ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Hoàn QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHI
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trần Thị Hoàn
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trần Thị Hoàn
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hoa
Hà nội – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với các công trình khác
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 4
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5
5.1 Nguồn tư liệu 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH 7
1.1 Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 7
1.1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam 7
1.1.2 Chủ nghĩa Mác - Lênin 11 1.2 Nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Error! Bookmark not defined
1.2.1 Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức Error! Bookmark not defined
Trang 51.2.2 Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với
phong trào cách mạng vô sản ở chính quốc Error! Bookmark not defined
1.2.3 Đoàn kết giữa các đảng cộng sản và các nước trong hệ thống xã hội chủ
nghĩa Error! Bookmark not defined 1.2.4 Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Error! Bookmark not defined
1.2.5 Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên
thế giới Error! Bookmark not defined Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) Error! Bookmark not defined
2.1 Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử và yêu cầu khách quan về đoàn kết
quốc tế Error! Bookmark not defined 2.1.1 Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử Error! Bookmark not defined
2.1.2 Yêu cầu khách quan về đoàn kết quốc tế của Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ Error! Bookmark not defined
2.2 Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Error! Bookmark not defined
2.2.2 Đoàn kết với Lào, Campuchia chống kẻ thù chung Error! Bookmark not defined
2.2.3 Tăng cường đoàn kết với các lực lượng dân chủ, hòa bình, tiến bộ trên
thế giới Error! Bookmark not defined 2.3 Một số kinh nghiệm lịch sử Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined Tài Liệu Tham Khảo 12
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.CSVN : Cộng sản Việt Nam 2.CNĐQ : chủ nghĩa đế quốc
3 XHCN: xã hội chủ nghĩa
4 CNTD: chủ nghĩa thực dân
Trang 81
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quý báu của dân tộc Việt Nam Thông qua những bài nói, bài viết và phong cách hoạt động của Hồ Chí Minh đã hình thành nên tư tưởng của Hồ Chí Minh Trải qua nhiều Đại hội, Đảng CSVN đã quán triệt tầm quan trọng của việc nghiên cứu phổ biến và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách
mạng của dân tộc
Có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh đã đang và sẽ là một trong trong những nguồn lực cho sự nghiệp phát triển “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới đất nước Tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nội dung khác nhau và được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc
tế - hai nội dung lớn, thống nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, được hình thành trên một nền tảng vững chắc Đó là sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin; là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế; là độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người, vươn tới CNXH
Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện trải qua một chặng đường dài, đã giành nhiều thắng lợi vẻ vang Một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi đó là có đường lối quốc tế đúng đắn, mà cốt lõi là chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Quá trình hình thành và phát triển chiến lược đoàn kết của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, gắn liền với các thời kỳ phát triển của Đảng và cách mạng Việt Nam, gắn liền với tiến trình cách mạng thế giới Đoàn kết quốc tế cùng với đoàn kết dân tộc thực sự trở thành chiến lược cách mạng và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, của Đảng CSVN
Trang 92
Nhận thức và thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng trong nước với phong trào cách mạng và lực lượng tiến bộ trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Đảng CSVN luôn quan tâm và coi nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhiệm vụ chiến lược
Cũng nhờ vào truyền thống quý báu đó, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, quân dân Việt Nam đã tiêu diệt, làm tan rã và xóa bỏ toàn bộ
bộ máy chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi cuối cùng, mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam - cả nước quá độ lên CNXH
Góp phần vào thắng lợi đó có nhiều yếu tố và đoàn kết quốc tế là một trong những nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 Với tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, tôi
quyết định chọn vấn đề “Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí
Minh học
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây:
- Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), nhà xuất bản chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002 Đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tập thể tác giả là các nhà ngoại giao, các chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế
ở Việt Nam Cuốn sách làm sống lại những sự kiện đối ngoại chủ yếu của Đảng, Nhà nước Việt Nam và ngoại giao nhân dân trong nữa cuối của thế kỷ
XX
Trang 103
- Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế, Nhà xuất bản quân đội nhân
dân Hà Nội, 2000 của hai tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Vương Hồng Trong cuốn sách này các tác giả đã tổng hợp tất cả những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh qua các thời kỳ lịch sử, những chính sách ngoại giao hết sức mềm dẻo của Bác Hồ
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2004 của tác giả Đỗ Đức Hinh; Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của Nguyễn Dy Niên; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao của Viện Quan hệ Quốc tế
(1990), Nxb Sự Thật, Hà Nội Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh
của Ban Dân vận Trung ương, (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…
Các cuốn sách trên đã đề cập khá sâu về một số khía cạnh của tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, về hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh nhằm thực hiện đoàn kết quốc tế với nhiều nguyên thủ quốc gia và quốc gia khác nhau Những công trình trên đánh giá vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng lý luận về đoàn kết quốc tế; những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với thành công của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới, nêu cao tấm gương về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
“Bác Hồ nói về ngoại giao” (Học viện Quan hệ Quốc tế, 1994); “Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (PGS Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb CTQG,
HN, 1995); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận dân
tộc thống nhất” (Nxb CTQG, HN, 1996); “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”(Nxb CTQG, HN, 2002); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới” (Học
viện CTQG Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, HN, 2004); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đối ngoại - một số nội dung cơ bản” (Nxb CTQG, HN, 2005); “Hồ Chí Minh -
Trang 114
Nhà tư tưởng lỗi lạc” (Nxb Lý luận chính trị, 2005); “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới” (Nxb CTQG,
HN, 2007)…
Đây là nhóm công trình có số lượng tương đối lớn với các hình thức, phương pháp tiếp cận khá phong phú Nhìn chung, các nhà khoa học đã có những đóng góp quan trọng trong việc làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về ngoại giao, hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao của Đảng trong các thời kỳ cách mạng…
- Về quan điểm quốc tế trong tư tưởng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh của Vũ Dương Ninh Tạp chí LSĐ, số 3/1993; Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế - Một số vấn đề nhìn từ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của
Trần Minh Trưởng, Tạp chí thông tin Lý luận số 10/ 1999; Công tác đối ngoại hiện nay trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh của Văn Tạo Tạp chí LSĐ, số 6/1993…
Các công trình nói trên, ở các góc độ khác nhau, đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, về hoạt động đoàn kết quốc tế của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ
Trên cơ sở những tài liệu này và một số tài liệu đáng tin cậy khác, luận văn sâu vào nghiên cứu về những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế và sự vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào những hoạt động
đoàn kết quốc tế của của Đảng CSVN giai đoạn 1954-1975
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975); nêu một số kinh nghiệm, khuyến nghị
Trang 125
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Hệ thống hóa, phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Làm rõ quá trình vận dụng những quan điểm về đoàn kết quốc tế của
Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) của Đảng CSVN
Làm rõ thành công, hạn chế của quá trình vận dụng quan điểm về đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; trên cơ sở đó, nêu lên một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo cho hiện tại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN và thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành, những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975)
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng là những tài liệu gốc của luận văn
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo, tạp chí có liên quan do các cơ quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Sử học… là nguồn tư liệu quan trọng, dùng để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu khác nhau của luận văn
Trang 136
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp khoa học phổ quát như lịch sử, logic, logic – lịch
sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, để khảo cứu toàn diện, hệ thống những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng của Đảng CSVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) Nhằm làm rõ tính hệ thống, toàn diện, giá trị độc đáo của tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung vấn đề này, phương pháp logic và khái quát hóa được sử dụng tích cực
6 Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ những quan điểm, nội dung cơ bản của
tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Thứ hai, làm rõ quá trình vận dụng và những thành công, hạn chế của
quá trình vận dụng quan điểm đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975); phát huy, vận dụng vào việc tăng cường hợp tác quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, hoặc giảng dạy những vấn đề, môn học liên quan
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành hai chương, 5 tiết:
Chương 1 Cơ sở, quá trình hình thành vầ nội dung hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
Chương 2 Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
Trang 147
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ ĐOÀN KẾT
QUỐC TẾ CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1 Cơ sở hình thành quan điểm Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Sang thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dồn dập, báo trước bước chuyển biến trong tình hình quốc tế Cuộc xung đột tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh
mẽ, điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ… bão táp cách mạng với “phương Đông thức tỉnh” là nét đặc trưng của tình hình quốc tế trong giai đoạn này Trong bối cảnh ấy, Lênin phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình, đồng thời nêu nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở các nước đế quốc và các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng bằng thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là cách mạng thuộc địa Năm 1919, Lênin cùng với các nhà cách mạng ở các nước thành lập Quốc tế cộng sản, đồng thời phát
triển khẩu hiệu chiến lược của Mác thành: Vô sản tất cả các nước và các dân
tộc bị áp bức, đoàn kết lại! Quốc tế cộng sản ra đời, đánh dấu bước phát triển