1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đoàn kết LƯƠNG GIÁO và sự vận DỤNG của ĐẢNG TRONG GIAI đoạn CÁCH MẠNG HIỆN NAY ở nước TA

109 937 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 649,5 KB

Nội dung

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là một động lực cơ bản tạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong suốt cuộc đời hoạt động lý luận và thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề đoàn kết và không ngừng chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó một nội dung quan trọng là đoàn kết lương giáo.

Trang 1

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Nhà xuất bản chính trị quốc gia Nxb CTQG

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, là một động lực cơ bảntạo nên sức mạnh to lớn để dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến thắng mọi

kẻ thù Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong suốt cuộc đời hoạt động lý luận vàthực tiễn của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề đoàn kết và không ngừng chăm loxây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó một nội dung quan trọng là đoàn kết lươnggiáo

Trang 2

Tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh thiết thực góp phần tập hợp các lựclượng cách mạng, đặt nền móng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vữngmạnh, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đây chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam chođường lối chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo trong quá trình đấutranh vì độc lập dân tộc và CNXH

Nước ta là một quốc gia có nhiều tôn giáo Đồng bào theo tôn giáo chiếm một số lượngkhá đông (gần 20 triệu tín đồ tôn giáo các loại - số liệu năm 2000) Đa số đồng bào theotôn giáo là người lao động gắn bó với dân tộc và có nhiều công lao đóng góp cho cáchmạng, góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũngnhư sự nghiệp xây dựng CNXH ngày nay Tuy nhiên, hiện nay trong chiến lược “diễnbiến hoà bình”, kẻ thù đang tìm cách chia lẽ đồng bào tôn giáo với đồng bào không theotôn giáo, phá hoại khối đoàn kết lương giáo và đại đoàn kết toàn dân Trong khi đó, chínhquyền ở một số địa phương và cơ sở đã nhận thức chưa đầy đủ và vận dụng thực hiệnquan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước còn có những mặt hạn chế Một bộphận đồng bào có tôn giáo do trình độ nhận thức có hạn, hoặc do nhẹ dạ cả tin đã bị cácthế lực thù địch kích động lôi kéo, nên đã có những việc làm đi ngược lại lợi ích dân tộc,làm phương hại khối đại đoàn kết toàn dân Trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hiện nay, một nhiệm vụ có ý nghĩachiến lược là phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo làm thất bạimọi âm mưu, thủ đoạn đen tối lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng củanhân dân ta Làm tốt nhiệm vụ đó là góp phần thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn

Trang 3

kết lương giáo, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình” của CNĐQ đối với nước ta,tạo động lực to lớn đưa cả nước đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lươnggiáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn cáchmạng, là cơ sở quan trọng và cấp thiết để quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả quanđiểm chính sách tôn giáo và đại đoàn kết toàn dân của Đảng, Nhà nước ta trong công

cuộc đổi mới hiện nay Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo và sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay”, để

góp phần thực hiện nhiệm vụ trên

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo là vấn đề đã và đang tập trung sự chú ýquan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học Thời gian qua đã xuất hiện một sốcông trình đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề đoàn kết lương giáo trong tư tưởng HồChí Minh: Đó là luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo đến đời sống tinhthần quân nhân ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Lê Đại Nghĩa,

Học viện CTQS, Hà Nội 2001 Luận văn thạc sỹ: “Vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam

trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lý Thị Bích Hồng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh(2001) Các bài viết đăng trên các báo và tạp chí sau: Nguyễn Đức Lữ (3/1995) “Tưtưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo” tạp chí Lịch sử Đảng; Nguyễn Ngọc Hà(1/1996): “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo”, tạp chí lịch sử Đảng;Minh Hồng (11/1998) “Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết tôn giáo, đấu tranhchống hoạt động lợi dụng tôn giáo”, tạp chí Công an Nhân dân (lưu hành nội bộ)

Trang 4

Những công trình nghiên cứu trên ở mức độ nhất định đã chú trọng đến các khía cạnhkhác nhau của “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo”, phân tích sự tác độngcủa vấn đề này đối với thực tiễn cách mạng và giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu một cách

cơ bản, hệ thống dưới góc độ triết học và chính trị- xã hội nội dung “Tư tưởng Hồ ChíMinh về đoàn kết lương giáo và sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn cách mạng nước

ta hiện nay” Vì vậy nhiệm vụ của tác giả luận văn này là tiếp thu những thành tựu củacác nhà nghiên cứu đi trước, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu “Tư tường Hồ ChíMinh về đoàn kết lương giáo và sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn cách mạng nước

ta hiện nay”, đề tài của luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã đượccông bố trước đó

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích:

Trên cơ sở làm rõ “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo và sự vận dụng củaĐảng ta trong các giai đoạn cách mạng, những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giaiđoạn hiện nay” từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện tốt hơn nữa đoàn kếtlương giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo ra động lực cho cách mạngViệt Nam trong giai đoạn cách mạng mới

3.2 Nhiệm vụ:

- Bước đầu làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kếtlương giáo

Trang 5

- Khẳng định sự vận dụng đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện tư tưởng

Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo qua các giai đoạn cách mạng

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường đoàn kết lương giáo trong thựchiện đại đoàn kết toàn dân hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề tôn giáo tín ngưỡng là một lĩnh vực rộng đề cậpđến nhiều nội dung Ở luận văn này chỉ tập trung vào tìm hiểu những nội dung chủ yếu vềđoàn kết lương giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh (trọng tâm từ 1945-1969) và rút ra cácgiải pháp nhằm quán triệt và phát huy tư tưởng này trong cách mạng Việt Nam

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

- Kết quả khảo sát thực tế của tác giả luận văn

4.3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 6

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, chú trọng các phương pháp kết hợp lôgic - lịch sử, phân tích, tổng hợp và các phươngpháp đối chiếu so sánh, thống kê, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn

5 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn góp phần khẳng định tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh

về đoàn kết lương giáo và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về đoàn kết lương giáo trongquá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ trước đến nay

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu, giảng dạy và vận dụng trong việc đề ra các chủ trương, biện pháp ở các đơn vị quânđội làm công tác vận động quần chúng thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhànước hiện nay

6 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm: Phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT

LƯƠNG GIÁO

* Khái niệm đoàn kết lương giáo

Trang 7

Theo từ điển chính trị vắn tắt: Đoàn kết là hợp nhiều người thành một khối vững chắc,cùng một lòng một dạ nhất trí với nhau; sự ủng hộ các phong trào, các tổ chức hoặc cánhân trên cơ sở quan điểm và lợi ích gần nhau hoặc thống nhất Sự phối hợp hoạt động vàhành động [46, tr.128].

Theo quan niệm trong nhân dân: “lương” nghĩa là lương thiện, nhằm chỉ những ngườikhông theo Công giáo (Ki tô giáo); “giáo” nghĩa là giáo dân nhằm chỉ bộ phận nhân dân

có tôn giáo, chủ yếu là những người theo Công giáo (Ki tô giáo)

Theo các sách xuất bản của Viện nghiên cứu tôn giáo gần đây: “lương” được thay bằng

bộ phận không Công giáo hay Ki tô giáo, bao hàm cả những người theo đạo Phật và tínngưỡng thờ cúng tổ tiên

Như vậy có thể khái quát:

Đoàn kết lương giáo trong quá trình cách mạng ở nước ta là đoàn kết giữa đồng bào

có đạo, đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ cách mạng

Tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển truyền thốngđoàn kết tốt đẹp trong lịch sử dân tộc; các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vềgiải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình cách mạng XHCN; những giá trị văn hoá đạođức của tôn giáo; đồng thời xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong cácgiai đoạn, thời kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ ChíMinh Những cơ sở đó bảo đảm cho tư tưởng đoàn kết lương giáo nói riêng, tư tưởngđại đoàn kết toàn dân nói chung trong tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta thật sự bền

Trang 8

vững và sâu sắc, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong toàn bộ tiến trình cách mạng của Đảng

ta và dân tộc ta

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo

1.1.1 Truyền thống đoàn kết của dân tộc

Đoàn kết, cố kết cộng đồng là truyền thống quý báu của dân tộc để tạo thành sức mạnhchiến thắng thiên tai, địch hoạ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữnước đã tôi luyện, hun đúc cho dân tộc ta những truyền thống tốt đẹp quý báu Đó chính

là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng chặt chẽ, ý chí độc lập tựchủ, tự lực tự cường, sự dũng cảm, mưu trí, đức tính cần cù sáng tạo, tinh thần yêu laođộng và lạc quan trong cuộc sống Những truyền thống đó đã góp phần tạo nên sứcmạnh vô địch của dân tộc, đưa dân tộc ta vượt qua khó khăn, thử thách ác liệt để tồn tại

và phát triển Trong đó, truyền thống đoàn kết cộng đồng, “chung lưng đấu cật” của dântộc được thể hiện một cách tập trung nổi bật, xuyên suốt, trở thành giá trị bền vững củadân tộc, được giữ gìn, phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác

Đoàn kết dân tộc là giá trị tinh thần cao quý được xây dựng, vun đắp trong suốt quátrình đấu tranh để tồn tại và phát triển của nhân loại Tuy nhiên, truyền thống đoàn kếtcủa mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có quá trình hình thành phát triển khác nhau và mang nộidung, đặc điểm, sắc thái cũng khác nhau Điều đó phản ánh nét đặc thù về điều kiện tựnhiên và xã hội của mỗi dân tộc Thực tiễn lịch sử chứng minh rằng, đoàn kết cộng đồng

là nhu cầu chính đáng, đồng thời là điều kiện thiết yếu trong quá trình hoạt động của cộngđồng nói chung, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho sự tồn tạt và phát triển củacác dân tộc

Trang 9

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đối gió mùa, có địa hình đa dạng,tài nguyên thiên nhiên phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển Đó là mặtthuận lợi cơ bản giúp cho dân tộc Việt Nam sớm hình thành một cộng đồng cố định, cónền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước nổi tiếng từ lâu trong lịch sử Nhưng thiênnhiên Việt Nam cũng rất khắc nghiệt “không hề giành cho người Việt Nam một cuộcsống dễ dãi như trường hợp nhiều dân tộc khác trên trái đất” [33, tr.35] Hàng năm, bãolụt, hạn hán xảy ra thường xuyên gây ra nhiều khó khăn trở ngại và đe doạ nghiêm trọngtới sản xuất và đời sống, tính mạng, tài sản và những thành quả lao động của nhân dân ta.Công cuộc xây dựng đất nước, chinh phục thiên nhiên phát triển nền kinh tế nôngnghiệp trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đòi hỏi dân tộc ta sớm có ý thức đoàn kếtdân tộc Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, nhân tố cơ bản bảo đảm cho dân tộc ta tồntạt và phát triển, vượt qua những gian nan thử thách

Từ thời Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử dân tộc Việt Nam và tiếp đó là thời kỳ

Âu Lạc cách đây mấy nghìn năm, nhân dân ta đã biết liên kết với nhau để khai hoang,làm thuỷ lợi, mở mang xóm làng, cùng nhau xây dựng nên một quốc gia độc lập, có chủquyền Một số công trình thuỷ lợi đã ra đời khá sớm để tưới tiêu phục vụ cho việc trồngcấy lúa nước, phát triển nông nghiệp Tinh thần đoàn kết dân tộc, vươn lên đấu tranh cảitạo thiên nhiên của người Việt Nam được phản ánh và ca ngợi bằng những kỳ tích huyềnthoại như câu chuyện mang đậm tính thần thoại Sơn tinh- Thuỷ tinh, một trong nhữngcâu chuyện cổ nhất, xuất hiện từ thời đại Hùng Vương vẫn được lưu truyền đến ngày nay

là sự phản ánh tinh thần kiên cường đấu tranh chống lại thiên tai khắc nghiệt của tổ tiên

ta trong buổi đầu đựng nước

Trang 10

Từ thế kỷ X-XI đến nay, công việc đắp đê ngăn lũ lụt và làm các công trình thuỷ lợikhác được tiến hành trên quy mô lớn nhờ sự đoàn kết tập hợp toàn dân Hàng nghìn cây

số đê điều bao dọc theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Thái Bình, sôngĐuống, sông Mã, sông Lam v.v cùng với hàng trăm cây số đê ngăn nước biển để khaiphá nhiều vùng bãi bồi ven biển đã nói lên công lao to lớn của toàn dân tộc ta trong việcchống lũ lụt, chống sự xâm thực của biển để bảo vệ mùa màng, phát triển nông nghiệp.Trải qua nhiều thế hệ, việc bồi trúc, bảo vệ đê điều trở thành nhiệm vụ của toàn dân,

“không phân biệt sang, hèn, già, trẻ”, và trở thành một điều khoản quy định của phápluật, được các điều đại Lý, Trần, Lê duy trì chặt chẽ, có hiệu quả Ngày nay Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa phát triển việc duy tu bảo vệ đêđiều, pháp lệnh “bảo vệ đê điều” đã nói lên việc làm cần thiết, cấp bách đó

Hàng nghìn cây số đê điều tạo nên một hệ thống đê của cả nước đã minh chứng chocông lao to lớn, là sản phẩm của trí tuệ, sức lực của cộng đồng người Việt Nam gắn bó,hợp lực, đoàn kết cùng nhau làm nên Khi nói về vấn đề này giáo sư Phan Huy Lê đã viết:

“Cuộc đấu tranh với thiên nhiên, một thiên nhiên rất đa dạng, vừa giàu đẹp, vừa khắcnghiệt, vừa thuận, vừa nghịch, vừa ưu đãi, vừa thử thách con người - đòi hỏi nhân dân tasớm phải tập hợp lại” [28, tr 493]

Đó là sự tập hợp, cố kết trong một quốc gia dân tộc thống nhất và bền chặt Đoàn kếtcộng đồng trở thành một thuộc tính nổi bật của dân tộc Việt Nam, được lưu giữ, pháttriển trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong lịch sử

Thực tiễn đấu tranh cải tạo thiên nhiên, phát triển kinh tế- xã hội, trải qua hàng nghìnnăm nhân dân Việt Nam đã hít ra chân lý của cuộc sống “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì

Trang 11

chết” Chân lý ấy trở thành giá trị tinh thần cao quý của nhân dân ta, được truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Trong đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng, tính mạng tài sản, dân tộc ta đãsớm đoàn kết để tạo thành sức mạnh Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyềnthống đoàn kết của dân tộc cũng được phát huy để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ đất nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giápLào, Tây Nam giáp Cam-pu-chia, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, nằm ở vị tríđịa lý chiến lược trọng yếu của khu vực Đông Nam Á, nơi có đầu mối giao thông thuỷ bộhết sức thuận lợi, nắm giữ con đường từ Bắc xuống Nam, từ phía Tây sang phía Đông đểthông ra biển….Ngoài yếu tố địa chính trị quan trọng Việt Nam còn có nguồn tài nguyênkhoáng sản, rừng, biển đa dạng, dồi dào Những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, về tàinguyên khoáng sản dồi dào đã trở thành nỗi “thèm khát” ám ảnh các thế lực ngoại bangtìm cách chiếm đoạt Thực tế lịch sử đã chứng minh Việt Nam từ xưa đến nay là nơithường xuyên bị giặc ngoại xâm đe doạ

Đối với nước ta, nạn ngoại xâm gần như là mối đe doạ thường xuyên, liên tục, daidẳng Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước đi đối với giữ nước Trong hoàncảnh đó, nhân dân Việt Nam đã sớm phát hiện sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược làphải củng cố sự thống nhất quốc gia, thắt chặt sự đoàn kết, cố kết trong cộng đồng dântộc

Trang 12

Từ thuở các Vua Hùng mới dựng nước, nhân dân ta đã phải đánh giặc giữ nước Chỉtính từ đầu công nguyên đến nay, nhân dân ta đã phải tiến hành hàng chục cuộc khángchiến chống xâm lược để bảo vệ chủ quyền đất nước, giành lấy và bảo vệ nền độc lập dântộc Hầu hết trong các cuộc kháng chiến đó, kẻ địch thường mạnh hơn ta gấp nhiều lần,nhưng khi đến Việt Nam, chúng đã vấp phải sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, ýchí kiên cường bất khuất của cả một dân tộc biết đồng sức, đồng lòng “trên dưới mộtlòng, ngược xuôi gắn bó” nên kẻ địch đã phải chuốc lấy thấy bại

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) là cuộc khởi nghĩa toàn dân nổi dậy trên phạm

vi cả nước với khí thế tiến cống mãnh liệt và mục tiêu độc lập rõ ràng Dưới sự lãnh đạocủa hai vị nữ anh hùng, nhân dân ta đồng lòng cứu nước từ khắp nơi kéo về Mê Linhtrong đó có cả người Nam, người Lý ở 4 quận: Giao chỉ, Cửu chân, Nhật Nam, Hợp phố;

có đồng bào Tày, Nùng ở Việt Bắc Bằng sức mạnh quật khởi của một dân tộc đoàn kết,thống nhất, nhân dân ta đã lật đổ sự thống trị, đô hộ của triều đại Đông Hán Thắng lợioanh liệt của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không chỉ mở đầu kỷ nguyên đấu tranhchống xâm lược mà còn xác lập một phương hướng đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranhgiải phóng dân tộc, đoàn kết cộng đồng dân tộc, đấu tranh kiên cường bất khuất giànhđộc lập dân tộc và giữ độc lập dân tộc

Dưới sự lãnh đạo của nhà Lý, nhân dân ta lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chốngquân Tống vào thế kỷ XI Trong cuộc kháng chiến này nhà Lý đã rất thành công trongviệc tranh thủ các tù trưởng, đoàn kết tập hợp được các dân tộc phía Bắc và Đông Bắc,xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, làm thấtbại âm mưu xâm lược của nhà Tống

Trang 13

Đến thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, quân dân cả nước ta đã anh dũngkháng chiến chống quân Nguyên - Mông ba lần và cả ba lần đều giành thắng lợi vang dội.

Có lúc thế giặc mạnh như chẻ tre, vua Trần băn khoăn “Nên hàng hay nên đánh” Songqua hai hội nghị Bình Than (1282) và Hội nghị Diên Hồng (1285): sức mạnh dân tộc, ýchí đoàn kết toàn dân “quyết đánh” giặc, giữ nước lại được thể hiện càng củng cố thêmquyết tâm đánh địch của vua tôi nhà Trần

Đến thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo chống quân Minhkéo dài suốt 10 năm trời đầy khó khăn, gian khổ “Nếm mật, nằm gai” Song, nhờ có sựquy tụ, đoàn kết tập hợp của đông đảo nhân dân xung quanh ngọn cờ đại nghĩa, do vậycuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi oanh liệt Truyền thống đoàn kết dân tộc, không phânbiệt Bắc, Nam đã là cội nguồn sức mạnh giúp nhà Tây Sơn dẹp tan được sự cát cứ phântranh “Đàng trong, Đàng ngoài” và đánh tan mấy chục vạn quân Thanh xâm lược, thốngnhất đất nước Truyền thống đoàn kết dân tộc đã giúp nhà Nguyễn củng cố quốc gia, bảo

vệ và mở mang bờ cõi Cũng nhờ biết khơi dậy truyền thống đoàn kết toàn dân, dẹp bỏnhững bất đồng mà các phong trào yêu nước chống Pháp của các văn thân, sĩ phu nhưphong trào Cần vương, phong trào của cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, HuỳnhThúc Kháng được đông đảo nhân dân ủng hộ và đã thu được những thắng lợi nhất định.Phân Bội Châu đã rút ra kết luận: muốn cho đất nước ta giàu mạnh, thì chỉ cần ngườinước ta một lòng, một chí, như vậy thì việc xoay trời chuyển đất đều làm được hết

Như vậy, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua baonhiêu khó khăn thử thách chiến thắng thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển Qua khókhăn, thử thách đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử dân tộc, xác lập cơ sở phát triểntinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự

Trang 14

hào tự tôn dân tộc Truyền thống yêu nước, đoàn kết gắn bó của dân tộc qua lịch sử mấynghìn năm đã “hun đúc” nên tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam Đoàn kết không chỉ

là truyền thống mà nó còn là lẽ sống, trở thành động lực to lớn giúp dân tộc ta đứng vững

và vượt qua gian lao thử thách Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêunước, từ nhỏ đã được dạy dỗ những tri thức Nho học khá kỹ lưỡng, sớm tiếp thu truyềnthống yêu nước của quê hương, của dân tộc Tận mắt chứng kiến những tội ác tầy trời củathực dân Pháp và bè lũ tay sai đối với nhân dân ta, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đãquyết chí ra đi tìm đường cứu nước

Chính truyền thống dân tộc, truyền thống của quê hương và gia đình đã bồi đắp nênlòng yêu nước, căm thù giặc trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành Kế thừa truyềnthống đó, trải nghiệm qua thực tiễn hoạt động cách mạng đã xây đắp nên phẩm chất, nhâncách Hồ Chí Minh Lòng yêu nước, thương dân đã thấm sâu trong Hồ Chí Minh trởthành “máu thịt” của Người

Truyền thống đó đã góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng làm cho tư tưởng đại đoàn kết HồChí Minh có sức nặng chiều sâu của dòng chảy lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Kếthừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân, Người khẳng định: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu củaĐảng ta và dân tộc ta Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nàodân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân takhông đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [21, tr.21] Khi tổng kết kinh nghiệm lịch sửdân tộc, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò của sự đoàn kết toàn dân có ý nghĩa quyết định

sự thành bạt của đất nước trong từng thời điểm, Người đặc biệt chú trọng tinh thần yêunước, đoàn kết, cố kết cộng đồng của nhân dân ta Chính truyền thống lịch sử này đã trở

Trang 15

thành một cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng đoàn kết lương giáo của Chủ tịch Hồ ChíMinh trong quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau này

1 1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiệnthực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát của tự nhiên và

xã hội trở nên thần bí

Chủ nghĩa Mác-Lê nin chỉ rõ: tôn giáo có nguồn gốc từ những nhận thức còn hạn chế,

từ sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội Tôn giáo hình thành,tồn tại và phát triển từ những điều kiện cụ thể của xã hội, trong nhận thức và trong tìnhcảm tiêu cực của con người khi giải quyết mối quan hệ với tự nhiên và với xã hội Lêninchỉ rõ: “Tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ởđâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho ngườikhác hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô độc Sự bất lực của giai cấp bị bóc lộttrong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹphơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấutranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu”[30,tr.169-170]

Tôn giáo còn là một thực thể xã hội, một cộng đồng xã hội gắn với điều kiện lịch sử xãhội nhất định Trong chế độ XHCN, tôn giáo đã và đang có những chuyển biến so với xãhội cũ, đó là do bản chất chế độ xã hội quy định Giai cấp vô sản không sử dụng tôn giáonhư một thứ công cụ để giành lấy và duy trì sự thống trị của mình và không chủ trươngliên minh giữa thần quyền và thế quyền để Nhà nước XHCN quản lý xã hội Vì vậy,phạm vi ảnh hưởng và vai trò xã hội của tôn giáo chỉ tồn lại ở một giới hạn nhất định

Trang 16

Đó là sự khác biệt giữa CNXH với các chế độ xã hội trước, ở dưới chế độ TBCN, Nhànước tư sản thống trị sử dụng tôn giáo như một thứ công cụ để duy trì sự thống trị của họ.Lênin đã chỉ rõ: “….Tôn giáo và các giáo hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có, đều lànhững cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độcGCCN” [31, tr.51l].

Sự nghiệp cách mạng XHCN do GCCN lãnh đạo không chỉ nhằm lật đổ CNTB, giảiphóng toàn thể GCCN và nhân dân lao động khỏi ách thống trị, áp bức, bóc lột bất côngcủa GCTS mà còn phải xoá bỏ mọi ách nô dịch tinh thần, trong đó có ảnh hưởng tiêu cựccủa tôn giáo Đó là quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác- Lênin và cũng là quan điểmnhất quán của Đảng cộng sản Cách mạng XHCN không chỉ giải phóng GCCN mà còngiải phóng toàn thể nhân dân lao động trong đó có cả đồng bào có đạo và đồng bào không

có đạo Tuy nhiên, việc xoá bỏ ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một việc làm lâu dài,cần có sự kiên trì, dần dần, chủ yếu bằng thuyết phục, giáo dục Bởi vì, tôn giáo đã ra đời,

“Ăn sâu bám lễ” từ rất lâu trong một bộ phận đông đảo quần chúng, được truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác, do đó không thể trong một sớm một chiều có thế xoá bỏ được ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo Vì vậy, Đảng của giai cấp công nhân đề ra chính sách tôngiáo trên nguyên tắc không chỉ tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng mà còn bảođảm quyền tự do không tín ngưỡng của công dân Mọi công dân đều có quyền tự do theotôn giáo hoặc không theo tôn giáo, mọi công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều

có quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, bình đẳng trước pháp luật Đường lối,chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước XHCN được thể chế hoá thành pháp luật vàđược pháp luật bảo vệ

Trang 17

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nguồn gốc, bản chất, nguyên nhân tồntại của tôn giáo và sự chuyển biến của tôn giáo dưới CNXH có thái độ lập trường rất rõràng, nhất quán Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ ra rằng tôn giáo sẽ còn tồn tại rất lâu dài,tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân Vì vậy, dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, khi tiến hành cách mạng XHCN dứt khoát không đượcnóng vội chủ quan khi giải quyết vấn đề tôn giáo, đặc biệt không bao giờ được sử dụng

vũ lực hoặc biện pháp hành chính cưỡng chế trong giải quyết vấn đề tôn giáo Lênin viết

“Người vô chính phủ chủ nghĩa nào mà chủ trương cứ khai chiến cho bằng được vớithượng đế, thì thực tế sẽ giúp sức cho các giáo trưởng và giai cấp tư sản” [31 , tr.518]Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: phải đoàn kết với đồng bào có tôn giáo trong cáchmạng XHCN, đây cũng là quan điểm nhất quán của Đảng cộng sản

Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng toàn diện nhất, sâu sắc nhất, triệt để nhất tronglịch sử bởi xuất phát từ chính mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, giảiphóng giai cấp nói chung, trong đó có cả một bộ phận nhân dân có tôn giáo Trong quátrình tiến hành cách mạng XHCN, GCCN dứt khoát phải đoàn kết, liên minh với các giaicấp, tầng lớp trung gian khác trong xã hội, không phân biệt người có tôn giáo hay không

có tôn giáo xung quanh đội tiền phong của mình để đập tan sự phản kháng của GCTS,tiết hành cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới

Cách mạng XHCN do GCCN lãnh đạo lật đổ sự áp bức thống trị của CNTB, mang lạiquyền lợi kinh tế và đời sống tinh thần cho GCCN và nhân dân lao động, làm cho họ cócuộc sống kinh tế ấm no, đời sống tinh thần vui vẻ Chính vì vậy, GCCN dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản phải quan tâm giải quyết từng bước, tiến tới xoá bỏ ảnh hưởngtiêu cực của tôn giáo trong một bộ phận quần chúng nhân dân

Trang 18

Đoàn kết quần chúng có tôn giáo và quần chúng không có tôn giáo là mục đích củaCNXH nhằm tăng cường lực lượng cách mạng, tạo nên sức mạnh đấu tranh cải tạo xã hội

cũ và xây dựng xã hội mới

Dưới các chế độ áp bức, bóc lột giai cấp thống trị xã hội luôn lợi dụng tôn giáo, sửdụng tôn giáo như một “công cụ” tinh thần để ru ngủ, áp bức quần chúng nhân dân laođộng Vì vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin là: GCCN phải thức tỉnh quần chúngnhân dân lao động khỏi “đám mây mù” tôn giáo, xoá bỏ hạnh phúc hư ảo mà tôn giáomang lại cho con người bị áp bức, song phải mang lại cuộc sống thực sự hạnh phúc chocon người trong hiện tại Lênin chỉ rõ: “Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấutranh thực sự cách mạng do của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trêntrái đất là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạcnơi thiên đường [30, tr.174]

Trong xã hội còn giai cấp và đối kháng giai cấp, sự tồn tại của tôn giáo với tư cách làmột “bộ phận” của kiến trúc thượng tầng, là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quầnchúng nhân dân lao động bị áp bức là một tất yếu Khi tiến hành cách mạng vô sản,GCCN không chỉ đấu tranh lật đổ sự thống trị của GCTS mà còn phải đấu tranh chốngtôn giáo Lênin viết: “Chúng ta phải đấu tranh chống tôn giáo Đó là điều sơ đẳng củatoàn bộ chủ nghĩa duy vật, và do đó của chủ nghĩa Mác Nhưng chủ nghĩa Mác khôngphải là thứ CNDV chỉ đứng lại ở điều sơ đẳng ấy Chủ nghĩa Mác đi xa hơn nữa Chủnghĩa Mác nói: Phải biết cách đấu tranh chống tôn giáo, nhưng muốn thế thì phải lấyquan điểm duy vật mà giải thích nguồn gốc tín ngưỡng và nguồn gốc tôn giáo của quầnchúng” [31, tr.514] Người chỉ rõ: cuộc đấu tranh chống tôn giáo phải phụ thuộc vào cuộcđấu tranh chính trị và đấu tranh kinh tế: “ Việc đấu tranh chống một kẻ thù của văn hoá

Trang 19

và tiến bộ, một kẻ thù vốn đã gây tác hại từ mấy nghìn năm nay (tức là tôn giáo) lại phảiphục vụ cuộc đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh cho những mục tiêu thực tiễnnhất định trong lĩnh vực kinh tế-chính trị” [31, tr 516].

Trên cơ sở nắm vững các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề tôngiáo, Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã kế thừa, phát triển và vận dụng sángtạo vào thực tiễn cách mạng và giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam Do vậy, đã xâydựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, phấn đấu vì sựnghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lênCNXH

1.1.3 Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn, thời kỳ cách mạng

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930), Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nướclàm cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mang lại độc lập, tự do cho Tổquốc Để đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi tới thắng lợi, Đảng ta đã chủ trương tạo ra

sự đoàn kết nhất trí toàn dân tộc triệu người như một), ngăn chặn địch lợi dụng tôn giáo

và tiến tới giải phóng quần chúng nhân dân thoát khỏi thế giới quan tôn giáo, xây dựngkhối đoàn kết lương giáo và khối đại đoàn kết toàn dân để chiến thắng kẻ thù Trong thời

kỳ đô hộ của chủ nghĩa thực dân tình hình tôn giáo ở nước ta khá phức tạp, có sự đan xencủa nhiều loại tôn giáo khác nhau

Trong quá trình xâm lược và áp đặt sự thống trị đối với nước ta, thực dân Pháp đã sửdụng tôn giáo (đặc biệt là Công giáo) như một công cụ đắc lực để chèn ép các tôn giáokhác, gây hiềm khích chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa đồng bào có tôn giáo với đồng bàokhông theo tôn giáo nhằm chia cắt khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá sự nghiệp

Trang 20

cách mạng của nhân dân ta Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đứng đầu là HồChủ tịch, đầu năm 1941 đã thành lập mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minhhội) nhằm tập hợp mọi lực lượng những người yêu nước không phân biệt đảng phái, giaicấp, tôn giáo, xu hướng chính trị đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho

Tổ quốc Trong lời kêu gọi tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Hồ Chí Minh viết:mong Việt Minh đồng bào bắt tay nhau chặt chẽ không phân biệt trai, gái, già trẻ, lươnggiáo, giàu nghèo” [21, tr.553] Nhờ có chính sách đúng đắn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã tập hợp khối thống nhất toàn dân, làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời ngày 2-9-l945 chưa được bao lâuthì thực dân Pháp lại xoá bỏ hoà ước, nổ súng tấn công Nam Bộ, quyết trở lại xâm lượcnước ta một lần nữa (12- 1946) Đứng trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy, Hồ Chủ tịchthay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong đóNgười chú trọng kêu gọi đoàn kết lương giáo:

“Hỡi đồng bào! chúng ta phải đứng lên

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ không phân chia tôn giáo, dân tộc

Hễ là người Viết Năm thì đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” [21, tr 48].Nhờ có chủ trương đoàn kết đúng đắn nên đông đảo nhân dân; đồng bào lương cũngnhư giáo tin theo Đảng, tin theo Hồ Chủ tịch, hăng hái góp phần tham gia kháng chiến,làm nên trận Điện Biên Phủ oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh bạihoàn toàn chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, chấm dứt gần một thế kỷ ách thống trị của thựcdân Pháp ở Việt Nam

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng (1954), miền Nam theo hiệp định Giơ-ne-vơchuẩn bị sau 2 năm sẽ tổ chức hiệp thương, tổng tuyển cử và đi tới thống nhất đất nước

Trang 21

Nhưng mơ ước của đồng bào miền Nam “Bắc Nam sum họp một nhà” chưa kịp thực hiệnthì đế quốc Mỹ đã nhẩy vào miền Nam hất cẳng thực dân Pháp, đặt miền Nam Việt Namdưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu mới Trước tình hình đất nước bị chia cắt,giang sơn chưa thu về một mối, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta là nhanh chóng giảiphóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc Để hoàn thành được sứ mệnh ấy Đảng

ta đứng đầu là Hồ Chủ tịch kiên trì chính sách đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáothành một khối thống nhất, tập trung “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc Trong lời kêu gọi nhân ngày 20-7- 1965 Chủ tịch Hồ ChíMinh viết: Đồng bào các dân tộc, tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà,cùng nhau ra sức chống Mỹ cứu nước [25]

Như vậy, trong cách mạng DTDCND, do yêu cầu nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phảithống nhất Tổ quốc, Đảng ta và Hồ Chủ tịch về cơ bản đã thực hiện chính sách tôn giáokhá thành công bảo đảm được khối đoàn kết, thống nhất giữa những người có tín ngưỡngtôn giáo với những người không có tín ngưỡng tôn giáo, giữa tín đồ các tôn giáo khácnhau vì mục đích giải phóng và thống nhất dân tộc Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo và chính sách tôn giáo của Đảng tatrong cách mạng DTDCND đã quy tụ được sức mạnh đông đảo quần chúng đoàn kếttrong một mặt trận dân tộc rộng khắp, dưới sự lãnh đạo của Đảng giành đại thắng mùaxuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc

1.1.4 Từ những giá trị của tôn giáo

Trong tôn giáo nói chung và tôn giáo ở Việt Nam nói riêng ngoài những yếu tố tiêu cựccòn có những yếu tố tích cực (giá trị), nếu Đảng và Nhà nước, các đoàn thể xã hội biếtcách khuyến khích, phát huy mặt giá trị của tôn giáo thì đó sẽ là điểm đồng thuận để đoàn

Trang 22

kết giữa đồng bào có tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, giữa tín đồ các tôn giáovới nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhữngmặt giá trị cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:

Một là, tuyên truyền khoan dung trong tôn giáo Việt Nam ,

Thuật ngữ La-tolérence- khoan dung- xuất hiện sau những cuộc chiến tranh tôn giáo ởChâu Âu thế kỷ XV Chữ khoan dung ban đầu chỉ có nghĩa là những tín đồ Cơ đốc vànhững tín đồ Tôn giáo (Tin lành) chịu đựng, cam chịu nhau Trước đó, trong suốt- mộtthời gian dài, giáo hội Cơ đốc chủ trương bất khoan dung, đàn áp khốc liệt những ngườitheo đạo Tin lành mà họ cho là dị giáo, tà giáo (Tin lành là tôn giáo tách từ Ki - tô-giáo)

Từ La tolérence trong các sách lịch sử Thiên chúa giáo nước ta được dịch là Tha cẩm,với ý nghĩa chỉ sự “nhân nhượng” của giáo hội Rô-ma với các giáo hội phương Đông vềcác mặt nghi lễ, sinh hoạt phục vụ với một tôn giáo du nhập từ phương Tây Ở nước ta,thuật ngữ này được chính Giám mục P.de Béhaine (Bá Đa Lộc) dùng đến khi ông ta có ýđịnh Việt hoá đạo Ki-tô về mặt nghi thức cho mềm dẻo và phù hợp với nước ta hơn [26,tr.10]

Trong quá trình phát triển của nhân loại, khái niệm khoan dung cũng trở nên phổ biến

và không chỉ giới hạn ở sự khoan hoà trong thế giới quan tôn giáo Dần dần khoan dungtrở thành một phạm trù tổng hợp với nhiều hàm nghĩa và được mở rộng theo nhiều chiều

xã hội

Từ điển Rô bert (1964) đã định nghĩa lòng khoan dung là: “Sư chấp nhận ở người khácmột cách suy nghĩ hoặc hành động khác với cái mà người ta đã khẳng định trong bản thânmình, là sư tôn trọng tự do của người khác về mặt tôn giáo, về các quan điểm triết học vàchính trị…” [29, tr 10]

Trang 23

Như vậy về bản chất: khoan dung là thái độ tôn trọng, cách nhìn rộng lượng đối vớinhững giá trị khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc (về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, cácquan điểm chính trị, triết học ) Nói cách khác, khoan dung là thái độ hài hoà trong khácbiệt để cùng nhau tồn tại và phát triển, chấp nhận sự khác biệt của nhau để tồn tại tronghoà bình.

Dân tộc Việt Nam ngay từ khi dựng nước đã luôn phải chống chọi với những kẻ thùxâm lược để giữ nước, tự bảo vệ mình Thực tiễn lịch sử đó đã tạo cho người Việt Nam

có tinh thần dân tộc, tính cộng đồng cao, có nhiều khả năng tiếp thu các tinh hoa văn hoá

từ bên ngoài vào nhưng vẫn không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Song mặt khác, dosống trong một đất nước nông nghiệp lạc hậu, tù túng khép kín của một chế độ phongkiến trì trệ, kéo dài làm cho con người chịu bao thiệt thòi, khó khăn trong cuộc sống như:dân trí thấp, cuộc sống bấp bênh, kinh tế- xã hội kém phát triển, vận nước thăng trầm

do đó làm cho người dân mang nặng nỗi lo sợ, tìm kiếm sự chở che ở những lực lượngsiêu nhiên

Hoàn cảnh địa lý, lịch sử, văn hoá cũng như phương thức sản xuất ở Việt Nam đã quyđịnh tâm thức tôn giáo của người Việt Nam khác tâm thức tôn giáo phương Tây Điềunày đã được Hồ Chí Minh đưa ra nhận xét xác đáng từ năm 1923, khi người tiếp chuyệnnhà thơ Liên Xô Ô-Man-den- xtan: “Người An Nam không có linh mục, không có tôngiáo, theo cách nghĩ của châu Âu” [2, tr.93] Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong tácphẩm “Văn hoá và đổi mới” cũng đồng tình: “Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam không có tôngiáo theo nghĩa thông thường của nhiều nước khác” [15, tr.75]

Tâm thức tôn giáo của người Việt Nam cũng khác người phương Tây và nhiều nước ởChâu Á Nếu nhiều nước phương Tây tâm thức tôn giáo của họ là độc thần thì tâm thức

Trang 24

tôn giáo của người Việt Nam là đa thần (nhiên thần và nhân thần) Thậm chí trong cùngmột gia đình người Việt Nam, mỗi cá nhân có thể theo một đạo khác nhau Một tôn giáo

ở Việt Nam cũng dễ dàng thu nhập các thánh thần của các tôn giáo khác, thậm chí giáo lýtrái ngược nhau vào điện thầu (thí dụ: Đạo Cao Đài) Người Việt Nam với tâm thứcphiếm thần thờ các vị thần thuộc các tôn giáo khác nhau và thường chọn tinh hoa của cáctôn giáo làm mục đích tu thân “ở hiền gặp lành”, “tu nhân tích đức”, “để phúc cho con” Đây là biểu hiện sự tôn trọng đức tin của nhau và cùng đồng cảm với tất cả các vị thánhthần, dù thuộc các tôn giáo khác đều là những người đem điều thiện, trừ điều ác: “Do tâmthức phiếm thần, dân ta có lòng khoan dung, trong tôn giáo hướng theo xu thế hoà nhi bấtđồng” [49, tr.288]

Trên cơ sở điều kiện địa lý, lịch sử, văn hoá, với tâm thức tôn giáo phiếm thần củangười Việt Nam bao hàm nhiều cấp độ, sắc thái đã tạo ra cho dân tộc Việt Nam mộttruyền thống khoan dung trong tôn giáo và trở thành một quan niệm ăn sâu trong nhậnthức và đạo đức xã hội Khoan dung trong tôn giáo Việt Nam mang những đặc điểm rõnét, đó là sự tiếp nhận và thâu thái nhưng giá trị tích cực, phù hợp, đồng thời có sự tôntrọng, không kỳ thị bài bác những giá trị khác với mình để cùng nhau chung sống, đoànkết xây dựng và bảo vệ đất nước

Hàng nghìn năm qua, Việt Nam đã tiếp thu nhiều loại tôn giáo khác nhau du nhập từbên ngoài vào như Phật giáo, Nho giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Tin lành bên cạnh

đó có những tôn giáo nảy sinh từ một bộ phận nhân dân như Cao đài, Hoà hảo Sự có mặtcủa nhiều tôn giáo trên cùng một đất nước (thậm chí có làng xã ở Việt Nam có tới hai, batôn giáo cùng tồn tại) nhưng về cơ bản ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo

Trang 25

Thực tế lịch sử đã chứng minh trong suốt nhiều thế kỷ Việt Nam có “tam giáo đồngnguyên” là Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo Các tôn giáo này chung sống hoà bình, bổsung cho nhau vì một mục đích chung “Tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhất lý” Lýchung ở đây chính là vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc cho con người.

Các tôn giáo lớn trên thế giới khi du nhập vào Việt Nam muốn tồn tại và phát triểnđược đều phải qua lăng kính người Việt Nam Vì vậy, cho đến nay hầu hết các tôn giáo từbên ngoài du nhập vào đều ít nhiều bị “Việt Nam hoá” Các tôn giáo như: Phật giáo,Thiên chúa giáo, Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay không còn nguyên nghĩa như khi mớitruyền vào

Đó là một trong các nguyên nhân làm cho các tôn giáo ở Việt Nam có truyền thốngkhoan dung khá sâu sắc

Thực tiễn cho thấy, các tôn giáo ở Việt Nam luôn có sự khoan dung, khoan hoà về tưtưởng, sự chung sống hoà bình giữa các tôn giáo là phương thức sinh tồn của tôn giáoViệt Nam “tồn tại trong khác biệt” Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng viết: “Tính baodung tín ngưỡng, tư tưởng tự do tín ngưỡng thuộc nếp nghĩ, nếp sống bình thường củangười Việt Nam, là cơ sở của sự đoàn kết lương- giáo trong sự nghiệp dựng nước và giữnước” [17 tr.34]

Như vậy, truyền thống khoan dung trong tôn giáo Việt Nam được Hồ Chí Minh nghiêncứu khá kỹ lưỡng, đó là một trong những cơ sở quan trọng hình thành nên tư tưởng đoànkết lương- giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã tiếp nhận sâu sắc tư tưởng khoandung tôn giáo của dân tộc, vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin vềgiải quyết vấn đề tôn giáo, phát triển lên một tầm cao mới, luôn chủ động xử lý linh hoạt,mềm dẻo vấn đề tôn giáo, bảo đảm đoàn kết lương giáo, thực hiện đại đoàn kết toàn dân

Trang 26

vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết chống lại các âm mưu thủ đoạn lợidụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng.

Hai là, tư tưởng bác ái, nhân văn trong tôn giáo

Khi nhìn nhận sự tất yếu tồn tại lâu dài của các tôn giáo nói chung, các tôn giáo ở ViệtNam nói riêng, tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy mộttrong những giá trị của tôn giáo đó là tất cả các tôn giáo đều có tính hướng thiện, thể hiện

tư tưởng bác ái, nhân văn trong tôn giáo

Thật vậy, Hô Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các tôn giáo đang có mặt ởViệt Nam và Người rút ra nhận xét khái quát: các tôn giáo ở Việt Nam dù là nội sinh hayngoại sinh, đều chứa đựng trong giáo lý của mình những lời khuyên làm điều thiện, tránhđiều ác Với những lời văn mộc mạc, chân thành có sức thuyết phục lòng người, khi nói

về các vị sáng lập ra các tôn giáo, Hồ Chí Minh viết:

“Chúa Giê su dạy: Đạo đức là bác ái

Phật Thích ca dạy: Đạo đức là từ bi

Không Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [56 tr 229]

“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôngiáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả ” [56 tr 185]

Trong nhiều bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về tôn giáo, Người đã chỉ ra mục đíchcủa đạo Phật là nhằm xây dựng cuộc sống thuần mỹ chí thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm.Người ca ngợi sự hy sinh của Đức Thiên chúa là tấm gương hy sinh triệt để vì khát vọnghoà bình, công lý của những người bị áp bức, những dân tộc bị đè nén

Trang 27

Để đoàn kết những người cách mạng với tín đồ các tôn giáo, Hồ Chí Minh đã nhiều lầnkhẳng định rằng đức tin tôn giáo và lòng yêu nước không có gì trái ngược nhau và cũng

đã có rất nhiều lần Người khẳng định sự trùng hợp giữa mục đích, ý nguyện của ĐứcChúa, Đức Phật và lý tưởng mục tiêu của những người cách mạng

Trong một bức thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Nô-en, Người viết: “Phúc âmdạy chúng ta rằng: chúa Cơ Đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: hy sinh vìnước vì dân, làm gương lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ chúa bằng tinh thần.Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất

để làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do Như thế là những việc Chính phủ vànhân dân ta làm đều hợp với tinh thần Phúc âm” [56, tr.266]

Như vậy, Hồ Chí Minh trên cơ sở nhìn nhận đánh giá đúng đắn, khách quan về tôn giáoNgười đã chỉ rõ những mặt tích cực đó là tư tưởng bác ái, nhân văn trong tôn giáo, đồngthời cũng thấy được những mặt hạn chế, tiêu cực trong tôn giáo để có biện pháp đấu tranhphòng ngừa Người là một lãnh tụ cộng sản mẫu mực trong việc giải quyết mối quan hệgiữa vấn đề tôn giáo với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước theocon đường XHCN

Điều nổi bật trong những quan điềm của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo là ở chỗNgười không chỉ nhìn thấy những mặt tích cực, nêu ra những khía cạnh tiến bộ, nhữngcái hay cái đẹp, cái hướng thiện của các giáo lý tôn giáo khi những giáo lý đó nói lênđược những khát vọng sâu xa, mãnh liệt của toàn nhân loại; không chỉ ca ngợi những tấmgương hy sinh quên mình của những vị sáng lập ra các tôn giáo trong sự nghiệp đấu tranh

vì những khát vọng đó, mà Người còn tìm ra được những điểm tương đồng, tìm ra cái

Trang 28

chung giữa các giáo lý tôn giáo với mục tiêu lý tưởng của cuộc cách mạng giải phóng dântộc, cách mạng XHCN

Từ những điểm tương đồng đó Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, sự nghiệp giải phóng dântộc, sư nghiệp cách mạng XHCN là sự nghiệp của toàn dân, không phân biệt có tôn giáohay không Trong thư gửi Hội phật tử Việt Nam nhân ngày lễ Vu lan rằm tháng bẩy âmlịch năm Đinh lợi (1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật sự tương đồng giữa giáo lýnhà Phật với mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc trong công cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp của nhân dân Việt Nam: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn.Muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma Nayđồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải xương máu, kháng chiến đến cùng để đánh tanthực dân phản động, để cứu quốc dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độclập của Tổ quốc Thế là chúng ta đã làm theo lòng đại từ, đại bi của đức Phật Thích ca,kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi khổ ải, nô lệ” [25, tr.217]

Cũng giống như Đạo Phật, giữa mục tiêu lý tưởng của Đạo Cơ Đốc (Thiên chúa giáo)với đường lối kháng chiến kiến quốc của chính phủ Việt Nam trong cuộc cách mạng giảiphóng dân tộc cũng có điểm tương đồng, chứa đựng cái chung giống nhau Điều này đãđược nêu lên trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Công giáo nhân dịp

lễ Nô-en năm 1953: “Chúa Cơ Đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ và đưa loàingười về hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do…

Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộngđất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do Như thế là những việc Chính phủ vànhân dân ta làm đều hợp với tinh thần Phúc Âm” [56, tr.266]

Trang 29

Những quan điểm nói trên của Hồ Chí Minh có một ý nghĩa to lớn trong việc tìm đượcnhững cách ứng xử đúng đắn, thích hợp trong thực tiễn đối với các tôn giáo, quan trọnghơn nữa, có tính chiến lược là việc đề ra chính sách đại đoàn kết dân tộc Nhờ thực hiệnchính sách đại đoàn kết dân tộc mà toàn thể dân tộc ta, từ miền ngược tới miền xuôi, từtrẻ đến già dù có tín ngưỡng tôn giáo hay không thuộc một tôn giáo này hay tôn giáokhác, nhân dân ta vẫn luôn ý thức được rằng mình là người Việt Nam, dù thuộc tầng lớpnào trong xã hội đi chăng nữa vẫn đều là con Rồng cháu Tiên, đều có tinh thần yêu nước,mong muốn cho đất nước được độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.Chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo thực sự là một chiến lược lâu dàixuyên suốt lịch sử phát triển của đất nước ta từ khi có sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam Sự đoàn kết giữa các tôn giáo với toàn thể dân tộc, cũng như giữa các tôn giáovới nhau, giữa đồng bào có tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo hoàn toàn xuấtphát từ chữ tâm, từ lòng chân thành hướng thiện, cùng hợp sức nhau lại phấn đấu chocùng một mục đích cao cả vì con người, đem lại cho con người một cuộc sống hướngthiện, tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Từ những giá trị của tôn giáo như truyền thống khoan dung, khoan hoà, tư tưởng bác

ái, nhân văn, yêu thương, đồng cảm sâu sắc với con người cùng chung một điểm tươngđồng là phấn đấu cho mục đích vì con người, đem lại cho con người sự bình đẳng, bác ái,hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn những giá trị đó đã trở thành một bộ phậncủa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Hồ Chí Minh là người cộng sản với thế giới quan

vô thần, luôn đứng vững trên lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin nhưngNgười không chủ trương đối đầu với tôn giáo Trái lại, Hồ Chí Minh chủ trương tranh thủ

sự đồng tình, ủng hộ của hàng triệu tín đồ, chức sắc tôn giáo để xây dựng khối đoàn kết

Trang 30

lương giáo Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, tôn giáo đã ăn sâu “bám rễ” vàotrong quần chúng, tôn giáo đã “ngấm” vào trong tiềm thức của hàng triệu tín đồ suốt từBắc tới Nam Vì vậy, Người chủ trương tạm xếp những mặt khác biệt giữa thế giới quan

vô thần của những người cộng sản với thế giới quan tôn giáo, thực hiện đoàn kết lươnggiáo, đoàn kết toàn dân cùng thực hiện mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, đánh đuổithực dân, đế quốc thống nhất Tổ quốc

Tóm lại: Với tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ cộng sản, bằng nhãn quan chính trịsâu sắc cùng với trái tim nhân hậu, bao dung Hồ Chí Minh đã biết quy tụ, đoàn kếtlương giáo, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững mạnh làm nền tảng vững chắc chocuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.2 Một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ chí Minh về đoàn kết lương giáo

1 2.1 Cơ sở và phương pháp đoàn kết lương giáo

* Cơ sở đoàn kết lương giáo

Trước hết, cơ sở để thực hiện đoàn kết lương giáo là đồng bào lương cũng như đồng

bào giáo đều có chung một cội nguồn sâu xa từ cùng nòi giống “Con Lạc cháu Hông”,cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó bởi truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Từ trước đến nay, như thực tế lịch sự đã chứng minh, sự đoàn kết, cố kết cộng đồngđược hình thành và phát triển trên sự tương đồng và thống nhất về nhu cầu và lợi ích.Mỗi người Việt Nam, dù lương hay giáo, đều cùng cội nguồn, cùng chung vận mệnh đấtnước Độc lập dân tộc, tự hào, tự tôn dân tộc là khát vọng của toàn dân Đây cũng là ngọn

cờ tập hợp khối đoàn kết dân tộc Tuy nhiên nếu chỉ hô hào đoàn kết chung chung thìchưa chắc đã tạo nên được sự đoàn kết bền vững, thực tiễn lịch sử dân tộc đã chứng minh

Trang 31

rõ vấn đề đó Chẳng hạn, ở dưới triều đại Hồ Quý Ly, mặc dù quân đông, tướng mạnhsong do nhà Hồ không dựa vào dân, “khoan thư sức dân”, để mất lòng dân, (hay nói cáchkhác không bảo đảm lợi ích cho dân) cho nên khi kẻ thù tới xâm lược đã nhanh chónggặp hết khó khăn này đến khó khăn khác và cuối cùng để đất nước rơi vào tay giặc.Thực tiễn lịch sử ấy cho thấy: chỉ khi nào lợi ích của nhân dân được bảo đảm, ngườidân “có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc” thì khi đó “trên dưới sẽ đồng lòng,anh em hoà thuận” tạo ra sự đoàn kết thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhưvậy, chỉ có cùng chung một lợi ích mới là cơ sở, động lực cho đoàn kết lương giáo, đoànkết toàn dân

Đi từ sự phân tích khoa học các mâu thuẫn nổi lên trong xã hội Việt Nam những nămđầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phát hiện và chỉ ra mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu khi đó làmâu thuẫn giữa toàn dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Nếu không giảiquyết được mâu thuẫn này thì không thề thực hiện dược nhiệm vụ giải phóng giai cấp, lợiích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân không được bảo đảm Như vậy cũng khôngthể có ruộng đất về tay dân cày, không có dân chủ, không có phát triển kinh tế, văn hoá

và cũng không thể có tự do, tín ngưỡng tôn giáo

Thực tiễn cách mạng Việt Nam - thông qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ thắng lợi đã chứng minh vấn đề lấy giải phóng dân tộc làm mục tiêu chủ yếu cấpbách, xếp sang một bên những bất hoà tạm thời, tạo cơ sở động lực cho khối đại đoàn kếttoàn dân trong đó có đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa những người có đức tin tôn giáokhác nhau đã thực sự tạo nên sức mạnh to lớn là nguyên nhân cơ bản nhất, chủ yếu nhấtđưa cách mạng Việt Nam đi lới thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong kháng chiếnchống Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiến toàn quốc đã bước sang năm thứ tư

Trang 32

Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của giặc Phápmạnh hơn ta Thế mà ta càng ngày càng thắng lợi Đó là nhờ sức mạnh đại đoàn kết củatoàn dân và sự hăng hái tham gia kháng chiến của mọi người, giáo cũng như lương” [56,tr.223]

Những vấn đề trình bày trên đã chứng minh trong thực tiễn tư tưởng đoàn kết lươnggiáo của Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở động lực giải phóng dân tộc là hết sức đúng đắn.Sau thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (5-1954) miền Bắc được hoàn toàngiải phóng và đi lên xây dựng CNXH, nhưng miền Bắc vẫn có nghĩa vụ là hậu phươnglớn cho miền Nam để hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc trong cả nước, lúc nàyđộng lực giải phóng dân tộc vẫn là hàng đầu Bên cạnh động lực này Hồ Chí Minh đã nóiđến những động lực khác: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào cáctôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng Tổ quốc, phải chấp hành đúngchính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo” [24, tr.304] Người còn chỉrõ: “Đảng cộng sản chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo Đảngcộng sản chỉ tiêu diệt tội ác người bóc lột người” [56, tr.294]

Như vậy: Hồ Chí Minh đã nêu ra những lợi ích thiết thực và nhu cầu thiết yếu của đồngbào có tôn giáo cũng như đồng bào không tôn giáo Đó là nhu cầu về đời sống vật chất

ấm no, đời sống tinh thần phong phú (trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo) nhu cầudân chủ, tiêu diệt áp bức, bóc lột Sự tương đồng và thống nhất nhu cầu, lợi ích này củacác tầng lớp nhân dân không phân biệt lương giáo đóng vai trò gắn kết khối đoàn kết toàndân, tạo nên động lực trực tiếp sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng dưới

sự lãnh đạo của Đảng

Trang 33

Thứ hai là, đoàn kết lương giáo được xây dựng trên cơ sở kết hợp đúng đắn các lợi ích

cơ bản của công dân trong xã hội làm mẫu số chung

Đoàn kết lương giáo là cơ sở nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, là một bộphận hữu cơ bảo đảm cho cách mạng giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng.Tuy nhiên, để bảo đảm sự đoàn kết giữa các lực lượng được bền chặt, thống nhất phảidựa trên cơ sở lợi ích: kết hợp giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dânlao động trong đó có bộ phận quan trọng là đồng bào lương giáo

Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, Hồ Chí Minh đãchủ trương phát huy những yếu tố tương đồng, dùng cái tương đồng để khắc phục những

dị biệt, cương quyết tránh xúc phạm đến đức tin của đồng bào có tôn giáo Người đã tìmthấy mẫu số chung có ý nghĩa làm nền tảng tư tưởng cho đại đoàn kết toàn dân, đoàn kếtlương giáo là “không có gì quý hơn độc lập tự do”, là xây dựng đất nước Việt Nam độclập, hoà bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúccho nhân dân, góp phần vào cuộc đều tranh chung của nhân dân thế giới Đó chính làđiểm quy tụ, tập hợp được tuyệt đại đa số nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái,thành phần dân tộc vào mặt trận dân tộc thống nhất Trong mặt trận ấy, quyền lợi cănbản của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều được đặt trong quyền lợi tối caocủa dân tộc

Thực hiện đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo theo Hồ Chí Minh được xây dựngtrên cơ sở tìm thấy sự tương đồng giữa mục tiêu, lý tưởng của cách mạng Việt Nam dưới

sự lãnh đạo của Đảng với những niềm tin, lý tưởng lành mạnh vốn có trong tôn giáo, kiênquyết loại trừ mọi sự đối đầu dẫn đến xung đột

Trang 34

CNCS và tôn giáo tuy khác biệt song cũng có thể tìm thấy sự tương đồng nhất định Sựtương đồng đó biểu hiện ở sự thống nhất về cơ bản trong mục tiêu giải phóng con ngườicủa giai cấp công nhân và các lý thuyết tôn giáo chân chính Điều đó biểu hiện ở chỗ cả

lý tưởng XHCN và các học thuyết tôn giáo chân chính đều mong ước xây dựng một xãhội tươi đẹp, ở đó cái thiện thắng cái ác, ở đó mọi người đều hạnh phúc, tuy nhiên conđường và biện pháp hoàn toàn khác nhau Điều này đã được Lênin nêu rõ: “Đối vớichúng ta, sự thống nhất trong cuộc đấu tranh cách mạng thực sự đó của giai cấp bị áp bức

để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến củanhững người vô sản về cảnh cực lạc ở thiên đường” [30, tr.174]

Tháng 12 năm 1951 khi đất nước đang “toàn tâm toàn lực” kháng chiến chống thực dânPháp, để động viên tinh thần đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, Hồ Chí Minh đãviết bài “Tự do tín ngưỡng” giải thích rõ quan điểm của Đảng và Chính phú ta là nhấtquán tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, trong đó có đoạn: “Mục đích cao cả củaPhật Thích Ca và chúa Giê su đều giống nhau: Thích Ca và Giê su đều muốn mọi người

có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” [56, tr.239]

Từ sự tương đồng giữa lý tưởng cộng sản và ước nguyện của các tôn giáo lớn, chânchính, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa xã hội có thể tiếp nhậnnhững giá trị nhân bản, đạo đức của tôn giáo Bằng lý luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cơ sở hiện thực của nhữngkhát vọng, ước mơ được thể hiện trong tôn giáo và những phương pháp hữu hiệu để thựchiện những khát vọng, ước mơ đó ngay trong cuộc sống hiện thực của con người

Trong quá trình lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt vấn

đề giải phóng dân tộc lên trên hết, bởi nếu đất nước không được độc lập thì tôn giáo nói

Trang 35

chung và các tín đồ tôn giáo nói riêng cũng không có tự do Đấu tranh cho độc lập tự docủa Tổ quốc là nguyện vọng thiết tha của mọi người dân trong đó có các tín đồ Chỉ cógiành được độc lập dân tộc mới có điều kiện để có độc lập, tự do cho các tôn giáo, chomọi giáo dân Tháng 1-1946 trước vân mệnh Tổ quốc lâm nguy, khi mà thực dân Pháprắp tâm quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Hồ Chí Minh đã viết bài đăng trênbáo Cứu quốc Người nhấn mạnh: “Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do,nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã” [56, tr 52].

Điều đó đã tạo nên sự nhất trí cao độ của toàn dân, trong đó có cả đồng bào các tôngiáo và đồng bào không theo tôn giáo đối với đường lối chú trương, chính sách của Đảng

và Chính phủ, tạo nên một trận tuyến chung của mọi người dân yêu nước, đoàn kết phấnđấu quên mình cho nền độc lập thống nhất của dân tộc, xây dựng và phát triển đất nướctheo hướng tiến bộ Đồng thời đây cũng là thực tiễn có sức thuyết phục tạo cơ sở vữngchắc để bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng tôn giáo của kẻ thù, hòng chia rẽ tôn giáo và dântộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân Tinh thần đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàndân được xây dựng trên cơ sở nhất trí về mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng

Tổ quốc tạo dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân và tôn trọng quyền theo hoặckhông theo tôn giáo của mọi người Sức mạnh đoàn kết lương giáo trong khối đại đoànkết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được củng cố, phát triển trong tiếntrình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng đưa tới kết quả cho đồng bào có tôn giáo “Sốngtốt đời, đẹp đạo”; “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” thực hiện “Đạo pháp dân tộc vàCNXH”

Như vậy, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin

về đoàn kết, Hồ Chí Minh đã tạo nên sự thống nhất và đoàn kết lương giáo trên cơ sở

Trang 36

mẫu số chung là quyền lợi dân tộc, quyền lợi tôn giáo và quyền lợi của con người Nétđộc đáo trong tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh là Người đã gắn quyền lợicủa bà con giáo dân với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giảiphóng con người, thực hiện khát vọng cao cả và nhân văn của con người, đem lại hạnhphúc cho nhân dân Vì vậy, đồng bào các tôn giáo đã tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng, trung thành và gắn bó với cách mạng, tôn trọng Chính phủ trong suốt quá trìnhthực tiễn cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN ở nước ta.

Tóm lại: tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở vững chắc củađời sống xã hội, những cơ sở này đóng vai trò là những động lực trực tiếp cho đoàn kếtlương giáo Thông qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, bằng quá trình hoạt động cáchmạng sâu sát, gần gũi nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân “lương cũngnhư giáo” ở mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, Hồ Chí Minh đều tìm ra những động lựcchủ yếu, trực tiếp cho chiến lược đoàn kết lương giáo, vì vậy chiến lược đoàn kết lươnggiáo của Hồ Chí Minh đã góp phần làm thất bại mọi âm mưu và hành động lợi dụng tôngiáo chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết lương giáo, phá hoại khối đại đoàn kếttoàn dân của kẻ thù Hồ Chí Minh thực sự góp phần làm phong phú, phát triển lý luận củachủ nghĩa Mác- Lênin trong vấn đề xây dựng khối đoàn kết lương giáo, bổ sung nhữngvấn đề lý luận, thực tiễn cấp bách đặt ra đối với cách mạng thế giới nói chung và đối vớicách mạng Việt Nam nói riêng

* Phương pháp đoàn kết lương giáo

Là một lãnh tụ cộng sản luôn đứng vững trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩaMác- Lênin, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ hai mặt: chính trị phản động và mặt tư tưởngtrong tôn giáo để từ đó có cách thức, phương pháp xứ lý vấn đề tôn giáo cho phù hợp

Trang 37

Một là, tôn trọng quyền tư do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.

Tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền của con người cũng như các quyền khác: quyềnsống và quyền mưu cầu hạnh phúc thuộc phạm trù quyền con người đã được Tuyênngôn nhân quyền của tổ chức Liên hiệp quốc ghi nhận từ 1948 Điều này cũng đã đượcthừa nhận trong hầu hết các văn bản Hiến pháp của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.Bởi vậy, tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinhthần không thể thiếu đối với nhân dân, là cái thiêng liêng của mỗi người không ai đượcxâm phạm hay làm tổn hại đến điều đó, đồng thời đó cũng là mục tiêu phấn đấu của cáchmạng Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tức là tôn trọng conngười, tôn trọng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, tôn trọng một yêu cầu về tự

do dân chủ trong đời sống văn hoá tinh thần của xã hội

Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân

là một trong những phương pháp cơ bản của Hồ Chí Minh để thực hiện đoàn kết lươnggiáo trong mặt trận đoàn kết dân tộc Theo Hồ Chi Minh, mỗi người có quyền tin haykhông tin, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Song không vì thế mà bài xích, đốiđầu nhau gây mất đoàn kết, làm cho kẻ thù dễ lợi dụng chia rẽ Năm 1947 trong thư gửicho Lê Hữu Từ, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Chủ nghĩa duy linh vàchủ nghĩa duy vật là ngược nhau, rõ ràng là thế Nhưng chính Ngài và tôi, chúng ta đồng

ý với nhau rằng: trong một nước văn minh, có tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, nhưngkhông được vu khống kẻ khác Tự do tuyên truyền không phải là tự do vô lễ” [56, tr.189]

Trang 38

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, Hồ Chí Minh cũng rất chútrọng đến luật pháp với tư cách là công cụ để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo của mình Bởi vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng tôngiáo bao gồm cả sự thừa nhận sự tự do lựa chọn tôn giáo để theo của đồng bào cũng như

sự bình đẳng giữa các tôn giáo Tuy nhiên, sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lựa chọntôn giáo của nhân dân không được cản trở đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội đến sự phát triển của đất nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Hoạt động tôn giáo khôngđược cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách và pháp luật của Nhànước” [24, tr.606]

Trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn, Hồ Chí Minh không bao giờ phân biệtđối xử giữa người có tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáokhác nhau Hồ Chí Minh trân trọng giá trị nhân bản của các tôn giáo, khi nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng tôn giáo và đoàn kết lương giáo, chắc hẳn trong chúng

ta ai cũng biết đến quan điểm nổi tiếng của Người Người viết:

“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân”

Tôn giáo của chúa Giê su có ưu điểm là lòng bác ái cao cả

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách “Tam dân” thích hợp với điều kiện nước ta

Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao?

Các vị ấy đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc chung cho xã hội

Trang 39

Nếu các vị ấy còn sống trên cõi đời này, nếu các vị ấy họp lại một chỗ, tôi tin rằng các

vị ấy nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết

Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [56, tr.185]

Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, Hồ Chí Minh còn thể hiện rõ quan điểm lên án, phê phán thậm chí trừng trị thích đáng các hành vi vi phạm tự do tín ngưỡngtôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Đối với cán bộ, đảng viên Người không chỉ quan tâm nhắc nhở mà còn yêu cầu phải gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và phong tục tập quán của nhân dân; đồng thời, làm tốt việc giải thích, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng Người yêu cầu: “Toàn thể đồng bào, trước hết là đảng viên Đảng lao động Việt Nam và hội viên của Liên Việt cần:

Hiểu rõ và làm đúng chính sách của Mặt trận của Đảng và Chính phủ về vấn đề tôn giáo

Ra sức giải thích cho đồng bào tôn giáo hiểu chính sách để lương giáo đoàn kết chặt chẽ cùng nhau kháng chiến kiến quốc, thực hiện tự do tín ngưỡng” [56, tr.242]

Bằng lời nói và việc làm nhất quán, Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ sự quan tâm, tôntrọng của Người đối với đồng bào có tôn giáo cũng như đức tin của họ Tôn trọng tâm lý,tình cảm của đồng bào có tôn giáo, tín ngưỡng, Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹptrong giáo dân, mặc dù là lãnh tụ cộng sản song Người không hề xa lạ đối với nhân dâncác tôn giáo Linh mục Trần Tam Tỉnh đã nhận xét: Suốt cuộc đời tham chính của Người,

Cụ Hồ là một người yêu nước trên hết mọi sự Các lời lẽ Cụ phê phán giáo hội khôngbao giờ chạm tới khía cạnh Đức tin, nhưng chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề cơ chế và chínhtrị [27] Đặc biệt, Xanh-tơ-ni- một người thuộc đội quân viễn chinh Pháp không cùng

Trang 40

quan điểm với Hồ Chí Minh- cũng phải nói: “Về phần tôi, phải nói rằng chưa bao giờ tôi

có cớ để nhận thấy nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh có dấu vết nào, dầu rất nhỏ,của sự công kích, đa nghi hoặc chế giễu đối với một tôn giáo bất kỷ” [56, tr.98] Như vậy,tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng tôn giáo trong tư tưởng HồChí Minh đã phản ánh tinh thần dân chủ và nhân văn sâu sắc

Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, Hồ Chí Minh còn chủ trươngchăm lo chu đáo cả “phần xác” và “phần hồn” của đồng bào có tôn giáo theo tinh thần

“đẹp đời, tốt đạo” Bởi nguyện vọng của đồng bào giáo dân là: “phần xác no ấm, phầnhồn thong dong” Muốn được như vậy thì phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sảnxuất, tăng thu nhập cho xã viên Đồng thời phải bảo đảm tín ngưỡng tự do” [56, tr.342].Với chủ trương đúng đắn và thành công to lớn, được bà con tín đồ các tôn giáo nhiệt liệthưởng ứng, ủng hộ đã xoá bỏ dần sự mặc cảm, nghi kỵ giữa đồng bào có tôn giáo vớiđồng bào không theo tôn giáo, và giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau Mặt khác,trên cơ sở nhận thức đúng đắn: đồng bào lương hay giáo đều là công dân nước Việt Nam,

vì vậy phải kết hợp hài hoà giữa bổn phận trước đức tin tôn giáo (đối với đồng bào có tônGiáo) và nghĩa vụ người công dân với Tổ quốc, đóng góp công sức, cùng với nhân dân cảnước thực hiện mục tiêu cao cả của cách mạng là độc lập dân tộc và CNXH dưới sự lãnhđạo của Đảng Sự tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáocủa Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược chính trị nhằm tập hợp lực lượng trongmột giai đoạn nhất định, mà là vấn đề chiến lược quyết định tới sức mạnh đoàn kết, đạiđoàn kết toàn dân trong suốt quá trình cách mạng; cao hơn nữa, đó là sự ứng xử văn hoáđối với đời sống tâm linh của con người

Ngày đăng: 25/09/2016, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w