1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đoàn kết QUỐC tế và sự vận DỤNG TRONG tư DUY đối NGOẠI của ĐẢNG TA HIỆN NAY

23 14,9K 149

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (61991) khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng. Đảng ta chỉ rõ: tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin và tạo điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết toàn quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh, cùng với chủ nghĩaMác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọithắng lợi của cách mạng Việt Nam Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII củaĐảng (6/1991) khẳng định: " Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng HồChí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng".Đảng ta chỉ rõ: "tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện

và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của

sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tạo điều kiện cụthể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc" Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh

về đoàn kết toàn quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng

Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có sự vận động,biến đổi khólường Đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia tăng, đặt ra khôngmột quốc gia nào có thể phát triển mà lại không mở rộng quan hệ, đoàn kết,hợp tác với các nước khác Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát triển bền vững và nâng cao vịthế của mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề quan trọng là phải

mở rộng đoàn kết hợp tác theo tinh thần " là bạn, đối tác tin cậy và thành viên

có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới "

Chính vì vậy lựa chọn nội dung: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết

quốc tế và sự vận dụng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta hiện nay" làm chủ

đề tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa cả về

lý luận và thực tiễn

Trang 2

NỘI DUNG

1 Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế và những hoạt động đoàn kết quốc tế trong thực tiễn của Hồ Chí Minh

* Những nhân tố hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh.

Một là xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt

có từ ngàn xưa Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch

sử ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêunước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất,nhân ái khoan dung

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dântộc Việt Nam, đó cũng là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên NguyễnTất Thành ra đi tìm đường cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu,chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theoLênin, tin theo quốc tế thứ III Truyền thống yêu nước của dân tộc đượcNguyễn Tất Thành tiếp thu từ những ngày ở quê hương và trên con đườngbôn ba khắp năm châu bốn bể Người đã đến với những người lao động trênthế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến vớicon đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Tinh thần đoàn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm,tối lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đoàn kết củadân tộc, và đó cũng cái nôi để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu

vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển trong con người Hồ Chí Minh

Ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọnghình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Lịch sử dựng nước vàgiữ nước cha ông ta luôn phấn đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình,đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đấtnước: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”

Hai là, xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết

Trang 3

quốc tế.

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến đoàn kết quốc tế của giai cấp vôsản như là một điều kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấpcông nhân Sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đềdân tộc và thuộc địa Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dântộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, gắn chủnghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lênin

Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920)Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở thànhmột trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Bằng việc làm đó,Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế Từ đoàn kết các dântộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp

vô sản thế giới Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham luận, phát biểu trongcác kỳ sinh hoạt đảng và các cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gialãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo Người cùng khổ…

Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc,tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình thành mặt trậnđoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức với sựtiếp thu sâu sắc và sáng tạo những hẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác -Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại”1 và người khẳng định, chínhLênin và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế gới sựcần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm

vi từng nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủnghĩa đế quốc

* Đoàn kết quốc tế trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

- Hoạt động đoàn kết của Hồ Chí Minh trên đất Pháp

Những năm tháng hoạt động ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc không chỉ dừng

1 HCM toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H2000

Trang 4

lại ở việc quan sát mà còn thực sự đi vào hoạt động Tại Pháp, Nguyễn ÁiQuốc chủ trương cùng với một số người cộng sản Angiêri, Tuynidi, Marốc…họp bàn thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” Trong Tuyên ngôn của Hội đã đềcấp đến mối quan hệ, giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa

“Hỡi các bạn bị áp bức ở chính quốc, giai cấp tư sản trong nước các bạn đãlừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược chúng tôi Ngày nay,vẫn cái chính sách quỷ quyệt ấy, giai cấp tư sản các bạn lại định dùng chúngtôi để đàn áp mọi cố gắng tự giải phóng của các bạn Đứng trước chủ nghĩa tưbản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất”2

Tháng 12/1921 tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp họp tạiMácxây, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản người tamới thấy tình hữu ái mới thực sự là quyền bình đẳng, và chỉ có nó chúng tamới có thể thực hiện sự hòa hợp và hạnh phúc ở chính quốc và các nướcthuộc địa”3 Trong bài “Mấy suy nghĩ về vấn đề thuộc địa” đăng trên báo L'Humanité ngày 25/5/1922, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu Đảng cần thực hiện lờichỉ dẫn quan trọng của Lênin: Nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước đichiếm thuộc địa là phải giúp đỡ một cách tích cực nhất phong trào giải phóng

ở các nước thuộc địa, phải tăng cường đoàn kết để phá tan thủ đoạn chia rẽcủa tư bản, đế quốc

Có thể nói, hoạt động tích cực và đa dạng của Nguyễn Ái Quốc trên đấtPháp có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn Đó là thời kỳ đầu quan trọng tạo nên

sự đoàn kết nhất trí trong nhận thức cũng như trong hành động đối với giaicấp vo sản ở chính quốc và nhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa Đó cũngchính là bước khởi đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

- Hoạt động đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong quốc tế cộng sản

Từ năm 1921 đến 1923, hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp - một bộphận trong Quốc tế Cộng sản - Nguyễn Ái Quốc say mê nghiên cứu lý luận

2 Chủ tịch Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, H1993

3 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, H 1980

Trang 5

của Mác - Lênin, đường lối của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt là vấn đề dân tộc

và thuộc địa Những hoạt động của Người trên đất Pháp là những đóng gópcho Quốc tế Cộng sản Tại đây, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài đề cập trênbình diện quốc tế rộng lớn hơn gửi cho các báo cánh tả ở Pháp, báo Pravdacủa Đảng Cộng sản Liên Xô, các tập san của Quốc tế Cộng sản nhằm tuyêntruyền chủ nghĩa Mác - Lênin trong các nước thuộc địa, cung cấp cho Quốc tếCộng sản và các đảng cộng sản chính quốc hiểu rõ hơn về “Phương Đôngthức tỉnh” từ đó có sự hiểu biết nhau, xây dựng mối quan hệ giữa các dân tộcthuộc địa và giai cấp vô sản phương Tây

Trong bức thư gửi cho Pêtơrốp - Tổng thư ký ban Phương Đông củaQuốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ “Nguyên nhân gây ra sự suy yếucủa các dân tộc Phương Đông đó là sự biệt lập” Từ đó Người kiến nghị vớiQuốc tế Cộng sản trong khi chỉ đạo chiến lược, cần chú ý đến tính đặc thù củacác dân tộc Phương Đông Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản ngày17/6/1924 Nguyễn Ái Quốc đã trình bày bản tham luận làm sôi nổi Đại hội,Người nhấn mạnh: “Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và nêu lên để quốc tế thấyrằng: Cách mạng ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn cả nguy cơ củacác thuộc địa Song, tôi thấy hình như các đồng chí vẫn chưa hoàn toàn thấmnhuần tư tưởng rằng, vận mệnh của giai cấp vô sản các nước đi xâm lượcthuộc địa gắn chặt với vận mệnh giai cấp vô sản cấp bị áp bức ở các nướcthuộc địa”

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu - Trung Quốc, ở đâyNguyễn Ái Quốc tranh thủ tìm hiểu qua tài liệu và tìm hiểu tình hình các nướcphương Đông, tìm hiểu nguyên nhân các nước này gặp khó khăn trong việc tổchức xây dựng lực lượng của bản thân, trong việc đoàn kết quốc tế là do sự íthiểu biết về vấn đề chính trị, sự đóng kín trong quan hệ quốc tế Sau một thờigian chuẩn bị, ngày 9/7/1925 tại Quảng Châu, Đại hội thành lập Hội được tổchức Đây là tổ chức quốc tế của những người yêu nước Việt Nam, TrungQuốc, Ấn Độ, Miến Điện, Triều Tiên, Indonesia… Đại hội thông qua tôn chỉ

Trang 6

của Hội và nêu rõ: “Liên lạc với các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạngđánh đổ đế quốc” Tuyên ngôn của Hội nhấn mạnh: “Con đường thoát duynhất để xóa bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức

và giai cấp vô sản toàn thế giới” Việc thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị

áp bức là sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc góp phần đoàn kết các dân tộc bị ápbức ở châu Á nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc

* Hoạt động đoàn kết quốc tế cho việc thành lập Đảng và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 ở Cửu Long - Hồng Kông, Nguyễn

Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Các văn kiện

do Người soạn thảo đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng thấm đượm sâu sắcquan điểm dân tộc và giai cấp, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội

Từ giữa năm 1940, Nguyễn Ái Quốc triển khai nhiền hoạt động mangtính quốc tế như thường xuyên liên lạc, đón nhận tin mới từ Quốc tế Cộng sảngửi về, tổ chức gặp đại diện các Đảng cộng sản, trao đổi thời cuộc và bàn phốihợp hoạt động giữa cách mạng các nước nhằm tranh thủ mọi lực lượng có thể

có thể đoàn kết, tạo hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam

Mùa xuân 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước, cùng Đảng trựctiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Từ ngày 10 đến 19/5/1941, thay mặt Quốc

tế Cộng sản, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứVIII xác định tình hình thế giới và trong nước, thành lập “Việt Nam độc lậpđồng minh” gọi tắt là Việt Minh và chuẩn bị Tổng khởi nghĩa Hội nghị cónhững nhận định đúng đắn về vấn đề quốc tế, đã hoàn chỉnh đường lối, chiếnlược của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam

Sang năm 1945, Hồ Chí Minh phát hiện sự căng thẳng trong quan hệ

Mỹ - Anh, Pháp về vấn đề thuộc địa nói chung, vấn đề Đông Dương nóiriêng Với nhãn quan chính trị sâu sắc và thực tiễn hoạt động quốc tế phongphú, Người quyết định phải gặp Mỹ, tranh thủ Đồng Minh, thêm bạn cho cách

Trang 7

mạng Việt Nam, tiến tới giành độc lập dân tộc khi thời cơ cho phép Bằngviệc cứu thoát viên phi công Mỹ Uyliam Sao và trao trả cho Mỹ để thể hiệnthiện chí của Việt Minh, đồng thời đặt mối quan hệ với Mỹ, tranh thủ sự giúp

đỡ của Mỹ đối với cách mạng Việt Nam

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự kết hợp chặt chẽ những điềukiện khách quan với điều kiện chủ quan, kết hợp những cố gắng phi thường củanhân dân ta với chiến thắng oanh liệt của Liên Xô với các lực lượng tiến bộ trênthế giới chống phát xít Đó là thắng lợi của tư tưởng cách mạng kết hợp với đoànkết quốc tế, tự lực, tự cường và ủng hộ quốc tế của Hồ Chí Minh

2 Một số nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

* Độc lập, tự do là mục tiêu, động lực và cơ sở của tư tưởng đoàn kết quốc tế

Độc lập, tự do là quan điểm nhất quán, xuyên suốt cốt lõi, là cơ sở tạodựng chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Mác – Ăngghen đã từngnhấn mạnh: "Trong cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộckhác nhau họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vàodân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản" ; "Không khôi phục lại độc lập

và thống nhất cho từng dân tộc thì về phương diện quốc tế, không thể thựchiện được sự đoàn kết của giai cấp vô sản và sự hợp tác hòa bình và tự giácgiữa các dân tộc đó để đạt tới mục đích chung"

Quán triệt quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã làm việc quên mình cho sựđoàn kết quốc tế rộng lớn nhằm mục tiêu giành độc lập, tự do của dân tộcViệt Nam và các dân tộc bị áp bức Người sớm hiểu rõ, trong giai đoạn đếquốc chủ nghĩa, cách mạng ở các nước thuộc địa tuy mang nội dung dân tộc,dân chủ nhưng không còn thuộc phạm trù cách mạng tư sản nữa, mà đã trởthành một bộ phận quan trọng không thể tách rời của cách mạng vô sản Vìthế ngay những năm 20 của thế kỷ XX, Người ra sức xây dựng mối liên minhđoàn kết giữa các dân tộc thuộc địa với nhau, giữa các dân tộc thuộc địa vớigiai cấp vô sản ở chính quốc Hồ Chí Minh chỉ rõ, vấn đề cơ bản, nhân tố

Trang 8

quyết định thắng lợi của cách mạng là sự kết hợp giải phóng dân tộc với giảiphóng giai cấp, gắn lợi ích cách mạng một nước với lợi ích cách mạng thếgiới Và chính Người là hiện thân của sự kết hợp đó.

Độc lập, tự do được Hồ Chí Minh đặt thành nhiệm vụ hàng đầu nhưng lại lànhiệm vụ khó khăn nhất Người đã kiên trì phấn đấu và đấu tranh với những quan điểm

tả khuynh Quan điểm nay không chỉ thể hiện trí tuệ sáng suốt, tầm cao, nhìn xa trôngrộng của nhà chiến lược thiên tài, mà còn là một quyết định dũng cảm của Hồ Chí Minhtrước vận mệnh dân tộc và trước phong trào cách mạng thế giới

Thực tế, khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, Người khẳng định thời cơlớn chưa tới Khi Đức tấn công Liên Xô, Người chỉ rõ: “Liên Xô và các lựclượng dân chủ nhất định thắng lợi, đó là thời cơ cho dân tộc Việt Nam Nhưngđiều quan trọng là phải chuẩn bị thực lực bên trong để đón thời cơ” Khi lựclượng Đồng Minh chiến thắng chủ nghĩa phát xít, Hồ Chí Minh đã kịp thờiphát động Tổng khởi nghĩa với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy TrườngSơn cũng phải dành cho được độc lập dân tộc” Thắng lợi của Cách mạngTháng tám là thắng lợi của tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của

Hồ Chí Minh và cũng là thắng lợi của chủ nghĩa quốc tế chân chính

Độc lập, tự do là động lực, mục tiêu, lý tưởng, là cơ sở của chiến lượcđoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh, một chiến lược tổng hòa, biện chứng mối quan

hệ dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH đầysang tạo và năng động cách mạng, kết thành hạt nhân sáng chói có giá trịtrường tồn đối với dân tộc ta và các dân tộc trên thế giới

* Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, từ thực tiễn đấu tranh giảiphóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã thấy sự cần thiết phảiliên minh, đoàn kết chặt chẽ không những giữa các dân tộc thuộc địa mà còngiữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp vô sản và nhân dân lao động ởchính quốc hay cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vôsản ở chính quốc Người ví chủ nghĩa đế quốc như con đỉa 2 vòi, nếu chỉ cắt 1

Trang 9

vòi, cái vòi kia tiếp tục hút máu và cái vòi bị cắt sẽ tiếp tục mọc ra Cho nên,muốn tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc thì nhân dân bị áp bức ở thuộc địa và giaicấp công nhân, nhân dân lao động ở chính quốc phải đoàn kết, phối hợp hànhđộng, cắt đứt cả 2 cái vòi của “con đỉa” Người đã viết: “Cách mệnh An Namcũng là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trong thế giớiđều là đồng chí của An Nam cả” Người còn vạch rõ: “Chúng ta làm cáchmạng thì cũng phải liên lạc với tất cả các Đảng cách mạng trên thế giới đểchống lại Tư bản và Đế quốc chủ nghĩa” Trong khi đặt cách mạng thuộc địatrong mối quan hệ mật thiết với cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh đặc biệtnhấn mạnh tính chủ động và khả năng thắng lợi trước của cách mạng thuộcđịa, trở thành sự cổ vũ, ủng hộ to lớn đối với cách mạng chính quốc.

Với tầm nhìn chiến lược, Người cho rằng thuộc địa là khâu yếu nhất củachủ nghĩa đế quốc, nơi tập trung những mâu thuẫn của thời đại Vì thế, cách mạng

vô sản không nhất thiết phải nổ ra ở chính quốc mà có thể nổ ra từ các nước thuộcđịa Người phân tích “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới tùy thuộc phần lớnvào các nước thuộc địa”, “Tất cả các sinh lực của chủ nghĩa đế quốc đếu lấy ở các

xứ thuộc địa” Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người chỉ rõ “Việt Nam dântộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nôngPháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”

Từ nhận thức tính chất thời đại của mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa

và cách mạng chính quốc, Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu của cách mạngthuộc địa và vai trò của nó đối với cách mạng ở chính quốc Đây là luận điểmđầy sáng tạo của Hồ Chí Minh, bởi lúc này Quốc tế Cộng sản và các đảng cộngsản ở châu Âu cho rằng, thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếpvào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc Thực tiễn lịch sử Việt Nam vàcác nước thuộc địa giành độc lập trong thế kỷ XX đã chứng minh luận điểm củaNgười được nêu ra từ năm 1921 là rất đúng đắn và sáng tạo

Xác định cách mạng thuộc địa là một bộ phận của cách mạng thế giới,

Hồ Chí Minh nêu rõ “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách

Trang 10

mạng XHCN thì mới thắng lợi hoàn toàn”, vì chỉ có CNXH mới đảm bảo chocác dân tộc được độc lập, tự do thực sự Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chỉ

có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức vànhững người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ” Tiên đoán về thắnglợi sớm của cách mạng thuộc địa so với cách mạng chính quốc được tiến trìnhlịch sử của thời đại khẳng định Nhiều dân tộc thuộc địa đánh đổ chủ nghĩathực dân giành độc lập và tiến lên con đường XHCN, trong khi ở các nước tưbản giai cấp vô sản đang phải tìm con đường phù hợp để tiến đến con đườngmục tiêu đặt ra

* Độc lập, tự chủ, tự cường gắn với đoàn kết quốc tế

Trong khi hoạt động không mệt mỏi cho sự đoàn kết quốc tế và khẳngđịnh sự cần thiết của đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh đã xác định vai trò quyếtđịnh nhất vẫn là sự nỗ lực chủ quan của cách mạng mỗi nước Người nhấnmạnh: “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp

đỡ thì không xứng đáng được độc lập”, mà phải: “Đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta” là phương thức, là động lực chủ yếu để phát triển cách mạngnước ta Người coi tự lực tự cường là “Cái gốc”, là “Cái điểm mấu chốt” củamọi chính sách và sách lược

Độc lập, tự chủ nhằm đảm bào lợi ích dân tộc, thực hiện các quyền dântộc cơ bản Nhưng độc lập, tự chủ và tự lực tự cường hoàn toàn xa lạ với sựbiệt lập và chủ nghĩa biệt phái Để chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mìnhgấp nhiều lần, Hồ Chí Minh luôn chủ trương tăng cường đoàn kết và tranh thủ

sự hợp tác quốc tế, Người coi đây là vấn đề có tầm chiến lược hàng đầu trongđường lối cách mạng Việt Nam Mục tiêu của đoàn kết và hợp tác quốc tế làtập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc

tế, tăng thêm khả năng tự lực tự cường, tạo điều kiện chuyển biến tương quanlực lượng có lợi cho cách mạng

Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự hợp tác toàn diện trong phe CNXH và tăngcường sức mạnh vật chất của các nước XHCN là yếu tố quyết định để ngăn

Trang 11

chặn nguy cơ chiến tranh, thúc đẩy sự tiến bộ và củng cố độc lập dân tộc ởcác nước vừa thoát khỏi chủ nghĩa thực dân Đồng thời Hồ Chí Minh cũngchủ trương mở rộng hợp tác với các nước có chế độ chính trị khác nhau.Người khẳng định, Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế, buôn bán,văn hóa với các nước như: Pháp, Nhật Bản… Trong khi coi “cách mạng ViệtNam là một bộ phận của cách mạng thế giới”, Người căn dặn đội ngũ cán bộlàm công tác đối ngoại: “Phải làm cho đúng đường lối và chính sách Đốingoại của Đảng và Nhà nước ta… Tăng cường đoàn kết hữu nghị với cácnước XHCN, với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân thế giới… Vì lợi ích củahòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội”.

* Đoàn kết quốc tế theo tinh thần: "Việt Nam muốn làm bạn với tất

cả các nước"

Tư tưởng này của Người được thể hiện rõ trong dịp trả lời phỏng vấnbáo chí nước ngoài (năm 1947): Việt Nam mong muốn: "làm bạn với tất cảcác nước dân chủ không gây thù oán với một ai"4 Năm 1949, trả lời phỏngvấn một nhà báo người Mỹ hỏi: Sau khi đã độc lập, Việt Nam có hoan nghênh

tư bản ngoại quốc không? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời: Bất kỳ nước nàothật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợicho cả hai bên thì Việt Nam sẽ rất hoan nghênh, còn nếu mong đưa tư bản đến

để ràng buộc, áp chế Việt Nam thì Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt

Ngay đối với nước Pháp, nước đang tiến hành cuộc chiến tranh xâmlược Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Việt Nam sẵn sang hợptác thân thiện với nhân dân Pháp Những người Pháp tư bản hay công nhân,thương gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽđược nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn” Sau năm

1945 nhiều lần Người đã tuyên bố: “Chính sách ngoại giao của chính phủ thìchỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để

4 Hồ Chí Minh toàn tập( tập 5), Nxb chính trị quốc gia, H1995,Tr.220

Ngày đăng: 13/10/2016, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Các Mác-Ph.Ăngghen, Tuyển tập tập 1. Nxb.sự thật, HN.1980 3. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátcơva. 1981, t.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập tập 1". Nxb.sự thật, HN.19803. V.I.Lênin, "Toàn tập
Nhà XB: Nxb.sự thật
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb.Chính trị quốc gia. H.2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứIX
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia. H.2001
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, HN.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Nxb.Chính trị quốc gia, HN.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
7. Giá trị Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Nxb Khoa học xã hội.H. 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội.H. 1993
8. Hồ Chí Minh, Toàn tập tập 1, tập 2, tập 5, tập 12. Nxb.Chính trị quốc gia, HN.2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập tập 1, tập 2, tập 5, tập 12
Nhà XB: Nxb.Chính trịquốc gia
9. Lê Văn Yên, Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb.Thanh niên. HN.1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtquốc tế trong cách mạng giải phóng dân tộc
Nhà XB: Nxb.Thanh niên. HN.1999
11. Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp. Nxb Sự thật, H.1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, mộtthời đại, một sự nghiệp
Nhà XB: Nxb Sự thật
12. Tư tưởng Hồ Chí Minh - một số nội dung cơ bản, Nxb CTQG.H.1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh - một số nội dung cơ bản
Nhà XB: NxbCTQG.H.1994
13. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, Nxb CTQG.H.1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế
Nhà XB: NxbCTQG.H.1995
14. Nguyễn Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp, Nxb.Thông tin lý luận, HN.1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp
Nhà XB: Nxb.Thông tin lýluận
15. Viện quan hệ quốc tế, Giáo trình quan hệ quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận Chính trị, HN.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quan hệ quốc tế
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, H1993 Khác
10. Nguyễn Thành: Chủ tịch HỒ CHÍ MINH ở Pháp, Nxb Thông Tin Lý Luận, H1988 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w