Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và Hội đồng nhân dân (HĐND) nói riêng gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước phải lấy dân làm gốc, nhân dân là người chủ đất nước, thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam nói chung và Hội đồng nhân dân (HĐND) nói riêng gắn liền vớitên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong cuộc đời hoạt động của mình,Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo việc củng cố khối đại đoànkết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng Nhà nước Việt Nam thật sự là Nhànước của dân, do dân, vì dân Người yêu cầu các cơ quan nhà nước phải lấydân làm gốc, nhân dân là người chủ đất nước, thực hiện quyền lực nhànước thông qua Quốc hội và HĐND Người nhấn mạnh: "Quốc hội là cơquan quyền lực cao nhất của Nhà nước Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực của Nhà nước ở địa phương" [45, tr 591]
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước là một tài sản tinh thần quý báucủa Đảng và của dân tộc ta Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng HồChí Minh về Nhà nước từ những góc độ tiếp cận khác nhau Tuy nhiên,việc khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảnchất dân chủ của Nhà nước là hướng tiếp cận mới chưa được đề cập Đặcbiệt, hướng tiếp cận này lại càng có ý nghĩa khi chúng ta vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức, hoạt độngcủa HĐND để HĐND xứng đáng là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ củaNhà nước ở địa phương
Sắc lệnh tổ chức và hoạt động của HĐND và Ủy ban Hành chính(UBHC) (số 63/SL ngày 22-11-1945) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký là vănbản pháp luật đầu tiên đặt nền móng cho việc tổ chức, hoạt động củaHĐND các cấp Trải qua các giai đoạn lịch sử, thiết chế HĐND đã khôngngừng được hoàn thiện, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong bộ máy
Trang 2nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuy nhiên, trong nhữngnăm qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong thực tếhoạt động của HĐND ở nhiều địa phương vẫn còn mang tính hình thứcchưa phát huy một cách có hiệu quả vị trí, vai trò của mình Việc vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong tổ chức,hoạt động của HĐND vẫn còn nhiều bất cập Với những lý do đó, tác giả
chọn vấn đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở Nghệ An hiện nay" làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Một số vấn đề liên quan đến đề tài như: Tư tưởng Hồ Chí Minh; đổimới hệ thống chính trị; cải cách bộ máy nhà nước; Nhà nước pháp quyền
đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau
- Nguyễn Anh Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Xuân Tế - Bùi Ngọc Sơn,
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003
Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội thảo:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, 1993.
- Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Kỷ yếu Hội
thảo: Các nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới,
Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, Hà Nội, 1997.
- Lê Minh Thông (Chủ biên), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001
- Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức (đồng Chủ biên),
Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1998
Trang 3- Bùi Xuân Đức, Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trong
điều kiện cải cách bộ máy nhà nước hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, 12/2003
- Nguyễn Thị Hồi, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở nước
ta hiện nay, Tạp chí Luật học, 1/2004.
- Nguyễn Hoàng Anh, Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân cấp xã trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 3/2003.
- Chu Đức Thành, Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan đại
diện ở nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996
Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập tới tư tưởng Hồ ChíMinh về Nhà nước hoặc tổ chức và hoạt động của HĐND Song, chưa có
đề tài nào nghiên cứu về bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) và tổ chức, hoạt động của HĐND từ cách tiếp cận về bản chất dânchủ của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ về phương diện lý luận
tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN vàviệc thực hiện tư tưởng đó trong tổ chức, hoạt động của HĐND, luận vănnêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềbản chất dân chủ của Nhà nước XHCN trong đổi mới tổ chức, hoạt độngcủa HĐND nhằm phát huy vai trò là thiết chế thể hiện bản chất dân chủ củaNhà nước ở địa phương
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, bản chất dânchủ của Nhà nước XHCN và thực tiễn vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức,hoạt động của HĐND
Trang 4- Phân tích thực trạng thực hiện dân chủ trong tổ chức, hoạt độngcủa HĐND ở Nghệ An theo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ củaNhà nước XHCN.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm không ngừng hoàn thiện tổchức, hoạt động của HĐND trên cơ sở vận dụng một cách triệt để, sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản
chất dân chủ của nhà nước XHCN và vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức,hoạt động của HĐND
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn việc nghiên cứu những
nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhànước XHCN và khảo sát việc vận dụng tư tưởng đó trong tổ chức, hoạtđộng của HĐND ở Nghệ An qua nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009 (tínhđến tháng 7 năm 2005)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về dân chủ, về việc xây dựng
-và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam -và kế thừaquan niệm của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài này
- Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương phápphân tích và tổng hợp kết hợp với phương pháp lôgíc, phương pháp thống
kê, điều tra xã hội học
6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN
Trang 5- Qua phân tích thực tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chấtdân chủ của Nhà nước XHCN trong tổ chức, hoạt động của HĐND đểkhẳng định: HĐND - thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ởđịa phương.
- Từ thực trạng tổ chức, hoạt động của HĐND ở Nghệ An, tác giả
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động củaHĐND bảo đảm phát huy bản chất dân chủ của Nhà nước XHCN theo tưtưởng Hồ Chí Minh
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thực hiện thành công mục đích và nhiệm vụ nói trên, đề tài sẽ gópphần nhận thức sâu hơn về bản chất của Nhà nước XHCN nói chung vàHĐND nói riêng từ một cách tiếp cận mới, từ đó có những quan điểm vềđổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND để nó thật sự trở thành một thiếtchế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước tại địa phương theo tư tưởng
Hồ Chí Minh
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy về nhà nước, pháp luật và cho những ai quan tâm tới việc nghiêncứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết
Trang 6Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT DÂN CHỦ
CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ VẬN DỤNG
TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
1.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ BẢN CHẤT DÂN CHỦ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.1 Quan niệm về dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời tranh đấu đưa dân tộc Việt Nam
từ dân tộc nô lệ thành dân tộc tự do, đưa người dân từ thân phận dân thuộcđịa lên địa vị công dân làm chủ đất nước
Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống các luận điểm về dân chủ, từquan niệm cho đến sự thể hiện của chúng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa - xã hội , cũng như phương thức hiện thực hóa chúng trong thựctiễn Cho dù xét theo cách tiếp cận nào thì quan niệm của Hồ Chí Minh vềdân chủ vẫn nổi lên nội dung chính trị, khi Người luôn nhấn mạnh tới vấn
đề Nhà nước và mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân Từ góc độ này
có thể khái quát quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ trên các nội dungsau:
- Dân là chủ
Từ các tác phẩm và đặc biệt là hoạt động thực tiễn của Hồ ChíMinh có thể khẳng định rằng: Toàn bộ cuộc đời cách mạng sôi nổi, kiênđịnh của Người là cả một quá trình đấu tranh quên mình để khẳng địnhtrong thực tế đời sống một nguyên lý mà Người sớm nhận biết đó là: Nhândân là người chủ xã hội Nhận thức này đã thôi thúc Người dấn thân vàocon đường cách mạng, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đi theo con đường
Trang 7cách mạng vô sản và trở thành người dẫn dắt cả dân tộc đi đến lý tưởng,mục tiêu cao cả là khẳng định trên thực tế địa vị là chủ của nhân dân đốivới xã hội, đất nước: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vìdân là chủ" [42, tr 515].
- Dân làm chủ
Nói "dân là chủ" là để khẳng định vị thế, tư cách xã hội của ngườidân Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa tư cách "là chủ" của dân với trạngthái "dân làm chủ" trên thực tế Trong tư duy và trong hoạt động thực tiễn,
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến sự khác biệt, đến khoảng cách giữa tư cách
"dân là chủ" với trạng thái "dân làm chủ" Bởi vì, trong lịch sử đã có nhiều
cứ liệu chứng minh sự khác biệt về chất này, đó là làm chủ trên thực tế vàlàm chủ trên danh nghĩa Từ "dân là chủ" đến "dân làm chủ" là cả một bướcnhảy vọt về chất đầy khó khăn Hồ Chí Minh đã có lần nói đến một thực tếnhư là một điều trăn trở khôn nguôi: Làm sao cho nhân dân biết hưởngquyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm
Ở đây, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu yêu cầu: Làm sao cho nhân dânbiết hưởng quyền dân chủ Đây là nguyên tắc thuộc bản chất của Nhà nước vàthực chất của chế độ xã hội mới: "Nước độc lập mà dân không hưởng hạnhphúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" [40, tr 56] Điều đáng chú
ý ở đây là Hồ Chí Minh thường dùng từ "hưởng" để chỉ một nội dung rất cơbản của quyền dân chủ Khi nói đến việc "nhân dân hưởng hạnh phúc tự do,
ăn no, mặc ấm " thì "hưởng" ở đây hoàn toàn không bao hàm nghĩa như làmột thứ ân huệ do được ban tặng, mà đó là thành quả đấu tranh của nhân dân.Trong suốt cuộc đời đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân, Người khôngngừng giác ngộ cho dân chúng nhận thức về tư tưởng tự lực cánh sinh, "việc
ta ta phải gắng lo ", "công nông mình cứu lấy mình", "đem sức ta mà tự giảiphóng cho ta " Đây chính là điểm mấu chốt để phân biệt "dân là chủ" và
"dân làm chủ"
Trang 8Để "dân làm chủ" phải có những điều kiện, mà điều kiện tiên quyết
có tính tiền đề là cuộc đấu tranh kiên dũng của nhân dân vì độc lập, tự dodưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Giành được chính quyền, nhân dân giành lại được quyền là ngườichủ xã hội và cả quyền làm chủ xã hội, nhưng từ địa vị "là chủ" đến "quyềnlàm chủ" và làm chủ trên thực tế, cần phải có những điều kiện chặt chẽ kèmtheo Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giành chính quyền, làm chủ chínhquyền, xây dựng xã hội là sự nghiệp của toàn dân, của chính nhân dân,không ai làm thay được Nhưng để tham gia cuộc đấu tranh và trong quátrình đấu tranh đó nhân dân phải được giác ngộ, tập hợp, đoàn kết lại thànhsức mạnh: "Có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làmcũng được Không có thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết giảiquyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà nhữngngười tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra" [41, tr 169]
Để thực hiện quyền làm chủ, nhân dân không những phải có quyền,
mà điều quan trọng là phải có khả năng, năng lực làm chủ Đây chính làmối quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nói: "Muốn làmchủ được tốt, phải có năng lực làm chủ" [46, tr 86] Sau Cách mạng ThángTám năm 1945 thành công mối quan tâm đó luôn ở bên Người trong cảchặng đường cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: "Làm sao cho nhândân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dámnói, dám làm" [42, tr 423] phải được xem như là một lời di chúc củaNgười
Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta đã làm chủ nướcnhà và đã thực hành quyền làm chủ trên thực tế Với tư cách là người đứngđầu nhà nước, Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết thực trạng làm chủ của dân,cho nên, Người thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng cho sức mạnh làm chủcủa nhân dân Cho dù việc bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng năng lực làm chủ
Trang 9của dân có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng đó không phải là một tìnhtrạng không thể vượt qua.
Có thể thấy, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm về sự cần thiết bồi dưỡngsức dân thực hiện quyền làm chủ bằng cả một quốc sách được triển khai trênquy mô rộng lớn - công cuộc nâng cao dân trí, bồi dưỡng dân khí - nhữngnhân tố hàng đầu hình thành "năng lực làm chủ" của nhân dân Điều đặc sắc là
ở chỗ, chủ trương, chính sách mà Hồ Chí Minh khởi xướng, phát động, cổ vũ,triển khai thực hiện mang tính hoàn thiện, đồng bộ, hệ thống và có tính chiếnlược Người thấy được ý nghĩa sâu xa căn bản của các cải cách xã hội đối vớiviệc bồi dưỡng sức dân, xây dựng nền dân chủ "chúng ta phải ra sức thực hiệnnhững cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủthực sự" [43, tr 323] Để phát huy quyền làm chủ và mở rộng quyền làm chủcủa nhân dân, Hồ Chí Minh đòi hỏi Nhà nước phải có tầm nhìn bao quát, toàndiện và cụ thể Có thể nêu những dẫn chứng tiêu biểu về cách làm này củaNgười: Trong bài báo đăng trên Báo Cứu quốc phát động phong trào luyệntập thể dục trong những năm tháng đầu của chính quyền nhân dân, Người đãchỉ ra ý nghĩa chính trị, dân chủ to lớn của việc luyện tập thể dục vốn là mộtviệc làm thông thường của mỗi người Người xem đây là bổn phận của mỗimột người yêu nước, "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,việc gì cũng cần phải có sức khỏe mới làm thành công Mỗi một người dânmạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe" [40, tr 24] Trong Chương trình hànhđộng của Chính phủ lâm thời với 6 nhiệm vụ cấp bách được trình bày tạiphiên họp Chính phủ ngày 3-9-1945, có 2 nhiệm vụ được Người đặt lênhàng đầu là chống nạn đói, nạn dốt Những nhiệm vụ này trực tiếp hoặcgián tiếp đều có tác dụng bồi dưỡng sức dân, nâng cao dân trí, nuôi dưỡngdân khí, khơi dậy ở mỗi người dân và ở tất cả các tầng lớp nhân dân ý thức,tinh thần làm chủ nước nhà, ý thức trách nhiệm trước vận mệnh của Tổquốc vừa giành được quyền độc lập, tự do
Trang 10Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình,bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vàocông cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viếtchữ quốc ngữ Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làmchủ, đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới Bởi vậy, ý thức làmchủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà cònphải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng caonăng lực làm chủ của mình [40, tr 36].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân làm chủ không chỉ để hưởngquyền dân chủ, dù đó là hưởng thành quả do chính mình tạo nên, mà còn để
"biết dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm", điều đó thể hiện một thái độchủ động, tích cực, xây dựng và sáng tạo từ phía người dân Cách dùng từ
"biết" đặt bên cạnh "hưởng quyền dân chủ" và "dùng quyền dân chủ" thểhiện một đòi hỏi cao về năng lực "làm chủ', đó là trình độ "dân trí" củanhân dân Chỉ khi người dân hiểu được "quyền dân chủ" của mình thì khi
đó họ mới "dám nói, dám làm"
- Đi đến dân chủ thực sự
Năm 1953, tại Hội nghị nông vận và dân vận, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã có bài phát biểu quan trọng Mở đầu bài nói này, Người khẳngđịnh: "Nước ta phải đi đến dân chủ thực sự" [43, tr 25] Trong điều kiện cụthể của năm 1953, Người nói đến "dân chủ thực sự" với nội dung thực hiệncách mạng ruộng đất, giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột củaphong kiến địa chủ Tuy nhiên, ý nghĩa nhận thức luận của khái niệm nàylại có tính phổ biến Không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh bổ sung tính từ
"thực sự" bên cạnh khái niệm "dân chủ" khi đề cập đến trạng thái dân chủtrong xã hội Việt Nam ở thời kỳ này Ở đây, Người nói đến "dân chủ thựcsự" là muốn gián tiếp đối lập nó với một thứ dân chủ chung chung, hìnhthức, chưa thực sự hoặc không thực sự Trong di sản tư tưởng mà Người để
Trang 11lại, khái niệm dân chủ với các tính từ "thực sự", "thật sự", "đầy đủ" được
sử dụng nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau, thể hiện một quanniệm nhất quán về tính chất của sự việc, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâusắc của Người về thực trạng của nền dân chủ trong xã hội
Trong tư duy của Hồ Chí Minh, "thực sự", "thật sự" phải là mộtthuộc tính, một dấu hiệu không thể thiếu của Nhà nước dân chủ và xã hộidân chủ "Bao giờ ở nông thôn nông dân thật sự nắm chính quyền, nôngdân được giải phóng thì mới là dân chủ thực sự" [43, tr 25]; " phải thật
sự bảo đảm nam nữ bình quyền và dân tộc bình đẳng" [41, tr 322]; "phảithật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lênmặt "quan cách mạng", "ra lệnh, ra oai" [46, tr 311]
Trong xã hội ta, "thật sự dân chủ" trở thành một điều kiện, một thước
đo thực chất của chính quyền Do vậy, thực hành dân chủ có ý nghĩa, tác dụng
là "chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn" [47, tr 249],qua đó, Người chỉ rõ tầm quan trọng của phát huy dân chủ
Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ đó là do tính chất Nhànước ta là Nhà nước của nhân dân Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mớiđộng viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên Códân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Dân chủ, sángkiến, hăng hái, ba điều đó rất quan trọng với nhau [41, tr 244]
Tóm lại, với quan niệm: Dân chủ là "dân là chủ"; "dân làm chủ"
cùng với "thực hành dân chủ" Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới vị thế (làchủ) và hành động (làm chủ) của người dân - người chủ xã hội trong mốiquan hệ với nhà nước của dân, do dân và vì dân
1.1.2 Bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 12Nhà nước dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một Nhà nước dânchủ kiểu mới, Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ Trong tư tưởng củaNgười, bản chất dân chủ của Nhà nước kiểu mới có nội dung rất rộng vàthể hiện cả trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Bước đầu nghiên cứu
vấn đề này, chúng tôi có thể khái quát thành những nội dung cơ bản sau
Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn nhữngngười có tài, có đức để gánh vác việc nước nhà Trong cuộc tổng tuyển cử,
hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là ngườicông dân thì đều có quyền đi bầu cử…
Do tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử raChính phủ Chính phủ đó thật sự là Chính phủ của nhân dân [40, tr 133]
Thông qua việc bầu Quốc hội và HĐND, nhân dân thực hiện quyềnlực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp, xây dựng nênmột nhà nước hợp pháp theo ý nguyện của toàn dân
Theo Hồ Chí Minh: "Chế độ tuyển cử chúng ta thực hiện dân chủ, đồngthời thực hiện sự đoàn kết toàn dân Mọi người công dân từ 18 tuổi trở lên đều
Trang 13có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử Việc tuyển cử tiến hànhtheo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín" [45, tr 591].
Với vai trò là một nội dung làm chủ nhà nước của nhân dân, quyềnbầu cử, ứng cử được ghi rõ trong Hiến pháp năm 1945, Hiến pháp năm
1959 do Hồ Chí Minh chỉ đạo soạn thảo và ban hành
Trong Hiến pháp năm 1946, quyền này được thể hiện trong
Điều thứ 19: Cách thức tuyển cử sẽ do luật định [57, tr 11]
10-Chế độ tuyển cử được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm1959: "Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cáccấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín" [57,
tr 27]
Và tại Điều 23 quy định:
Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phânbiệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tínngưỡng tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn
cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lênđều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí hoặc những người
Trang 14bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử Công dânđang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử [57, tr 31-32].Bầu cử và ứng cử trực tiếp các đại biểu vào cơ quan quyền lực nhànước ở các cấp là một đặc điểm nổi bật trong tổ chức nhà nước ở ViệtNam Dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh, các nguyên tắc Tổng tuyển cử đã được áp dụng nghiêm ngặt trongcuộc bầu cử Quốc hội khóa I (6-1-1946)
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I mặc dầu được tiến hành trong mộtđiều kiện hết sức khó khăn, nhưng đã được đánh giá là diễn ra đúng vớitinh thần dân chủ mà Hồ Chí Minh đã khởi xướng Điều đó được thể hiện ởchỗ: tỷ lệ cử tri đi bầu cử cao, bao gồm mọi thành phần, lứa tuổi, dân tộc(chiếm trên 90% danh sách cử tri), số lượng ứng cử viên nhiều, tạo ra khảnăng lựa chọn cho người dân Trong thực tế, "tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa
I, ở Hà Đông có 14 đại biểu Quốc hội thì có 97 vị ra ứng cử, ở Nam Định
có 15 đại biểu thì có 70 vị ra ứng cử" [2, tr 49]
Về độ tuổi đại biểu, có thể thấy, Quốc hội khóa I là một Quốc hội
có độ tuổi trung bình rất trẻ, thể hiện sức sống của một dân tộc đang vươnlên sau giành được tự do, độc lập: Đại biểu từ 18 đến 25 tuổi chiếm 7%; đạibiểu từ 26 đến 40 tuổi chiếm 70%; đại biểu từ 41 đến 50 tuổi chiếm 18%;đại biểu từ 51 đến 70 tuổi chiếm 5%
Về yếu tố chính trị, Quốc hội khóa I có nhiều tổ chức chính trị, Đảngphái tham gia: Đảng viên mác-xít có 10 đại biểu; đảng viên xã hội 27 đạibiểu; Đồng minh hội có 22 đại biểu; Việt Nam quốc dân Đảng có 26 đại biểu.Đại biểu độc lập gồm: Chống phát xít (tiến bộ) có 82 đại biểu và xu hướngquốc gia bảo thủ có 90 đại biểu [25, tr 81-82, 102]
Về chất lượng đại biểu, Quốc hội khóa I đã phần nào đáp ứng được
tư tưởng chỉ đạo có tính nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đã đề ra, đó là: "Có
Trang 15đủ chất xám trong bộ máy chính quyền thì mới tăng được sức bật, sức bềncủa khối xi măng cốt sắt đại đoàn kết toàn dân và xây dựng tổ quốc" [39, tr.206] Kết quả thành phần xã hội của đại biểu Quốc hội khóa I đã minhchứng cho điều đó: Tri thức chiếm 61%; công kỹ nghệ chiếm 6%; buôn bánchiếm 5%; thợ thuyền chiếm 6%; nông dân chiếm 22% [25, tr 81-82; 102].
Một đặc điểm không lặp lại của Quốc hội khóa I là: Vừa có bầu, lại
có cử Ngoài 333 đại biểu bầu được trong ngày 06/01/1946, trong điều kiệnvận nước hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc, để đoàn kết dân tộc Hồ ChíMinh đề nghị giành 70 ghế Quốc hội cho Việt Nam quốc dân Đảng (ViệtQuốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) nhằm cô lập,phân hóa các lực lượng chống đối và lôi kéo cả những người trong bộ máynhà nước cũ tham gia xây dựng đất nước Đó là một quyết định có ý nghĩa
vô cùng to lớn, thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựngmột Nhà nước đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu cao cả của cách mạng đó
là, giữ vững độc lập tự do và từng bước đưa nước nhà bước vào thời kỳ quá
độ lên XHCN
Thắng lợi to lớn của cuộc tổng tuyển cử chính là đã lựachọn được các đại biểu xứng đáng của mình vào cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất Người dân đã biết "chọn mặt gửi vàng",ủng hộ lãnh tụ, chấp nhận những quyết sách đúng đắn, tưởngchừng như nghịch lý mà người ngoài cuộc không bao giờ hiểuđược Vấn đề này được Hồ Chí Minh lý giải ngắn gọn, sắc sảonhưng lại đầy tính biện chứng, một loại biện chứng trong tư duy,phản ánh chính xác phép biện chứng chính trị và hiện thực cuộcsống nước ta lúc bấy giờ
Về ý nghĩa lịch sử thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, HồChí Minh có những đánh giá xác đáng và khái quát:
Trang 16Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này lần đầu tiên tronglịch sử của nước Việt Nam ta Nó là kết quả của cuộc Tổng tuyển
cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kếtquả của sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn
bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi ViệtNam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguyhiểm tranh lấy nền độc lập cho tổ quốc [39, tr 85-86]
1.1.2.2 Nhà nước dân chủ là Nhà nước đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội
Bản chất dân chủ của Nhà nước không chỉ thể hiện ở việc nhân dân
tự tổ chức nên bộ máy nhà nước, mà còn thể hiện đậm nét, đa dạng ở việchuy động được sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý các côngviệc của Nhà nước
Trình bày báo cáo trước Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959,trong phần về tổ chức nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ rõ: "Nhà nước phải phát huy quyền dân chủ, phát huy tínhtích cực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Namthực sự tham gia quản lý công việc nhà nước" [45, tr 590]
Xét từ góc độ thực thi quyền lực, việc bảo đảm cho nhân dân thamgia quản lý các công việc nhà nước là một hình thức thực hiện dân chủ đặcthù, thể hiện bản chất tiến bộ của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân
và vì dân
Trong các tác phẩm của mình, tuy Hồ Chí Minh không trực tiếp đềcập đến các phạm trù, khái niệm dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, nhưngđiều đó hoàn toàn không có nghĩa là Người không có sự quan tâm đến cácphạm trù rất cơ bản này Người thường đề cập đến những phương thức phổbiến thực hành dân chủ như: "Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và
Trang 17tìm cách giải quyết….Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng,giải thích cho dân chúng" [41, tr 297].
Hồ Chí Minh nói nhiều đến yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệmcông dân, làm chủ từ phía người dân và việc từ bỏ các tệ quan liêu, háchdịch, xem thường, khinh miệt quần chúng, vô tâm, tắc trách trước các nhucầu của nhân dân từ phía các cơ quan, nhân viên nhà nước Người lưu ýrằng: "Có người thường cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái, tàigiỏi Vì vậy, không thèm học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dânchúng Đó là một sai lầm nguy hiểm lắm…" [41, tr 295] Đồng thời, Ngườinhắc nhở: "Chúng ta tuyệt đối không theo đuôi quần chúng" [41, tr 298]
Dân chúng không nhất luật như nhau Trong dân chúng, cónhiều từng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau,
có lớp tiên tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạc hậu Vì vậy, khôngphải dân chúng nói gì, ta cũng nhắm mắt theo Người cán bộ cũngphải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh… Chọnlấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc, lựa chọn lại, đểnâng cao dần dần sự giác ngộ của dân chúng
Luôn luôn phải theo tình hình thiết thực của dân chúngnơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sựtình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy hoàn cảnh thiếtthực trong nơi đó và lúc đó đưa ra tranh đấu [41, tr 296-298].Trong phát huy quyền dân chủ trực tiếp, huy động sự tham gia củanhân dân vào quản lý nhà nước thì vấn đề niềm tin của dân đối với chínhquyền và của chính quyền đối với dân là vô cùng cần thiết Tuy nhiên,trong thực tế vấn đề hoàn toàn không đơn giản, ngoài những lý do nhận thứcsai lệch, còn có tình trạng như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Những cán bộ cókhuyết điểm thường sợ dân nói" [47, tr 213] còn người dân chưa nói hoặc
Trang 18không giám nói, vì sợ cán bộ "trù" cán bộ "chụp mũ" hoặc do cách lãnh đạokhông dân chủ nên:
Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với người lãnh đạo, nhândân, cán bộ dù có ý kiến cũng không giám nói, dù muốn phêbình cũng sợ, không giám phê bình… họ không nói, không phải
vì họ không có ý kiến nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũngkhông nghe, không xét, có khi lại bị "trù" là khác
Họ không giám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh rauất ức, chán nản Rồi sinh ra "không nói trước mặt, chỉ nói saulưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh rathói thậm thà thậm thụt và những thói xấu khác [41, tr 243].Một trong những hình thức thực hành dân chủ trực tiếp là quyềngiám sát, thanh tra của nhân dân Hình thức thực hiện dân chủ quan trọngnày đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta và đã được thểchế hóa thành các văn bản dưới luật khác Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coitrọng tác dụng của công tác giám sát, thanh tra, Người nói:
Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biếtcác nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không,muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách làkhéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi rahết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt
đi [42, tr 287]
Kiểm soát có hai cách: "Từ trên xuống và từ dưới lên Kiểm soát từdưới lên do quần chúng thực hiện Đây là cách tốt nhất để kiểm soát cácnhân viên" [41, tr 286-287]
Phải nói rằng, được sự giáo dục, chăm lo thường xuyên của Chủtịch Hồ Chí Minh mà bản thân Người là một mẫu mực nêu gương sáng về
Trang 19mối quan hệ giữa nhà nước với nhân viên nhà nước và nhân dân, dù trongđiều kiện ác liệt của chiến tranh kéo dài và chính quyền non trẻ, một loạiquan hệ "cá với nước" đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước, điều mà ngày nay trở thành như mộtđiểm sáng để chúng ta noi theo và thực hiện
1.1.2.3 Nhà nước dân chủ là Nhà nước trong đó nhân dân có quyền bãi miễn những người không xứng đáng trong bộ máy nhà nước
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dânkhông chỉ thể hiện ở việc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp mà còn ởquyền bãi miễn họ, kiểm soát, giám sát hoạt động của các đại biểu
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã đề caomột giá trị có ý nghĩa toàn nhân loại của cách mạng Mỹ 1776: "Giời sinh ra
ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, phải làm ăn chosung sướng… Chính phủ nào có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đạp
đổ Chính phủ ấy đi, và gây nên Chính phủ khác" [37, tr 270]
Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh nhắc lại nguyên tắc nàynhưng với tinh thần mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền dân chủ kiểu mớicủa nhân dân, do nhân dân làm chủ: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân cóquyền đuổi Chính phủ" [41, tr 60]
Cơ chế bãi miễn dân chủ này nhằm làm cho Quốc hội bảo đảmđược sự trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động, Hồ Chí Minhnêu rõ: "Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tínnhiệm của nhân dân đối với Nhà nước" [45, tr 591]
Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng, đây là nội dung làm chủ rất khókhăn nhưng thể hiện rất rõ tư cách là chủ nhà nước và năng lực thực hànhdân chủ của quần chúng lao động
Trang 20Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân,các đại biểu được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát để hiểu dân,lắng nghe ý kiến của nhân dân, với tinh thần trách nhiệm bàn bạc và giảiquyết những vấn đề thiết thực cho quốc kế dân sinh Theo quan điểm HồChí Minh, để thể hiện nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì đại biểu dodân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên, bằng nhiều "kênh" khác nhauvới nhân dân, thoát ly khỏi mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quanliêu, trì trệ, đứng trên nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn cócủa Nhà nước kiểu mới Thông qua tổng tuyển cử, bầu và có thể bãi miễnđại biểu do mình bầu ra, quyền chính trị cơ bản của nhân dân được bảođảm, nhân dân thực hiện vai trò làm chủ nhà nước, đứng ra tổ chức và xâydựng Nhà nước kiểu mới của mình
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làmchủ còn bao hàm một nội dung khác, đó là nhân dân có quyền kiểm soátnhà nước; thực hiện chức năng kiểm soát nhà nước, nhân dân được đặt ở vịtrí tối thượng, có quyền được bảo đảm trên thực tế chứ không phải trêndanh nghĩa, lời nói Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ ta là Chính phủ củanhân dân, chỉ có một đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân Chính phủrất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trònnhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân" [43,
tr 361]
Là người làm chủ nhà nước, nhân dân có quyền thông qua cơ chếdân chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xâydựng và bảo vệ nhà nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trongsạch, vững mạnh Hồ Chí Minh đề cập đến mặt thứ hai này của quyền dânchủ với tinh thần nhất quán và triệt để cách mạng, Người cho rằng:
Chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là chủ Chính phủ
là đầy tớ của nhân dân, nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình
Trang 21Chính phủ Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đíchphục vụ lợi ích của nhân dân Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụgiúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúngchính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mànhân dân đã giao phó [43, tr 368].
Nét độc đáo của Hồ Chí Minh là ở chỗ quan niệm nghĩa vụ côngdân không chỉ trên tinh thần luật pháp, mà còn cả trên bình diện đạo đức,nhân cách công dân Người chỉ rõ: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nướcnhà do nhân dân làm chủ Nhân dân có quyền làm chủ, thì phải có nghĩa vụlàm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân" [43, tr 542]
Ý thức làm chủ, thực hiện nghĩa vụ làm chủ phải trở thành hànhđộng tự giác, thấm sâu vào mỗi người, trong từng công việc cụ thể, hàngngày Hồ Chí Minh lưu ý rằng:
Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nướcnhư chăm lo việc nhà Người công nhân phải yêu quý máy mócnhư yêu quý con mình, người nông dân yêu quý trâu bò của hợptác xã như bản thân của mình Mọi người phải biết giữ gìn củacông, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc gia đình
Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo trong gánh vác,không ỷ lại, không ngồi chờ Mọi người phải ra sức góp công,góp của để xây dựng nước nhà Chớ nên "ăn cỗ đi trước, lội nước
Trang 22nhà nước thật sự là của dân, do dân, vì dân Thực hiện tốt nguyên tắc nàyđòi hỏi mọi hoạt động của bộ máy nhà nước phải công khai để dân biết.Đồng thời trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách,pháp luật, kế hoạch, các quyết định của cơ quan nhà nước phải lắng nghe,tiếp thu và giải quyết ý kiến, nguyện vọng và những nhận xét, đánh giá củaquần chúng nhân dân.
Thực hiện công khai hóa tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhànước là bảo đảm cho nhân dân lao động có điều kiện hiểu biết, nhận thức
và phân tích các hoạt động của bộ máy nhà nước Người dân có thể bày tỏ
ý kiến, thảo luận và đánh giá các hoạt động đó, phát huy quyền làm chủ củamình trong xây dựng nhà nước và tham gia quản lý nhà nước Ngược lại,các cơ quan nhà nước, cán bộ nhân viên nhà nước phải gần dân, trọng dân,lắng nghe ý kiến của nhân dân chính là để kiểm tra, đánh giá lại chủtrương, chính sách và các hoạt động của mình Có như vậy mới kịp thời sửađổi, bổ sung, uốn nắn những chủ trương, chính sách và hoạt động đó chophù hợp
Giá trị của nguyên tắc này đã được ghi nhận ở Hiến pháp năm
1945, đó là điều khoản quy định hình thức công khai của các kỳ họp Nghịviện: "Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe Các báo chíđược phép thuật lại các thảo luận và quyết nghị của Nghị viện Trongnhững trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết định họp kín" [57, tr.13]
Cũng ở Hiến pháp năm 1946, Điều 32 khẳng định nguyên tắc này
và còn quy định về chế độ trưng cầu dân ý: "Những việc quan hệ đến vậnmệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng sốNghị viện đồng ý [57, tr 40-41]
Trang 23Công khai mọi tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước không cónghĩa là công khai cả những vấn đề thuộc bí mật quốc gia, dân tộc Tuynhiên, thực hiện nguyên tắc này phải đặc biệt quan tâm tình hình tổ chức,hoạt động của chính bộ máy nhà nước Ngoài việc công khai hóa nhữngvấn đề chủ trương chính sách, pháp luật, lập kế hoạch còn phải kịp thời côngkhai cả những yếu kém, khuyết điểm, thiếu sót của bộ máy nhà nước, cán bộcông chức nhà nước Không vì sợ mất uy tín mà để xử lý nội bộ, rút kinhnghiệm nội bộ, che giấu những yếu kém, khuyết điểm đó Trái lại, càngthẳng thắn vạch rõ và xử lý nghiêm minh, kịp thời những yếu kém, khuyếtđiểm của bộ máy nhà nước, của cán bộ, công chức sẽ làm cho bộ máy nhànước trong sạch, vững mạnh, càng củng cố uy tín của Nhà nước đối vớinhân dân.
Ngay trong kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa I (tháng 11 năm 1946),
Hồ Chí Minh đã nói:
Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm Nhưngtrong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc
ở các Ủy ban làng hiện đông và phức tạp lắm Dù sao Chính phủ
đã hết sức làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùngpháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đương trị và sẽ trị cho
kỳ hết [40, tr 158]
Hồ Chí Minh nhiều lần phê phán cán bộ, đảng viên không chấphành pháp luật của Nhà nước, làm gương xấu cho quần chúng Việc lợidụng quyền thế vi phạm pháp luật cũng được Người chỉ ra:
Có cán bộ đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhànước làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xâm phạmđến lợi ích và vật chất cũng như quyền tự do dân chủ của nhân
Trang 24dân, nhưng cũng chưa bị xử lý kịp thời… như vậy là kỷ luật chưanghiêm [45, tr 207].
Đối với Hồ Chí Minh, việc thưởng phạt phải nghiêm minh, bởi vì:
Cán bộ ta nhiều người tận tụy, hết sức trung thành vớinhiệm vụ, với Chính phủ, với Quốc dân Nhưng cũng có người
hủ hóa, lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán,hoặc là dĩ công dinh tư thậm chí dùng phép công để báo thù tư,làm cho dân oán đến Chính phủ và đoàn thể… trong một nướcthưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, khángchiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công [40, tr 163]
1.1.2.5 Nhà nước dân chủ là Nhà nước trong đó nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát, nhận xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước
Không chỉ xác định từ làm chủ, là chủ của nhân dân đối với Nhànước, Hồ Chí Minh còn giải thích rất cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nướcvới nhân dân trong nhiệm vụ phục vụ nhân dân: "Chính phủ cộng hòa dânchủ là gì? là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng Dân làchủ thì Chính phủ phải là đầy tớ Làm việc ngày nay không phải để thăngquan phát tài Nếu Chính phủ hại đến dân thì dân có quyền đuổi Chínhphủ" [41, tr 60]
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng khẳng định ngay trọng trách là chủ
và làm chủ của nhân dân: " khi dân cùng đầy tớ làm việc thì phải giúp đỡChính phủ Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình Chính phủ, phê bìnhnhưng không phải là chửi" [41, tr 60]
Làm thế nào để nhân dân giao quyền mà không mất quyền, các cơquan nhà nước được giao quyền mà không tiếm quyền dân và phải thựchiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ, phát triển quyền
Trang 25dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân ? Hồ Chí Minh đã xác định rất
rõ mối quan hệ giữa cơ quan đại diện quyền lực của nhân dân với nhân dân,chỉ ra cơ chế và phương pháp hoạt động để chính quyền thực hiện tốtnhiệm vụ của mình Người nói: "Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân,chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân, Chính phủ rấtmong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm
vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân" [43, tr 362]
361-Quan điểm đó chỉ ra sự tác động qua lại giữa nhân dân - Nhà nướctrên tất cả các lĩnh vực của xã hội, đồng thời chỉ rõ vai trò, trách nhiệm làmchủ của nhân dân đối với các hoạt động của Nhà nước dân chủ Việc giúp
đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình các hoạt động của Nhà nước được thựchiện thể hiện vai trò, trách nhiệm đó Mặt khác, Nhà nước phải có nhiệm vụtạo ra những điều kiện ngày càng tốt hơn để nhân dân thực hiện đầy đủ vaitrò, trách nhiệm của mình
Tạo ra những điều kiện thực tế và ngày càng hoàn thiện hơn đểnhân dân thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình là biện pháp tốtnhất để phát huy tính chủ động và tính tích cực chính trị trong nhân dân Vìtheo Hồ Chí Minh, kháng chiến, kiến quốc hay đổi mới và xây dựng đấtnước đều là sự nghiệp của dân và trách nhiệm của dân, mọi lực lượng vàquyền hạn đều ở nơi dân Người đã giải thích:
Chế độ ta là chế độ dân chủ Nhân dân là chủ, Chính phủ
là đầy tớ của nhân dân Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bìnhChính phủ Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đíchphục vụ lợi ích của nhân dân Vì vậy nhân dân có nhiệm vụ giúp
đỡ Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chínhphủ làm tròn phận sự mà nhân dân giao phó [43, tr 368]
Trang 26Sự giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình của nhân dân đối vớichính quyền là phương thức trực tiếp và tốt nhất nhằm làm cho hoạt độngcủa chính quyền nhân dân ngày một hiệu quả hơn Một mặt, các yếu tố này
sẽ làm cho Nhà nước mau chóng nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng củanhân dân trên các lĩnh vực, thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động kiểm soát
và điều chỉnh các hoạt động của Nhà nước đúng theo hướng phục vụ lợi íchnhân dân; mặt khác, dưới tác động thường xuyên của vai trò và trách nhiệmcủa nhân dân sẽ làm cho Nhà nước tránh khỏi quá trình quan liêu hóa, điềuchỉnh xu hướng xa rời dân của Nhà nước, làm gia tăng bản chất dân chủcủa Nhà nước XHCN
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đềnhân dân có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ theo đúng kỷ luật và làm đúngchính sách của Chính phủ để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân giaophó Sự tác động tương hỗ này làm gia tăng bản chất dân chủ của Nhà nướctrong thực tiễn, đồng thời tăng cường trách nhiệm chính trị là chủ và làmchủ của nhân dân, ngăn ngừa việc xem nhẹ luật pháp và coi thường cơ quanđại diện quyền lực của dân
Cũng cần thấy rõ rằng, phương thức đó chỉ được duy trì khi chínhquyền tỏ rõ năng lực của mình trong thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích của nhândân, trong xây dựng và phát triển nền dân chủ của đất nước Ngược lại, khi
"nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ" [43, tr 368] nhưng lạikhông giúp đỡ, không đôn đốc, không kiểm soát, không phê bình là lúctrong xã hội xuất hiện thái độ thờ ơ chính trị hoặc không thừa nhận trênthực tế người đại diện lợi ích của mình nữa, thậm chí còn đối lập, thì vấn
đề tồn tại của chính quyền đã được quyết định
Chính mối quan hệ đặc biệt giữa chính quyền với nhân dân đượcxác định rõ ràng như vậy đã làm rõ bản chất dân chủ của Nhà nước theo tưtưởng Hồ Chí Minh Nhân dân có quyền bầu ra đại biểu của mình, đồng
Trang 27thời cũng có quyền bãi miễn những đại biểu đó - đây là biểu hiện quyền lựctối cao của nhân dân Quyền lực đó được khẳng định trong thực tiễn, làmcho cơ quan đại diện ở nước ta xứng đáng là cơ quan đại diện cho quyềnlực của nhân dân, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Nhân dân có quyền bãi miễn đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy khôngxứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Nguyên tắc ấy bảo đảm quyềnkiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình" [45, tr 591]
Trên mức độ cao hơn, theo Hồ Chí Minh, nếu không làm trònnhiệm vụ của người đầy tớ trung thành và tận tụy của nhân dân thì từ Chủtịch nước đến giao thông viên cũng vậy, dân không cần đến họ nữa Điều
đó thể hiện địa vị làm chủ của nhân dân ở lĩnh vực chính trị, trong xâydựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ và phát huy dân chủ,phát triển quyền dân chủ là một quy luật phát triển của Nhà nước XHCN,
nó phản ánh nhu cầu tự hoàn thiện và là phương thức của quá trình tự hoànthiện của Nhà nước XHCN
1.1.2.6 Nhà nước dân chủ là Nhà nước hết lòng vì nhân dân, thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, dân chủ trên thực tế và tronghành động Bản chất dân chủ của Nhà nước trước hết ở chỗ quản lý xã hội,
lo cho dân, chứ không phải đè đầu, cưỡi cổ dân Hồ Chí Minh viết: "Nước
ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân" [41, tr 698]
Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu để Hồ Chí Minh lựa chọn kiểunhà nước, lựa chọn các cách thức tổ chức, phương thức hoạt động cụ thểcủa Nhà nước Nhà nước phục vụ nhân dân nghĩa là:
Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm
Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh [40, tr 57]
Trang 28Bản chất dân chủ của Nhà nước còn thể hiện một cách tập trung ởmục đích tổ chức, hoạt động của nó: chăm lo cho dân về mọi mặt, vì hạnhphúc, cơm no áo ấm của nhân dân Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ:
Muốn cho dân yên, muốn được lòng dân, việc gì có lợicho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sứctránh Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dẫu khó đến đâu mặclòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của nhân dân phải chấpđơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới, phải chăm locứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân.Nói tóm lại, hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân phải được chú ý [40, tr 47]
Như vậy, chức năng đối nội cơ bản của Nhà nước dân chủ là hướngnhân dân tổ chức tốt đời sống, tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, phânphối cho công bằng, "không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên", từngbước cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần nhằm thỏa mãn các nhucầu tối thiểu cần thiết hàng ngày Theo Hồ Chí Minh:
Chúng ta tranh được độc lập tự do rồi mà dân cứ chết đói,chết rét, thì tự do cũng chẳng làm gì Dân chỉ biết rõ giá trị của tự
do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ
Chúng ta phải thực hiện ngay:
1 Làm cho dân có ăn
2 Làm cho dân có mặc
3 Làm cho dân có chỗ ở
4 Làm cho dân có học hành
Trang 29Cái mục đích mà chúng ta đi đến là 4 điều đó Đi đến đểdân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức cho tự dođộc lập [40, tr 152].
Đem lại lợi ích cho nhân dân, chăm lo mọi mặt đời sống và thỏamãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ chính là cách thức tốt nhất để
mở rộng, củng cố cơ sở xã hội - lực lượng của Nhà nước, tăng cường tiềmlực để nhà nước có đủ sức quản lý xã hội, chống lại kẻ thù Hồ Chí Minhlấy việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của nhân dân làm tiêu chí sốmột để đánh giá hiệu quả, năng lực lao động của Nhà nước
Vai trò của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân được
Hồ Chí Minh đề cập đến trên mọi bình diện Hồ Chí Minh viết:
Tục ngữ có câu "dân dĩ thực vi thiên" nghĩa là dân lấy ănlàm trời, nếu không có ăn là không có trời Lại có câu "có thựcmới vực được đạo", nghĩa là không có ăn thì chẳng làm đượcviệc gì cả
Vì vậy chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sứcchăm nom đời sống của nhân dân Nếu dân đói Đảng và Chínhphủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt
là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ
có lỗi Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì Chính sách của ta có haymấy cũng không thực hiện được [43, tr 572]
Về nội dung, Nhà nước phục vụ nhân dân còn bao hàm cả việc biếtđiều chỉnh, kết hợp được các loại lợi ích của dân, của mọi người, giai cấp,tầng lớp xã hội Đó là lợi ích gần, lợi ích xa, lợi ích trước mắt và lợi ích lâudài, lợi ích Trung ương và lợi ích địa phương, nhất là nông dân, do địa vị,tầm hạn chế của mình chỉ thấy được lợi ích cục bộ, trước mắt, không thểnhìn xa, trông rộng, Nhà nước phải giải thích, hướng dẫn cho dân hiểu để
Trang 30họ từng bước thực hiện đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể
và xã hội Chẳng hạn, trong hoạch định và thực hiện chính sách kinh tếphải làm sao để cho: "Công tư đều lợi", " chủ thợ đều lợi"; Nhà nước phảiđại diện cho lợi ích của mọi giai tầng xã hội Đó chính là cơ sở thực tế đểnhà nước lấy được niềm tin của dân, dân tin nhà nước, coi "Chính phủ, Nhànước là người nhà"
Nhà nước dân chủ là nhà nước phục vụ nhân dân, lấy lợi ích củanhân dân làm khuôn thước Quan điểm này của Hồ Chí Minh được xâydựng trên một triết lý mang bản chất nhân văn: coi con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, của sự phát triển xã hội
Vì thế, Hồ Chí Minh xem việc được phục vụ nhân dân là một vinh
dự cao quý, Người cho rằng: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân",
"bao nhiêu lợi ích đều vì dân", "mọi công việc đều vì lợi ích của dân màlàm" [42, tr 66]; "trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụlợi ích của nhân dân" [44, tr 278]
Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân như vậy đã trởthành quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ, nhưng đâykhông phải là mối quan hệ "chủ tớ" theo nghĩa thông thường và càng khôngnên hiểu nhân dân trở thành một loại ông chủ chỉ biết sai khiến "chỉ taynăm ngón"
Trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và nhân dân, không chấpnhận việc cơ quan nhà nước bao biện, làm thay nhân dân và thật ra không
ai có thể làm thay nhân dân, vì " quyền hành và lực lượng đều ở nơi đâu",nếu nhân dân không ra tay và "không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏmấy, dễ mấy cũng không xong"
Vậy cần hiểu khái niệm "phục vụ nhân dân" như thế nào mới đúng?
"Phục vụ nhân dân", "vì dân", có nghĩa là công việc của Chính phủ, nhân
Trang 31viên nhà nước đảm trách mang lại lợi ích cho nhân dân, vì lợi ích của nhândân Nhân dân khi giao việc, ủy quyền bao giờ cũng cũng trao cả quyền củachính mình cho người được ủy thác Ở đây có một nét rất đặc thù là ngườivốn không có quyền, khi đã được trao quyền, trở thành người có quyền lực,người sai khiến, chỉ huy, đôn đốc người khác và người khác ở đây chính lànhân dân vốn là chủ thể của quyền lực Nhân dân, chủ thể của quyền lực,đồng thời trở thành đối tượng, khách thể của quyền lực, người phải thựchiện những công việc nghĩa vụ đối với nhà nước: "Nhà nước của dân" đồngthời trở thành "Nhà nước do dân" là vì vậy.
Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đề cao tinh thần trách nhiệm,tinh thần phụ trách của cán bộ, nhân viên nhà nước trước dân; nhân dân làngười chủ thực hiện chủ yếu thông qua bộ máy nhà nước Vấn đề lớn đặt ra
là làm sao người được trao quyền, sử dụng quyền cho đúng quyền hànhđược giao, sử dụng có hiệu quả và có hiệu lực, hết lòng hết sức phục vụnhân dân Mặt khác, luôn luôn đề phòng khả năng là người được trao quyền
sẽ lạm dụng hoặc sử dụng tắc trách quyền đó và điều rất tệ hại là biến nhândân thành người chủ trên danh nghĩa, còn trên thực tế chỉ để bị sai khiến vàphục vụ các "ông quan cách mạng" Do vậy, Người rất quan tâm tới việcxây dựng một nhà nước liêm khiết, trong sạch, một nhà nước với đội ngũcán bộ "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân Hồ Chí Minh đã chỉ ra những tệ nạn như tham ô, quan liêu,lãng phí và cho đó là "kẻ thù" của nhân dân Do đó, "chống tham ô, lãngphí, quan liêu là dân chủ" [42, tr 494] và chỉ có "thực hành dân chủ" làphương thức hữu hiệu để chống lại "giặc nội xâm" đó Để có được một Nhànước hết lòng phục vụ nhân dân thì đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũcông chức "hết lòng, hết sức làm theo đúng đường lối của Chính phủ vànhằm lợi ích của nhân dân mà làm việc" [57, tr 302; 344] Việc ra các sắclệnh về thi tuyển công chức làm cho đội ngũ cán bộ nhà nước vừa "hồng" vừa
Trang 32"chuyên", đáp ứng được sự phát triển của nền dân chủ và việc xây dựngNhà nước dân chủ ở nước ta.
1.2 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - THIẾT CHẾ THỂ HIỆN BẢN CHẤT DÂN CHỦ CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở ĐỊA PHƯƠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.2.1 Vị trí, vai trò và những đặc trưng cơ bản của Hội đồng nhân dân
1.2.1.1 Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân
Trong bộ máy nhà nước ta, HĐND các cấp là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đại diệncho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương.HĐND có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theonhững quy định của pháp luật Ngay từ những ngày đầu của chính quyềncách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng, củng cố
và phát triển HĐND, vì thế HĐND đã làm được nhiều việc ích nước, lợidân, đã thể hiện được vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân, là chỗ dựavững chắc của nhân dân để xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng ngàycàng lớn mạnh
Tuy nhiên, do HĐND ở nhiều cấp, chúng ta lại chưa quan tâm đúngmức đến vấn đề xây dựng mô hình từng cấp và tổng kết kinh nghiệm tronghoạt động của HĐND, vì thế trên thực tế cả về mặt tổ chức cũng như hoạtđộng của HĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu yếu kém trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Vì vậy, có ý kiến cho rằng, cần
bỏ HĐND, vì hoạt động của nó rất hình thức làm cho bộ máy nhà nướcthêm cồng kềnh Đó là quan điểm không thể chấp nhận được vì nó trái vớibản chất của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân - thì phải có cơquan đại biểu của nhân dân ở Trung ương cũng như ở khắp các địa phương,
cơ sở để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Như vậy, vấn đề đặt
Trang 33ra hiện nay là phải tăng cường củng cố kiện toàn HĐND, để HĐND hoạtđộng thực chất hơn và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả.
Vị trí, vai trò quan trọng của HĐND trong tổ chức hoạt động của Nhànước ta được khẳng định dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
- Hội đồng nhân dân các cấp trong suốt quá trình tồn tại và pháttriển đã khẳng định được vị trí, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, đại diện cho nhân dân địa phương, HĐND có khả năng đoàn kếttập hợp được quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng,động viên được mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của mỗi địa phương,góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng
- Sự hiện diện của HĐND các cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng có vaitrò to lớn trong việc hình thành Nhà nước kiểu mới ở nước ta, thể hiệnđược tính giai cấp sâu sắc, tính chất nhân dân thực sự của Nhà nước ta, tạoniềm tin vững chắc cho nhân dân về một chính quyền của dân, do dân, vìdân
- Hội đồng nhân dân các cấp đã trở thành trường học về quyền làmchủ của nhân dân Những người đủ năng lực, phẩm chất trong nhân dân sẽtham gia vào HĐND và thông qua các đại biểu này của nhân dân HĐNDtrở thành diễn đàn để người dân lao động thực hiện quyền làm chủ nhànước và xã hội của mình Thực tiễn hoạt động của HĐND từ khi ra đời đếnnay thực sự là tài sản và kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựng Nhànước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân và thực hiện nền dânchủ XHCN ở nước ta
- Hội đồng nhân dân là cầu nối giữa chính quyền Trung ương vàcấp trên với chính quyền địa phương, cơ sở vừa bảo đảm sự tập trung thốngnhất trong hoạt động của bộ máy nhà nước trên phạm vi toàn quốc vừa đảm
Trang 34bảo phát huy được nội lực ở từng địa phương, cơ sở Thông qua Quốc hội
và HĐND các cấp bằng quyền dân chủ trực tiếp của mình nhân dân thựchiện được quyền làm chủ trên phạm vi cả nước và trước hết là làm chủ ởngay địa phương, cơ sở
Trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, Điều 119 Hiến pháp 1992
và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) 2003 đều xácđịnh: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dânđịa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quannhà nước cấp trên" [57, tr 219]
Hiến pháp cũng quy định thẩm quyền rộng rãi của HĐND, đảm bảocho nó thật sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
và toàn quyền quyết định những vấn đề trọng đại ở địa phương trong khuônkhổ quy định Hiến pháp và pháp luật Điều 120 Hiến pháp 1992 quy định:
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhànước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện phápbảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địaphương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; vềquốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nângcao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trêngiao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước [57, tr 219]
Từ những quy định của Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức HĐND vàUBND 2003 có thể khái quát vị trí, vai trò của HĐND trên các mặt sauđây:
Thứ nhất: HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương
nhưng tính chất đại diện của HĐND khác với tính chất đại diện của Quốchội Hiến pháp 1992 xác định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất củanhân dân (Điều 83); đại biểu Quốc hội là đại diện cho cả nước (Điều 97);
Trang 35còn HĐND là cơ quan do nhân dân địa phương bầu ra đại diện cho nhândân địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quannhà nước cấp trên (Điều 119).
Thứ hai: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thể
hiện ở các mặt sau đây:
+ Được cấu tạo bởi các đại biểu do nhân dân địa phương bầu ra, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
+ Có quyền căn cứ vào pháp luật bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm cácchức vụ trong tổ chức của mình (Thường trực HĐND, các Ban củaHĐND)
+ Có quyền căn cứ vào pháp luật, bầu, miễn nhiệm, bãi miễn cácchức danh của UBND là cơ quan chấp hành của mình và là cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhândân của Tòa án nhân dân (TAND) cùng cấp
+ Có quyền, căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, ra Nghị quyết đểtriển khai các mặt công tác ở địa phương
+ Có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địaphương đồng thời chịu sự giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụQuốc hội và hướng dẫn, kiểm tra của Chính phủ
Tuy HĐND cũng là cơ quan quyền lực nhưng xét về địa vị pháp lýkhông giống, không trùng với Quốc hội, Quốc hội là cơ quan quyền lực caonhất ở đây không chỉ ở phạm vi, cấp độ mà cơ bản ở thẩm quyền, đặc biệt
là thẩm quyền ban hành Hiến pháp, pháp luật Hiến pháp quy định Quốchội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến, lập pháp, HĐND cũng là cơ quan quyền lực nhưng chỉ
có quyền ban hành nghị quyết là văn bản pháp quy dưới luật, phải phù hợpvới các văn bản luật
Trang 36Thứ ba: HĐND là cơ quan quyền lực nhưng tính chất hoạt động của
nó lại là cơ quan thi hành pháp luật Điều này thể hiện ở một số mặt sau đây:
+ Trong hoạt động của mình, HĐND phải chịu trách nhiệm trước
cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 119 Hiến pháp, trong việc chấp hành phápluật và các quyết định của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan hành chính cấptrên)
Hội đồng nhân dân phải chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành chínhnhà nước cấp trên, Hiến pháp 1992 quy định Thủ tướng có quyền đình chỉviệc thi hành các nghị quyết trái pháp luật của HĐND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương; Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ việc thi hành nghịquyết sai trái của HĐND cấp dưới và đề nghị HĐND cấp trên bãi bỏ Điều
120 Hiến pháp 1992 còn quy định: "Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biệnpháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương"[57, tr 219] Như vậy, xét theo các quy định trên đây rõ ràng về hoạt độngcủa mình HĐND nằm trong đội hình hành pháp
Thứ tư: HĐND là cơ quan tự chủ ở địa phương:
Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 tính tự chủ của HĐNDthể hiện các mặt sau:
+ Hội đồng nhân dân ra Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương về biện pháp ổnđịnh và nâng cao đời sống của nhân dân; không ngừng cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân địa phương
+ Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương, biện pháp phân bổ lao động và dân cư địa phương; biện pháp quản lý các nguồn tài nguyên ởđịa phương
Trang 37+ Giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, bảo
vệ sức khỏe chăm sóc người già và trẻ em ở địa phương
+ Bảo vệ môi trường ở địa phương
+ Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội bảo vệchính sách dân tộc và tôn giáo ở địa phương
Như vậy, với vị trí pháp lý được quy định trong Hiến pháp và Luật
Tổ chức HĐND và UBND thì HĐND vừa là một mắt khâu trong hệ thốngcác cơ quan nhà nước vừa là chủ thể quyền lực đại diện cho nhân dân địaphương, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương và cóquyền giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổchức xã hội ở địa phương, nhằm phát huy mọi tiềm năng ở địa phương, sửdụng và phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, bảo vệ cho Hiến pháp, phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh, các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân được tôn trọng
1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của Hội đồng nhân dân
Thứ nhất, HĐND là hình thức tổ chức quản lý nhà nước ở địa
phương theo lối mới, đối lập với cách tổ chức chính quyền địa phương theolối cai trị của các chế độ bóc lột Nếu như cơ quan chính quyền địa phươngtrước đây được lập ra để thay mặt Nhà nước cấp trên cai trị nhân dân thìhình thức HĐND là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước củanhân dân trên địa bàn lãnh thổ HĐND trước hết phải là đại diện cho nhândân địa phương, đồng thời đại diện cho chính quyền cấp trên Theo các nhàkhoa học, hình thức quản lý địa phương bởi một cơ quan đại diện của nhândân là cách tốt nhất để bảo đảm sự kết hợp lợi ích của Nhà nước và lợi íchcủa địa phương, mà các kiểu tổ chức theo mô hình bộ máy quan chức được
bổ nhiệm từ trên xuống không thể nào có được
Trang 38Thứ hai, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức
là thuộc hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.HĐND có quyền và nghĩa vụ quyết định các biện pháp bảo đảm thi hànhnghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, quyết định kế hoạchphát triển kinh tế - văn hóa và ngân sách, về quốc phòng, an ninh ở địaphương, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm
vụ cấp trên giao cho, làm tròn nhiệm vụ đối với cả nước Là một bộ phậncủa hệ thống cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, HĐND cùng với UBND là
cơ quan chính quyền ở địa phương thực hiện lãnh đạo công cuộc xây dựngkinh tế - xã hội trên lãnh thổ, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và quyền lợi hợppháp của công dân Đây là đặc điểm rất quan trọng thể hiện tính chất cơquan quyền lực nhà nước duy nhất và có toàn quyền của HĐND
Thứ ba, với tính cách là cơ quan "tự quản" địa phương, hoạt động
của HĐND phải thông qua nhiều hình thức hoạt động: kỳ họp, hoạt độngcủa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và hoạt động của đại biểuHĐND Đó là một cơ cấu thống nhất Hiệu quả hoạt động của HĐND vìvậy được bảo đảm bằng hiệu quả các kỳ họp HĐND, các Ban của HĐND
và hiệu quả hoạt động của các đại biểu HĐND
Thứ tư, HĐND và UBND đều phải chịu trách nhiệm và báo cáo
công tác trước chính quyền cấp trên, với tính cách là cơ quan chính quyền địaphương dù dưới hình thức nào đều là hoạt động chấp hành pháp luật của Nhànước và phải chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quannhà nước cấp trên, và chịu sự hướng dẫn, lãnh đạo thống nhất của Chính phủ
Ngoài bốn đặc trưng trên, HĐND còn là cơ quan hoạt động bảođảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân
Trang 39Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ bằngcách trực tiếp bàn bạc, thảo luận và quyết định những công việc gắn liềnvới lợi ích của nhân dân; trực tiếp bầu ra những người lãnh đạo của mình.
Đại biểu HĐND, các cơ quan HĐND thông qua các hoạt động khảosát, tiếp dân thường xuyên giám sát, yêu cầu UBND và các cơ quan chuyênmôn thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ, hoặc có thể chất vấn tại các kỳ họp,yêu cầu UBND và các cơ quan chuyên môn báo cáo những biện pháp bảođảm thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt chúng ta tiếp tục củng
cố, hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, mặt khác từng bước mở rộnghình thức dân chủ trực tiếp trong các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là ở cơ
sở Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp có mối quan hệ khăng khít vớinhau, hỗ trợ và tác động lẫn nhau để thực hiện ngày càng tốt hơn, có hiệuquả hơn quyền làm chủ của nhân dân
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ, phải khắc phục mọibiểu hiện dân chủ hình thức - do đó đảm bảo quyền làm chủ của nhân dânđược tốt hơn thì điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện tốt cơ chế dânchủ trực tiếp và dân chủ đại diện Thực hiện tốt dân chủ trực tiếp sẽ tạo nềncho dân chủ đại diện phát huy tác dụng, hiệu quả cao, đồng thời thể hiệnbản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân Thực hiện tốt dân chủ đại diện tạo điều kiện cho nhân dân tham giavào công việc của Nhà nước ngày càng tốt hơn và là phương tiện bảo đảmcho thực hiện dân chủ trực tiếp HĐND với vị trí và vai trò của mình chính
là tổ chức đáp ứng được yêu cầu đó
1.2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
Trang 401.2.2.1 Hội đồng nhân dân là tổ chức do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra
Ở nước ta, việc tổ chức cơ quan chính quyền địa phương về cơ bảntuân theo các nguyên tắc mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề ra Đó là phương thức
tổ chức chính quyền địa phương kiểu mới dựa trên quan điểm thừa nhậnquyền lực nhân dân của từng cộng đồng lãnh thổ Mỗi một cộng đồng lãnhthổ được tự do tổ chức thành nhà nước qua cơ cấu công xã, Xô viết lànhững cơ quan quyền lực nhà nước rồi hợp nhất chúng lại thành chính quyềnnhà nước
Theo nguyên lý đó, mô hình tổ chức chính quyền địa phươngXHCN không còn phân biệt cấp hành chính cơ bản cũng như trung giannữa và cũng không còn chế độ tự quản địa phương, mà ở tất cả các đơn vịlãnh thổ đều có mô hình tổ chức gần như giống nhau, gồm một cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương (công xã, Xô viết địa phương) và một cơquan chấp hành (Ủy ban chấp hành) được cơ quan quyền lực bầu ra để làmnhiệm vụ thường trực và chấp hành nghị quyết của cơ quan này giữa hai kỳhọp
Ở Việt Nam, chúng ta chủ trương xác lập chế độ dân ủy tương tựnhư chế độ Xô viết nhưng mềm mỏng hơn, thích hợp với điều kiện ViệtNam Sau khi cách mạng thành công ở Trung ương thì thành lập quốc giađại hội (Quốc hội) với thành phần rộng rãi hơn so với Xô viết ở Nga, còn ởđịa phương thì sau một thời gian ngắn tồn tại các UBND cách mạng đãthành lập các HĐND, xét về hình thức thì Nghị viện nhân dân và HĐND ởthời kỳ này chưa hoàn toàn giống nhau như Xô viết ở Nga cùng thời kỳ,song về bản chất thì chúng thống nhất Sau này, khi miền Bắc bước vàoxây dựng XHCN thì bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan chính quyềnđịa phương nói riêng đã nhanh chóng chuyển theo mô hình tổ chức chungcủa các nước XHCN (tất nhiên vẫn còn một số đặc thù)