Một trong 3 thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX, được Đại hội IX của Đảng tổng kết và đánh giá, là thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945. Thắng lợi cách mạng Tháng Tám, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn thành trì hàng nghìn năm của chế độ phong kiến và 87 năm cai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam, dẫn đến việc ra đời Nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Từ đây mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ngày nay. Để có thắng lợi hết sức quan trọng này, không phải là điều “ngẫu nhiên”, “may mắn”, những quan niệm của một số học giả tư sản, hay một số người muốn phủ nhận lịch sử. Ngược lại, đó là kết quả của sự phát triển từ thấp tới cao của những điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiện trong nước và thế giới diễn ra trong một thời điểm lịch sử chín muồi. Trong đó, phải nói đến sự đóng góp to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam từ 1930 đến năm 1945.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong 3 thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam ở thế kỷ XX,được Đại hội IX của Đảng tổng kết và đánh giá, là thắng lợi cách mạngtháng Tám năm 1945 Thắng lợi cách mạng Tháng Tám, đánh dấu sự sụp
đổ hoàn toàn thành trì hàng nghìn năm của chế độ phong kiến và 87 nămcai trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở Việt Nam, dẫn đến việc ra đờiNhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Châu Á Từ đây mở ra một kỷnguyên mới cho dân tộc Việt Nam, làm cơ sở cho những thắng lợi củanhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong quátrình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN ngàynay Để có thắng lợi hết sức quan trọng này, không phải là điều “ngẫunhiên”, “may mắn”, như quan niệm của một số học giả tư sản, hay một sốngười muốn phủ nhận lịch sử Ngược lại, đó là kết quả của sự phát triển
từ thấp tới cao của những điều kiện chủ quan và khách quan, điều kiệntrong nước và thế giới diễn ra trong một thời điểm lịch sử chín muồi.Trong đó, phải nói đến sự đóng góp to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh vềbạo lực cách mạng, được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong thực tiễn cáchmạng Việt Nam từ 1930 đến năm 1945
Thực tế lịch sử cho thấy, trong hoàn cảnh đất nước bị dày xéo bởichủ nghĩa đế quốc, sự cai trị của chế độ thực dân phong kiến, các tầng lớpnhân dân lao động bị bóc lột đến tận xương, tuỷ Dân tộc ta sẽ thoát rakhỏi hoàn cảnh lịch sử khó khăn ấy bằng con đường nào? Từ bằng chứng
“bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”, từ kinh nghiệm đấu tranhcủa dân tộc mình và nhiều dân tộc khác trên thế giới, Hồ Chí Minh không
ảo tưởng vào lòng nhân ái của bọn đế quốc thực dân, độc lập dân tộc
Trang 2không thể cầu xin được, giai cấp phản động không bao giờ tự rời bỏ vị tríthống trị của chúng Người khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng đểgiành lại nền độc lập cho dân tộc Tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ ChíMinh trong đấu tranh giành chính quyền, có nguồn gốc lịch sử lâu đờitrong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, từ bản chấtcách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ việc tiếp thu nhữngkinh nghiệm của phong trào cách mạng trong nước, trên thế giới, đặc biệt
từ thực tiễn cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến với sự đàn áp
dã man của kẻ thù
Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranhgiành chính quyền (1930-1945), không chỉ là khoa học mà còn đạt tớitrình độ nghệ thuật Nghiên cứu tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minhtrong đấu tranh giành chính quyền, là một yêu cầu cần thiết đối với sựnghiệp đổi mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vì nó không chỉ đề cậpđến một nội dung khoa học rộng lớn, mà còn chỉ ra cách thức, con đườngthuận lợi nhất để chúng ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốcXHCN
Đã có nhiều công trình trong nước và nước ngoài nghiên cứu vềphương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, trong đó có cả những công trình đề cậpđến tư tưởng bạo lực cách mạng của Người Song chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh, với tư cách là một đề tài độc lập về
Tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính
quyền (1930-1945) Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)”, làm
luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
Trang 3Từ năm 1990 tới nay, việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta
có bước phát triển quan trọng và đạt được những thành tựu ban đầu rất khảquan Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên khảo nào bàn về Tư tưởng bạo lựccách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền Hiện nay, cómột số công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ ChíMinh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như: tác phẩm “Những chặngđường lịch sử”, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội, 2001; “Chủ tịch Hồ Chí Minh và những vấn đề quân sự Việt Nam”, củađồng chí Trường Chinh, Nxb Quân đội nhân dân, 1971; “Chủ tịch Hồ Chí Minh
- lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta”, của đồng chí Lê Duẩn, Nxb Sự thật,
Hà Nội, 1986; “Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thờiđại, một sự nghiệp”, của đồng chí Phạm Văn Đồng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990
Đó là những tác phẩm của những nhân chứng lịch sử từng tham gia hoạt động,chỉ đạo phong trào cách mạng ở giai đoạn (1930-1945) Những tác phẩm trên đãđánh giá sâu sắc, trung thực về sự cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minhđối với sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền ở nước ta Song do chủ yếunghiên cứu những vấn đề lớn và trên phạm vi rộng, nên chưa tập trung vào tưtưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này
Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cũng đã đề cập đến các vấn đềliên quan đến tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh trong giai đoạnđấu tranh giành chính quyền như: tác phẩm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh ngườichiến sĩ kiên cường của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộngsản và công nhân quốc tế”, của tác giả Đặng Xuân Kỳ, Nxb Thông tin lýluận, Hà Nội, 1990; tác phẩm “Nghệ thuật đấu tranh vũ trang trong cáchmạng Tháng Tám”, của tác giả Nguyễn Anh Dũng, Nxb Sự thật, Hà Nội,1989; “Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giảiphóng dân tộc”, của Hùng Thắng-Nguyễn Thành, Nxb Khoa học xã hội,
Trang 4Hà Nội, 1985; “Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ ChíMinh”, của Viện Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990;công trình “Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh”, của Khoa Tư tưởng Hồ ChíMinh, Học viện Chính trị quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003;công trình “Hồ Chí Minh bàn về quân sự”, của Viện Khoa học xã hội nhânvăn quân sự - Bộ Quốc phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002.Ngoài ra, đã có nhiều luận văn, luận án, thạc sĩ, tiến sĩ của chuyên ngànhLịch sử Đảng nghiên cứu một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh tronggiai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).
Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam, 60 năm nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có rất nhiều cuộchội thảo, các bài viết của các nhà khoa học trong nước và quốc tế được in ấntrên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân
sự, Giáo dục lý luận chính trị quân sự bàn về vai trò của Hồ Chí Minhtrong sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền ở nước ta
Các công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc trên một số nội dung cụ thể về tưtưởng bạo lực cách mạng, cũng như vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đốivới sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta Tuy nhiên, do mụcđích và phạm vi đề cập khác nhau, nên đến nay chưa có một công trình nào nghiêncứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh và hệ thống về tư tưởng bạo lực cách mạng HồChí Minh giai đoạn lịch sử (1930-1945) Nhưng những công trình ấy là nguồn tàiliệu phong phú, quý giá để tác giả phục vụ cho quá trình làm đề tài của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn phân tích, nghiên cứu tư tưởng bạo lực cách
mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền thời kỳ (1930 1945), làm cơ sở để Đảng ta chỉ đạo thực hiện khởi nghĩa vũ trang giànhthắng lợi, mà đỉnh cao là cách mạng Tháng Tám năm 1945 Qua đó rút ra
Trang 5-những vấn đề có giá trị lý luận, thực tiễn, để vận dụng vào sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay
- Nhiệm vụ:
Một là: Trình bày một cách hệ thống, lôgíc, những quan điểm cơ
bản của Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chínhquyền (1930- 1945)
Hai là: Phân tích quá trình Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chỉ
đạo toàn dân đấu tranh giành chính quyền thắng lợi vào mùa thu thángTám năm 1945
Ba là: Luận giải sự vận dụng tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ
Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền vào sự nghiệp bảo vệ Tổquốc XHCN hiện nay
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu về tư tưởng bạolực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền(1939-1945), cũng như sự chỉ đạo thực hiện bạo lực cách mạng của Đảngtheo tư tưởng Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu tưtưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn lịch sử từ
1930 đến 1945
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện, nghị quyết và những đánh giá tổng kếtcủa Đảng về tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranhgiành chính quyền (1930-1945)
Trang 6- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả chủ yếu sử dụng phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc và kết hợp với một sốphương pháp khác như: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, phân
kỳ lịch sử, luôn tuân thủ nguyên tắc tính đảng và tính khoa học trongquá trình nghiên cứu
5 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ giá trị vềmặt lịch sử, cũng như giá trị về mặt lý luận của tư tưởng bạo lực cáchmạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945).Trên cơ sở đó, vận dụng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ở điều kiện tìnhhình trong nước và trên thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, chứađựng những yếu tố bất ổn và khó lường
Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tácnghiên cứu và giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, môn
Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và Tư tưởng bạo lực cách mạng của HồChí Minh nói riêng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội
6 Kết cấu của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục luận văn gồm 2 chương, 4 tiết
Trang 7Chương 1
HỒ CHÍ MINH VỚI TƯ TƯỞNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG TRONG
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chính quyền
1.1.1 Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam
Ra đi tìm đường cứu nước, từ hành trang là chủ nghĩa yêu nướctruyền thống, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, “con đườnggiải phóng chúng ta” Người nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin,tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng vào điều kiệnthực tiễn Việt Nam, hình thành tư tưởng về bạo lực cách mạng trong đấutranh giành chính quyền
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chính quyền làvấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, bạo lực cách mạng là phươngpháp, là “bà đỡ”, để giai cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữvững chính quyền cách mạng Năm 1848 trong cương lĩnh đầu tiên, một
Trang 8tác phẩm nổi tiếng của giai cấp vô sản trên toàn thế giới, “Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản” đã khẳng định: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắnglợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” [26, tr.613] - “Những ngườicộng sản công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt đượcbằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành” [26, tr.646].
Như vậy, C.Mác-Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch sửthế giới của giai cấp vô sản, mà còn đề cập đến con đường, biện pháp, đểgiai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh ấy, là dùng bạo lực cách mạng chống lạibạo lực phản cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyềnmới Con đường đấu tranh giành chính quyền có thể diễn ra bằng nhiềuhình thức phong phú, đa dạng, nhưng phổ biến nhất là dùng bạo lực cáchmạng Đi từ sự phân tích, so sánh các cuộc cách mạng trong lịch sử Châu
Âu, cũng như trên thế giới, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, bạo lực có vaitrò quan trọng trong sự phát triển xã hội loài người nói chung và trongcách mạng vô sản nói riêng Bạo lực nhằm đập tan và cắt bỏ những hìnhthức chính trị đã lạc hậu, thối nát, kìm hãm, mở đường cho quá trình vậnđộng và phát triển tự nhiên của xã hội có giai cấp Trong tác phẩm “ChốngĐuy rinh”, Ph.Ăngghen viết: “Bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hộidùng để mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hoá
Trang 9vào tình hình thực tiễn và sự vận dụng sáng tạo của những người cộngsản, chứ không có một khuôn mẫu để áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểmlịch sử Từ sự thất bại của người Piêmông hơn 100 năm về trước,Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận: Một dân tộc muốn giành độc lập chomình thì không được tự giới hạn trong những phương thức tiến hànhchiến tranh thông thường Đặc biệt, C.Mác-Ph.Ăngghen đã phân tíchmột cách cụ thể và sâu sắc bạo lực cách mạng dưới hình thức khởi nghĩa
vũ trang Trong tác phẩm “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”,Ph.Ăngghen đã đưa ra một định nghĩa có tính chất kinh điển về Khởinghĩa vũ trang: khởi nghĩa vũ trang là một nghệ thuật, cũng y như chiếntranh và bất cứ một nghệ thuật nào khác, khởi nghĩa phải tuân thủ theomột số quy tắc nhất định, đảng nào quên những quy tắc ấy sẽ khôngtránh khỏi bị diệt vong Đồng thời, Ph.Ăgghen đã đề cập rất rõ những
“quy tắc”, những nguyên tắc cơ bản và cần thiết trong quá trình tiếnhành khởi nghĩa vũ trang
Thứ nhất, là phải tính toán và xem xét một cách cụ thể về tương
quan so sánh lực lượng giữa ta và địch Giai cấp thống trị có thiết chế nhànước được xây dựng từ trước, có tổ chức quân đội và cảnh sát vững mạnh.Nếu lực lượng cách mạng không mạnh hơn hẳn thì sẽ bị tiêu diệt và thấtbại trong quá trình khởi nghĩa, vì vậy không được “đùa với khởi nghĩa vũtrang”
Thứ hai, là khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải quán triệt tư tưởng
tiến công, tiến công một cách bất ngờ, tiến công liên tục và sáng tạo, quátrình tiến công cũng là quá trình tập hợp lực lượng, cô lập, bao vây kẻ thù,không cho kẻ thù kịp trở tay đối phó với khởi nghĩa vũ trang Ph.Ăgghennói: Phòng ngự là sự diệt vong với bất kỳ cuộc khởi nghĩa vũ trang nào
Trang 10V.I.Lênin là người tiếp thu và phát triển lý luận bạo lực cách mạngcủa C.Mác-Ph.Ăgghen, trong điều kiện mới ở nước Nga, chủ nghĩa tư bản
đã phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Người khẳng định: “ Chính tư tưởng ấy - tư tưởng cách mạng bạo lực - là nền móng của toàn bộhọc thuyết của C.Mác-Ph.Ăgghen” [24, tr.28] V.I.Lênin còn nhấn mạnh:
“Nhà nước tư sản bị thay thế bởi Nhà nước vô sản không thể bằng conđường tiêu vong, mà chỉ có thể theo quy luật chung, bằng một cuộc cáchmạng bạo lực mà thôi” [24, tr.27] Đặc biệt, trong tác phẩm “Hai sánhlược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”, viết vào tháng 7năm 1905, V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác về vấn đề khởi nghĩa vũtrang một cách sáng tạo Người phân tích những đặc điểm của cuộc cáchmạng dân chủ tư sản ở Nga, quá trình chuyển biến cách mạng dân chủ tưsản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều kiện của sự chuyển biến ấy,vai trò lãnh đạo của Đảng kiểu mới, hình thức và phương pháp đấu tranhcủa giai cấp vô sản V.I.Lênin cho rằng, khởi nghĩa vũ trang là phươngtiện để lật đổ chế độ chuyên chế và giành thắng lợi của cách mạng xã hộichủ nghĩa Người chỉ ra giai cấp phản động, những kẻ đầu tiên thườngdùng đến bạo lực, “đặt lưỡi lê vào chương trình nghị sự”, gây ra nội chiếnnhư Chính phủ Nga Hoàng, đi vào con đường chấn áp dã man, bắn giếthàng loạt dân lành Chính từ thực tiễn đó, đã đặt ra đối với Đảng Bôn-sê-vích là phải vũ trang giai cấp công nhân, tổ chức và đoàn kết các lực lượngcách mạng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang Song song với việc khẳngđịnh vai trò của bạo lực cách mạng, của việc tiến hành khởi nghĩa vũ tranggiành chính quyền, V.I.Lênin cũng vạch trần những khuynh hướng cảilương chủ nghĩa của các thủ lĩnh Quốc tế cộng sản II, của những kẻ thuộcphái Men-sê-vích Người cho rằng những người Men-sê-vích đã đứng trên
Trang 11lập trường cơ hội để xem xét vấn đề khởi nghĩa vũ trang Họ không tínhđến hoàn cảnh ở trong nước đã thay đổi, họ nói đảng của giai cấp côngnhân không nên chuẩn bị khởi nghĩa Theo V.I.Lênin, khi nội chiến bắtđầu nổ ra, mà chỉ giới hạn ở hình thức tuyên truyền, không tiến hành khởinghĩa vũ trang là sự phản bội cách mạng.
Để chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Mười Nga, tháng 9 năm 1917,V.I.Lênin đã gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Pê-tô-rô-grát và Ban Chấp hành Mát-xcơ-va, bức thư: “Những người Bôn-sê-vích phải nắm lấy chính quyền” Đồng thời gửi cho Ban Chấp hành Trungương bức thư “Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa” Trong thư “Chủ nghĩa Mác
và khởi nghĩa”, V.I.Lênin tổng hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh cácquan điểm của C.Mác và Ph.Ăgghen về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, pháttriển những quan điểm ấy cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cáchmạng Nga V.I.Lênin cho rằng, phải thực sự coi khởi nghĩa vũ trang nhưmột nghệ thuật, vì C.Mác-Ph.Ăgghen đã quy định những “quy tắc”, nhữngnguyên tắc của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang Người nói khởi nghĩa vũtrang là: Một hình thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, phục tùng nhữngquy luật đặc biệt Theo V.I.Lênin, muốn khởi nghĩa giành thắng lợi:
“Điểm thứ nhất” là đảng phải dựa vào giai cấp tiên phong “Điểm thứ hai” là biết phát huy và dựa vào các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân “Điểm thứ ba”, khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải
nắm vững thời cơ cách mạng, nghĩa là đội tiên phong và các tầng lớp nhândân có một tinh thần triệt để cách mạng, khi mà kẻ thù cũng như lực lượngphản cách mạng yếu đuối, nửa vời và tỏ ra dao động đến tột đỉnh Nhưvậy, một trong những điều kiện để khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi làphát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, với tinh thần mọi lựclượng, mọi tài nguyên của đất nước phải được động viên cho cuộc cách
Trang 12mạng Mặt khác, V.I.Lênin còn cho rằng lực lượng toàn dân, nhưng phảibiết tổ chức, kết hợp thành lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp giữađấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp giữa chiến tranh du kích
và sự nổi dậy của quần chúng để giành chính quyền về tay nhân dân TheoNgười: Chiến tranh du kích là một hình thức tất nhiên không thể tránhkhỏi trong những thời kỳ phong trào của quần chúng thực sự đã tiến tớikhởi nghĩa
Tóm lại, chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng, khoa họccủa giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, hệ thống
lý luận tiên phong, đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhântrong thời đại ngày nay Để hoàn thành sứ mệnh ấy, để giành và giữ vữngchính quyền cách mạng, giai cấp vô sản tất yếu phải sử dụng bạo lực cáchmạng Quan điểm cơ bản về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa vũ trangcủa C.Mác-Ph.Ăgghen, đã được V.I.Lênin tiếp thu một cách hệ thống và
bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Nga.Đây là cơ sở lý luận quan trọng, có tính chất quyết định để Hồ Chí Minhhình thành tư tưởng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền
ở nước ta, thời kỳ cách mạng (1930-1945)
1.1.2 Yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền và sự lựa chọn con đường bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
Thực tế cách mạng cho thấy, thực dân Pháp đã dùng bộ máy bạo lựcphản cách mạng đồ sộ phục vụ cho quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam,vậy chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới đánh đổ được bộ máy bạo lựcphản cách mạng của kẻ thù
Việt Nam ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích 33 vạn kilômétvuông, đầu thế kỷ XX dân số có khoảng 20 triệu người Điều kiện tự nhiêncủa Việt Nam rất thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi
Trang 13dào, đất đai mầu mỡ và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồngtrong cả bốn mùa, cho sự sinh sản của các loài động vật Trên một dải đất
từ Bắc tới Nam, có những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu như: đồngbằng sông Hồng, đồng bằng Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, lànhững tiềm năng lớn về sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu lương thực Rừngnúi chiếm 50% diện tích của cả nước, với nhiều lâm sản có giá trị kinh tếcao Dưới lòng đất rất phong phú về loại hình và nhiều về số lượng khoángsản như: than, sắt, bôxít, a-patít, thiếc, chì, kẽm, dầu khí Bờ biển nước
ta dài 3.260 kilômét, có thềm lục địa rộng với nhiều tài nguyên biển ViệtNam nằm trên những đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và thếgiới, lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đông Nam châu Á Chính vì vậy,nơi đây thường xuyên bị các thế lực thù địch nhòm ngó, từ các đế chếTrung Hoa đến các cường quốc tư bản ngày nay Từ thế kỷ XVI, chế độphong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng và đến thế kỷ XIX càng bộc lộ
rõ sự xuống dốc, suy tàn một cách nghiêm trọng Năm 1858, thực dânPháp đã nổ tiếng súng đầu tiên để xâm lược nước ta, do sự bất lực ươn hèncủa Triều đình Nhà Nguyễn, nên chúng đã thực hiện được mưu đồ đen tốicủa mình Việt Nam vốn là một nước phong kiến độc lập đã trở thành mộtnước thuộc địa nửa phong kiến Sau khi kết thúc giai đoạn xâm lược vàbình định, thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực đồ sộ để cai trị, đàn áp
và bóc lột nhân dân ta Để thấy được thực chất cái gọi là “khai hoá vănminh”, vạch trần được tính chất bạo lực của bộ máy thực dân, chúng taphải đồng thời xem xét trên tất cả các chính sách về kinh tế, chính trị, vănhoá, của thực dân Pháp ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương nói chung
Về kinh tế, người Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân rất bảo
thủ và phản động Chúng duy trì phương thức sản xuất phong kiến đã lỗi
Trang 14thời, kết hợp với việc thiết lập một cách có hạn chế phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa để bóc lột nhân dân ta Trước tiên, chúng thiết lập và duytrì phương thức sản xuất phong kiến đã từng tồn tại ở Việt Nam, nhưngdưới quyền điều khiển và khống chế của người Pháp; nhằm kiếm được tối
đa nguồn lợi nhận từ những người lao động và nguồn nhân công rẻ mạt.Thực hành chính sách cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồn điền,kinh doanh cây công nghiệp, cây lúa, nhiều nhất là cây cao su Theo sốliệu thống kê của các nhà nghiên cứu, đến năm 1930 thực dân Pháp đãchiếm hơn 800.000 héc ta ruộng đất của nông dân, bằng một phần sáu tổngdiện tích trồng trọt của cả nước lúc đó Chỉ tính riêng diện tích đồn điềncao su, năm 1917 là 17.000 héc ta, nhưng đến năm 1929 đã lên đến100.000 héc ta Thực dân Pháp còn đặc biệt coi trọng thủ đoạn bóc lộtkinh tế thời trung cổ, với một chế độ thuế khoá nặng nề và hết sức vô lý
Đó là thuế thân, thuế ruộng, thuế chợ, thuế đò, thuế môn bài, thuế cư trú,thuế nộp cho ngân sách Đông Dương, thuế nộp cho ngân sánh xứ, ngânsách tỉnh, cho quan lại, kỳ hào trong thôn trong xã Tính trung bình mộtnăm, mỗi người dân Việt Nam phải đóng thuế ngang với 2 đến 3 thángtiền công lao động Càng ngày, chính quyền thực dân lại càng đẻ ra nhiềuthứ thuế với tỷ lệ tăng dần Để khai thác được nhiều nguồn tài nguyên, cácnhà tư bản người Pháp buộc phải xây dựng một số cơ sở vật chất, kỹ thuậthiện đại, nhưng chủ yếu là các ngành: giao thông vận tải, mỏ, đồn điền.Nên giấy phép tìm mỏ được chính quyền thực dân cấp năm 1914 có 275chiếc, thì đến năm 1930 đã lên tới 17.685 chiếc Tất cả các ngành côngnghiệp phục vụ cho việc bóc lột ấy, cũng tuyệt đối không được cạnh tranhvới công nghiệp chính quốc, mà chỉ nhằm phục vụ cho công nghiệp chínhquốc Đồng thời với mục đích thu lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đã thi
Trang 15hành chính sách: độc quyền trong sản xuất công nghiệp, độc quyền trongviệc nắm các phương tiện giao thông vận tải, trong xuất nhập khẩu, trongkhai thác mỏ đến cả việc độc quyền trong lập đồn điền Đối với ngoạithương, chúng lập hàng rào thuế quan chung quanh Đông Dương, biếnViệt Nam, Lào, Cam-pu-chia, thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.Thiết lập một hệ thống ngân hàng, độc quyền phát hành giấy bạc và chovay nặng lãi Vì vậy, ngân hàng Đông Dương là một tập đoàn tư bản tàichính có thế lực, chi phối mọi hoạt động tài chính của cả ba nước, có sốvốn khổng lồ và ngày càng giầu lên trên mồ hội nước mắt của nhân dânĐông Dương nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng Toàn bộ chính sáchkinh tế mang tính chất bảo thủ, phản động của thực dân Pháp đã dẫn đếnkết quả là nền kinh tế Việt Nam mất tính độc lập và hoàn toàn phụ thuộcvào kinh tế chính quốc Nhân dân Việt Nam ngày càng bị bần cùng hoá,đời sống vô cùng khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra, cướp đi sinhmạng của hàng triệu người.
Về chính trị, tính chất bạo lực của bộ máy thực dân được biểu hiện
ở việc thi hành một chính sách chuyên chế Chúng dùng lối cai trị trựctiếp bằng bộ máy của người Pháp, thẳng tay đàn áp không cho người dânbản xứ được hưởng quyền tự do, dân chủ, dù đó là thứ dân chủ đơn thuầnnhất Thực dân Pháp đã nắm giữ các chức vụ quan trọng, chủ chốt, từ bộmáy chính quyền Trung ương đến bộ máy chính quyền cơ sở Mọi quyềnhành đều nằm trong tay các viên chức người Pháp, như toàn quyền ĐôngDương, thống sứ, khâm sứ, thống đốc, công sứ Việt Nam lúc đó cókhoảng 20.000.000 người dân, thì đã có tới 4.300 viên chức người Pháp.Trong khi đó Ấn Độ là thuộc địa của Anh, có 300.000.000 dân nhưngcũng chỉ có 4.898 viên chức người Anh Để thực hiện sự thống trị của
Trang 16mình, thực dân Pháp dùng chính sách chia để trị Chúng chia nước tathành ba kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, người Việt Nam muốn đi lạigiữa các kỳ đều phải xin giấy phép như ra nước ngoài Thực chất việcPháp chia nước ta thành ba kỳ là nhằm mục đích dễ kiểm soát, đối phó vàđàn áp các phong trào cách mạng Song song với quá trình ấy, thực dânPháp tạo ra một cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho việc cai trị của mình, bằngviệc biến bộ máy nhà nước của giai cấp phong kiến Việt Nam, thành một
hệ thống tay sai đắc lực phục vụ cho việc đàn áp và bóc lột của chúng
Về văn hoá, thực dân Pháp thi hành một chính sách ngu dân để dễ bề
cai trị Thực hiện chính sách văn hoá nô dịch, phản động, phát triển tôngiáo, mê tín dị đoan, nhằm mê hoặc và du ngủ quần chúng, thủ tiêu đấutranh Chúng tìm mọi cách ngăn chặn những luồng tư tưởng dân chủ, tiến
bộ từ phương Tây cũng như trên thế giới vào Việt Nam
Như vậy, từ việc duy trì chính sách kinh tế thực dân bảo thủ và phảnđộng, sự chuyên chế về chính trị, cũng như chính sách ngu dân của thựcdân Pháp, thể hiện hành động bạo lực của kẻ xâm lược đối với nước bịxâm lược Vừa thực hiện đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, vừa thựchiện một chính sách ngu dân để dễ bề cai trị Hai quá trình này diễn rađồng thời, cùng một thời điểm lịch sử, có mối quan hệ tác động lẫn nhau,nói lên đặc trưng tính chất bạo lực phản cách mạng của bộ máy chínhquyền thực dân Đúng như Hồ Chí Minh nhận xét: “Chế độ thực dân, tựbản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi”[29, tr.96] Vì thế Người khẳng định: Độc lập dân tộc không thể cầu xinđược
Quá trình đi tìm đường cứu nước, tìm phương pháp đấu tranh với kẻthù, Hồ Chí Minh đã đi sâu nghiên cứu các thủ đoạn, tội ác của thực dânPháp ở Việt Nam Người dành thời gian đọc rất nhiều các nguồn tài liệu từ
Trang 17kho lưu trữ và các thư viện của nước Pháp, kết hợp với việc khảo sát, kiểmnghiệm thực tiễn đời sống của nhân dân Việt Nam dưới chế độ thực dân.Trên cơ sở ấy, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, đây làmột văn bản luận tội kẻ thù đanh thép và sắc sảo, được xuất bản ở Parinăm 1925 Trong tác phẩm, với những bằng chứng cụ thể và sát thực,Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đã vạch trần sự bưng bít có tính chất hệthống của thực dân Pháp về tội ác của chúng ở Việt Nam Người chỉ ramột cách thuyết phục rằng, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách phikinh tế, thu lợi nhuận tối đa, thực hiện chuyên chế về chính trị, thẳng tayđàn áp, không cho nhân dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận,
tự do dân chủ Hồ Chí Minh dành hẳn một chương phân tích “tệ thamnhũng trong bộ máy cai trị thuộc địa” và cho rằng, những viên chức thuộcđịa là những tên ăn bám, những kẻ đục khoét ngân sách một cách bỉ ổinhất Điều mà Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nghiên cứu là thủ đoạnthống trị bằng quân sự của thực dân Pháp, người dân Việt Nam phải đilính cho Pháp để chết phơi thây trên các chiến trường châu Âu Người nói:
“Tổng số có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số
ấy 80.000 người không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời quê hương đất nướcmình nữa” [31, tr.24] Người vạch trần, thực dân Pháp đã coi những ngườidân ở thuộc địa như những đồ vật, những “vật liệu biết nói”, họ phải đóngmột thứ thuế chưa từng có trong lịch sử nhân loại, đó là “thuế máu” HồChí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản Pháp hình thành bộ máy bạo lựcphản cách mạng đồ sộ, củng cố nền thống trị của chúng, để không chỉ bóclột nhân dân ở các nước thuộc địa, mà còn bóc lột nhân dân lao động ở
chính quốc Nó tung những người vô sản ở thuộc địa này đi đánh người vô sản ở thuộc địa khác Sau cùng nó dựa vào những người vô sản ở thuộc
Trang 18địa để thống trị những người vô sản da trắng Để từng bước hình thành và
khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chínhquyền của với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không chỉ nghiên cứu
sự thống trị của thực dân Pháp, mà còn tìm hiểu ách đô hộ của thực dânAnh ở các nước thuộc địa của chúng Tháng 5 năm 1925, trong bài “Lối caitrị của người Anh”, Người viết “đạo luật phòng thủ Ấn Độ năm 1918, tức làđạo luật bất thường thiết lập tình trạng giới nghiêm tăng cường” [30, tr.154]
và khẳng định: Dưới chế độ ấy, tất cả các viên chức và cảnh sát Anh, đều cóquyền bắt bớ và giam giữ những người Ấn Độ bị tình nghi Đi từ việc phântích chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh khẳng định chủnghĩa thực dân là đồng hành, là bạn đường của chiến tranh và đàn áp dã man.Như vậy, xuất phát từ thực tế ở các nước thuộc địa nói chung, ở ViệtNam nói riêng, Hồ Chí Minh lên án, tố cáo thực dân Pháp đã cai trị nhândân Việt Nam bằng một bộ máy bạo lực phản cách mạng đầy tội ác.V.I.Lênin nói: Nếu tố cáo về “kinh tế” là lời tuyên chiến với chủ xưởng,còn tố cáo về “chính trị” tương tự như lời tuyên chiến với chính phủ Do
đó việc lên án thực dân Pháp không chỉ là một đòn đánh mạnh vào hệthống chính quyền thuộc địa, mà còn là quá trình tìm tòi con đường đấutranh, là cơ sở để Hồ Chí Minh khẳng định phải sử dụng bạo lực cáchmạng trong đấu tranh giành chính quyền giải phóng dân tộc
Tư tưởng sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chínhquyền của Hồ Chí Minh, không chỉ dựa vào yêu cầu thực tiễn cách mạngViệt Nam, sự áp bức bóc lột của kẻ thù, mà còn được hình thành từ tổngkết kinh nghiệm đấu tranh của các nhà yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX
Trang 19Từ khi thực dân Pháp vào xâm lược nước ta (1858), nhân dân ViệtNam phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, chịu hai tầng áp bức bóc lộtcủa bọn thực dân và bọn địa chủ phong kiến Với truyền thống yêu nước
có từ lâu đời, người dân Việt Nam đã vượt lên bối cảnh lịch sử bất lợi ấy,dũng cảm và kiên trì đấu tranh với kẻ thù dân tộc với một tinh thần “kẻtrước ngã, người sau đứng dậy” Dân tộc Việt Nam ở thời điểm này đứngtrước một câu hỏi của lịch sử, đấu tranh với thực dân Pháp bằng conđường và phương pháp nào để giành được thắng lợi? Có lớp trí thức chorằng cần phải tiến hành vũ trang bạo động, vì “không lấy máu rửa máu thìkhông cải tạo được xã hội” Để thực hiện vũ trang bạo động, phải sử dụnghết thảy những lực lượng vũ trang có thể sử dụng được, đồng thời phải có
sự giúp đỡ từ nước ngoài Nhưng cũng có lớp trí thức lại lập luận: Nếu vũtrang thì sẽ không địch nổi vũ khí tối tân của Pháp, đi theo con đường bạođộng là con đường nguy hiểm, vì vậy phải dựa vào thực dân Pháp để “khaihoá” cho nhân dân ta, sau đó mới có thể giành lại được độc lập dân tộc.Người đại diện tiêu biểu cho xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, ngườitheo đuổi xu hướng dựa vào Pháp để canh tân đất nước là Phan Chu Trinh.Phan Bội Châu, biệt hiệu là Sào Nam, sinh năm 1867 ở thôn SaNam, xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Gia đình họ Phan làmột gia đình nho học có truyền thống từ lâu đời Cha Phan Bội Châu làPhan Văn Phổ làm nghề dạy học, là người thâm nho và thường đi dạy học
ở xa nhà, “lấy nghiên làm ruộng, lấy bút làm cày” Mẹ Phan Bội Châu làNguyễn Thị Nhàn, là người hiểu biết chữ Hán, nên thường truyền khẩucho ông mấy thiên Chu Nam trong Kinh Thư, lúc ông mới 5, 6 tuổi PhanBội Châu sinh ra khi toàn bộ Nam kỳ đã bị thực dân Pháp chiếm đóng vàlớn lên từng chứng kiến chính sách “tằm ăn lá” của chúng Thực dân Phápchiếm dần tỉnh này đến tỉnh khác, xứ này đến xứ khác, hoặc bằng quân sự,
Trang 20hoặc bằng chính trị, cho đến khi chiếm được cả Đông Dương Phan BộiChâu chịu ảnh hưởng sự giáo dục của gia đình, đồng thời trực tiếp chứngkiến quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc sống vô cùng cực khổcủa nhân dân ta, nên ở Ông đã sớm có lòng yêu nước và chí căm thù giặcsâu sắc Ông chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp và thành lập một chínhphủ quân chủ lập hiến Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thànhcông, lật đổ nền quân chủ Mãn Thanh lập ra Nhà nước Trung Hoa dânquốc, Phan Bội Châu đã chuyển lập trường từ chủ nghĩa quân chủ sangchủ nghĩa dân chủ Đặc biệt, để đạt được những mục tiêu trên Phan BộiChâu đã chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bạo động vũ trang giànhchính quyền Chủ trương trên của Phan Bội Châu bước đầu đạt được một
số kết quả như: cuộc bạo động của đội Quyên, đội Phấn, Ấm Võ ở vùngNghệ Tĩnh, ném bom vào khách sạn của Pháp ở Hà Nội, ám sát tuần phủ ởThái Bình, cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên Tuy nhiên, chủ trương bạođộng giành chính quyền của Phan Bội Châu không diễn ra theo ý muốn,cuối cùng dẫn đến kết cục thất bại trước sự đàn áp của thực dân Pháp Cóthể nói, sự thất bại của phong trào Đông Du mà cụ Phan Bội Châu làngười lãnh đạo có nhiều nguyên nhân khác nhau, song một trong nhữngnguyên nhân quan trọng nhất là phương pháp đấu tranh không đúng PhanBội Châu và các đồng chí của ông theo tư tưởng vũ trang bạo động giànhchính quyền, mà tiến hành vũ trang bạo động thì không thể so sánh đượcvới lực lượng quân sự của Pháp, hơn nữa dựa vào Nhật để đánh Pháp cũng
là một điều không tưởng Ông đã không nhận thức được sức mạnh to lớncủa các tầng lớp nhân dân, không biết kết hợp hai hình thức đấu tranh cơbản là đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự Đứng trước sự thất bại dothiếu đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn, Phan Bội Châu nói:Đời tôi trăm lần thất bại không một lần thành công
Trang 21Phan Chu Trinh biệt hiệu là Tây Hồ, ngoài ra còn có biệt hiệu là Huy
Mã, sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Thiện Phước, phủ Nam kỳ,tỉnh Quảng Nam Phan Chu Trinh sinh ra và lớn lên trong một gia đình võbiền Cha ông là một quan võ nhỏ, đã giúp phong trào Cần Vương khángchiến, sau bị tình nghi là phản bội nên bị giết năm 1887 Mẹ Phan ChuTrinh cũng là con nhà quan lại trong Triều đình Phan Chu Trinh học giỏinổi tiếng, ông cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn ĐìnhHiếu, là những người học giỏi nhất tỉnh Quảng Nam được nhân dân quengọi là “tứ hổ” Năm 1900, Phan Chu Trinh thi Hương và đỗ cử nhân, năm
1901 tiếp tục thi hội và đỗ Phó bảng Đến năm 1903 ông được bổ nhiệmchức thừa biện bộ lễ và được phong hàm trước tác Sau khi nhận thấy sựthối nát và hủ bại của Triều đình, ông đã quyết định từ bỏ chốn quantrường tìm con đường cứu nước, cứu dân Phan Chu Trinh cho rằng trình
độ của nhân dân Việt Nam lúc đó còn rất thấp, vì vậy muốn làm cáchmạng thì trước hết phải khai dân trí (khai trí cho dân) và nâng cao quyền
tự do dân chủ Nhưng quyền hành lại nằm trong tay bọn vua quan, vì vậyphải đánh đổ bọn vua quan thì mới khai được dân trí Song làm thế nào đểđánh được bọn quan lại, đánh đổ được chế độ phong kiến? Ông lập luậnrằng, dùng lực lượng trong nước thì không thể đánh đổ được chế độ phongkiến, còn dựa vào Nhật như Phan Bội Châu thì không được, vì Nhật khôngbao giờ giúp không công, nên phải dựa vào Pháp để đánh đổ giai cấp địachủ phong kiến, vì Pháp là người thống trị giai cấp địa chủ phong kiến.Như vậy, Phan Chu Trinh thừa nhận Pháp là một nước văn minh tiên tiến,trước mắt họ sẽ là lực lượng giúp đỡ nhân dân Việt Nam đánh đổ chế độphong kiến từng tồn tại trong hàng ngàn năm lịch sử Mục đích cuối cùngcủa ông vẫn là giải phóng dân tộc, nhưng theo ông trình độ của nhân dâncòn đang thấp, lực lượng vũ trang thì không có, vì vậy tiến hành bạo động
Trang 22thì sẽ bị đàn áp Phan Chu Trinh cho rằng, phải tiến hành đấu tranh bằngcon đường cải lương, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ, tạm thời dựa vàoPháp để đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến.
Phan Chu Trinh với khuynh hướng cải lương, ảo tưởng vào lòng tốtcủa kẻ thù Đây là một cách nhận thức hoàn toàn sai lầm cả về phươnghướng và phương pháp đấu tranh, vì đặc trưng cơ bản của xã hội ViệtNam lúc này là thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến câu kết chặtchẽ với nhau bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội là toànthể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai Sựngộ nhận về bản chất kẻ thù là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phươngpháp đấu tranh không đúng của ông Đúng như Hồ Chí Minh đã nhận xét:làm như vậy “chẳng khác gì xin địch rủ lòng thương” [47, tr.17]
Như vậy, với những thất bại của các phong tào yêu nước Việt Namcuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đánh dấu sự khủng hoảng về đường lốicách mạng, đặc biệt trong đó phải nói đến sự bế tắc về phương pháp đấutranh của các sỹ phu yêu nước đương thời Cụ Phan Bội Châu thì mongđợi sự giúp đỡ của Chính phủ Nhật Hoàng với phương pháp bạo động vũtrang giành chính quyền Cụ Phan Chu Trinh lại dựa vào Pháp để thựchiện canh tân đất nước, nên đấu tranh bằng con đường cải lương nghị viện
Từ những nhận thức không đúng về con đường cứu nước, là hệ quả tất yếudẫn đến phương pháp đấu tranh không phù hợp và thiếu tính khoa học Chỉ
có một đường lối cách mạng đúng đắn mới có một phương pháp đấu tranhthích hợp, ngược lại phương pháp đấu tranh phù hợp sẽ chứng minh cho
sự đúng đắn của đường lối cách mạng Do hạn chế về mặt lịch sử, các nhàyêu nước Việt Nam ở thời kỳ này đã không hiểu được tính chất của thờiđại đã thay đổi, thời đại cũ đã qua và thời đại mới đã xuất hiện Tính chất
Trang 23của thời đại thay đổi, thì giai cấp trung tâm của thời đại cũng thay đổi, vaitrò của người lãnh đạo, lực lượng, phương pháp cách mạng cũng tất yếuphải thay đổi theo Chính từ những bài học thực tiễn, của các phong tràoyêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là cơ sở quan trọng
để hình thành một tư duy cách mạng mới ở Hồ Chí Minh, hình thành tưtưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành chínhquyền
Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cáchmạng trong đấu tranh giành chính quyền giai đoạn (1930-1945), chúng takhông thể không đề cập đến nhân tố chủ quan của bản thân con người HồChí Minh Người xuất thân từ một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi vớilao động, được sự giáo dục, dạy dỗ trực tiếp của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ,anh chị Ngay từ tuổi thơ ấu, Nguyễn Sinh Cung đã được học Nho giáocủa Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, phụ thân của Người và những nhà nhotâm huyết với vận mệnh của đất nước Đồng thời, Người cũng có nhữnghiểu biết bước đầu về văn hoá phương Tây Quá trình ra đi tìm đường cứunước, cũng như trong thực tiễn lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chínhquyền, Hồ Chí Minh lại càng am hiểu sâu sắc hơn về những tri thức củanền văn hoá phương Đông và phương Tây Trong con người Hồ Chí Minhthể hiện hài hoà giữa hai yếu tố, trí tuệ thiên tài và tình cảm cách mạngtrong sáng Lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha với nền độc lập dân tộc, ýchí giải phóng đất nước đem lại hạnh phúc cho nhân dân đã giúp Hồ ChíMinh từng bước tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn với kẻ thù Tưchất thông minh, tư duy độc lập và sáng tạo, là điều kiện để Người tiếp thutruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, kinh nghiệmcủa các cuộc cách mạng trên thế giới, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, hình
Trang 24thành tư tưởng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền Cóthể nói, lòng yêu nước thương dân, trí tuệ sáng suốt, giúp Hồ Chí Minhthấy được bản chất tàn bạo của kẻ thù và sự hạn chế về phương pháp đấutranh của các sĩ phu yêu nước Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin vàvận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tiễn
ở Việt Nam, khẳng định phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranhgiành chính quyền Thực tế cho thấy, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tốkhách quan và yếu tố chủ quan là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền
Tóm lại, từ những phẩm chất tốt đẹp của mình, Hồ Chí Minh đã đến vớichủ nghĩa Mác - Lênin, Người nghiên cứu một cách sâu sắc và vận dụng sángtạo quan điểm bạo lực của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể cáchmạng Việt Nam Đồng thời khảo sát thực tiễn xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ
XX, Hồ Chí Minh nhận thấy thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực phảncách mạng đồ sộ để đàn áp, thống trị nhân dân ta, do đó phải sử dụng bạo lựccách mạng để giành chính quyền Các con đường đấu tranh theo xu hướng bạođộng vũ trang, hay cải lương, đều bị thất bại, vì không có đường lối và phươngpháp đấu tranh phù hợp, nên không được lịch sử chấp nhận Tất cả các yếu tốtrên là nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trongđấu tranh giành chính quyền Trong đó chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố có ýnghĩa quyết định đến bản chất tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền
1.2.1 Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền là một tất yếu khách quan và phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng
do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã ra đời Đây là cương lĩnh đầu tiên,
Trang 25định ra đường lối chiến lược cho cách mạng nước ta trong thời kỳ mới.Trong Chính cương, Sách lược vắt tắt, Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêucủa cách mạng Việt Nam là: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng tiến tới xây dựng xã hội cộng sản” [7, tr.2] Để đạtđược mục tiêu trên phải: “Dựng ra chính phủ công nông binh” [7, tr.2].Như vậy, con đường cách mạng nước ta là giành độc lập dân tộc để đi lênxây dựng Chủ nghĩa xã hội, vì thế vấn đề chính quyền là vấn đề then chốtnhất, vừa là nhiệm vụ trước mắt cần phải đạt được, nhưng cũng là điềukiện tiên quyết trong tương lai Nếu không giành được chính quyền từ taybọn thực dân phong kiến, điều đó có nghĩa là “cách mạng tư sản dânquyền" không thành công, mục tiêu của cách mạng đặt ra cũng chỉ làkhông tưởng
Nhưng giành chính quyền bằng con đường nào? Trên cơ sở nhận thứcsâu sắc về bản chất dã man, tàn bạo, thối nát của chủ nghĩa thực dân, vềnhững nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam, kết hợpvới sự tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạngcủa chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện một nước thuộc địa nửa phongkiến, Hồ Chí Minh đã khẳng địh tính tất yếu khách quan của việc sử dụngbạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền Người không ảotưởng vào lòng nhân ái của bọn Đế quốc thực dân, khẳng định chỉ sử dụngbạo lực cách mạng mới đánh đổ được bạo lực phản cách mạng Hồ Chí Minhcho rằng, con đường giành chính quyền ở Việt Nam phải được tiến hànhbằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, với sự nổi dậy của toàn dân đánh đuổiquân cướp nước và lật đổ chế độ thực dân phong kiến Chính vì vậy, ngay từnăm 1924 trong báo cáo về Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Hồ Chí Minh đãbàn đến một số vấn đề về khả năng, tính chất, điều kiện … bảo đảm cho "mộtcuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương" nổ ra và giành thắng lợi Đến tháng
Trang 265 năm 1941, tại hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, tư tưởng tất yếukhách quan phải sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chínhquyền của Hồ Chí Minh tiếp tục được khẳng định với quan điểm "Cách mạngViệt Nam, kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang".
Như vậy, theo Hồ Chí Minh chỉ sử dụng bạo lực cách mạng mớigiành được chính quyền, chia ruộng đất cho dân nghèo, xây dựng được xãhội mới, cuộc cách mạng vô sản mới thực sự "đến nơi" Ngược lại, nếukhông sử dụng bạo lực cách mạng, không đòi được độc lập tự do thì:
"Chẳng những toàn thể dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợicác bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được" [11, tr.13]
Sử dụng bạo lực cách mạng là tất yếu khách quan, nhưng đặc biệtphải biết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, thì sự nghiệp đấutranh mới giành được thắng lợi Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, cáchmạng nói chung, bạo lực cách mạng nói riêng, là sự nghiệp của quần chúngnhân dân Bạo lực cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là bạo lựccủa quần chúng bị áp bức, bóc lột, được giác ngộ và tổ chức để chống lại giaicấp thống trị Người khẳng định: “Cách mệnh là việc chung của dân chúngchứ không phải việc một hai người” [32, tr.262] vì vậy phải “Đứng lên đoànkết với nhau làm cách mệnh” [32, tr.262] mà “Dân khí mạnh thì quân línhnào, súng ống nào cũng không chống lại được” [32, tr.274]
Như vậy, bạo lực cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh hoàntoàn khác với một cuộc đảo chính, để “giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan”[32, tr.276], cũng không phải là hoạt động mang tính chất âm mưu, mà làphương pháp đấu tranh của những người cộng sản, nhằm loại bỏ chế độ xãhội thối nát, nên nó là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Bạo lực củaquần chúng, nhưng đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cách mạng chân chính,
Trang 27có đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn, phù hợp với quy luật pháttriển xã hội loài người, đem lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp nhân dân laođộng Chỉ trên cơ sở dưới sự lãnh đạo của một đảng cộng sản, có đườnglối cách mạng đúng đắn, luôn đấu tranh cho lợi ích của nhân dân, thì mớiphát huy được sức mạnh của mọi tầng lớp trong xã hội tham gia tích cựcvào phong trào đấu tranh giành chính quyền Hồ Chí Minh còn khẳngđịnh, quá trình đấu tranh của quần chúng không phải là tự phát, thiếu tính
tổ chức, mà đó là một quá trình được tổ chức chặt chẽ, đi từ giác ngộ đếntập hợp quần chúng thành những đội quân chính trị, quân sự, tham gia vàocác phong trào đấu tranh chính trị và khởi nghĩa vũ trang giành chínhquyền ở từng địa phương, cũng như trên phạm vi cả nước
Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cáchmạng Họ tham gia vào phong trào cách mạng càng đông đảo bao nhiêu thìthế, lực, sức tiến công của cách mạng càng mãnh liệt bấy nhiêu Nên HồChí Minh cho rằng phải đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh, mới giànhđược chính quyền từ tay bọn đế quốc phong kiến Người nhắc nhở: “đoànkết là sức mạnh vô địch”, “đoàn kết là sức mạnh tất thắng” Người còn chỉrõ: Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoànkết Đoàn kết toàn dân nhưng phải trên lập trường của giai cấp vô sản, lấyliên minh công nông làm nền tảng, lấy lợi ích chung của dân tộc làm điểmtương đồng cho sự đoàn kết Theo Hồ Chí Minh thực hiện tốt việc đoànkết toàn dân thì mới: “đem sức ta để giải phóng cho ta” [38, tr.554]
Như vậy, quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trongđấu tranh giành chính quyền nổi lên luận điểm quan trọng nhất là phảiphát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động Nếu vận dụngquan điểm này một cách đúng đắn sáng tạo sẽ đưa cách mạng đến thắng
Trang 28lợi nhanh nhất, ngược lại vận dụng không đúng sẽ làm cho cách mạngdẫm chân tại chỗ, không phát triển được Nói cách khác, người cáchmạng phải nhận thức đúng vai trò to lớn của quần chúng và biết pháthuy sức mạnh của quần chúng nhân dân thì sự nghiệp đấu tranh mớigiành được thắng lợi Đường lối của Đảng có trở thành sức mạnh vậtchất hay không, thành hiện thực hay không đều phụ thuộc vào phongtrào cách mạng của quần chúng Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng đấutranh bằng con đường bạo lực cách mạng, là sự kết hợp hài hoà giữatính lý luận và tính thực tiễn, giữa việc đề ra chủ trương đường lối vànghệ thuật vận động quần chúng thực hiện đường lối của Đảng Tiếnhành bạo lực cách mạng một cách đúng đắn khi nó được đặt trong mộttình thế cụ thể, một thời cơ xác định, từ đó vận dụng các hình thức đấutranh sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, phát huy cao độ tính tíchcực, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân Mục tiêu của bạo lực cáchmạng phải đạt được là giành chính quyền về tay nhân dân, thực hiện
“độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, xây dựng cuộc sống ấm
no hạnh phúc cho nhân dân Chỉ có như vậy, sức mạnh của quần chúngmới được huy động cao độ trong đấu tranh giành chính quyền
1.2.2 Kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu quyết định
Đấu tranh chính trị ở thời kỳ (1930-1945), theo quan điểm của HồChí Minh là một hình thức đấu tranh cơ bản, quyết định suốt quá trìnhphát triển và thành công của cách mạng Đấu tranh chính trị trong thời kỳnày, còn là cơ sở hình thành lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang Nó
hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang, đồng thời là lực lượng trực tiếp tiến côngvào bọn thực dân phong kiến Càng về cuối giai đoạn giành chính quyền,
Trang 29thì vai trò của đấu tranh chính trị càng được phát triển mạnh mẽ Hồ ChíMinh nói: “Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị lên hìnhthức quân sự hiện nay chính trị trọng hơn quân sự” [17, tr.129].
Thực tế đã chứng minh, phong trào đấu tranh chính trị của quầnchúng trong giai đoạn (1930-1945) phát triển rất mạnh mẽ Nhất là saunăm 1941, lực lượng chính trị của toàn dân được tập hợp trong “Mặt trậnViệt minh”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xuống đường biểu tình, thị uy,bãi công, bãi sở, bãi khóa, bãi chợ làm tê liệt bộ máy kinh tế và chính trịcủa địch, đẩy chúng vào chỗ hoang mang, tan rã, tiến lên chiếm lấy nhàmáy, công sở và lật đổ từng mảng chính quyền địch Sự nổi dậy của lựclượng chính trị toàn dân diễn ra một cách đồng loạt, từ miền Bắc tới miềnTrung, miền Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị,của tất cả các dân tộc trong nước Chính nhờ có phong trào đấu tranhchính trị rộng lớn của quần chúng, nên giai đoạn cuối, khi lực lượng quân
sự của ta còn nhỏ bé, nhưng vẫn áp đảo và làm tê liệt sự phản kháng củaquân đội Nhật, buộc địch phải đầu hàng, giành chính quyền về tay cáchmạng
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đấu tranh quân sự ở thời kỳ 1945), cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản, tác dụng trực tiếp tiêu diệtsinh lực địch, đập tan những âm mưu về chính trị và quân sự của đốiphương Đặc biệt, Hồ Chí Minh còn cho rằng đấu tranh quân sự ra đời từphong trào đấu tranh chính trị, phát triển cùng với đấu tranh chính trị.Càng về cuối giai đoạn cách mạng, đấu tranh quân sự càng phải hỗ trợ vàtạo điều kiện cho đấu tranh chính trị của quần chúng Khi đề cập đến vaitrò của đấu tranh quân sự, năm 1941 tại Hội nghị Trung ương Tám do HồChí Minh chủ trì đã chỉ ra: “Những cuộc khởi nghĩa gây một ảnh hưởng
Trang 30(1930-rộng lớn toàn quốc là đấu tranh bằng vũ lực của nhân dân Đông Dương”[11, tr.109], rồi Người khẳng định: “Lãnh đạo toàn quốc nhân dân kiênquyết đấu tranh” [38, tr.553].
Vào cuối năm 1940, đầu năm 1941, xuất phát từ những chuyển biếnmới của tình hình trong nước và trên thế giới, từ xu thế phát triển củaphong trào quần chúng và nhu cầu của cách mạng, Hồ Chí Minh chủtrương chuyển từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang Đây khôngnhững là quyết định chuyển hướng lên đấu tranh quân sự đúng lúc, kịpthời, mà còn thể hiện việc chỉ đạo đấu tranh quân sự diễn ra từng bước, từthấp lên cao, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Đấu tranh quân sựxuất hiện trên cơ sở đấu tranh chính trị, hỗ trợ , tạo điều kiện cho đấutranh chính trị Hình thức đấu tranh quân sự của nước ta ở thời kỳ này là đi
từ những hoạt động du kích bí mật, bảo vệ cơ sở chính trị, xây dựng căn
cứ địa cách mạng, phát triển lên thành chiến tranh du kích rầm rộ tại một
số vùng rừng núi, trung du và đồng bằng ở Việt Bắc sau đó phát triển ởđồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Trung bộ, đồng bằng Nam bộ Giai đoạncuối của quá trình đấu tranh giành chính quyền, Hồ Chí Minh tiếp tục chỉđạo đưa hình thức đấu tranh quân sự lên một bước mới Người ra chỉ thịthành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ngày 22 tháng 12năm 1944 Đây là quyết định thành lập đội quân chủ lực đầu tiên ở nước
ta, để từng bước thúc đẩy, mở rộng hình thức đấu tranh quân sự trong giaiđoạn cách mạng giành chính quyền
Như vậy, mỗi hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự ởgiai đoạn (1930-1945) có tính độc lập tương đối, có vị trí, vai trò riêng,song Hồ Chí Minh cho rằng phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranhchính trị và quân sự Bởi theo Người, mỗi hình thức đấu tranh chính trị và
Trang 31đấu tranh quân sự đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định, nên khi kếthợp hai hình thức đấu tranh sẽ khắc phục được những hạn chế của nhau,
hỗ trợ cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp Sự kết hợp giữa đấu tranhchính trị và đấu tranh quân sự không phải nhất loạt ngang nhau, hoặc theomột khuôn mẫu có sẵn, mà phải tuỳ vào từng điều kiện lịch sử, từng dịabàn chiến lược, từng sự tương quan so sánh lực lượng, hay những nhiệm
vụ cụ thể, thì sự kết hợp hai hình thức đấu tranh này cũng hoàn toàn khácnhau Có những thời điểm lịch sử phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự, đấutranh chính trị chỉ phát triển ở mức độ nhất định, song cũng có những thờiđiểm lịch sử phải lấy đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu, cònđấu tranh quân sự chỉ là thứ yếu Đây chính là quá trình thống nhất trong
sự biện chứng giữa hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự,theo tư tưởng bạo lực cách mạng trong giai đoạn giành chính quyền của
Hồ Chí Minh Người khẳng định, tuỳ tình hình cụ thể mà “có hình thứcđấu tranh thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên” [17, tr.123].Việc kết hợp hai hình thức đấu tranh chính trị và quân sự, trongnhững bối cảnh lịch sử nhất định, trong tương quan so sánh lực lượng cụthể, thì sự kết hợp cũng khác nhau, là quan điểm nhất quán của Hồ ChíMinh về bạo lực cách mạng Tuy nhiên, trong giai đoạn đấu tranh giànhchính quyền, Người đặc biệt coi trọng vai trò đấu tranh chính trị, lấy khởinghĩa của quần chúng là chủ yếu, quyết định cả quá trình cách mạng,quyết định đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Đấu tranh chính trị của quầnchúng nhân dân giữ vai trò quyết định đối với việc giành chính quyền từtay bọn thực dân phong kiến, là nét độc đáo, sáng tạo trong tư tưởng HồChí Minh về bạo lực cách mạng trong giai đoạn (1930-1945) Nếu như ởcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), bạo lực cách mạngđược biểu hiện ở hình thức đấu tranh quân sự là chủ yếu, ở cuộc kháng
Trang 32chiến chống Mỹ sau năm 1960, bạo lực cách mạng diễn ra với tính chất làchiến tranh cách mạng, thì giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, bạo lựccách mạng được tiến hành chủ yếu bằng hình thức khởi nghĩa của quầnchúng.
1.2.3 Xây dựng căn cứ địa, địa bàn chiến lược và phát triển lực lượng đấu tranh
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như nhiều họcgiả quân sự trên thế giới đều cho rằng, hậu phương, căn cứ địa cách mạng,giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với khởi nghĩa vũ trang và chiếntranh cách mạng Thực tiễn quá trình đấu tranh giành chính quyền ở ViệtNam cho thấy, khi loại hình đấu tranh quân sự xuất hiện thì vấn đề xâydựng căn cứ địa được đặt ra trực tiếp Đặc biệt, khi cách mạng phát triển
và chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền việc xây dựng căn cứđịa hoàn chỉnh trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với những người cáchmạng Trên cơ sở nhận thức sâu sắc lý luận Mác - Lênin, đồng thời nắm
bắt được nhu cầu của thực tiễn, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng căn cứ địa cách mạng ở thời kỳ đấu tranh giành chính quyền.
Trong tác phẩm “Cách đánh du kích” (năm 1941), Người khẳng định: “Đội
du kích trong lúc hoạt động đánh quân thù cần phải có vài nơi đứng chânlàm cơ sở có căn cứ địa vững vàng, đội du kích nhờ đó mà phát triển lựclượng và hoá ra quân chính quy” [34, tr.504]
Không những khẳng định vai trò quan trọng của căn cứ địa cách mạng,
mà Hồ Chí Minh còn đề cập đến những tiêu chí cơ bản để chọn và xây dựngcăn cứ địa trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền Trước tiên, căn cứ địaphải là một nơi có điều kiện địa lý thuận lợi Cụ thể là địa hình phải hiểm trở,địa thế phải hiểm yếu, thuận lợi cho cách đánh du kích và mở rộng địa bànhoạt động ra các vùng lân cận Sau điều kiện địa lý, căn cứ địa cách mạng
Trang 33phải là nơi có điều kiện về kinh tế Nếu bị địch bao vây, phong toả, thì có khảnăng tự cung cấp đầy đủ những nhu cầu kinh tế cần thiết Theo Hồ Chí Minh,
ở căn cứ địa cách mạng bao giờ cũng phải có cơ sở chính trị vững chắc, làmchỗ dựa cho việc lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang của Đảng, cho hoạt độngchiến đấu và đứng chân của lực lượng cách mạng Cơ sở chính trị của căn cứđịa bao gồm tổ chức đảng, cơ sở chính trị của quần chúng, chính quyền cáchmạng và các lực lượng vũ trang Sự lãnh đạo của tổ chức đảng là nhân tố trựctiếp quyết định đến việc tồn tại và phát triển của căn cứ địa cách mạng Tổchức cơ sở đảng có vững mạnh, mới giác ngộ, giáo dục và tổ chức được nhândân địa phương tham gia vào sự nghiệp cách mạng, tạo nên sự vững chắc củacăn cứ địa Thực tế đã chứng minh rằng, căn cứ địa cách mạng vững chắcnhất là căn cứ địa trong “lòng dân” Song song với quá trình ấy, Hồ ChíMinh cho rằng phải xây dựng lực lượng vũ trang ở đây vững mạnh để bảo
vệ, phát triển căn cứ địa cách mạng, trên cơ đó lực lượng vũ trang sẽ làmnòng cốt cho toàn dân đánh giặc Theo Người, để xây dựng một căn cứ địahoàn chỉnh, chúng ta không chỉ xây dựng về mặt chính trị, kinh tế, quân sự
mà đặc biệt chú trọng xây dựng cả trên lĩnh vực văn hoá
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa cáchmạng trong quá trình đấu tranh giành chính quyền, là phải dựa vào dân,vào những điều kiện địa lý, xã hội thuận lợi Quá trình xây dựng phải tiếnhành từng bước, từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn, từ chính trị lên vũ trang,
bí mật lên công khai, từ riêng lẻ đến liên hoàn và hoàn chỉnh Căn cứ địaphải là nơi bảo vệ, giữ gìn và phát triển được lực lượng cách mạng, thuậnlợi cho việc tiến công địch, mở rộng địa bàn hoạt động Xây dựng căn cứđịa toàn diện cả về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá, không được coinhẹ hoặc bỏ sót một mặt nào, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng lực
Trang 34lượng vũ trang để tiến hành chiến tranh du kích, chống địch càn quét, bảo
vệ cơ quan đầu não của Đảng Hồ Chí Minh nói: Đội du kích trong lúchoạt động cần phải có căn cứ, đó là một vùng khá rộng, khá hiểm, dânchúng ở đây tổ chức vững vàng, quân lính đế quốc khó vào được Du kíchdùng nơi đây làm nơi đứng chân, tiến có thể đánh và phát triển, lui có thểđứng vững và giữ gìn lực lượng
Từ năm 1940 đến năm 1945, Hồ Chí Minh và Đảng ta tích cực chỉđạo việc xây dựng và củng cố các căn cứ địa cách mạng Hội nghị Trungương lần thứ bẩy (tháng 11 năm 1940) đã chủ trương thành lập các căn
cứ du kích và lấy Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm Cuối năm 1940, HồChí Minh lựa chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng ĐếnHội nghị Trung ương tám (tháng 5 năm 1941), dưới sự chủ trì của Hồ ChíMinh, quyết định duy trì và phát triển các căn cứ du kích Bắc Sơn và VõNhai, đồng thời ra sức củng cố và mở rộng căn cứ địa Cao Bằng Sau khixây dựng các căn cứ Cao Bằng, Bắc Sơn, Võ Nhai, chỉ trong một thờigian ngắn chúng ta đã xây dựng được một vùng căn cứ địa Việt Bắc rộnglớn, bao gồm hầu hết các vùng nông thôn thuộc sáu tỉnh: Cao Bằng, BắcCạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, cùng nhiều chiếnkhu và căn cứ vũ trang khác ở: Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, PhúThọ, Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Ngãi Đâythực sự là những nơi trọng yếu của cách mạng, là một quá trình xây dựng
và phát triển từ không đến có, từ ít tới nhiều, từ nhỏ đến lớn và từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện của các vùng căn cứ địa trong thời kỳ đấutranh giành chính quyền
Quan điểm của Hồ Chí Minh về địa bàn đấu tranh và lực lượng cáchmạng ở thời kỳ (1930-1945), là một trong những nội dung quan trọng,
Trang 35quyết định đến thắng lợi hay thất bại của khởi nghĩa vũ trang Địa bànchiến lược là khái niệm dùng để chỉ khu vực hoạt động của lực lượng cáchmạng, còn lực lượng đấu tranh là chủ thể của cách mạng Địa bàn và lựclượng là hai phạm trù khác nhau, nói về hai lĩnh vực khác nhau, song cómối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tư tưởng bạo lực cách mạng của HồChí Minh ở thời kỳ đấu tranh giành chính quyền Địa bàn chiến lược là nơiquyết định đến việc hình thành, hoạt động và phát triển lực lượng cáchmạng Bất cứ lực lượng cách mạng nào cũng đều phải đứng chân trên cácđịa bàn chiến lược cụ thể và tất yếu phải có nhiệm vụ bảo vệ và mở rộngcác địa bàn chiến lược.
Địa bàn chiến lược theo tư tưởng bạo lực cách mạng Hồ Chí Minh, trong đấu tranh giành chính quyền, được xác định trên cả ba vùng
chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị Rừng núi là địabàn chiến lược có địa hình hiểm trở, sẽ hạn chế được thế mạnh về vũkhí và trang bị của địch, nơi đây chủ yếu là nhân dân các dân tộc ítngười sinh sống, họ luôn thiết tha và trung thành với sự nghiệp cáchmạng của Đảng Ở địa bàn rừng núi trước sự tiến công của kẻ địch,chúng ta không những bảo toàn được lực lượng cách mạng mà còn cóthể giành thế chủ động về quân sự, đồng thời thuận lợi cho việc xâydựng và phát triển các căn cứ địa cách mạng, làm trung tâm đầu não chỉđạo lực lượng đấu tranh trên phạm vi cả nước Hồ Chí Minh nói: “Lòngyêu nước của đồng bào nhập với tình thế hiểm nghèo của núi sông thànhmột lực lượng vô địch” [41, tr.366] Cũng chính vì vậy, ở địa bàn rừngnúi Người chủ trương lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, các hình thứcđấu tranh khác chỉ phát triển ở mức độ nhất định
Nông thôn đồng bằng, địa thế không hiểm trở như rừng núi, nhưngmạng lưới giao thông phát triển, là nơi đông dân nhiều của, đồng thời vừa
Trang 36tiếp giáp với thành thị lại vừa tiếp giáp với địa hình rừng núi Hồ ChíMinh chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranhquân sự, thu đất giành dân, phá thế kịp kẹp, xây dựng các cơ sở chính trịrộng khắp và lực lượng quân sự bí mật, phát động chiến tranh du kích đểbiến hậu phương của địch thành hậu phương của ta
Địa bàn chiến lược thành thị là trung tâm về kinh tế, chính trị, quân sự,văn hoá, tập trung các cơ quan đầu não của bộ máy thống trị thực dân phongkiến Địa bàn thành thị có đông đảo các tầng lớp nhân dân sinh sống, nhiềulực lượng học sinh, trí thức, tiểu tư sản, những người luôn nhạy bén vớinhững tư tưởng tiến bộ của thời đại Lực lượng học sinh, trí thức, tiểu tư sảnViệt Nam, có lòng yêu nước và tinh thần dân tộc rất cao, họ chính là ngòipháo cho các phong trào đấu tranh ở thành thị và trên phạm vi cả nước TạiHội nghị Trung ương Tám (5-1941), Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cómột lực lượng toàn dân đủ sức gây ra và củng cố một cuộc khởi nghĩa thìĐảng phải mở rộng và củng cố các tổ chức cơ sở, mở rộng các tổ chức nơithành thị, sản nghiệp, hầm mỏ, đồn điền” [11, tr.130] Theo Người, ở thànhphố phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự,trong đó lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu Nếu đấu tranh chính trị ở thànhthị đạt được kết quả sẽ gây tiếng vang lớn trong cả nước, cũng như trên thếgiới, đồng thời đánh mạnh vào cơ quan đầu não của đối phương làm cho hệthống cai trị thuộc địa bị rung chuyển
Song song với việc xác định các địa bàn chiến lược, Hồ Chí Minh còn
đặc biệt coi trọng xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, từng bước
chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang trên phạm vi cả nước Người chorằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khởi nghĩa vũ trang do toàndân tiến hành, nhưng họ phải được tổ chức thành những đội quân chính trị,quân sự và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Như vậy, quan điểm về xây dựng
Trang 37và phát triển lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh ở thời kỳ đấu tranhgiành chính quyền, bao gồm hai lực lượng cơ bản là lực lượng chính trị vàlực lượng quân sự Trong tác phẩm “Con đường giải phóng”, Chủ tịch HồChí Minh đã khẳng định: Khởi nghĩa vũ trang là nhân dân nổi dậy dùng vũkhí đánh đuổi quân cướp nước, đoạt lấy chính quyền Đó là cuộc đấu tranh totát về chính trị và quân sự
Theo Hồ Chí Minh lực lượng chính trị của quần chúng phải đượcxây dựng một cách rộng khắp, ở cả thành thị, nông thôn và rừng núi, lấygiai cấp công nhân, nông dân là lực lượng chủ yếu, trên cơ sở đó tập hợptất cả mọi lực lượng yêu nước của dân tộc
Thực tế chứng minh rằng, thắng lợi của cách mạng tháng Tám chủyếu và trước hết là thắng lợi của đạo quân chủ lực công nhân và nôngdân Đây là lực lượng chiếm một số lượng đông nhất của dân tộc, là lựclượng chính trị hăng hái và có tinh thần triệt để cách mạng nhất, họ quyếtđịnh đến sự phát triển và thành công của cách mạng Lực lượng chính trịnày được từng bước xây dựng và trưởng thành qua các cao trào cáchmạng: 1930-1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945 và thực sự trởthành lực lượng hùng hậu khi tổng khởi nghĩa nổ ra Nhưng sự sáng tạocủa Hồ Chí Minh ở chỗ, không chỉ dựa vào giai cấp công nhân và giaicấp nông dân, mà Người còn biết tập hợp tất cả mọi lực lượng yêu nướccủa dân tộc, không bỏ sót một ai, trong lực lượng chính trị của quầnchúng Vì vậy, đấu tranh chính trị trong thời kỳ giành chính quyền là sựnổi dậy của toàn dân, bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,tiểu tư sản, tư sản dân tộc và mọi lực lượng yêu nước khác Lực lượngchính trị của toàn dân được tổ chức trong Mặt trận thống nhất giai đoạn(1930-1931), Mặt trận dân chủ Đông Dương giai đoạn (1936-1939), Mặttrận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (tháng 11 năm 1939) Đặc
Trang 38biệt, dưới hình thức các tổ chức cứu quốc của Mặt trận Việt Minh năm
1941, như: Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc, Đoàn thanhniên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ não cứu quốc ở tất cả các địaphương trên cả nước Từ đó đưa các tổ chức quần chúng tham gia đấutranh từ thấp tới cao, với các hình thức khác nhau, căn cứ vào điều kiệnlịch sử cụ thể để kết hợp giữa đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ và đấutranh giành lại nền độc lập cho dân tộc Quá trình đấu tranh cũng chính làquá trình xây dựng và phát triển lực lượng chính trị của quần chúng ngàymột rộng khắp
Mặt khác, Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng lực lượng chính trị củaquần chúng, luôn luôn gắn liền với việc phát triển lực lượng vũ trang nhândân Từ quan điểm: “Các đoàn thể cách mạng càng phát triển, quần chúngđấu tranh chính trị càng mạnh thì càng có cơ sở vững chắc để tổ chức lựclượng vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang” [3, tr.14], quan điểm
“Người trước súng sau”, Hồ Chí Minh khẳng định phải đi từ chính trị lên
vũ trang, lực lượng vũ trang nhất thiết phải được xây dựng và phát triểntrền nền tảng lực lượng chính trị của quần chúng
Lực lượng quân sự trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, theo
Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt cho chiến tranh du kích, cho khởinghĩa ở từng địa phương, cũng như trên phạm vi cả nước Quan điểm củaNgười về lực lượng quân sự ở thời kỳ này, chủ yếu tập trung xây dựng lựclượng vũ trang địa phương là các đội tự vệ, du kích, trên cơ sở đó từngbước xây dựng và phát triển bộ đội chủ lực Đây là sự vận dụng sáng tạo
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức lực lượng quân sự vào điều kiệnthực tiễn cách mạng Việt Nam khi chưa có chính quyền Đồng thời cũng là
sự kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Lịch sử dân tộcViệt Nam đã chứng minh rằng, trong các cuộc khởi nghĩa chống lại sự
Trang 39xâm lược, thống trị của phong kiến phương Bắc, ông cha ta đã biết tổ chức
ra nhiều thứ quân và vận dụng các cách đánh khác nhau
Đối với bộ đội chủ lực, Hồ Chí Minh sớm nhận thức đúng vị trí, vaitrò của loại hình tác chiến tập trung, nên Người đặc biệt quan tâm đến việcxây dựng và phát triển bộ đội chủ lực Tháng 12 năm 1944, Người ra chỉthị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: “Chọn lọc trong
số hàng ngũ du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết,hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội quân chủlực” [36, tr.507] Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời là sựkiện lịch sử quan trọng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền ở nước
ta, nó đánh dấu bước khởi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triểnquân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Đây rõ ràng không chỉ làđội quân chủ lực đầu tiên ở vùng Cao - Bắc - Lạng, mà còn là đội quânchủ lực đầu tiên của cách mạng cả nước, có trọng trách vô cùng nặng nề,nhưng cũng hết sức vinh quang Hồ Chí Minh nói: “Tuy lúc đầu quy môcủa nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm củagiải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước ViệtNam” [36, tr.508] Người còn cho rằng nhiệm vụ chủ yếu của bộ đội chủlực là, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh trên phạm vi cả nước, tổ chức theonhững quy mô phù hợp, nhằm tiêu diệt lực lượng quan trọng của địch, giảiphóng các vùng đất trọng yếu Bên cạnh đó, bộ đội chủ lực còn có nhiệm
vụ giúp đỡ lực lượng vũ trang địa phương về mọi mặt, trong tổ chức xâydựng, phát triển lực lượng, trang bị vũ khí, trong cả huấn luyện và thựchành chiến đấu Người nói: “Đội quân chủ lực, trái lại, có nhiệm vụ dìudắt các đội vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũkhí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên” [36,tr.507] Về cách đánh, giai đoạn đầu của Đội Việt Nam tuyên truyền giải
Trang 40phóng quân, Hồ Chí Minh nêu lên: “Vận dụng lối đánh du kích, bí mật,nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung” [36,tr.507]
Đối với lực lượng vũ trang địa phương, Hồ Chí Minh khẳng địnhtiềm năng, sức mạnh to lớn của các đội tự vệ, du kích và vai trò của chiếntranh du kích ở thời kỳ đấu tranh giành chính quyền Đây là lực lượngvững mạnh và rộng khắp trên mọi chiến trường, đánh địch bằng mọi thứ
vũ khí từ thô sơ đến hiện đại, là nòng cốt cho chiến tranh nhân dân ở địaphương Lực lượng tự vệ, du kích còn phối hợp, tạo điều kiện cho bộ độichủ lực trong quá trình tác chiến ở địa phương mình Trong tác phẩmCách đánh du kích (năm 1941), Hồ Chí Minh đã chỉ ra:
Du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc Đếquốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng; quân du kích không
có khí giới tốt, chưa thành quân đội đàng hoàng; nhưng quân dukích được dân chúng ủng hộ; thuộc địa hình, địa thế, khéo lợi dụngđêm tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế hoạch nên quân du kích vẫn cóthể đánh thắng được đế quốc [35, tr.469]
Về sau này, khi khẳng định vai trò to lớn của lực lượng dân quân dukích, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượngcủa toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc vôluận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì
kẻ thù cũng phải tan rã” [41, tr.132] Người cho rằng lực lượng tự vệ và dukích luôn phải dựa chắc vào dân, vì nhân dân là người bảo vệ, bổ sung, tiếp
tế lương thực thì chiến tranh du kích mới có thể duy trì và phát triển được.Thực tế cho thấy, nước ta đất không rộng, người không đông, lại bị bọn đếquốc phong kiến kìm kẹp ở mọi nơi, kể cả vùng rừng núi, nên muốn tiếnhành chiến tranh du kích phải dựa vào các làng xã để chiến đấu Khi bàn về