Quyền sở hữu riêng:

Một phần của tài liệu Những khía cạng pháp lý về quyền sở hữu nhà chung cư (Trang 30 - 31)

Khác với quyền sở hữu đối với các tài sản thông thường khác, quyền sở hữu riêng của chủ sở hữu đối với căn hộ nhà chung cư là quyền sở hữu tương đối hay bị hạn chế bởi một số quy định của pháp luật về Nhà ở. Xuất phát từ đặc điểm của nhà chung cư là nhà nhiều tầng, sự tồn tại của nhà chung cư phụ thuộc vào sự liên kết về kết cấu xây dựng giữa các căn hộ với nhau và được đặt trong một thiết kế về kết cấu tổng thể. Nếu các phần kết cấu này bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững và sự tồn tại của nhà chung cư. Vì vậy, quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với căn hộ của mình sẽ bị một số hạn chế về quyền sử dụng và định đoạt. Việc sử dụng và định đoạt đối với căn hộ thuộc quyền sở hữu của mình sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế quản lý nhà chung cư. Theo đó, chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp căn hộ nhà chung cư sẽ bị giới hạn các quyền năng của chủ sở hữu trong một số nội dung cơ bản như:

- Không được gây tiếng ồn quá giới hạn hoặc có những hành vi khác làm ảnh hưởng tới những người sống trong các căn hộ khác trong nhà chung cư;

- Không được tự ý đập phá, cải tạo căn hộ nhà chung cư đặc biệt là những hành vi có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng chính của căn hộ.

Với quyền sở hữu đối với các tài sản khác hoặc quyền sở hữu đối với nhà ở riêng lẻ, thì chủ sở hữu có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt một cách tuyệt đối có nghĩa rằng chủ sở hữu có thể làm bất kể những gì họ muốn đối với tài sản thuộc sở hữu của mình (trừ những hành vi vi phạm

pháp luật). Do vậy, có cơ sở để nói rằng quyền sở hữu đối với các căn hộ chung cư là quyền sở hữu bị hạn chế hay giới hạn. Ngoài ra, quyền sở hữu đối với từng căn hộ có thể được xác định phụ thuộc vào diện tích và vị trí của từng căn hộ trong nhà chung cư và cũng chính là căn cứ để xác định giá trị của căn hộ nhà chung cư hay giá trị của quyền sở hữu đối với căn hộ đó.

Đối với quyền sở hữu riêng của chủ đầu tư, chủ đầu tư có quyền sở hữu đối với những diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán và không thuộc phần diện tích thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật. Các hạng mục mà chủ đầu tư có thể xác lập quyền sở hữu riêng của mình có thể bao gồm:

- Các căn hộ mà chủ đầu tư không bán hoặc chưa bán;

- Diện tích mà chủ đầu tư giữ lại phục vụ cho các mục đích thương mại như diện tích văn phòng cho thuê, khu thương mại và dịch vụ, bể bơi, sân bóng...

Tương tự quyền sở hữu riêng đối với căn hộ chung cư, quyền sở hữu riêng của chủ đầu tư cũng bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật về nhà ở hiện hành.

Một phần của tài liệu Những khía cạng pháp lý về quyền sở hữu nhà chung cư (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)