“Dân là gốc của nước” là một quan điểm tiến bộ đã có từ hơn 2000 năm trước đây trong tư tưởng triết học phương Đông. “Lấy dân làm gốc” cũng là một bài học và là lời dặn dò quí báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đại tiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đánh giá về vai trò của dân và giải quyết mối quan hệ giữa những ngườicầm quyền với dân là một vấn đề luôn luôn được đặt ra và thể hiện nhữngquan điểm rất khác nhau ở các chế độ, các thời đại
“Dân là gốc của nước” là một quan điểm tiến bộ đã có từ hơn 2000 nămtrước đây trong tư tưởng triết học phương Đông “Lấy dân làm gốc” cũng làmột bài học và là lời dặn dò quí báu của ông cha ta thể hiện ở các triều đạitiến bộ trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc.Đảng ta, tại Đại hội VI (tháng 12-1986) khi tổng kết quá trình lãnh đạocách mạng Việt Nam, đã nêu lên bốn bài học kinh nghiệm, trong đó có bàihọc kinh nghiệm hàng đầu là “Lấy dân làm gốc” Tiếp đó, Hội nghị Banchấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám (Khoá VI) năm 1990 đã ra mộtNghị quyết lớn là “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mốiquan hệ giữa Đảng và nhân dân” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta được thông qua tại Đại hội VII(tháng 6-1991) khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từlợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân Sức mạnh của Đảng là ở sựgắn bó mật thiết với nhân dân” [15, 5] Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
Trang 2và dân cũng là một nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Nghị quyếtHội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba (khoá VII) và trong vănkiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII, tháng 1-1994).Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các đồng chí lãnh đạo cao nhất cảĐảng và Nhà nước ta, như các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh,
Đỗ Mười, ở nhiều bài nói và viết cũng thường nhắc nhở và nhấn mạnh vềvai trò của dân và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyềnvới dân
Như vậy, tư tưởng “Dân là gốc của nước” và bài học kinh nghiệm “Lấydân làm gốc” cũng như mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân hiện nayvẫn là vấn đề có ý nghĩa rất to lớn, thiết thực và phức tạp cần phải đượcnghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn
Kinh nghiệm của toàn bộ lịch sử thế giới và từng quốc gia, dân tộc đã chỉ
ra rằng: đối với những người cầm quyền, xa dân, không hiểu dân, mất dân làmột trong những nguy cơ đáng sợ Nguy cơ đó đã trở thành hiện thực, là mộttai hoạ thật sự và chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rãcủa các Đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô(cũ) trong thời gian vừa qua
Đảng ta ngay từ khi mới thành lập, xuất phát từ lợi ích của dân, gắn bóchặt chẽ với dân, có cương lĩnh và sách lược đúng đắn, phù hợp với nhu cầu
Trang 3nguyện vọng của dân nên đã được xã hội và các tầng lớp nhân dân thừa nhận
là người lãnh đạo Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta
đã thật sự được nhân dân yêu mến, tin cậy và ủng hộ, do đó đã làm Cáchmạng tháng Tám (1945) thành công, trở thành Đảng cầm quyền, và lãnh đạocuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước (1975) Tuy nhiên, từ khi trở thành Đảng cầm quyền, đặc biệt là tronggiai đoạn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xãhội trong phạm vi cả nước, nhiều cấp ủy đảng và chính quyền, nhiều cán bộ,đảng viên có chức quyền đã quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng nhândân, làm mất lòng dân, làm giảm sút uy tín của Đảng với dân Những sai lầmkhuyết điểm đó, nếu không kiên quyết sửa chữa, lại bị kẻ địch trong vàngoài nước lợi dụng phá hoại thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại khônglường được đối với sự nghiệp cách mạng Vì vậy, Đảng ta với hơn hai triệuđảng viên, cần sớm nhận rõ nguy cơ này, và phải sớm đổi mới, chỉnh đốn vềmối quan hệ giữa Đảng và dân, giữ cho mối quan hệ giữa Đảng và dân đượctrong sáng và ngày càng vững chắc, tốt đẹp
Đảng ta đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Tư tưởng HồChí Minh rất phong phú và sâu sắc, trong đó những quan niệm của Người về
Trang 4dân, về việc giải quyết mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân có nhữngnội dung rất cụ thể và đặc sắc, vừa có giá trị về lý luận, vừa có ý nghĩa nhưnhững bài học kinh nghiệm, những chỉ dẫn quí báu trong hoạt động thựctiễn Do đó, trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu để hiểu biết, nắmvững và vận dụng đúng đắn những tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân và vềmối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân là một yêu cầu cấp bách và thiếtthực đối với các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và đối với mỗi cán bộđảng viên trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay đã có nhiều văn kiện của Đảng ta – như Nghị quyết Đạihội Đảng các khoá, Nghị quyết Trung ương 8 (khoá VI), Nghị quyết Trungương 3 (khoá VII), nhiều bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng,Nhà nước và các đoàn thể nhân dân (Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Vũ Oanhv.v ) nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữa Đảng với dân trong sựnghiệp cách mạng và trong công cuộc đổi mới hiện nay Đặc biêt, phải kểđến những tác phẩm có giá trị lớn của các đồng chí Trường Chinh, PhạmVăn Đồng, Võ Nguyên Giáp viết về con người, sự nghiệp, đạo đức, tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong đó có nói nhiều đến tư tưởng vì dân, tác phong gắn bóvới dân và sự yêu quí, kính trọng, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân đốivới Chủ tịch Hồ Chí Minh Ví dụ như các tác phẩm: “Hồ Chủ tịch, lãnh tụ
Trang 5kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam”, “Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”… của đồng chí TrườngChinh; “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”; “Hồ ChíMinh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh”… củađồng chí Phạm Văn Đồng; “Tư tưởng Hồ Chí Minh – quá trình hình thành
và nội dung cơ bản”… của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Một số nhà khoahọc và một số đề tài khoa học trong chương trình khoa học công nghệ cấpNhà nước mang mã số KX.02 do GS Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm cũngtập trung nghiên cứu và đã có những sản phẩm khoa học về tư tưởng Hồ ChíMinh, trong đó có trình bày một số tư tưởng của Người về Dân, về Đảng, vềxây dựng Đảng, về mối quan hệ giữa Đảng và Dân Ví dụ các tác phẩm:
“Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của GS Đặng Xuân Kỳ; “Góp phầntìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh của PGS Lê Sĩ Thắng; “Nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh” (3 tập) của nhiều tác giả, do Viện Hồ Chí Minh xuấtbản; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng” của nhiều tác giả,
do PGS Trần Đình Huỳnh chủ biên
Cuối năm 1994, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học vềtác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hơn 30 bản tham luận củacác nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị và xã hội trong nước Các báocáo khoa học đã đề cập đến nhiều khía cạnh về vai trò, lợi ích, quyền hạn,
Trang 6trách nhiệm của dân và nội dung, phương pháp công tác dân vận theo tưtưởng Hồ Chí Minh Cuốn sách “Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ ChíMinh” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Ban Dân vận Trungương xuất bản năm 1995 chính là sản phẩm của Hội thảo khoa học đó.
Mới đây trong luận án phó tiến sĩ khoa học: “Mối quan hệ giữa Đảng vànhân dân trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh”, tác giả Đàm Văn Thọ đã trìnhbày những quan điểm cơ bản và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mốiquan hệ giữa Đảng và nhân dân trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Luận ánnày và những công trình khoa học kể trên cùng với những sách báo khác cóliên quan đều là những tài liệu rất quí báu mà chúng tôi có thể tham khảo và
kế thừa một số nội dung Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào lấyphạm trù DÂN là phạm trù xuất phát, phạm trù trung tâm để nghiên cứu,phân tích một cách cụ thể nội dung khái niệm Dân và trình bày hệ thốngnhững quan điểm, thái độ khác nhau về Dân trong lịch sử; phân tích về sự kếthừa và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh trong những luận điểm củaNgười về Dân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, đầy tinh
thần nhân văn cao cả của tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân – với tư cách làngười chủ xã hội, có đầy đủ quyền hành và lực lượng, quyền lợi và nghĩa vụ
Trang 7Đó là sự kế thừa những “hạt nhân hợp lý”, tiến bộ trong tư tưởng truyềnthống của dân tộc ta và của nhân loại, đặc biệt là quan điểm cách mạng vàkhoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của nhân dân; đồng thời làm
rõ những đặc điểm về vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền (khác vớikhi chưa giành được chính quyền) đối với dân, với nước – nhất là trong sựnghiệp đổi mới hiện nay
Nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ nội dung, ý nghĩa khái niệm Dân và những thuật ngữ liên quanđến khái niệm này
- Phê phán những quan niệm sai lầm về Dân, đồng thời phân tích, khẳngđịnh những quan niệm tiến bộ về Dân trong lịch sử mà Hồ Chí Minh đã tiếpthụ, kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển
- Trình bày nội dung những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Dân
và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân
- Trình bày và phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Đảng và Dân hiệnnay; nêu ra những nguyên nhân yếu kém, những vấn đề phải giải quyết vànhững giải pháp, kiến nghị nhằm củng cố tăng cường mối quan hệ giữaĐảng và dân hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 8a Cơ sở lý luận của luận án là:
- Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò củaquần chúng nhân dân, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chínhđảng cách mạng của giai cấp công nhân
- Trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hệ thống các văn kiện của Đảng vànhững tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta liên quanđến nội dung luận án
b Phương pháp nghiên cứu của luận án là: sử dụng các phương pháp
lịch sử – lô gích, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cónội dung liên quan đến đề tài, phân tích, so sánh tổng hợp để trình bày vấn
đề và rút ra những kết luận cần thiết về Dân và Đảng cầm quyền trong mốiliên hệ với Dân
5 Cái mới về khoa học của luận án
- Lấy phạm trù DÂN là phụ trù xuất phát, phạm trù trung tâm để nghiêncứu trong mối quan hệ với Đảng cầm quyền
- Trình bày hệ thống những quan niệm khác nhau về Dân trong lịch sử, chú
ý phê phán những quan niệm sai lầm về Dân
- Khái quát và hệ thống những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh vềDân và về Đảng cầm quyền trong mối quan hệ với Dân
Trang 9- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục tệ quan liêu xa rờiquần chúng nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền
và Dân trong công cuộc đổi mới hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những phân tích, luận giải của luận án nhằm làm sáng tỏ những quan điểmđúng đắn, sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí Minh về Dân và mối quan hệ giữaĐảng cầm quyền với Dân Những quan điểm đó chính là cơ sở lý luận và tưtưởng cho đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ giải quyết mối quan
hệ giữa Đảng cầm quyền với Dân trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng
và trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảngdạy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, giúp đỡ cho đội ngũ cán bộđảng viên, các cấp uỷ đảng và chính quyền thấm nhuần hơn nữa tư tưởng HồChí Minh về Dân trong hành động, nhằm thực hiện đúng đường lối quanđiểm của Đảng và giải quyết tốt trong thực tiễn “Mối quan hệ giữa Đảngcầm quyền với Dân”
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận án gồm có 3 chương 6 tiết
Trang 10Tư tưởng về Dân của Hồ Chí Minh rất phong phú và độc đáo Tuy nhiên,
đó không phải là tư tưởng bẩm sinh, vốn có ở Người Đó chính là kết quảcủa cả một quá trình lâu dài Hồ Chí Minh nghiên cứu, học tập, suy nghĩchọn lọc, kế thừa những tư tưởng về dân trong lịch sử được vận dụng phùhợp với những yêu cầu mới của thời đại trên cơ sở lòng yêu nước thươngdân nồng nhiệt của Người Vả lại, mỗi tư tưởng hoặc một trào lưu tư tưởngnào đó trong quá khứ đều có những giá trị và ý nghĩa nhất định, đáp ứngđược phần nào yêu cầu của xã hội đương thời Do đó khi nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh về Dân, thì cũng cần phải “ôn cố tri tân”, nghĩa là trướchết phải nghiên cứu chính khái niệm DÂN đồng thời với việc nghiên cứunhững “vật tư tư tưởng trước đó truyền lại” – tức là những quan điểm thái độkhác nhau về dân trong lịch sử mà Hồ Chí Minh là người rất am hiểu, chọnlọc, kế thừa và phát triển sáng tạo
Trang 111.1 Về khái niệm DÂN và một số khái niệm liên quan
Trước tiên cần phải bàn về khái niệm DÂN, vì đây là khái niệm rất cơ bảntrong tư tưởng chính trị – xã hội phương Đông mà Hồ Chí Minh đã dùng rấtnhiều Khái niệm này đã xuất hiện từ xa xưa, được sử dụng rất phổ biếntrong các thư tịch của Nho giáo Trung Hoa cũng như trong các di sản vănthơ của ông cha ta và trong văn học dân gian qua các thời kỳ lịch sử Kháiniệm này còn được dùng thường xuyên trong ngôn ngữ hiện đại đời thường,trong báo chí và cả trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước tahiện nay
Tuy nhiên, để làm rõ được một khái niệm cũng không đơn giản Khái niệmthường được biểu hiện bằng một từ, mà một từ lại thường có nhiệm vụnghĩa Ví dụ như một từ rất thông dụng mà ai cũng dùng đến hằng ngày là từ
ĂN, trong từ điển tiếng Việt 1994 nêu ra đến 13 nghĩa DÂN là một kháiniệm chính trị – xã hội vừa có nhiều nghĩa lại vừa có những khái niệm kháctương ứng có thể dùng thay thế được trong những trường hợp nhất định, nêncàng phức tạp
Chúng tôi nghĩ rằng, khi nghiên cứu một khái niệm cần tra cứu những sáchcông cụ là những cuốn từ điển có đề cập đến những từ, thuật ngữ, khái niệmliên quan Ở đây chúng tôi sử dụng mấy cuốn Từ điển triết học và Từ điểntiếng Việt là những cuốn sách không xa lạ gì với giới nghiên cứu triết học và
Trang 12khoa học xã hội Những cuốn Từ điển triết học của Liên Xô trước đây doRôdentan chủ biên đã được dịch ra tiếng Việt,và cả cuốn “Từ điển triết họcgiản yếu” của ta do Hữu Ngọc – Dương Phú Hiệp – Lê Hữu Tầng biên soạn,đều không có khái niệm DÂN mà chỉ nêu khái niệm NHÂN DÂN Riêngnhững cuốn Từ điển tiếng Việt (do Văn Tâm chủ biên in năm 1967 và doHoàng Phê chủ biên in và tái bản mấy năm gần đây) đều trình bày cả haikhái niệm DÂN và NHÂN DÂN Hai khái niệm này về cơ bản là giốngnhau, có thể thay thế được cho nhau Ví dụ: Nhà nước của dân, do dân, vìdân = Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tuy nhiên, hai kháiniệm đó cũng không phải là tuyệt đối đồng nhất, có thể thay thế được chonhau trong mọi trường hợp Ví dụ: không thể thay “Vấn đề dân cày” bằng
“Vấn đề nhân dân cày” Vì thế, cần phân tích cả hai khái niệm đó
Ở đây chúng tôi xin làm một sự so sánh để rút ra những nhận thức cầnthiết Tài liệu dùng làm cơ sở so sánh là những cuốn sách mà chúng tôi vừanói ở trên
Trước hết xin so sánh về khái niệm NHÂN DÂN là khái niệm mà các cuốnsách đó đều nói đến
Từ điển tiếng Việt 1967 (Văn Tân chủ biên) ghi: Nhân dân là “Khối ngườiđông đảo làm nền tảng cho một nước, gồm công nhân, nông dân lao động tríóc” [88:755]
Trang 13Từ điển tiếng Việt 1994 (Hoàng Phê chủ biên) ghi: Nhân dân là “Đông đảonhững người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lýnào đó” [87: 847].
Từ điển triết học Liên Xô (Rôdentan chủ biên) ghi: “Nhân dân – với nghĩathông thường: dân cư của một quốc gia, một nước; với nghĩa khoa học chặtchẽ: cộng đồng người thay đổi trong lịch sử, bao gồm một bộ phận, nhữngtầng lớp, những giai cấp của dân cư mà theo địa vị khách quan của mình cókhả năng cùng nhau tham gia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộcủa một nước nhất định trong một thời kỳ nhất định… Nhân dân bao gồm
những người sản xuất trực tiếp – những người lao động, các nhóm dân cư
không bóc lột…” [89: 401].
Từ điển triết học giản yếu (Hữu Ngọc chủ biên) ghi: Nhân dân là “1 Toàn
bộ cư dân của một nước 2 Quần chúng nhân dân bao gồm những giai cấp
và tầng lớp, do vị trí khách quan của họ trong các giai đoạn lịch sử khácnhau mà có khả năng tham gia giải quyết nhiệm vụ xã hội, phát triển tiến bộ,
chủ yếu là quần chúng lao động Nhân dân sáng tạo ra lịch sử, là lực lượng
chủ đạo của những cải tạo xã hội căn bản Trong xã hội nguyên thuỷ, nhândân bao gồm tất cả các thành viên của xã hội Trong các hình thái xã hội cógiai cấp đối kháng, thành phần của nhân dân không bao gồm các tập đoàn
Trang 14bóc lột thống trị thi hành chính sách chống nhân dân Trong chủ nghĩa xãhội, nhân dân bao gồm tất cả các tập đoàn xã hội [86: 331].
Định nghĩa của hai cuốn Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm Nhân dân rấtngắn gọn,với nghĩa cơ bản, chung nhất Định nghĩa của hai cuốn Từ điểnTriết học viết dài hơn, nêu cả khả năng và vai trò to lớn của nhân dân Riêng
“Từ điển triết học giản yếu” phân biệt khái niệm Nhân dân thể hiện trongcác hình thái xã hội khác nhau và khẳng định chỉ trong xã hội nguyên thuỷ
và xã hội xã hội chủ nghĩa thì Nhân dân mới bao gồm tất cả các tập đoàn,các thành viên của xã hội- nghĩa là bao gồm toàn bộ dân cư, còn trong xã hội
có phân chia giai cấp đối kháng thì Nhân dân không bao gồm các giai cấpthống trị bóc lột
Như vậy, qua những định nghĩa của tác giả các từ điển, có thể thấy mấyđiểm chung về khái niệm Nhân dân “với nghĩa khoa học chặt chẽ”:
Một là, nhân dân là một khái niệm có ý nghĩa chính trị, tức là một khái
niệm nói về một xã hội đã phân chia thành giai cấp, thành các tập đoànngười có địa vị và lợi ích khác nhau
Hai là, nhân dân gồm những người thuộc các giai cấp và tầng lớp lao động
không bóc lột, trực tiếp sản xuất ra của cải cho xã hội, “có khả năng thamgia giải quyết những nhiệm vụ phát triển tiến bộ xã hội”
Trang 15Quan niệm về nhân dân như trên là phù hợp với một quan niệm của HồChí Minh khi Người khẳng định: “Nhân dân và quốc dân khác nhau Nhândân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tửyêu nước Đó là nền tảng của quốc dân” [67: 219] Quan niệm đó cũng phùhợp với tư tưởng của chủ nghĩa Mác, như Lênin đã nói: “Khi dùng danh từ
“Nhân dân”, Mác không thông qua danh từ ấy xoá mờ mất sự khác biệt vềgiai cấp; Mác đã gộp vào danh từ ấy những thành phần nhất định, có khảnăng làm cách mạng đến cùng” [41: 159]
Có một điều chúng tôi nhận thấy là cả hai cuốn Từ điển triết học Liên Xô
và Từ điển triết học giản yếu của ta (tham khảo nhiều của Liên Xô và về cơbản cũng giống Liên Xô trước đây) chỉ nêu khái niệm Nhân dân mà khôngnêu khái niệm Dân Có tình trạng đó, theo chúng tôi có lẽ vì hai lý do sauđây:
Thứ nhất, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Thời kỳ trước đây ở
Liên Xô nếu nói đến chữ “Dân” sẽ bị qui kết là phái “Dân tuý” [19: 16]
Thứ hai, có thể là các tác giả quan niệm: Dân có nghĩa là Nhân dân, nên
chỉ cần nêu khái niệm Nhân dân là đủ
Những cuốn Từ điển tiếng Việt của ta thì nêu đủ cả khái niệm Nhân dân vàkhái niệm Dân Khái niệm Nhân dân đã phân tích ở trên Còn khái niệm Dânthì cách nêu của mỗi cuốn từ điển ấy cũng có khác nhau
Trang 16Từ điển Văn Tân nêu khái niệm DÂN với 5 nghĩa: “1 Từ dùng để gọichung người trong một nước: Dân Việt Nam 2 Quần chúng đông đảo gồm
có công nhân, nông dân, nhân dân lao động trong một nước có chế độ bóclột 3 Quân chúng đông đảo nói chung 4 Công dân trong một địa phương:Dân Hà Nội 5 Những người thuộc một tầng lớp xã hội: Dân cày” [88: 301]
Từ điển Hoàng Phê nêu khái niệm DÂN với ba nghĩa: “1 Người sốngtrong một khu vực địa lý hoặc hành chính, trong quan hệ với khu vực ấy (nóitổng quát): Dân giàu, nước mạnh Làm dân một nước độc lập Thành phốđông dân 2 Người thường thuộc lớp người đông đảo nhất, trong quan hệvới bộ phận cầm quyền, bộ phận lãnh đạo hoặc quân đội (nói tổng quát):Người dân thường, tình quân dân 3 Người cùng nghề nghiệp, hoàn cảnhv.v… làm thành một lớp người riêng (nói khái quát; hàm ý coi thường): Dânthợ, Dân buôn, Dân ngụ cư” [87: 254]
So sánh cách nêu khái niệm Dân của hai cuốn Từ điển tiếng Việt, chúngtôi thấy:
Nghĩa 1 của Từ điển Hoàng Phê giống nghĩa 1 và nghĩa 4 của Từ điển VănTân
Nghĩa 3 của Từ điển Hoàng Phê giống nghĩa 5 của từ điển Văn Tân
Trang 17Nghĩa 2 của Từ điển Hoàng Phê tương tự với nghĩa 2 và 3 của Từ điểnVăn Tân, nhưng có tính khái quát hơn.
Nhìn chung, trong cả hai cuốn Từ điển tiếng Việt, nghĩa cơ bản của kháiniệm DÂN và khái niệm NHÂN DÂN là giống nhau, nhiều trường hợp cónghĩa đồng nhất, có thể sử dụng thay thế cho nhau Điều đó phù hợp vớithực tế trong khẩu ngữ và cả trong ngôn ngữ văn bản tiếng Việt
Liên quan tới khái niệm DÂN, còn có khái niệm QUẦN CHÚNG, khái
niệm ĐỒNG BÀO v.v… Quần chúng có nhiều nghĩa Thứ nhất, đó là đám
đông, là số đông người – một tập hợp ngẫu nhiên, không phân biệt cụ thể
trong đó có những ai, là người như thế nào Thứ hai, đó là đối tượng nhằm
khu biệt với đảng viên và tổ chức đảng, và cũng là đối tượng tác động củađảng viên và tổ chức đảng (tổ chức quần chúng của Đảng, quan hệ giữa đảng
viên với quần chúng) Thứ ba, đó là những người dân bình thường trong xã
hội và trong quan hệ với lực lượng lãnh đạo Theo nghĩa thứ ba này thì Quầnchúng cũng đồng nghĩa với Dân, với Nhân dân
ĐỒNG BÀO có nghĩa là “cùng một bọc”; còn theo Từ điển tiếng Việt
1994, có hai nghĩa mà chúng tôi thấy khá chính xác, đó là: “1 Từ dùng đểgọi những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một Tổ quốc với mìnhnói chung, với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt: Đồng bào cả nước
Đồng bào dân tộc thiểu số Đồng bào Việt kiều; 2 Từ dùng để gọi nhân dân
Trang 18nói chung không phải là quân đội hoặc không phải là cán bộ: Không đụng
đến tài sản của đồng bào” [87:330]
Có nhà nghiên cứu còn nêu lên và phân biệt khái niệm Nhân dân với kháiniệm dân tộc và khái niệm Tổ quốc Sự phân biệt này là cần thiết vì đó lànhững khái niệm rất liên quan với nhau và hay được nhắc tới Trong cuốn
“Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh”, GS Lê Sĩ Thắng khẳng định:
“Tổ quốc và dân tộc là khái niệm hầu như ngang nhau, nhưng không hoàntoàn đồng nhất với nhau Khái niệm thứ nhất có bao hàm những yếu tốkhông nằm trong khái niệm thứ hai; ví dụ: các yếu tố thuộc về thiên nhiên…Khái niệm nhân dân không đồng nhất với khái niệm dân tộc, tuy rằng mỗithành viên trong nhân dân đều là thành viên của một dân tộc… Không đồngnhất với dân tộc, tất nhiên nhân dân cũng không đồng nhất với Tổ quốc Do
đó, lòng yêu Tổ quốc có thể gắn bó, cũng có thể không gắn bó với lòng yêunhân dân Gắn bó hay không gắn bó, điều này tuỳ thuộc ở từng người, từngchính đảng, từng Nhà nước vào những thời điểm cụ thể trong quá trình lịch
sử của họ” [80:58,59]
Tác giả cuốn sách nói trên còn nêu lên khái niệm Nhân dân (với ý nghĩađồng nhất với khái niệm Dân) và đặt trong những mối quan hệ khác nhau đểxác định khái niệm đó một cách cụ thể Tác giả viết:
Trang 19“Khái niệm nhân dân thường được dùng trong những mối quan hệ dướiđây:
Thứ nhất: Giữa Nhà nước với bộ phận còn lại của dân tộc Trong trường
hợp này, nhân dân bao gồm những người không nằm trong bộ máy Nhànước, không có quyền lực
Thứ hai: Giữa bộ phận yêu nước, tham gia vào sự nghiệp của đất nước,
với bộ phận phản bội Tổ quốc Trong trường hợp này, nhân dân là bộ phậnyêu nước, tham gia vào sự nghiệp của đất nước
Thứ ba: Giữa lực lượng cách mạng với các thế lực phản cách mạng trong
nước Trong trường hợp này, nhân dân là lực lượng cách mạng
Trong cả ba trường hợp trên, bao giờ nhân dân cũng bao gồm tuyệt đại bộphận dân tộc và có thành phần chủ yếu là nhân dân lao động” [80:58,59].Chúng tôi nghĩ rằng đó là sự suy nghĩ đúng đắn, có chiều sâu
Trong quá trình nghiên cứu về khái niệm DÂN, chúng tôi tìm thấy một sựchỉ dẫn quí báu Đó là một luận điểm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
“Trong xã hội ta, từ xưa đến nay, người ta thường phân biệt” quan và dân”[19:17]
Quả thật, quan và dân là hai mặt đối lập, vừa thống nhất vừa đấu tranh vớinhau, trong một cơ cấu xã hội, một thể chính trị nhất định, là chế độ phong
Trang 20kiến Quan gắn với chế độ quân chủ do vua đứng đầu Vua được mệnh danh
là “thiên tử” (con trời), thay trời trị dân, có bổn phận bảo vệ dân và giáo hoádân, nhưng lại “chịu trách nhiệm với trời” chứ không phải với dân Mọi thầndân và của cải trong nước đều thuộc về vua Dân ta nói: “Sướng như vua”,nghĩa là vua có quyền hưởng thụ mọi thứ, muốn gì được nấy, vô kể Quyền
uy của vua là tối cao, vô hạn Vua Pháp Louis XIV: “L’ Etat c’est moi” (Nhànước là ta) “Vua làm chủ tể trong một nước, khắp trong nước từ quan đếndân, ai ai cũng là tôi tớ nhà vua… vua thay mặt trời cai trị muôn dân, chonên uy quyền nhà vua rất trọng, vị trí của vua rất tôn Mà phàm danh hiệu gìcũng có một danh hiệu đặc biệt cho khỏi lẫn với danh hiệu của ngườithường” [9:191] Vì vua là ngôi “chí tôn vô thượng”, quyền uy bậc nhất,không ai hơn được, cho nên có hàng loạt tên gọi được đặt ra để nêu cao “vaitrò số một” ấy như: Thánh thượng, thánh chúa, thánh quân, bệ hạ… Vua có
vị trí đặc biệt trong chế độ phong kiến nên vợ con họ hàng nhà vua dù khônglàm gì hết cũng được hưởng đặc quyền, đặc lợi, bổng lộc rất hậu, có khi hơn
cả những quan đại thần Ví dụ như dưới triều Nguyễn, Hoàng thái hậu (mẹvua): 10.000 quan tiền, 360 phương gạo, 60 tấm lụa; thái tử: 1.000 quan tiền,
360 phương gạo; hoàng tử: 500 quan tiền, 360 phương gạo; công chúa: 360quan tiền, 360 phương gạo Người trong tôn thất cũng được cấp lương.Trong khi đó thì quan chánh nhất phẩm (bậc cao nhất) được 400 quan tiền,
Trang 21300 phương gạo, còn tòng cửu phẩm (bậc cuối cùng) chỉ được 18 quan tiền,
4 phương gạo…[9:49]
Quan là những người có quyền hành trong bộ máy Nhà nước phong kiếnđược vua lựa chọn để làm việc cho vua, thực hiện quyền vua và ý vua.Trong một nước chỉ có một vua, còn quan thì có nhiều người, nhiều tầng nấctạo nên một hệ thống quan liêu Có quan ở triều đình và quan ở địa phươngđược sắp xếp thành thứ bậc trên dưới và tuỳ theo thứ bậc mà được hưởngbổng lộc với số lính hầu và mũ áo, cờ lọng khác nhau Quan còn được phânthành hai loại: quan văn và quan võ với những khả năng, sở trường, côngviệc, sự hưởng thụ và tính cách khác nhau, thường hay đố kỵ với nhau, thậmchí thù ghét nhau: “Quan văn mất một đồng tiền, xem bằng quan võ mấtquyền quận công”; “Trâu buộc thì ghét trâu ăn, quan võ thì ghét quan văndài quần” Quan được vua giao cho quyền hành “làm cha mẹ dân”, có nhiệm
vụ “cầm cân nảy mực” giúp vua, an dân Quan gắn với vua thành một từghép: “vua quan” để chỉ những người nắm quyền thống trị trong chế độphong kiến
Quan còn gắn với “lại” (sai nha) “Lại” là những người không đỗ đạt,không bao giờ được cất nhắc lên làm quan, nhưng sống lâu ở địa phương,
am hiểu tình hình và công việc, lại thạo làm các thủ tục luật lệ giấy tờ, nên làchỗ dựa không thể thiếu được của quan “Lại” thường dựa vào uy thế của
Trang 22quan để doạ nạt, bóp nặn dân, làm cho dân khổ sở Dân có khi sợ “lại” hơn
cả sợ quan vì “quan xa, nha gần” Để “trị dân” và bóc lột dân, quan lại cònphải dựa vào bọn cường hào lý dịch là những người có quyền thế ở các làngxã
Đối lập với vua quan, với bộ máy nhà nước phong kiến chính là dân “Dân
là con người trong quan hệ với tổ chức nhà nước thời phong kiến Ở nước ta,nơi Nho giáo có ảnh hưởng lâu đời, dân đặt trong quan hệ với vua quan, làđối tượng để nuôi dạy của vua quan, những người có chức làm chúa làmcha, làm thầy để dạy dỗ sai khiến dân… Khi đã có hoạt động mang tính nhànước, cộng đồng phân chia ra hai lớp: một số ít cầm quyền và số đông là dân[33:272] Quan và Dân là hai mặt, hai lực lượng đối lập cơ bản trong xã hộiphong kiến: đối lập về lợi ích, về điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần, vềđịa vị xã hội, về tâm lý, tư tưởng, nhu cầu và nguyện vọng trong cuộc sống.Quan khinh thường dân, coi những người lao động chân tay đông đảo trong
xã hội là “dân ngu khu đen” ù ù cạc cạc không biết gì, rách rưới bẩn thỉuđáng ghê tởm; là những kẻ dễ sai khiến, bảo gì nghe nấy, “như cây gỗ tròn”,muốn lăn đi đâu cũng được Trái lại, dân coi quan là những kẻ tham lam vôđộ: “của vào nhà quan như than vào lò” quan là những kẻ vụ lợi, thích thúvới những vụ kiện cáo để kiếm chác: “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”;quan là những kẻ có quyền thế, lời nói đầy uy lực: “miệng kẻ sang có gang
Trang 23có thép”, nhưng cũng là những kẻ gian hiểm: “muốn nói gian làm quan mànói”, giọng lưỡi lật lọng hay thay đổi khó mà lường được: “miệng quan trôntrẻ”; quan là những kẻ có quyền chức câu kết với nhau bóp nặn dân là những
kẻ những kẻ dâm ô đồi truỵ, kể cả những quan lớn ở triều đình: “Bộ Binh,
bộ Hộ, bộ Hình; ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”; quan là những kẻ giả dối,
bề ngoài có vẻ sang trọng, nhưng thực chất cũng chỉ là những kẻ nhỏ nhen, titiện: “Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ: cám rang đâumày?”; quan là những kẻ gian giảo, quay quắt, hay vua oan giáo hoạ chongười: “muốn nói gian làm quan mà nói”; quan là tai hoạ giáng xuống đầudân liên tiếp: “Quan phủ chưa đi, quan tri đã nhậm” Vì vậy, dân luôn luôn
có tư tưởng và hành động phản kháng lại đối với quan: “quan cần nhưng dântrễ”, “quan có cần nhưng dân không vội, quan có vội quan lội quan sang”.Như vậy, nhìn nhận từ nhiều góc độ, đánh giá qua nhiều hiện tượng trong
cả một quá trình lâu dài, dân đã thấy được bản chất của quan là bóc lột,thống trị, giả dối, tham lam, vụ lợi, luôn luôn đối lập về mọi mặt với dân.Đương nhiên, không thể “vơ đũa cả nắm” coi quan là hư hỏng tất, ai cũngnhư ai Thực tế lịch sử đã có nhiều ông quan ở các triều đại rất trung thực,thanh liêm, dám treo từ quan, có lòng yêu nước thương dân, được dân kínhtrọng và biết ơn, lập đền thờ, trở thành những phúc thần Học giả Phan KếBính có viết: “Quan nào có lòng thương dân, nhiều điều nhân đức dân được
Trang 24nhờ, thì khi phải đổi hoặc khi phải thăng chức khác, dân tại địa phương ấythường có đơn ái mộ kêu với quan trên để xin lưu lại cai trị hạt mình Quannào có công đức to với dân thì sau khi mất, dân có khi lập bia kỷ niệm nữa”[5:201-202] Tuy vậy, nhìn tổng quát vẫn cần thấy rằng “quan niệm chínhquyền và công việc chính quyền, quan hệ vua tôi điều kiện hoá ông quan, tạo
ra những tính cách mà ít hay nhiều đã là quan thì đều mắc phải Những cái
đó cũng là điều kiện để ông quan phát triển theo hướng xấu nhất: hống hách,nịnh hót, tham nhũng, dùng quyền hành mưu lợi riêng, kéo bè kéo cánh…”[33:225] Đặc biệt là dưới chế độ thực dân, bọn quan lại người ngoại quốcthống trị bóc lột dân bản xứ cực kỳ dã man, tàn bạo Nguyễn Ái Quốc – HồChí Minh đã vạch mặt chỉ tên, tố cáo tội ác tày trời của bọn chúng trong tácphẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” nổi tiếng và trong hàng trăm bài báokhác viết vào những năm 20 của thế kỷ này Trong bài “Các quan cai trị”,Người khẳng định: “Để bảo vệ cho một chế độ cướp bóc, phải có quân ăncướp Họa hoằn có viên quan cai trị nào lại thật thà và hiểu biết hơn, lập tứcviên quan ấy bị đàn lang sói quan thầy hay bè bạn xua đuổi đi ngay Thànhthử ra 99% quan cai trị là quân trộm cắp, chỉ nghĩ đến bóc lột dân bản xứ đểlàm giàu, chẳng kiêng nể gì tài sản, quyền lợi, tự do, đời sống của nhữngngười bị cai trị cả” [61: 367] Chính vì thế mà Hồ Chí Minh khi dùng khái
Trang 25niệm “quan cách mạng” là để chỉ những cán bộ cách mạng thoái hoá, biếnchất, nhiễm nặng thói hư tật xấu của những ông quan xưa.
Phân tích các mối quan hệ, các bình diện, các khía cạnh khác nhau về
DÂN, có thể nói khái quát: DÂN là một khái niệm xuất hiện và tồn tại trong
xã hội đã có giai cấp, có Nhà nước; đó là khái niệm chỉ những người lao động bình thường, đông đảo, không có chức quyền và đối diện với những người cầm quyền cai trị ở các địa bàn lãnh thổ, các nghề nghiệp khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần của một xã hội nhất định Do đó, khái niệm DÂN mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ
rệt, phần nào phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội
1.2 Những quan điểm và thái độ khác nhau về Dân trong lịch sử
Tư tưởng về Dân ở Hồ Chí Minh không phải tự nhiên xuất hiện, cũngkhông phải hoàn toàn là do Người sáng tạo ra, mà chính là do Người đãnghiên cứu, thấm nhuần, phê phán, chọn lọc, kế thừa những tư tưởng quanđiểm về dân trong lịch sử dân tộc ta và nhân loại Vì vậy rất cần thiết phảiđiểm qua những tư tưởng chủ yếu về dân trong lịch sử để từ đó có cơ sở hiểusâu thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân
Trong các học thuyết lớn về xã hội, nhất là trong các giới cầm quyền vànhững người có chức, có quyền xưa nay đều đều nói về dân và về vai trò củadân với những quan điểm và thái độ rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau
Trang 26Quan điểm và thái độ với Dân, vì vậy, trở thành một tiêu chí rất cơ bản đểđánh giá sự tiến bộ hay bảo thủ, phản động của một học thuyết, một giai cấp,một chính đảng, một nhà hoạt động chính trị xã hội nhất định.
1.2.1 Những quan điểm và thái độ sai lầm về Dân
Thứ nhất, coi nhân dân lao động đông đảo không nằm trong thành phần
dân cư, thậm chí không được coi là con người;
Tư tưởng này xuất hiện từ thời cổ đại ở phương Tây, cách đây hơn 2.000năm Giới chủ nô quí tộc Hy Lạp, đại diện là Pơlatông, đã chia dân cư thành
ba hạng người: 1 Những người cầm quyền, cai trị đất nước, gồm những nhàtriết học (tức là những trí thức, những người có học vấn trong giai cấp chủ
nô thời đó); 2 Những vệ binh có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và giai cấpchủ nô; 3 Những công dân tự do gồm nông dân và thợ thủ công, có nhiệm
vụ sản xuất ra thức ăn, đồ dùng để nuôi sống xã hội Còn những người nô lệrất đông đảo trong xã hội cổ đại thì không được giai cấp chủ nô coi là người,
mà chỉ được coi là công cụ biết nói bên cạnh những công cụ cầm (đồ vật) màgiai cấp chủ nô muốn mua bán, chém giết lúc nào cũng được
Thứ hai, Tư tưởng “khinh dân”, “ức dân”, coi những người lao động chân
tay chiếm số đông trong dân cư là hạng tiểu nhân, hèn kém, ngu dốt, chỉ đểsai khiến
Trang 27Ở phương Đông, dưới chế độ quân chủ chuyên chế, quan điểm phổ biếnchiếm ưu thế trong xã hội là chủ nghĩa tôn quân “trọng vua” Nội dung cơbản của quan điểm này coi vua là “thiên tử” thay trời trị dân Tiêu biểu choquan điểm này là Nho giáo Trung Hoa, đặc biệt là Hán nho với nhà triết họcnổi tiếng Đổng Trọng Thư.
Nho giáo chia dân cư thành hai đẳng cấp, hai loại người, là quân tử và tiểunhân Quân tử và tiểu nhân đối lập với nhau về mọi phương diện: tư chất, tàinăng, đức độ, phong cách, công việc làm ăn, vị trí xã hội… Tiểu nhân lànhững người lao động chân tay hèn kém, chiếm số đông trong dân cư, bị bóclột và bị thống trị, chỉ biết ăn no vác nặng, bị người quân tử coi thường vàdùng để sai khiến
Ở nước ta, cuối thời Trần, nô tì chiếm số lượng khá đông trong dân cư.Nhiều người đã từng có công lao, lập công xuất sắc trong các cuộc chiếntranh bảo vệ vương triều, nhưng vẫn bị bạc đãi Vua Trần Hiến Tông đã nói:
“Bọn gia nô dù có chiến công cũng không được dự vào hàng quan tước củatriều đình” Hơn nữa, tầng lớp quí tộc quan lại sống xa hoa, tha hồ chà đạpnhũng nhiễu thường dân, coi việc hối lộ, tham ô, vơ vét tài sản của dân lànhững hành động tự nhiên và hợp pháp Lịch sử đã ghi lại câu nói của TrầnKhánh Dư, một vị tướng quí tộc đời Trần, có công trong cuộc kháng chiến
Trang 28giữ nước nhưng lại rất khinh thường dân chúng: “Tướng là chim ưng, quândân là vịt; lấy vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ” [54:226].
Thứ ba, Coi quần chúng nhân dân chỉ là một đám đông vô nghĩa, là sức ỳ
của lịch sử, hoặc chỉ là phương tiện để giai cấp thống trị sử dụng cho mụcđích của chúng:
Thời cận đại, vẫn có không ít những nhà lý luận và chính khách thể hiệnnhững quan điểm rất sai lầm và phản động về quần chúng nhân dân Anh emBrunô Bau - ơ và đồng bọn (những kẻ đã bị Mác và Ăng ghen phê phán rấtsâu cay trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”), coi quần chúng chỉ là mộtdãy số không (0), một đám đông vô nghĩa, không có vai trò gì, không là cái
gì hoặc nếu có thì chỉ là sức ỳ, ngu si đần độn và là đối tượng của “sự phêphán” Bọn họ đã trắng trợn phủ nhận vai trò quần chúng, thậm chí còn lên
án quần chúng: “Sở dĩ tất cả những việc lớn của lịch sử từ trước đến nay đềungay từ đầu đã không thành công và không có hiệu quả thực tế, chính là vìquần chúng quan tâm đến các việc đó, vì các việc đó khêu gợi nhiệt tình củaquần chúng” [56:125] Nít-xơ coi quần chúng nhân dân không phải là mụcđích mà là phương tiện để đi đến mục đích, có nghĩa là quần chúng nhân dânkhông phải là đối tượng phục vụ mà chỉ là đám người đơn sơ, mơ hồ, yếuđuối, và coi các dân tộc khác, ngoài dân tộc Đức, chỉ là lũ người hạ đẳng,chỉ xứng đáng là nô lệ và phải bị thống trị
Trang 291.2.2 Quan điểm trọng dân, coi dân là gốc của nước trong tư tưởng triếthọc cổ đại Trung Hoa
Vai trò của dân trong quan hệ với nước, với vua, đã được một số nhà triếthọc tiêu biểu của Nho giáo nêu cao trong tư tưởng chính trị phương Đôngcách đây hơn 2000 năm Ở đây cần chú ý là quan niệm của Khổng Mạnhcũng như của Nho giáo nói chung về Dân không bao gồm những người cùngkhổ nhất trong dân cư (như nô lệ, nô tì, nông nô) mà chỉ gồm có giới quí tộc
và các tầng lớp bình dân: Kinh Thư, một cuốn sách kinh điển của Nho giáo
có nói: “Dân là gốc của nước, gốc vững thì nước yên” [91:260] Sách đạihọc và Trung dung nhắc lại lời của Kinh Thi: “Được dân chúng thời đượcnước; mất dân chúng thời mất nước” [13: 119]
Kinh Dịch, là một tác phẩm “thiên cổ kỳ thư” đứng đầu trong sách Kinhchư gia của Nho giáo Trung Hoa “Trong xã hội hiện đại, sức hấp dẫn của
nó không hề bị giảm sút, ngược lại còn toả sáng những màu sắc mới mẻ”[1:1197] Trong Kinh Dịch có nhiều “quẻ” khuyên giải về việc giải quyếtmối quan hệ giữa người cầm quyền với dân Nhà học giả Nguyễn Hiến Lê,trong tác phẩm “Kinh Dịch, đạo của người quân tử”, đã phân tích một số
“quẻ” nói về vấn đề đó Ví dụ:
“Thoán truyện quẻ “Tiết” bảo nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trờiđất “bốn mùa nắng, mưa, nóng, lạnh đều có chừng mực”, mà trị dân: hạn chề
Trang 30lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, nhưvậy, vừa không tốn của cải, không hại dân (Tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bấthại dân) [40: 144].
Khổng Tử, nhà triết học lớn của Trung Quốc thời Xuân Thu, một người cóhọc vấn uyên bác, được tôn sùng là bậc thánh nhân của Nho giáo, đã có tưtưởng đề cao vai trò của Dân, đồng thời nêu rõ trách nhiệm của vua đối vớiDân Ông coi điều kiện quan trọng nhất đối với nhà cầm quyền là phải đượclòng dân Sách Luận ngữ có chép: “Tử Cống hỏi về cách cai trị Đức Khổngđáp rằng: Nhà cầm quyền cần phải có ba điều kiện này: lương thực cho đủnuôi dân, binh lực cho đủ bảo vệ dân, lòng tin cậy của dân đối với mình TửCống hỏi tiếp: Trong ba điều ấy, bất đắc dĩ mà phải bỏ bớt, thì bỏ ra điềunào trước? Đáp: Bỏ binh lực Tử Cống hỏi nữa: Còn lại hai điều là lươngthực và lòng tin, bất đắc dĩ mà phải bỏ bớt, thì bỏ ra điều nào trước? Đáp:
Bỏ lương thực Là vì từ xưa cho đến nay, trong nước nếu thiếu lương thực
thì xảy ra nạn chết đói; chứ dân mà không tin nhà cầm quyền thì chính phủ
phải đổ” [55:185] Khổng Tử còn nói: “Rất sợ ý chí của dân Ấy gọi là biết
gốc” [41:95]
Khổng Tử cho rằng, muốn được lòng dân, nhà cầm quyền phải biết dưỡngdân, tức là chăm lo cải thiện đời sống cho dân, và phải biết giáo dân Dưỡngdân, là phải biết “sử dân dĩ thì”, tức là sai khiến dân làm việc gì phải hợp
Trang 31thời, phải tuỳ lúc; phải biết giảm thuế cho dân khi mất mùa; “phải chịu khó
lo liệu giúp đỡ cho dân” và đặc biệt là phải biết “làm cho dân giàu” Khổng
Tử khen Tử Sản, một quan đại phu nước Trịnh là người có công ơn đối vớidân “Thường đem ân huệ mà thi thố cho dân và sai khiến dân một cách phảilẽ” [55:73] Khi dân đã giàu thì nhà cầm quyền phải chú trọng dạy dỗ, giáohoá dân Đức Khổng Tử đến nước Vệ, ông Nhiễm Hữu đánh xe hầu ngài.Đức Khổng khen rằng Dân nước Vệ đông thay!” Ông Nhiễm Hữu hỏi:
“Dân đã đông, nhà cầm quyền phải làm gì cho dân họ nhờ?” Đáp: “Phảigiúp cho họ giàu có” Hỏi: “Họ đã giàu có rồi, nhà cầm quyền phải làm gìnữa cho họ nhờ?” Đáp: Phải giáo hoá họ” [55: 203]
Đối với Khổng Tử, giáo dục, dạy dỗ dân là công việc cực kỳ quan trọngcủa người cầm quyền có tác dụng hơn dùng pháp luật vì nhờ giáo hoá màdân hiểu biết lễ nghĩa, và khi làm sai khuôn phép thì biế hổ thẹn “Nếu nhàcầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dắt dẫn dân chúng, chuyêndùng hình phạt mà trị dân, thì dân sợ mà chẳng phạm phép đó thôi, chớ họchẳng biết hổ ngươi Vậy muốn dắt dẫn dân chúng, nhà cầm quyền phảidùng đức hạnh; muốn trị dân, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết, thì chẳngnhững dân biết hổ ngươi, họ lại còn cảm hoá mà trở nên tốt lành” [55:15].Ông cho rằng nhờ giáo hoá mà dân ít kiện tụng, sẽ tốt hơn cho xã hội rấtnhiều: “Nếu biết dạy cho dân biết nghĩa vụ, biết nhường nhịn, biết luật pháp
Trang 32mà giữ gìn, đặng họ chẳng đem nhau đến tụng đình, như vậy chẳng hay hơnsao?” [55:189] Trong việc giáo hoá dân, Khổng Tử đề cao việc người cầmquyền phải làm gương, biết sửa lỗi mình để sửa người Khi Tử Lộ hỏi vềcách cai trị, Khổng Tử đáp rằng: “Nhà cầm quyền tự mình nên làm lành, làmphải trước đặng làm gương cho dân” [55:197] Ông cho rằng: “Cai trị tức làsăn sóc cho dân trở nên ngay thẳng, chính đính, nay đại phu là bực dẫn đầutrong dân chúng mà tự mình chính đính thì còn ai dám ăn ở bất chính?”[55:191].
Khổng Tử yêu cầu người cầm quyền trị dân vừa phải có tri thức vừa phải
có lòng nhân: “Mình có đủ tri thức để hiểu đạo trị dân theo Thánh hiền,nhưng mình chẳng có đủ lòng nhân để giữ gìn, dẫu mình có được đạo ấy, rồicũng mất đi” [55:251] Khổng Tử nhắc lại lời của người xưa với NhiễmHữu, một đệ tử của ông: “Như ai có thể đem hết tài lực mình ra giúp dân, thìnên bước vào hàng các quan Bằng không thì nên thôi” [55:257]
Tuy nhiên, quan niệm về Dân của Khổng Tử cũng không bao gồm tất cảnhững người cùng khổ trong dân chúng Chữ Nhân là nội dung quan trọngcủa học thuyết Khổng Tử Việc đề cao chữ Nhân đối với thời đại ông là có ýnghĩa tích cực, nhân bản, nhưng vẫn mang tính đẳng cấp, dựa theo quan hệsang hèn, thân sơ, có giới hạn cụ thể chứ không phải là lòng yêu thươngrộng lớn bao la Khi Tử Cống, một môn đồ của Khổng Tử, hỏi: “Ví như có
Trang 33người thi ân bố đức cho khắp dân gian, lại hay cứu tế cho đại chúng, thì nênnghĩ cho người ấy ra thế nào? Có thể gọi là người nhân chăng?” Đức Khổng
Tử đáp: “Sao chỉ gọi là người nhân thôi? Ắt gọi là bực Thánh mới xứng.Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó mà làm xong những việc ấy” [55:97].Mạnh Tử, một đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến quốc đẫ bàn luậnrất nhiều về Dân Tất nhiên quan niệm của Mạnh Tử về Dân cũng không baogồm những người cùng khổ nhất trong dân cư, như La Trấn Vũ đã nhận xét:
“Khái niệm “Dân” của Mạnh Tử ở đây chủ yếu là chỉ hạng trí thức, địa chủ
và thương nhân, không phải là nông nô” [91:260] Tuy quan niệm về Dânhạn hẹp như vậy, nhưng cách đánh giá của Mạnh Tử về vai trò của Dân cũngđáng lưu ý Giáo sư Cao Xuân Huy nhận xét: “Theo truyền thống của nhàTây Chu thì mọi chế độ chính trị đều là vì lợi ích của giai cấp quí tộc mà đặt
ra, nhưng quan niệm căn bản của Mạnh Tử lại là: mọi chế độ đều phải nhằmvào lợi ích của nhân dân” [32:467-484] Mạnh Tử đã khẳng định vị trí hàngđầu của Dân trong mối quan hệ giữa Dân với xã tắc và vua: “Dân vi quí, xãtắc thứ chi, quân vi khinh” – nghĩa là: Dân là quí hơn hết, xã tắc là thứ hai,vua là thường Chính Mạnh Tử đã giải thích quan điểm đó Ông cho rằngvua là thường hơn xã tắc vì có thể thay đổi vua: “Vua chư hầu làm nguy đến
xã tắc thì thay đổi vua ấy đi mà đặt vua khác” [60:853] Mạnh Tử cho rằngquan trọng nhất là được dân hay mất dân, mà sở dĩ được dân là vì được lòng
Trang 34dân và mất dân là vì mất lòng dân Ông so sánh và giải thích: “ Được lòngdân thì làm đến ngôi thiên tử; được lòng thiên tử chẳng qua làm đến quanđại phu” [60:852] “Vua Kiệt, vua Trụ sở dĩ mất thiên hạ là vì mất dân, sở dĩmất dân là vì mất lòng dân” [60:408].
Mạnh Tử rất chú trọng đến lòng thương yêu dân, thái độ chân thực đối vớidân của những người cầm quyền Ông yêu cầu những người cầm quyền phảibiết vui sự vui của dân và lo sự lo của dân; “Vui sự vui của dân thì dân cũngvui sự vui của mình; lo sự lo của dân thì dân cũng lo sự lo của mình Vuichung thiên hạn, lo chung thiên hạn, thế mà chẳng hưng vượng, chưa có lẽthế bao giờ [60:83] “Vua nay làm điều nhân chính thương yêu dân tự khắc
là dân yêu mến người trên và cố chết với người trên vậy” [60:118] Ông chorằng thái độ của dân đối với vua như thế nào chính là do thái độ của vuaquyết định: “Vua coi bầy tôi như tay chân, thì bày tôi coi vua như tim ruột;vua coi bày tôi như đất cỏ, thì bày tôi cho vua như giặc thù” [60:453]
Mạnh Tử coi việc cải thiện đời sống của dân là “điều gốc”, là trách nhiệm
của người cầm quyền: “Đấng minh quân đặt ra những cách thường sản chodân, phải khiến cho dân trông lên đủ để cung cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôivới con; năm được mùa suốt đời ăn no, năm mất mùa khỏi đến nỗi chết đói,rồi mới xua bảo dân đi làm điều thiện, thời dân theo về đường thiện đó dễ…
Trang 35“Nay đặt ra những cách thường sản cho dân, trông lên không đủ cung cha
mẹ, cúi xuống không đủ để nuôi vợ con, năm được mùa vẫn suốt đời khổ sở,năm mất mùa thì chết đói ngay, thế thì dân lo về cứu sự chết không xong,còn lúc nào rỗi rãi mà sửa sang lễ nghĩa nữa…”
“Vua muốn thực hành cái đạo bảo dân, thì sao chẳng trở lại mà cầu lấyđiều gốc đó” [60:60-62]
Mạnh Tử còn nói cụ thể hơn về việc cải thiện đời sống của dân, làm cho ainấy đều đủ cơm ăn áo mặc, bằng cách người cầm quyền phải chú trọng pháttriển sản xuất:
“Khu đất ở năm mẫu, bảo dân trồng lấy dâu, thì người năm mươi tuổi cóthể được lụa mà mặc; những loài gia súc như gà, lợn, chó, chớ làm hại cáithời sinh để của nó thì người bảy mươi tuổi có thể được thịt mà ăn; Khuruộng trăm mẫu chớ cướp mất cái mùa cấy gặt của dân, thì trong nhà támmiệng ăn, có thể không đến nỗi đói Thận trọng về sự giáo dục trong nhàTường, nhà Tự, dạy dỗ dân lấy nghĩa hiếu đễ, thì những người đầu đã hoarâm, không đến nỗi phải vác độ vất vả ở đường sá; người trẻ không đến nỗiđói rét; thế mà nước không hưng vượng, chưa có lẽ thế bao giờ” [60:63].Tuân Tử quan niệm “Trời sinh ra dân, không phải vì vua; Trời lập ra vua là
để vì dân” [81:267], Ông đã từng ví “Vua là thuyền, thứ dân là nước; nướcchở thuyền, nước cũng lật thuyền”
Trang 36Mặc Tử với thuyết “Kiêm ái” (yêu thương tất cả mọi người, mọi người yêuthương nhau), cũng lấy vấn đề quyền lợi của dân chúng làm trọng Ông chorằng “Thực hành hình pháp, chính sự, phải nhìn đến cái lợi của nhân dântrăm họ trong nước” “Nếu thiên tử đi ngược lại ý chí của dân chúng và cónhững việc làm không hợp với lợi ích của dân chúng thì nhân dân phải giữlấy quyền “người trên có sai lầm thì phải can ngăn” [91:148].
Đó là nói về những quan niệm tiến bộ về dân trong tư tưởng cổ đại TrungHoa có ảnh hưởng tới xã hội Việt Nam từ hàng ngàn năm nay mà Hồ ChíMinh là người am hiểu sâu sắc, kế thừa có chọn lọc và vận dụng rất sáng tạotrong cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài đầy gian khổ hy sinh vì dân, vìnước của Người
1.2.3 Những tư tưởng nổi bật về vai trò và sức mạnh của dân trong lịch
Trang 37trong tầng lớp quan lại thì mỗi một ông quan cũng chỉ tồn tại ở một thời hạnnhất định – có thể là một vài năm hoặc vài ba chục năm, nhưng dù sao sựtồn tại đó cũng chỉ là ngắn ngủi, nhất thời so với sự tồn tại “vạn đại” củadân, của xã hội Xét về gốc tích thì quan lại cũng không phải từ trên trời rơixuống mà đều gắn với dân, đều từ dân: “Quan sang cũng ở làng mà ra” Vì
là “nhất thời” nên đối với bất kỳ một ông quan nào, dù quan nhỏ hay quan tothì cũng đều là: “hết quan hoàn dân”, nghĩa là khi thôi làm quan, nếu cònsống – dù là về hưu hay thất sủng hoặc bất mãn với thời cuộc – cũng đều vềsống với dân, trở thành dân
Nhân dân lao động cũng tự ý thức được vai trò và sức mạnh của mình.Truyền thuyết Thánh Gióng, nhờ được nhân dân nuôi dưỡng (bằng cơm với
cà và nước lã) và cung cấp vũ khí (roi sắt, ngựa sắt) đã trở thành ngườikhổng lồ có đủ sức mạnh đánh thắng giặc Ân Còn truyền thuyết Mỵ Châu –Trọng Thuỷ nêu lên một bài học phản diện về An Dương Vương chủ quanmất cảnh giác, chỉ dựa vào vũ khí, không dựa vào sức mạnh của dân đểchống giặc ngoại xâm thì kết cục là mất nước và dòng họ cũng tuyệt diệt.Khi dân đã bất mãn, “nổi can qua” – nghĩa là đứng lên khởi nghĩa, làm cáchmạng – thì có thể lật đổ một triều đại, một chế độ xã hội, không chỉ làm cho
“con vua thất thế phải ra quét chùa” mà còn đưa chính nhà vua lên đoạn đầuđài, như trường hợp Cách mạng Anh thế kỷ XVII và Cách mạng Pháp thế kỷ
Trang 38XVIII Sức mạnh của nhân dân không chỉ thể hiện ở lực lượng vật chất mà
cả ở tinh thần, ở tư tưởng, ở dư luận “Miệng dân sóng bể” nghĩa là dư luậncủa quần chúng lan truyền từ người này, chỗ này sang người khác, chỗ khác
và tư tưởng của nhân dân thể hiện trong văn học dân gian (folklore) – nhưtục ngữ, ca dao, truyện tiếu lâm, truyện ngụ ngôn – truyền từ đời nọ sang đờikia, có sức mạnh như những đợt sóng bể có thể nâng đỡ hoặc nhấn chìm mộtviên quan, một ông vua hoặc một triều đại nào đó
Mỗi triều đại phong kiến Việt Nam thời kỳ đang lên và hưng thịnh đều cóquan điểm về dân và mối quan hệ với dân đúng đắn, tích cực nên đã đượcdân ủng hộ, tập trung được sức mạnh của dân, đánh thắng được giặc ngoạixâm, bảo vệ và xây dựng được đất nước, đồng thời cũng củng cố đượcvương triều đó vững mạnh
Nhà Trần thế kỷ XIII đã ba lần đại thắng quân xâm lược Nguyên – Mônghung hãn Nguyên nhân cơ bản của thắng lợi đó, như Hưng Đạo vương Trần
Quốc Tuấn đã ghi rõ là do “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước
góp sức” “Cả nước góp sức” chính là sức mạnh của toàn dân đã được huy
động Trần Quốc Tuấn còn nêu lên một tư tưởng đặc sắc khi ông căn dặn
vua trần: “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách
giữ nước” [54:80]
Trang 39Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh xâmlược, xây dựng lực lượng quân thường trực khá đông, có súng thần cơ, cónhiều chiến thuyền, nhưng không đoàn kết được toàn dân, lòng dân li tán,nên đã thất bại, cha con Hồ Quý Ly đều bị giặc Minh bắt, đúng như HồNguyên Trừng đã nói: “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo màthôi” [54: 235].
Nguyễn Trãi, một nhà văn hoá lớn, một anh hùng của dân tộc ta thế kỷ
XV, đã nêu ra những tư tưởng sâu sắc về vai trò và sức mạnh của dân Saukhi cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến 10 năm chống quân Minh thắnglợi, ông viết bài Bình Ngô đại cáo hùng tráng với hai câu mở đầu nói về tưtưởng an dân Muốn an dân thì trước hết phải trừ bạo ngược:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh đã đượcNguyễn Trãi chỉ ra là do đoàn kết được tướng sĩ, tập hợp được lực lượng dânchúng khắp nơi:
“Nêu hiệu gậy làm cờ, tập hợp khắp bốn phương dân chúng
Thết quân rượu hoà nước, dưới trên đều một bụng cha con”
Trang 40Nói về sức mạnh của dân, ông đã tiếp thụ tư tưởng tiến bộ của Tuân Tử,thể hiện rõ rệt ở Đường Thái Tông [1] ví dân như nước, các triều đại phongkiến như những con thuyền; thuyền nổi được là nhờ nước Nước có tác dụngchở thuyền nhưng cũng có sức mạnh lật thuyền: “Chở thuyền là dân mà lậtthuyền cũng là dân” [84:203].
Ông còn nêu lên tư tưởng ơn dân rất mới mẻ đối với thời đại bấy giờ: “Ănlộc đền ơn kẻ cấy cày”[84:445] “Kẻ cấy cầy” chính là nhân dân lao động, lànông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong một nước nông nghiệp Kế tục
tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, ông yêu cầu vua quan triều đình phải biết
“Thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc khoan dân” [84:202] Ôngkhẳng định tư tưởng về thái bình thịnh trị: “Cái gốc của nhạc là ở nơi thôncùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu” Ông chỉ trách nhiệmcủa người cầm quyền: “Phàm người có chức vụ coi quan trị dân đều phảitheo phép công bằng… đổi bỏ thói tham ô, sửa trừ tệ lười biếng, coi côngviệc của quốc gia là công việc của mình: lấy điều lo của sinh dân làm điều lothiết kỉ” [84:199]
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ triết lý nổi tiếng của dân tộc ta
ở thể kỷ XVI, cũng đã từng khẳng định lại tư tưởng trọng dân tiến bộ củaNho giáo:
“Cổ lai quốc dĩ dân vi bản