1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới và sự vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay

129 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Chỉ tính riêng lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa để thích ứng với từng giai đoạn cách mạng của dân tộc đã có một số lượng khá lớn các công trình ng

Trang 1

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N

-* -

NGUYÔN HUY KIÓM

T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ X¢Y DùNG NÒN V¡N HãA MíI

Vµ Sù VËN DôNG T¦ T¦ëNG §ã ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUËN V¡N TH¹C SÜ Chuyªn ngµnh: TriÕt häc

Hµ Néi - 2012

Trang 2

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N

-* -

NGUYÔN HUY KIÓM

T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ X¢Y DùNG NÒN V¡N HãA MíI Vµ

Sù VËN DôNG T¦ T¦ëNG §ã ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh TriÕt häc

M· sè: 60 22 80

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS D-¬ng V¨n Duyªn

Hµ Néi - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 14

Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI VIỆT NAM 14

1.1 Tiền đề, điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới 14

1.1.1 Tiền đề tư tưởng 14

1.1.2 Điều kiện hình thành 31

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam 36

1.2.1 Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 38

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam 41

Chương 2 XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI 62

2.1 Việt Nam xây dựng nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 62

2.2 Những thành tựu, hạn chế trong xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam những năm đổi mới 72

2.2.1 Thành tựu 72

2.2.2.Những hạn chế 88

2.3 Những giải pháp có tính định hướng nâng cao hiệu quả xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh 101

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 121

Trang 4

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng những điều kiện cho con người phát triển Những điều kiện đó không chỉ có những yếu tố kinh

tế mà còn cả những yếu tố về văn hóa Kinh tế và văn hóa có quan hệ gắn bó với nhau Sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của văn hóa, nhưng ngược lại sự phát triển văn hóa cũng sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế Nhận thức được mối quan hệ đó, tại Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp Hành Trung ương Đảng khoá VIII, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.Văn hoá là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế” [23, tr 55] Nói về điều này, khi phát động thập

kỷ quốc tế về phát triển văn hoá, UNESCO đã nhấn mạnh: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hoá thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng mất cân đối cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều” [98, tr.19] Do đó: “Nhận thức vị trí vai trò của văn hoá trong phát triển, chúng ta cần vượt lên trên cách tiếp cận kinh tế học thuần tuý và tìm ra hàng trăm các phương thức có thể được để cho tính công nghiệp và tính sáng tạo có thể gắn bó, móc nối với nhau và để cho kinh tế có thể bắt rễ trong văn hoá” [98, tr 22]

Trang 5

Nhận thức được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong những năm qua, tuy tình hình kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam đã chăm lo tới sự phát triển văn hóa của đất nước Những năm qua, đặc biệt những năm đổi mới trình độ học vấn của người dân Việt Nam đã được nâng lên một bước Nhiều công trình văn hóa của dân tộc được tôn tạo, nhiều hình thức văn hóa truyền thống được khôi phục và có điều kiện phát triển Quan hệ giữa con người và con người đã có những thay đổi, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn phát triển.v.v Chính những thành tựu trong phát triển văn hóa đã góp phần to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước những năm qua Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nền văn hóa Việt Nam còn nhiều hạn chế Chất lượng giáo dục Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đất nước, giáo dục đào tạo chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, còn lãng phí về nguồn nhân lực Nhiều lĩnh vực văn hóa của Việt Nam còn hạn chế Nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc bị mai một, nhiều lĩnh vực văn hóa truyền thống không được giữ gìn phát triển; trong khi đó một bộ phận xã hội tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách mù quáng.v.v… Tất cả những lý do đó khiến tôi lựa

chọn đề tài luận văn của mình là: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền

văn hóa mới và sự vận dụng tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay”

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới – XHCN, từ những thành tựu và hạn chế trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam những năm qua, luận văn muốn đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này ở hiện tại, cũng như trong tương lai

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cho đến hôm nay, việc nghiên cứu về con người, sự nghiệp, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung đã có rất nhiều nhà khoa học, tác giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu và đã xuất bản, ra mắt một số lượng đồ sộ các đề tài, tác phẩm với những nội dung vô cùng phong phú

Trang 6

Chỉ tính riêng lĩnh vực tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa để thích ứng với từng giai đoạn cách mạng của dân tộc đã

có một số lượng khá lớn các công trình nghiên cứu, các tác phẩm đã công bố

và xuất bản Trong khuôn khổ của luận văn này, chỉ nêu lên khái quát một số các công trình, tác phẩm, bài viết tiêu biểu về vấn đề này

Lần đầu tiên, một chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước

“Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh” ( Mã số KX.02), đã được triển khai trong giai đoạn 1991- 1995; “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá” của Ban tư tưởng văn hoá Trung ương ban hành năm (2003); Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, tại cuộc hội thảo khoa học năm 1998, đã tổng hợp nhiều bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, tác giả trong cuốn “ Tưởng

Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam”

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, tác phẩm, bài viết nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau Chúng ta có thể kể đến hàng loạt các công trình, tác phẩm: TS Bùi Đình Phong với: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam” ( 2001) Tác giả Hoàng Chí Bảo và Trần Đình Huỳnh với tác phẩm: “ Hồ Chí Minh- danh nhân văn hóa” (2004); Đề tài Khoa học xã hội 01-04 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, xây dựng con người” do GS Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm (2005); Còn GS Đỗ Huy với các công trình, tác phẩm như: Đề tài Khoa học xã hội 04- 01 (chương 5): “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa”, “Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh” (1997), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hoá mới ở Việt Nam”(2000); “Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh” (2007), “Hồ Chí Minh văn hoá và đổi mới” (1998) do GS Đinh Xuân Lâm, PGS, TS Bùi Đình Phong đồng chủ biên; “Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất” của GS Song Thành( 2010); Ngoài ra các tác giả Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong có tác phẩm: “Hồ Chí Minh văn hoá và phát triển”(2009), “Tư tưởng Hồ

Trang 7

Chí Minh về văn hoá Đảng” (2007) Chúng ta còn phải kể đến Lê Xuân Vũ với

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hoá Việt Nam” (2005); Lê Hưu Ái “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hoá, nghệ thuật” (1999) Còn một số tác phẩm khác có liên quan đến vấn đề này đã được nêu rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này

Ngoài những công trình, tác phẩm của các nhà nghiên cứu, tác giả nêu trên, đề cập trực tiếp và liên quan đến vấn đề này, một số luận văn, luận án đang được lưu trữ tại thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội, trong những năm gần đây, các tác giả cũng bước đầu tìm hiểu vấn đề nay Như, Trần Thị Đào với đề tài

“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá vào xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam hiên nay” (2007); “Kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”(2007) của Hoàng Ngọc Thắng; Trịnh Thanh Mai với “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiếp thu tinh hoa văn hoa thế giới vào xây dựng nền văn hoá dân tộc và sự vận dụng tư tưởng đó trong phát triển văn hoá nước ta hiện nay” (2009), còn Nguyễn Thanh Tùng đã chọn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá mới trong thời kỳ (1945 1954)” (2010), làm đề tài nghiên cứu Gần đây nhất, Trần Thị Minh đã chọn đề tài “Phát triển văn hoá với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” (2012), làm luận án tốt nghiệp

Ngoài ra hiện nay còn rất nhiều tạp chí, đầu sách, bài viết cũng đề cập xung quanh vấn đề này Như: tạp chí khoa học xã hội, tạp chí Triết học, Tạp chí Cộng sản, tạp chí Văn hóa Tư tưởng, tạp chí Lý luận các tạp chí này liên tục hàng tháng trong năm đều có những bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề này

Qua quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn

có nhận xét sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu, các tác phẩm, các bài viết nêu trên, các tác giả đã nêu và khái quát được những nét lớn chủ yếu trong tư tưởng văn hoá, xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số

Trang 8

tác giả đã bắt đầu đi vào khai thác, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của tư tưởng đó và cũng nêu lên được những ý kiến đặc sắc, điều đáng hoan nghênh

và mang tính thực tiễn nhất là đã có một số tác giả đã nghiên cứu, cho ra đời những tác phẩm, bài viết đề cập trực tiếp đến việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hoá vào xây dựng đất nước nói chung và vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, đến mọi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cho đến mỗi gia đình, lối sống của từng người

Thứ 2, tất cả các tác giả đều có chung một khẳng định rằng, Hồ Chí Minh là đỉnh cao, là một tượng trưng cao đẹp của bản sắc văn hoá Việt Nam, cho sự giao lưu văn hoá Đông- Tây Như các nhà nghiên cứu đã từng nhận xét: Tư tưởng của Hồ Chí Minh là đỉnh cao mới của văn hoá, là hiện thân kết tinh truyền thống văn hoá Việt Nam, là biểu tượng và người mang chở những giá trị văn hoá Đông- Tây, kim cổ Hồ Chí Minh đã có những đóng góp lớn lao cho văn hoá Việt Nam và văn hoá nhân loại

Song tuy nhiên tác giả luận văn nhận thấy có ba vấn đề nổi lên: một là,

các công trình, tác phẩm nói về sự vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, đặc biệt là vận dụng những vấn đề cụ thể của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh còn rất ít, thiếu những tác phẩm quy mô, xứng tầm để đáp ứng nhu cầu đổi mới đất nước, hơn nữa các công trình, tác phẩm trên chủ yếu nghiên cứu từng vấn đề riêng lẻ, hoặc là chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Hoặc là chỉ nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, rất

ít các tác phẩm đầu tư nghiên cứu liên kết, xâu chuối các vấn đề thành một hệ

thống nghiên cứu của mình; hai là, kết quả thực tế trong việc vận dụng, học

tập tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh trong công việc, đời thường chưa thực sự

hiệu quả, còn nhiều hình thức, mà “Chúng ta chưa khai thác được là bao”; ba

là, trước công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thời đại giao lưu hội nhập

quốc tế, thì vấn đề vận dụng, xây dựng một nền văn hóa mới xứng tầm lại cần thiết hơn bao giờ hết

Trang 9

Như vậy vấn đề này luôn luôn mang tính thời sự nóng bỏng và cấp bách Do đó rât cần và phải thường xuyên nghiên cứu sâu hơn nữa, để có những công trình toàn diện, xứng tầm với giá trị đích thực của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, từ đó có được đường đi, nước bước đúng đắn trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn

- Mục đích: Luận văn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng

nền văn hoá mới ở Việt Nam và sự vận dụng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới,

từ đó đưa ra những giải pháp mang tính định hướng nhằm thực hiện tốt hơn nữa hoạt động này trong những năm tới

- Nhiệm vụ Luận văn:

Làm rõ tiền đề tư tưởng, điều kiện để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về xây dựng nền văn hoá mới; một số nội dung tư tưởng của Người về xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam

Làm rõ những thành tựu và hạn chế của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới

Đưa ra những giải pháp có tính định hướng để xây dựng nền văn hoá Việt Nam đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của cách mạng trong những năm tới

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; dựa trên lý luận, quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và văn hóa

- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch quy nạp

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mới, xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam; sự vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng văn hoá ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, từ 1986 đến nay

Trang 10

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam; làm rõ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vận dụng tư tưởng đó trong những năm đổi mới Luận văn cũng nêu lên những giải pháp có tính định hướng để thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động này

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

a Ý nghĩa lý luận

Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, xây dựng nền văn hóa mới và những vấn đề xây dựng nền văn hoá ở Việt Nam những năm qua Những quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam là cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước ta xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b Ý nghĩa thực tiễn

Từ những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về văn hóa, vai trò văn hóa, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa từ đó đối chiếu với thực tiễn xây dựng văn hóa Việt Nam những năm đổi mới; thấy được những mặt hợp lý và thiếu sót trong hoạch định phát triển kinh tế - xã hội trong việc kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa trong những năm qua Từ thực tế đó tiến hành điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp để tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các cơ quan văn hoá cho mỗi người chúng ta trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay

8 Kết cấu của luận văn

+ Ngoài phần mở đầu kết luận, luận văn gồm 2 chương 5 tiết

+ Phần mục lục

+ Tài liệu tham khảo

+ Phụ lục

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI VIỆT NAM

1.1 Tiền đề, điều kiện hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới

1.1.1 Tiền đề tư tưởng

Một là, tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh được hình thành trên nền

tảng văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc, tạo lập cho dân tộc ta một nền văn hoá phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý; đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, cần cù dũng cảm, ý thức cố kết cộng đồng, là ý thức vượt mọi khó khăn, thử thách, tinh thần lạc quan yêu đời

Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa Việt Nam và Anh hùng giải phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…

Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam cũng là chuẩn mực đạo đức, là giá trị văn hóa cơ bản của dân tộc; đã ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi chúng ta Đây là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất đứng đầu bảng giá trị văn hóa – tinh thần Việt Nam Mọi học thuyết đạo

Trang 12

đức, tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc

xạ qua lăng kính yêu nước đó Có thể nói đây là tài sản có giá trị nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nói riêng

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hun đúc nên bởi cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, của dân tộc ta Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam Bởi vậy, mỗi người dân Việt Nam luôn gắn mình với vận mệnh của Tổ quốc, của dân tộc, vì vậy chủ nghĩa yêu nước ấy đã nhân sức mạnh của mỗi người, biến thành một sức mạnh của cả dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, mọi thử thách gian nan Chính từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý ấy:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của

ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,

nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [68, tr.171] Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam mang tính cộng đồng ấy,

đã nhân sức mạnh của bản thân Nguyễn Ái Quốc để Người có thể vượt lên mọi khó khăn, thử thách, vươn lên hoàn thành sứ mệnh mà lịch sử giao phó

Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành động lực

tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh – Nguyễn ái Quốc, là cơ sở dẫn Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu lý luận cách mạng và khoa học đó, để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Người viết: Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Và khi Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước đúng đắn

Trang 13

thỡ chủ nghĩa yờu nước Việt Nam lại được nõng lờn một tầm cao mới: giải phúng dõn tộc, giải phúng xó hội, giải phúng con người

Hồ Chớ Minh đó làm phong phỳ nội dung của chủ nghĩa yờu nước Yờu nước đối với Người là gắn liền với yờu nhõn dõn Người núi, lũng thương yờu nhõn dõn và nhõn loại của Người khụng bao giờ thay đổi…Người cú một ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dõn ta cú cơm ăn, ỏo mặc và được học hành Người đó nờu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dõn” và phỏt triển những nội dung mới của chủ nghĩa yờu nước Đú là yờu nước dựa trờn quan điểm giai cấp cụng nhõn, yờu nước mở rộng ra thành tỡnh yờu vụ cựng rộng lớn đối với nhõn dõn lao động, những người cựng khổ, đối với giai cấp cụng nhõn cỏc nước trờn thế giới Trờn cơ sở tư tưởng của giai cấp cụng nhõn, Người đó nờu ra nội dung mới: Yờu Tổ quốc, yờu nhõn dõn gắn liền với yờu chủ nghĩa xó hội, vỡ chỉ cú chủ nghĩa xó hội thỡ nhõn dõn mỡnh mới ngày một ấm no thờm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thờm

Tiếp theo, dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan yờu đời Trong khú khăn gian khổ, người Việt Nam vẫn động viờn nhau “chờ thấy súng cả

mà ngó tay chốo” Tinh thần lạc quan đú cú sơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản thõn mỡnh, tin vào sự tất thắng của chõn lý, chớnh nghĩa, cho dự trước mắt cũn muụn vàn khú khăn phải chịu đựng vượt qua Hồ Chớ Minh chớnh là hiện thõn của truyền thống lạc quan đú, điều đú đ-ợc thể hiện trong suốt cuộc

đời hoạt động cách mạng của Người trong mọi hoàn cảnh

Bên cạnh đó dõn tộc Việt Nam là một dõn tộc cần cự, dũng cảm, thụng minh, sỏng tạo trong sản xuất và chiến đấu nờn cũng là một dõn tộc ham học hỏi, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tôn vinh những ng-ời học cao, đỗ

đạt và khụng ngừng mở rộng cửa đún nhận tinh hoa văn húa nhõn loại Do điều kiện địa lý cú nhiều thuận lợi nờn từ rất sớm, dõn tộc Việt Nam đó giao lưu với cỏc nền văn húa lớn trờn thế giới Người việt Nam từ xưa đó rất xa lạ với thúi bài ngoại cực đoan Trờn cơ sở giữ vững bản sắc của dõn tộc nhõn

Trang 14

dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người khác thành những giá trị riêng của mình Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn cho truyền thống đó

Ngoài ra truyền thống đoàn kết cũng là một giá trị đặc sắc của bản sắc văn hoá dân tộc cũng ảnh hưởng đến tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh và được Người kế thừa Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành của dân tộc Việt và cũng là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam thể hiện trong đoàn kết gia đình, dòng họ, làng xã, quốc gia dân tộc

Một giá trị văn hoá truyền thống nữa cần kể đến là truyền thống văn hiến, là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố tri thức, đạo đức, cái đẹp Trong lối sống của người Việt Nam luôn giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệt không cực đoan cố chấp Một truyền thống văn hoá của Việt Nam là quý trọng con người, hướng con người vào làm điều thiện, đồng thời xử lý tinh tế các mối quan hệ, gia đình, vợ chồng, anh em, họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội Do đó người Việt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn

Nhân dân Việt Nam thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng, bồi đắp những giá trị văn hóa Việt Nam, do vậy trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch

sử bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn được giữ gìn và không ngừng phát triển

Hai là, tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu những giá trị

văn hoá phương Đông

Có thể nói, văn hoá phương Đông có ảnh hưởng rất sớm đến Hồ Chí Minh, ngay từ khi Người còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung sống trong làng quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì Người được sinh ra

và lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học Ông ngoại của Người là một thầy đồ mở lớp dạy tại nhà, cụ thân sinh đã lần lượt đỗ cử nhân, rồi phó bảng Thân mẫu của Người nhờ nghiệp nhà nên cũng biết ít nhiều chữ nghĩa

Trang 15

Một điểm cũng cần nêu lên khi nói về quá trình học tập Nho học của Nguyễn Sinh Cung, đó là do chương trình trường học Nho trước kia chủ yếu

là một số sách kinh điển Khổng Mạnh, những Tứ thư, Ngũ kinh Một người như Nguyễn Sinh Cung dù ít tuổi nhưng với tư chất thông minh, tự học, tự tìm tòi cùng với giáo dục gia đình Người vẫn có thể nắm được một cách có hệ thống và sâu sắc những kiến thức đó Cho nên, khi xuất dương tìm đường cứu nước (1911) và sau đó trong khi hoạt động ở nước ngoài không có điều kiện trao đổi đi sâu vào kho tàng Hán học, Nguyễn Tất Thành (từ 1919 lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) vẫn có cái nền tảng vững chắc cần thiết về cổ học phương Đông để vận dụng khi cần thiết vào công cuộc cách mạng

Hồ Chí Minh sinh ra trên mảnh đất Việt Nam thế kỷ XIX, trong một gia đình khoa bảng Thân sinh ra Người cũng giống như bao thanh niên thời

đó đều lấy con đường khoa cử Nho học làm đường tiến thân Môi trường sống

xã hội và gia đình, cách đào luyện, cách ứng xử đạo đức như nếp sống tự nhiên thấm nhuần đến cá nhân Hồ Chí Minh Và như vậy, việc Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của một nền văn hoá Nho giáo Trung Hoa là lẽ đương nhiên Vốn Hán học của Hồ Chí Minh thật uyên thâm Đó là điều không thể nghi ngờ Chỉ cần qua tập thơ Ngục trung nhật ký và thơ chữ Hán thù tạc của Người với bạn bè, đồng chí Trung Quốc, với các nhà yêu nước Việt Nam như: Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn…, cũng có thể hiểu được ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, tư tưởng Nho giáo và cả dấu ấn Lão giáo thấm vào Người như một dấu ấn văn hoá, ứng xử và đạo đức Có một điều mà

ai cũng nhận thấy sự tiếp thu đến nhuần nhuyễn, hoá thân tạo nên những cách nghĩ hợp lý Việt Nam Qua cách diễn dịch của Người những câu chuẩn mực đạo đức Trung Hoa, qua tiến trình lịch sử lâu dài được dân tộc Việt Nam chấp nhận, đã thành quen thuộc như một chuẩn mực có tính nhân văn phương Đông Hồ Chí Minh là một hiện tượng văn hoá có tính dân tộc, nhân loại và thời đại Và như thế ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, đã được lọc qua màng

Trang 16

tiếp nhận dân tộc của Hồ Chí Minh Nho giáo đã có thời có người cho là lạc hậu, thủ cựu, phong kiến Nhưng với phương pháp luận biện chứng khoa học

Hồ Chí Minh không nghĩ như vậy, Người vẫn đánh giá cao những giá trị đạo đức trong Nho giáo, tiếp thu tư tưởng Nho giáo, cải biến những quan niệm Nho giáo cho phù hợp với thời đại mới Người đã sửa trung với vua thành trung với nước; hiếu với cha mẹ thành hiếu với nhân dân Người sử dụng một cách nhuần nhuyễn những câu châm ngôn phù hợp với từng hoàn cảnh, nâng giá trị những câu châm ngôn đó lên Đạo đức phương Đông có những câu mang tính nhân văn như “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - tức là điều mình không muốn đừng đẩy cho người khác Câu châm ngôn như chân lý đó đã được Hồ Chí Minh sử dụng lúc đàm phán với Thủ tướng Pháp Biđôn vào năm

1946, khi thực dân Pháp đang muốn bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa Chuẩn mực đạo đức của Người quân tử, trong quan niệm Nho giáo Trung Hoa

“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, cũng được Hồ Chí Minh dùng để làm chuẩn mực cho tiêu chí đạo đức của người Đảng viên cộng sản phải phấn đấu hết lòng vì nhân dân, vì Tổ quốc

Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân” Người hiểu rất rõ tư tưởng Khổng giáo là một sức mạnh to lớn trong đời sống văn hoá của một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Song người cũng cho rằng: "Khổng giáo chỉ thích hợp với một xã hội bình yên không thay đổi" Xã hội bình yên không thay đổi ấy, xã hội của phương thức sản xuất châu Á và văn hoá phương Đông này, đã đứng trước những thử thách hết sức to lớn chưa từng có trong lịch sử Đó là sự đương đầu với sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây

Hồ Chí Minh đã chịu nhiều ảnh hưởng về đạo đức và thế ứng xử của nền văn hoá Trung Hoa Trong thuật xử thế, cách ứng xử của Hồ Chí Minh ta thấy hầu như Người đã vận dụng những nhận thức của Nho giáo, văn hoá

Trang 17

Trung Hoa, văn hoá lớn của phương Đông một cách thành công và đã để lại nhiều bài học đáng khâm phục Hồ Chí Minh hầu như đại diện trọn vẹn những tiêu chí chuẩn mực đạo đức ứng xử của Nho giáo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín Nội dung “Ngũ thường” đã được Hồ Chí Minh đẩy đến nhận thức cao, ngày càng hoàn bị, mang tính thời đại Nhân, Nghĩa, Lễ đã làm cho Hồ Chí Minh thu phục được lòng người Những nhà yêu nước, nhân sĩ vì Lễ và Nghĩa cả của Người đã cảm động và thấy hết trách nhiệm của mình với cộng đồng dân tộc: cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Bùi Bằng Đoàn… đã từng được chính cách đối xử Lễ và đầy Nghĩa tình lớn lao, ngay phút gặp đầu tiên

đã bị Người chinh phục

Hồ Chí Minh đã khai thác, lựa chọn những yếu tố tích cực, hợp lý của Nho giáo phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng Tại Hội nghị huấn luyện toàn quốc tháng 5-1950, Người nói: “Khẩu hiệu học không biết chán, dạy không biết mỏi treo trong phòng họp chính là của Khổng Tử Tuy Khổng Tử là phong kiến và trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” [68, tr 46]

Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu tư tưởng của Khổng Tử mà Người còn tiếp thu những giá trị tư tưởng Lão Tử Trên văn kiện, bài nói và bài viết, chúng

ta hầu như chỉ thấy có một lần Hồ Chí Minh nhắc đến Lão Tử và dẫn Đạo Đức

Kinh “Dạ bất bế hộ, lộ bất thập di” [69, tr.363] (nghĩa là: đêm không cần đóng

cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi) Song xét trong bối cảnh của nền văn hoá truyền thống còn tồn tại tình trạng “Tam giáo đồng Nguyên”… thì một người tri thức ngày xưa cùng một lúc nghiên cứu cả Nho - Phật - Lão là chuyện bình thường Đạo đức Kinh là một tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn đến nhiều học thuyết khác ở phương Đông, lại chỉ có 5.000 chữ, các nhà Nho Việt Nam đều thuộc, vậy Hồ Chí Minh chắc không đi ra ngoài cái chung đó

Ta được biết Người không tán thành cách viết của một nhà thơ khi xem một trận thắng chết nhiều người là một trận thắng “đẹp” Trong Đạo đức

Trang 18

Kinh, Lão Tử viết: “Ta có ba cái quý, cái thứ nhất là nhân từ, cái thứ hai là tiết kiệm, cái thư ba là không dám xem mình đứng trước thiên hạ Vì nhân từ nên có thể dũng cảm Vì tiết kiệm nên có thể rộng rãi, vì không dám xem mình đứng trước thiên hạ cho nên có thể đứng đầu mọi vật” (chương 67)

Hồ Chí Minh đã suốt đời rèn luyện mình theo ba đức tính ấy Một nhà báo hỏi X.Agienđê, Tổng thống Chi lê: “Ba đức tính của những nhà chính trị

mà Ngài muốn có và với ai Ngài sẽ lấy làm gương”? Ông trả lời: “Tính liêm khiết, lòng nhân đạo và đức khiêm tốn tuyệt vời của Hồ Chí Minh”

Có lẽ từ thực tiễn nghiên cứu về Hồ Chí Minh, G.Bondarel, một nhà sử học Pháp, cũng đã nhận thấy ảnh hưởng của tư tưởng Lão Tử trong nhân cách, đạo đức Hồ Chí Minh, nên cũng đã chọn một câu trong Đạo đức Kinh làm kết luận cho bài viết của mình về Hồ Chí Minh, một câu mà theo ông, nó khái quát đầy đủ chân dung của nhà chính trị châu Á này: “Người làm tướng giỏi không dùng vũ lực, người chiến đấu giỏi không nổi giận, người khéo chiến thắng địch không bao giờ giao chiến Người khéo dùng người thì đặt

mình dưới người ta Cái đó gọi là cái đức của việc không tranh giành” [32]

Trong khi khai thác những nhân tố hợp lý, Hồ Chí Minh đã tiến hành phê phán, bác bỏ những mặt tiêu cực của Nho giáo như: tư tưởng đẳng cấp, khinh phụ nữ, khinh lao động chân tay, nói chung là khinh thực nghiệp, doanh lợi… Dưới bút danh TL Người đã viết bài phê phán đầu óc khinh lao động

chân tay của các vị thánh hiền Nho giáo

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đã nhanh chóng lan rộng trong nhân dân Những người truyền bá đạo Phật thường sống gần gũi với nhân dân, hàng ngày thuyết giáo cho nhân dân nghe những tư tưởng từ bi, bác ái của nhà Phật

Bản thân Phật giáo khi trút bỏ những hạn chế của nó, đã từ xuất thế trở thành nhập thế, từ thái độ nhẫn nại và thụ động trước quân thù, trở thành một Phật giáo chiến đấu, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc Những lãnh tụ gắn bó với

Trang 19

nhân dân trong sự nghiệp đánh đuổi quân xâm lược, những nhà vua và những anh hùng dân tộc thời Lý - Trần đều là những người, trên cơ sở của truyền thống nhân đạo và chiến đấu của dân tộc, đã tiếp thu Phật giáo, xây dựng một Phật giáo mang màu sắc Việt Nam Nếu Hồ Chí Minh, với tấm lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào và nhân loại bị áp bức, đã suốt đời chiến đấu cho độc lập Tổ quốc, cho tự do và hạnh phúc của con người, thì “Nhà văn hoá phương Đông” này không xuất phát từ Phật giáo mà xuất phát từ truyền thống của dân tộc trong đó có chứa đựng những nhân tố tích cực của Phật giáo

Ảnh hưởng của Phật giáo trong dân gian rất sâu rộng Đạo đức “từ bi hỉ xả”, nếp sống “ăn hiền ở lành”, tình cảm “thương người như thể thương thân”… đã trở thành truyền thống sâu đậm trong đạo lý sống của nhân dân lao động nước ta Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình nhà Nho nghèo, gần gũi với nhân dân, nên từ nhỏ cũng đã thấm nhuần những truyền thống đó Tương truyền bà ngoại Bác Hồ, cụ Nguyễn Thị Kép, là một phụ nữ rất mộ đạo về già thường siêng năng lên chùa và chăm làm việc thiện Thân sinh của Người, cụ Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị mất chức, bỏ đi dần vào các tỉnh phía Nam, đến sống ở Cao Lãnh (Sađéc) Tại đây, cụ thường cư ngụ tại các cửa chùa vừa bốc thuốc, vừa chữa bệnh cho dân, vừa chăm chú nghiên cứu giáo lý đạo Phật

“Theo hồ sơ mật thám, có lần cụ đã tới Nông Pênh, sống với nhà sư Hồng Đại Bửu Phước, chủ trì chùa Sùng Phước ở Châu Hộ (Nông Pênh), được nhà sư cấp chứng chỉ là tín đồ phái phật giáo Lâm tế, mang pháp danh Nhật Sắc, tức Thiện Thành”.[91, tr 47]

Những tư liệu này đã cho thấy triết lý Phật giáo vốn không phải là điều

xa lạ gì với Hồ Chí Minh ngay từ thủa thiếu thời Khi hoạt động bí mật trong Việt Kiều tại Thái Lan, Hồ Chí Minh đã từng khoác áo cà sa, cùng với các vị chân tu bàn bạc về “vô ngã, vị tha” và những điều cao siêu khác trong triết lý nhà Phật, đã cùng với kiều bào bắt tay vào xây trường, xây chùa, viết bài ca ngợi những anh hùng dân tộc, nhằm giáo dục chủ nghĩa yêu nước, kết hợp lý tưởng “cứu khổ, cứu nạn” với lý tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc

Trang 20

Cuối năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm chùa Bà Đá (Hoàn Kiếm, Hà Nội) Nói chuyện với tăng ni, phật tử, Người kể chuyện các vị sư ở Ngũ Đại Sơn bên Trung Quốc xuống núi đánh Ma Vương, cứu dân độ thế Liên hệ với tình hình nước nhà, Người nói: “Ma Vương ngày nay chính là bọn thực dân phản động Pháp Người kêu gọi phải tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo Người nhắc nhở các vị hoà thượng, tăng ni lời phật dạy: làm phật, phép không xa rời thế gian, kêu gọi mọi người hãy tham gia cứu đói, diệt dốt.” [91, tr.48]

Với bút danh chiến sĩ, Người viết bài ca ngợi tinh thần “phụng đạo - yêu nước” của hoà thượng Thích Quảng Đức: “Từ bi không phải là nhu nhược, Mỹ - Diệm càng hung ác, các vị sư sãi và đồng bào theo đạo phật càng kiên quyết đấu tranh Ngọn đuốc tự đốt mình của Hoà thượng Thích Quảng Đức đang góp phần vào đám lửa đốt cháy cơ đồ phát xít của Mỹ - Diệm khắp miền Nam, khắp cả nước và khắp thế giới đều khâm phục sự hi sinh cao cả của Hoà Thượng Thích Quảng Đức”.[6]

Tổng hợp những tinh hoa của văn hoá nhân loại với truyền thống văn hoá dân tộc để làm giàu cho văn hoá Việt Nam, đó là con đường đi đầy sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử và cũng đồng thời là con đường đi độc đáo và đầy tính chất khoa học của Hồ Chí Minh

Tất cả những nhân tố tích cực của văn hoá phương Đông kết hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc đã tạo cho Người một bản lĩnh mà sự tiếp xúc văn hoá có mở rộng đến đâu cũng không bị tách rời và xa cách với cội nguồn của mình Như một học giả phương Tây nhận xét: “Người ta thấy một người Á Đông gia nhập hàng ngũ của Mác, có thể trở thành người Cộng sản ngay trên đất nước mình, không hề lay chuyển, nhưng Cộng sản theo cách của mình, bởi vì Người tìm được cách diễn tả và làm sinh động học thuyết đó

bằng những dạng truyền thống tương tự” [81, tr 159]

Trang 21

Ba là, tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn

hóa phương Tây

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra ở đất Lam Hồng, vùng địa linh nhân kiệt,

đã hấp thu sâu sắc tinh hoa của truyền thống văn hoá Việt Nam, lại có hiểu biết sâu rộng về văn hoá phương Đông Tiếp đó trải qua bao năm bôn ba bốn biển năm châu để tìm đường cứu nước, Người đã tiếp thu tinh hoa của nền văn hoá phương Tây, của các nền văn hoá trên thế giới Người nói: Phương Đông hay phương Tây, có cái gì hay, cái gì tốt thì ta tiếp thu, tiếp thu có chọn lọc và phải biến thành thuần tuý Việt Nam, có như thế mới là dân chủ nghĩa là mới trở thành tài sản của mỗi một người dân - người làm chủ đất nước

Trước khi bước chân xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước (1911), thì sự hiểu biết văn hoá phương Tây đối với anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn còn ít ỏi Nhưng dù sao việc tiếp xúc trực tiếp với học vấn phương Tây, theo lớp học dự bị trường tiểu học Pháp - Việt tại Vinh (Nghệ An) có thể xem là một cái mốc quan trọng Sau này khi nhớ lại tuổi niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho biết là chính vào thời kỳ này, lần đầu tiên khẩu hiệu của cuộc đại cách mạng Pháp: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” đã đến với người, tất nhiên lúc

đó chỉ mới là sự bắt gặp, làm quen bước đầu có tính chất áp đặt, sách vở, phải

về sau trải qua những điều mắt thấy tai nghe hoàn toàn trái ngược ngoài xã hội thì mới gây cho cậu thiếu niên thông minh, ham học hỏi suy ngẫm một sự ngờ vực khoa học, dẫn tới một quyết định đầy tính cách mạng là phải tìm xem những cái gì ẩn dấu đằng sau cái khẩu hiệu đó

Trên đường vào Nam, dừng chân tại Phan Thiết, vào dạy học ở trường Dục Thanh, trường đặt ngay trong khuôn viên của gia đình cụ Nguyễn Thông - một nhà Nho yêu nước, sau khi sáu tỉnh Nam Kỳ bị Pháp chiếm, ông ra “tỵ địa” tại đây Trong khu vườn của cụ Nguyễn Thông có một thư viện lớn, được cụ đặt tên là “Ngoạ du sào”, trên gác có nhiều “Tân thư” do Trung Quốc dịch ra chữ Hán Anh Thành rất đam mê đọc sách Chính tại đây, qua các tân thư, anh Thành

Trang 22

lần đầu tiên có dịp tiếp cận với tư tưởng cua Rousseau; Monterquieu; Voltaire những triết gia Pháp đã khởi xướng các thuyết nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái

Một đặc điểm tiếp nhận văn hoá phương Tây thời gian này của anh Thành là không phải thông qua con đường chính thống của nhà trường, mà bằng con đường kiên nhẫn tìm hiểu học hỏi trong quá trình thâm nhập quần chúng lao động, mở rộng giao du với các tầng lớp hoạt động văn hoá, trong các chuyến hành trình khảo sát ở nhiều nước, và đặc biệt là trong việc thường xuyên lui tới đọc sách tại các thư viện lớn Một đặc điểm khác là đã tiếp nhận văn hoá phương Tây trong quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin Nguyễn

Ái Quốc đã tiếp thu tinh hoa của văn hoá phương Tây - trước hết là lý tưởng cách mạng dân chủ tự do, tiến bộ của cách mạng tư sản dân quyền Pháp năm

1789, từ đó tiếp nhận lý tưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Lý tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Điều hấp dẫn nhất đối với Hồ Chí Minh từ nền văn hoá của phương Tây

là khẩu hiệu Tự Do, Bình Đẳng, Bác ái của cách mạng tư sản Pháp Điều đó đã thôi thúc Người ra đi, tìm đến tận quê hương của những khẩu hiệu đẹp đẽ ấy Người đã đọc nhiều tác phẩm của thời kỳ khai sáng cũng như của thời kỳ cách mạng tư sản Pháp, như của DiDeRớt, Voltaire, Montesquieu, Rousseau…Và những bộ mặt rực rỡ của văn hoá phương Tây này đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người Ở Châu Âu, và nhất là ở nước Pháp, chủ nghĩa nhân văn được coi là đỉnh cao của văn hoá phương Tây Chủ nghĩa nhân văn ấy ca ngợi sự vĩ đại của tinh thần và sức mạnh sáng tạo vô hạn của con người Nó phát huy sự cố gắng của con người, nhằm phát triển bản thân và cải tạo xã hội Nó chống lại mọi quan niệm và học thuyết hạ thấp con người Nó lên án mọi quan hệ áp bức, bóc lột và

đề xướng dân chủ, tự do, bình đẳng giữa người với người

Tư tưởng nhân văn, dân chủ và nhân quyền của triết học duy vật thế kỷ XVIII đã dẫn tới cuộc cách mạng 1789, một cuộc cách mạng có thể nói là triệt

Trang 23

để nhất, lúc đó tấn công vào chế độ phong kiến và giáo hội Nhưng chẳng bao lâu, khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái chỉ còn tồn tại trên lý thuyết Thực tế chỉ còn sự trói buộc nhân dân trong nước và áp bức nhân dân thuộc địa, sự phân hoá sâu sắc giữa giàu nghèo, sự bất công trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, đó còn là sự đàn áp, chém giết và tranh cướp diễn

ra trên mọi miền của trái đất

Hồ Chí Minh đã phân biệt được hai mặt tiến bộ và phản động trong xã hội tư sản và trong tư tưởng văn hoá của phương Tây Từ sự suy thoái của văn hoá phương Tây, Người nhìn rõ sự tiêu vong tất yếu của xã hội tư sản đầy rẫy những bất công Tuy nhiên, Người vẫn tin tưởng rằng những giá trị mà văn hoá phương Tây đã xây dựng được trước đây sẽ được hồi sinh và mở đường cho sự ra đời của một nền văn hoá cao hơn, nền văn hoá của chủ nghĩa Mác -Lênin và chủ nghĩa xã hội

Trên bước đường học tập và nghiên cứu, Nguyễn Tất Thành đã từng bước hấp thu văn hoá nhân đạo và dân chủ phương Tây Khi còn ở trường Dục Thanh, qua tủ sách “Tân Thư” của cụ Nguyễn Thông ở Ngoạ du sào, người thanh niên ham học này đã từng làm quen với những tư tưởng mới của Vonte, Rútxô, Môngtexkiơ Khi xuất dương, anh Nguyễn tìm sang tận nước Mỹ, quê hương của bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng, và đã khắc sâu vào tâm trí mình câu nói bất hủ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [66, tr.1] Ý chí đấu tranh cho

độc lập, tự do, cho quyền sống của con người là những giá trị căn bản của cách mạng Mỹ mà anh Nguyễn ghi nhận và đánh giá cao

Đóng góp vào sự trưởng thành của Anh Nguyễn phải kể đến vai trò đặc biệt của câu lạc bộ Faubourg giống như câu lạc bộ Jacobins thời đại cách mạng Pháp Đây là câu lạc bộ của các vị “quốc trưởng tương lai” Tại đây, Anh Nguyễn đã gần gũi và kết bạn với nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học, chính

Trang 24

khách, lãnh tụ cách mạng nổi tiếng, trong số họ có nhiều người về sau đã trở thành quốc trưởng hoặc thủ tướng như LêonBlum (Pháp), Bá tước Pêlich Carolixơ (Hunggari), Bác sĩ Buton Catos (Columbia), Arthur Alexandri (Chilê), Nate (xứ Penanie), Đại vương Maharajex Decarpulata (Aleania)

Fauleaurg là một diễn đàn dân chủ Ở đó, mọi người đều có thể tự do bày tỏ ý kiến, tranh luận, nếu xác đáng thi dù là ý kiến của một người thợ bình thường hay một vị quốc trưởng, cũng đều được hoan nghênh Anh Nguyễn luôn tập trung vào các vấn đề chính trị, khoa học, tôn giáo, và khéo léo liên hệ

nó với vấn đề Đông Dương và Việt Nam

Sự hấp thụ nhuần nhuyễn tinh hoa văn hoá phương Tây, trước hết là văn hoá Pháp, không hề làm giảm đi bản sắc Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh Trong con người Hồ Chí Minh vẫn in đậm chất văn hoá dân gian Nghệ - Tĩnh, văn hoá xứ Huế và văn hoá Việt Nam nói chung - một nền văn hoá ngay từ lúc hình thành đã mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hoá phương Đông, trước hết là Ấn Độ và Trung Hoa Vì vậy, Người có thể viết văn Pháp như một nhà báo Pari sành sỏi đồng thời cũng có thể làm thơ bằng chữ Hán Người thích lẩy Kiều mà cũng thỉnh thoảng đọc lại “Hình phạt” của Victor Huygo; bâng khuâng nghe câu hát ví đò đưa của quê hương mà cũng vẫn muốn nghe lại tiếng hát của Maurice Chevalier với những bài ca đã đi vào tâm hồn Người một thời trai trẻ

Hồ Chí Minh với biểu tượng hài hoà của sự kết hợp hai nền văn hoá Đông - Tây, như nhà thơ Xuân Thuỷ đã viết:

Một con người gồm kim cổ, tây đông

Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét

Con người ấy, trên hành trình cứu nước, đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, vừa thu hái, vừa gạn lọc, để có thể từ đỉnh cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển Chính trên con đường học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân

Trang 25

loại, Hồ Chí Minh đã bắt gặp chủ nghĩa xã hội Và chủ nghĩa xã hội là sự kết tinh thành tựu văn hoá của nhân loại; không có văn hoá, không có tri thức thì không thể hiểu được thế nào là chủ nghĩa xã hội đích thực

Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, chủ yếu là ngay ở ngọn nguồn của văn minh phương Tây, Nguyễn Ái Quốc có đủ thời gian để chọn lọc, tiếp nhận những tinh hoa của nền văn minh rực rỡ đó, rồi vận dụng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc mình và phục vụ các dân tộc khác cùng cảnh ngộ Và đặc sắc thay là chính nhờ có sự am hiểu thấu đáo, tinh thông văn hoá phương Tây mà Hồ Chí Minh càng hiểu sâu hơn một số tri thức của văn hoá phương Đông từng tiếp nhận được từ hồi còn trẻ Cho nên không lấy gì làm lạ khi thấy Hồ Chí Minh đã huy động cả các sự kiện trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, như chế độ “Tỉnh điền” đời Hoàng Đế (năm 2697 TCN) hay chế độ lao động cưỡng bức đời Hạ (năm 2205 TCN), cũng như thuyết “Đại Đồng” của Khổng Tử (năm 551 - 479 TCN) với thuyết “Kiêm ái” của Mạnh Tử được giải thích theo quan điểm mới để phục vụ cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Phải là một người cực kỳ tinh thông các học thuyết Đông - Tây, nắm thật chắc và đúng hạt nhân cơ bản của vấn đề, đồng thời cũng phải là một người có đầy đủ bản lĩnh cách mạng mới có thể đưa ra một ý kiến vừa mạnh dạn, vừa độc đáo khi khẳng định: Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên đều có những điểm chung Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết, để rồi khiêm tốn tự đề ra cho mình nhiệm vụ: “Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy” [94, tr 91] Người cho rằng: “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hoá Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa

và văn hoá nay, trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuý Việt

Nam để hợp với tinh thần dân chủ” [77, tr.350]

Trang 26

Bốn là, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự tiếp thu trực tiếp văn hoá

của chủ nghĩa Mác- LêNin

Từ sự bế tắc của xã hội tư bản và sự thất bại của các trào lưu tư tưởng

cũ, Hồ Chí Minh đã gặp chủ nghĩa Mác và tìm thấy ở đây lời giải đáp cho nhân loại và cho bản thân mình Hồ Chí Minh nói: ưu điểm của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng Nhưng Hồ Chí Minh không chỉ học ở chủ nghĩa Mác

có phép biện chứng mà thôi, Người đã tiếp thu toàn bộ hệ thống tư tưởng Mác- Lênin trong đó có tư tưởng văn hoá

Với phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa Mác đã đem lại cho giai cấp

vô sản và những người cách mạng cái chìa khoá để hiểu biết đúng và giải quyết đúng mọi vấn đề của thực tiễn cách mạng đang đặt ra Chủ nghĩa Mác cũng mở ra một cuộc cách mạng trong tư duy của con người, chuẩn bị cho một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trên lĩnh vực văn hoá

Nguyễn Ái Quốc đã đến với Mác như thế nào? Trong lần tiếp nữ văn sĩ Đức J.Stern - một chiến sĩ chống phát xít - đầu năm 1967 tại Hà Nội, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói với người đồng hương của Mác về điều còn ít người biết Người kể: “Trong một lần gặp gỡ với J.longnet, cháu ngoại của C.Mác, đồng thời là một lãnh tụ của Đảng Xã hội Pháp lúc bấy giờ, tôi có đưa ra một câu hỏi

“chủ nghĩa Mác là gì” ? Đó là cả một câu chuyện dài và khó Theo lời khuyên của J.longnet, tôi đã tìm đọc “Tư bản” của C.Mác Nhiều điều tôi chưa hiểu được ngay và tự nhủ: “Phải đọc đi, đọc lại hai, ba lần” Còn về sự khác nhau giữa Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ ba thì cho đến khi đọc tác phẩm của Lênin về vấn

đề thuộc địa, tôi mới hiểu một cách đúng đắn”.[51, tr 92-93]

Tháng 7 năm 1920, báo L'Humanité của Đảng Xã hội Pháp đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, cùng nhiều văn kiện khác chuẩn bị đưa ra Đại hội lần thứ II Quốc tế cộng sản Khi đọc Luận Cương này, thấy Lênin đã diễn đạt đầy đủ và sâu sắc những điều mình đang nung nấu, do vậy, Người đã mừng rỡ đến trào nước

Trang 27

mắt, đã reo lên như vừa tìm ra được một phát kiến vĩ đại Chính Luận cương

đã giúp Người tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc

Cuối cùng Người kết luận: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” Đến với Lênin, qua luận cương cũng như qua các tác phẩm được đọc sau này, Nguyễn Ái Quốc thấy sáng tỏ ra nhiều điều, trong đó có hai luận điểm cực

kỳ quan trọng đối với anh: “một là chủ nghĩa đế quốc là một hiện tượng quốc

tế, một hệ thống thế giới, muốn chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, vô sản thế giới

và các dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại, hai là cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống

chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch” [63, tr 277]

Đây thực sự là nguồn ánh sáng mới soi rọi cho toàn bộ tiến trình cách mạng của Nguyễn Ái Quốc sau này

Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lênin văn hóa là sản phẩm của sự phát triển kinh tế xã hội, vì vậy mỗi thời đại lịch sử có một nền văn hóa của

nó nhằm bảo vệ cho chế độ xã hội đó Văn hóa tư sản bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản Văn hóa vô sản phục vụ cho lợi ích của giai cấp vô sản Khi phê phán quan điểm của giai cấp tư sản vu khống cách mạng vô sản rằng, cách mạng vô sản xóa bỏ văn hóa nói chung, C.Mác đã khẳng định, cách mạng vô sản chỉ xóa bỏ cái văn hóa mà giai cấp tư sản dùng để nô dịch giai cấp vô sản, chỉ xóa bó cái văn hóa muốn biến người lao động “thành vật phụ thuộc vào máy móc mà thôi” [60] Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng khẳng định:

“Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan

hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ” [60] Như vậy Chủ nghĩa Mác khẳng định, trong tiến trình thực hiện cuộc cách mạng chính trị của minh, giai cấp

Trang 28

công nhân phải tiến hành cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa Cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa là một quá trình khó khăn phức tạp, lâu dài và gian khổ, vì những thói quen, phong tục, tập quán tồn tại trong nhân dân không dễ thay đổi

Có thể nói trong tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh luôn có sự thống nhất giữa nhân tố dân tộc và thế giới Bởi Người nhận ra rằng cuộc đấu tranh liên tiếp chống lại sự xâm lược và thống trị của thực dân Pháp chứng tỏ rằng: chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dũng cảm đã đến lúc không còn đủ sức để giành lại độc lập tự do, nếu như không được bổ sung và nâng cao thêm bằng những nhân

tố mới của thời đại

Có thể nói con đường của Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin có nhiều nét đặc biệt khác với nhiều trí thức tư sản phương Tây Trí thức phương Tây đến với triết học Mác chủ yếu như đến với một học thuyết nhằm giải quyết những vấn đề về bản thể luận và nhận thức luận nghĩa là vẫn luẩn quẩn trong tư duy biện chứng chứ không phải tư duy hành động Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác- Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước

Khi áp đặt chế độ cai trị trên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp trước hết đã thực hành chính sách “chia để trị” – chia cắt đất nước, chia cách dân tộc một cách giả tạo hòng phân tán lực lượng, thủ tiêu tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước và tính thống nhất của dân tộc Việt Nam Chúng buộc triều

Trang 29

đình nhà Nguyễn ký những hiệp ước đầu hàng chia đất nước Việt Nam làm ba

xứ, với ba chế độ cai trị khác nhau

Với truyền thống yêu nước anh dũng chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta theo xu hướng phong kiến, tư sản nhưng đều thất bại

Sau khi dập tắt các phong trào yêu nước, hoàn thành căn bản công cuộc bình định nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách thống trị quy mô và triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục nhằm biến Đông Dương thành nơi cung cấp nhân công, tài nguyên, nơi tiêu thụ sản phẩm cho thực dân Pháp

Về văn hoá, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng

và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc

Ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thông dịch viên và những người phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán Các trường học được tổ chức với ba bậc: bậc ấu học ở

xã, bậc tiểu học ở phủ, Huyện và bậc trung học ở Tỉnh Học sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị các kiến thức khoa học phổ thông còn phải học tiếng Pháp Các bậc học càng cao thì môn tiếng Pháp và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc Các khoa thi Hương, Hội, Đình vẫn được tổ chức như cũ

Trang 30

Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục thực dân, vừa tìm cách thủ tiêu vai trò của nền giáo dục cũ Hệ thống các trường tiểu học Pháp Việt được mở rộng nhằm thay thế dần nền Hán học Các khoa thi Hương, Hội, Đình bị bãi bỏ với mục đích chấm dứt vai trò của các sỹ phu phong kiến

Hệ thống giáo dục thực dân sau hai lần cải cách, đến năm 1917 đã thực

sự trở thành “Pháp hoá” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học Ở cấp tiểu học học sinh sẽ theo học trong 5 năm với mục đích hạn chế việc đến trường của thanh thiếu niên Việt Nam Học sinh sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng phải thi lấy bằng “sơ học yếu lược” rồi mới được học tiếp hai năm còn lại của bậc tiểu học và thi tốt nghiệp Trong ba năm học đầu tiên đó, học sinh phải học bằng tiếng Pháp Hơn nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định rất chặt chẽ về hạn tuổi vào học ở các cấp học nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn theo học

Bên cạnh các trường tiểu học và trung học, chính quyền thuộc địa cũng

đã chú ý xây dựng các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Gia Định; các trường chuyên nghiệp và xưởng học nghề; các trường kỹ thuật thực hành, mỹ thuật thực hành Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong trào Đông Du, đồng thời

để cổ động cho thế lực của nước Pháp ở Á Đông, thực dân Pháp đã quyết định

mở trường Đại học Đông Dương

Các trường Cao đẳng, Đại học khác thuộc các ngành sư phạm, công chính, thương mại, nông nghiệp, y dược cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân

Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con

em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ Các gia đình nông dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em

Trang 31

theo học Cho đến năm 1930, “tổng cộng học sinh, sinh viên tất cả các trường

từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số” [xem 33] Số trẻ em thất học phổ biến trong xã hội

Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam “mất gốc”, không có tinh thần yêu nước và ý thức về số phận của người dân mất nước, nô lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho công cuộc thống trị của thực dân

Phản ánh về chính sách giáo dục của thực dân, trong tác phẩm Bản án

chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Đông Dương khẩn khoản

đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng Hàng ngàn trẻ

em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường Chính phủ thuộc địa tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, Làm cho ngu dân để dễ cai trị đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” [xem 33]

Đi cùng với chính sách ngu dân, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách đầu độc, truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn Những thói hư tật xấu được chính quyền các cấp ra sức dung dưỡng Nạn cờ bạc được khuyến khích bằng cách cho mở các sòng bạc để thu thuế Ngoài những sòng bạc công khai có tính chất thường xuyên, tổ chức quy

mô ở Chợ Lớn, Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Lào Cai còn có nhiều sòng bạc kín được tổ chức ở các dịp chợ phiên, ở những vòng đua ngựa ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn

Tệ uống rượu không bị hạn chế mà thậm chí nhân dân còn bị bắt phải uống một loại rượu nặng độ do hãng rượu độc quyền Phông ten sản xuất trên

cả nước Loại rượu này có nồng độ từ 40-45 độ và được nấu từ những loại gạo rẻ tiền rồi sau đó pha thêm chất hoá học “Cứ 1.000 làng thì có đến

Trang 32

1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện Nhưng cũng trong số 1.000 làng đó lại chỉ vẻn vẹn 10 trường học Hàng năm người ta cũng đã tặng từ 23 đến 24 triệu lít rượu cho 12 triệu người bản xứ, kể cả đàn bà và trẻ con” [xem 33]

Thuốc phiện đã trở thành một công cụ hữu hiệu để đầu độc người dân, đặc biệt là giới trẻ Chúng mở các cơ quan thu mua và các công ty bán thuốc

phiện một cách công khai Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp,

Hồ Chí Minh trích đăng bức thư của Toàn quyền Đông Dương Xarô gửi viên Công sứ dưới quyền: “Tôi trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của Nha Thương chính trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu Để tiến hành việc đó tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên ” [xem 33] Chính quyền các cấp đã tìm mọi cách để ép các viên chức từ công sứ cho tới các nhân viên văn phòng tăng mức tiêu thụ rượu và thuốc phiện lên mức cao nhất có thể

Nạn mại dâm cũng được thực dân Pháp dung túng và trở nên phổ biến

ở các thành phố lớn Ở nông thôn và miền núi, các hủ tục về ma chay cưới xin còn tồn tại, nạn bói toán, đồng bóng, mê tín dị đoan ngày càng nặng nề

Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng vũ khí báo chí để tuyên truyền cho các chính sách “khai hoá”, thống trị của chúng tại Việt Nam Chúng đã cấp phép cho nhiều tờ báo được xuất bản Hàng loạt các tờ báo được xuất bản bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp Nổi bật như: ở Nam

kỳ có các tờ Nam trung nhật báo (sau đổi thành Lục tỉnh tân văn), Đại Việt

quan báo (sau đổi thành Đại Việt tân báo và Đại Việt công báo), Nông cổ mín đàm Ở Bắc kỳ có tờ Đăng cổ tùng báo xuất bản ở Hà Nội Đến năm 1913,

chính quyền thực dân cho ra đời tờ Đông Dương tạp chí là chi nhánh đặc biệt của Lục tỉnh tân văn xuất bản ở miền Trung và miền Bắc

Qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá duy tâm thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”; tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn

Trang 33

Ngoài ra, chúng còn sử dụng sách báo để xuyên tạc và công kích cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách mạng ở Pháp và Trung Quốc

Tuy vậy, trên một số tờ báo, những trí thức tiến bộ đương thời cũng đã lợi dụng để đăng tải một số thơ văn yêu nước, cổ động tinh thần dân tộc nên bị

chính quyền thực dân đình bản như: Đăng cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí

Ngoài thủ đoạn lợi dụng triệt để báo chí làm công cụ tuyên truyền cho chủ nghĩa cải lương, thực dân Pháp và tay sai đã thành lập những cơ quan văn hoá nô dịch mà tiêu biểu là hội “Khai trí Tiến Đức” thành lập đầu năm 1919 Hội viên của hội này gồm địa chủ, quan lại, chánh phó tổng, lý trưởng, các nhà

tư sản mới, các công chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa Mục đích của hội là: “ Bảo tồn đạo đức, phong tục lạc hậu và giới thiệu những tư tưởng bảo thủ của văn học Pháp” [Xem, 33]

Rõ ràng, trong bối cảnh thực dân pháp xâm lược song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách nô dịch về văn hoá hết sức phản động hòng xô đẩy nhân dân vào vòng ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần Những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm Nền văn hoá dân tộc đã bị chà đạp một cách thô bạo Trong bối cảnh thực tế đó làm cho nhân dân không ý thức được quyền dân tộc, kinh tế kém phát triển, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam

Từ lý luận và thực tiễn của dân tộc Hồ Chí Minh đã quan tâm xây dựng nền văn hoá với những nội dung mới để chống lại nền văn hoá nô dịch của thực dân Pháp, từ đó Hồ Chí Minh đã nêu ra quan niệm về văn hoá với nhiều nội dung sâu sắc, phong phú, chúng ta sẽ nghiên cứu trong luận văn này

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới ở Việt Nam

Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, cho nên có nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều lý thuyết về văn hóa, điều đó tùy thuộc vào cách tiếp cận khác

Trang 34

nhau của các nhà nghiên cứu Sở dĩ văn hóa có nhiều cách hiểu, vì văn hóa tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình có mối quan hệ với con người Có thể nói rằng cái gì liên quan đến con người, được con người tìm hiểu, nhận thức, tác động và ảnh hưởng trở lại con người đều có khía cạnh văn hóa Vì vậy tư tưởng về văn hóa cũng ra đời từ rất lâu ngay từ thời cổ đại

Tại Á Đông, khái niệm văn hóa đầu tiên được Lưu Hướng (khoảng thời Tây Hán, Trung Quốc) nêu ra: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn hóa sau mới dùng vũ lực phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt

Còn ở phương Tây “Văn hóa”: đó là những năng lực và thành quả sáng tạo mà con người đạt được trong quá trình thực tiễn xã hội “Văn hóa” bắt nguồn từ tiếng Latinh “Culture” Ban đầu nó có nghĩa là canh tác đất đai và gieo trồng thực vật, sau đó chuyển thành sự bồi dưỡng về thể chất và tinh thần đối với con người

C.Mác coi văn hoá là “toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động sáng tạo lao động của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người” [62, tr.136 -137]

Ăngghen chỉ ra: “Mỗi bước tiến lên trên con đường văn hóa là một bước tiến tới tự do” [61, tr 164]

Khái niệm hiện đại về văn hóa lần đầu tiên được Fduar B Taylor, nhà nhân chủng học Anh định nghĩa:

“Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng về dân tộc của nó, là toàn

bộ phức thể bao gồm các kiến trúc, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng, những tập quán mà con người có được với tư cách là thành viên của xã hội” [15]

Văn hóa được UNESCO quan niệm: “Là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động, nhờ đó con người tự

Trang 35

định vị mình trong không thời gian nhất định, để có thể giải thích thế giới, phát triển các năng lực biểu hiện giao lưu, sáng tạo” [16, tr 8 -9]

Ở nước ta có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng đưa ra các khái niệm

về văn hóa Căn cứ vào nghĩa gốc của từ Culture trong tiếng Latinh, Giáo sư

Vũ Khiêu cho rằng: “Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách rời khỏi thế giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người” [52, tr 8]

Cũng theo cách tiếp cận này, Giáo sư Nguyễn Hồng Phong đã đưa ra định nghĩa một cách súc tích: “Văn hóa là cái do con người sáng tạo ra là nhân hóa” [87]

Phạm Văn Đồng cho rằng: “Theo nghĩa rộng, nói một cách đơn giản, văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên, nghĩa là tất cả những gì do con

người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người” [29, tr 9]

1.2.1 Một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Từ lúc đi tìm đường cứu nước đến khi tiếp nhận được ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và trong quá trình cùng với Đảng ta lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn nghĩ tới một xã hội mới dân chủ, công bằng, nhân đạo, khác hẳn với cái xã hội cũ thực dân - phong kiến đầy rẫy áp bức bất công ở Tổ quốc mình Người luôn kết hợp văn hóa với cách mạng, cách mạng với văn hóa, xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của văn hóa, làm cho văn hóa phục vụ cách mạng, trở thành mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh, vị anh hùng của dân tộc ta, nhà văn hóa kiệt xuất của nhân dân ta, đã kết tinh một nền văn hóa trong đó hội tụ cả Đông và Tây, Kim, Cổ Người luôn coi con người vừa là chủ thể (động lực) sáng tạo, tích lũy và phát triển văn hóa, vừa là khách thể (mục tiêu) để văn hóa tôn vinh và phát triển toàn diện Người Viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc

Trang 36

sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ, những phát minh, sáng tạo đó tức là văn hóa Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những yêu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [65, tr 431]

Cách biểu đạt của Hồ Chí Minh nổi lên mấy khía cạnh chủ yếu sau: Văn hóa là mục đích của cuộc sống loài người, giúp loài người tồn tại và phát triển; văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo và phát minh ra trên cả hai lĩnh vực vật chất và tinh thần

Định nghĩa này của Hồ Chí Minh đã thể hiện một cốt lõi đó là văn hóa luôn gắn liền với mọi hoạt động của con người, mang tính xã hội cao, là phương thức sống, hoạt động gắn với sự phát triển của xã hội Sáng tạo và giá trị nhân văn là nội dung cốt lõi của văn hóa, nó thể hiện khả năng sáng tạo và lý tưởng nhân ái của con người Quan niệm nêu trên của Hồ Chí Minh về văn hóa là một

sự tổng kết cả hai phương diện khoa học và thực tiễn chuẩn bị cho sự nghiệp xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam

Đối chiếu với một số định nghĩa khái quát về văn hoá do UNESCO đưa ra sau đó, chúng ta chỉ thấy khác nhau về cách diễn đạt và đôi chi tiết nhỏ, còn về cơ bản ý nghĩa của văn hoá thì hầu như không khác gì với lập luận của Hồ Chí Minh Khác chăng là ở chỗ: UNESCO đưa ra định nghĩa mang tính gợi ý cho hướng tiếp cận của mỗi quốc gia tham gia chương trình thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1987-1997) có những con đường phát triển riêng: “văn hoá là yếu tố cơ bản cho sự sống của một dân tộc, nó tổng hợp những hoạt động sáng tạo của một dân tộc, những phương thức sản xuất và sở hữu, những của cải vật chất, những hình thức tổ chức, những tín ngưỡng và những đau khổ, những sự nghiệp đang làm và những giải trí,

những ước mơ và khát vọng” [97, tr 39]

Trang 37

Như thế là từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã ý thức sâu sắc và có nhận thức thấu đáo về văn hoá Nhận thức văn hoá tổng quát của Người đã ghi vào những trang cuối cùng của cuốn “Nhật ký trong tù”, nhưng mãi gần đây sau khi Hồ Chí Minh toàn tập ra đời, chúng ta mới biết được Cái mà chúng ta biết nhiều hơn tư tưởng văn hoá của Người trong nhiều năm qua là từ các cấp

độ giá trị văn hoá tinh thần

Theo quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh, những thứ do con người sáng tạo ra, phát minh ra luôn luôn được quy định bởi những điều kiện tự nhiên xã hội, “xã hội nào văn hoá ấy” Nghĩa là văn hoá không thể tách rời quốc gia, dân tộc Văn hoá trước hết là văn hoá của một dân tộc Theo cách tiếp cận đó văn hoá Việt Nam trước hết là thành quả mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước kiên cường, sáng tạo đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam

Trước hết, Hồ Chí Minh không quan niệm văn hoá như cái gì cao siêu,

bí hiểm mà theo Người: “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích

ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [65, tr 431] Như

vậy, văn hoá có liên quan đến mọi người, liên quan đến mọi biểu hiện của cuộc sống từ ăn, ở, mặc, đến đi lại, cách ứng xử, cả hoạt động tinh thần và đời sống vật chất của mỗi người Do đó, cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hoá theo quan điểm của Hồ Chí Minh là việc của mọi người, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực có quan hệ đến sự sinh tồn của cuộc sống, đến lẽ sống cũng như mục đích sống của mỗi người Việt Nam

Tinh thần và bản chất trong quan niệm văn hoá của Hồ Chí Minh có tính kế thừa và phát triển các quan niệm văn hoá đi trước, nhưng lại hoàn toàn phù hợp và thống nhất với quan niệm văn hoá của UNESCO Đây là khái niệm văn hoá sớm nhất của Hồ Chí Minh khi bàn về văn hoá theo nghĩa rộng

Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, văn hoá được Hồ Chí Minh xác định là

Trang 38

lĩnh vực kiến trúc thượng tầng, thuộc đời sống tinh thần của xã hội Với vị trí

đó văn hoá có mối quan hệ mật thiết với chính trị, kinh tế, xã hội

Nét đặc sắc nổi bật nhất của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà dân tộc với quốc tế, giai cấp với nhân loại, truyền thống với hiện đại, trên cơ sở có một chủ nghĩa nhân văn - tất cả vì hạnh phúc của con người, tất cả vì sự hoàn thiện của con người Con người với ý nghĩa đầy đủ nhất, như

Hồ Chí Minh nói, đó là mỗi một người, là những người thân trong gia đình, những người gần gũi trong làng xã, phố phường, tập thể, là những người trong một nước, cho đến phạm vi rộng lớn nhất là cả loài người Văn hoá Hồ Chí Minh là văn hoá của con người, do con người, vì con người Phải chăng, như một số nhà khoa học đã định nghĩa về văn hoá, ở Hồ Chí Minh văn hoá chính

Chính trị và văn hóa quan hệ khăng khít với nhau Hồ Chí Minh cho rằng, chính trị bị nô lệ thì văn hóa không thể phát triển được Đất nước được giải phóng văn hóa mới có điều kiện phát triển Việt Nam được độc lập phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng- nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

Trước hết chúng ta cần hiểu nền văn hoá là gì Nền văn hoá là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất văn hoá được hình thành và phát triển trên cơ

Trang 39

sở kinh tế, chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hoá Như vậy xây dựng nền văn hoá mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết cần phải xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu; xây dựng về tổ chức cho văn hóa hoạt động, thu hút những tri thức, những nhân sĩ và quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động văn hoá Xây dựng nền văn hoá mới phải trên cơ sở

lý luận Chủ nghĩ Mác- Lênin, phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì Đảng ta là đạo đức, là văn minh, đại diện cho lợi ích của dân tộc

Có thể khái quát một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Hồ Chí Minh đã cho chúng ta những quan điểm cơ bản trong

xây dựng nền văn hóa mới

Một là, nền văn hóa mới ở Việt Nam phải là nền văn hóa có tính dân

tộc, khoa học và đại chúng

Tính dân tộc trong nền văn hóa của Việt Nam, trước hết văn hoá phải

phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Người thường khẳng định văn hóa phải chỉ đường cho quốc dân đi Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc văn hóa phải góp phần khơi dậy ý thức tự cường dân tộc đứng lên đấu tranh giành cho được độc lập dân tộc Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, văn hóa phải góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh Nói về điều đó Người đã viết: “ Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ Văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do Đồng thời văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình” [75, tr 90]

Tính dân tộc của nền văn hóa mới thể hiện ở chỗ, văn hóa mới phải kế thừa được những truyền thống quý báu của dân tộc, nâng những truyền thống

đó lên một tầm cao mới Năm 1924 khi đến thăm triển lãm nghệ thuật của

Trang 40

Đức tại Maxcơva, Nguyễn Ái Quốc khẳng định “Các dân tộc phải chăm lo đặc tính dân tộc của mình trong nghệ thuật” [76, tr 516-517]

Tính dân tộc trong nền văn hóa mới không mâu thuẫn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Hồ Chí Minh khẳng định tính dân tộc của nền văn hóa mới phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mới làm cho văn hóa của Việt Nam trở nên phong phú Người chống thực dân Pháp nhưng vẫn tiếp thu văn hóa Pháp, chống thực dân đế quốc nhưng vẫn tiếp thu văn hóa phương Tây Về điều này Hồ Chí Minh đã viết “Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng, chúng tôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa Ngược lại tôi lại muốn nói điều khác Nói đến việc lại phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới” [ 76, tr 516-517]

Nền văn hóa mới mang tính khoa học Hồ Chí Minh quan niệm khoa

học bao hàm nội dung tiên tiến của xã hội- xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, là trình độ tư duy lý luận, thực nghiệm của khoa học tự nhiên, xã hội,

là đỉnh cao trí tuệ của khoa học văn hoá trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật… khoa học bao hàm nội dung cách mạng, bảo tồn văn hoá cổ điển, phá

đi cái cũ, cái lạc hậu, xây dựng cái mới, cái tốt đẹp của văn hoá hướng tới Chân- Thiên- Mỹ

Như vậy xây dựng nền văn hoá mang tính chất khoa học là tạo nên cơ

sở khoa học, bằng chính sức mạnh khoa học của văn hoá, có khả năng phát triển khoa học ( tự nhiên và xã hội), khoa học- kỹ thuật, khoa học văn học, nghệ thuật, để “phàm cái gì trái khoa học, phản tiến bộ phải kiên quyết bài trừ” Xây dựng văn hoá khoa học, tiên tiến là nền văn hoá mang nội dung tư tưởng, bản chất khoa học của Chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tạo cho văn hoá mới có sức mạnh đập tan văn hoá nô dịch, tàn

dư văn hoá phong kiến, khắc phục tính bảo thủ, trì trệ, chủ nghĩa kinh nghiệm trong văn hoá Xây dựng nền văn hoá mang tính khoa học không chỉ có khả năng để bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, mà còn tạo điều kiện

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w