Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủ tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách
mạng Việt Nam Tư tưởng bao trùm của Người thể hiện ở nguyên lý độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh,Người đặc biệt chú trọng tới vấn đề dân chủ từ cách mạng dân tộc dân chủtới cách mạng xã hội chủ nghĩa
Hồ Chí Minh không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân chủ vàthực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối ứng xử dân chủđối với con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống Tư tưởng dânchủ Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong tư tưởng chính trị của Người màcòn thể hiện sinh động trong mọi lĩnh vực khác thuộc hệ thống tư tưởng HồChí Minh Do đó, chúng ta cần vận dụng tư tưởng dân chủ của Người vào sựnghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt trong cuộc vận động dân chủ hóa để thựchiện QCDC ở cơ sở Lúc sinh thời Người đã từng nhấn mạnh dân chủ là củaquý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đềkinh tế - xã hội trong phát triển
1.2 Chủ nghĩa xã hội, như Hồ Chí Minh khẳng định là xã hội do
nhân dân lao động làm chủ Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá
trình xây dựng chế độ xã hội mới đảm bảo thực hiện và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động Trong xã hội đó, dân chủ thể hiện lợi ích và
quyền lực chân chính của nhân dân Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ là
"dân làm chủ" và "dân là chủ"
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đấtnước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đến nay, chúng ta đãthu được những thành tựu to lớn: kinh tế phát triển, dân chủ bước đầu đượcphát huy, chính trị - xã hội ổn định, niềm tin của nhân dân đối với Đảng vàchủ nghĩa xã hội được tăng cường
Trang 2Có được những thành tựu to lớn đó là do Đảng, Nhà nước và nhândân ta đã không ngừng tìm tòi các giải pháp để từng bước xây dựng chế độdân chủ xã hội chủ nghĩa Đảng ta đã đề ra phương châm "dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra" (tháng 12/1986) Tuy nhiên, quá trình thực hiệnquyền dân chủ, làm chủ của quần chúng, đặc biệt ở nông thôn vẫn còn nhiềuhạn chế, thậm chí còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm dẫn đến những phản ứngcủa nhân dân, đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực (quan liêu, thamnhũng) của một số cán bộ đảng, chính quyền ở cơ sở Tình trạng đó lan rathành điểm nóng chính trị cần phải xử lý (như hiện tượng ở Thái Bình).Thấy rõ nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là ở chỗ, người dân vẫn chưađược hưởng quyền dân chủ đầy đủ và thực sự, Đảng và Nhà nước đã banhành chỉ thị, nghị định về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở (năm 1998).Những cố gắng đó đã đưa đến những thành tựu đáng phấn khởi Nhưng sovới đòi hỏi của thực tiễn, những thành tựu mà chúng ta đạt được mới ở bướcđầu Trước những vấn đề mới mẻ do bản thân quá trình vận động và thựchiện dân chủ hóa đề ra, chúng ta còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tiếptục phát huy dân chủ, đấu tranh kiên quyết chống lại những hiện tượng vi
phạm dân chủ và quyền làm chủ của dân, đặc biệt từ cơ sở, khắc phục những
biểu hiện dân chủ hình thức và tự do vô chính phủ.
Qua hai năm thực hiện chỉ thị 30CT-TW của Đảng và Nghị định 29/NĐCP của Nhà nước về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở cho thấy,nhân dân cả nước tiếp nhận chủ trương này một cách phấn khởi và tintưởng Chỉ thị này đang đi vào cuộc sống tạo nên chuyển biến tích cực trongnhận thức chính trị và hành động của đông đảo các tầng lớp nhân dân
1.3 Để chủ động phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt
tiêu cực trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cần phải thường xuyênnghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục nhữngthiếu sót trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách Đó là việc làmcần thiết Vì lẽ đó cần phải nghiên cứu vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ
Trang 3Chí Minh vào việc xây dựng và phát triển dân chủ ở nước ta, đặc biệt là dânchủ ở cơ sở.
2 Tình hình nghiên cứu
Từ lâu vấn đề dân chủ đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhàhoạt động chính trị cũng như các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khoa học xãhội và nhân văn ở trong nước và trên thế giới
Ở nước ta trong 15 năm đổi mới vừa qua, thành tựu nghiên cứunhững vấn đề lý luận về dân chủ và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềdân chủ được thể hiện ở những công trình của nhiều tác giả và các tập thểtác giả Ví dụ:
- Những lực cản đối với quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam - Báo
Nhân Dân, số ra ngày 22/4/1998 của Hoàng Chí Bảo
- Dân chủ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, Tạp chí TTLL số 7/1989
của Hoàng Chí Bảo
- Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Nxb Sự thật, H, 1991
của Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo
- Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ: quan điểm, lý luận
và phương pháp nghiên cứu, Tạp chí TTLL số 9/1992 của Hoàng Chí Bảo.
- Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Cộng sản số 2/1999 của
Trần Quang Nhiếp
- Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ Tạp
chí QLNN, số 1/1999 của Lê Minh Châu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới: Sự hình thành và
phát triển, Nxb CTQG, H, 1995 của Hoàng Văn Hảo.
- Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Sự thật, H, 1997 của
Nguyễn Khắc Mai
- Về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
6/1998 của Hoàng Trang
Trang 4- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân,
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn trình bày những nội dung chủ yếu về dân chủ trong tưtưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng vàthực hiện QCDC ở cơ sở, đặc biệt ở nông thôn hiện nay
Nhiệm vụ:
Để đạt mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa nội dung tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
- Trình bày quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 1998 đến naybước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm (qua khảo sát thực tế ở tỉnhQuảng Nam và thành phố Đà Nẵng)
- Đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng
tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh vào việc xây dựng và thực hiện QCDC ở
cơ sở trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay
Trang 54 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin, các quanđiểm tư tưởng của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về dân chủ và xây dựng thểchế dân chủ
Ngoài ra, tác giả luận văn còn vận dụng phương pháp lôgic vàphương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng kết thực tiễn đểnghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ vànhững biện pháp thực hiện dân chủ thể hiện trong những tác phẩm chủ yếucủa Người ở thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Khảo sát thực tế tại địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng để đánh giá hiệntrạng và các vấn đề đặt ra trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998đến nay
6 Cái mới về mặt khoa học của luận văn
Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những nội dung lý luận về dân chủtrong tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng vàthực hiện QCDC ở cơ sở trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được kết cấu thành 3 chương và 7 tiết
Trang 6Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1.1 TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ - MỘT NỘI DUNG HỢP THÀNH CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ HỒ CHÍ MINH
1.1.1 Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng chính trị thiên tài, nhà tư tưởng dân chủ lớn của Việt Nam
Hồ Chí Minh - một vĩ nhân đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triểncủa nhân loại Sự vĩ đại và cao quý của Người được thể hiện trên nhiềuphương diện từ cuộc đời, sự nghiệp đến tư tưởng, đạo đức, phương pháp vàphong cách Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau của nhiều bộ môn khoa học
xã hội - nhân văn, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận định rằng: "Ở HồChí Minh, nhà chính trị (bao gồm cả nhà chiến lược, nhà tổ chức, nhà quânsự) hòa quyện với nhà nhân văn, nhà đạo đức, nhà văn hóa, hình thành mộtdiện mạo, một nhân cách riêng của Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh
là sự gắn bó thống nhất của những quan điểm tư tưởng chính trị (về cáchmạng dân tộc dân chủ, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về tổ chức lực lượng,
về quân sự) với tư tưởng nhân văn, tư tưởng đạo đức, tư tưởng văn hóa" [9,
257-249]
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng
Hồ Chí Minh - trong mối quan hệ với tư tưởng nhân văn, tư tưởng kinh tế,
tư tưởng văn hóa và tư tưởng đạo đức
Từ việc xác định vị trí của tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trongtổng thể tư tưởng Hồ Chí Minh như trên, chúng ta cần thiết phải xác địnhnội dung thực chất của tư tưởng chính trị ấy Xung quanh vấn đề này đang
có nhiều cách xác định khác nhau Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có thểđồng tình với cách hiểu: "Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh là tổ hợp các
Trang 7luận điểm, các quan điểm liên quan đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộcViệt Nam nói riêng và các dân tộc bị áp bức nói chung Đó là lý luận vềcách mạng ở các nước thuộc địa trong thời đại mới" [33, 31]
Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh còn là một hệ các vấn đề bao gồmnhiều nội dung như chiến lược đại đoàn kết, xây dựng mặt trận thống nhất,xây dựng Nhà nước của dân, do dân vì dân và xây dựng Đảng cách mạngchân chính Đó là những điều kiện căn bản đảm bảo thực hiện thắng lợi lýtưởng và mục tiêu cách mạng
Một trong những giá trị văn hóa đáng tự hào, đáng trân trọng là tưtưởng dân chủ của Người Tư tưởng dân chủ của Người lại là điều cốt lõicủa tư tưởng chính trị đó Hồ Chí Minh trở thành nhà tư tưởng chính trị, nhà
tư tưởng dân chủ của cách mạng Việt Nam
Dân chủ luôn luôn bị chế ước bởi những điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội của một thời đại lịch sử xác định cũng như các yếu tố thuộc
về đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử và truyền thống của dân tộc Tìm hiểu tưtưởng dân chủ của Hồ Chí Minh tất yếu phải đặt trong bối cảnh lịch sử của
thời đại và đất nước nơi Người sinh ra để xem người đã kế thừa những gì trong tư tưởng dân chủ của dân tộc và nhân loại, đã phát triển như thế nào
và thực hành ra sao tư tưởng dân chủ đó
1.1.2 Hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và những tác động tích cực của truyền thống dân tộc đến sự hình thành tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh
Vào giữa thế kỷ XIX, trong khi các nước tư bản phương Tây nhanhchóng phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì các nước phươngĐông vẫn chìm đắm trong sự trì trệ dưới sức nặng của chế độ phong kiếnchuyên chế, bảo thủ ngự trị từ lâu đời Hậu quả là, lực lượng sản xuất của xãhội chậm phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, đời sống vật chất vàtinh thần của các tầng lớp nhân dân lao động rơi vào cực khổ, bế tắc, mâu
Trang 8thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến thống trị với nhân dân lao động mà
tuyệt đại đa số là nông dân ngày càng sâu sắc.
Từ lâu, chủ nghĩa đế quốc đã nhòm ngó, mưu đồ xâm chiếm ViệtNam Sự suy yếu bạc nhược của chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã tạo cơhội cho đế quốc Pháp bắt đầu xâm lược nước ta Bọn vua quan phong kiếnươn hèn đã đầu hàng thực dân Pháp, bán nước ta cho bọn ngoại bang, phảnbội lợi ích của dân tộc, đẩy nhân dân ta vào tình cảnh nô lệ dưới ách thốngtrị của chủ nghĩa thực dân Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp
Thực dân Pháp đã câu kết với giai cấp địa chủ phong kiến, đặt áchthống trị ở nước ta, tiến hành bóc lột, áp bức và nô dịch nhân dân ta mộtcách vô cùng tàn bạo Việt Nam trở thành nước thuộc địa với chế độ thựcdân nửa phong kiến Chính sách thống trị hà khắc của thực dân Pháp làmcho nhân dân ta bị bần cùng, khốn khổ không có chút quyền tự do, dân chủnào
Ngay từ lúc đế quốc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đãanh dũng đứng lên chống xâm lược Các phong trào cứu nước từ các cuộc khởinghĩa Bình Tây ở Lục Tỉnh, phong trào Cần Vương, Văn Thân đến các phongtrào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân của các cụ Phan Bội Châu,Lương Văn Can, Phan Chu Trinh cho đến cuộc nổi dậy của Hoàng Hoa Thám
và các cuộc khởi nghĩa sau đó đều lần lượt thất bại và bị đàn áp khốc liệt Cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỷ XX rơi vào sự bế tắc vềđường lối Bối cảnh đó đã thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn TấtThành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân với hành trang là lòng yêu nướcthương dân và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Người đã sử dụng những gì
trong hành trang đó để hình thành tư tưởng dân chủ của mình sau này?
Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta quyết không chịu khuấtphục đã nổi lên đấu tranh nhiều lần chống xâm lược, để tự giải phóng mình.Nhiều lần nước ta bị phương Bắc xâm lược nhưng dân tộc ta vẫn giữ vững
Trang 9được lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc của mình Những trang sử
vàng của dân tộc đã được làm nên bởi sức mạnh đoàn kết của cộng đồng
Việt Nam Trong sức mạnh cộng đồng đó, thường nổi lên những người đứng
đầu đất nước - những thủ lĩnh chính trị biết dựa vào dân và tin vào sức
mạnh của dân Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đã từng có
những con người như thế
Lý Thường Kiệt nêu lên tư tưởng: "Người làm vua của dân, cốt phải
nuôi dân" [34, 319] Với ông, "nuôi dân" (dưỡng dân) thì phải bỏ các kế sách
tham tàn, phải loại trừ sự sách nhiễu làm hại dân, phải ngăn chặn sự đụckhoét dân để làm giàu cho mình Nhờ đó mà cuộc hành quân đánh Tống củaông đạt kết quả rực rỡ ở thế kỷ X, mở ra thời kỳ phát triển mới của Nhànước phong kiến Việt Nam độc lập
Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân nhà Trần đã ba lần đánh thắngquân Nguyên - Mông ở thế kỷ XIII Đó là đội quân hùng mạnh nhất thế giới
lúc bấy giờ Nước Trung Hoa rộng lớn đã bị chúng thôn tính, vậy mà ba lần xâm lược Việt Nam cả ba lần chúng đều chịu thất bại phải rút quân về nước.
Nhìn lại ba lần chống quân Nguyên - Mông, Trần Quốc Tuấn rút ra một số
bài học về giữ nước, trong đó có bài học về thái độ đối với dân Ông nêu:
phải làm sao để "lòng dân không xa rời mình", muốn vậy, phải có kế sách cốkết được lòng dân, đó là nới lỏng sự đóng góp của dân "Khoan sức cho dân
để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách của sự giữ nước" [35, 398].Sinh hoạt chính trị đời Trần có yếu tố rất đáng lưu ý là tổ chức một số hội
nghị bàn việc nước có tính chất dân chủ Năm 1282, Trần Nhân Tông họp
vương hầu và trăm quan ở Bình Than để bàn về sách lược công thủ Năm
1283, Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập phụ lão trong nước họp ởthềm điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc Qua những hội nghị này, họ biếtđược lòng dân, biết được kế sách đánh giặc hữu hiệu đồng thời thu phụcđược lòng dân, tăng thêm ý chí giết giặc của nhân dân
Trang 10Nguyễn Trãi - nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc của dân tộc Việt
Nam ở thế kỷ XV Người đã góp phần tạo dựng nên chính sách thân dân
thời kỳ Lê sơ mà kết quả là giành được chủ quyền đất nước từ tay giặcMinh, đem lại xã hội thái bình, nhân dân no ấm và phát triển đến thịnhvượng với quan niệm phải "nuôi dân", "chăn dân", "huệ dân", phải lấy việcyên dân làm mục tiêu chiến đấu: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" (Bình Ngôđại cáo), "đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp giặc cốt để yên dân" (Thư dụhàng Bình Than); phải tránh chính sự phiền hà làm hại đến cuộc sống củadân
Thái độ và chính sách của các triều đại Lý, Trần, Lê đối với dân đãtạo cho người dân sự gắn bó với triều đình, tạo cho đất nước một cục diệnthống nhất, vững mạnh, tạo cho dân tộc một sức mạnh chống ngoại xâm vàgiữ gìn bờ cõi Lý luận làm cơ sở cho thái độ và chính sách đó tuy khôngnhiều nhưng quan điểm thì rõ ràng và ý nghĩa hiện thực thì vô cùng to lớn.Chính lý luận đó đã làm tiền đề cho sự chuyển biến nhận thức trong quanniệm về dân ở các thời kỳ lịch sử sau này, làm cơ sở cho sự hình thành tưtưởng dân chủ Hồ Chí Minh ở thế kỷ XX
Nhưng "dân" dưới thời phong kiến là thuộc phạm trù của chủ nghĩaphong kiến, chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến Dân tuy là sốđông và có sức mạnh nhưng chung quy lại họ vẫn bị xem là những người bịtrị, cần phải có người khác dẫn dắt, họ không có khả năng quản lý và điềuhành đất nước Dân tuy được xem là thành phần cơ bản của nước, nhưngnước lại không phải là của dân, mà là của vua, của dòng họ vua thống trị,cha truyền con nối Các triều đại đang lên và các nhà tư tưởng của triều đại
ấy dù có nêu trách nhiệm "nuôi dân", "chăn dân" coi "dân là gốc nước", xem
"dân là quý", dù trong đời sống chính trị ở một mức độ biểu hiện nào đócũng có ít nhiều tính chất dân chủ song điều đó cũng chỉ là biểu hiện củachủ nghĩa nhân bản của tinh thần dân tộc chứ chưa phải là tư tưởng dân chủ,dân quyền theo nghĩa đích thực của nó
Trang 11Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ trên thế giới ở thờicận đại thường gắn liền với các cuộc Cách mạng tư sản ở châu Âu vào thế
kỷ XVIII Giai cấp tư sản ra đời đảm đương vai trò lịch sử chống phongkiến, chống thần quyền đòi tự do, bình đẳng, đòi quyền quản lý xã hội Vàolúc này, tư tưởng dân chủ mới trở thành một trào lưu tư tưởng có ý nghĩatích cực, tiến bộ, thúc đẩy sự ra đời các thiết chế dân chủ tư sản Đây quả là
một sự chuyển biến có tính cách mạng trong quan niệm về dân và về vai trò
của dân Nó có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành tư tưởng dân chủ ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, khi mà tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp qua
"Tân Thư", "Tân Văn" từ Trung Quốc và Nhật Bản truyền vào Việt Nam.Phan Bội Châu nêu lên quan niệm "nước lấy dân làm chủ, dân coi việc nướcnhư việc nhà", "Dân là dân nước, nước là nước dân" hoặc "Chỉ nên đềxướng dân quyền, dân đã giác ngộ được quyền lợi của mình dần dần mới cóthể mưu tính đến việc khác, dân quyền là phép đổi dời non sông" Trang đầucủa cuốn sách về lịch sử dân chủ, dân quyền ở Việt Nam bắt đầu từ đây Tuynhiên, bên cạnh mặt tích cực và có ý nghĩa tiến bộ, dân chủ tư sản khôngtránh khỏi những hạn chế thuộc về bản chất của nó Nó biểu hiện ở chỗ, dânchủ chỉ có đối với giai cấp tư sản còn nhân dân lao động vẫn bị áp bức, bóclột thậm tệ ở ngay cả những nơi sinh ra nó Ở Việt Nam những tư tưởng dânchủ, dân quyền được Phan Bội Châu nêu ra đã làm phấn chấn lòng người
Biết bao trí thức yêu nước, thương dân đặt rất nhiều kỳ vọng vào phép "đổi
dời non sông" ấy nhưng họ chưa biết bắt đầu từ đâu và bằng con đường nào
là đúng đắn nhất để đáp ứng nhu cầu giải phóng dân tộc, nhu cầu dân sinh,dân trí, dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ
Tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc yêu nước và thươngdân ngọn nguồn của dân chủ, Hồ Chí Minh có cách riêng để thể hiện mình
cả trong nhận thức lẫn trong hành động Người không chỉ dành tình thương
vô bờ bến cho dân, cho nước mà Người còn mở rộng tình thương đến tất cảnhững người bị đọa đầy đau khổ trên trái đất Tư tưởng dân chủ và tư tưởng
Trang 12chính trị của Hồ Chí Minh đã tựa vững chắc trên nền tảng của chủ nghĩa yêunước, của tinh thần dân tộc, của các giá trị nhân bản và nhân đạo tích cực
mà cốt lõi là tình thương yêu đối với nhân dân lao động Người không chỉ
yêu thương nhân dân mà Người còn luôn tin tưởng ở dân, gần gũi với dân,tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến của dân Người luôn đặt mình trong dân và
đã cống hiến tất cả cho dân, cho nước, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vìđộc lập dân tộc, tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân Đường lối chính trị
cơ bản và nhất quán của Người là đường lối đại đoàn kết Đó là sự đoàn kết
theo tình nghĩa đồng bào, đồng thời cũng là sự đoàn kết liên hiệp nhữngngười bị áp bức trên thế giới để đấu tranh cho độc lập tự do, hạnh phúc củanhân dân lao động Tư tưởng đại đoàn kết trở thành nguyên tắc chính trịđược Người kế thừa từ truyền thống dân tộc Việt Nam, là di sản quý báu và
vĩ đại của nền văn hóa chính trị Việt Nam
1.1.3 Những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và phương Tây đối với sự hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh
Người Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tư tưởng Nho giáo,Phật giáo và Lão giáo Người Việt đã chủ động tiếp thu những yếu tố tíchcực và tiến bộ của Nho, Phật, Lão để trở thành nguồn di sản văn hóa của dântộc tạo nên động lực tinh thần của những triều đại phong kiến khi chốngngoại xâm, đặc biệt là Nho giáo
Đối với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nho giáo đã có ảnh hưởngsâu sắc đối với Người ngay từ thời niên thiếu Hồ Chí Minh tiếp thu Nhogiáo, nhưng là Nho giáo của những người yêu nước qua bổn phận trung hiếucủa người dân đối với sự mất còn của dân tộc Những giá trị văn hóaphương Đông đặc biệt là Nho giáo mà Hồ Chí Minh tiếp thu đó là phải xem
dân là gốc nước Sách "Thượng thư" nói: "Dân có thể gần, không thể coi
thường Dân là gốc nước Gốc có vững thì nước mới yên" Hồ Chí Minh đã
Trang 13phát triển quan niệm đó Người khẳng định: nhân dân là gốc, công nông làgốc của cách mạng:
"Gốc có vững cây mới bềnXây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [19, 410]
Trong Nho giáo cũng đã nói đến chữ tín, đến dân tin Có được dân
tin thì triều chính mới vững vàng Khổng Tử đã nói như thế Và để được dântin thì theo Khổng Tử phải làm hàng loạt việc có liên quan tới dân như phảilàm sao cho được lòng dân, đáp ứng nguyện vọng của dân, loại trừ cái dânkhông thích Kế thừa và phát triển quan niệm này, Hồ Chí Minh luôn đềcao yêu cầu đối với những người làm chính trị, những cán bộ lãnh đạo chính
trị phải làm sao được dân tin, dân yêu, không phải để lấy lòng dân, để lợi
dụng dân mà phải rèn luyện phẩm chất, năng lực để vừa là người đầy tớ vừa
là người lãnh đạo dân, hết lòng thương dân, vì dân, việc gì có lợi cho dânphải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh
Mạnh Tử cho rằng có ba đối tượng mà người thực hành triều chínhphải tính tới, đó là: dân, xã tắc, vua Theo ông cả ba đều quan trọng songnếu xếp thứ tự thì trước hết phải là dân "dân là quan trọng, thứ đến là xã tắc,còn vua là nhẹ" Bởi ông cho rằng được lòng dân thì được thiên hạ "đượcchúng dân thì làm thiên tử" Đối với Hồ Chí Minh, bao giờ Người cũng coidân là trên hết, trước hết, thương dân, trọng dân, được lòng dân, tập hợp lựclượng dân chúng trên con đường đấu tranh tự giải phóng, giành quyền dânchủ cho dân, mưu cầu hạnh phúc cho dân
Tuân Tử nêu tư tưởng "chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng làdân" Vì vậy, kẻ đang cầm quyền không thể vì có quyền trong tay mà coithường dân, chà đạp lên nguyện vọng, quyền sống của dân Tiếp thu tưtưởng đó, Hồ Chí Minh yêu cầu những người làm chính trị phải tu dưỡngrèn luyện suốt đời cả trong đấu tranh giành chính quyền và trong xây dựngđất nước khi đã nắm được chính quyền
Trang 14Cách tiếp thu và sử dụng lý thuyết Nho giáo một cách sáng tạo của
Hồ Chí Minh có phần giống như Các Mác tiếp thu phép biện chứng củaHêghen Người tiếp thu các nhân tố hợp lý của Nho giáo, cải tạo lại mục
đích "trị quốc, bình thiên hạ" của Nho giáo cho nó hướng vào dân Những gì
xét thấy không hợp thời hoặc lạc hậu thì Người gạt bỏ và phê phán
Ở thời kỳ niên thiếu của Hồ Chí Minh, Nho giáo đã bất lực trước sựtiến công của chủ nghĩa đế quốc Và cả truyền thống tốt đẹp của dân tộc lúc
đó cũng không phát huy được hiệu quả, nếu nó không được bổ sung thêmnhững nhân tố mới, những thành tựu mới của nhân loại Chính vì thế mà năm 1911, Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết định sangphương Tây chứ không phải là phương Đông như các vị tiền bối đã làm, với hyvọng tìm một con đường đúng đắn, có hiệu quả nhất để cứu nước, cứu dân
Điều hấp dẫn nhất đối với Hồ Chí Minh ngay khi Người còn ở trongnước là khẩu hiệu "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" của Cách mạng tư sản Pháp(1789) Những mỹ từ về quyền con người đó đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra điđến tận quê hương của nó để tìm hiểu sự thực đằng sau những khẩu hiệu đẹp
đẽ ấy Trong thời gian ở Pháp, Hồ Chí Minh đã có điều kiện đọc những tácphẩm của các nhà tư tưởng, các triết gia lớn ở châu Âu, đặc biệt những nhà
tư tưởng, triết học thời khai sáng và thời kỳ cách mạng tư sản Pháp nhưDiderot, Voltaine, Montesquieu, Rousseau Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệtđến những tác phẩm bàn về nhân quyền, dân chủ, nhân đạo như "tinh thầnpháp luật" (Montesquieu), "Bàn về khế ước xã hội" (JJ Rousseau) Tưtưởng nhân đạo, dân chủ, nhân quyền thế kỷ XVIII đã dẫn đến cuộc cáchmạng năm 1789, cuộc cách mạng đã tấn công vào chế độ phong kiến và giáohội Nhưng chẳng bao lâu, chính quyền tư sản lại khôi phục nhà thờ, lại tiếptục sử dụng tôn giáo làm công cụ ru ngủ nhân dân trong nước và làmphương tiện xâm lược thuộc địa Người đã thấy rất rõ rằng, khẩu hiệu "Tự
do, Bình đẳng, Bác ái" chỉ tồn tại trên lý thuyết còn thực tế đã mất dần ýnghĩa Sự thật là dưới chế độ tư bản thực dân, không hề có tự do, bình đẳng,
Trang 15bác ái dành cho dân chúng, chỉ có áp bức, bóc lột và các cuộc đàn áp tàn bạođối với nhân dân lao động Người đã nhìn rõ hai mặt tích cực và tiêu cực củanền dân chủ tư sản, của cách mạng tư sản Thực tiễn sống, hoạt động và đấutranh phong phú qua gần 10 năm khảo sát (1911 - 1920) ở nhiều nước châu
Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh đã đem lại cho Người những nhận thức mới: ởcác nước thuộc địa, đâu đâu người lao động cũng bị chủ nghĩa thực dân đếquốc đầy ải trong tủi nhục, đói nghèo, bị bóc lột đàn áp dã man, và ở đâu cácdân tộc bị áp bức cũng đều có khát vọng đấu tranh đòi giải phóng Ngay ởnhững nước tự xưng là văn minh nhất cũng vẫn có hai loại người: tầng lớptrên sống hết sức xa hoa, thừa thãi còn đa số nhân dân lao động phải sốngcuộc đời nheo nhóc, bần hàn Chính do sự yêu thương thông cảm nhữngngười cùng khổ và căm ghét bọn tư bản, đế quốc thực dân mà tình cảm và ýthức giai cấp, ý thức quốc tế ở Hồ Chí Minh từng bước được nảy nở, làm cơ
sở rất quan trọng cho việc tiếp thu những học thuyết cách mạng, khoa họctạo bước ngoặt trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh sau này khi Ngườigiác ngộ chủ nghĩa Mác- Lênin và CNCS
1.1.4 Chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) tạo nên bước ngoặt trong sự hình thành tư tưởng dân chủ của
Hồ Chí Minh
Trên cơ sở truyền thống văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh tiếp thutinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây và cuối cùng Người đến với
chủ nghĩa Lênin Đây là bước ngoặt trong quá trình tìm đường cứu nước và
quá trình phát triển tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Bước ngoặt đó đãđánh dấu sự định hình và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tưtưởng của giai cấp vô sản - chủ nghĩa Mác-Lênin, mang bản chất cách mạng
và khoa học triệt để
Chủ nghĩa Mác-Lênin, Cách mạng Tháng Mười và thời đại mới đãđem lại cho Người câu trả lời đúng đắn nhất Đó là muốn có một Việt Namđộc lập có chủ quyền, nhân dân ta là người chủ và làm chủ cuộc sống của
Trang 16mình thì toàn dân tộc Việt Nam phải tự mình xóa bỏ ách nô lệ, rũ bỏ mọi
gông xiềng giành lấy độc lập tự do thực sự bằng cách "đem sức ta mà giảiphóng cho ta", dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác-Lênin Người đãchỉ rõ trong "Đường cách mệnh" (1927): "Bây giờ học thuyết nhiều, chủnghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnhnhất là Chủ nghĩa Lênin" [16, 268] Người phê phán cách mạng Pháp, cáchmạng Mỹ là những cuộc cách mạng không đến nơi, chỉ có cách mạng Nga làcách mệnh đến nơi, tức là đã trao lại cho nhân dân quyền lực thực sự của họ.Người quyết định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười
Thế giới quan và phương pháp luận Mác-Lênin đã giúp Hồ ChíMinh nhìn nhận, đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết tư tưởng đươngthời cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình để tìm ra conđường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Tình cảm yêunước thương dân, quan niệm về dân, hành động tất cả vì dân trong tư tưởngcủa Người khi bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin đã được nâng lên một trình độmới mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc, tính khoa học và cáchmạng triệt để nhất
Cần phải nói thêm rằng: việc tiếp thu, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin của Hồ Chí Minh là cả một quá trình kết hợp nghiên cứu lý luận
gắn với hoạt động thực tiễn Người đã vận dụng và phát triển lý luận
Mác-Lênin một cách sáng tạo chứ không giáo điều, kinh viện Người cho rằnghọc tập chủ nghĩa Mác-Lênin, trước hết phải nắm vững cái cốt lõi, "linh hồnsống" của nó là phép biện chứng Phép biện chứng được Hồ Chí Minh diễnđạt theo ngôn ngữ phương Đông "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" Nhờ nắm vững
"linh hồn sống" đó, Hồ Chí Minh đã có quan điểm và hành vi đúng đắntrong việc kế thừa, tiếp thu truyền thống dân tộc và nhân loại, tránh đượcthái độ hư vô chủ nghĩa, phủ nhận mọi thành tựu quá khứ Người cũng tránhđược thái độ bảo thủ, khư khư giữ lấy mọi di sản tư tưởng của quá khứ HồChí Minh đã biết gạn đục khơi trong, gạt bỏ những nhân tố tiêu cực của quá
Trang 17khứ mà chỉ giữ lại và phát huy những tinh hoa của dân tộc và nhân loạitrong mọi lĩnh vực của đời sống Phép biện chứng cũng giúp cho Hồ ChíMinh có cái nhìn đúng đắn ngay cả đối với chủ nghĩa Mác-Lênin Đối với
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác không phải là kinh thánh để cho mọi ngườitụng niệm mà là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi suy nghĩ và hành động, nhờvậy Hồ Chí Minh đã tránh được cách nhìn siêu hình, phiến diện và bệnh giáođiều mà nhiều người mắc phải
Với tư duy biện chứng và tầm nhìn khoáng đạt, Người còn nhận thấynhững giá trị tiến bộ và ý nghĩa thiết thực của chủ nghĩa Tam dân của TônTrung Sơn Người thấy ở chủ nghĩa Tam dân và chính sách thân Nga, liêncộng, phù trợ công nông của Tôn Trung Sơn có những mặt tiến bộ, tích cực
có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam Người còn ý thức được vai tròquan trọng của đạo đức trong xã hội phương Đông, đặc biệt là trách nhiệm
tu thân của mỗi người; nhấn mạnh vai trò của truyền thống dân tộc; chú
trọng tiếp thu văn hóa nhân loại, lòng nhân ái của Giê Su, tinh thần dân chủ
và tự do phương Tây; ý thức phấn đấu thực hiện mục đích cuối cùng là làmcho dân tộc độc lập, tự do, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhândân, chủ trương xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân
1.1.5 Những phẩm chất, trí tuệ và nhân cách chính trị Hồ Chí Minh
Khác với nhiều người cùng thời, Hồ Chí Minh là một người có phẩmchất cá nhân tiêu biểu, một nhân cách chính trị vĩ đại của thời đại chúng ta
Trước tiên phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh thể hiện ở tình yêu
quê hương, đất nước, yêu nhân dân sâu sắc gắn liền với lý tưởng và tình
cảm cách mạng của Người Sức mạnh của tình cảm yêu nước, thương dân đãthúc đẩy Người làm cách mạng, làm chính trị và chỉ có làm cách mạng, làmchính trị với động cơ chân chính vì dân mới đảm bảo thực sự cho lý tưởng vìnước, vì dân được thực hiện Vì vậy, tư tưởng vì dân, lấy dân làm gốc không
Trang 18chỉ là quan điểm nhân văn, là cốt cách làm người mà còn là một quan điểmchính trị đặc sắc của Hồ Chí Minh.
Phẩm chất, năng lực tạo thành nhân cách của Hồ Chí Minh thể hiện
ở chí hướng, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, lý tưởng sống, niềm
tin sâu sắc vào sự nghiệp cứu dân, cứu nước: sự nghiệp cách mạng của nhân
dân Việt Nam và nhân dân lao động toàn thế giới, đó là con đường cứu nước
và giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản và CNXH
Năng lực trí tuệ của Hồ Chí Minh thể hiện ở trình độ vận dụng lý
luận vào thực tiễn một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn Hồ Chí Minh là một
nhà cách mạng, một nhà hoạt động chính trị mẫu mực về "học đi đôi vớihành, lý luận gắn liền thực tiễn", thực tiễn cuộc sống và thực tiễn đấu tranhcách mạng Đây là phẩm chất và năng lực tạo nên nhân cách chính trị HồChí Minh, hơn nữa đó là nhân cách văn hóa của Người
Phẩm chất của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sức mạnh và ý chí Sứcmạnh và ý chí đó của Người đã cổ vũ sự quyết tâm cao độ của hàng triệutriệu con người Việt Nam và nhân loại tiến bộ trong đấu tranh cách mạng đểthực hiện mục tiêu giải phóng
Tất cả những phẩm chất, trí tuệ và nhân cách của Hồ Chí Minh đượcphát huy trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của Người Nhờ vậy, giữamuôn vàn lý thuyết và học thuyết khác nhau, đối lập nhau, đúng - sai, thật -giả đan xen lẫn lộn, Hồ Chí Minh vẫn tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cáchmạng đúng đắn và con đường đi tới mục tiêu, lý tưởng đó Giữa thực tiễn vôcùng sinh động với bao tình huống phức tạp, khó khăn, bao sóng gió thửthách, có khi đe dọa cả cuộc sống và sinh mệnh của mình, Người vẫn vươnlên, vẫn kiên trì chân lý, để có những quyết định đúng đắn và sáng suốt,những hoạt động sáng tạo để biến tư tưởng thành hiện thực
1.2 NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA HỒ CHÍ MINH
Trang 191.2.1 Về vai trò của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Dân chủ từ bao đời nay luôn là đề tài hấp dẫn đối với các học giảtrong nước và ngoài nước bởi dân chủ liên quan mật thiết tới cuộc sống củacon người và sự phát triển của xã hội Đối với chúng ta, thực hiện và pháthuy dân chủ của quần chúng nhân dân là điều hệ trọng đối với sự thành bạicủa chế độ, của thể chế Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủvừa biểu hiện là giá trị xã hội mà con người và loài người đạt được trongtiến trình đấu tranh để tự giải phóng mình, từng bước vươn tới tự do và làmchủ lại vừa là hình thức và tính chất tổ chức thể chế Nhà nước Dân chủ vừamang tính nhân loại vừa mang tính giai cấp Trình độ dân chủ đi đôi vớitrình độ văn minh và tiến bộ xã hội Nội dung và hình thức của các thể chếdân chủ biểu hiện những trình độ phát triển khác nhau của các thể chế chínhtrị - xã hội Vấn đề là ở chỗ, giai cấp cầm quyền có ý thức được vai trò củadân, có thực hiện được sự ủy thác quyền lực của dân hay không? Đó còn là
sự tự ý thức được vai trò làm chủ xã hội của dân đến đâu để dân chủ có điềukiện thể hiện đầy đủ vai trò của nó trên thực tế
Trong lịch sử, từ khi giai cấp và Nhà nước xuất hiện, dân chủ được
tổ chức thành chế độ dân chủ như hình thức thể hiện và biểu đạt quyền lựccủa chế độ nhà nước Chế độ dân chủ, chế độ nhà nước nào cũng mang tínhchất giai cấp, nó thực hiện và bảo vệ lợi ích và quyền lực của một giai cấpnhất định Đó là giai cấp thống trị Mọi nền dân chủ (hay chế độ dân chủ)trước CNXH thường chỉ là dân chủ do một thiểu số thuộc giai cấp thống trị.Chỉ đến CNXH, nền dân chủ XHCN mới thực sự là nền dân chủ cho đa sốdân chúng trong xã hội
Hồ Chí Minh, nhà lý luận và thực hành dân chủ tiêu biểu của thế kỷ
này ở nước ta - là người đã nhìn thấy rõ sức mạnh của dân "Trong bầu trời
không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượngđoàn kết của nhân dân" [20, 276] Người đã huy động sức mạnh của toàn dântrong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, góp phần to lớn đưa dân tộc Việt
Trang 20Nam từ nô lệ tới độc lập tự do, đưa nhân dân ta lên địa vị làm chủ đất nước,làm chủ xã hội Người luôn tìm mọi cách để "làm cho nhân dân biết hưởngquyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm" [24,223] Việc giáo dục dân tự ý thức được vai trò làm chủ xã hội của mình đốivới một dân tộc hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, hàng trămnăm bị chủ nghĩa thực dân thống trị và trình độ dân trí thấp như nước ta, điều
đó làm Người luôn phải trăn trở, dồn hết tâm lực để tranh đấu thực hiện Với
Hồ Chí Minh, "dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân" [22, 279], là chìakhóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn Người ý thức sâu sắc rằng, dânchủ không chỉ là "dân là chủ" mà còn là "dân làm chủ" Dân có thực sự làmchủ thì mới tiếp tục bắt tay vào "xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới"[20, 15], "thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xãhội" [20, 174] Hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấy rõ dân chủ là động lực, là sứcmạnh để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng Chính
vì vậy Người luôn nhắc nhở những người lãnh đạo rằng: "Có phát huy dânchủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân, đưacách mạng tiến lên" Bằng cách đó, CNXH hiện thực mới có thể tồn tại vàphát triển
Như thế, dân chủ không chỉ là quyền lực thuộc về nhân dân, làm cáchmạng không chỉ là trao quyền làm chủ cho nhân dân lao động là đủ mà quantrọng hơn là bằng phương pháp quản lý dân chủ mà "làm sao cho nhân dânbiết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dámlàm" Tư tưởng ấy có sức mạnh khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân
1.2.2 Bản chất của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Bất kỳ lý thuyết dân chủ nào cũng lấy vấn đề địa vị của dân làm hòn
đá tảng Quá trình phát triển dân chủ cũng chính là quá trình đấu tranh,giành giữ cho được địa vị của dân bằng những thiết chế chính trị xã hội cụthể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thể hiện cho được giá
Trang 21trị của dân chủ trong thực tiễn, đó là hòn đá thử vàng cho thấy nền dân chủ
là đích thực hay giả hiệu
Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất
là dân, vì dân là chủ" [20, 515] Khẳng định điều đó tức là Người đã xácđịnh trên thực tế địa vị người chủ của nhân dân đối với xã hội, đất nước.Đây là sự khẳng định quan trọng thể hiện sự thay đổi mang tính cơ bảntrong vị thế, tư cách của nhân dân trong đời sống xã hội Tuy nhiên giữa địa
vị "là chủ" và trình độ "làm chủ" của nhân dân trên thực tế có khoảng cáchrất lớn "Là chủ" nhưng chưa hẳn đã có thể "làm chủ", bởi có thể chỉ là chủtrên danh nghĩa chứ chưa được làm chủ trên thực tế Từ "dân là chủ" đến
"dân làm chủ" là cả một quá trình phát triển và trưởng thành về năng lực thực
hành dân chủ của dân Điều đó hoàn toàn không dễ dàng, nếu không nói làhết sức khó khăn, phức tạp
Trước hết, dân chủ phải trở thành một hình thức tổ chức Nhà nước, thông qua tổ chức và quản lý của Nhà nước mà nhân dân thực hiện quyền lực của mình đối với xã hội
Trên thực tế, không có một nền dân chủ nào tồn tại bên ngoài Nhànước Có thể có một Nhà nước nào đó, vào một lúc nào đó không dân chủ,nhưng muốn cho dân chủ biểu hiện ra thì không thể thiếu Nhà nước Tínhpháp lý và nhân văn của dân chủ phải bảo đảm thực hiện dân chủ trong thực
tế phổ biến của đời sống xã hội, cho số đông dân chúng Hồ Chí Minh đặcbiệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị
và thể chế Nhà nước dân chủ trong đó có thể chế dân chủ của Đảng, nhất làkhi Đảng cầm quyền Người nói: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân
dân làm chủ" [21, 499] Xây dựng thể chế thì trước hết phải xây dựng chính
quyền Nhà nước mà chính quyền đó phải là chính quyền dân chủ, người chủthực sự không ai khác chính là nhân dân "Chính quyền dân chủ có nghĩa làchính quyền do người dân làm chủ" [20, 365] Đây không chỉ là khẳng định
Trang 22một quan điểm, một tư tưởng chính trị mà nó còn phải thể chế hóa thànhluật, bằng luật, trước hết là Hiến pháp - bộ luật cơ bản, tối cao của thể chế.
Hồ Chí Minh không chỉ đề cập tới vai trò của Nhà nước nói chung mà cònđặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chính phủ, cơ quan hành pháp của Nhànước Với chức năng hành pháp, Chính phủ điều hành, quản lý Nhà nướctrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Một Chính phủ tốt phải là Chínhphủ do dân cử ra, mỗi thành viên trong Chính phủ phải do dân trực tiếp lựa
chọn: "Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra" [19,
698] Để xứng đáng với sự ủy thác, tin cậy của dân chúng thì Chính phủphải hành động vì lợi ích của dân "nhiệm vụ của Chính phủ là phải làm
người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân" [21, 361-362] "Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ" [21, 368] "Nếu chính phủ làm hại dân
thì dân có quyền đuổi chính phủ" [19, 60]
Thứ hai, Dân chủ không chỉ được xét với nghĩa là chế độ dân chủ gắn liền với một Nhà nước tương ứng mà dân chủ còn được hiểu là một giá trị
xã hội
Kết tinh của giá trị xã hội này của dân chủ là ở chỗ, các cuộc đấutranh để giành lấy dân chủ đều dẫn đến những khả năng giải phóng conngười, nâng cao vị trí con người trong lịch sử, hình thành và phát triển ở conngười ý thức và năng lực dân chủ, làm chủ xã hội Dân chủ với ý nghĩa đó,
nó được xác định như một lý tưởng nhân đạo, một giá trị nhân văn
Giá trị xã hội đích thực của dân chủ là ở chỗ giành về cho đại đa sốnhân dân lao động những quyền lực của chính họ thông qua đấu tranh cảitạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới của chính bản thân quần chúng nhândân Đó là quyền dân chủ, quyền tự do, công bằng, bình đẳng thực sự củaquần chúng nhân dân Chính vì vậy trong suốt cuộc đời hoạt động chính trịcủa mình từ khi ý thức được nỗi nhục mất nước, ra đi tìm đường cứu nướcđến khi phải từ giã cõi đời, Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn
Trang 23tột bậc là làm cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Người đã làm tất cả để thựchiện Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho Tổ quốc, dân tộc và nhân dân Người
đã rút ra một chân lý vĩnh hằng không chỉ cho dân tộc mà còn cho cả nhânloại "không có gì quý hơn độc lập tự do" Trong "Tuyên ngôn độc lập" khaisinh ra chế độ dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945, Người đã thể hiện ý chí vàquyết tâm của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do: "Nước ViệtNam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước độclập Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tínhmạng của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy" [18, 56] Đó chính làtuyên ngôn về dân chủ gắn liền với tự do, bình đẳng và công bằng xã hội
Nó thể hiện khát vọng chính đáng về quyền dân chủ và làm chủ của nhândân Việt Nam, khẳng định thành quả vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì dân chủ
mà nhân dân Việt Nam đã giành được với một ý chí quyết tâm không gì laychuyển nổi cùng tinh thần đoàn kết muôn người như một của dân tộc ViệtNam để giữ vững nguồn của cải vô giá đó của nhân dân Nhưng "nếu nướcđộc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì" [18, 56]
Vì vậy, tiêu ngữ "Việt Nam dân chủ cộng hòa, Độc lập Tự do Hạnh phúc" có một ý nghĩa lịch sử thiêng liêng Nó là mục tiêu phấn đấucủa cả dân tộc Việt Nam thể hiện đầy đủ, toàn diện nội dung nhân quyền vàdân quyền mà bất cứ quốc gia văn minh nào cũng phải hướng tới Giảiphóng con người, thực hiện tự do và hạnh phúc của con người, đó là mụctiêu phấn đấu cao nhất, thường xuyên chi phối mọi suy nghĩ và hành độngcủa Hồ Chí Minh Khi đặt câu hỏi: "Mục đích của CNXH là gì? Người đãtrả lời: Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [23,271]
Trang 24-Bao giờ Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải chăm lo đến con người,tạo điều kiện cho con người có những khả năng và điều kiện tốt nhất để pháttriển, phải chăm lo tới cuộc sống của con người, thấu hiểu tâm trạng, nguyệnvọng của quần chúng, tôn trọng nhân cách của từng người một Đó là chiềusâu của giá trị nhân văn của dân chủ.
Thứ ba, dân chủ còn được xét với ý nghĩa là điều kiện để hình thành
và phát triển một nhân cách trung thực, sáng tạo
Ở đây nổi bật lên là tác dụng của dân chủ đối với sự phát triển cácnăng lực trí tuệ và hình thành các chuẩn mực đạo đức con người Với ý
nghĩa đó, dân chủ không chỉ là phạm trù chính trị mà còn là phạm trù đạo
đức
Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi người cách mạng phải rèn luyện theonhững chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Làm kiểu mẫu "cần,kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" [20, 90] Những phẩm chất đó của conngười mới, xa lạ với những cái xấu, cái ác: Tham ô, lãng phí, quan liêu Nó
là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân và là kẻ thù của nhân dân Chủ nghĩa cánhân nó rất dễ dàng kéo người ta xuống dốc, mà xuống dốc thì dễ hơn lêndốc như Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn chúng ta Người đặc biệt chútrọng việc giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủnghĩa cá nhân Nhân cách trung thực và sáng tạo nêu trên chỉ có thể đượchình thành trong một môi trường xã hội dân chủ mà trước hết là dân chủtrong kinh tế, dân chủ trong chính trị và dân chủ trong đời sống văn hóa tinhthần Người cũng đặc biệt chú trọng thực hiện yêu cầu tự do tư tưởng, giảiphóng tinh thần cho con người
Nhờ có dân chủ mà những tiềm năng sáng tạo, những sáng kiến củanhân dân được khai thác và phát huy Hồ Chí Minh mượn câu nói mộc mạctrong dân gian để thể hiện quan điểm và niềm tin của mình về sức mạnh làmchủ của nhân dân: "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu
Trang 25cũng xong" Bí quyết để động viên và phát huy sức mạnh của nhân dân đó làdân chủ: "Phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận.Tuyên truyền, giáo dục, đoàn kết, tổ chức được trí tuệ và lực lượng đó thìviệc gì khó mấy cũng làm được" [22, 506] Đồng thời "phải thật sự tôn trọngquyền làm chủ của nhân dân", "phải mở rộng dân chủ", "phải thực hành dânchủ rộng rãi" để thực hiện và phát huy dân chủ.
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chế độ dân chủ
Chế độ dân chủ (hay chế độ dân chủ chính trị) là một trong nhữnghình thức tổ chức Nhà nước Theo Mác, chế độ dân chủ, đó là chuyên chínhcách mạng của giai cấp vô sản và Lênin nhấn mạnh rằng: Chuyên chính vôsản, đó là chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi đôi với sự trấn áptất yếu đối với thiểu số bóc lột, thống trị, phản động là kẻ thù của nhân dân
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minhgiải thích mối quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính "như cái hòm đựng củacải thì phải có cái khóa Nhà thì phải có cửa Khóa và cửa cốt để đề phòng
kẻ gian ăn trộm Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính làcái chìa khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhàkhông có cửa thì sẽ mất cắp hết Nếu có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa,thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ" [23,
279] Ở đây cái quan trọng nhất, quý báu nhất là dân chủ Chuyên chính không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện để bảo vệ dân chủ, chỉ là "cái khóa", "cái cửa" mà thôi
Đối với Hồ Chí Minh, trong xây dựng chế độ dân chủ, việc xây dựngmột Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là một nhiệm vụ cực kỳquan trọng bởi đó là cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong thực tế Trước hết, Hồ Chí Minh luôn khẳng định Nhà nướccủa ta là Nhà nước của dân Ngay khi vừa giành được chính quyền (8-1945)Người đã cùng toàn thể đồng bào lập tức bắt tay vào một công việc trọng đại
Trang 26là thiết lập một Nhà nước dân chủ của dân tộc Việt Nam, một Nhà nước đãđược xác định rõ trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta: "Tất cả quyền bínhtrong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt giống nòi,gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" Một ngày sau khi đọc Tuyên ngônđộc lập (2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp Chính phủ (3-9) nêu rõ
"Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" gồm
6 điểm trong đó có việc "đề nghị chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộcTổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu" Trong ngày Tổng tuyển cử6-1-1946, toàn dân đã đi bầu cử, mọi người tự do ứng cử và lựa chọn đạibiểu của mình Với một đất nước còn đang ngổn ngang khó khăn và nền độclập mới giành được 4 tháng đang ở trong tình hình "ngàn cân treo sợi tóc",một Quốc hội, một chính phủ qua Tổng tuyển cử hợp pháp đã ra đời Đây làmột Nhà nước có đầy đủ tư cách gánh vác trách nhiệm lớn lao trước dân tộc,đất nước tiến hành các quan hệ và bang giao với thế giới
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một Nhà nước của dân được lập
ra bằng con đường bầu cử theo chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bìnhđẳng và bỏ phiếu kín - một chế độ bầu cử dân chủ, tiến bộ của thế giớiđương đại mà ở Việt Nam ngay trong năm đầu của chính quyền cách mạng
đã thực hiện được Ở đây, quyền hành, công việc, lực lượng mà cơ quan,
nhân viên Nhà nước thực hiện bắt nguồn từ sự ủy quyền của dân Nhân viên,
cơ quan Nhà nước chỉ là người được giao, được ủy thác và là người "đầy tớ"thừa hành, gánh vác công việc trong phạm vi khuôn khổ được giao và phảiđược nhân dân thường xuyên kiểm tra, giám sát Là người đứng đầu Nhànước, Hồ Chí Minh nói: "Chính phủ rất mong đồng bào đôn đốc, kiểm soát
và phê bình" [21, 361-362] Người khẳng định: "Từ Chủ tịch nước đến giaothông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cầnđến nữa" [14, 41] Như thế đủ thấy thực chất của nhà nước dân chủ là nhànước của dân Đây là vấn đề được thể hiện đậm nét trong tư tưởng dân chủcủa Hồ Chí Minh
Trang 27Cùng với xây dựng một Nhà nước của dân, Hồ Chí Minh rất chăm lo
đến xây dựng Nhà nước do dân, vì dân Người hiểu nhân dân là một lực
lượng vô cùng hùng hậu nên Người đã viết: "Lực lượng toàn dân là lựclượng vĩ đại hơn hết" [18, 20], "không ai chiến thắng được lực lượng đó"
[18, 19] Vấn đề lớn đặt ra mà Hồ Chí Minh quan tâm giải quyết là mối
quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân Ngay từ những ngày đầu của chính
quyền nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Nếu không có nhân dân thìChính phủ không đủ lực lượng Nếu không có Chính phủ thì nhân dânkhông ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thànhmột khối" [18, 56] Đây là một quan điểm hết sức cơ bản trong tư tưởng HồChí Minh về một Nhà nước do dân Nhà nước và Chính phủ do nhân dânbầu nên không phải để làm thay nhân dân, thay xã hội mà để tổ chức cáchoạt động của nhân dân trong khuôn khổ luật pháp quy định và để thực hiệnđúng đắn các quyền của dân chúng, đem lại lợi ích thiết thân hàng ngày chodân chúng Nhà nước của dân, do dân giao quyền, ủy quyền phải làm đượcnhiệm vụ "đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân" Xét đến cùng,một Nhà nước của dân, do dân xây dựng nên phải là một Nhà nước vì dân -một Nhà nước tồn tại và hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân dân, không vìmột nhóm hay một tập đoàn xã hội nào như Nhà nước ở các xã hội cũ Nhànước của ta ngoài lợi ích phục vụ dân chúng cũng không có lợi ích nào khác
Đó là bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta Người đòi hỏi mọi việclàm của Nhà nước phải thể hiện rõ bản chất đó: "Việc gì lợi cho dân, ta phảihết sức làm Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh" [18, 56-57] Ngườinhắc nhở Chính quyền các cấp phải tránh cho được các lầm lỗi, khuyếtđiểm, những thói hư tật xấu, những chứng bệnh vốn dễ tập nhiễm trong các
cơ quan quyền lực Nhà nước như: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ,kiêu ngạo, Hồ Chí Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quyđịnh của Nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợiích của dân Mọi cán bộ Nhà nước đều vì dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân
Trang 28dân, thực hiện Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Cao hơn nữa, mộtNhà nước vì dân phải đảm bảo cho dân có được cuộc sống ấm no hạnhphúc Người đã chỉ ra một cách rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước,của Đảng đối với dân "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân rét
là Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi" [21,572]
Nhà nước của dân, Nhà nước do dân và Nhà nước vì dân, đó là bađặc trưng cấu thành của một Nhà nước kiểu mới mà Hồ Chí Minh đã vậndụng sáng tạo học thuyết Mác- Lênin về Nhà nước để xây dựng chính quyềncách mạng ở nước ta Ba đặc trưng này gắn bó hữu cơ với nhau và được thểhiện nhất quán trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội
Nhà nước kiểu mới theo Hồ Chí Minh là Nhà nước của dân, do dân,
vì dân thì tất yếu phải là một Nhà nước pháp quyền dân chủ mạnh mẽ, sángsuốt, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xuất hiện từ rấtsớm Người sống và làm việc nhiều năm ở các nước tư bản phát triển vàsớm tiếp xúc với văn hóa phương Tây, nhờ đó những tư tưởng về dân chủpháp quyền của các nhà khai sáng đã được Người nghiên cứu, thâu thái mộtcách sâu sắc với một tinh thần độc lập sáng tạo Từ năm 1919, trong bản
"Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi tới hội nghị Véc Xây, Người đòi hỏi
phải "cải cách nền công lý ở Đông Dương bằng cách ban cho người bản xứcũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu"[15, 435]; đòi các quyền cơ bản của con người ở thuộc địa được pháp luậtthừa nhận và được thực hiện theo pháp luật Vào lúc ấy, dù còn rất trẻ,Người đã thấy một trong những yêu cầu quan trọng của việc xây dựng thểchế Nhà nước pháp quyền để bảo vệ dân: "Thay thế việc ra các Sắc lệnhbằng việc ban hành các Đạo luật" Coi trọng vai trò của pháp luật trong đờisống xã hội, Hồ Chí Minh đã trực tiếp soạn thảo hoặc trực tiếp chỉ đạo biênsoạn Hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước ta (Hiến pháp 1946, 1959)
Trang 29Người đã ký lệnh công bố 16 đạo luật và gần 1.300 văn bản dưới luật kháccũng như Người đã ký nhiều Sắc lệnh hệ trọng đối với việc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong những thời kỳ lịch sử khác nhau khi Người ở cương vịđứng đầu Nhà nước và Chính phủ
Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng pháp luật, bởi vì theoNgười một Nhà nước kiểu mới phải là một Nhà nước mà dân chủ và phápluật phải gắn liền với nhau, nương tựa vào nhau Mọi quyền dân chủ củangười dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệthống pháp luật đảm bảo cho quyền tự do, dân chủ của người dân phải đượctôn trọng và thi hành trong thực tế Người nói: "Pháp luật của ta hiện nay bảo
vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động pháp luật của ta là pháp luậtthực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân laođộng" [24, 187] Chính vì "Pháp luật bảo vệ cho hàng triệu người" nên HồChí Minh đòi hỏi không chỉ nhân dân mà các cơ quan Nhà nước, các cơquan Đảng và toàn thể, các cán bộ, đảng viên và công chức cũng phải tuânthủ pháp luật, tôn trọng tính tối cao của luật pháp, đồng thời Người cũng đòihỏi phải trừng trị rất nghiêm những kẻ phạm tội, nhất là đối với tội đưa vànhận hối lộ, tham ô, trộm cắp của công Phải thực hiện nghiêm minh phápluật trong xét xử, phải thực hiện sự bình đẳng của tất cả mọi công dân trướcpháp luật
Điều đặc sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về pháp quyền dân
chủ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa "pháp trị" và "đức trị" Ở Người, hai yếu
tố đó không hề mâu thuẫn mà còn thống nhất với nhau một cách biện chứng.Người chủ trương "đức" là để cảm hóa, ngăn cản những thói hư tật xấu, hạnchế "cái ác" nảy sinh, do đó hạn chế những hành vi phạm pháp ở mỗi conngười Trong quản lý, ở đâu pháp luật không tới được thì ở đó là lĩnh vực điềuchỉnh của đạo đức - đây chính là chỗ gặp nhau giữa đức trị và pháp trị Đócũng là sự kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủnghĩa Mác-Lênin và những tinh hoa của nền văn minh nhân loại trong tư
Trang 30tưởng của Người về một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân Nhà nước đó phải thể hiện sâu sắc các giá trị pháp lý và nhânvăn của dân chủ
Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba yếu tố: Hiến pháp, luật pháp và bộ máychính quyền Người yêu cầu: phải có Hiến pháp "thích hợp với sự phát triểncủa chế độ", "bảo đảm được quyền tự do dân chủ cho các tầng lớp nhândân"; phải có luật pháp "thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủrộng rãi cho nhân dân lao động"; phải có một bộ máy chính quyền có đủnăng lực, phẩm chất, tinh giản, nhạy bén để phục vụ Nhà nước có hiệu quả
và gắn bó, liên hệ mật thiết với dân chúng Người cũng nêu lên nhữngnguyên tắc, đặt nền móng để xây dựng một chính quyền dân chủ "của dân,
do dân và vì dân"
- Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở do dân bầu cử và lập ra
- Nhân dân có quyền kiểm tra, phê bình Chính phủ, Chính phủ "dựavào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức" [19, 297]
- Khi không làm tròn phận sự, từ Chủ tịch nước đến nhân viên đều bịbãi miễn
- Năng lực và đạo đức phục vụ nhân dân, tập trung ở những phẩmchất cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Chỉ có trong một thiết chế dân chủ có hiệu quả thì nhân dân mớithực sự có quyền, mới có những điều kiện về cơ chế, về luật pháp và về tổ
chức có thể "kiểm soát" được bộ máy chính quyền, cái công cụ của mình,
mà nó luôn có khuynh hướng thoát ly quyền lực của nhân dân để xa rời
"dân chủ" và trở thành "quan chủ".
Trong xây dựng chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọngvai trò của Nhà nước mà Người còn nhấn mạnh vai trò của Đảng cầmquyền Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã "trước hết nói về Đảng" và khẳngđịnh "Đảng ta là một Đảng cầm quyền" [26, 510]
Trang 31Người đã tìm ra lời giải cho vấn đề nung nấu bao nhiêu thế hệ các
nhà cách mạng Việt Nam: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì?" Người đãtrả lời trong tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927): "Trước hết phải có đảngcách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi" [16, 267-268] Câu trả lời
thật ngắn gọn và tưởng như đơn giản, thật ra mang ý nghĩa khái quát vàmang tính tổng kết cao của kết quả gần hai thập kỷ hoạt động nghiên cứu lýluận và đấu tranh trong thực tiễn, của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc
Người sớm nhận thức vai trò của Đảng không những trong điều kiệnđấu tranh giành chính quyền mà cả khi đã giành được chính quyền Chủ tịch
Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu tiên, khi Đảng trở thành đảng cầmquyền đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng Đảng
Trong những bức thư Người gửi cho một đảng bộ tỉnh, một đảng bộmiền mà Người thân tình gọi là "Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà", "Thư gửicác đồng chí Bắc Bộ", "Thư gửi các đồng chí Trung Bộ" chứa đựng baođiều hướng dẫn chỉ bảo chân tình về những việc phải làm, những điều phảitránh, cụ thể, chi tiết trong điều kiện một chính quyền nhân dân mới ra đờiphải thể hiện cho được tính nhân dân, bản chất dân chủ của chế độ mới Tiêubiểu cho sự quan tâm, chăm lo của Người đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng
là Người dành nhiều thời gian viết cuốn sách: "Sửa đổi lối làm việc" Đâythực sự là cuốn "sách gối đầu giường" cho lớp cán bộ trong tu dưỡng bảnthân
Người đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đảng viên và xây dựng
tổ chức đảng ở cơ sở Người coi đó là nền tảng, là cơ sở trực tiếp đảm bảo
sự vững mạnh và trong sạch của Đảng "vì mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt
là đảng được mạnh thêm một phần, mỗi đảng viên kém, chi bộ kém lànhững khâu yếu của đảng" [24, 166] Người nói: "Đảng viên tốt thì chi bộmới tốt Muốn đảng viên tốt thì chi bộ phải thường xuyên giáo dục mỗi đồng
Trang 32chí nhiệm vụ của đảng viên là gì? Tư cách của đảng viên là thế nào? Đồngthời giúp đỡ đảng viên hàng ngày tự kiểm điểm mình" [26, 80] và "cần phải
ra sức củng cố các chi bộ để tất cả các chi bộ trở nên thật sự là hạt nhân lãnhđạo của Đảng ở mọi bộ, mọi ngành, mọi nghề, mọi nơi" [24, 27] Người
quan tâm rất nhiều đến việc đảm bảo dân chủ trong mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân Mối quan hệ này thể hiện trước hết ở quan điểm tất cả vì quyền lợi của dân Đây là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh, chi phối
toàn bộ quá trình hoạt động của đảng cầm quyền Quan điểm thứ hai về mốiquan hệ giữa đảng với dân là xác định trách nhiệm của đảng cộng sản cầm
quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân Quan điểm thứ ba, Hồ Chí Minh xác định đảng phải tránh nguy cơ xa rời dân, làm tổn hại đến mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân Quan điểm
thứ tư của Hồ Chí Minh là đảng lãnh đạo nhân dân, nhưng không theo đuôi
quần chúng, phải giáo dục và nâng cao dân trí Mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng và dân đó được thực hiện chủ yếu thông qua vai trò của chi bộ, tức là
tổ chức Đảng ở cơ sở Là một nhà hoạt động chính trị thực tiễn, một lãnh tụnhưng luôn ở trong dân, gần dân, hiểu dân nên Người thấy rất rõ vai trò của
tổ chức Đảng ở cơ sở, do đó đã có những chỉ dẫn cụ thể, tinh tế:
"Tác dụng của Chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền
để liên hệ Đảng với quần chúng Nhiệm vụ của Chi bộ là:
- Luôn luôn tuyên truyền cho nhân dân và tổ chức nhân dân, để thựchiện khẩu hiệu và chính sách của Đảng
- Luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân và kịp thờibáo cáo cho cấp trên biết rõ
- Luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa củanhân dân, đồng thời giáo dục nhân dân, tổ chức nhân dân để giải quyết cácvấn đề cho nhân dân
Chỉ có làm đầy đủ những công việc ấy, thì Đảng mới liên hệ chặt chẽvới quần chúng" [21, 243]
Trang 33Đây là những chỉ dẫn hết sức thiết thực, cần thiết và quý báu chochúng ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi công tác xây dựng Đảng,tăng cường sức mạnh của HTCT cơ sở do Đảng lãnh đạo đang trở nên mộtyêu cầu bức xúc.
Nói về nhiệm vụ của đoàn thể, Người nhấn mạnh phải phấn đấu chodân và bênh vực quyền lợi của dân Chẳng hạn: "Công đoàn phải bảo vệ chocông nhân có quyền thực sự trong xí nghiệp", "Đoàn phải liên hệ rộng rãi vàchặt chẽ với các tầng lớp thanh niên"
Với Nông hội, Hội phụ nữ, Người cũng đều nêu những yêu cầu tươngtự
Riêng với Mặt trận dân tộc thống nhất, Người coi đó là một liênminh chính trị của các giai cấp, các tầng lớp, tôn giáo và dân tộc Mặt trậncàng rộng rãi, chặt chẽ, thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết càngmạnh mẽ, bền chặt bấy nhiêu Người nêu khẩu hiệu: thật thà đoàn kết, tất cả
vì lợi ích của nhân dân, dân tộc Người chủ trương quy tụ, đoàn kết và hòahợp mọi lực lượng của dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh Đây cũng là nét độc đáo trong tưduy chính trị và hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh trong việc tập hợp lựclượng cách mạng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam vượtqua bao khó khăn thử thách để giành thắng lợi Xây dựng củng cố các đoànthể quần chúng và Mặt trận là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược của cáchmạng nước ta trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cảtrong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa Chỉ như vậy các đoàn thể quầnchúng mới phát huy được vai trò của mình là sợi dây nối liền Đảng cộng sảnvới nhân dân, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng nền dân chủ phát triển ởnước ta để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ và làm chủ của dân
1.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong đời sống
Trang 34Thực hành dân chủ trong đời sống bắt đầu từ đảm bảo đúng nguyêntắc dân chủ tập trung trong thực tiễn xây dựng tổ chức và sinh hoạt Đảng.Người nói: "Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ (thật thà tựphê bình và phê bình), thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức
và tính kỷ luật" Tư tưởng thống nhất, xuyên suốt của Hồ Chí Minh về chế
độ (nguyên tắc) tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữadân chủ và tập trung: tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự chỉđạo của tập trung Đảng chỉ có thể vững mạnh, "tiến bộ chung, tiến bộ mãi"khi toàn thể cán bộ, Đảng viên các tổ chức Đảng giữ vững dân chủ tậptrung, mở rộng tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên;giữ vững chế độ báo cáo và xin chỉ thị Người phê bình nghiêm khắc nhữngtập thể và cá nhân không thực hiện nghiêm túc chế độ dân chủ tập trung,không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, phớt lờ kỷ luật và chính sáchcủa Đảng; khinh rẻ ý kiến cấp dưới; xem thường chỉ thị của cấp trên; khôngmuốn chịu kiểm tra; không muốn nghe phê bình
Hồ Chí Minh coi "tập thể lãnh đạo" là dân chủ, "cá nhân phụ trách"
là tập trung Tập thể lãnh đạo gắn liền với cá nhân phụ trách là dân chủ tậptrung Đó là sự cần thiết tất yếu đối với các tổ chức Đảng và hoạt động củaĐảng Người cũng nhấn mạnh rằng, nếu "lãnh đạo không tập thể, thì sẽ điđến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan kết quả là hỏng việc Phụ tráchkhông do cá nhân thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ Kết quảcũng là hỏng việc" [19, 505]
Độc đoán, chuyên quyền hoàn toàn xa lạ với chế độ lãnh đạo dânchủ tập trung hay nguyên tắc tập trung dân chủ nói trên Vi phạm nguyên tắcnày tất yếu dẫn đến độc tài, chuyên quyền, độc đoán và tính phân tán, cục
bộ, tự do vô chính phủ, một căn bệnh mà không ít Đảng Cộng sản cầmquyền đã mắc phải Chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được toàn bộ trítuệ của tập thể cấp ủy, mới đảm bảo được dân chủ, tránh hiện tượng dựa
Trang 35dẫm, ỷ lại Chỉ có đề cao trách nhiệm cá nhân mới tránh được thói vô tráchnhiệm, trốn tránh trách nhiệm.
Thực hành dân chủ còn thể hiện ở tự do dân chủ trong thảo luận tìmtòi chân lý để tự do phục tùng chân lý Người chỉ rõ: "Chế độ ta là chế độ dânchủ, tư tưởng phải được tự do Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ
ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý" [22, 216] Khi chân lý đã tìm ra rồithì "tự do dân chủ, tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý" [22,216] Đây là một luận điểm mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa giáo dụcnhận thức rất sâu sắc, nhất là trong đời sống tư tưởng, tinh thần của giới tríthức, gắn liền với phương thức lao động sáng tạo của họ Sự "phục tùng" cáichân lý do chính mình tìm ra bao giờ cũng là sự phục tùng tự giác, tích cựcnhất bởi giác ngộ cái tất yếu con người sẽ có tự do Tự do còn là hành độngđúng theo quy luật tất yếu Người dành quan tâm đặc biệt tới nhu cầu tự do
tư tưởng, đầu óc độc lập sáng tạo của trí thức, văn nghệ sĩ và Người đã độngviên được tầng lớp này tham gia tích cực vào xây dựng chế độ mới Có dânchủ và tự do thì dân chủ sẽ gắn liền với kỷ luật, pháp luật
Trong những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về dân chủ ta còn thấy sựcông phu tỷ mỉ của Người hướng vào việc nâng cao nhận thức, nâng caotrình độ học vấn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật, thi hành pháp luật, giữnghiêm kỷ cương phép nước Việc nâng cao nhận thức của nhân dân là đểlàm sao cho dân có hiểu biết về dân chủ để dân biết hưởng quyền dân chủ,biết sử dụng quyền dân chủ của mình mà xây dựng cuộc sống cho mình vàgóp công sức xây dựng chế độ do mình làm chủ
Thấy rõ vai trò của quản lý xã hội bằng pháp luật trong một xã hộidân chủ, một nhà nước dân chủ, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật mà Người còn đặc biệt quan tâm đến
việc tôn trọng, tuân thủ pháp luật Đây là nghĩa vụ của mọi công dân và
trước hết là của công chức, viên chức nhà nước, của các đảng viên Trongthi hành và làm theo pháp luật, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi đảng viên, cán
Trang 36bộ, những người giữ các trách nhiệm cao phải tự mình nêu gương cho dânchúng Người còn nhấn mạnh: Dân đã có quyền làm chủ thì cũng phải cónghĩa vụ của người chủ Gắn liền quyền với nghĩa vụ, gắn liền dân chủ vớipháp luật, kỷ cương kỷ luật, đó là bản chất của dân chủ Trong những nămđầu xây dựng thể chế, để trừng trị những kẻ thoái hóa hư hỏng, bảo vệ dânchúng, "Quốc lệnh" do chính Người thảo ra ghi rõ những tội bán nước, hạidân ứng với 10 điều trừng phạt đều ở mức cao nhất (tử hình) Rõ ràng sựcông bằng bình đẳng chỉ có thể có được trên cơ sở pháp luật được tôn trọng,
kỷ cương phép nước được giữ vững
Một biểu hiện khác của thực hành dân chủ mà Hồ Chí Minh dành sựquan tâm đặc biệt, từ rất sớm và trong cả cuộc đời đó là rèn luyện đạo đứccách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, lãng phí, tham ô để thựchiện dân chủ như đã trình bày ở phần trên Người coi chủ nghĩa cá nhân là
thứ "vi trùng" rất độc nảy sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm như tham ô, lãng
phí, hám danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, xa hoa, hủ hóa , là giặc nộixâm Vì vậy Người kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân bằng mọi cách ởmọi nơi Tác phẩm "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cánhân" là một trong những tác phẩm cuối cùng của Người Người chỉ rõ:muốn chống tham ô, lãng phí, chống quan liêu thì phải thực hành dân chủ.Phải làm cho Đảng được trong sạch, là một Đảng cách mạng chân chính,chiến đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân Vào Đảng không phải để làmquan phát tài Công chức nhà nước cũng vậy Có nghĩa là muốn chống tham
ô, lãng phí thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quầnchúng Quần chúng ở đây là toàn thể đảng viên trong tổ chức Đảng, cácchiến sĩ trong quân đội, công nhân trong các công xưởng, nhà máy, toàn thểnhân viên trong cơ quan và toàn thể nhân dân Phải động viên quần chúngthực hành dân chủ, làm cho quần chúng hăng hái tham gia chống tham ô,lãng phí, quan liêu Trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, lãng phí, tham ôthì phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công
Trang 37Muốn có lực lượng quần chúng phải vận động quần chúng làm cáchmạng, tổ chức quần chúng làm cách mạng và lãnh đạo quần chúng làm cáchmạng Đó chính là dân vận Có thể nói, tư tưởng dân vận và cách làm dânvận thể hiện rõ nhất quan niệm của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ.
Người làm công tác dân vận phải biết "dân vận là vận động tất cả lựclượng của mỗi người dân, không để sót một người nào" [19, 698] Đây vừa
là sự thể hiện tình cảm tin tưởng, tôn trọng con người, tôn trọng từng nhâncách của từng người một, vừa là sự thể hiện ý tưởng phát huy nội lực toàndân bởi hợp sức, hợp lực, hợp quần từ mỗi con người, không quên, khôngsót một ai
Đề cao dân, tôn trọng dân, tin cậy dân, học hỏi dân, đó là tinh thầndân chủ trong dân vận bởi dân không phải thụ động là đối tượng tác độngcủa dân vận mà dân là chủ động, chủ thể Đảng, Chính phủ, mặt trận, đoànthể đều phải coi dân vận là công việc của mình đã đành mà toàn dân phảichủ động tích cực tham gia vào công tác dân vận, cho mình, cho người khác
"Dân chúng có rất nhiều sáng kiến, thực hành dân chủ thực chất là gần gũidân và học dân", phải "tôn trọng dân thì dân mới dám bày tỏ ý kiến"
Thảo luận dân chủ, xây dựng kế hoạch cho đúng, cho sát, phối hợpđồng bộ, gắn liền giáo dục vận động, thúc đẩy hành động, gây dựng phongtrào, kiểm tra, điều chỉnh, đó là cả một hệ thống những nhiệm vụ mà công
tác dân vận phải làm cho đúng, cho khéo, cho tốt Giúp đỡ dân, bày vẽ cách
làm cho dân, làm gương mẫu, kiểu mẫu cho dân noi theo Đó là yêu cầu củacông tác dân vận đối với mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức quần chúng
Người kết luận: "Lực lượng của dân rất to Việc dân vận rất quantrọng Dân vận kém thì việc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũngthành công" [19, 700]
Tựu trung lại những luận điểm về thực hành dân chủ của Hồ ChíMinh thể hiện ở những điểm nổi bật sau đây:
Trang 38Mục đích của thực hành dân chủ là để làm cho dân ai cũng được
hưởng quyền tự do, dân chủ
Thực hành cũng có nghĩa là phát huy dân chủ ngày càng đầy đủ, đúng đắn, thực chất hơn Nó có tác dụng giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo
của dân chúng "có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất
cả lực lượng của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên"
Nhờ vậy, dân chủ trở thành động lực của tiến bộ, của phát triển "Thựchành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn"
1.2.5 Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh soi sáng công cuộc xây dựng nền dân chủ XHCN hiện nay ở nước ta
Sự nghiệp đổi mới ngày nay trên đất nước ta với sự dẫn dắt của tưtưởng Hồ Chí Minh đang là một cuộc cải biến cách mạng sâu sắc với lực
lượng phát động của dân chủ hóa Đảng ta coi dân chủ hóa mọi mặt đời
sống để phát huy mọi tiềm năng to lớn của nhân dân, của xã hội là mục tiêu
và động lực của đổi mới
Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh là một trong những giá trị nổi bậtcủa di sản tư tưởng mà Người để lại, là một trong những trọng điểm cầnđược vận dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay, đặc biệt đổi mới phươngthức bộ máy và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là hệthống chính trị ở cơ sở, trong lĩnh vực xây dựng Đảng, chính quyền, cảicách bộ máy nhà nước để xây dựng Nhà nước dân chủ pháp quyền vữngmạnh cùng với xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh
Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện trong các tácphẩm của Người Ý nghĩa to lớn hơn, có sức cảm hóa hơn đó là sự thể hiệncủa tư tưởng đó trong hành động thực tiễn Hồ Chí Minh là một tấm gươngmẫu mực trong thực hành dân chủ Càng ở cương vị cao bao nhiêu Hồ ChíMinh càng thể hiện dân chủ bấy nhiêu Cách ứng xử dân chủ của Hồ ChíMinh đạt đến một mức độ điêu luyện, bản lĩnh, văn hóa Người làm chủ mọi
Trang 39hoàn cảnh, mọi tình huống Ở Người, nghệ thuật thu phục nhân dân biểu
hiện một cách rất tự nhiên không hề giả tạo Sự chân thành cao độ đó xuất
phát từ cái tâm trong sáng, từ lẽ sống "ở đời" và "làm người" của Người,khiến cho bất cứ ai được gặp Người, dù chỉ một lần đều có tình cảm kínhtrọng, tin tưởng, khâm phục Người Họ như được truyền thêm sức mạnh,thôi thúc những hành động hướng thiện và hạn chế, tiến tới xóa bỏ hẳn cái
ác, cái xấu
Trong phong cách thực hành dân chủ, Hồ Chí Minh chú trọng nguyêntắc gắn lý luận với thực tiễn, nhất quán giữa lời nói và việc làm Đó là nétđộc đáo, đặc trưng cho phong cách thực hành dân chủ Hồ Chí Minh Nói vàlàm phải đi đôi với nhau, đã nói thì phải làm, không làm thì chớ nói, nói ítlàm nhiều thậm chí không nói mà làm
Người đặc biệt quan tâm đến sự phát triển ý thức dân chủ và nănglực thực hành dân chủ của dân chúng, nhất là của cán bộ, đảng viên trong cơquan Đảng, Nhà nước, của thanh niên, phụ nữ
Tư tưởng, tấm gương và bài học về dân chủ mà Hồ Chí Minh để lạicho chúng ta thật là quý giá Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, vận dụng tưtưởng dân chủ của Người cần phải được chú trọng vận dụng cả giáo dụcnhận thức, xây dựng thể chế lẫn thực hành trong lối sống - Một lối sống nêucao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân Hơn bao giờ hết và hơn aihết, Đảng và Nhà nước phải làm gương trong cuộc vận động dân chủ hóanày, bắt đầu bằng chống quan liêu, tham nhũng, thực sự đảm bảo và pháthuy quyền dân chủ và làm chủ cho nhân dân, trước hết ở cơ sở
Trang 40Chương 2
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN CHỦ VÀO VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ HIỆN NAY
(Qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng)
2.1 TỪ QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ ĐẾN
SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ Ở
CƠ SỞ
Trong quá trình mở rộng, thực hiện quyền dân chủ trên hai phươngthức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, ta thấy rõ đó chính là thực hiệnquyền lực chính trị của nhân dân Đảng ta đang chú trọng đến dân chủ ở cơ
sở Quan điểm đó xuất phát từ sự vận dụng quan niệm của Hồ Chí Minh vềdân chủ nói chung và dân chủ cơ sở nói riêng vào thực tiễn xã hội Việt Namhiện nay
Cơ sở (xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp ) là nơi trực tiếp thựchiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là địa bàn nhân dân sinhsống, lao động, sản xuất, công tác, là nơi diễn ra tiếp xúc và các mối quan hệnhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân với đảng bộ và chính quyền, cán bộ,công chức điều hành xử lý công việc thường ngày ở cơ sở Đông đảo nhândân ở cơ sở có những yêu cầu bức xúc về dân chủ, có những nguyện vọng
và lợi ích thiết thân trong cuộc sống hàng ngày Họ đòi hỏi được biết, đượcbàn, được tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra ở cơ sở, đồng thời có yêucầu kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày của cán bộ lãnh đạo Lênin đãchỉ ra rằng: không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra sắc lệnh
về dân chủ là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủcho "những người đại diện" nhân dân trong những cơ quan đại biểu là đủ.Cần phải xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến