Tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống quan điểm của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã có vai trò to lớn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Mặc dù khả năng đáp ứng của nền kinh tế cho chiến tranh và quốc phòng còn có hạn chế, song Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn phát huy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường; đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ to lớn về vật chất và tinh thần của các nước XHCN, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước tiến lên CNXH. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành tựu to lớn đó của cách mạng Việt Nam là do sự thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh làmột bộ phận hữu cơ trong hệ thống quan điểm của Người về những vấn đề cơbản của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó đã có vai trò to lớn trong cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong kháng chiến chống Mỹ cứunước của dân tộc ta Mặc dù khả năng đáp ứng của nền kinh tế cho chiến tranh
và quốc phòng còn có hạn chế, song Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn pháthuy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường; đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ tolớn về vật chất và tinh thần của các nước XHCN, các lực lượng cách mạng tiến
bộ trên thế giới, chúng ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh thắng chủ nghĩathực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cảnước tiến lên CNXH Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thànhtựu to lớn đó của cách mạng Việt Nam là do sự thiên tài của Chủ tịch Hồ ChíMinh và sự sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết hàihoà mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế
Sau hơn mười lăm năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta tiếp tục vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng và đã góp phầntạo nên những thành tựu rất đáng tự hào về phát triển kinh tế cũng như QP-
AN Một số mặt còn chưa được củng cố vững chắc, nhưng nước ta đã ra khỏikhủng hoảng, QP-AN được giữ vững và đang chuyển sang một thời kỳ mới -thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Trên cơ sở tổng kết những bài họckinh nghiệm về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng theo tư tưởng HồChí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục chủ trương:
"Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường QP-AN" Mà mục tiêu của CNH,HĐH là QP-AN vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Những kết luận trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng về tư tưởng HồChí Minh cũng như về kết hợp kinh tế với quốc phòng; một mặt khẳng địnhĐảng ta tiếp tục kiên định tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốcphòng; mặt khác tiếp tục vận dụng tư tưởng đó trong thực tiễn xây dựng
Trang 2CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh CNH,HĐH.
Do vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữakinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế là vấn đề có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn to lớn, góp phần làm rõ chủ trương tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụchiến lược của Đảng, đồng thời làm rõ những khả năng và những nguồn lực
mà quân đội có thể phát huy để tham gia vào nhiệm vụ xây dựng, phát triển
kinh tế Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng và sự vận dụng của Đảng ta" làm đề tài nghiên
cứu của luận văn
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài quânđội nghiên cứu Một số công trình đã được công bố như: "Giáo trình tư tưởng
Hồ Chí Minh", Nxb CTQG, Hà Nội, 2003; "Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh",Nxb QĐND, Hà Nội, 2002; "Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong sự nghiệpđổi mới", Tham luận Hội thảo tại Học viện Chính trị quân sự, 1/1999
Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, cơbản tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng và sự vận dụngcủa Đảng ta
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
+ Mục đích nghiên cứu:
Luận giải những nội dung cơ bản tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp kinh tế với quốc phòng theo tưtưởng Hồ Chí Minh ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợpkinh tế với quốc phòng
- Phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng của Đảng ta trong các giai đoạn cách mạng
Trang 3- Đề xuất một số quan điểm, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả kết hợp kinh tế với quốc phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước tatrong giai đoạn hiện nay.
4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
Những nghiên cứu của luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế chính trị XHCN, kinh tế quân
sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh quân đội; đường lối, quan điểm củaĐảng Đồng thời còn dựa trên sự tham khảo một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ, bàiviết, bài phát biểu của một số tác giả trong và ngoài quân đội đã được công bốtrên sách, báo, tạp chí
Các phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng trong triển khai đềtài là: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp hệthống, phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, thống kê so sánh và phươngpháp trừu tượng hoá cùng một số phương pháp khác
5 Ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng kết hợp kinh tế vớiquốc phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó thấy được tính đúngđắn, sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng những tư tưởng của Người quacác thời kỳ cách mạng
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy một sốnội dung thuộc các môn: kinh tế chính trị học, kinh tế quân sự, học thuyết bảo
vệ Tổ quốc trong các nhà trường quân đội
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cấu làm 2 chương, 4 tiết
Trang 41.1 Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh
tế với quốc phòng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng là kết quả của sựvận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn củacách mạng Việt Nam, kế thừa những tinh hoa văn hoá của nhân loại và truyềnthống “dựng nước đi đôi với giữ nước”, những kinh nghiệm quý báu về giải quyếtmối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng của ông cha ta Tuy không viết thànhnhững học thuyết đồ sộ, song tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng đã được HồChủ tịch đề cập, diễn đạt một cách hết sức sinh động, đa dạng và vô cùng sâu sắctrong nhiều bài nói, bài viết khác nhau, dưới dạng văn phong mộc mạc, dễ hiểu, dễ
đi vào lòng người Tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng của Chủ tịch Hồ ChíMinh được thể hiện trong những nội dung cơ bản sau:
1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, tiền tuyến với hậu phương
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là một tất yếu khách quan xuất phát từ mốiquan hệ biện chứng giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng Các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: Kinh tế và chiến tranh có tác động qua lại lẫnnhau Quốc phòng là hoạt động chuẩn bị đối phó chiến tranh hoặc răn đe để đẩy lùichiến tranh, nên quốc phòng chịu sự chi phối của kinh tế Sự chi phối này đượcbiểu hiện trên các mặt: Sử dụng nhân lực cho quốc phòng, cơ cấu tổ chức biên chếcủa LLVT, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và đảm bảo hậu cần cho quân đội, khảnăng động viên và chuẩn bị động viên kinh tế cho chiến tranh Quốc phòng đếnlượt nó cũng tác động trở lại quá trình phát triển kinh tế thông qua bảo vệ an ninhcủa Tổ quốc, bảo vệ nền kinh tế, tạo môi trường chính trị ổn định cho sự phát triểnkinh tế Không những thế, năng lực sản xuất quốc phòng, khả năng công nghệ, trithức khoa học kỹ thuật quân sự có thể huy động được để tham gia vào tiến trìnhphát triển KT-XH Kinh tế mạnh là điều kiện để cho quốc phòng vững mạnh vàngược lại quốc phòng vững mạnh sẽ tạo ra những lợi thế cho sự phát triển kinh tế
Trang 5Trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về kết hợpkinh tế với quốc phòng, với nhãn quan chính trị sâu, rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minhluôn thấy rõ vai trò quyết định của nhân tố kinh tế trong mối quan hệ thống nhất,biện chứng giữa kinh tế với quốc phòng Kinh tế có mạnh mới có điều kiện để xâydựng, củng cố một nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, mới có thể bảo đảm cho
sự thắng lợi của công cuộc kháng chiến, kiến quốc Vai trò quyết định của kinh tếđối với quốc phòng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất ở khảnăng bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, vũ khí trang bị, lương thực, thực phẩm, quântrang, quân dụng cho LLVT Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Cung cấp đủsúng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội, thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễhiểu” [28, tr.295] Bộ đội ta dù có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, ngoancường, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc Songnhững nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, súng đạn để chiến đấu không đượccung cấp, đảm bảo đầy đủ, thì bộ đội cũng không thể đủ sức để chiến đấu và chiếnthắng được quân thù Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâmlược, mặc dù kẻ thù của chúng ta có tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng mạnhhơn ta gấp nhiều lần, song rút cục chúng ta vẫn giành được thắng lợi to lớn Mộttrong những lý do đưa đến thắng lợi vẻ vang ấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Là
do nơi chúng ta động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động viênkinh tế một cách khôn khéo, thực lực của chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ"[19, tr.479] Trong thư gửi nông dân thi đua canh tác, Hồ Chủ tịch còn chỉ ra rằng:
"Muốn đánh thắng thì quân ta phải ăn no Muốn ăn no thì phải có nhiều lươngthực , thực túc thì binh cường!" [27, tr.178]
Kinh tế giữ vai trò quyết định đối với quốc phòng song đến lượt nó, quốcphòng và chiến tranh lại có sự tác động trở lại đối với kinh tế Sự tác động trở lại
đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong bài "Toàn dân kháng chiến" rằng:
"Một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp cácnơi khác Chẳng những thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các hoạt độngkinh tế, chính trị, văn hoá của toàn xứ Chiến tranh không những chỉ phát động
Trang 6trong địa hạt quân sự ở tiền phương mà còn phát động cả trong địa hạt ở hậuphương" [16, tr.84].
Mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng được Hồ Chủ tịch luận giải mộtcách sáng tạo, nhuần nhuyễn dưới nhiều góc độ khác nhau Trong bài "Câu hỏi vàtrả lời", mối quan hệ đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn tả bằng mối quan hệgiữa tiền tuyến và hậu phương Hồ Chủ tịch viết: “Chiến sĩ hy sinh xương máu đểgiữ nước Bụng có no, thân có ấm mới đánh được giặc Làm ra thóc gạo cho chiến
sĩ ăn, làm ra vải cho chiến sĩ mặc đều nhờ nơi đồng bào ở hậu phương
Tiền phương chiến sĩ hy sinhĐem máu xương mình giữ nước non taHậu phương sản xuất tăng giaCũng là kháng chiến, cũng là vẻ vang" [20, tr.486]
Điều đó có nghĩa là, nhiệm vụ chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc là nhiệm
vụ trực tiếp của các chiến sĩ ngoài chiến trường, còn nhiệm vụ của đồng bào ở hậuphương là phải tích cực đẩy mạnh tăng gia, lao động xây dựng kinh tế để đáp ứngngày càng tốt hơn các nhu cầu, đòi hỏi của tiền tuyến, bảo đảm cho bộ đội ta "ăn
no, đánh thắng" Đồng bào ta ở hậu phương tuy không trực tiếp cầm vũ khí đối mặtvới quân thù nơi chiến trường ác liệt, song lại có vai trò hết sức quan trọng là cungcấp sức người, sức của cho tiền tuyến, bảo đảm cho công cuộc kháng chiến củadân tộc ta đi đến thắng lợi cuối cùng
Thấm nhuần tư tưởng của V.I Lênin về vai trò to lớn của hậu phương trongchiến tranh và kế thừa những kinh nghiệm truyền thống quí báu của dân tộc ta,Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận ra ý nghĩa quan trọng, quyết định của hậu phươngđối với kết quả hoạt động của LLVT ngoài tiền tuyến Sẽ không có thắng lợi nào ởnơi tiền tuyến nếu như không có sự đóng góp, chi viện thường xuyên về nhân tài,vật lực của hậu phương cho tiền tuyến Hồ Chủ tịch cho rằng, căn cứ địa và hậuphương là "nơi đứng chân làm cơ sở" cho LLVT hoạt động, nơi "đội du kích tíchtrữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi, luyện tập" [15, tr.504] Vì vậy,Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậuphương để tạo tiềm lực và chỗ đứng chân trong khởi nghĩa và trong chiến tranh
Trang 7Năm 1941, ngay khi xây dựng những đội du kích đầu tiên, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ rõ: Khi du kích đã khá đông thì phải có căn cứ địa Du kích dùng nơi
đó làm chỗ đứng chân, tiến có thể đánh và phát triển lực lượng, lui có thể đứng vàgiữ gìn lực lượng Đó là nơi có địa thế hiểm trở, có dân chúng giác ngộ, ủng hộcách mạng, đặc biệt là lòng dân; bởi lẽ lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất củakháng chiến, của cách mạng "Nhân sơn, nhân hải" sẽ tạo nên sức mạnh vô địch.Việc xây dựng các căn cứ du kích, các chiến khu giải phóng từ năm 1941đến năm
1945 là điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắnglợi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng chỉ đạo xây dựng căn cứ địa ViệtBắc, các khu du kích và căn cứ du kích ở vùng địch tạm chiếm, củng cố các vùng
tự do Khu Bốn, Khu Năm, xây dựng các vùng Khu Sáu, Đông Nam Bộ, TâyNguyên, Đồng Tháp Mười làm hậu phương, làm căn cứ địa để cung cấp sứcngười, sức của cho kháng chiến, phát triển chiến tranh nhân dân ngày càng mạnh.Trong kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định miền Bắc làhậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam, miền Bắc vững mạnh là cơ sở vữngchắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Quân và dân miền Bắc đã ra sức xâydựng CNXH ngay trong điều kiện cả nước có chiến tranh, phát triển kinh tế, vănhoá, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, đánh bại chiến tranh phá hoại củađịch, làm cho miền Bắc ngày càng vững mạnh, chi viện sức người, sức của ngàycàng nhiều cho miền Nam
Thành công to lớn của việc xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương trongCách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thắnglợi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về tạo chỗ đứng chân, bồi dưỡng tiềm lựccho khởi nghĩa và chiến tranh nhân dân
Kết hợp kinh tế với quốc phòng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là một đòi hỏikhách quan Kinh tế và quốc phòng, tiền tuyến và hậu phương là những lĩnh vực,địa bàn hoạt động hoàn toàn khác nhau, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng,tuân theo những quy luật đặc thù nhất định, song giữa chúng lại có mối quan hệchặt chẽ, thống nhất biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, cùng góp phần hướng
Trang 8tới thực hiện mục tiêu chung đó là: "Kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công".Theo Hồ Chủ tịch, phải thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng -tiền tuyến với hậu phương không được coi nhẹ một lĩnh vực nào Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ ra rằng: "Hai bên công việc khác nhau, nhưng thật ra là hợp tác" [18,tr.114], phải "hợp tác" chặt chẽ với nhau "thi đua" lẫn nhau nhằm tạo nên sứcmạnh tổng hợp, đủ sức để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Điều đó
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn thắng quân địch, chỉ trông vào sứcchiến đấu ở tiền phương thì chưa đủ , muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợicuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợicuối cùng" [16, tr84]
1.1.2 Vừa kháng chiến vừa kiến quốc - một nội dung căn bản trong tư tưởng kết hợp kinh tế với quốc phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kháng chiến với kiến quốc là sự vận dụngsáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với chiếntranh và quốc phòng vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam sau khi giành đượcchính quyền, nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: xây dựng đất nước và khángchiến để bảo vệ những thành quả của cách mạng đã đạt được, giữ vững nền độc lậpdân tộc
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiếnhành Tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành được chính quyền trong cả nước Giànhđược chính quyền đã khó, giữ vững được chính quyền còn khó hơn nhiều Điều đórất đúng với hoàn cảnh của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám Vừa trở thành mộtquốc gia độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chưa đầy một tháng đãphải đương đầu với những thách thức cực kỳ to lớn: nạn đói hoành hành, kinh tếkiệt quệ, thù trong giặc ngoài hùa nhau chống phá, thực dân Pháp quay lại đánhchiếm miền Nam, gây chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa Nền độc lập và
sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta lúc này như "nghìn cân treo sợi tóc" Trướctình thế đó, đòi hỏi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải chủ động, linh hoạt giảiquyết đồng thời hai nhiệm vụ: đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp,giữ vững nền độc lập dân tộc và củng cố, xây dựng đất nước về mọi mặt Vận dụng
Trang 9sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với quốcphòng, Đảng và Hồ Chủ tịch kính yêu đã đề ra đường lối "vừa kháng chiến vừakiến quốc".
Kháng chiến là để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nền độc lập, tự docủa dân tộc vừa mới giành được Muốn kháng chiến thắng lợi phải xây dựng căn
cứ địa, hậu phương vững chắc Trong hoàn cảnh nước ta phải tiến hành một cuộckháng chiến không cân sức với địch, thì điều đó càng bức xúc hơn bao giờ hết.Kiến quốc, xây dựng chế độ mới về mọi mặt, thực sự đưa lại cho nhân dân quyềnlợi là phát huy thành quả của cách mạng, đồng thời cũng là tạo dựng căn cứ địa -hậu phương vững mạnh, làm cơ sở để giành thắng lợi trong kháng chiến Khángchiến và kiến quốc theo Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đi đôi với nhau Hồ Chủtịch viết: "Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc [17, tr.99] Điều đó có nghĩa làvừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới về mọi mặt từ kiến trúc thượng tầngđến cơ sở hạ tầng, vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, vừađánh địch ở tiền tuyến, vừa củng cố mở rộng hậu phương, vừa đánh vừa bồi dưỡngsức dân Tư tưởng vừa kháng chiến vừa kiến quốc phản ánh qui luật của cáchmạng Việt Nam là xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới vàngược lại, bảo vệ chế độ mới phải dựa trên cơ sở xây dựng chế độ mới Theo Chủtịch Hồ Chí Minh, giữa kháng chiến và kiến quốc có mối quan hệ mật thiết vớinhau: "Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc Kháng chiến có thắng lợi thì kiếnquốc mới thành công Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắnglợi" [17, tr.99] Đây là luận điểm tiêu biểu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về kếthợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế
Điều này cũng chứng tỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức hết sức sâu sắc vềmối quan hệ giữa kinh tế với chiến tranh và quốc phòng Tư tưởng đó đã xuyênsuốt quá trình tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc củadân tộc ta Song, trong từng giai đoạn cách mạng, kháng chiến và kiến quốc có vịtrí, vai trò khác nhau nên sự kết hợp giữa chúng được tiến hành dưới những hìnhthức và mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của cách mạng nước ta
Trang 10Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cũng như về sau này,
Hồ Chủ tịch đã chỉ đạo toàn dân thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu với sảnxuất, vừa đánh giặc vừa tăng gia sản xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ
ra sự cần thiết cũng như mối quan hệ giữa kháng chiến với kiến quốc mà còn chỉ
rõ những biện pháp để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công,
Hồ Chủ tịch đã viết: "Ta phải thi đua để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thànhcông" Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thi đua không phải "chỉ nhất thời" mà "thi đua
là phải trường kỳ" và thi đua trên tất cả các lĩnh vực Hồ Chủ tịch đã chỉ ra rằng:
"Về kinh tế, thì thi đua làm cho dân và quân đủ ăn, đủ mặc, đủ dùng để đánh giặc
Về quân sự, vệ quốc quân và dân quân du kích thì thi đua rèn luyện cán bộ, chấnchỉnh quân đội Các công xưởng thì thi đua chế tạo vũ khí cho nhiều, cho mau, chotốt" [24, tr.659]
Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc là con đường đấu tranh giữ vững chínhquyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo nên thế và lực để đánhbại mọi âm mưu và hành động xâm lược của bọn đế quốc và tay sai Tư tưởng đó
đã phản ánh vấn đề có tính qui luật của cách mạng Việt Nam là dựng nước đi đôivới giữ nước, xây dựng chế độ mới phải gắn liền với bảo vệ chế độ mới và ngượclại, bảo vệ chế độ mới phải dựa trên cơ sở xây dựng chế độ mới Không những thế,
tư tưởng đó còn thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêulà: kiên quyết chủ trương kháng chiến, vừa ra sức lãnh đạo việc đánh giặc, vừa rasức bồi dưỡng lực lượng nhân dân, xây dựng chế độ mới về mọi mặt
Xây dựng, phát triển nền kinh tế dân chủ nhân dân, kinh tế kháng chiến làmột nội dung cốt lõi của công cuộc xây dựng chế độ mới Nước ta vốn đã nghèonàn, lạc hậu lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiến tranh và thiên tai tàn phánặng nề Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệungười, lại đe doạ hoành hành dữ dội trở lại vào đầu năm 1946 Sản xuất nôngnghiệp bị tiêu điều; sản xuất công nghiệp bị đình đốn; ngoại thương bế tắc; khobạc trống rỗng, ngân hàng còn nằm trong tay tư bản Pháp Trước tình hình đó, việcquan trọng nhất, cấp bách nhất ở miền Bắc lúc bấy giờ là phải nhanh chóng khắcphục hậu quả của nạn đói khủng khiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và
Trang 11Chính phủ đã chủ trương mở ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để cứu đói.Người đã kêu gọi toàn dân, toàn quân từ nông thôn đến thành thị thực hiện khẩuhiệu: "Tất đất, tấc vàng", "Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa"; kịpthời cấy "tái giá" và trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, rau màu, khoai sắn
để đồng bào có cái ăn chờ đến vụ sau Theo Hồ Chủ tịch: "đó là cách thiết thực đểgiữ vững nền tự do, độc lập" [18, tr.115]
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kêu gọi đồng bào: "Nhường cơm sẻ áo, đùm bọclẫn nhau", và đích thân Hồ Chủ tịch đề xướng và gương mẫu đi đầu trong việcthực hiện cuộc vận động: cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, để giành gạo cứu giúpngười nghèo Với những biện pháp thiết thực, vừa mang ý nghĩa KT-XH, vừa thấmnhuần tinh thần cách mạng, nhân đạo ấy, nhân dân ta đã thắng được "giặc đói",góp phần tạo nên những tiền đề vật chất, tinh thần hết sức quan trọng cho côngcuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược
Sau khi khắc phục được nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã đề ranhiều biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tự cấp, tự túc, từng bước xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc Trên cơ sở đó để thoát dầnkhỏi tình trạng lệ thuộc vào nền kinh tế của chủ nghĩa thực dân, để từng bước đápứng nhu cầu mọi mặt, bảo đảm cho cuộc kháng chiến thắng lợi Hồ Chủ tịch luônchú trọng chỉ đạo phát triển nhiều ngành kinh tế, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thựchành tiết kiệm và ưu tiên hàng đầu là phát triển nông nghiệp, thực hiện "Thực túcbinh cường" nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu về lương thực, thực phẩmcho bộ đội và nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Mặt trận kinh tếgồm có công nghệ, buôn bán, nông nghiệp Ngành nào cũng quan trọng Nhưng lúcnày, quan trọng nhất là nông nghiệp, vì "có thực mới vực được đạo" Có đủ cơm
ăn, áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thì kháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất
và độc lập mau thành công" [25, tr.687] Mặt trận nông nghiệp ngay từ đầu đãđược gắn liền với việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng Ruộng công đượcchia lại theo nguyên tắc dân chủ cho cả nam lẫn nữ Ruộng đất của bọn đế quốcPháp và Việt gian được chia cho nông dân nghèo Ruộng đất của tư nhân bị bỏhoang được tạm giao cho nông dân thiếu ruộng Việc giảm tô, giảm tức cho nông
Trang 12dân được thực hiện Chính sách ruộng đất đã đem lại quyền lợi thiết thực chonông dân ở cả Bắc, Trung, Nam Trong kháng chiến khoảng 2/3 nông dân trong cảnước đã có ruộng cày Nông dân là người thực sự làm chủ ruộng đồng, làm chủnông thôn.
Những chủ trương, chính sách sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minhđối với nông nghiệp đã cổ vũ mạnh mẽ giai cấp nông dân phát huy vai trò chủ lựccủa mình trong việc phát triển nông nghiệp, bảo vệ sản xuất và bảo vệ hậu phương.Ngoài việc đưa hàng vạn thanh niên, con em mình ra tiền tuyến, nông dân còn bỏ
ra hàng trăm nghìn ngày công để sửa chữa đê điều, kè đập, đào xẻ kênh mương, tátnước chống hạn Bà con đã cố gắng cải tiến kỹ thuật canh tác, thay đổi mùa vụ,khai hoang phục hoá, tăng thêm diện tích gieo trồng Có nơi trâu bò bị địch bắngiết, nông dân phải kéo cày thay trâu; ban ngày máy bay địch bắn phá, phụ nữ phải
đi cấy về đêm hoặc cấy theo trăng Mặc dù bị chiến tranh tàn phá, đồng ruộng ViệtNam trong vùng căn cứ hậu phương vẫn xanh màu lúa, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ ;vẫn giành được những mùa vụ bội thu; diện tích trồng bông, đậu, mía, lạc đượcphục hồi và phát triển Nhờ đó, bảo đảm tạm đủ về lương thực, thực phẩm đáp ứngcho nhu cầu của nhân dân và bộ đội Đó là thắng lợi cực kỳ quan trọng của nềnkinh tế kháng chiến
Cùng với việc quan tâm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng luôn quan tâm phát triển nền công nghiệp của đất nước Người chorằng công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người Hai chân có mạnhthì đi mới vững Nếu nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng khôngphát triển được Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng gặp khókhăn Hồ Chủ tịch còn chỉ ra rằng, công nghiệp không chỉ sản xuất ra sản phẩm đểphục vụ cho nhu cầu của dân sinh mà còn phải sản xuất ra các loại sản phẩm phục
vụ cho quốc phòng và trong những hoàn cảnh đặc biệt (chiến tranh xảy ra) thìnhiệm vụ sản xuất phục vụ cho nhu cầu của quốc phòng còn được đặt lên hàngđầu Hồ Chủ tịch chỉ rõ những yêu cầu đối với ngành công nghiệp là phải: "Chếnhiều vũ khí, dụng cụ, sản phẩm để đánh giặc và để cung cấp cho nhân dân Hợp
Trang 13tác với chuyên môn để cải tiến kỹ thuật và điều kiện sản xuất, bảo vệ nhà máy, phákinh tế địch bằng mọi cách" [23, tr.591].
Để có nhiều vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt phục vụ cho bộ đội đánh giặc, Chủtịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: "Các công xưởng phải thi đua chế tạo vũ khí chonhiều, cho mau, cho tốt" và "công nhân ở vùng tạm bị địch chiếm phải gắng làmcho tê liệt nền kinh tế của quân địch" [29, tr.421] Qua đó thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ của nền công nghiệp quốc phòng của đất nước và góp phần phá hoại nềnkinh tế của đối phương
Sau khi giành được chính quyền, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọngchỉ đạo thành lập các xưởng quân giới ở các địa phương Lúc đầu chủ yếu là sảnxuất vũ khí thô sơ để phục vụ nhu cầu vũ trang toàn dân Về sau trong quá trìnhchuẩn bị kháng chiến toàn quốc, chúng ta đã tiến hành những cuộc di chuyển cótính chất chiến lược với hàng vạn tấn máy móc, nguyên vật liệu được vận chuyển
từ thành thị lên chiến khu (tính đến cuối năm 1947 tại mặt trận Hà Nội, chúng ta
đã chuyển được 2/3 số máy móc, thiết bị lên Việt Bắc; ở khu IV chuyển được 2triệu tấn máy móc và nguyên liệu vào căn cứ; Liên khu V và Nam Bộ cũng làmđược những việc tương tự) Tới cuối năm 1949, hầu hết các khu căn cứ cách mạng
đã sản xuất được một số loại vũ khí như mìn, lựu đạn, súng cối, ba-dô-ca; sản xuấtquân nhu, quân trang phục vụ cho nhu cầu của cuộc kháng chiến Ở khu căn cứ địaViệt Bắc đã hình thành một hệ thống công nghiệp quốc phòng, sản xuất mỗi nămđược trên 6.000 tấn vũ khí, đạn dược và bảo đảm quần áo, thuốc men cho bộ đội.Cùng với công nghiệp quốc phòng, các cơ sở sẵn có ở trong vùng căn cứ khángchiến như khai thác than, khoáng sản cũng được phục hồi; đồng thời ta đã xâydựng một số cơ sở công nghiệp mới phục vụ cho cả quốc phòng và dân sinh như:các cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh, hoá chất, cơ khí Phát triển một số xí nghiệpcông nghiệp nhẹ qui mô nhỏ, một số xưởng tiểu thủ công nghiệp nhằm đáp ứngnhu cầu của nhân dân và bộ đội trong vùng tự do như vải, đường, muối, giấy, dầu
ăn, nông cụ
Bên cạnh nông nghiệp và công nghiệp, giao thông vận tải cũng luôn đượcChủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo việc củng cố và phát triển Bởi vì theo Hồ
Trang 14Chủ tịch, giao thông vận tải là một ngành hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng trựctiếp đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước Vai trò, tác dụng củacầu đường đối với các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được Bác phântích, chỉ rõ: "Cầu đường là mạch máu của đất nước Cầu đường tốt thì lợi cho kinhtế: hàng hoá dễ lưu thông, sinh hoạt đỡ đắt đỏ Cầu đường tốt thì lợi cho quân sự:
bộ đội ta chuyển vận nhanh, đánh thắng nhiều Cầu đường tốt thì lợi cho chính trị:
ý nguyện và tình hình của nhân dân nhanh chóng lên đến Đảng và Chính phủ,chính sách và chỉ thị của Đảng và Chính phủ mau chóng thông đến nhân dân Nóitóm lại, cầu đường tốt thì nhiều việc dễ dàng và thuận lợi hơn" [31, tr.86]
Do điều kiện nền kinh tế đất nước còn nghèo, nước ta lại chưa sản xuất được
xe, xăng dầu lại hết sức khan hiếm trong khi đó kháng chiến còn dài, chiến dịchngày một mở rộng, yêu cầu vận chuyển ngày càng cao cho nên trong dịp đến thămđoàn xe đầu tiên của quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Xe, xăng là mồhôi, nước mắt, xương máu của nhân dân Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe nhưcon, quí xăng như máu" [26, tr.193] Giao thông vận tải vừa mang ý nghĩa quân sựvừa mang ý nghĩa kinh tế; nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho kháng chiến và pháttriển kinh tế Nếu giao thông bị ách tắc không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnsản xuất và phục vụ tiếp tế cho tiền tuyến Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem việcbảo đảm giao thông vận tải cũng quan trọng như là nhiệm vụ kinh tế khác
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vậntải, một tư tưởng hết sức có ý nghĩa trong công cuộc kháng chiến kiến quốc là sảnxuất và tiết kiệm Trong hoàn cảnh khó khăn mấu chốt của kinh tế là đẩy mạnh sảnxuất, nếu không tăng gia sản xuất chẳng những nạn đói vẫn không được đẩy lùi,
mà không có lương thực để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh Nhưng nếu chỉ biếttăng gia mà không biết tiết kiệm thì cũng không có hiệu quả Tiết kiệm và tăng giaphải gắn liền với nhau Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tiết kiệm không phải là bủnxỉn không phải là "xem đồng tiền to bằng cái nống", tiết kiệm không phải là ép bộđội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc Trái lại, theo Hồ Chủ tịch tiết kiệm làcốt để giúp vào tăng gia sản xuất, và tăng gia sản xuất là để tăng dần mức sống của
bộ đội, cán bộ và nhân dân Như vậy theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiết
Trang 15kiệm không phải là giảm chi mà tiết kiệm là tăng chi, đúng như Hồ Chủ tịch nói:
"Tiết kiệm không phải là bớt ăn, mà là thêm ăn" hay "Tăng gia mà không tiết kiệmthì vô ích; tiết kiệm mà không tăng gia thì lấy gì mà tiết kiệm" [30, tr.513] Muốntăng gia phải tiết kiệm và tiết kiệm để tăng gia, có tăng gia được nhiều thì mới cócái mà tiết kiệm Có tiết kiệm được sức người, sức của thì công cuộc kháng chiếnkiến quốc mới thành công Thực hiện có hiệu quả việc tăng gia sản xuất, thực hànhtiết kiệm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là một chủ trương, biện pháp có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong công cuộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc của dântộc ta
Do quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt chủ trương đường lối "vừa kháng chiến,vừa kiến quốc" trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tự cấp, tự túc -quân và dân ta đã thực hiện đồng thời và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tếvới chiến tranh và quốc phòng; tạo nên một bước chuyển biến rất cơ bản trongcông tác quản lý kinh tế kháng chiến, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển vớinhững thành tựu đáng phấn khởi Cụ thể là:
- Về sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng căn cứ du kích năm 1953 (chỉtính từ khu IV trở ra) đã đạt hơn 2.757.000 tấn thóc và hơn 650.000 tấn hoa màu.Liên khu V trước đây còn là một vùng nông nghiệp kém phát triển, thiếu ăn, thiếumặc, thiếu đủ mọi thứ lại nằm giữa vòng vây của địch, đã tự sản xuất đủ lươngthực, thực phẩm để nuôi quân và cung cấp cho 2,5 triệu dân, đồng thời còn dànhmột phần để tiếp tế cho các chiến trường bạn
- Công nghiệp quốc phòng đạt được tốc độ phát triển cao, trong 9 năm đã tựsản xuất hơn 7.000 tấn vũ khí và hơn 5.000 tấn nguyên liệu Đã sản xuất được một
số loại vũ khí phức tạp như súng Ba-dô-ca, súng ĐKZ, súng cối 60 ly, 80 ly và cácnguyên liệu cơ bản như diêm tiêu, phốt phát, than, a xít-sun-fua-ríc Sản xuất tiểucông nghiệp, thủ công nghiệp được khôi phục và mở rộng thêm
- Ngành mậu dịch quốc doanh được thành lập từ năm 1951 đến năm 1954cũng có bước phát triển đáng kể; cung cấp phục vụ cho công nghiệp (trong đó cócông nghiệp quốc phòng), từ 180 triệu lên 3.000 triệu đồng (tăng 23 lần) Thu muahàng thủ công từ 962 triệu đồng lên 9.704 triệu đồng (tăng hơn 10 lần), bảo đảm
Trang 16cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho tiền tuyến và hậu phương như: muối, giấy,thuốc chữa bệnh, quần áo, một số phụ tùng thay thế, công cụ sản xuất nông nghiệp
và thủ công nghiệp Tới đầu năm 1954, tất cả những mặt hàng chủ yếu ở hậuphương đều được ổn dịnh về giá cả
- Các tuyến giao thông bị phá hoại trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến đãtừng bước được xây dựng lại để đáp ứng yêu cầu cơ động của các LLVT và giao lưuhàng hoá; các vùng tự do, vùng căn cứ dần dần được nối liền thành những vùng hậuphương liên hoàn ngày càng rộng lớn [37, tr.357]
1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng quân đội trong nhiệm vụ lao động sản xuất tham gia xây dựng kinh tế
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng,gắn bó máu thịt với nhân dân Dưới sự lãnh đạo dìu dắt, giáo dục của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh kính yêu, Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, trưởng thành vàluôn mang trong mình bản chất, truyền thống là một đội quân chiến đấu, đội quâncông tác và đội quân lao động sản xuất Sử dụng và khai thác tiềm năng của quânđội cho mục đích xây dựng kinh tế đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chútrọng ngay từ những ngày đầu mới thành lập Mặc dù đánh giặc cứu nước là nhiệm
vụ chủ yếu song bên cạnh đó, quân đội còn phải tích cực tăng gia sản xuất để đápứng phần nào các nhu cầu sinh hoạt của mình Theo Hồ Chủ tịch đó là việc làmthiết thực để khắc phục sự bao vây, phong toả của kẻ thù đối với nền kinh tế nước
ta lúc bấy giờ; đồng thời làm giảm bớt phần nào gánh nặng của nền kinh tế trongviệc đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của cuộc chiến tranh, thông qua việc thực hành tựcấp, tự túc đối với mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị trong quân đội TrongHội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất (năm 1952) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉrõ: "Các cơ quan trong quân đội phải cố sức trồng trọt chăn nuôi để tự túc phần nào,
để giảm bớt gánh nặng của nhân dân Tuy công việc chuyên môn vẫn là chính, nhưngphải cố sức tăng gia" [30, tr.512]
Với tác phong sâu sát, tỉ mỉ, lời nói đi đôi với việc làm, Hồ Chủ tịch khôngchỉ yêu cầu các đơn vị trong quân đội phải thực hành tự cấp, tự túc bằng cách thiếtthực tăng gia sản xuất, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ cách thức tiến hành
Trang 17tăng gia sản xuất, thực hành tự cấp, tự túc đối với mỗi đối tượng cụ thể trên cơ sởtính chất, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của mỗi đối tượng Trong tác phẩm "Đờisống mới" Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Bộ đội cũng phải tăng gia sản xuất Cốnhiên những bộ đội ở trước mặt trận phải luôn lo việc đánh giặc, không có thì giờđâu mà làm việc khác Song những bộ đội ở hậu phương thì cần làm và quyết làmđược Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi bộ đội, hoặc làm vườn, nuôi lợn, hoặc làm giúpdân Có lúc bộ đội chia phiên nhau lớp đánh giặc, lớp làm ruộng, làm vườn để tựcấp, tự túc không phiền đến dân cả mọi việc" [21, tr.103].
Đối với các đơn vị thường xuyên cơ động, nay đây mai đó cũng cần phải tíchcực tăng gia sản xuất Điều đó được Hồ Chủ tịch luận giải rõ ràng, dễ hiểu thôngqua lời nhắc nhở của Người trong dịp đến thăm đoàn xe đầu tiên của quân đội(3/1951): " Các chú phải tranh thủ tăng gia để có thêm rau ăn Dù nay đây mai
đó cũng cần tăng gia Mình không ăn thì để cho đơn vị khác ăn, nhân dân ăn Ởđâu cũng làm như thế nhất định có thêm nhiều thức ăn cải thiện" [26, tr.193].Những quan niệm đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh sự kế thừa, vận dụnglinh hoạt và sáng tạo truyền thống "ngụ binh ư nông", "động vi binh, tĩnh vi dân"của tổ tiên ta qua các triều đại
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng quân đội trong nhiệm vụlao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế là hết sức thiết thực và cụ thể Hoạtđộng lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế của quân đội, nó không chỉ lànhững hoạt động trực tiếp làm ra sản phẩm như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau, đậu màcòn bao gồm cả việc giúp dân, đánh chiếm chiến lợi phẩm của địch, bảo vệ củacông, sử dụng tiết kiệm vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng, chống tham ôlãng phí Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: phải khôn khéo tránh điều gì có hạicho đời sống nhân dân Biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân; mùa tớiphải gặt hộ dân; dạy bình dân học vụ cho dân quân và bộ đội địa phương ở đó Chiến lợi phẩm cũng là của công, của nhân dân, của quốc gia, không phải củađịch Súng đạn, thuốc men, lương thực, dụng cụ là máu mủ của đồng bào Phải biếtthương tiếc, giữ gìn, bảo vệ Không được phung phí hoặc chiếm làm của riêng cánhân Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh còn kêu gọi tiết kiệm trong quân đội, vì
Trang 18"quân đội có quân nhu, quân giới, vận tải là những cơ quan cần phải tiết kiệm đãđành Các chiến sĩ cũng cần phải tiết kiệm và cũng có thể tiết kiệm" [29, tr.486].Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, lương thực, vũ khí là mồ hôi, nướcmắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, do vậy: phải quí trọng nó, phải tiếtkiệm ngăn nắp, phải sử dụng hợp lý Hồ Chủ tịch còn căn dặn bộ đội phải tiết kiệmlương thực, vải vóc, chớ nghĩ rằng cơm ăn, áo mặc đã có Chính phủ lo, đã có đồngbào giúp thì ta không cần tiết kiệm Bộ đội có mấy vạn người, nếu mỗi người tiếtkiệm một chút, sản xuất một chút, góp lại sẽ thành một số rất to Trong thư gửi lớpchỉnh huấn cán bộ trung cao cấp của quân đội (5/1969), Hồ Chủ tịch đã căn dặn:
"Phải giáo dục bộ đội giữ gìn tốt vũ khí, trang bị, tiết kiệm từng viên đạn, hạt gạo,không được để lãng phí" [34, tr.466] Trước khi qua đời, một lần nữa Chủ tịch HồChí Minh lại căn dặn các cán bộ cao cấp của quân đội: "Phải xây dựng lực lượngthật tốt, chất lượng thật cao Luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấugiỏi, bảo vệ tốt miền Bắc XHCN Chú ý tiết kiệm sức người và sức của, giữ gìnthật tốt vũ khí trang bị Bộ đội phải hết lòng giúp dân, tham gia củng cố hậuphương ta ngày càng vững mạnh" [33, tr.456] Những lời căn dặn đó của Hồ Chủtịch tuy ngắn gọn, song đã khái quát đầy đủ và sinh động tư tưởng kết hợp chặt chẽgiữa kinh tế với quốc phòng trong hoạt động của LLVT nhân dân Tư tưởng đócòn được Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích, chỉ rõ khi nói về tình hình và nhiệm vụtrước mắt của quân đội: "Một là, chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùngmạnh và sẵn sàng chiến đấu để giữ gìn hoà bình, bảo vệ đất nước Hai là, tíchcực tham gia sản xuất để góp phần xây dựng kinh tế Hai nhiệm vụ ấy đều rấtquan trọng, nhất trí và kết hợp chặt chẽ với nhau Đảng và Chính phủ giao choquân đội hai nhiệm vụ đó, và quân đội phải cố gắng hoàn thành cho thắng lợi" [32,tr.140]
Chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh, đủ sức để đấu tranhchống lại kẻ thù xâm lược nhằm gìn giữ hoà bình, bảo vệ Tổ quốc Đồng thời quânđội cũng phải tích cực tham gia lao động sản xuất để góp phần xây dựng kinh tếcủa đất nước Vấn đề này ngay thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến Chủ trương xây dựng LLVT
Trang 19của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã toát lên rằng, ngay bản thân LLVT - lực lượnglàm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc cũng không tách rời với mặt trận lao độngsản xuất Đối với mỗi dân quân, du kích đều vừa là lực lượng sản xuất ở ruộngđồng, bám chặt các cơ sở sản xuất để làm ra của cải vật chất, vừa là những taysúng đánh giặc giữ làng, bảo vệ địa bàn, bảo vệ sản xuất Đối với mỗi tự vệ đềuvừa là những công nhân sáng tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của cuộckháng chiến, vừa là người chiến sĩ tích cực chiến đấu bảo vệ nhà máy, bảo vệ địabàn và là lực lượng quan trọng phối hợp với các chiến sĩ quân đội trên các hướngchiến lược Đối với quân đội đều phải vừa ra sức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu,chiến đấu và công tác, vừa hăng hái trên mặt trận lao động sản xuất giúp dân tănggia sản xuất, xây dựng kinh tế tạo ra của cải để tự bảo đảm một phần lương thực,thực phẩm cho chính mình và góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.Nhiệm vụ lao động sản xuất của quân đội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta xác định ngay từ đầu thành lập quân đội và đã trở thành một truyền thống quíbáu của Quân đội ta
Những nội dung trên đã thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sửdụng quân đội trong nhiệm vụ lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế, kếthợp giữa nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và công tác vớinhiệm vụ lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế Tư tưởng này đã được thểhiện ngay từ khi chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc của quân và dânta
1.2 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các giai đoạn cách mạng của Đảng ta
1.2.1 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc
1.2.1.1 Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã chủ trương gắn liền nhữngbiện pháp kinh tế và quân sự với nhau nhằm đạt được những mục tiêu của cáchmạng ở giai đoạn chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1945), chủtrương này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc huy động lực lượng
Trang 20Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng (họp từ 15 20/4/1945) đặt vấn đề: "Cần kíp gây dựng những căn cứ kháng Nhật" tại nhữngkhu vực đủ điều kiện về địa hình "gây dựng những cơ sở quần chúng, lươngthực ", quyết định những vấn đề "vũ khí, quân nhu", "lập xưởng sửa chữa súng vàchế tạo súng ống, bom đạn", "ra sức thu nhặt, mua sắm vũ khí", "tích trữ lươngthực", "đặt kế hoạch mở con đường mua và vận tải muối", phát triển mạnh chiếntranh du kích để chuẩn bị tổng khởi nghĩa Ở các nơi, nếu có địch tiến tới thì thựchiện kế hoạch "vườn không, nhà trống", "các phố nhỏ nên tản cư", "các chiến khu
-và căn cứ địa phải hỗ trợ, tương ứng cùng nhau"
Nghị quyết về "lập khu giải phóng" (ngày 4/8/1945) đã nêu lên một cách toàndiện các vấn đề chính trị, quân sự (trong đó có các vấn đề về vũ khí, tổ chức cácxưởng sửa chữa và lò chế tạo), giao thông, kinh tế - tài chính, tiền tệ, văn hoá, cán
bộ (trong đó có các vấn đề cụ thể như: "Khuyến khích thủ công nghiệp", "tổ chứcviệc buôn bán", ra "phiếu cứu quốc", "khuyến khích tiết kiệm, ngăn ngừa xa xỉ ").Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,chưa đầy một tháng, thực dân Pháp đã quay trở lại tấn công miền Nam nước ta.Ngay sau khi thực dân Pháp gây chiến ở Sài Gòn hai ngày, ngày 25/11/1945 BanChấp hành Trung ương đã ra chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" Thực chất nội dungcủa chỉ thị này là chỉ đạo sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế Chỉ thị
đã vạch rõ những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân lúc này là phải củng cố chínhquyền cách mạng vừa mới giành được, cải thiện đời sống nhân dân, sẵn sàng vớicuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở phía Nam, hoà hoãn với quânTưởng ở phía Bắc, kiên quyết bảo vệ chính quyền nhân dân và chủ quyền dân tộc.Tiếp đó là chỉ thị "Hoà để tiến" của Ban Thường vụ Trung ương (ngày 9/3/1946),
đã vạch rõ sự "chuyển hướng về chiến thuật" Cuộc đấu tranh vũ trang về quân sựphải chuyển thành cuộc đấu tranh về chính trị, kinh tế và văn hoá Ở đây ta lại thấymột sự năng động, sáng tạo về sách lược của Đảng, mà trọng tâm chiến thuật đượcvạch ra một cách cụ thể là gắn chặt giữa quân sự, chính trị và kinh tế
Ngày 19/12/1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Với chỉ thị "Toàn dânkháng chiến" (ra ngày 22/12/1946) thể hiện rõ tư tưởng kết hợp giữa quân sự và
Trang 21kinh tế của Đảng Tư tưởng ấy đã được cụ thể hoá và gắn chặt với nhau ở một mức
độ cao hơn để: "Trường kỳ kháng chiến, toàn dân kháng chiến"
Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ II (họp ngày 5, 6 tháng4/1947), trong phần nhiệm vụ quân sự đã vạch rõ sự cần thiết cũng như nhữngcách thức, biện pháp để duy trì chiến lược kháng chiến lâu dài là phải tổ chức "căn
cứ địa một cách vững chắc", "chú trọng chế tạo vũ khí chống tăng, chống ca nô và
vũ khí thô sơ", thực hiện "bộ đội tham gia sản xuất, tích trữ lúa gạo, muối, kýninh"
Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (đầu năm1951) đã quyết định sự chuyển hướng về kinh tế và tài chính: "Muốn trường kỳkháng chiến phải luôn luôn bồi dưỡng kinh tế - tài chính, phải coi nhiệm vụ kinh tế
- tài chính là nhiệm vụ quan trọng Trung ương và các cấp phải tăng cường việclãnh đạo kinh tế - tài chính là tăng thu, giảm chi" Căn cứ vào Nghị quyết này củaTrung ương Đảng, Chính phủ đã quyết định bốn vấn đề lớn: Nhấn mạnh công táckinh tế - tài chính, lấy tăng gia sản xuất làm cơ sở; tăng cường công tác tài chính,qui định thu chi thống nhất, ban hành chính sách thuế nông nghiệp mới; thành lậpngân hàng quốc gia và phát hành giấy bạc mới; phát triển mậu dịch quốc doanh.Với đường lối và chính sách đó của Đảng, Nhà nước ta đã tạo nên một bướcchuyển biến rất cơ bản trong công tác quản lý kinh tế kháng chiến, thúc đẩy cácngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, cho phép bảo đảm ngày một tốt hơn những nhucầu ngày càng tăng của công cuộc "Kháng chiến, kiến quốc"
Trong điều kiện viện trợ từ bên ngoài chỉ chiếm khoảng 16% trong ngân sáchquốc phòng, việc thực hiện những nghị quyết và những chỉ thị của Đảng, của Chủtịch Hồ Chí Minh về kháng chiến, kiến quốc đã phát huy được tác dụng to lớn.Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế hậuphương đã được động viên mỗi năm một tăng lên, bảo đảm đáp ứng ngày càng tốthơn cho yêu cầu của tiền tuyến Cuối cuộc kháng chiến yêu cầu của chiến tranh đãtăng lên gấp 20 lần so với thời kỳ đầu Thắng lợi vẻ vang của chiến dịch lịch sửĐiện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâmlược của dân tộc ta
Trang 221.2.1.2 Thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước tađứng trước một tình thế mới: Miền Bắc được giải phóng tiến lên xây dựng CNXH,miền Nam bị đế quốc Mỹ thế chân thực dân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt lâudài đất nước ta, làm bàn đạp tiến công ra cả nước Cách mạng nước ta cùng mộtlúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: tiến hành cuộc cách mạng XHCN ởmiền Bắc, xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cách mạng cảnước; tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, tiến tớithống nhất nước nhà
Hội nghị Trung ương lần thứ 12, khoá II (1957) của Đảng đã chỉ đạo việc giảiquyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng trongđiều kiện mới Nghị quyết nhấn mạnh: Trong mọi công tác của Nhà nước, trongchiến lược phát triển KT-XH, cũng như kế hoạch của từng ngành phải quán triệt và
có ý thức xây dựng, củng cố hậu phương, kết hợp nhu cầu kinh tế, văn hoá với nhucầu củng cố quốc phòng, kết hợp các nhu cầu thời bình và nhu cầu thời chiến.Mặc dầu lúc này nước ta đã có sự viện trợ to lớn của các nước trong pheXHCN, song Đảng ta và Bác Hồ vẫn luôn nhấn mạnh: Cách mạng nước ta trướchết phải do nhân dân ta, dựa vào lực lượng của đất nước ta là chính Điều đó cónghĩa, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo là nguyên tắc, là cơ sở phương pháp luận
để thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng Tư tưởng đó bắt nguồn từ đường lốiđộc lập, tự chủ trong hoạt động chính trị Trong lịch sử đấu tranh, nước ta là mộtnước nhỏ nhưng luôn phải đương đầu, chống lại những thế lực và kẻ thù mạnh hơn
ta gấp nhiều lần Chính vì vậy, sự ủng hộ và giúp đỡ của quốc tế là vô cùng quíbáu Nhưng chúng ta chỉ có thể tranh thủ sự giúp đỡ ấy trên cơ sở biết phát huyđầy đủ sức mạnh của dân tộc Sự tranh thủ đó giúp cho chúng ta có thêm điều kiện
để ngày càng tăng cường khả năng về mọi mặt, nhằm phát triển tiềm lực kinh tế vàquốc phòng, chứ không phải là sự trông chờ, ỷ lại Vì lẽ đó, sau gần hai năm khôiphục kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng, ra Nghịquyết về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng (tháng 3/1958) Trong bản Nghịquyết này, Đảng ta đã xác định: "Xây dựng kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với củng
Trang 23cố quốc phòng" và "xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng phải khéo sắp xếp cho
ăn khớp với xây dựng kinh tế" [3] Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quân đội thờigian này được thoái ngũ với khối lượng lớn Nhiều đơn vị được chuyển sang xâydựng các nông trường quốc doanh, bố trí tập trung ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá vàNghệ An Khu vực này được coi là một trong những khu căn cứ cho cuộc chiếntranh chống xâm lược sau này Số đông cán bộ quân đội còn lại được chuyển sangcác ngành kinh tế, số chiến sĩ còn lại phục viên về vùng nông thôn tham gia laođộng sản xuất nông nghiệp
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ III của Đảng (họp tháng 9/1960),vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng tiếp tục là một nội dung quan trọng thiếtthực để xây dựng hậu phương lớn của cả nước trên tất cả các mặt Báo cáo đã xácđịnh: "Để bảo vệ vững chắc miền Bắc xây dựng CNXH, kịp thời ngăn ngừa và đốiphó với âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, phải giải quyết đúng đắn mốiquan hệ giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng; trong xây dựng kinh tếphải thấu suốt nhiệm vụ quốc phòng, cũng như trong củng cố quốc phòng, phảikhéo sắp xếp cho ăn khớp với công cuộc xây dựng kinh tế" [4, tr.57]
Nhằm phát triển và nâng cao khả năng của các ngành kinh tế, kết hợp nângcao khả năng phục vụ quốc phòng, trong các kế hoạch 5 năm từ 1961 - 1965, Nhànước đã có kế hoạch cụ thể và đầu tư thích hợp cho các ngành cơ khí, sửa chữabinh khí kỹ thuật, sản xuất các loại vũ khí từ đơn giản đến phức tạp, xây dựng cáctuyến đường giao thông và các bưu điện chiến lược Đồng thời tích cực dự trữ vậtchất các loại; có năm ta đã dự trữ được tới 50.000 tấn thóc, 40.000 tấn xăng dầu,
dự trữ thép bi-metal cho sản xuất đạn, và cũng đã dự trữ nhiều loại phương tiện,thiết bị, vật tư khác để phục vụ cho việc đề phòng thiên tai, địch hoạ như xe cứuhoả, máy móc thông tin, kim loại đen và mầu, thuốc men và dụng cụ y tế
Nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về kết hợp xây dựng kinh tế vớicủng cố quốc phòng, thực chất là xây dựng CNXH ở miền Bắc, nhằm chi viện caonhất cho miền Nam, đánh bại chiến tranh xâm lược bằng không quân và hải quâncủa đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc đã anh dũng không sợ hy sinh, phấn đấukhông mệt mỏi, với ý chí quyết chiến, quyết thắng, bằng lòng nhiệt tình và trí
Trang 24thông minh, sáng tạo đã lập nên những chiến công to lớn, góp phần rất quan trọngtạo nên sức mạnh vĩ đại của cả nước, kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh giảiphóng Tổ quốc, thống nhất nước nhà Đây cũng là thắng lợi của đường lối chiếntranh nhân dân của Đảng ta Trong điều kiện đất nước vừa có hoà bình, vừa cóchiến tranh, chiến tranh lại kéo dài, Đảng ta đã kiên trì thực hiện phương châm
"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng phát triển kinh
tế với tăng cường củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của toàn dân,tạo nên một hậu phương vững chắc, rộng lớn bao la khắp cả nước để tiến hànhchiến tranh giải phóng, giành thắng lợi cuối cùng
Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng từ 1930 - 1975, có thểkhái quát trên một số vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, trong suốt quá trình phát triển, Đảng ta đã chú ý coi trọng kết hợp
kinh tế với quốc phòng đúng với tầm của nó Kết hợp kinh tế với quốc phòngkhông chỉ về mặt quân sự mà ở toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tổ chức và sử dụngkinh tế kết hợp với quốc phòng phục vụ cho nhu cầu của nhiệm vụ chính trị, giảiquyết nhanh vấn đề cấp bách và lâu dài của thời chiến, bảo đảm đủ sức để chiếnđấu và chiến thắng quân thù; trong thời bình nhằm vào phục vụ nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng mà đặttrọng tâm nhiệm vụ xây dựng hay bảo vệ lên trước
Thứ hai, sự vận dụng của Đảng ta không chỉ dừng lại ở chủ trương, phương
hướng mà đã vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh
tế với quốc phòng cho từng giai đoạn cách mạng, từng vùng chiến lược, từng căn
cứ địa, theo ngành và lãnh thổ Để giải quyết lương thực, thực phẩm nuôi quânphải ra sức phát triển sản xuất nông nghiệp; để đáp ứng nhu cầu về vũ khí trang bịcho quân đội phải phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng, đầu
tư phát triển các xưởng, trạm sửa chữa, chế tạo vũ khí từ giản đơn đến phức tạp;chú trọng xây dựng đường sá, kết cấu hạ tầng, cơ sở nguyên liệu phục vụ cho côngnghiệp quốc phòng
Trang 25Thứ ba, Đảng ta hết sức chú trọng và quan tâm cải thiện đời sống nhân dân,
trên cơ sở đó bồi dưỡng nguồn nhân lực tăng cường sức chiến đấu và quốc phòng
Ở đây nói lên bản chất giai cấp của kinh tế - quốc phòng của giai cấp vô sản Nókhác về bản chất với kinh tế - quân sự tư bản, chạy đua vũ trang và buôn bán vũkhí của các nước đế quốc
Thứ tư, Đảng ta luôn luôn đặt vấn đề xây dựng và củng cố hậu phương, coi đó
là một nhiệm vụ chiến lược Tổ chức, huy động hậu phương quân đội; chăm lo hậucần, bảo đảm các yếu tố vật chất và kỹ thuật cũng như động viên về tinh thần cầnthiết đối với tiền tuyến nhằm đánh thắng kẻ thù, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trongmọi tình huống
Thứ năm, trên cơ sở dựa vào sức mình là chính, chúng ta đã phối hợp, đoàn
kết tốt với các nước anh em cả về kinh tế lẫn quân sự; đồng thời tranh thủ được sựđồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới,tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổquốc
1.2.2 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng ta trong giai đoạn từ năm 1976 đến nay
1.2.2.1 Thời kỳ 1976 đến 1986
Sau khi cả nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất cùng đi lên xây dựngCNXH, qua thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng, Đại hội lần thứ IV của Đảngmột lần nữa khẳng định vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng là một trong nhữngnội dung cơ bản và quan trọng của đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN trênphạm vi cả nước Đại hội đã chỉ rõ: "Phải kết hợp đúng đắn kinh tế với quốcphòng Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước đó là yêu cầu sống còncủa dân tộc ta" [5, tr.58] Đường lối đó chỉ ra rằng, công cuộc xây dựng nền kinh
tế XHCN trong phạm vi cả nước trong thời bình phải đồng thời đáp ứng cùng mộtlúc các nhu cầu: cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện quyền làm chủ của nhândân; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN; mở rộng quan hệ kinh tế vớicác nước, bảo đảm QP-AN thường xuyên vững vàng Do đó, trong mọi hoạt động
Trang 26KT-XH phải khéo léo kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng,bảo đảm an ninh chính trị quốc gia.
Với quan điểm đã được xác định, ngay từ tháng 3/1976, Bộ Chính trị đã raNghị quyết về việc quân đội làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế với 5 nội dung: xâydựng vùng kinh tế mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng; xây dựng cơ bản; đánh cá,khai thác hải sản, kết hợp bảo vệ vùng biển và hải đảo; sản xuất và xây dựng quốcphòng cho quân đội và nhân dân; giúp bạn xây dựng các công trình kinh tế và quốcphòng
Ngày 05/4/1976 Tổng cục xây dựng kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng được thànhlập với nhiệm vụ: Giúp Bộ Quốc phòng lập kế hoạch chỉ đạo lực lượng tham giaxây dựng kinh tế, xây dựng các đơn vị chuyên làm kinh tế; thay mặt Bộ quan hệvới các cơ quan ngoài quân đội; chấp hành các chế độ kinh doanh hạch toán kinh
tế, các chính sách của Nhà nước và quân đội Cũng trong tháng 4/1976 Quân uỷTrung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị cán bộ trung, cao cấp toàn quânnghiên cứu quán triệt nội dung nghị quyết về quân đội làm kinh tế Hội nghị đi đếnthống nhất mục tiêu làm kinh tế của quân đội lúc này là: bảo đảm một phần nhu cầucủa quân đội; tham gia xây dựng một số vùng kinh tế chiến lược, xây dựng giaothông, thuỷ lợi, một số công trình trọng điểm của Nhà nước, góp phần phân bố laođộng dân cư
Với số quân 30 vạn (lực lượng làm kinh tế) được bố trí làm kinh tế ở nhiềudạng khác nhau Một lực lượng quan trọng được bố trí ở các khu vực phòng thủlàm kinh tế nông nghiệp kết hợp (như ở khu vực tứ giác Long Xuyên, ở TâyNguyên) Một số xây dựng các công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng như giaothông đường sá (Binh đoàn 12), làm sân bay, đường ống dẫn dầu (Công binh); xâydựng doanh trại, nhà ở, bệnh viện (Binh đoàn 11) Lực lượng bộ đội làm kinh tế ởcác quân khu, quân đoàn được bố trí sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng kinh tếvùng hậu cứ; Hải quân đánh cá kết hợp với việc bảo vệ vùng biển Các xí nghiệpquốc phòng được bố trí làm hàng kinh tế kết hợp với việc làm hàng quân sự
Tuy nhiên, mọi công việc mới bắt đầu được vạch ra với mục tiêu phục hồinền kinh tế sau chiến tranh thì chúng ta phải đương đầu với những khó khăn, phức
Trang 27tạp mới Đó là liên tiếp trong các năm 1976, 1977 ở biên giới Tây Nam bọn PônPốt - Iêng xa ri - Khiêu Xăm phon liên tục xua quân xâm phạm lãnh thổ nước ta.Đầu năm 1979, Trung Quốc đã huy động hơn 60 vạn quân với hàng trăm xe tăng,
xe bọc thép và hàng ngàn khẩu pháo tiến công ồ ạt vào toàn tuyến biên giới phíaBắc nước ta, từ Quảng Ninh đến Lai châu Trước tình hình đó, số quân biên chếlàm kinh tế biến động theo chiều ngược lại với việc tăng quân số của toàn quân.Việc tăng quân số lại trở nên cấp bách Cuối năm 1975 quân số là 115 vạn, năm
1978 và đầu năm 1979 quân số tăng lên 150 vạn, sau đó giảm xuống còn 130 vạn.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã xác định:"Kết hợp chặt chẽkinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, từng bước phát triển công nghiệpquốc phòng đi đôi với tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước" [6, tr.44] Đó lànhững yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc Đại hội còn chỉ rõ: Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cốquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụxây dựng CNXH Đồng thời phải tổ chức quân đội tham gia lao động sản xuất, xâydựng kinh tế một cách thích hợp và có hiệu quả cao
Trong giai đoạn này, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các hoạtđộng của quân đội vẫn tiếp tục được duy trì và có bước phát triển mới Với số quân
là 1,3 triệu, trong đó có 10 vạn quân được bố trí làm kinh tế Số quân làm kinh tế,rút kinh nghiệm qua các lần trước và được chấn chỉnh đi vào chuyên môn để đạthiệu quả kinh tế cao hơn, tập trung vào những ngành kinh tế gần gũi với nhiệm vụquân sự của từng đơn vị Phương hướng quân đội làm kinh tế trong giai đoạn nàyđược xác định: Trồng rừng, trồng cây công nghiệp kết hợp với xây dựng khu căncứ; làm thuỷ lợi, lấn biển kết hợp với xây dựng các hậu cứ quân khu; làm đường
sá, cầu cống, hầm ngầm kết hợp với yêu cầu quốc phòng; đánh cá kết hợp với tuầntra bảo vệ biển; các xí nghiệp quốc phòng làm hàng kinh tế, kể cả cho xuất khẩukết hợp với nhiệm vụ sửa chữa vũ khí và đạn dược Việc quân đội để một phần lựclượng làm kinh tế trong giai đoạn này có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì phảiduy trì một lực lượng chiến đấu cần thiết, tranh thủ làm kinh tế hỗ trợ giảm bớtkhó khăn đang là cao điểm đối với nền kinh tế đất nước, đồng thời bổ sung những
Trang 28phần thiếu hụt mà các ngành kinh tế không bảo đảm đủ cho quân đội Tuy nhiênquá trình tổ chức lực lượng và thực hiện nhiệm vụ cũng có những bước thăngtrầm: năm 1979 - 1980, đã chuyển giao lực lượng xây dựng kinh tế ra ngoài, điềumột số lớn đơn vị kinh tế sang chiến đấu, giải thể Tổng cục Kinh tế Quân đội tậptrung vào nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện, xây dựng đơn vị.Năm 1981 - 1982 mở rộng nhiệm vụ bộ đội làm kinh tế, nhận bàn giao lại một sốlực lượng chuyên làm kinh tế và tổ chức thêm nhiều đơn vị để tham gia trồng câycông nghiệp, cây lương thực ở vùng Tây Nguyên, Nam Bộ, xây dựng công nghiệpdầu khí Vũng Tàu, điện Hoà Bình, Phả Lại Nhưng trong năm 1982 lại bàn giaocho các ngành kinh tế lực lượng làm nông nghiệp và đến năm 1984 bàn giao nốtlực lượng xây dựng dầu khí Năm 1985 tổ chức Binh đoàn xây dựng Tây Nguyên,với nhiệm vụ chủ yếu là tham gia phát triển cây cao su và xây dựng địa bàn chiếnlược ở biên giới Việt Nam - Lào - Cămpuchia Tổ chức lại Tổng cục Kinh tế gọnnhẹ với chức năng giúp Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước đối với lực lượng bộ độichuyên làm kinh tế, chỉ đạo toàn quân tham gia làm kinh tế, chuẩn bị khi tình hìnhcho phép sẽ tăng tỷ lệ thời gian làm kinh tế của quân thường trực và tăng thêm lựclượng làm kinh tế.
Đánh giá việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốcphòng của Đảng ta trong những năm từ 1976 đến 1986, cho thấy:
Một là, tuy đất nước trong hoàn cảnh, tình thế rất khó khăn "giặc ngoài, thù
trong", kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng, nhưng Đảng ta vẫn chăm lo củng cố
QP-AN, giữ vững được sự ổn định chính trị
Hai là, chúng ta đã tạo ra được một kết cấu hạ tầng rất quan trọng có tác dụng
to lớn cả về phát triển kinh tế lẫn củng cố quốc phòng Đó là việc củng cố, mởrộng và phát triển mới hệ thống đường giao thông ở các thành phố, các khu kinh
tế, các vùng nông thôn đồng bằng và miền núi; đặc biệt là các tuyến đường vậnchuyển chiến lược do các đơn vị quân đội kết hợp với ngành giao thông vận tải vàđịa phương cùng làm Nhiều cảng sông, cảng biển và sân bay, nhà ga được khôiphục, mở rộng hoặc nâng cấp Chỉ trong một thời gian ngắn đã khôi phục đượctuyến đường sắt Bắc - Nam dài hơn 1.700 km Có thể nói, năng lực vận chuyển của
Trang 29mạng lưới giao thông thời kỳ này đã góp phần quan trọng nâng cao tốc độ cơ độnglực lượng lên gấp nhiều lần so với thời kỳ chiến tranh chống Mỹ Sự phát triển,hiện đại hoá một cách nhanh chóng của các hệ thống thông tin quốc gia từ Trungương xuống tận cơ sở, vừa phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, vừa tạo khả năng bảođảm cho quốc phòng tốt hơn trong điều kiện chiến tranh hiện đại Trong các ngànhsản xuất cơ khí, điện tử, hoá chất đã có thêm nhiều cơ sở, nhà máy, xí nghiệp cótrang bị hiện đại, công suất lớn, làm ra nhiều chủng loại sản phẩm chất lượng cao,sản xuất ra những mặt hàng mà trước đây ta vẫn phải nhập khẩu Đây là những cơ
sở có thể ký hợp đồng sản xuất nhiều mặt hàng quân sự phục vụ cho nhu cầu quốcphòng hoặc khi cần thiết có thể động viên chuyển sang sản xuất các mặt hàng phục
vụ quốc phòng
Tuy nhiên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốcphòng của Đảng ta trong giai đoạn từ năm 1976 đến 1986 cũng còn bộc lộ nhiềuhạn chế:
Một là, sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước hoà bình thống nhất, chúng ta
chưa nhanh chóng đề ra được một kế hoạch tổng thể của quốc gia chuyển đất nước
từ thời chiến sang thời bình, làm cơ sở cho các ngành, các địa phương dựa vào đó
mà khôi phục và xây dựng kinh tế Cho nên Nhà nước không nắm quyền chủ trìquyết định trong việc điều chỉnh, phân bổ và cân đối lại những nguồn lực lớn củađất nước như: lao động, tài nguyên, vật tư, lực lượng khoa học kỹ thuật , theo mộthướng chiến lược xây dựng chung của quốc gia
Hai là, bản thân nền kinh tế của nước ta do phải gánh chịu ảnh hưởng và hậu
quả của nhiều cuộc chiến tranh, lại liên tiếp vấp phải những "sai lầm nghiêm trọng
về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện" chonên đến năm 1986 đất nước ta chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, cơ cấu của nềnkinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng
Ba là, sau khi chiến tranh kết thúc, bước vào xây dựng hoà bình, công nghiệp
quốc phòng của ta bộc lộ rõ sự yếu kém trên cả ba mặt: năng lực sản xuất, trình độcông nghệ và lực lượng khoa học kỹ thuật Về năng lực sản xuất, công nghiệpquốc phòng của ta mới chỉ đạt đến trình độ lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng trung, đại
Trang 30tu và sản xuất đạn cỡ nhỏ, đạn pháo Trình độ công nghệ còn lạc hậu, thiết bị chưađược đổi mới Lực lượng khoa học kỹ thuật bao gồm cả chuyên gia và thợ bậc caocòn quá mỏng, ít về số lượng và thấp về chất lượng Trong khi đó có nhiều chuyêngia kỹ thuật và công nhân tay nghề kỹ thuật bậc cao trong quốc phòng lại tìm cáchchuyển ra làm cho các ngành kinh tế dân dụng.
Bốn là, trong bối cảnh tình hình kinh tế của đất nước lâm vào khủng hoảng,
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các ngành, các cấp tồn tại những nhận thức
và quan điểm khác nhau về kết hợp kinh tế với quốc phòng Mặc dù đường lối đềuthừa nhận sự cần thiết phải kết hợp kinh tế với quốc phòng, nhưng đi vào cụ thểkết hợp như thế nào thì mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương lại có nhận thức vàcách giải quyết khác nhau, do đó có nhiều lệch lạc và không thống nhất
Năm là, về mặt tổng thể trong thời gian này, chúng ta chưa có một cơ chế kết
hợp kinh tế với quốc phòng một cách thống nhất, hoàn chỉnh trên tất cả các lĩnhvực và trong cả nước Chúng ta đã làm được khá nhiều việc quan trọng về kết hợpkinh tế với quốc phòng, song phần lớn đều là những chủ trương, biện pháp cụ thể
đề ra do tình hình diễn biến trước mắt đòi hỏi Trên thực tế còn nhiều lĩnh vực,nhiều chủ trương khi đề ra quyết định đã không chú ý đến yêu cầu kết hợp kinh tếvới quốc phòng hoặc có đề cập đến nhưng mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi địa phương lạiđặt ra và giải quyết theo cách hiểu của mình, do đó rất khác nhau và kém hiệu quả
1.2.2.2 Thời kỳ từ năm 1986 đến nay
Quá trình đổi mới xây dựng đất nước hơn mười lăm năm qua với hai đặctrưng nổi bật nhất đem lại chất lượng mới trong KT-XH là chuyển sang cơ chế thịtrường giải phóng lực lượng sản xuất trong nước và mở cửa hội nhập với nền kinh
tế thế giới Cũng chính vì thế mà nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng cũngđặt ra những nội dung mới và yêu cầu mới
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, vấn đề kết hợp kinh tếvới quốc phòng được Đảng ta cụ thể hoá hơn cho phù hợp với những yêu cầu đòihỏi của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH Đại hội đã chỉ ranhững phương hướng cơ bản và những nội dung lớn nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc kết hợp kinh tế với quốc phòng: "Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng
Trang 31với kinh tế theo phương hướng cơ bản, lâu dài, đồng thời có dự kiến để kịp thờiđiều chỉnh cho phù hợp khi xảy ra biến động bảo đảm chiến thắng" Đại hội cũngchỉ ra những nội dung cụ thể của việc kết hợp ấy là: "Kết hợp trong công tác quihoạch phân vùng kinh tế, phân bố lại lao động, phân bố lực lượng sản xuất; xâydựng các ngành kinh tế kỹ thuật, phát triển kinh tế địa phương phải nhằm tạo ra thế
bố trí chiến lược thống nhất để làm chủ cả về kinh tế và quốc phòng trong cả nước
và trong từng địa phương" [7, tr.67]
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, việc phát triển kinh tếgắn với xây dựng nền quốc phòng càng được chú trọng hơn trong tình hình mới.Đại hội xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh
tế trong qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước và trên từng địaphương" [8, tr.85]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: Phải kết hợpkinh tế với QP-AN, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thốngchính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước Đạihội cũng chỉ rõ: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng trong việc qui hoạch vàphát triển các vùng kinh tế, các ngành công nghiệp, lấy hiệu quả kinh tế gắn vớiyêu cầu bảo đảm quốc phòng – an ninh làm cơ sở cho những chủ trương cụ thể" [9,tr.184]
Về kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳngđịnh: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninhvới kinh tế trong các chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội"[10, tr.40] Sự kết hợp đó phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch và kếhoạch phát triển KT-XH Đây là một đòi hỏi rất nghiêm túc và gay gắt đối với cáccấp, các ngành, các địa phương, đơn vị, từ Trung ương đến cơ sở, làm sao để khi
tổ chức thực hiện những chiến lược, qui hoạch, kế hoạch ấy không ai gây khókhăn, cản trở cho ai, mà tạo được thuận lợi lớn nhất cho nhau phát triển theo đúngmục tiêu chung là: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh",chống lại có hiệu quả mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch
Trang 32Một trong những vấn đề nổi bật của nhiệm vụ quốc phòng hơn 15 năm qua làĐảng, Nhà nước đã xác định được đường lối, chủ trương, phương thức phù hợp đểxây dựng nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tìnhhình mới Đặc biệt là đối với công tác quốc phòng ở các địa phương, các ngành đã
có sự đổi mới về nhận thức, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy mà trong khi cả nước tập trung vào nhiệm vụ xâydựng kinh tế, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, chế độ bao cấp bị xoá bỏ,công tác quốc phòng ở địa phương và các ngành vẫn được giữ vững và có bướcphát triển mới, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao sức mạnhphòng thủ đất nước ngay trên từng địa bàn, địa phương và cơ sở Kết quả đó đã tạonên sự ổn định về chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội, làm thất bại nhiều kếhoạch phá hoại, gây rối của kẻ thù, bảo đảm môi trường thuận lợi thực hiện thắnglợi đường lối đổi mới của Đảng trong phát triển KT-XH và củng cố QP-AN củađất nước trong những năm qua
Có thể nói rằng, điểm xuất phát có tính quyết định đến thành công của côngtác quốc phòng địa phương và các ngành trong những năm qua là sự đổi mới tưduy quốc phòng của Đảng ta; được thể hiện ở Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị vềđiều chỉnh chiến lược công tác quốc phòng từ quốc phòng phục vụ cho chiến tranhchuyển sang quốc phòng thời bình, nhằm chuẩn bị mọi khả năng sẵn sàng huyđộng tiềm lực của đất nước phục vụ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Đồng thời xác địnhnhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, của tất cả cáccấp, các ngành Từ đó đã đưa ra một cơ chế nhằm cụ thể hoá vai trò lãnh đạo củaĐảng, trách nhiệm điều hành của chính quyền và công tác tham mưu của cơ quanquân sự các cấp đối với công tác quân sự địa phương trong thời bình và khi chuyểnsang thời chiến Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đã xác định rõ nội dung củacông tác quốc phòng trong thời bình đối với các ngành, các địa phương; xác định
rõ quan điểm xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc Đó là nền quốcphòng toàn dân luôn kết hợp sức mạnh chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹthuật, đối ngoại với sức mạnh quân sự Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc
Trang 33phòng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Lấy việc xây dựng KT-XH làm cơ sở để tăngcường tiềm lực quốc phòng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị và những chủ trương xâydựng nền quốc phòng toàn dân và LLVT nhân dân, trong những năm qua các địaphương và các ngành đã xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; công tácđộng viên quân đội và việc xây dựng, củng cố lực lượng dân quân tự vệ
- Xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ là một nội dung mới củacông tác quân sự địa phương Khu vực phòng thủ là nền tảng của thế trận quốcphòng toàn dân và an ninh nhân dân, là một mắt xích trong hệ thống phòng thủ củaquân khu và của cả nước Quá trình xây dựng và các cuộc diễn tập thực nghiệm đãkhơi dậy ý thức toàn dân sẵn sàng tham gia đánh giặc, giữ nước; là dịp tập dượt vàbiểu dương sức mạnh của chiến tranh nhân dân, có tác dụng răn đe kẻ thù và củng
cố lòng tin của nhân dân, khả năng bảo vệ Tổ quốc XHCN Như vậy, việc xâydựng khu vực phòng thủ không chỉ có ý nghĩa chuẩn bị cho đất nước khả năng sẵnsàng chống kẻ thù xâm lược, mà còn có tác dụng trực tiếp chống lại các thủ đoạngây rối trật tự an ninh của bọn phản động ở trong từng địa phương và cơ sở
Việc xây dựng khu vực phòng thủ là một sự phát triển mới của nghệ thuật xâydựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Với phương châm làng giữlàng, xã giữ xã, huyện tỉnh tự bảo vệ mình, sẽ tạo cho cả nước một thế trận liênhoàn, vững chắc, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù trong mọi tình huống
- Về công tác chuẩn bị động viên quân đội, đây cũng là một nội dung mới củanhiệm vụ xây dựng, củng cố quốc phòng trong hoà bình, nhằm chuẩn bị nhân lực,vật lực, tài lực sẵn sàng phục vụ yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, việc thực hiện động viên quân đội là hết sức khó khăn.Song với ý thức và trách nhiệm của các địa phương, các ngành, hơn 15 năm qua,chúng ta đã triển khai thực hiện, từng bước rút kinh nghiệm, nên đến nay công tácchuẩn bị động viên quân đội đã đạt được những kết quả tốt đẹp Ở các địa phương,
cơ quan quân sự đã phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức tốt việc đăng ký,quản lý, sắp xếp tổ chức biên chế và huấn luyện lực lượng dự bị động viên Trongquá trình thực hiện, chúng ta thường xuyên rút kinh nghiệm, đề xuất và hoàn thiện
Trang 34các chế độ, chính sách, các mô hình tổ chức lực lượng dự bị động viên cho phùhợp với cơ chế kinh tế mới, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương
- Về việc xây dựng dân quân tự vệ: Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trongchiến tranh, song khi chuyển sang cơ chế thị trường, chế độ bao cấp bị xoá bỏ, thìphương thức tổ chức dân quân tự vệ theo kiểu cũ không còn phù hợp Trước tình hình
đó, yêu cầu về đổi mới tổ chức, đổi mới chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ đượcđặt ra Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của dân quân tự vệ, coi việc xây dựng dânquân tự vệ là một trong những nhiệm vụ của công tác quân sự địa phương Do đó, lựclượng dân quân tự vệ ở các địa phương được chăm lo củng cố theo phương hướng lấychất lượng làm chính, giảm dần số lượng, điều chỉnh qui mô tổ chức biên chế cho phùhợp với yêu cầu và khả năng của từng địa phương, từng cơ sở Chính vì vậy, ở nhiềuđịa phương đã xuất hiện những mô hình dân quân tự vệ mới, cùng những sáng kiến vềđảm bảo kinh phí, giáo dục chính trị, về huấn luyện, về tổ chức, biên chế, hoạt độngbảo vệ trị an Đó là cách xây dựng dân quân tự vệ theo hướng"dân bàn, dân cử, dânnuôi" của Quân khu 2, cách tổ chức chi bộ dân quân tự vệ của Quân khu 5 Cách tổchức dân quân tự vệ theo chế độ nghĩa vụ quân sự cũng đã được nhiều địa phươngnghiên cứu vận dụng Nhiều công ty, xí nghiệp, nông, lâm trường có từ trung đội, đếnđại đội tự vệ mạnh, vừa làm tốt công tác bảo vệ sản xuất, vừa sẵn sàng tham gia bảo vệtrị an trên địa bàn
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng quân đội làm kinh tế của Đảng ta thời gian qua:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng có một nội dunghết sức quan trọng đó là sử dụng quân đội làm kinh tế Vì vậy Đảng ta luôn luôncoi trọng sử dụng quân đội tham gia lao động sản xuất và làm kinh tế góp phầnthúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước Mặc dù liên tục có sự thay đổi về qui mô,nhiệm vụ, về tổ chức, về cơ chế nhưng quân đội làm kinh tế thời gian qua đãđem lại một số kết quả thiết thực, đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần xâydựng kinh tế của đất nước, giải quyết vấn đề của xã hội Theo báo cáo của Tổngcục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, căn cứ vào số liệu quyết toán của Cục Tàichính: lực lượng quân đội làm kinh tế - bộ phận trực tiếp phục vụ bảo đảm kinh tế
Trang 35cho quốc phòng, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách hàng năm doanh thu củaquân đội tăng nhanh Cụ thể là: năm 1993 toàn quân doanh thu đạt khoảng 1.900 tỷđồng, năm 1994 là 2.873 tỷ, năm 1995 là 4.600 tỷ, năm 1996 là 5.400 tỷ, năm
1997 là 7.000 tỷ; "năm 2000 doanh thu thực hiện đạt 9.007 tỷ đồng, giá trị tăngthêm đạt 2.460 tỷ, nộp ngân sách 550 tỷ đồng, lợi nhuận thực hiện khoảng 480 tỷ,thu nhập bình quân của người lao động đạt 800.000 đồng/người/tháng" [2, tr.3].Kết quả có ý nghĩa lớn là lực lượng quân đội đã tham gia xây dựng cơ bảnban đầu và tạo điều kiện xây dựng một số vùng kinh tế mới trên các địa bàn chiếnlược kết hợp kinh tế với quốc phòng như vùng nguyên liệu giấy ở Hà Tuyên, cao
su, chè, cà phê, lâm nghiệp ở Tây Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ; góp phầnphát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, mở rộng diện tích lương thực ởđồng bằng sông Cửu Long; tạo cơ sở hình thành các vùng chuyên canh lớn củanông nghiệp và phân bố lại lực lượng lao động dân cư trên các địa bàn chiến lược,một số công trình trọng điểm nhà nước như dầu khí Vũng Tàu, Quốc lộ 1A, Quốc
lộ 5, thuỷ điện Hoà Bình, Hàm Thuận - Đa Mi, sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất,đường dây tải điện 500 kv Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh
Các doanh nghiệp, xí nghiệp quốc phòng, các viện, trường kỹ thuật của quânđội, ngoài phần sản xuất hàng phục vụ quốc phòng đã tận dụng các cơ sở vật chất,
kỹ thuật, thiết bị, lực lượng lao động tham gia sản xuất, nghiên cứu phục vụ kinh
tế, góp phần duy trì lực lượng khoa học kỹ thuật, từng bước đổi mới công nghệ, đãsản xuất được nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao và thoả mãn một phần hàngtiêu dùng cho nhân dân
Một trong những thế mạnh ngày càng được phát huy trong sản xuất công nghiệp
từ các doanh nghiệp, xí nghiệp quốc phòng đó là vật liệu nổ công nghiệp với các loạithuốc nổ, phụ kiện nổ có chất lượng ngày càng cao, có nhiều tính năng ưu việt như dễdàng vận chuyển và bảo quản, an toàn, ít có tác động xấu đến môi trường sinh thái.Năm 2002, sản lượng thuốc nổ tiêu thụ đạt 9.600 tấn, phục vụ đáng kể cho các ngànhcông nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng Một số sản phẩm cơ khí, đúcchính xác và gia công các chi tiết lớn phục vụ một số ngành công nghiệp then chốt nhưdầu khí, sản xuất xi măng, điện đã thực sự chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng
Trang 36Về khả năng liên doanh, liên kết với các cơ sở kinh tế trong nước và nước ngoàicủa lực lượng làm kinh tế của quân đội cũng đã được khẳng định.
Ở trong nước, các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của quân đội,nhất là kết quả phát minh, sáng chế có tính chất lưỡng dụng đã được áp dụng cóhiệu quả trong các ngành kinh tế quốc dân Những kiến thức, kinh nghiệm khoahọc kỹ thuật của quân đội trong chiến tranh như công binh, sửa chữa hậu cần, giaothông vận tải, xây dựng cơ bản tiếp tục được khai thác, nâng cao và có hiệu quả.Một lĩnh vực doanh nghiệp quân dội có thế mạnh và chiếm sản lượng khá lớn làxây lắp, với các đơn vị đã "thành danh" từ nhiều năm nay như Tổng công ty xâydựng Trường Sơn, Tổng công ty xây dựng Thành An (Tổng cục Hậu cần), Công ty
319 (Quân khu 3), Công ty 798 (Bộ Tổng Tham mưu), Công ty Lũng Lô (Binhchủng Công binh) Một số ngành nghề mà doanh nghiệp quân đội có thế mạnh vàngày càng mở rộng thị trường, đó là hoạt động bay dịch vụ phục vụ ngành dầu khí,địa chất, khai khoáng, du lịch của Tổng công ty bay dịch vụ (Quân chủng Phòngkhông - Không quân); hoạt động dịch vụ cầu cảng, dịch vụ trên biển giữ vị tríhàng đầu đó là công ty Tân Cảng, công ty 128 (Quân chủng Hải quân), Công tyĐông Hải (Quân khu 7) Như vậy, với sự nghiêm túc trong thực hiện các hợpđồng kinh tế, sự vững mạnh, trong sạch về tổ chức của mình, quân đội đã tạo đượcsức hấp dẫn đối với các cơ sở kinh tế bên ngoài
Một số doanh nghiệp quân đội đã cùng với các doanh nghiệp nhà nước thamgia đấu thầu và thắng thầu quốc tế trong xây dựng các công trình xây dựng cơ bản
ở nước ta và một số nước láng giềng Hàng năm số dự án liên doanh của các công
ty nước ngoài với quân đội đều tăng lên, đặc biệt là số vốn đầu tư cho các cơ sởliên doanh đó đều tăng 2 - 3 lần so với năm trước Mối quan hệ làm ăn kinh tế vớinước ngoài của quân đội được mở rộng hơn, đa dạng hơn Ngoài các bạn hàngquen thuộc trước đây, nay đã có thêm một số nước mới như áo, Thuỵ Sĩ, Ixraen ;các dự án đầu tư không chỉ có mặt ở các xí nghiệp dịch vụ và sản xuất hàng tiêudùng mà còn có cả ở một số doanh nghiệp, xí nghiệp quốc phòng Đây là một lợithế khá cơ bản để quân đội làm kinh tế, có khả năng vươn lên trong cạnh tranh, thu
Trang 37hút được nguồn vốn, tiếp thu được kinh nghiệm khoa học quản lý và công nghệtiên tiến của thế giới phục vụ cho mục đích hoạt động của mình.
Theo báo cáo của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và kinh tế, Bộ Quốcphòng đang quản lý 45 dự án liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư
648 triệu USD (trong đó 38 dự án có doanh nghiệp quân đội góp vốn, tổng vốn đầu
tư 580,6 triệu USD) Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong toànquân năm 2000 đạt kim ngạch xuất nhập khẩu gần 285 triệu USD, năm 2001 đạtkim ngạch 298 triệu USD (chưa kể hàng quốc phòng xuất nhập khẩu qua Công tyVAXUCO, TOSECO), riêng xuất khẩu đạt 162 triệu USD Đến năm 2001 trongquân đội còn 169 doanh nghiệp nhà nước (trong đó có 36 doanh nghiệp quốcphòng, 73 doanh nghiệp kinh tế quốc phòng, 60 doanh nghiệp kinh tế) trong số
169 doanh nghiệp có 85 doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp công ích, 84doanh nghiệp kinh doanh [2, tr.16]
Có thể nói rằng, lao động sản xuất xây dựng kinh tế thực sự đã tạo điều kiệncho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nhận thức về kinh tế thị trường, mở rộng hiểubiết sang lĩnh vực kinh tế và tham gia vào quá trình đó, hoà nhập vào công cuộcđổi mới của đất nước
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng
ta qua hơn 15 năm đổi mới, chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệmlớn, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng.Thời gian gần đây, các định hướng chiến lược phát triển KT-XH đã quán triệt chủtrương kết hợp kinh tế với QP-AN Song hiện nay việc vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng ta cũng còn bộc lộ những tồn tạisau:
Một là, kết hợp kinh tế với quốc phòng chưa có chiến lược tổng thể, dài hạn
và trở thành nội dung xuyên suốt mọi hoạt động xây dựng kinh tế và xây dựngquốc phòng Hiệu quả của sự kết hợp do vậy còn yếu kém; đôi lúc, đôi nơi cònmang tính cục bộ, rời rạc
Hai là, thế bố trí sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế quốc dân, đặc biệt là cơ
cấu vùng lãnh thổ vẫn còn bộc lộ nhiều sơ hở Để tồn tại nhiều vùng chiến lược về
Trang 38QP-AN nhưng lại yếu kém về kinh tế, không đáp ứng được thế bố trí chiến lượcquốc phòng chung của cả nước.
Ba là, trong nền kinh tế mở, sự hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân còn
thiếu sự kiểm soát Các thành phần kinh tế phi nhà nước chưa có sự đóng góp đáng
kể cho kinh phí quốc phòng Trong thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng các khucông nghiệp, khu chế xuất còn nặng về xem xét hiệu quả kinh tế, mà chưa tính hếtđến hiệu quả QP-AN Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân còn bị bỏ trống
Bốn là, hoạt động kinh tế của quân đội chưa theo một qui hoạch tổng thể,
nhiều đơn vị hoạt động kinh tế hiệu quả chưa cao, có nhiều doanh nghiệp làm kinh
tế còn bị thua lỗ
Năm là, sự phối hợp giữa các cơ quan hoạch định chiến lược, các cơ sở đào
tạo, các viện nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học kinh tế trong và ngoài quân độichưa chặt chẽ, dẫn đến nhiều chương trình, nhiều hoạt động còn trùng lặp, gâylãng phí lớn
Những mặt tồn tại trên bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, nhiệm vụ quốc phòng cũng như sự phối hợp kinh tế với quốc phòng
chưa thật sự được bộ máy nhà nước ở các ngành, các cấp tổ chức điều hành đúngvới chức năng quản lý của Nhà nước Đồng thời Nhà nước cũng chưa thườngxuyên quan tâm chỉ đạo thông qua các hoạt động KT-XH của các ngành, các cấp
mà bảo đảm các yêu cầu của quốc phòng; và cũng chưa thường xuyên chỉ đạo tổchức thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng trong hoạt động của từng ngành, từnglĩnh vực KT-XH
Hai là, công tác tuyên truyền còn hạn chế, làm cho sự quán triệt đường lối kết
hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa sâu sắc Nhận thứccủa nhiều doanh nghiệp còn chưa sâu, chưa nhạy bén về âm mưu và thủ đoạn củacác thế lực thù địch đang thực hiện "diễn biến hoà bình", lấy "hoà nhập" để diễnbiến, do đó chưa chủ động kết hợp kinh tế với QP-AN
Ba là, nội dung và phương thức kết hợp còn mang tính chắp vá, thiếu hệ
thống, toàn diện, thường gặp khó khăn trở ngại và hiệu quả thấp Tiềm năng kinh
Trang 39tế, tiềm năng KH-CN ngoài quân đội chưa được chuẩn bị sẵn sàng tham gia vàoquá trình sản xuất và sửa chữa vũ khí, trang thiết bị cho quốc phòng Còn thiếu sựphối hợp chặt chẽ giữa công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dân sinh, giữa các
cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài quân đội
Bốn là, cán bộ quân đội chưa được trang bị kiến thức kinh tế một cách cơ bản.
Do đó, các hoạt động kinh tế của quân đội còn mắc phải những khuyết điểm, sailầm, chủ quan, duy ý chí thể hiện ở chỗ: chưa có sự lựa chọn thích hợp về lĩnh vực
và địa bàn hoạt động; bố trí lực lượng và tổ chức bộ máy chưa hợp lý; tổ chứcquản lý hoạch toán còn yếu kém Do vậy, trong hoạt động kinh tế của quân đội cònxảy ra lãng phí lớn, còn bị thua lỗ Sự kết hợp hoạt động quân sự và hoạt độngkinh tế không khoa học, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, ảnh hưởng đến tínhsẵn sàng chiến đấu, phẩm chất và tác phong của người chiến sĩ quân đội
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự vậndụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữakinh tế với chiến tranh và quốc phòng vào điều kiện thực tiễn của cách mạng ViệtNam; kế thừa những tinh hoa của nhân loại và bắt nguồn từ truyền thống quí báulâu đời của dân tộc ta: "Dựng nước đi đôi với giữ nước" Tư tưởng kết hợp kinh tếvới quốc phòng của Người đã thể hiện trong một số nội dung cơ bản về mối quan
hệ giữa kinh tế với quốc phòng, tiền tuyến với hậu phương; tư tưởng vừa khángchiến vừa kiến quốc; tư tưởng về sử dụng quân đội trong nhiệm vụ lao động sảnxuất và tham gia xây dựng kinh tế
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế vớiquốc phòng được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thựctiễn và trở thành một chủ trương nhất quán của cách mạng Việt Nam Đặc biệt làtrong sự nghiệp đổi mới xây dựng, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,những tư tưởng về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Người vẫn giữ nguyên giátrị, đã và đang được Đảng ta quán triệt và vận dụng đầy đủ trong các chủ trương,đường lối chỉ đạo công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta
Trang 401.2 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong các giai đoạn cách mạng của Đảng ta
1.2.1 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng của Đảng ta trong chiến tranh giải phóng dân tộc
1.2.1.1 Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng ta đã chủ trương gắn liền nhữngbiện pháp kinh tế và quân sự với nhau nhằm đạt được những mục tiêu của cáchmạng ở giai đoạn chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1945), chủtrương này đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc huy động lực lượng
Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng (họp từ 15 20/4/1945) đặt vấn đề: "Cần kíp gây dựng những căn cứ kháng Nhật" tại nhữngkhu vực đủ điều kiện về địa hình "gây dựng những cơ sở quần chúng, lươngthực ", quyết định những vấn đề "vũ khí, quân nhu", "lập xưởng sửa chữa súng vàchế tạo súng ống, bom đạn", "ra sức thu nhặt, mua sắm vũ khí", "tích trữ lươngthực", "đặt kế hoạch mở con đường mua và vận tải muối", phát triển mạnh chiếntranh du kích để chuẩn bị tổng khởi nghĩa Ở các nơi, nếu có địch tiến tới thì thựchiện kế hoạch "vườn không, nhà trống", "các phố nhỏ nên tản cư", "các chiến khu
-và căn cứ địa phải hỗ trợ, tương ứng cùng nhau"
Nghị quyết về "lập khu giải phóng" (ngày 4/8/1945) đã nêu lên một cách toàndiện các vấn đề chính trị, quân sự (trong đó có các vấn đề về vũ khí, tổ chức cácxưởng sửa chữa và lò chế tạo), giao thông, kinh tế - tài chính, tiền tệ, văn hoá, cán
bộ (trong đó có các vấn đề cụ thể như: "Khuyến khích thủ công nghiệp", "tổ chứcviệc buôn bán", ra "phiếu cứu quốc", "khuyến khích tiết kiệm, ngăn ngừa xa xỉ ").Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,chưa đầy một tháng, thực dân Pháp đã quay trở lại tấn công miền Nam nước ta.Ngay sau khi thực dân Pháp gây chiến ở Sài Gòn hai ngày, ngày 25/11/1945 BanChấp hành Trung ương đã ra chỉ thị "kháng chiến kiến quốc" Thực chất nội dungcủa chỉ thị này là chỉ đạo sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với kinh tế Chỉ thị
đã vạch rõ những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân lúc này là phải củng cố chínhquyền cách mạng vừa mới giành được, cải thiện đời sống nhân dân, sẵn sàng với