diễn đàn Đại hội Quốc tế Nông dân lần thứ hai (1924), Người lại kiến nghịQuốc tế Cộng sản phải làm cho "Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc vàthuộc địa trở thành hiện thực" Tuy nhiên những nhận định, kết luận nói trên mớichỉ là những phác thảo mang tính khái lược Chỉ đến tác phẩm "Đường Cáchmệnh" thì những nội dung, nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dântộc thống nhất mới được định hình cụ thể và rõ nét Về tính chất của cuộc cáchmạng, đó là dân tộc cách mạng, như "Việt Nam đuổi Pháp… ấy là dân tộc cáchmạng" Cũng trong tác phẩm này, lần đầu tiên Người đề ra quan điểm về vai tròcủa quần chúng nhân dân Theo Người: "Muốn sống thì phải cách mạng; …cáchmạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người"1 Nhưngmuốn đoàn kết, tập hợp dân chúng thì phải "Biết cách làm, biết cách đồng tâm,hiệp lực mà làm thì chắc làm được" Muốn vậy, theo Người trước hết phải cóĐảng tiên phong lãnh đạo thì mới đoàn kết thống nhất, đồng tâm hiệp lực đượctoàn dân chúng, đó chính là cơ sở đảm bảo chắc chắn nhất cho mọi thắng lợi củacách mạng Người chỉ rõ, "muốn cách mạng thắng lợi phải có dân chúng (côngnông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thốngnhất"; coi trọng sức mạnh "dân khí" hơn mọi thứ vũ khí: "dân khí mạnh thì quânlính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi"… Từ nhận thức nói trên,Người chủ trương phải đi vào quần chúng để giáo dục, giác ngộ, thức tỉnh họ, tổchức, đoàn kết họ thành một khối thống nhất, kiên quyết vùng lên "đánh đổ cảgiai cấp bóc lột mình" chứ không phải "nhờ năm, bảy người giết hại ba anh vua,chín mười anh quan là được" Người kịch liệt phê phán những phương pháp cáchmạng sai trái như: ám sát cá nhân, xúi dân bạo động…
1 Hồ Chí Minh, To n tàn t ập, Tập 2, Sdd,…Tr 259 đến 317
Trang 5Đi đôi với quá trình tìm tòi, nghiên cứu, xây dựng lý luận, Nguyễn ÁiQuốc còn sáng lập ra nhiều tổ chức nhằm thể nghiệm các hình thức tập hợp quầnchúng như Hội những người Việt Nam yêu nước (tập hợp những Việt kiều yêunước trên đất Pháp), Hội liên hiệp thuộc địa, Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bứcở Á Đông Để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước và chuẩn bị tiến tớithành lập Đảng, Người còn sáng lập ra tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạngđồng chí Hội, lấy Thanh niên Cộng sản Đoàn làm nòng cốt Thông qua những tổchức nói trên để truyền bá đường lối cứu nước và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc,đưa chân lý cách mạng của thời đại vào phong trào yêu nước và từ phong tràoyêu nước để truyền bá lập trường giai cấp công nhân vàoổtng các tầng lớp nhândân lao động khá Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn đó, không chỉ đã thúc đẩyphong trào công nhân mau chóng trưởng thành, mà còn hình thành trên thực tếcác Hội cứu quốc của các tầng lớp nhân dân trong toàn dân tộc và cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta đã chuyển về chất, từ tự phát lên tự giác, dưới sự lãnh đạo củagiai cấp công nhân Đó cũng chính là nền tảng cho sự ra đời Mặt trận dân tộcthống nhất khi thời cơ và điều kiện chín mùi Lịch sử cách mạng nước ta đãchứng minh, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì Mặt trận dân tộcthống nhất cũng được hình thành Đây là một đặc điểm có ý nghĩa rất quan trọngcủa cách mạng Việt Nam.
Chính vì vậy, sự ra đời của Mặt trận thống nhất Phản đế, hình thức tổ chứcđầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất ngay sau khi Đảng vừa mới được thànhlập không phải là sự kiện ngẫu nhiên, mà là kết quả tất yếu của quá trình chuẩnbị công phu của Người trong suốt một thập kỷ Đó là một cống hiến vĩ đại cả vềlý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là cơ sở,nền tảng để Đảng ta nhận thức và vận dụng trong quá trình xây dựng, củng cốkhối đại đoàn kết dân tộc qua các thời kỳ, giai đoạn của cách mạng, nhất là tìnhhình hiện nay
Trang 6Câu hỏi 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu đối ngoại trongchiến lược đại đoàn kết?
Trả lời: Mục tiêu nhất quán về đối ngoại trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao
giờ cũng được xác định một cách rõ ràng, là nhằm phục vụ cho lợi ích của quốcgia dân tộc, bao gồm các quyền dân tộc cơ bản như: độc lập dân tộc, chủ quyềnquốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.Người nói: "muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm"1 Cuộc đời HồChí Minh là một tấm gương sáng vì nước, vì dân Trong bài Nói chuyện cùngđồng bào trước khi sang Pháp, Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, làphấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân… Bất kỳ bao giờ,bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân"2.
Ngay sau khi nước nhà vừa được độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt chính
phủ lâm thời công bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới bản Tuyên ngôn
độc lập, mở đầu bằng những giá trị pháp lý và đạo lý mang tính phổ biến "những
lẽ phải không ai chối cãi được":
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ nhữngquyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền đượcsống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấynăm nay, dân tộc đó phải được tự do!
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyềnhưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân
1 Nguyễn Dy Niên, Tư tưởng ngoại dao Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H 2002, Tr 112
2 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập.2, Sdd… Tr 240
Trang 7tộc Việt Nam quyết đem tất cả tình thần và lực lượng, tính mạng và của cải đểgiữ vững quyền tự do, độc lập ấy"1.
Ngày 16-7-1947, trả lời một nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh: "Chínhsách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnhphúc… Chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thàcộng tác với chúng tôi Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranhtàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình"2.
Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, Hồ Chí Minh chủtrương phải đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể để hoạt động đối ngoại đápứng yêu cầu thực tiễn đất nước và phù hợp với tình hình quốc tế Quan điểm của
Hồ Chí Minh là: "Tình hình mới đã đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm
mới, sách lược mới… chính sách và khẩu hiệu cũng phải thay đổi, cho hợp vớitình hình mới"3 Nhưng cuối cùng thì, các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể đều nhằmmục đích thực hiện cho được mục tiêu cơ bản, đó là: Xây dựng một nước ViệtNam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp cách mạng thế giới Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, quan điểm tư tưởngcủa Người về đối ngoại trong chiến lược đại đoàn kết được thể hiện trên một sốvấn đề cơ bản sau:
Một là, đấu tranh cho hoà bình và cùng tồn tại hoà bình là mục tiêu xuyênsuốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn
mạnh nguyện vọng của dân tộc Việt Nam là muốn có được một nền hoà bìnhhợp công lý Ngay từ năm 1946, Người đã khẳng định: "Chúng tôi trịnh trọngtuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình Nhưng nhândân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêngliêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước"4 Ý chí quyết
1 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập.4, Sdd… Tr 3-4
2 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập.5, Sdd… Tr 169-170
3 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 7, Sdd… Tr 315
4 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 7, Sdd… Tr 469
Trang 8tâm giải phóng nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, xây dựng cuộc sống tự
do, hạnh phúc được thể hiện mạnh mẽ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
"… Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng tacàng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước talần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ…"1.
Hai là, hoà bình của một quốc gia phải trên cơ sở độc lập, tự do Vì vậy,cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của các quốc gia cũng tức là đấu tranh để bảovệ nền hoà bình của mình Theo Hồ Chí Minh, giữ gìn nền hoà bình thế giới tức
là giữ gìn lợi ích của nước ta Vì lợi ích của nhân dân lao động khắp thế giới lànhất trí… Đó cũng là biểu hiện của tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liênhệ khăng khít với nhau Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phongtrào ủng hộ hoà bình thế giới
Quan điểm về “hoà bình” phải được gắn liền với nền độc lập thực sự củacác dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là hạt nhân quantrọng cho việc tập hợp, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào vì hoà bình của nhândân thế giới đối với cách mạng Việt Nam.
Ba là, lập trường yêu chuộng hoà bình trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừarõ ràng, nhất quán vừa thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa ý chí quyết tâmbảo vệ hoà bình cho đất nước mình vừa góp phần giữ gìn hoà bình cho các dântộc khác Người nói: "Nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không để cho bất cứ kẻ nào
xâm lược nước mình, đồng thời cũng vĩnh viễn không xâm lược nước khác.Nhân dân Việt Nam luôn luôn ủng hộ tất cả những cuộc đấu tranh chống xâmlược và bảo vệ hoà bình thế giới.
1 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 7, Sdd… Tr 480
Trang 9Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều cóthể giải quyết bằng cách hoà bình; tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khácnhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân thiệnhợp tác với bất cứ một nước nào trên nguyên tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủquyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trịcủa nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình Chúng tôi tin chắc rằngsự hợp tác đó sẽ có lợi cho cả đôi bên và có lợi chung cho công cuộc hoà bìnhtoàn thế giới"1 Trong Lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp (10-1-1947), Hồ
Chí Minh viết:"… Chúng tôi muốn hoà bình ngay để máu người Pháp và Việtngừng chảy Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau Chúng tôi mongđợi ở Chính phủ và nhân dân Pháp một cử chỉ mang lại hoà bình Nếu không,chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước"2.
Trong khi ra sức phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đối ngoại của dân tộcmình, Hồ Chí Minh rất tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia dân tộckhác "Mình chớ làm cho người những điều không muốn người làm cho mình"3.
Phát biểu nhân dịp Quốc kháng lần thứ 10 của nước Việt Nam Dân chủCộng hoà (2-9-1955), Hồ Chí Minh tuyên bố rõ: "Trong quan hệ đối với cácnước khác, chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là rõ ràng và trongsáng: đó là một chính sách hoà bình và quan hệ tốt Chính sách đó dựa trên nămnguyên tắc vĩ đại nêu trong các bản tuyên bố chung Trung- Ấn và Trung-Miến,tức là: tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm,không can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi,chung sống hoà bình"4.
1 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 8, Sdd… Tr 4-5
2 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 5, Sdd… Tr 18-19
3 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 4, Sdd… Tr 354
4 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 8, Sdd… Tr 58
Trang 10Bốn là, đề cao chính nghĩa, đạo lý vì hoà bình và cuộc sống độc lập, tựdo, hạnh phúc của nhân dân tất cả các dân tộc là nền tảng xuyên suốt trong tưtưởng đối ngoại của Người Trong hoạt động ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh
không chỉ chú trọng phát huy pháp lý quốc tế mà còn đề cao chính nghĩa, vậndụng những giá trị của văn hoá và của ngoại giao truyền thống Việt Nam, cũngnhư các tư tưởng phổ biến, tiến bộ của nhân loại, luôn chú ý tìm ra những điểmđồng, nêu cao nhân nghĩa và đạo lý trong quan hệ quốc tế để thuyết phục, tranhthủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới và đấu tranh với đối phương Sức mạnhngoại giao, sức thuyết phục của Hồ Chí Minh còn xuất phát từ sự chân thành,lòng thuỷ chung, tình người đặc biệt ở Hồ Chí Minh Những phẩm chất cao đẹpđó của Người đã từng làm xúc động nhân dân và bạn bè quốc tế Tại buổi tiếpHồ Chí Minh trong chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ (4-2-1958) của Người, Thủtướng Ấn Độ Nêru nói: "Tôi không có nhiệm vụ trong cuộc chiêu đãi này, nhưngtôi cũng cố gắng đến tham gia vì là chiêu đãi Hồ Chủ Tịch… Hồ Chủ Tịch làmột nhân vật đặc biệt, tính rất giản đơn nhưng lòng rất rộng rãi Hôm qua khi từsân bay về, Hồ Chủ Tịch nói với tôi rằng Ngài có đem từ Hà Nội sang một vònghoa và một cây đại để đặt và trồng ở nơi kỷ niệm Thánh Găngdi Ngài còn nóithêm rằng cũng có đưa vòng hoa và cây đào để kỷ niệm ông cụ thân sinh tôi HồChủ Tịch gặp ông cụ thân sinh tôi ở Thủ đô nước Bỉ năm 1927 trong cuộc Hộinghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân Một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và cách đâyđã lâu năm mà Hồ Chủ Tịch còn nhớ đến cụ thân sinh tôi Đó tuy là một việcbình thường nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm chất vĩ đại của Hồ ChủTịch"1.
Năm là, giữ vững mục tiêu và nguyên tắc, đồng thời sẵn sàng thực hiệnchính sách đối ngoại rộng mở là nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đốingoại Ngay từ năm 1946, trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh đã nêu
rõ chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà như sau:
1 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 9, Sdd… Tr 84
Trang 11"1 Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hainước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữacác nước có chủ quyền.
2 Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sáchmở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tưbản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giaothông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c) Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tếdưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d) Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lượng hải quân, lục quântrong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và nhữnghiệp ước liên quan…"1.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên Anh Rốt Xenxpô (26-4-1956): "Chủtịch có định mở rộng những quan hệ ngoại giao và nhất là thương mại đối vớiphương Tây không?", Hồ Chí Minh tuyên bố: "Trên nguyên tắc bình đẳng và haibên cùng có lợi, chúng tôi sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao và thương mại với tấtcả các nước"2.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh việc xác định đúng đắn mục tiêu đối ngoại làcơ sở để thực hiện chiến lược đại đoàn kết, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lựclượng có thể đoàn kết, tập hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạitạo ra thế và lực cho cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.Song phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi
1 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 4, Sdd… Tr 470
2 Hồ Chí Minh To n tàn t ập, Tập 8, Sdd… Tr 160
Trang 12Câu hỏi 3: Để chuẩn bị lực lượng cho công cuộc giải phóng dân tộc(thời kỳ 1940-1945), Hồ Chí Minh đã có những hoạt động đoàn kết quốc tếtiêu biểu nào ?
Trả lời: Tháng 6-1940, khi bắt liên lạc được với Ban hải ngoại của Đảng
ở Côn Minh, trong buổi gặp gỡ có các đồng chí trong nước mới sang Người đưara nhận định: "Đức đã đánh nhau với Ba Lan, Pháp, Liên Xô ký hiệp ước khôngxâm phạm với Đức là hợp với tình hình hiện tại…, tuy có hiệp ước như vậy,nhưng thế nào mà bọn Đức cũng tấn công Liên Xô trong một ngày gần đây.Nhưng đụng vào Liên Xô thì chúng sẽ bị tiêu diệt"1 Được tin chính phủ Phápđầu hàng Đức, Nguyễn Ái Quốc triệu tập một cuộc họp rất quan trọng tại Banhải ngoại của Đảng ở Côn Minh Người phân tích rõ mối quan hệ chặt chẽ giữabọn thực dân ở chính quốc và bọn thực dân ở Đông Dương và nhận định: "ViệcPháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Ta phải tìmmọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ Chậm trễ lúc này là có tội với cáchmạng"2 Những nhận định trên cho thấy tầm nhìn xa, thấy rộng của Nguyễn ÁiQuốc, giúp cho việc xác định đường lối, chủ trương chiến lược và sách lược củacách mạng Việt Nan lúc này.
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc triển khai những hoạt động quốc tếdồn dập nhằm tranh thủ mọi lực lượng có thể đoàn kết, tạo hậu thuẫn cho cáchmạng Việt Nam Cuối tháng 6-1940, Người đáp máy bay gặp Chu Ân Lai, đạidiện Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh để trao đổi về thờicuộc và bàn phối hợp hoạt động giữa cách mạng hai nước Đầu tháng 7, Ngườitrở lại Côn Minh, viết báo cáo gửi Quốc tế cộng sản Tư liệu mới tìm được trong
tập Tư liệu về Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc có văn bản Gửi Quốc tế cộng
sản viết bằng chữ Hán đề ngày 12-7-1940 Trong đó, Người trình bày vắn tắt
1 Vũ Anh, Những ng y gàn tần Bác trong cuốn: Đầu nguồn, Nxb Văn học, H 1975, Tr 233
2 Vũ Anh, Những ng y gàn tần Bác trong cuốn: Đầu nguồn, Nxb Văn học, H 1975, Tr 234
Trang 13những nét chủ yếu tình hình Đông Dương về thái độ của các giai cấp xã hội,phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1930 Người phân tích kỹ tình hình nộibộ Đảng ta từ khi thành lập đến đầu chiến tranh thế giới thứ hai Đặc biệt lànhững đánh giá có tính chất dự báo khá chính xác về tình hình quốc tế, về tìnhthế cách mạng mới đối với Việt Nam.
Cuối tháng 7, Nguyễn Ái Quốc chuyển về Quảng Tây Tại đây, Ngườitriệu tập cuộc họp cán bộ để thảo luận vấn đề: phải nhân danh một tổ chức hợppháp để quan hệ với Tưởng, phải có cớ về nước đàng hoàng, càng sớm càng tốt,trong lúc Tưởng đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch "Hoa quân nhập Việt" và quan
hệ Quốc-Cộng lúc này đã xấu đi Người quyết định cho lập Việt Nam độc lập
đồng minh hội do Hồ Học Lãm, một người yêu nước làm sĩ quan trong Bộ tham
mưu quân đội Tưởng đứng đầu (Tổ chức này được chính phủ Nam Kinh chophép hoạt động hợp pháp) Người căn dặn: "Trong việc giao dịch với Quốc dânĐảng không mong chi nhiều Điều chủ yếu là làm sao cho chúng không cản trởcông việc của ta Phải hết sức bí mật Về chuyện "Hoa quân nhập Việt" đừng chỉnhìn mặt thuận lợi Hiện nay chỉ có Hồng quân Liên Xô và Hồng quân TrungQuốc mới là những đội quân anh em, mới là đồng minh thực sự của ta Còn quânđội Tưởng Giới Thạch dù có vào Việt Nam để đánh Nhật cũng chỉ là đồng minhtạm thời"1 Người còn chỉ thị, phải giữ cho được tổ chức này để liên lạc với quốctế, duy trì quan hệ với Quốc dân Đảng Trung Hoa để tranh thủ sự đồng tình, ủnghộ của nhân dân Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam
Tháng 12-1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ về Tĩnh Tây, gầnbiên giới Tổ quốc Tại đây, Người mở lớp, trực tiếp huấn luyện 43 cán bộ cáchmạng Việt Nam; đồng thời Người còn nhận định: "Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mởra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta Cao Bằng có phong trào tốt từ trước,lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế thuận lợi Nhưng từ CaoBằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp
1 Võ Nguyên Giáp, Từ nhân dân m ra, Nxb Qàn tĐND, H 1969, Tr 31