Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ cực kỳ quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người không những đã soi đương cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta giành thắng lợi trong kháng chiến giải phóng dân tộc mà còn là nền tảng tư tưởng cho đường lối quân sự của Đảng ta hiện nay. Nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng quân sự của Người chính là cơ sở đển thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới..
Trang 1KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT
Ngày tháng năm 20… Môn học : Tư tưởng Hồ Chí Minh
TRƯỞNG KHOA Bài : Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Đối tượng: Đào tạo Đại học
- Nắm được những nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
- Trên cơ sở nắm chắc nội dung vận dụng thực tiễn công tác
- Đấu tranh chống các quan điểm sai trái
II - NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
Gồm 6 phần
1 Tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
2 Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân
3 Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính
4 Nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5 Tư tưởng về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân
6 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Trang 2III THỜI GIAN
1 Thời gian toàn bài: 4 tiết.
2 Phân chia cụ thể:
a- Lên lớp: 4 tiết.
b- Thảo luận tổ nhóm: tiết
IV ĐỊA ĐIỂM
Tại giảng đường
a Tài liệu nghiên cứu bắt buộc
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2008
b Tài liệu nghiên cứu tham khảo
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, (Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, H 2003
- Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb QĐND,1996
2.Vật chất:
a- Giảng viên: Giáo án, sơ đồ, máy vi tính.
b- Học viên: Tài liệu, vở ghi.
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
Trang 3I THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo ( Nhận lớp)
- Kiểm tra bài cũ Đánh giá nhận xét
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG THỜI
GIAN
PHƯƠNG PHÁP
V.CHẤT
phút
Hỏi- đáp, thuyết trình
2 Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần
chúng nhân dân có tổ chức và được rèn
luyện trong đấu tranh cách mạng
3 Về hình thức bạo lực cách mạng
4 Tư tưởng bạo lực cách mạng phản
ánh sâu sắc giá trị nhân văn, nhân đạo
và hoà bình
II TƯ TƯỞNG KHỞI NGHĨA VŨ
TRANG TOÀN DÂN
1 Con đường giành chính quyền ở Việt
Nam phải bằng khởi nghĩa vũ trang
2 Lực lượng tiến hành khởi nghĩa vũ
trang là toàn dân dưới sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân
3 Khởi nghĩa vũ trang nổ ra muốn
giành thắng lợi phải có điều kiện, thời cơ
4 Hình thái khởi nghĩa vũ trang đi từ
khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi
Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
Trang 45 Khởi nghĩa nổ ra phải tiến công và
kiên quyết tiến công
III TƯ TƯỞNG KHÁNG CHIẾN
TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN, TRƯỜNG
KỲ, DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ
CHÍNH
1 Kháng chiến toàn dân, toàn diện
2 Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức
mình là chính
IV NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến
công, luôn giành thế chủ động
2 Kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu
3 Nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng
hợp
4 Đánh vào lòng người, kết hợp tác
chiến với binh vận, địch vận
5 Biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh
V TƯ TƯỞNG VỀ XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG CHÍNH TRỊ VÀ LỰC
LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
1 Tổ chức và xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân là một tất yếu khách quan
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc và bảo vệ tổ quốc.
2 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân phải trên cơ sở xây dựng lực lượng
chính trị, dựa chắc vào các tổ chức và
đoàn thể cách mạng
3 Lực lượng vũ trang nhân dân được tổ
chức thành ba thứ quân: Bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương và dân quân du kích
VI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
Trang 5XÂY DỰNG CĂN CỨ ĐỊA, XÂY
DỰNG HẬU PHƯƠNG, XÂY DỰNG
NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
căn cứ địa
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền quốc phòng toàn dân
Giáo án, giáo trình, tài liệu tham khảo
và phương tiện trình chiếu
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới./
2 Câu hỏi nhiên cứu
1 Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh?
2 Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay? Liên hệ bản thân?
MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh “ lãnh tụ chính trị vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và của nhân
dân lao ta, đồng thời là một nhà quân sự xuất sắc của dân tộc ta” Tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh là một bộ phận trong tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam, là linh hồn và nền tảng của đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam
Trang 6Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi
cuộc cách mạng; muốn giành và giữ chính quyền phổ biến phải dùng bạo lực cách mạng
- Từ nghiên cứu, tổng kết, khảo nghiệm các cuộc cách mạng trên thế giới và các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử.
+ Trong lịch sử, các cuộc cách mạng trên thế giới chưa có cuộc cách mạng nào giành được thắng lợi triệt để mà không sử dụng bạo lực cách mạng
+ Lịch sử các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy: Để giành và giữ nền độc lập dân tộc, cha ông ta đã phải sử dụng sức mạnh của cả dân tộc (Lấy dẫn chững trong lịch sử)
- Từ nghiên cứu bản chất của chế độ thực dân phong kiến.
Năm 1922 Nguyễn ái Quốc viết: “ Chế độ thực dân tự bản thân nó đã là
một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi Bạo lực đó đem ra đối
xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa”.( Phụ nữ An Nam và sự đô hộ
2 Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân có tổ chức
và được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng
Trang 7- Lực lượng tiến hành bạo lực cách mạng là lực lượng toàn dân.
Theo Hồ Chí Minh lực lượng cách mạng đó là : những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài đến các tầng lớp nhân dân trong nước không phân biệt già, trẻ, gai trai, miền xuôi, miền ngược, không phân biệt giàu nghèo…
- Phải tổ chức tập hợp toàn dân trong mặt trận chung chống đế quốc xâm lược, phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân lấy liên minh công-nông làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Để thực hiện được điều đó theo Hồ Chí Minh phải:
+ Động viên toàn dân tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân thành các đạo quân chính trị ngày càng hùng hậu
+ Từ các đạo quân chính trị của quần chúng qua đấu tranh cách mạng khi yêu cầu đòi hỏi sẽ tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng
3 Về hình thức bạo lực cách mạng
- Theo Hồ Chí Minh, các hình thức đấu tranh trong cách mạng vô sản
ở Việt Nam gồm: đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, ngoại giao…
Người yêu cầu, phải tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nơi, từng lúc mà sử dụng các hình thức và kết hợp các hình thức đấu tranh cho phù hợp và có hiệu quả
- Hồ Chí Minh chỉ rõ phải vận dụng sỏng tạo, linh hoạt cỏc hình thức đấu tranh để giành thắng lợi cho cách mạng
Người viết: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu
tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng” (sđd,
Trang 8“Muốn trị lửa phải dùng nước, địch muốn tốc chiến tốc thắng ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó thỡ ta nhất định thắng, địch nhất định thua”
4 Tư tưởng bạo lực cách mạng phản ánh sâu sắc giá trị nhân văn, nhân đạo và hoà bình.
- Theo Hồ Chí Minh mục đích sử dụng bạo lực cách mạng là nhằm đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, giành độc lập dân tộc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Lưu ý: Bạo lực cách mạng là để đánh bại ý chí xâm lược củ kẻ thù chứ
không phải tiêu diệt hoàn toàn Vì vậy, ngôn ngữ mà Hồ Chí Minh thường sử dụng là: “quét sạch nó đi”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”
- Hồ Chí Minh luôn tìm cách để ngăn ngừa chiến tranh, khi không có con đường nào khác mới buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng.
Người luôn khẳng định: “ Nhân dân Việt Nam rất yêu chuông hoà bình,
một nền hoà bình chân chính trong độc lập, tự do Nhân dân Việt Nam quyêt chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ để bảo vệ tổ quốc và các quyền dân tộc thiêng liêng của mình” (sđd, tập 12, tr.489)
- Khi buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương dùng các hình thức ít đổ máu nhất và đối xử nhân đạo với tù hàng binh.
II TƯ TƯỞNG KHỞI NGHĨA VŨ TRANG TOÀN DÂN
1 Con đường giành chính quyền ở Việt Nam phải bằng khởi nghĩa vũ trang
- Đây là sự tiếp thu vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, của bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền.
Mác-Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy bạo lực cách mạng cũng là bạo lực của quần chúng nhân dân
- Là sự kế thừa, tiếp thu, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc ta và các cuộc cách mạng trên thế giới
+ Truyền thống: yêu nước, đoàn kết
+ Kinh nghiệm cách mạng tháng 10 Nga năm 1917
Trang 9- Từ đặc điểm dân tộc Việt Nam, đặc điểm kẻ thù
+ Đặc điểm dân tộc VN: Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết từ lâu đời+ Kẻ thù: Có hệ thống bạo lực phản cách mạng rất mạnh Do vậy, ta phải đoàn kết toàn dân
2 Lực lượng tiến hành khởi nghĩa vũ trang là toàn dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
- Toàn dân theo Hồ Chí Minh là mọi người dân yêu nước Toàn dân nhưng phải lấy liên minh công, nông làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Hồ Chí Minh viết: “ Cuộc khởi nghĩa sắp diễn ra ở Vịêt Nam là một cuộc
khởi nghĩa giải phóng dân tộc do toàn dân tiến hành, lấy công nhân và nông dân là lực lượng chủ yếu”
- Tổ chức lực lượng trong khởi nghĩa vũ trang thành 2 lực lượng cơ bản là lực lượng chính trị và lực lượng quân sự
Trong đó, lực lượng chính trị là lực lượng quyết định, lực lượng quân sự
là lực lượng quan trọng trong khởi nghĩa vũ trang
- Để động viên và phát huy sức mạnh toàn dân Hồ Chí Minh yêu cầu
+ Phải tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ thức tỉnh nhân dân
+ Phải đoàn kết họ lại, đưa họ vào các tổ chức, đoàn thể xã hội
3 Khởi nghĩa vũ trang nổ ra muốn giành thắng lợi phải có điều kiện, thời cơ
- Theo Hồ Chí Minh có 3 điều kiện cơ bản sau:
+ Chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay bối rối đến cao độ, không còn đủ sức giữ địa vị của chúng như trước nữa
+ Quần chúng đói khổ đã căm thù thực dân đến cực điểm, quyết hy sinh nổi dậy tranh đấu với đế quốc đến cùng
+ Đã có một chính đảng cách mạng đủ sức tổ chức lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp
Trang 10- Về thời cơ để cuộc khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi: Thời cơ là thời
điểm thuận lợi nhất để khởi nghĩa nổ ra và giành thắng lợi, chỉ xuất hiện khi các điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi
+ Phải biết phân tích, nhận định tình hình nắm vững thời cơ và phải biết tạo thời cơ
+ Phải tích cực chuẩn bị lực lượng, phương tiện để chủ động, sẵn sàng tiến hành khởi nghĩa khi thời cơ đến
4 Hình thái khởi nghĩa vũ trang đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa
- Hồ Chí Minh chỉ rõ khởi nghĩa vũ trang phải đi từ khởi nghĩa từng phần
ở từng địa phương, tiến lên tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền
+ Trong tác phẩm “Con đường giải phóng” Hồ Chí Minh viết: ở nước ta khởi nghĩa có thể nổ ra ở một vài nơi rồi lan ra khắp cả nước
+ NQTW 8 5/1941: Khi thời cơ đến ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa trong một địa phương và mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn
- Hồ Chí Minh nêu lên quan niệm về khởi nghĩa từng phần và sự khác nhau giữa khởi nghĩa từng phần và khởi nghĩa cục bộ
+ Khởi nghĩa từng phần diễn ra trong từng địa phương nhưng có liên hệ mật thiết với các địa phương khác, đặt trong kế hoạch chung thống nhất do Trung ương chỉ đạo
+ Khởi nghĩa cục bộ diễn ra trong một địa phương, một vùng nằm trong cục diện chung của cả nước do địa phương chỉ đạo, không mang tính kế hoạch
- Hồ Chí Minh chỉ ra mối quan hệ giữa khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa, vai trò của khởi nghĩa từng phần với tổng khởi nghĩa
+ Khởi nghĩa từng phần nhằm hình thành chính quyền cách mạng lâm thời, củng cố khu giải phóng thành căn cứ địa vững chắc làm chỗ đứng chân cho các lực lượng cách mạng
+ Nhằm xây dựng, phát triển lực lượng, bổi dưỡng nòng cốt cho phong trào cả nước, tạo ra phản ứng dây chuyền (vừa nêu gương vừa nêu bài học cho các địa phương khác)
5 Khởi nghĩa nổ ra phải tiến công và kiên quyết tiến công
Trang 11- Phải luôn giành thế chủ động tiến công địch, phải có tư tưởng tiến công, vì không có tư tưởng tiến công thì không có hành động tiến công.
Hồ Chí Minh viết: “Khởi nghĩa tung ra, ban chỉ huy phải hết sức kiên
quyết chỉ huy tiến công Do dự một chút là thất bại Muốn khởi nghĩa thắng lợi chỉ có một cách là tến công, kiên quyết tiến công, tiến công mãi; chỉ có tiến công không có thoái”
- Tư tưởng tiến công phải được thể hiện cả trước, trong và sau khởi nghĩa vũ trang.
+ Trước khởi nghĩa: Phải tích cực chủ động xây dựng và phát triển lực
lượng cách mạng, chủ động tiến công địch khắp mọi nơi nhằm làm suy yếu chúng gây thanh thế cho cách mạng
+ Trong khởi nghĩa: Phải luôn chiếm thế chủ động tiến công địch ở mọi
lúc, mọi nơi, càng khó khăn càng phải thể hiện tư tưởng tiến công Nếu buộc phải phòng ngự thì ngự trên thế tiến công
+ Sau khởi nghĩa: Nhanh chóng thiết lập, củng cố chính quyền nhân dân,
một chính quyền của dân do dân và vì dân và thủ tiêu hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ, diệt trừ phản động, ban bố quyền tự do dân chủ cho nhân dân
III TƯ TƯỞNG KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN, TRƯỜNG KỲ, DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH.
1 Kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là toàn thể dân tộc, là mọi con dân nước Việt, mọi người con Lạc, cháu Hồng
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Hồ Chí Minh viết: “Bất kỳ đàn
ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, Không có súng gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.(sđd, tập 4, tr.480)
Trang 12- Toàn diện kháng chiến là chiến tranh diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao v.v trong đó đấu tranh quân sự là chủ chốt.
Hồ Chí Minh viết: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất
kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến, Toàn diện kháng chiến”(sđd, tập 5, Tr.444)
2 Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức mình là chính
* Trường kỳ kháng chiến
- Theo Hồ chớ Minh phải trường kỳ kháng chiến để ta có thời gian vừa đánh vừa phát triển thực lực, đồng thời khoét sâu mâu thuẫn của địch
+ Xuất phát từ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù (đánh nhanh, thắng nhanh)
+ Từ đặc điểm kháng chiến của ta “… đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải
chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”.[ T.6, Tr.164]
- Trường kỳ kháng chiến theo Hồ Chí Minh không phải kéo dài vô hạn,
mà mấu chốt là để ta có thời gian làm chuyển biến so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Địch muốn giành cách đánh mau, thắng mau
Nếu chiến tranh kéo dài hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại.Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến để phát triển lực lượng Thế địch như lửa, thế
ta như nước Nước nhất định thắng lửa” [T.5, Tr.151].
* Dựa vào sức mình là chính.
- Từ rất sớm, khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên tư tưởng lấy sức ta mà giải phóng cho ta.
Theo Người: Một dân tộc mà không biết tự lực cánh sinh, không biết dựa
vào sức mình để giải phóng cho mình, mà cứ ngồi chờ sự giúp đỡ của dân tộc khác thì không xứng đáng được hưởng độc lập tự do.
- Dựa vào sức mình là chính, nhưng không nghĩa là mình tự cô lập mình mà phải tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải liên hệ với cách mạng thế giới