Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối, chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng một cách đúng đắn và
Trang 1TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học
Hà Nội - 2012
Trang 2TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Lữ
Hà Nội - 2012
Trang 31.1 Cơ sở hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo 10
1.2 Hồ Chí Minh về đối tượng và mục tiêu của đoàn kết lương giáo 21
1.3 Hồ Chí Minh về nội dung của đoàn kết lương giáo 31
1.4 Hồ Chí Minh về phương pháp thực hiện đoàn kết lương giáo 36
Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VẬN DỤNG TƯ
TƯỞNG ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
51
2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng đoàn kết lương giáo
của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị 51
2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng đoàn kết lương giáo
2.3 Phương hướng và giải pháp tăng cường đoàn kết lương giáo theo
Trang 4Có nhiều ý kiến lưu tâm, nhấn mạnh và cảnh báo về hiện tượng “xâm
lăng văn hóa” qua “xuất khẩu” tín ngưỡng, tôn giáo Chiêu bài “tôn giáo”,
“dân tộc” là hai trong những vấn đề thường được các thế lực thù địch sử dụng
để chống phá cách mạng Việt Nam Vì vậy, việc nhận thức đúng vấn đề này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay; đồng thời tránh được những vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối, chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng một cách đúng đắn và nhất quán nên đã vận động được đông đảo quần chúng có tôn giáo tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc, đồng bào có tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa
Đương thời, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn đề cao vai trò của quần
chúng nhân dân bởi quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của
xã hội, là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội và quần chúng nhân dân có vai trò to lớn, không thể thay thế trong sản xuất tinh thần
Trang 55
Tiếp thu tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, trong đó có quần chúng có tín ngưỡng, tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Công cuộc đổi mới ở Việt Nam bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân từng bước được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, các thế lực phản động, thù địch với nước ta và với chủ nghĩa xã hội dùng mọi thủ đoạn, trong đó có âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”, lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam Âm mưu của chúng là chia rẽ giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác
nhau Từ đó dẫn đến nguy cơ chia rẽ dân tộc qua chia rẽ tôn giáo Vì vậy,
muốn đoàn kết toàn dân thì phải đoàn kết lương giáo
Đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có đoàn kết lương - giáo là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật quan trọng, thể hiện những quan điểm đổi mới, khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo, đã từng bước đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, bình thường của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo, làm cho họ phấn khởi tin tưởng vào chính sách tự
do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước, tích cực góp phần vào phát triển kinh tế,
xã hội Song tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta những năm qua diễn biến khá phức tạp Đặc biệt nghiêm trọng là một số phần tử chống phá cách mạng đã đưa ra những yêu sách chính trị phản động, gây nên những hậu quả nhất định, làm tổn hại khối đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã
Trang 66
hội ở một số địa phương, tạo điều kiện cho các thế lực phản động bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của ta
Đứng trước tình hình đó, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật
về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là yêu cầu cấp thiết
từ thực tiễn cách mạng Việt Nam
Trong di sản tư tưởng của Hồ Chủ tịch, đoàn kết lương giáo chiếm một
vị trí quan trọng Theo Người, chỉ có “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” thì mới có “thành công, thành công, đại thành công” được Trong quá trình tìm tòi lý luận để phục vụ thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và cũng nhờ đó mà Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua những thách thức, nguy cơ để tận dụng tốt nhất những thời
cơ, đưa nước ta sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới
Vì lý do đó, học viên chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết lương giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (từ năm 1991 đến nay) làm đề tài luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đại đoàn kết dân tộc nói chung, đoàn kết lương giáo nói riêng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống Có thể kể đến các công trình, bài viết sau:
Thứ nhất, các đề tài, các sách đã được xuất bản và luận văn, luận án
- Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Đây là cuốn sách có ý
Trang 77
nghĩa rất lớn đối với luận văn của Học viên Cuốn sách đã trình bày rõ cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo
- Nguyễn Đức Lữ (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận
dụng ở Việt Nam hiện nay, Nxb CT - HC, Hà Nội Đây là cuốn sách có ý
nghĩa rất lớn đối với luận văn của Học viên Cuốn sách đã nêu lên cơ sở hình thành, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo và việc vận dụng tư tưởng này của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn, những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay
- Nguyễn Đức Lữ (Chủ biên) (2007), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn
giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Cuốn sách đã nêu lên những vấn đề lý
luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam; đó là những vấn đề được tổng kết từ thực tiễn Việt Nam qua các thời kỳ; những vấn đề đặt ra hiện nay
- Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Luận án Tiến sĩ
Triết học, năm 2007 của tác giả Phạm Hữu Xuyên Trong Luận án, tác giả đã làm rõ được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo; những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh; nêu được quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Đỗ Quang Hưng (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo,
đại đoàn kết trong cách mạng Việt Nam, Nxb QĐND Cuốn sách đề cập trực
tiếp tới nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quan điểm đoàn kết với đồng bào Công giáo của Hồ Chí Minh…
- Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb CT - HC, Hà Nội Cuốn sách nêu lên
những vấn đề cơ bản về quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay và những vấn đề cấp bách đang đặt ra
Trang 88
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02 - 07 “Chiến lược đại đoàn kết
Hồ Chí Minh” do PGS.TS Phùng Hữu Phú chủ biên, xuất bản năm 1995 Đây
là công trình nghiên cứu về chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh một cách hệ thống, sâu sắc từ quá trình hình thành đến nội dung, nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong các giai đoạn, thời kỳ cách mạng Việt Nam
- Đoàn kết với đồng bào Công giáo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay theo
quan điểm của Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ khoa học Chính trị, năm 2011
của tác giả Lê Thị Sáu Trong Luận văn, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ nội dung cơ bản quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết với đông bào Công giáo; làm rõ thực trạng đoàn kết với đồng bào Công giáo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay; tìm ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đoàn kết với đồng bào Công giáo theo quan điểm của Hồ Chí Minh ở tỉnh Ninh Bình
Thứ hai, các bài viết công bố trên các báo, tạp chí
- Nguyễn Đức Lữ (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương
giáo, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 3 Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên mục
tiêu đoàn kết lương giáo, đối tượng, nội dung và phương pháp thực hiện đoàn kết lương giáo
- Nguyễn Đức Lữ (2002), Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo,
Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 9 Trong bài viết, tác giả đã nêu ra giá trị lí luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo trong kho tàng lí luận Mác - Lênin, trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Ngoài ra còn có các bài viết của các tác giả như:
- Đỗ Quang Hưng (2007), Đổi mới nhận thức và chính sách về tôn giáo
của Đảng Cộng sản Việt Nam Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 5
- Nguyễn Đức Lữ (2007), Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong
pháp luật quốc tế và luật pháp Việt Nam, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 142
Trang 99
- Hồ Trọng Hoài (2003), Hồ Chí Minh và sự khoan dung tôn giáo, Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 1
- Nguyễn Đức Lữ (1992), Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với tôn giáo, Tạp
chí Nghiên cứu lý luận, Số 8
Trên đây là những công trình quan trọng, có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cũng như trong tư tưởng Hồ Chí Minh Các công trình nghiên cứu, những luận văn, luận án, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí ở các cách tiếp cận khác nhau đã phần nào làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo, ý nghĩa của quan điểm này trong chiến lược đoàn kết dân tộc nói chung, đoàn kết lương giáo nói riêng ở Việt Nam hiện nay Đó là nguồn tài liệu quý cho học viên trong quá trình hoàn thành luận văn của mình Đây là thuận lợi vô cùng to lớn
Tuy nhiên, thực tiễn xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng; bản thân các tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội cũng luôn vận động Trong những năm gần đây, tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng trở thành vấn đề cần phải quan tâm đặc biệt Do đó, việc nghiên cứu những di sản tư tưởng của quá khứ, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết lương giáo, việc tổng kết thực tiễnViệt Nam và đề ra những chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp là rất quan trọng Đây là một thử thách lớn đối với học viên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 1010
+ Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết lương - giáo ở Hồ Chí Minh + Hệ thống hóa và phân tích những nội dung tư tưởng cơ bản về đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp của đoàn kết lương giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Phân tích và đánh giá sự vận dụng tư tưởng đoàn kết lương giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và chính sách tôn giáo hiện nay
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, luận văn đã kết hợp
sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Phương pháp Lôgic lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống hóa… nhằm tái hiện một cách chân thực những quan điểm về đoàn kết lương giáo trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu những quan điểm cơ bản
về đoàn kết lương giáo trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng từ năm 1991 đến nay
- Đối tượng: Tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào tìm hiểu, kế thừa, hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm nhận thức về tư tưởng đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh Tìm hiểu
và đánh giá sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai
Trang 1111
đoạn hiện nay Từ đó, luận văn cung cấp thêm cứ liệu để làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành: 2 chương và 7 tiết
Trang 12Tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của văn hóa Việt Nam, là kết tinh của những truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam qua mấy nghìn năn lịch
sử Tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của văn hóa, góp phần tạo nên truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc Đúng như đã từng có ý kiến nhận xét: “Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của Lênin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên” [32, tr 27]
Trang 1313
Tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang tồn tại ở mọi quốc gia Tuy thịnh, suy từng lúc có khác nhau; vai trò và ảnh hưởng đối với đời sống xã hội không hoàn toàn như nhau nhưng nhìn chung tôn giáo vẫn tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại Việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, gắn đạo với
đời, tôn giáo với dân tộc để cho “nước vinh, đạo sáng” luôn là nguyện vọng
chân chính, thiết tha của mọi người dân Việt Nam
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh có những quan điểm rất rõ về đoàn kết lương giáo Vấn đề đặt ra là những quan điểm đó được hình thành như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến những quan điểm đoàn kết lương giáo của Người? Tất nhiên, không thể tìm nguồn gốc tư tưởng, quan điểm đó ở bên ngoài môi trường sống và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo được hình thành trên sự kết hợp sâu sắc giữa những hiểu biết về truyền thống gia đình, xã hội Việt Nam, về tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo nước ta và thế giới; chủ nghĩa Mác - Lênin, việc kế thừa những tư tưởng tiến bộ của nhân loại và sự tổng kết, khái quát thành lý luận thông qua hoạt động thực tiễn
Toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về đoàn kết lương giáo nói riêng đều thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, một tình yêu bao la đối với con người, trước hết là con người Việt Nam, đó là những người dân lao động trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể Những quan điểm về đoàn kết lương giáo của Người xét đến cùng là vì sự giải phóng con người, là xây dựng một
xã hội mới để tiến tới một thiên đường nơi trần thế
1.1.1 Cơ sở thực tiễn
1.1.1.1 Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Sinh ra và lớn lên trong một đất nước đa tôn giáo nên Hồ Chí Minh có được những tri thức quý báu về các tín ngưỡng, tôn giáo đó Với tín ngưỡng dân gian của người Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn
Trang 1414
toàn là một hiện tượng xã hội” [76, tr 479] Người luôn căn dặn cán bộ phải luôn chú ý đến những tục lệ của dân trong quá trình vận động xây dựng cuộc sống mới Người nói: “tránh phạm đến phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân” [74, tr 122] và nên “tìm hiểu phong tục tập quán nghiêm túc chấp hành điều kiêng” [74, tr 122]
Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo Những ảnh hưởng đó được bắt nguồn từ người cha kính yêu của Người Những tư tưởng tiến bộ, nhân cách cao thượng của người cha đã
để lại những dấu ấn rất sâu đậm trong tâm hồn Người Những khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, trung, hiếu… đều được Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo; Người
đã đưa vào đó những nội dung mới, nâng tầm trên nền khái niệm cũ để phù hợp với cuộc sống mới, thời đại mới Người giải thích: “Ngày xưa trung là trung với Vua Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi Ngày nay nước ta là nước dân chủ cộng hòa… Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân, ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều biết thương cha mẹ” [85, tr 640]
Hồ Chí Minh bên cạnh việc chỉ ra những ưu điểm của Nho giáo, còn chỉ
ra những hạn chế của hệ tư tưởng này Theo Người, tư tưởng đạo đức của Khổng
Tử “chỉ thích hợp với một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi”, “Đạo đức của ông hoàn hảo, nhưng nó không thể dung hợp được với các trào lưu tư tưởng hiện đại” và “ông không phải là người cách mạng mà còn là vì ông tiến hành một cuộc tuyên truyền mạnh mẽ có lợi cho họ (giai cấp thống thị)” [78, tr 453]
Từ đó, Hồ Chí Minh rút ra bài học: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [78, tr 454]
Trang 1515
Với Đạo giáo, Người cũng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình Ở
Hồ Chí Minh, chúng ta thấy phảng phất nét ung dung tự tại, thanh thản, nếp sống hiền hòa thanh đạm, những nét này rất gần với tư tưởng của Lão Tử Trong chuyển đi Pháp, thăm nơi kỷ niệm Napôlêông, Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời có nhiều người vì không tri túc mà thất bại! Nếu Napôlêông biết gạt
bỏ tham muốn quá mức thì chắc nước Pháp không đến nỗi vì chiến tranh mà chết người hại của Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng của Đạo giáo một cách hài hòa, Người đã tiếp thu cái đúng đắn đã được thực tiễn kiểm nghiệm để góp phần xây dựng nhân cách, lối sống của người dân yêu nước, người cách mạng
Những ảnh hưởng của Phật giáo đến Hồ Chí Minh có từ rất sớm Người viết: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần
mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui mà no ấm”, “Đức Phật là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Người phải hy sinh tranh đấu để diệt lũ ác ma” [76, tr 197] Trong những bài viết của mình, Hồ Chí Minh nhiều lần mượn khái niệm của nhà Phật; chẳng hạn, Người viết: “Tôi chắc đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ, cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị trên” [93, tr 290] Khi tuyên bố với quốc dân, Hồ Chí Minh nói: “Không được báo thù báo oán Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính sách khoan hồng Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ” [83, tr 420]
Với Công giáo, Hồ Chí Minh đã có những am hiểu sâu sắc và nhìn nhận tôn giáo này như một di sản văn hóa nhân loại Người đã nhìn thấy cái tinh túy nhất của giáo lý Công giáo, nhấn mạnh mục đích cao cả của Công giáo là giải phóng con người, vì hạnh phúc của con người Người luôn có cách nhìn nhận khách quan và thái độ kính trọng khi nói về Chúa Giêsu: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánh nhân đã ra đời Cả đời Người chỉ lo cứu thế độ nhân, hy sinh cho
tự do, bình đẳng” và “Đức Thiên Chúa đã giáng sinh để cứu với nhân loại Đức
Trang 1616
Thiên Chúa là một tấm gương hy sinh triệt để vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, vì công lý” [83, tr 490], “Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ” [83, tr 290]
Tuy nhiên, khi nói về Công giáo Việt Nam, Người cũng không quên nhắc việc các thế lực đế quốc đã lợi dụng tôn giáo này phục vụ cho mục đích chính trị của chúng Bằng những hiểu biết của mình, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Người dân An Nam… không có tôn giáo, theo cách nghĩ của người châu Âu” [76, tr 479]
Có thể nói, đặc điểm nổi bật của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là tính khoan dung, không kỳ thị Truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc Việt Nam mang đậm tư tưởng khoan dung Truyền thống đó cũng thể hiện rõ trong
tư tưởng về tín ngưỡng, tôn giáo Dù là tôn giáo du nhập hay tôn giáo nội sinh đều tồn tại hòa bình, ở Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo Tuy ở những thời điểm nhất định, những “bất hòa” là không thể tránh khỏi; nhưng nó chủ yếu là do các thế lực thù địch âm mưu chia rẽ vì mục đích chính trị của chúng Xét toàn diện thì tôn giáo Việt Nam có sự hòa hợp, cùng tồn tại, cùng phát triển Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” là một thực tế lịch sử Đúng như nhà nghiên cứu văn hóa Đào Duy Anh từng khẳng định: “Ở đời Lý và đời Trần triều đình lại đặt khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Lão), xem thế đủ biết không những Nho học và Phật học thịnh hành, mà Lão giáo cũng không bị bài xích” [1, tr 282]
Như vậy, những yếu tố trên đã có tác động không nhỏ trong việc
hình thành ở Hồ Chí Minh những quan điểm ban đầu về tín ngưỡng, tôn giáo; về những ưu điểm và nhược điểm của tín ngưỡng, tôn giáo để từ đó
có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm nhằm phát huy tốt nhất sức
mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết tôn giáo Với tất cả
các tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn có thái độ trân trọng; Người không đề cập
Trang 1717
đến tôn giáo dưới góc độ triết học hay tôn giáo học thuần túy, mà đề cập đến
nó dưới góc độ văn hóa, đạo đức và chính trị, Người luôn có thái độ khách quan trong việc nhìn nhận tôn giáo, không có một chút nào của sự kỳ thị tôn giáo; Hồ Chí Minh cũng là một mẫu mực của việc nắm vững và vận dụng sáng tạo phép biện chứng mácxít đối với những vấn đề về tôn giáo
1.1.1.2 Kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc
Luận điểm có tính chất cương lĩnh đầu tiên của Đảng Bônsêvích Nga
về tôn giáo được Lênin nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa xã hội và
tôn giáo (1905) như sau: “Nhà nước không được dính đến tôn giáo, các đoàn
thể tôn giáo không được dính đến chính quyền nhà nước Bất kỳ ai cũng được
tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa
là được làm người vô thần Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân
có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được… Nhà nước không được chi bất cứ một khoản phụ cấp nào cho quốc giáo, cũng như cho các đoàn thể giáo hội và các đoàn thể tôn giáo, những đoàn thể này phải là những hội của những công dân cùng theo một tôn giáo, những hội hoàn toàn tự do và độc lập với chính quyền” [55, tr 171]
Tháng 2/1918, chính quyền Xô viết thông qua Sắc lệnh về việc tách giáo hội khỏi nhà nước, tách nhà thờ khỏi trường học Sắc lệnh còn quy định
vị trí bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo, đồng thời đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động của các tổ chức tôn giáo Năm 1919, Đảng Cộng sản Nga, tại Đại hội VIII đã đưa vào Cương lĩnh (Điểm thứ 13) nội dung cụ thể là: “Đảng mong muốn hoàn toàn xóa bỏ mối dây liên hệ với giai cấp bóc lột và tổ chức tuyên truyền tôn giáo để tác động đến sự giải phóng thực sự quần chúng lao động khỏi thành kiến tôn giáo và tổ chức công tác tuyên truyền khoa học bài trừ mê tín và chống tôn giáo rộng rãi nhất Đồng
Trang 1818
thời, cần phải tránh bất cứ sự xúc phạm nào đến tình cảm tôn giáo của người theo đạo” [Trích theo 48, tr 39] Năm 1936, một quan điểm mới về tôn giáo được ghi trong Điều 124, Hiếp pháp của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết như sau: “Để đảm bảo cho công dân có quyền tự do tín ngưỡng, nhà thờ ở Liên Xô tách khỏi nhà nước và nhà trường tách khỏi nhà thờ Công nhận quyền tự do theo các tôn giáo và quyền tự do tuyên truyền thống tôn giáo cho mọi công dân” [Trích theo 48, tr 32]
Có thể nói, những quan điểm, chính sách trên là tiến bộ và đã đạt được những thành tựu to lớn là đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng thực sự
ở Liên Xô Tuy vậy, việc thực hiện các chính sách ở một số địa phương của Liên Xô mắc sai lầm tả khuynh, nôn nóng muốn xóa bỏ ngay tôn giáo
Thời gian Hồ Chí Minh sống và hoạt động cách mạng ở Trung Quốc là thời kỳ ở đó đang tiến hành cuộc cách mạng dân chủ, những quan điểm về tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cơ bản là theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin Ngay từ năm 1927, Mao Trạch Đông trong Báo cáo khảo
sát phong trào nông dân Hồ Nam có một đoạn văn thể hiện khá rõ quan điểm
về tôn giáo: “Bụt là do nông dân dựng lên, đến một thời kỳ nào đó, nông dân
sẽ dùng cả hai tay của họ mà vứt bỏ những ông Bụt này, chẳng cần người khác làm thay một cách quá sớm việc vứt bỏ ông Bụt” [101, tr 51]
Sau khi cách mạng thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, phong trào Tam tự của Công giáo và Tin lành ở Trung Quốc thực sự ra đời Nó phản ánh chính sách độc lập và tự quản của hoạt động tôn giáo Có thể nói, đây là một kinh nghiệm đặc sắc của Trung Quốc Sau này, trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến sự độc lập của tôn giáo nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng
Trang 1919
Chính sách về tôn giáo nêu trên mặc dù vẫn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và trên thực tế đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, đó là việc vẫn đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng trong chế độ xã hội chủ nghĩa, không có xung đột tôn giáo… Nhưng cũng phải nhận thức một thực tế là các đảng cộng sản cầm quyền còn bị ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh về tôn giáo ở những mức độ khác nhau Điển hình là quan điểm tự do tôn giáo đi liền với tự do tuyên truyền vô thần chống tôn giáo Quan điểm này
dễ dẫn tới thái độ tả khuynh trong bộ máy chính quyền khi giải quyết vấn đề tôn giáo
Như vậy, qua thực tiễn kinh nghiệm ở Liên Xô và Trung Quốc đã cho
Người nhiều bài học sâu sắc Đó là không được dập khuôn, máy móc những
tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách thái quá, nếu không sẽ dẫn tới
khuynh hướng tả khuynh khi giải quyết vấn đề tôn giáo Từ đó, chúng ta thấy
được tầm vóc trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã không rập khuôn, giáo điều, máy móc mà luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Ở đó, người luôn luôn đề cao những giá trị nhân văn, đạo đức của các tôn giáo chân chính; Người cũng đã cố gắng hạn chế tối đa những tư tưởng tả khuynh về tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, mặc dù đó là điều không hề dễ dàng trong bối cảnh quốc tế lấy đối đầu giữa các hệ tư tưởng đối lập là trục chính của các mối quan hệ
Trang 2020
như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì
bị nước người xâm lấn” [80, tr 217]
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh các phong trào cách mạng phát triển sôi sục, Hồ Chí Minh đã biết kế thừa và phát triển những tư tưởng về đoàn kết dân tộc (trong đó có đoàn kết tôn giáo) của các nhà cách mạng tiền bối Người đã phê phán con đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhưng không có nghĩa là Người không nhận thấy yếu tố tiến bộ trong đó có quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng Phan Bộ Châu nhận xét về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta đầu thế kỷ XX: “Người Việt Nam mọi việc đều cầu ở thần, phần lễ thờ thần thật là trọng hậu, thật là cẩn thận Nhưng trọng lắm thì đắm đuối nhiều, cẩn thận quá thì mê hoặc sâu… Thậm chí có khi đến cả những khối đá quái gở, gốc cây cổ thụ, rừng hoang mả vắng cũng liệt vào hạng thần cứu thế, được dân tôn sung, lạy lục, ngày ngày cầu ở thần, bước bước trông vào thần” [9, tr 156]
Từ đó, Phan Bội Châu đã phê phán niềm tin mù quáng vào trời mà quên mất trách nhiệm và sức mạnh của con người Theo ông, đã bị khống chế ở trời, ở thần thì tất phải có lòng trông mong Trông mong mà được như nguyện thì không nói làm gì, nhưng đến khi hy vọng đã cùng rồi, do
đó mà sinh ra phỉ báng, oán trách, trời đất tội gì quỷ thần tội gì, bỏ cái trách nhiệm của người sống mà đi cầu ở nơi mù mù mịt mịt, và theo ông thì
Trang 2121
thánh giá làm trò rồi, để ngầm thi hành chính sách tiêu diệt nòi giống người
ta Đó là phép màu nhiệm nhất của nước Pháp chinh phục Việt Nam lại được nhà tôn giáo giúp cho thành công” [8, tr 57] Phan Bội Châu quan niệm:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, cứu nhân dân, ghét kẻ thù, các ngươi đã là thần rồi, cần gì phải cầu thần ở bên ngoài đến” [8, tr 156]
Đặc biệt, Phan Bội Châu và các sỹ phu yêu nước đầu thế kỷ XX đã tiếp thu tư tưởng “tự do tín ngưỡng” của các nhà tư tưởng phương tây Trong
sách Quốc văn độc bản của Đông Kinh Nghĩa Thục có viết: “Các nước văn
minh không cấm dân tin các tôn giáo khác, gọi là tự do tín ngưỡng Ngày nay, chúng ta được theo tôn giáo nào mình yêu thích mà thôi Nhưng phàm theo tôn giáo nào cũng cần biết rõ tôn chỉ của tôn giáo đó, rồi hết sức thực hành Còn như chỉ thắp hương lễ bái thì không thể nói là tin theo được” [30, tr 54]
Sinh thời đất nước có ngoại bang đô hộ, Phan Bội Châu mong mỏi đất nước được độc lập, nhân dân được tự do; nguyện vọng chân chính của ông là hết sức đáng trân trọng Vì lẽ đó, Phan Bội Châu mong muốn mọi người không phân biệt là ai, theo tôn giáo nào, phải đoàn kết lại chống quân xâm lược Ông viết: “Ta trông mong các nhà tôn giáo, không nên bàn tôn giáo nào phải hay trái mà chỉ nên bàn nước mình mạnh hay yếu, không nên bàn tôn giáo nào giống nhau, khác nhau, mà nên bàn nước còn hay mất
Hãy một lòng yêu nước, yêu nòi, liều chết chống giặc Hãy một lòng vì nghĩa Nếu được như thế thì không cần phải bàn là theo đạo Khổng, đạo Phật hay đạo Datô Về sau nếu muốn theo đạo nào thì cũng còn nòi giống để mà theo Nếu không thế thì nòi mất rồi, giống tuyệt rồi lấy đâu mà tôn sùng tôn giáo nào nữa” [9, tr 164]
Như vậy, dưới góc độ khoan dung tôn giáo, Phan Bội Châu đã có những đóng góp quan trọng, ông tìm thấy những nét tích cực ở Công giáo, ông đã đạt tới đích là xây dựng được tình đoàn kết với đồng bào Công giáo dù
Trang 2222
ở một mức độ nhất định để thực hiện mục đích đấu tranh chống Pháp giành độc lập Đó cũng chính là đạt được sự đồng thuận trên thực tế nhằm hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ cao nhất ở thời điểm đó là đấu tranh giành độc lập cho dân tộc
Đương thời, Hồ Chí Minh không thể không biết đến những tư tưởng trên Như vậy, Người đã tiếp nhận sâu sắc tư tưởng khoan dung tôn giáo của dân tộc trên một tầm cao mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời Người xử
lý một cách sáng tạo và linh hoạt vấn đề tôn giáo để đảm bảo khối đoàn kết lương giáo thật sự, góp phần vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1.1.2.2 Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề tôn giáo
Hồ Chí Minh từng viết: “Và về cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [77, tr 454], và “Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng” [109, tr 36] Chủ nghĩa Mác - Lênin đề cập tới những nét rất cơ bản về nguồn gốc, bản chất và chức năng của tôn giáo Song
vấn đề liên quan trực tiếp tới đề tài của luận văn là chức năng liên kết của tôn
giáo Đây là vấn đề rất quan trọng đối với Hồ Chí Minh vì có liên kết đồng bào lương và đồng bào giáo thì sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mới được thực hiện; nhờ đó mà kẻ thù không thể thực hiện được giã tâm của chúng là chia rẽ dân tộc qua chia rẽ tôn giáo
Theo C.Mác, tôn giáo không chỉ có mặt tiêu cực mà còn có cả mặt tích cực nhất định vì sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, đồng thời nó lại vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức làm dịu bớt nỗi khổ đau, sự uất hận đè nặng lên số phận của mỗi con người Tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim Dù tôn giáo là “bông hoa giả” điểm trang cho xiềng xích, nhưng nó vẫn hơn là một xã hội chỉ có gông cùm và ngục tối Vấn đề không phải là vứt bông hoa giả mà là phải vứt bỏ bản thân xiềng xích
Trang 2323
cần có bông hoa giả ấy, để loài người “giơ tay hái lấy bông hoa thật” cho chính mình Tính trừ ác, hướng thiện, giáo dục đạo đức cho con người là một đặc trưng trội, vốn có của tôn giáo Đảng ta cũng khẳng định những giá trị đạo đức và văn hóa của tôn giáo có nhiều tích cực và sẽ có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp xây dựng đất nước
Với tư cách là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong sự liên kết xã hội dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực chung của hành vi xã hội Nhưng cũng không nên vì thế mà sai lầm cho rằng tôn giao bao giờ cũng là nhân tố liên kết xã hội chủ yếu, đảm bảo sự thống nhất của xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì
sự thống nhất xã hội trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chất xã hội chứ không phải bởi cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo
Trên đây là những cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành lên tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, về đoàn kết tôn giáo Qua đó giúp chúng ta nhận thấy rằng những tư tưởng về tôn giáo, tín ngưỡng của Người là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa trí tuệ nhân loại và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin
1.2 Hồ Chí Minh về đối tượng và mục tiêu của đoàn kết lương giáo Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trải dài theo những sự kiện, những biến cố lớn của lịch sử thế giới và của dân tộc, một thế kỷ đầy ắp những cuộc chiến tranh và cách mạng, các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và đặc biệt
là sự giải thể của chủ nghĩa thực dân, sự ra đời và tồn tại khá dài của hệ thống
xã hội chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta những di sản tư tưởng quý báu về nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Tư tưởng này nằm trong hệ tư tưởng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ cách mạng và phục vụ kiến quốc của Người Các bài viết, những lời dạy của
Trang 24do Tín đồ các tôn giáo căn bản đều là những người lao động bị chế độ cũ bóc lột Họ đều là những người yêu nước thực sự và họ là lực lượng của cách mạng, là bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nội dung rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, đó là sự vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác Cách đây 2000 năm, Đức Chúa Giêsu đã nói là ta phải yêu mến các kẻ thù của ta Điều đó đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được” [81, tr 272]
Người cũng cho rằng: “Tín đồ phật giáo tin ở Phật, tín đồ Gia tô tin ở đức Chúa trời cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng” [81, tr 148] Mặc dù thế giới quan của người cộng sản khác với thế giới quan tôn giáo song không vì vậy mà đối đầu, nghi kỵ nhau; ngược lại, phải tôn trọng đức tin của mỗi người
1.2.1 Đối tượng của đoàn kết lương giáo
Trang 2525
Có thể nói, cho đến nửa đầu thế kỷ XX, vấn đề tôn giáo trong đời sống chính trị xã hội thế giới chủ yếu vẫn là vấn đề với Công giáo, với Vatican Đối với những người mácxít trong vấn đề tôn giáo cũng là giai đoạn có những
sự đụng độ quyết liệt hoặc âm thầm Sau cách mạng Tháng 10 Nga, nước Nga
xô viết tuyên bố tự do tôn giáo và cho phép Chính thống giáo được đặt giáo chủ ở Matxcơva Nhưng đến Hiến pháp 1939, điều 124 lại xác định là tự do tôn giáo và tự do tuyên truyền chống tôn giáo
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời do Bác chủ tọa ngày 3/9/1945, Người đã phát biểu: “Tôi đề nghị Chính phủ ta
tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [81, tr 9] Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn cho rằng nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng và phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người Người từng nói: “Chúng tôi xin nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm… vấn đề tôn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người” [87, tr 184]
Theo Người, đối tượng đoàn kết lương giáo gồm:
Một là, đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, trong đó có những người cộng sản
Hồ Chí Minh là người mácxít theo quan điểm duy vật, đồng thời cũng
là người cộng sản chân chính Theo Bác, người cộng sản muốn làm cách mạng thắng lợi phải đoàn kết, tập hợp được hết thảy mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo Chưa ai tìm thấy ở Người một biểu hiện dù rất nhỏ của sự bài xích, chế diễu với bất kỳ tôn giáo nào Ngược lại, Hồ Chủ tịch
đã tiếp cận và coi tôn giáo, tín ngưỡng là những di sản văn hóa tinh thần, giá trị đạo đức của mọi người Bác tìm thấy ở đó những mặt tích cực nhất định để
có thể kế thừa, tiếp thu
Trang 26Trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ (1947), Hồ Chí Minh viết: “Chắc
cụ không bao giờ tin rằng, Việt Minh chống đạo vì cụ thừa biết Việt Nam độc lập đồng minh đoàn kết tất cả đồng bào để làm cho Tổ quốc độc lập, chứ không phải để chia rẽ, phản đối tôn giáo
Mà tôi cũng không bao giờ nghi đồng bào Công giáo chống Việt Minh,
vì hơn ai hết, đồng bào Công giáo càng mong cho Tổ quốc độc lập, cho tôn giáo được hoàn toàn tự do; và tôi chắc ai cũng tuân theo khẩu hiệu: Phụng sự Thượng đế và Tổ quốc
Những xích mích nhỏ giữa một số đồng bào, tuy là đáng tiếc, vì đạo đức giáo hóa chưa được phổ cập, không thể động chạm đến sự nghiệp đại đoàn kết của chúng ta” [85, tr 44]
Sau cách mạng Tháng tám thành công, một số phần tử phản động tung tin tuyên truyền rằng cộng sản cấm đạo, tiêu diệt tôn giáo, làm cho tín đồ các tôn giáo hoang mang, dao động Nhưng sự thật hoàn toàn không như vậy Để mọi người không lầm tưởng tin vào những điều xảo ngôn, Người đã nhấn mạnh rằng bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để phản Chúa, phản nước Điều này cho thấy rõ tư tưởng khoan dung của Người nhưng cũng rất kiên quyết đối với những kẻ lợi dụng tôn giáo vào mục đích phi tôn giáo
Hồ Chí Minh luôn giáo dục cán bộ, đảng viên phải biết tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của mọi người Năm 1955, trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PresTrust (Ấn Độ), Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc Trong sự
Trang 2727
thực thi nhiệm vụ đó, chúng tôi sẵn sàng hợp tác thành thật với những nhân vật hoặc nhóm Việt Nam nào tán thành ủng hộ mục đích đó bất kể xu hướng chính trị và tôn giáo khác nhau”
Muốn cho nước nhà độc lập, nhân dân thoát khỏi mọi khổ đau, nô lệ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các đảng phái, đoàn thể và nhân sỹ trong mặt trận cần phải đoàn kết chặt chẽ, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, thật thà học tập những ưu điểm và phê bình những khuyết điểm của nhau để cùng tiến bộ Với lực lượng của khối đoàn kết lương giáo, chúng ta sẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẽ đánh thắng mọi kẻ thù
Người cũng luôn căn dặn đảng viên phải hiểu rõ và thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước để đoàn kết tôn giáo, cùng nhau kháng chiến kiến quốc Theo Hồ Chí Minh, phải hiểu rõ và làm đúng chính sách của Mặt trận, của Đảng và Chính phủ về vấn đề tôn giáo Phải ra sức giải thích cho đồng bào hiểu chính sách tôn giáo để lương giáo đoàn kết chặt chẽ cùng nhau kháng chiến, kiến quốc, thực hiện tự do tín ngưỡng
Như vậy, mặc dù thế giới quan của người cộng sản và những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau song cần cùng sát cánh bên nhau để đấu tranh cho mục tiêu chung của dân tộc, cho sự giải phóng con người khỏi mọi ách nô dịch, áp bức và đô hộ của các thế lực ngoại bang
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài,
có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ” [89, tr 438]
Hai là, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau
Trang 2828
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo Vì vậy, bên cạnh vấn đề đoàn kết lương giáo thì còn cần đoàn kết đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau vì mục tiêu chung của dân tộc Theo Hồ Chí Minh, dưới chế
độ thực dân phong kiến, đồng bào các tôn giáo đều bị áp bức, bóc lột nặng nề Khi Tổ quốc bị ngoại bang đô hộ thì các tôn giáo cũng không được tự do Do
đó, đồng bào các tôn giáo phải đoàn kết lại và đoàn kết với toàn dân đấu tranh giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc và cho tôn giáo phát triển tự do
Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh sự tương đồng giữa các tôn giáo
mà người còn tìm ra sự tương đồng giữa các tôn giáo chân chính với chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội để thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Người coi tôn giáo như là nơi gửi gắm nguyện vọng tha thiết của một bộ phận quần chúng lao động mong chờ được giải thoát khỏi áp bức, bất công, nghèo khổ Từ đó cổ vũ họ tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc Đối với các chức sắc, Người luôn tranh thủ, động viên khơi dậy ở họ lòng yêu nước thương nòi và giữ gìn phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
Hồ Chí Minh nói: “Dân tộc giải phóng thì tôn giáo mới được giải phóng Lúc này chỉ có quốc gia mà không phân biệt tôn giáo nữa, mỗi người đều là công dân của nước Việt Nam và có nhiệm vụ chiến đấu cho nền độc lập hoàn toàn của Tổ quốc” [79, tr 15]
Do đó, các tôn giáo hãy dẹp bỏ những hiềm khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà Trong Lễ mừng liên hiệp quốc gia do các phật tử trong Hội phật giáo cứu quốc tổ chức tại Hà Nội, Người đã nói:
“Nước phật ngày xưa có những bốn đảng phái làm ly tán lòng dân và hại tôn giáo Nhưng nước Việt Nam ngày nay chỉ có một đảng phái là toàn dân quyết tâm giành độc lập Tín đồ phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia tô tin ở Chúa trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin
Trang 2929
tưởng Nhưng đối với dân, ta đừng làm gì trái ý dân Dân muốn gì thì ta phải làm nấy” [82, tr 148]
Năm 1949, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Công giáo, có đoạn:
“Chúng ta ăn tết Nôel này trong sự đau thương, vì giặc Pháp đã tiến công Phát Diệm, đã xâm phạm đến đất thánh ta, và vì đồng bào Công giáo Phát Diệm, Bùi Chu và nhiều nơi khác đang đau khổ dưới gót sắt của giặc Pháp giã man
Vậy trong tết Nôel này, chúng ta phải nhớ đến đồng bào trong những nơi ấy, chúng ta phải đoàn kết hơn nữa, kiên quyết hơn nữa để giải phóng đất thánh của chúng ta, và giải phóng tất cả đất nước của chúng ta” [84, tr 721]
Trong tư tưởng của Người, những gì mang lợi ích cho dân, cho nước thì chúng ta phải ra sức phấn đấu làm cho kỳ được; ta vui ở nơi này mà đâu đó trên đất nước Việt Nam vẫn còn bị đô hộ, nhân dân còn lầm than khổ ải thì niềm vui đó không thể trọn vẹn được Vì lẽ đó, Bác nói: “Tôi tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đã đứng về phe nào, chúng ta thật thà cộng tác, vì dân, vì nước mà phấn đấu để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong nước Việt Nam yêu quý của chúng ta” [90, tr 323]
Đoàn kết đồng bào các tôn giáo, đoàn kết đồng bào các tôn giáo với toàn dân, Bác Hồ đã từng căn dặn rằng, phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm
no, xây dựng Tổ quốc, phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo
Năm 1965, Bác ra lời kêu gọi: “Đồng bào các dân tộc, các tôn giáo hãy đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau ra sức chống Mỹ, cứu nước” [97, tr 471]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù Công giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nên nỗ lực đấu tranh cho nền độc lập của
Trang 3030
nước nhà Để đoàn kết đồng bào các tôn giáo với đồng bào không tín ngưỡng, tôn giáo, thì Mặt trận phải ra sức động viên các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, các tôn giáo, các dân tộc… Đoàn kết không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo vì mục tiêu chung của dân tộc Nhờ nêu cao tinh thần đoàn kết lương giáo mà Hồ Chí Minh đã tập hợp được nhiều giáo sỹ, giáo dân hết lòng đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc
Người từng tố cáo những tên đội lốt tôn giáo làm những điều tổn hại đến dân, đến nước rằng chính những tên giáo sĩ đã vẽ bản đồ An Nam cho quân đội xâm lược Chính bọn họ đã đưa tin cho gián điệp, dẫn đường cho đội viễn chinh và tố giác những người yêu nước… Người mỉa mai cho rằng, nếu
có dân tộc nào phải nhớ ơn Chúa và các giáo sĩ thì đó chính là dân tộc An Nam! Vì Chúa và các giáo sĩ mà dân tộc này đã sa vào tình cảnh nô lệ như thế này Qua đó, Nguyễn Ái Quốc kết luận: Như vậy là người nông dân An Nam không phải chỉ bị trói vào một chiếc cột mà họ còn bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hợp là: Nhà nước, tên thực dân, Nhà thờ và tên lái buôn
Qua những phân tích trên ta thấy, với Hồ Chí Minh, tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ thực sự có được khi đất nước được độc lập Nói cách khác, tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải gắn với lợi ích của cả dân tộc; tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải để duy trì và biện hộ cho quan hệ thống trị giai cấp; nó không đứng ngoài quyền và trách nhiệm công dân
Như vậy, chúng ta thấy rằng, muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau thì phải đặt lợi ích của dân tộc, lợi ích của toàn dân lên trên hết Muốn đoàn kết lương giáo thì phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân; khắc phục mặc cảm, định kiến, chống âm mưu chia rẽ của kẻ thù; phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo, bên cạnh đó phải kiên quyết với việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu về chính trị
Trang 3131
1.2.2 Mục tiêu của đoàn kết lương giáo
Sinh thời, Bác Hồ luôn có một ham muốn tột bậc là nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do; đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai ai cũng được học hành Tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo Lợi ích của từng tôn giáo luôn gắn chặt và hòa quyện với lợi ích dân tộc Nước có độc lập thì dân mới thực sự tự do tín ngưỡng; nước không được độc lập thì tôn giáo không được
tự do
Để thực hiện sự đoàn kết dân tộc và tôn giáo, trong những thời điểm
sinh tử, Hồ Chí Minh nêu cao tấm gương của lòng nhân, truyền thống dân tộc
“thương người như thể thương thân” và trên chiều kích mới của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Chính sách đoàn kết tôn giáo nói riêng và đoàn kết lương giáo nói chung của Hồ Chủ tịch là sự chân thành và là chiến lược lâu dài
Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chú ý giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm tạo
cơ sở về sau để các tôn giáo đề ra tôn chỉ, mục đích hành đạo theo đúng hướng là gắn bó với dân tộc Chẳng hạn, Phật giáo có khẩu hiệu “Đạo pháp - dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, Công giáo có khẩu hiệu “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, Tin lành có khẩu hiệu
“Sống phúc âm phụng sự Công giáo, phụng sự Tổ quốc và dân tộc”, Cao Đài thì “Nước vinh, đạo sáng”…
Khi phát biểu trong Hội nghị Mặt trận Liên Việt năm 1955, Người khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự
Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” [91, tr 438]
Trang 3232
Theo Người, khi nào Tổ quốc độc lập, dân giàu, nước mạnh thì các tín
đồ mới được tự mình làm chủ tôn giáo của mình Một người yêu nước chân chính đồng thời cũng là một tín đồ chân chính của đức Giê su Tôn giáo còn
là nhu cầu của một bộ phận nhân dân nên nó sẽ còn tồn tại lâu dài Chính vì vậy, kính Chúa phải gắn liền với yêu nước, nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do Một người dân Việt Nam vừa có thể là một người dân yêu nước, đồng thời vẫn có thể là một tín đồ chân chính Người công giáo tốt trước hết phải là người công dân tốt
Đại đa số nhân dân ta đã đoàn kết nên đã diệt được chế độ quân chủ phong kiến và sự trói buộc của đế quốc thực dân Người cộng sản, trước sau như một, chưa và sẽ không bao giờ phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo, cũng như chưa khi nào có chủ trương chống lại tôn giáo; mà chỉ chống và kiên quyết chống những kẻ lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động Thực tế đã chứng minh, nếu chúng ta tuyên chiến với tôn giáo, thực chất đó
sẽ là phương pháp tốt nhất làm kích động thêm sự quan tâm của người ta đối với tôn giáo Theo V.I.Lênin, điều mà người cộng sản cần và có trách nhiệm là: “Đoàn kết họ lại vì cuộc đấu tranh thực sự nhằm giành lấy cuộc đời tốt đẹp hơn trên trần thế” [55, tr 170]
Ở Việt Nam cũng vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam không những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo Đối với các nước xã hội chủ nghĩa
và ở Việt Nam, tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn tự do Nó là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Bên lương và bên giáo đều mơ ước về một xã hội tốt đẹp và phấn đấu
để đạt ước mơ đó Nhưng phương pháp để đạt mục đích ấy có sự khác nhau; tất nhiên, không phải vì thế mà người cộng sản lại phủ nhận nhu cầu hướng tới thiên đường của quần chúng có tôn giáo Cách mạng là sự nghiệp chung
Trang 3333
của nhân dân chứ không phải việc của một, hai người; vì vậy, phải vận động mọi người cùng tham gia Đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo là một truyền thống tốt đẹp của ta
Vì vậy, mục tiêu của đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh là giải
phóng dân tộc, giải phóng con người thoát khỏi sự nô dịch, áp bức, bất công
và cơm no, áo ấm cho mọi người
1.3 Hồ Chí Minh về nội dung của đoàn kết lương giáo
Thực tiễn Việt Nam cho thấy, trong thời kỳ xâm lược và đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp đã cấu kết với một bộ phận phản động của Giáo hội Công giáo Chúng sử dụng Công giáo như một công cụ áp bức và bóc lột nhân dân ta Điều này đã làm cho một bộ phận nhân dân không theo Công giáo có mặc cảm, thành kiến với tôn giáo này Âm mưu chia rẽ lương giáo của các thế lực thù địch, phản động đã để lại hậu quả nặng nề, làm rạn nứt và suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc Trước tình hình đó, chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, khi đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách trước mắt, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo với đồng bào lương để dễ bề thống trị Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” [81, tr 9] Nội dung đoàn kết lương giáo, theo Hồ Chí Minh phải thể hiện trên các lĩnh vực:
1.3.1 Đoàn kết lương giáo trên lĩnh vực chính trị
Khi tiến hành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã sử dụng thủ đoạn tuyên truyền trong đồng bào Công giáo rằng cộng sản là kẻ thù của Công giáo, Hồ Chí Minh là cộng sản nên người giáo hữu không thể đồng hành với Chính phủ Hồ Chí Minh Từ thực tế này, Người đã rất quan tâm đến công tác đoàn kết trong vùng đồng bào Công giáo nói riêng, trong đồng bào có các tín
đồ các tôn giáo nói chung và với toàn dân tộc
Trang 3434
Bất cứ ở đâu, hễ có dịp là Hồ Chí Minh luôn kêu gọi, nhắc nhở đồng bào phải đoàn kết, tương thân, tương ái lẫn nhau, không phân chia lương giáo Trong thư gửi đồng bào Công giáo trong dịp lễ Nooel năm 1947, Người viết:
“Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do” [84, tr 333] Năm 1952, Người viết: “Tôi mong tất cả đồng bào Công giáo chúng ta đoàn kết chặt chẽ với đồng bào toàn quốc, kháng chiến mạnh hơn để tiêu diệt bọn xâm lược và bè lũ Việt gian bán nước, giải phóng cho Tổ quốc và làm sáng danh Đức Chúa” [87, tr 680]
Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề đoàn kết lương giáo là một nhân tố hết sức quan trọng để thực hiện lí tưởng chính trị xã hội, thực hiện khát vọng hòa bình, dân chủ và giàu mạnh Là người cộng sản nhưng Người luôn có thái độ mềm dẻo, linh hoạt đối với các tôn giáo Người phát hiện ra những giá trị tích cực của Công giáo gần gũi với lí tưởng của người cộng sản Vì vậy, Người chủ trương thiết lập tình đoàn kết giữa cộng sản với đồng bào Công giáo là cơ
sở để đập tan luận điệu của kể thù Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân Song để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi người, cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội Nếu đức Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi khổ đau của người đương thời, chắc ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người” [110, tr 79]
Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng cộng sản và Công giáo không phải là
kẻ thù của nhau Người nói: “Người tôn giáo nào cũng được, miễn là trung thành, hăng hái làm nhiệm vụ, giữ đúng kỷ luật Đảng Nước ta kinh tế lạc hậu, kỹ thuật thấp kém, tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện tại, người theo đạo vẫn vào Đảng được” [89, tr.115] Đồng thời, Người cũng khẳng định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng những không tiêu diệt tôn giáo mà còn bảo hộ tôn giáo Đảng Cộng sản chỉ tiêu diệt
Trang 3535
tội ác người bóc lột người Quan điểm này của Hồ Chí Minh chính là sự khẳng định cho tư tưởng đoàn kết lương giáo không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời mà đó là một chủ trương nhất quán, lâu dài của Đảng và Chính phủ Việt Nam Bên cạnh đó, nó xóa đi mặc cảm với người theo tôn giáo và tập hợp được một lực lượng xã hội đông đảo tham gia cách mạng Hồ Chí Minh đã không đấu tranh trực diện với thần học Cơ Đốc giáo mà thường xuyên nhấn mạnh sự thống nhất giữa các tôn giáo với chủ nghĩa Mác, với chủ nghĩa xã hội, với cuộc kháng chiến của nhân dân ta về mục tiêu khát vọng đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân và các dân tộc bị áp bức Đây cũng chính là nét độc đáo trong chiến lược đoàn kết lương giáo của Hồ Chí Minh Chính Người đã bổ sung và làm phong phú thêm vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
Có thể nói, trong thời kỳ đó, tư tưởng đoàn kết lương giáo về mặt chính trị là rất quan trọng so với các hình thức đoàn kết khác
1.3.2 Đoàn kết lương giáo trên lĩnh vực kinh tế
Với Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết lương giáo không bằng hô hào
mà phải bằng những chính sách cụ thể Người luôn trăn trở: “Các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo” [97, tr 83]; làm thế nào để “sản xuất càng phát triển, phần xác ta được ấm no thì phần hồn cũng được yên vui” [92, tr 285] Vì vậy, Người rất quan tâm đến lợi ích của quần chúng giáo dân, trước hết là lợi ích vật chất Bác nói: “Đối với nhân dân, Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa… Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc” [81, tr 227]
Như vậy, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy động lực để củng cố và phát triển khối đoàn kết toàn dân là phải đảm bảo công bằng và bình đẳng xã
Trang 3636
hội, chăm lo đến lợi ích chính đáng, thiết thực của nhân dân trong đó có đồng bào các tôn giáo, đặc biệt là phân phối của cải vật chất, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội
Đồng thời, để đoàn kết lương giáo thì cần phải tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quên nêu tấm gương sáng của Chua Người viết: “Chúa Cơ đốc hy sinh để cứu loài người khỏi ách nô lệ
và đưa loài người về hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, tự do… Phúc âm dạy chúng ta rằng: Chúa Cơ đốc sinh ra làm gương mọi giống phúc đức như: hy sinh vì nước vì dân, làm gương lao động, công bằng ruộng đất, tin thờ Chúa bằng tinh thần Chúng ta kháng chiến cứu nước, thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, cải cách ruộng đất làm cho người cày có ruộng, tín ngưỡng tự do…” [89, tr 297]
Hồ Chí Minh thường nhắc đến hình ảnh tốt đời, đẹp đạo với mong muốn sao cho sinh hoạt tôn giáo và đời sống ngày thường phù hợp, mang lại niềm vui hạnh phúc cho đồng bào Giáo dân không thể chịu rét, chịu đói để đi
lễ Muốn cho dân vừa ấm no phần xác, vừa thong dong phần hồn thì phải giúp
họ sản xuất ra của cải vật chất và có cuộc sống xã hội lành mạnh, yên vui Người viết: “… sáng danh Thiêu Chúa trên các tầng giới, hòa bình cho người lành dưới thế” [92, tr 285]ư
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thờ Chúa không phải là thoát tục, rời bỏ sản xuất và các hoạt động xã hội khác Người Công giáo giữ niềm tin tôn giáo trong cõi tâm linh tinh thần và trong hoạt động tôn giáo, còn trong đời sống lao động sản xuất, họ phải luôn làm tròn nghĩa vụ công dân
Như vậy, để cho hoạt động tôn giáo được tốt thì lương giáo phải đoàn kết, chăm lo phát triển kinh tế
1.3.3 Đoàn kết lương giáo trên lĩnh vực văn hóa
Trang 37sĩ nước ta cũng phải đứng về phía dân tộc Nhận thấy điều này, Hồ Chí Minh
đã không ngừng xây dựng và phát huy khối đoàn kết lương giáo trên lĩnh vực văn hóa
Mâu thuẫn chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc đó là toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược, cuộc đấu tranh do những người cộng sản lãnh đạo cần thiết phải tập hợp được tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo Vì vậy, Người không đặt vấn đề đấu tranh về mặt thế giới quan giữa Công giáo và chủ nghĩa cộng sản Ngược lại, Hồ Chí Minh đề cao sự tương đồng giữa lí tưởng và khát vọng chân chính của giáo lí Công giáo với khát vọng lí tưởng của chủ nghĩa cộng sản đều phấn đấu vì hạnh phúc của con người
Những điều này làm cho tín đồ các tôn giáo đều hiểu được, điều này rất
có lợi cho cách mạng, cho đất nước Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã biết kết hợp công tác chính trị với nghi lễ tôn giáo chân chính để củng cố khối đoàn kết toàn dân.Việc ký Sắc lệnh của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 18 tháng 2 năm 1946 ấn định các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm và các ngày lễ của các tôn giáo là một minh chứng sâu sắc nhất; đó là một việc làm hợp lòng dân Điều này càng củng cố và tăng thêm lòng tin của giáo dân đối với Chính phủ và cách mạng Người cũng luôn hết sức trân trọng các nghi lễ tôn giáo Người thường vận dụng các nghi lễ đó nhằm mục đích làm cho người dân biết trân trọng, ngưỡng mộ những giá trị thiêng liêng như
tổ tiên, truyền thống, tình đoàn kết…
Trang 3838
Các tôn giáo, ngoài các giá trị văn hóa tinh thần còn có những giá trị về văn hóa vật chất, đó là những đóng góp về nghệ thuật, kiến trúc… và chúng ta coi đó là những giá trị văn hóa góp phần vào sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, nó cũng là yếu tố để xây dựng một nền văn hóa mới Hồ Chí Minh luôn giáo dục quần chúng có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của các tôn giáo
1.4 Hồ Chí Minh về phương pháp thực hiện đoàn kết lương giáo Trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa thực tiễn đấu tranh giai cấp
và dân tộc, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta và trong điều kiện thế giới phân chia thành hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đối lập nhau quyết liệt với những vấn đề tôn giáo tín ngưỡng đa dạng, phức tạp Cách “chữa bệnh tôn giáo” của Hồ Chí Minh không chỉ liên quan đến các tôn giáo cụ thể mà còn chống sự tha hóa, biến chất của bộ máy Nhà nước, Đảng cầm quyền và những vấn đề con người nói chung
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo; tự mình bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín, dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và giảng đạo Không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu gia, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng cần được tôn trọng và bảo đảm đầy đủ
Nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn lịch sử, Hồ Chí Minh đã đúc rút ra một số vấn đề cốt lõi, mang tính định hướng về phương pháp thực hiện đoàn kết lương giáo như sau:
1.4.1 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Nhu cầu tôn giáo không phải ngẫu nhiên mà có, nó chính là do những điều kiện tự nhiên và xã hội tạo nên Nó thay đổi theo những biến
Trang 3939
đổi của đời sống xã hội Nhu cầu đó vừa có tính cộng đồng, vừa mang tính
cá nhân, xuất phát từ sự mong muốn dựa vào sức mạnh thần bí siêu nhiên
để hỗ trợ cho bản thân vượt lên trên những khó khăn trong cuộc đấu tranh
để sinh tồn
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, học tập và phát huy lý luận Mác - Lênin vào một quốc gia cụ thể Người đã nắm lấy tinh thần của chủ nghĩa Mác để soi vào lịch sử dân tộc; hơn ai hết, Người nhận thức rõ Việt Nam khác với nhiều dân tộc khác là trong lịch sử chưa từng xảy ra chiến tranh tôn giáo mà lại diễn
ra sự “đồng quy”, “đồng nguyên” của các tôn giáo ngoại nhập trên cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bản địa Song khi Thiên Chúa giáo xâm nhập vào thì phát sinh mâu thuẫn về tôn giáo Tuy có những mâu thuẫn và bất đồng nhất định; song Hồ Chí Minh đã tìm ra cái tương đồng của các tôn giáo, trên cơ sở thực hiện sự hòa hợp, đoàn kết vì mục tiêu lý tưởng cách mạng Không chỉ tìm ra
sự tương đồng của các tôn giáo, Người còn tìm ra sự tương đồng giữa tôn giáo chân chính với lý tưởng cộng sản Đặc biệt là phương pháp xử lý vấn đề tôn giáo mà Người đề ra và thực hiện thành công là tôn trọng, quan tâm, tế nhị, khéo léo và kiên quyết Đây chính là điểm khác biệt, là đóng góp vào kho tàng lý luận mácxít về tôn giáo của Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng của Người, muốn xây dựng được khối đoàn kết lương giáo thì phải tôn trọng niềm tin tôn giáo của quần chúng Mọi sự xúc phạm đến tín ngưỡng, tôn giáo dù lớn hay nhỏ, dưới mục đích gì đều có thể gây nên những hiềm khích, đố kỵ nhau, là mầm mống chia rẽ giữa lương và giáo Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn căn dặn cán bộ, đảng viên phải học tập, nghiên cứu phong tục, tín ngưỡng của nhân dân để có thể làm tốt công tác của mình được giao về lĩnh vực này, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra mà các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại Sự quan tâm này của Người được thể hiện qua từng lời nói, từng hành động cụ thể Bác viết: “Tránh phạm đến phong tục
Trang 40Người cũng lấy ví dụ rất cụ thể, đó là không nằm trước bàn thờ, không giơ chân lên bếp… Tư tưởng về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh là thống nhất và xuyên suốt trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, vấn đề nhân dân có quyền
tự do tín ngưỡng được tuyên bố một cách chính thức Tháng 3/1951, tại Điều
7 Điểm 1 Chính cương của Mặt trận Liên Việt nêu rõ: “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của mọi người” Theo tư tưởng của Người thì vấn
đề tôn giáo là quyền tự do tín ngưỡng của mọi người Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo như một di sản văn hóa của loài người và tìm thấy ở nó nhiều ưu điểm có thể kế thừa và tiếp thu
Hồ Chí Minh từng viết: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa Riêng tôi, tôi đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác” [82, tr 272] Theo Người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của con người và quyền
ấy phải được tôn trọng, mọi người phải có một thái độ đúng mực Không được nhạo báng hay khinh thường tôn giáo của người khác mà đề cao quá mức tôn giáo của mình Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đoàn kết lương giáo nhưng phải thận trọng để tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng Bác viết: “Trong một nước văn minh, có tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, nhưng không được vu khống người khác Tự do tuyên truyền chứ không phải tự do vô lễ” [110, tr 75]