LỜI CẢM ƠNĐể có thể hoàn thành luận văn “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội” một cách hoàn
Trang 1
NGÔ THỊ HƯƠNG GIANG
MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
CHUYỀN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH HUYỀN
Trang 30LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi tìm hiểu và nghiên cứudưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn
Tôi cũng xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực, nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
HỌC VIÊN
Ngô Thị Hương Giang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài
chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán
Hà Nội” một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự hướng
dẫn nhiệt tình của quý Thầy, Cô cũng như sự động viên ủng hộ của cơ quan côngtác, gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận vănthạc sĩ
Trước tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn ThanhHuyền, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Em hoàn thànhluận văn này Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của Em với Cô
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Tài Chính –Ngân Hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt những kiến thứctrong suốt quá trình học tập nghiên cứu để Em có thể hoàn thành luận văn
Tôi chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo đang công tác tại Công ty Cổ phầndầu tư xây dựng và thương mại Bình Minh đã giúp đỡ tạo điều kiện hoàn thành luậnvăn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
HỌC VIÊN
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1
3 Đối tượng nghiên cứu 5
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu luận văn 6
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 Khái quát cơ cấu vốn của công ty 7
1.1.1 Vốn của công ty 7
1.1.2 Cơ cấu vốn của công ty 9
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty 16
1.2 Khái quát về kết quả tài chính của công ty 17
1.2.1 Khái niệm 17
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả tài chính của công ty 18
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tài chính 20
1.3 Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của công ty 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 24
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU NGUỒN VỐN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GDCK HÀ NỘI 25
Trang 62.1 Tổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam 25
2.2 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu vốn của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 27
2.1.1 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 28
2.1.2 Cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 32
2.1.3 Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh 32
2.1.4 Nhận xét về thực trạng cơ cấu vốn và kết quả tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 33
2.2 Thiết kế nghiên cứu 34
2.2.1 Giả thuyết về mối tương quan giữa kết quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tài chính 34
2.2.2 Đo lường các biến 38
2.2.3 Đặc trưng mẫu 40
2.2.4 Các phương pháp ước lượng mô hình 40
d Kiểm định Hausman 43
2.3 Kết quả nghiên cứu 44
2.3.1 Thống kê mô tả các biến 44
2.3.2 Kết quả nghiên cứu phân tích hồi quy 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG III 61
KẾT LUẬN, HÀM Ý VÀ CHÍNH SÁCH 61
3.1 Định hướng ngành xây dựng đến năm 2020 61
3.2 Một số đề xuất kiến nghị 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
KẾT LUẬN 75 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty XD niêm yết trên sở
GDCK Hà Nội qua các năm 28
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tăng trưởng DTT và EBIT 29
Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi lợi nhuận ròng trên VCSH của các công ty xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 30
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phần của các công ty xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 31
Biểu đồ 2.4: Sự thay đổi cơ cấu vốn của các công ty xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội 32
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ đến lợi nhuận trên tổng tài sản 32
Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu 35
Bảng 2.3 Tổng hợp giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến KQTC 38
Bảng 2.4 Tổng hợp đo lường các biến 39
Bảng 2.5: Hiệu quả tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên sơ GDCK Hà Nội 44
Bảng 2.6: Thống kê mô tả biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA 45
Bảng 2.7 Cơ cấu vốn các công ty xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội thông qua chỉ tiêu nợ trên tổng tài sản 45
Bảng 2.8 Thống kê mô tả biến cơ cấu vốn ( nợ phải trả trên tổng nguồn vốn) 46
Bảng 2.9 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh 47
Bảng 2.10 Thống kê mô tả biến 47
Bảng 2.11 Ảnh hưởng của DTT đến hiệu quả kinh doanh 48
Bảng 2.12 Ảnh hưởng của tốc tộ tăng trưởng DTT đến hiệu quả kinh doanh 48
Bảng 2.13 Ảnh hưởng tăng trưởng tài sản đến hiệu quả kinh doanh 49
Bảng 2.14 Ảnh hưởng cơ cấu tài sản đến hiệu quả kinh doanh 49
Bảng 2.15 Ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến hiệu quả kinh doanh 50
Bảng 2.16 Ma trận hệ số tương quan 51
Trang 8Bảng 2.17 Kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS 53
Bảng 2.18 Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định REM 54
Bảng 2.19 Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định FEM 55
Bảng 2.20 Kết quả kiểm định Hausman 56
Bảng 2.21 Tổng kết kết quả nghiên cứu 57
Bảng 3.1 Danh sách công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên 80% 66
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây,
số lượng các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứngkhoán Hà Nội ngày càng gia tăng Hiện tại có 72 công ty xây dựng niêm yết trên sởgiao dịch chứng khoán Hà Nội với tổng tài sản niểm yết là 4.495.005.308 Ngànhxây dựng có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân, nó quyết định quy
mô và trình độ kỹ thuật của xã hội và đất nước Ngoài ra, ngành xây dựng còn gópphần tạo việc làm cho nhiều lao động, kích thích đầu tư và phát triển bền vững củanền kinh tế
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tác động của cấu trúc vốn ảnh hưởng tớikết quả tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có nét đặc thù iêngtrong hoạt động kinh doanh cũng như quản trị vốn
Đặc thù của ngành xây dựng đòi hỏi nguồn vốn lớn và dài hạn Để đạt đượchiệu quả tài chính cao, mỗi công ty phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý và thayđổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình Cơ cấu vốn bất hợplý không những không giúp doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực mà còn có thểđưa doanh nghiệp đứng trước nguy cơ có khả năng phá sản
Hiện nay có nhiều công ty tái cơ cấu vốn bằng cách phát hành cổ phiếu trên thịtrường chứng khoán Tuy nhiên, thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang giảm sút,những công ty có cơ cấu vốn không hợp lý sẽ đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài chính,đầu tư dàn trải không có kết quả cao và có khả năng phá sản Căn cứ vào lý do trên,
cao học viên quyết định lựa chọn đề tài “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả
tài chính của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội “ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
2.1 Một số nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn đã công bố
Trang 11 Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) Trong luận
văn tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquả hoạt động kinh doanh của 45 công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết
trên Thị trường chứng khoán Việt Nam trong 03 năm (2010 – 2012) như sau:
Biến phụ thuộc: Hiệu quả họat động kinh doanh được đo lường qua chỉ tiêu Tỷsuất sinh lời của tài sản – ROA
Biến độc lập: Quy mô của doanh nghiệp: được đại diện bởi biến Quy mô tàisản (LnSIZE); Tốc độ tăng trưởng: đại diện bởi tốc độ tăng trưởng doanh thu(GROWTH); Quản trị nợ phải thu của khách hàng: được đo lường bởi biến Kỳ thutiền bình quân (LnTC); Đầu tư tài sản cố định: được đo lường bởi biến Tỷ trọng tàisản cố định (LnTANG); Cơ cấu vốn: được đo lường bởi tỷ lệ nợ (DE); Rủi ro kinhdoanh: được đo lường bởi biến độ lệch chuẩn của dòng tiền (LnRISK); Thời gianhoạt động: là thời gian doanh nghiệp bắt đầu thành lập đến thời gian thực hiệnnghiên cứu (LnAGE)
Qua đó, cho thấy trong mô hình các biến tốc độ tăng trưởng của doanh thu, kỳthu tiền bình quân, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ nợ, độ lệch chuẩn của dòng tiền cóảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 45 doanh nghiệp ngành sản xuấtchế biến thực phẩm tại Việt Nam; các biến quy mô tài sản và thời gian hoạt độngkhông có tác động
Từ đó, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp nói trên
“ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các
nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh “ của
tác giả Nguyễn thị Ngọc Thảo Bài viết nghiên cứu 32 doanh nghiệp xây dựng niêmyết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh từ năm 2009-2013
Tác giả chọn biến phụ thuộc là hiệu quả kinh doanh, đại diện là biến ROA.Biến phụ thuộc bao gồm: Quy mô doanh nghiệp đại diện là đại lượng doanh
Trang 12thu thuần, Tốc độ tăng trưởng đại diện là tốc độ tăng trưởng doanh thu, đầu tư tàisản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp.Kết quả nhiên cứu cho thấy: quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng chotác động thuận chiều đến kết quả tài chính, tài sản cố định và rủi ro kinh doanhkhông ảnh hưởng dến kết quả tài chính, cơ cấu vốn và thời gian hoạt động có tácđộng nghịch chiều đếu kết quả tài chính.
2.2 Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn, đặc biệt ởcác nước phát triển, nơi mà có hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ và đáng tincậy Đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa phát triển toàn diện, hoạtđộng của các doanh nghiệp mang nhiều tính tự phát, việc nghiên cứu về cơ cấu vốndoanh nghiệp gặp khá nhiều khó khăn
Capital strucre and corporate performance evidence from Jordan – Tác giả R Zeitun, G.G Tian
Bài viết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của công ty bằngdữ liệu bảng đại diện của 167 công ty phi tài chính tại Jordan giai đoạn từ 1989 –2003
Dưới góc độ thị trường Hiệu quả của doanh nghiệp được đại diện bởi Tobin’s
Q, MBVR (giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của VCSH), P/E Dưới góc độ tài chínhhiệu quả doanh nghiệp được đo lường qua ROA, ROE và PROFT Biến độc lập: Cơcấu vốn (LEVERAGE); Quy mô doanh nghiệp (SIZE); Rủi ro (STDVCF); Thuế(TAX); Khả năng tăng trưởng (GROWTH), khủng hoảng chính trị (POLITICALCRISIS); Ngành nghề kinh doanh (INDUST); Tỷ trọng TSCĐ (TANGIBILITY).Kết quả hồi quy cho thấy: các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quảcủa doanh nghiệp GROWTH, SIZE, TAX
Các nhân tố có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hiệu quả doanh nghiệp là:TANGIBILITY, LEVERAGE, STDVP
Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố Hiệu quả kinhdoanh ở một số lĩnh vực như: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ,
Trang 13thuốc lá.
Capital Structure and firm peformce: evidan from Nigeria – Tác giả
Onaolapo & Kajola (2010)
Tác giả nghiên cứu biến Hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài chính đượcđại diện bởi chỉ số ROA, ROE Biến độc lập bao gồm: SIZE (quy mô doanhnghiệp), TANG (tỷ lệ TSCĐ), GROWTH (khả năng tăng trưởng), TURN (vòngquay tài sản), AGE (số năm hoạt động) và IND (ngành nghề kinh doanh)
Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn chứngkhoán Nigeria từ 2001 – 2007 Kết quả hồi quy cho thấy: tỷ lệ nợ, tỷ lệ tài sản cốđịnh có tác động nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh; vòng quay tài sản, quy mô
và số năm hoạt động có tác động thuận chiều với hiệu quả kinh doanh Các yếu tốngành nghề kinh doanh có tác động đến hiệu quả kinh doanh, ví dụ như : Ngành biarượu, ngành xây dựn ngành hóa học, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị vănphòng… sẽ có tác động khác nhau đến hiệu quả kinh doanh (ROA)
The Relationship between Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Jordan – Tác giả Khalaf Taani (2013)
Bài viết sử dụng báo cáo tài chính trong 05 năm từ 2005 - 2009, của 45 doanhnghiệp sản xuất được niêm yết trên sàn Amman Stock Exchange sử dụng phươngpháp hồi quy bội để nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tàichính và tính toán mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả
Biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được sửdụng là ROA và PM (Tỷ suất lợi nhuận – profit magin)
Biến độc lập: cấu trúc vốn được đại diện qua Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản(STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) và Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu(TDE)
Kết quả hồi quy cho mối tương quan nghịch chiều giữa Nợ ngắn hạn trênTổng tài sản (STDTA), Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) với ROA trong khiđó ROA và Tổng nợ có mối tương quan thuận chiều Tuy nhiên R2 = 4%, chứng tỏsự ảnh hưởng không đáng kể giữa các biến
Trang 14Kết quả hồi quy cũng cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa STDTA,LTDTA, TDE và PM Cứ 1% tăng trong STDTA, LTDTA, TDE sẽ làm giảm PMtương ứng 2,8%, 3,92% và 0,3%.
Kết luận cuối cùng cho thấy quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả doanhnghiệp là nghịch chiều và mức độ tác động là không đáng kể Kết quả này được cho
là phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Shoaib (2007); Onaolapo và Kajola(2010); Shah (2011)
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của cáccông ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
4 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng cơ cấu vốn và mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với kết quả tàichính của 72 công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HàNội trong 5 năm từ 2012 đến 2016 Từ đó có thể đưa ra các cơ cấu vốn hợp lý vớicác công ty xây dựng để đạt hiệu quả tài chính cao nhất
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài dự định sẽ sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau đây
- Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, dùng kỹ thuật thống kê
mô tả để phân tích, đánh giá thực trang cơ cấu vốn của các công ty ngành xây dựng
- Phương pháp định lượng: Từ bộ dữ liệu thu thập của các công ty ngànhxây dựng Sử dụng phần mềm Eviews 4.0 và phương pháp bình phương nhỏ nhất(Least square – LS) để xác định hệ số hồi qui, trên cơ sở đó xây dựng phương trìnhcác nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các công ty này
Tài liệu sử dụng trong luận văn gồm nguồn tài liệu thứ cấp (tự thu thập từ báocáo tài chính của 72 công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
Trang 15khoán Hà Nội trên trang web của sở giao dịch chứng khoán); nguồn tài liệu sơ cấpđược thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu được công bố trên phương tiệnthông tin đại chúng
6 Kết cấu luận văn
Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, trang ghi ơn, phần mở đầu, kết luận và khuyếnnghị, mục lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành
3 chương như sau:
Chương I Lý luận chung về cơ cấu vốn, kết quả tài chính và mối quan hệgiữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của doanh nghiệp
Chương II Thực trạng mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với kết quả tài chínhcủa các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Chương III Kết luận, hàm ý và chính sách
Trang 16CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát cơ cấu vốn của công ty.
1.1.1. Vốn của công ty.
a. Khái niệm vốn.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh việc đầu tiên doanh nghiệp cần nghĩ tới đó
là làm sao có đủ nguồn vốn để đầu tư và làm sao để sử dụng nó thật hiệu quả Có rất nhiều quan điểm về nguồn vốn khác nhau Mark đã nhìn nhận dưới góc
độ của các yếu tố sản xuất, ông cho rằng: “Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại
giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất” Tuy nhiên, một hạn chế
của Mark trong quan điểm này là giá trị thằng dư chỉ được tạo ra trong quá trình sảnxuất
Nếu Mark cho rằng vốn là một trong những yết tố đầu vào của quá trình sảnxuất thì Paul A.Samuelson lại cho rằng “ vốn và hàng hóa là yếu tố kết quả của quátrình sản xuất“
Ngoài hai quan điểm ở trên thì có nhiều quan niệm khác về vốn Nhưng mọiquá trình sản xuất kinh doanh đều có một quy trình chung đó là: Tiền… Hàng (tưliệu lao đồng, tư liệu sản xuất) …Sản xuất ….Hàng….Tiền Như vật, để có đượcyếu tố đầu vào (tư liệu lao động, tư liệu sản xuất) phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp thì họ phải có một lượng tiền ứng trước, đó chính làvốn của doanh nghiệp
Tóm lại qua các khái niêm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm vốn của doanh
nghiệp như sau: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản
được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận” Các công ty huy động nguồn vốn để thực hiện đầu tư tài sản, và nguồn vốn
Trang 17cho biêt tài sản của công ty do đâu mà có và công ty đó phải có những trách nhiệm
về kinh tế, pháp luật về tài sản, về nguồn vốn hình thành
Với các công ty khác nhau thì nguồn hình thành vốn chủ sở hữu khác nhau,thuộc 3 nguồn sau:
+ Vốn góp ban đầu: là khoản vốn mà các nhà đầu tư góp ban đầu để hìnhthành doanh nghiệp, đây chính là vốn điều lệ của công ty
+ Vốn huy động do phát hành cổ phiếu: Các công ty cổ phần có quyền pháthành cổ phiếu nhằm huy động vốn ra thị trường nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu
Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Người nắm giữ cổ phiếu ưuđãi được ưu tiên trả cổ tức hàng năm cho dù công ty làm ăn thua lỗ, và được ưu tiênnhận lại khoản vốn góp của mình trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường
+ Lợi nhuận giữ lại: Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có lãi, cóthể chia lãi cho cổ đông hoặc giữ lại một phần hoặc toàn bộ để tái đầu tư sản xuất.Đây là nguồn vốn chủ động của công ty, tuy nhiên các cổ đông thường yêu cầu camkết trả lãi cao hơn cổ tức hiện tại
- Nợ phải trả
Nợ phải trả là khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay hoặc chiếm dụng từ cácdoanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác Công ty có trách nhiệm trả đủ cả gốc vàlãi nếu có trong thời hạn vay thỏa thuận Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợdài hạn:
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn vay dưới 1 năm, bao gồm:
Trang 18Nợ ngắn hạn vay ngân hàng: là các khoản vay ngân hàng thời hạn dưới 1 năm.
Mục đích để bù đắp thiếu hụt vốn ngắn hạn tạm thời như trả tiền hàng, thanh toántiền lương, tiền công…
Các khoản phải trả nhà cung cấp: Căn cứ vào hợp đồng mua bán, bên bán cho
phép bên mua thanh toán chậm với một số điều kiện nhất định Thông thường bênbán không phải trả thêm khoản phí nào, chủ yếu dựa vào tín chấp và mối quan hệlàm ăn lâu dài, cũng như là bên mua có uy tín tốt
Các khoản phải trả công nhân viên.
Trái phiếu ngắn hạn: các công ty có thể phát hàng trái phiếu ngắn hạn để huy
động vốn kinh doanh Thông thường giá trị trái phiếu sẽ nhỏ và số lượng phát hànhphụ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như khả năng thành công củađợt phát hàng trái phiếu
+ Nợ dài hạn: Là các khoản vay giúp công ty trang trải cho các dự án dài hạn,
nhưng doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn Không có bất kìdoanh nghiệp nào tập trung toàn bộ vốn vào một dự án mà muốn chia sẻ rủi ro chocác nhà đầu tư khác, ví dụ như ngân hàng
Nếu phân loại vốn trên giác độ chu chuyển của vốn thì có vốn cố định vàvốn lưu động
- Vốn cố định được thể hiện dưới dạng tài sản cố định hữu hình và vô hình,có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và được phân bổ khấu hao
- Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào một chu kì kinh doanh và được trở
về trạng thái ban đầu sau mỗi vong chu chuyển kinh doanh
1.1.2 Cơ cấu vốn của công ty
1.1.2.1 Khái niệm cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của công ty là tỷ lệ vốn chủ sở hữu và nợ trên tổng nguồn vốnđược tính từ bảng cân đối kế toán của công ty Một cơ cấu vốn hợp lý là kết hợp sửdụng hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay bên ngoài
Có rất nhiều quan điểm về cơ cấu vốn của công ty, hay còn được gọi là cấutrúc tài chính Theo M.Albouy (1991) cho rằng “Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được
Trang 19hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ kể cả các khoản nợ phát sinh trong kinh doanh
và vốn chủ sở hữu được tính từ bảng cân đối kế toán“ Còn theo Bertoneche vàTeulie thì cho rằng “Cơ cấu vốn là quan hệ tỷ lệ giữa vốn và chủ sở hữu phục vụcho quá trình tài trợ của doanh nghiệp, còn cấu trúc vốn là quan hệ giữa nợ trungdài hạn và vốn chủ sở hữu”
Theo tác giả, cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và tổng nguồn vốncủa doanh nghiệp được tính từ bảng cân đối kế toán Từ khái niệm này có thể đưa racông thức phản ánh chỉ tiêu cơ cấu vốn
1.1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn
Tỷ số nợ (Debt Ratio): Phản ánh tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ = Nợ phải trả
Chi tiết hơn, có thể có các chỉ tiêu sau:
Tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn (Short Term Debt to Total Capital)
= Nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ dài hạn trên tổng nguồn vốn (Long Term Debt to Total Capital)
= Nợ dài hạn/ Tổng nguồn vốn
Tỷ số tự tài trợ: Phản ánh trong một đồng tổng vốn doanh nghiệp đang sử
dụng thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, tỷ số tự tài trợ lớn hơn 0,5 cho biết trong cơ cấu vốn doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với nợ.
Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Trang 20 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu phải
gánh bao nhiêu đồng nợ Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng vềvốn CSH, khả năng đảm bảo thanh toán nợ cao và ngược lại.
Tỷ số nợ
Trên vốn CSH =
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
1.1.2.3 Một số lý thuyết về cơ cấu vốn
a Lý thuyết M&M
Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế
Với các giả định:
Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường không có thuế thu nhập doanhnghiệp và thuế thu nhập cá nhân
Không có chi phí giao dịch
Thị trường vốn hoàn hảo và các công ty có điều kiện tiếp cận các nguồnvốn là như nhau với lãi suất vay bằng nhau
Không tồn tại chi phí phá sản và chi phí khốn khó tài chính
Nghiên cứu tình huống: Doanh nghiệp A có cơ cấu vốn trước và sau khi thay đổi như sau:
Trước thay đổi Sau thay đổi
Trang 21 Kết quả kinh doanh (đơn vị: tỷ đồng)
Suy thoái Kì vọng Tăng trưởng Suy thoái Kì vọng Tăng trưởng
Nội dung của lý thuyết M&M được phát biểu thành 2 mệnh đề như sau
Mệnh đề I – Giá trị công ty: Trong điều kiện không có thuế thu nhập doanhnghiệp và thuế thu nhập cá nhân, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị công tykhông có vay nợ (VU), nghĩa là VL=VU
Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn: Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần tỷ lệthuận với mức độ sử dụng đòn bảy tài chính hay tỷ số nợ Mệnh đề được biểu diễndưới dạng công thức sau:
rs = r0 + (r0 – rB) B/ S
Trong đó:
rs: Lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần
r0: Chi phí sử dụng vốn trong tình huống sử dụng 100% vốn chủ sở hữu
rB: Chi phí sử dụng nợ vay
B: Giá trị của các khoản nợ vay
S: Giá trị của vốn cổ phần của công ty
Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế
Mệnh đề I – Giá trị công ty trong trường hợp có thuế: Trong trường hợp cóthuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không có vay
nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế, biểu diễn dưới dạng công thức sau:
V L = V U + T C B
Trang 22Ví dụ minh họa: doanh nghiệp X đang dự kiến thay đổi cơ cấu nguồn vốnbằng cách vay 4 tỷ với lãi suẫt vay là 4% Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trungbình hàng năm là 1 tỷ đồng, toàn bộ lợi nhuận sau thuế được chi trả cổ tức cho các
cổ động Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20% Tình hình kinh doanh của doanhnghiệp sẽ thay đổi sau khi vay vốn được biểu diễn như bảng dưới đây (đơn vị: nghìnđồng)
Dòng tiền dành cho cổ đông và trái chủ 800.000 880.000Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế: Lợi nhuận kỳvọng trên vốn cổ phần tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng đòn bảy tài chính
R E = r U + (r U – r D )(1- T C )D/E
Lý thuyết M&M có thể giải thích rõ mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn(RE) và mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp (D/E) Tuy nhiên lý thuyết M&Mchưa xét đến các yếu tố khác khiến cho lợi ích từ lá chắn thuế bị giảm dần thậm chí
là đưa công ty gặp rủi ro nếu như tăng tỷ lệ nợ quá cao Khi doanh nghiệp sử dụng
nợ quá nhiều sẽ phát sinh chi phí khốn khó tài chính và chi phí này sẽ tăng dần khi
nợ tăng, và cao hơn lợi ích từ lá chắn thuế, khiến cho công ty gặp khó khăn trongviệc trả nợ và rủi ro thanh toán
Ví dụ: Doanh nghiệp DA hiện tại không vay nơ Hiện tại doanh nghiệp có lợinhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 100 tỷ đồng Thuế suất thuế thu nhập doanhnghiệp là 20% và toàn bộ lợi nhuận sau thuế đều được dùng để trả cổ tức cho cổđông Chi phí sử dụng vốn cổ phần hiện là 20% Doanh nghiệp đang xem xét tái cấutrúc vốn bằng cách vay nợ 200 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất vay là 10% Nhưvậy giá trị doanh nghiệp DN X sau khi tái cấu trúc theo mệnh đề 2 như sau
VA = EBIT(1-TC)/Ru + TcxD = 100 x (1- 20% )/20% + 20% x 200 = 400 + 40 =
440 tỷ đồng
Trang 23Giá trị DN A trước khi thay đổi bằng 40 tỷ đồng Do giá trị của công ty bằngtổng nguồn vốn nên LA = D + E = 440 tỷ đồng Suy ra giá trị của vốn chủ sở hữu sẽ
là 440 – 200 = 220 tỷ đồng
b Lý thuyết đánh đổi
Lý thuyết này được gọi là “lý thuyết đánh đổi của đòn bảy tài chính” Cáccông ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyênnhân từ khả năng phá sản
c Lý thuyết về chi phí đại diện
Trong quản trị tài chính, luôn luôn tồn tại mau thuẫn lợi ích giữa nhà đầu tư vàngười quản lý doanh nghiệp Jenshen và Meckling (1976) cho rằng có hai loại mâuthuẫn về đại diện đó là mâu thuẫn giữa chủ sở hữu với người quản lý của doanhnghiệp và mâu thuẩn giữa người sở hữu với các chủ nợ
Khi người chủ sở hữu doanh nghiệp phải thuê người quản lý doanh nghiệphoặc có ít hơn 100% phần vốn CSH sẽ phát sinh mâu thuẫn giữa họ Do người chủ
sở hữu không có được toàn bộ phần lợi nhuận từ kinh doanh của công ty nhưng họphải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động này Để giảm mâu thuẫn thì người sở hữudoanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra chi phí để giám sát các hoạt động điều hành hành công
ty, hay gọi là hoạt động kiểm toán, để cơ cấu lại tổ chức công ty nhằm hạn chế cáchành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu Chi phí này gọi là chi phí đại diện
Thứ hai là mẫu thuẫn giữa chủ nợ và chủ doanh nghiệp xảy ra khi cân nhắchạn mức vay, giá trị khoản vay cho các khoản đầu tư và trong các hợp đồng, khếước vay nợ Giả sử có một dự án có thu nhập cao hơn giá trị của khoản nợ vay thìchủ doanh nghiệp sẽ hưởng toàn bộ khoản chênh lệch này Nhưng nếu dự án thấtbại, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại, mặt khác, có thể các chủ nợcũng sẽ phải chịu thiệt hại do không đòi được số nợ mình cho vay Do vậy, các chủ
nợ sẽ đưa ra các điều kiện cho vay để hạn chế rủi ro, tự bảo vệ mình Nhưng mộtmặt nào đó các điều kiện này sẽ tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp khi vayvốn Các doanh nghiệp sẽ bị giám sát để đảm bảo các điều khoản cho vay được tuânthủ Như vậy, các chủ nợ sẽ mất chi phí để giám sát hoạt động của doanh nghiệp và
Trang 24các doanh nghiệp sẽ phải bỏ mức chi phí cao hơn nếu muốn vay các khoản nợ caohơn và dài hạn hơn
Vấn đề về đại diện ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp cũng nhưlựa chọn cấu trúc tài chính Diamond (1989) cho rằng, một doanh nghiệp có khảnăng thanh toán tốt trong quá khứ thì doanh nghiệp đó có uy tín cao, và đươngnhiên chi phí lãi vay sẽ thấp hơn Do đó mà các doanh nghiệp lâu năm thường chọncác dự án an toàn để đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro, tránh mất uy tín Trong khi cácdoanh nghiệp mới có ít cơ hội lựa chọn hơn, có thể phải đầu tư vào các dự án rủi rohơn Nếu doanh nghiệp nhỏ nào có thể tồn tại và phát triển được, đã có uy tín trongthị trường họ sẽ chuyển dần sang các dự án an toàn hơn Kết quả là các doanhnghiệp lâu năm có tỷ lệ thất bại khá thấp và chi phí vay sẽ thấp hơn các doanh mới
d Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các thông tin về tìnhhình kinh doanh và tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của công ty hơn cácnhà đầu tư và các chủ nợ Đây chính là hiện tượng bất cân xứng thông tin
Thông tin bất cân xứng có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.Có hai trường phái về lý thuyết cơ cấu vốn đó là lý thuyết tín hiệu và lý thuyết trậttự phân hạng
Lý thuyết phát tín hiệu (Signaling theory)
Theo công trình nghiên cứu của Ross (1977) và Lyand, Pyle (1977), các nhàquản trị nắm rõ về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp hơn là các nhà đầu
tư và các chủ nợ Khi doanh nghiệp có triển vọng làm ăn tốt thì các nhà quản trịkhông muốn san sẻ lợi nhuận với những người đầu tư hay chủ nợ nhưng nếu doanhnghiệp sẽ gặp khó khăn thì nhà quản trị lại muốn san sẻ rủi ro cho các nhà đầu tưbên ngoài Do đó, khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu tức là triển vọng củadoanh nghiệp sẽ không tốt, tức là cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá làkhông cao
Lý thuyết về trật tư phân hạng (Pecking-order theory)
Trang 25Lý thuyết trật tự phân hạng bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu củaMyers và Majluf (1984) Họ cho rằng có thể sắp xếp các khoản đầu tư thành mộttrật tự có ưu tiên Tức là phải sử dụng các nguồn vốn sẵn có bên trong doanhnghiệp, sau đó mới đến các khoản vay nợ và ưu tiên các khoản vay nợ ít rủi ro hơn,
và cuối cùng là huy động thêm vốn sở hữu mới Trật tự phân hạng trên còn phảnánh chi phí tương đối của các nguồn tài trợ là khác nhau Do đó Myers và Majluf(1984) cho rằng không tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu đối với doanh nghiệp
Lý thuyết tín hiệu ít được sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ do cácdoanh nghiệp này thường không niêm yết trên thị trường chứng khoán Do đó khithực hiện một quyết định tài trọ nào đó, các nhà đầu tư không cần thể hiện các tínhiệu đói với thị trường nhưng lý thuyết trật tự phân hạng thì có ích với các doanhnghiệp vừa và nhỏ Do thông tin bất cân xứng, mặt khác các công ty vừa và nhỏkhông bị yêu cầu phải công khai hoạt động kinh doanh nên chi phí đối với cácnguồn tài trợ bên ngoài sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp lớn có niêm yết trênTTCK Vì vậy mà các khoản tài trợ bên trong sẽ được quan tâm hơn so với cácnguồn tài trợ bên ngoài
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty
Trên cơ sở lý thuyết về cơ cấu vốn, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấuvốn của doanh nghiệp Đó là các nhân tố: quy mô hoạt động, cơ cấu tài sản, hiệuquả tài chính và rủi ro tài chính Đây là các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến
cơ cấu vốn của công ty
a Quy mô hoạt động
Quy mô của công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ vay Các công ty lớnthường tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn, sử dụng nhiều nợ hơn để gia tănglợi ích từ lá chắn thuế Quy mô hoạt động không chỉ thể hiện qua tổng tài sản, màcó thể thể hiện qua doanh thu thuần Doanh nghiệp có doanh thu thuần tăng trưởng
ổn định có khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn cả gốc và lãi Do đó, các công
ty này có xu hướng sử dụng vốn huy động hơn là vốn chủ sở hữu
b Cơ cấu tài sản
Trang 26Lý thuyết đánh đổi cho rằng các công ty có tài sản cố định hữu hình lớn sẽ hữuích hơn trong việc thế chấp để vay nợ, do vậy, các công ty này có cơ hội vay nợnhiều hơn Ngoài ra, tài sản cố định hữu hình cao đồng nghĩa với việc khả năngthanh toán cũng cao hơn và làm các chủ nợ yên tâm hơn
c Rủi ro tài chính
Đây là nhân tố mang tính chất chủ quan Doanh nghiệp hoạt động trong môitrường tự do kinh doanh khó có thể lường trước hết được những khó khăn và rủi rogặp phải trong tương lai Những công ty có mức độ rủi ro cao thường vay nợ ít hơn
và ít sử dụng đòn bẩy tài chính Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, khảnăng rủi ro là cao nhất bao gồm cả rủi ro tài chính Do vậy nguồn vốn chủ yếu làhuy động từ các nhà đầu tư dám chịu rủi ro cao hoặc kinh doanh mang tính đầu cơ.Trong giai đoạn tăng trường, mặc dù rủi ro đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, công tyhuy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán rộng rãi Khi doanh nghiệp đã đivào ổn định, vốn nợ sẽ được khai thác sử dụng nhiều hơn vì doanh nghiệp có thể tạo
ra lợi nhuận hay dòng tiền thuần dương
d Doanh lợi vốn và lãi suất huy động
Một dự án được kỳ vọng là có lợi nhuận dương sau khi phải chi trả lãi vay thìdoanh nghiệp sẽ có xu hướng vay vốn nhiều hơn để hưởng lợi ích từ lá chắn thuế vànâng cao thu nhập trên mỗi cổ phiếu Hay nói cách khác nếu doanh lợi vốn lớn hơnlãi suất huy động vốn thì doanh nghiệp sẽ muốn sử dụng vốn vay hơn là vốn chủ sởhữu và ngược lại
1.2 Khái quát về kết quả tài chính của công ty
1.2.1 Khái niệm
Kết quả tài chính phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được kếtquả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất Kết quả tàichính của doanh nghiệp thể hiện mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập vàcác chi phí đầu vào là chi phí của doanh nghiệp Nếu gọi H là kết quả tài chính thì Hđược tính bằng công thức sau:
H = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Trang 27Kết quả tài chính chính là giá trị thu được sau khi bỏ vốn đầu tư Bởi vậy màkết quả tài chính luôn được các nhà đầu tư quan tâm Một doanh nghiệp có kết quảtài chính cao sẽ có điều kiện tăng trưởng, chi trả cổ tức hấp dẫn, có cơ hội tiếp cậnthị trường vốn để mở rộng sản xuất, đồng thời, các nhà đầu tư cũng sẵn sàng đầu tưthêm hoặc để lại một phần lợi nhuận tái đầu tư
Kết quả tài chính biểu hiện tương quan giữa kết quả đầu ra và các chi phíđầu vào
Kết quả đầu ra chính là thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiềnthu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập khác Thu nhập của cáccông ty xây dựng bao gồm:
- Thu nhập từ bán hàng và sản xuất dịch vụ: chính là doanh thu từ việc bàngiao các hàng mục công trình hoàn thành cho chủ đầu tư Đây là phần thu chủ yếutrong tổng thu nhập của công ty xây dựng
- Thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh hay thương mại phụ của doanh nghiệp
- Thu nhập từ các hoạt động tài chính: liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính
- Thu nhập khác: thanh lý, nhượng bán tài sản,
Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ chi phí phục vụ cho việc tạo ra doanhthu cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó Chi phí của các công ty xây dựng là chiphí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máymóc thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí vay nợ
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả tài chính của công ty
Từ khái niệm kết quả tài chính có thể đưa ra một số chỉ tiêu phản ánh kết quảtài chính như sau:
a Các hệ số về khả năng sinh lời
Các hệ số đo lường khả năng sinh lời phổ biến nhất là chỉ tiêu Lợi nhuận trêntổng tài sản (ROA) và Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROA = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản
Trang 28Chỉ tiêu ROA cho thấy khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản của công ty Người ta thường
so sánh ROA của một công ty qua các năm, hoặc các công ty tương đồng với nhau để thấy hiệu quả kinh doanh thay đổi như thế nào
ROE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Vốn chủ sở hữuChỉ tiêu ROE cho thấy khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn chủ sỡ hữu củacông ty ROE cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tốt haykhông
b Các hệ số giá thị trường
- Hệ số Tobin’s Q là tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của mộttài sản hữu hình
Trong đó:
EMV: Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu
LMV: Giá trị thị trường của Nợ phải trả
EBV: Giá trị sổ sách của Vốn chủ sở hữu
LBV: Giá trị sổ sách của Nợ phải trả
- Hệ số Marris là tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và giá trị
sổ sách của vốn chủ sở hữu
Hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho thấy tiềm năng phát triển trong tương laicủa công ty bởi chúng được đánh giá thông qua gia trị thị trường của doanh nghiệp(phản ánh vào giá thị trường của cổ phiếu) Điều này hoàn toàn phù hợp với ý nghĩacủa các phương pháp tính giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiềntrong tương lai về hiện tại theo một mức rủi ro xác định
Trang 291.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tài chính
Trên cơ sở lý thuyết về hiệu quả tài chính, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đếnkết quả tài chính Trong đó cấu trúc vốn có ảnh hưởng lớn chính, ngoài ra còn cócác nhân tố khác như quy mô hoạt động, cấu trúc tài sản, khả năng thanh toán, mứcrủi ro tài chính…
a Cơ cấu vốn
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, doanh nghiệp sử dụng nợ vay sẽ có lợi từ láchắn thuế do chi phí vay nợ là chi phí hợp lý khi tính doanh thu tính thuế Tuynhiên nếu doanh nghiệp vay nợ quá nhiều sẽ làm gánh nặng trả nợ và lãi lớn hơn,đồng thời, các nhà đầu tư cũng sẽ yêu cầu lợi nhuận cao hơn, dẫn tới nguy cơ phásản cao hơn
b Quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp có thể hiểu là quy mô về nguồn vốn, quy mô mạnglưới tiêu thụ (doanh thu thuần), quy mô lợi nhuận… Theo như mô hình lợi thế kinh
tế theo quy mô, khi sản lượng tăng lên thì chi phí cố định bình quân trên 1 sản phẩm
sẽ giảm xuống, làm cho lợi nhuận tăng dần theo mức tăng của sản lượng
Ngoài ra, các công ty có quy mô lớn thường có uy tín, thị phần, khả năng cạnhtranh…lớn hơn làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay nhiều hơn, lãi suất ưu đãihơn…
c Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản chính là tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản Nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp có tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản cao hơn sẽ
dễ dàng vay vốn hơn, hiệu quả kinh doanh cũng tốt hơn các doanh nghiệp có tài sản
cố định thấp Mặt khác, giá trị khấu hao tài sản là một chi phí được trừ khi tính chiphí thuế TNDN
Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều tài sản cố định cũng khiếm các doanhnghiệp gặp rủi ro Notta và Vlachvei (2007), Agiomirgiannakis và cộng sự (2006)hay Bashir và cộng sự (2013) cho rằng: Một doanh nghiệp có tài sản cố định cao cóthể khiến cho việc sử dụng vốn lưu động không hiệu quả, hàng tồn kho hay dự trữ
Trang 30tiền mặt thấp, công ty có thể mất khả năng thanh toán, khó linh hoạt thay đổi khinhu cầu gia tăng của sản phẩm hay thị trường thay đổi
d Khả năng thanh toán
Theo quan điểm của Opler và cộng sự (1999) hay Myers (1977) đều cho rằng:tính thanh khoản cao sẽ cho phép doanh nghiệp có thể đối phó với những tìnhhuống bất ngờ hay thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình Đây là một dấu hiệu tốtcủa doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đó Tuynhiên nếu khả năng thanh toán quá cao thì có thể doanh nghiệp đó chưa tận dụngđược hết và lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp Đây chính là quan điểm củaHvide và cộng sự (2007)
e Tốc độ tăng trường của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp sẽ phải đối mặt với những khókhăn từ thị trường và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác thấp hơn,cũng như khó tiếp cận nguồn vốn vay bên ngoài Myers (1977) cũng cho rằng cácdoanh nghiệp tăng trưởng cao có nhiều lựa chọn để đầu tư trong tương lai hơn,mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp
f Năng lực quản trị doanh nghiệp
Nhiệm vụ chủ yếu của người quản trị doanh nghiệp dự báo, lên kế hoạch đầu
tư dài hạn, huy động, sử dụng nguồn vốn cho hợp lý Để thực hiện được điều này,nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm rõ thị trường vốn và thị trường tiền tệ
g Các nhân tố khác
Nếu như các nhóm nhân tố đã nêu ở trên là nhân tố nội sinh thì còn một sốnhân tố tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp:
- Quản trị nợ phải thu khách hàng: Trong kinh doanh việc chiếm dụng vốn
và bị chiếm dụng vốn luôn luôn tồn tại Việc duy trì các khoản phải thu về mặt giátrị và thời gian có liên quan đến lợi nhuận của công ty và đi kèm với rủi ro Nếudoanh nghiệp ít chấp nhận bán chịu hàng hóa sẽ khiến cho các đối tác khó hợp tác,
từ đó doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty cũng bị giảm sút Ngược lại, công tynào đồng ý bán chịu sản phẩm của mình sẽ dễ dàng bán được hàng hơn, nhưng nếu
Trang 31khách hàng nợ quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến công ty bị ứ đọng vốn và gặprủi ro nợ xấu rất cao
- Một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh là năng lựcquản trị Nếu như bộ máy quản trị tốt, đề ra chiến lược phát triển rõ ràng, giải quyếttốt những khó khăn trước mắt sẽ giúp cho công ty đạt mức lợi nhuận như mongmuốn và phát triển hơn trong tương lai
1.3 Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính của công ty
Lý thuyết Modigliani & Miller (1963) trong môi trường có thuế đã chỉ rõ cơcấu vốn có liên quan đến kết quả tài chính Các doanh nghiệp sử dụng nợ vay có thểgiảm được một phần thuế phải nộp do chi phí sử dụng vốn vay là chi phí hợp lýđược trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Trong khi đó, chi phí sử dụng vốn cổphần là chi phí sau thuế, tức là chi phí này không có ưu điển lá chắn thuế như chiphí vay nợ Chính vì vậy mà vay nợ giúp cho giá trị của doanh nghiệp được tăng lên
từ lá chắn thuế
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, khi sử dụng nợ sẽ có lợi về thuế Khi bắt đầuphát sinh nợ thì chi phí nợ sẽ thấp, không quá cao, kết hợp với lợi tích về thuế sẽlàm chi phí sử vốn bình quân giảm xuống Nhưng khi doanh nghiệp vay nợ quánhiều sẽ làm giảm khả năng thanh toán, tăng rủi ro, khi đó chi phí vay và chi phí sửdụng vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng cao do tâm lý của người cho vay và của nhà đầu
tư, làm cho chi phí sử dụng vốn tăng cao Như vậy, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu chorằng cấu trúc tài chính sẽ tác động đến WACC và giá trị của công ty, và tại điểm cơcấu vốn tối ưu giá trị doanh nghiệp là lớn nhất
Như vậy theo Lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu thìcấu trúc vốn và hiệu quả tài chính là có liên quan đến nhau
Trang 32Tiếp cận quan điểm của Bied – Charreton (1920):
x
Doanh thu thuần
Tài sảnVCSH bìnhquân
x 100%
=
Tỷ suất lợinhuận trêndoanh thu
x Hiệu suất sử dụng
tài sản x ( 1 + Nợ phải trả/VCSH )
Bied – Charreton đã chỉ rõ việc vay nợ có tác động tích cực lên ROE thôngqua hệ số đòn bẩy tài chính Rõ ràng khi Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệusuất sử dụng tài sản là xác định, nếu nợ vây lớn hơn VCSH thì ROE sẽ được khuếchđại bởi hệ số đòn bẩy tài chính khác không Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nênlạm dụng vốn vay quá nhiều bởi không có cổ đông hay nhà đầu tư nào muốn đầu tưvào doanh nghiệp có rủi ro lớn do vay nợ quá nhiều hay các cổ đông sẽ yêu cầu trả
cổ tức cao hơn Điều này làm cho các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản
Trang 33KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 trình bày tóm tắt cơ sở lý luận về cơ cấu nguồn vốn, kết quả tàichính và mối quan hệ giữa cơ cấu vốn với kết quả tài chính trong công ty Trong đócó nêu rõ khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và kết quả tài chính vànêu rõ tác động của cơ cấu vốn đến kết quả tài chính
Chương 1 còn trình bày khái quát những kết quả thực nghiệm của một sốnghiên cứu trong nước và trên thế giới Các nghiên cứu này được nghiên cứu theonhiều phương pháp khác nhau và thời gian khác nhau
Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố, đề tài nghiên cứu chọn ramột số nhận định về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và kết quả tài chính Từ đó sẽ đưacác nhận định vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của các nhân tốnày tới kết quả tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứngkhoán Hà Nội
Trang 34CHƯƠNG II THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CẤU NGUỒN VỐN KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GDCK HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về ngành xây dựng tại Việt Nam
Tại kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I ngày 29-4-1958 do Chủ tịch Hồ Chí Minhchủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng
Dưới sự lãnh đạo của Dảng và Nhà nước, trong suốt 55 năm phấn đấu, ngànhxây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành một trong những ngànhthen chốt của nền kinh tế và luôn đổi mới, bắt nhịp với tình hình thay đổi kinh tế
Từ khi thành lập ngành xây dựng đến nay, có thể chia thành 3 giai đoạn tương ứngvới các mốc thay đổi kinh tế quan trọng đó là: trước khi cải cách năm 1986, từ khinền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chứcthương mại kinh tế Thế giới WTO
Giai đoạn trước 1986
Đây là thời kì Việt Nam hoàn toàn được giải phóng, nền kinh tế dần được khôiphục và phát triển mạnh Ngành xây dựng được cải thiện và trở thành ngành đứngđầu nền kinh tế Việt Nam
Các công ty xây dựng lớn được hoàn thành và đưa vào hoạt động như công tyxây dựng Hà Nội, Uông Bí, Thái Nguyên… tuyển chọn công nhân viên là các thanhniên xung phong, bộ đội chuyển ngành và lực lượng cán bộ chuyên ngành xâydựng Rất nhiều các công trình xây dựng lớn nhỏ hoàn thiện và đưa vào hoạt độngnhư nhà máy điện Uông Bí, Lào Cai…, các công trình hóa chất ở khu công nghiệpViệt Trì, nhà máy thủy điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bỉm Sơm… Các công trìnhdân dụng phục vụ người dân như các bệnh viện, hệ thống điện chiếu sáng… Hầu hếtcác công trình đều hoàn thành đúng tiến độ và đạt chất lượng cao
Bên cạnh đó, việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng từng bước nâng cao cả vềchất lượng và số lượng Đáng nói đến là ngành sản xuất xi măng và gạch, sản lượngcao gấp đôi so với giai đoạn trước hòa bình
Trang 35 Giai đoạn sau khi đổi sang nền kinh tế thị trường (năm 2086) đến trướckhi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006) Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệpbước đầu đã hình thành phương thức đầu thầu, chú trọng hạch toán kinh doanh theo
cơ chế thị trường Các doanh nghiệp tự đẩy mạnh quản lý và dàn sếp lại lực lượngxây dựng sao cho hợp lý, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cáccông trình
Trong giai đoạn này ngành xây dựng đã đạt được những thành tựu to lớn cảtrong lĩnh vực xây dựng lẫn vật liệu công trình, quy hoạch đô thị, năng lực xây dựngđược cải tiến, chất lượng công trình được nâng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệphóa hiện đại hóa và hội nhập thị trường thế giới Tốc độ tăng trưởng bình quân cácdoanh nghiệp luôn trên 10%, đặc biệt là các lĩnh vực sản xất xi măng, thép…, nhiềucông trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình công nghiệp, xây dựng khu đô thị, cácnhà máy thủy điện (thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình, …), các tuyến đườnggiao thông lớn (hầm đường bộ, hầm Hải Vân) Các công ty xây dựng ứng dụngcông nghệ mới vào xây dựng và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sảnphẩm, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước
Sản xuất vật liệu xây dựng cũng có những thành tưu đáng kể đó là một số vậtliệu như xi măng, thép…đã có thể cạnh tranh với các mặt hàng trên thế giới và đượcxuất khẩu sang một số nước Châu Âu
Hệ thống pháp luật về ngành xây dựng dần được hoàn thiện cho phù hợp nhưluật Xây dựng, luật Quy hoạch đô thị, luật nhà ở, tạo ra khung pháp lý cho công tácquản ký quy hoạch, phải triển đô thị và nhà ở…
Giai đoạn 2006 đến nay:
Tháng 10 năm 2016 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thếgiới WTO Đây là bước tiến lớn của nền kinh tế Việt Nam Việc gia nhập WTOkhông những mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sauvới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành xây dựng nói riêng nhưng cũng là tháchthức rất lớn Bởi lẽ sau khi gia nhập WTO, sẽ có rất nhiều các công ty ngành xâydựng cạnh tranh với công ty trong nước, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước
Trang 36cần phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ để có thể cạnh trang với các doanhnghiệp nước ngoài Trước năm 2007, thời điểm Việt Nam chính thức gia nhậpWTO, giá trị gia tăng của ngành này thương xuyên trên 10% Vào năm 2007, tăngtrưởng giá trị gia tăng của ngành xây dựng là 12,1%, cao thứ hai trong các ngànhthuộc nhóm công nghiệp – xây dựng, sau ngành công nghiệp chế biến với mức tăng
là 12,6%
Nghiên cứu giai đoạn 2007-2011, tiến sỹ Phạm Lan Hương, nguyên Quyềntrưởng ban Ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trungương, đã chỉ ra sự sụt giảm mạnh của cả ngành công nghiệp – xây dựng với mức tăngtrưởng bình quân chỉ còn 7%, thấp hơn so với mức 10,2%/năm của giai đoạn trước.Phân tích riêng ngành xây dựng, chỉ 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO,tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành này đã tụt xuống - 0,4%, so với năm 2007 Hainăm sau là 2008 và 2009, ngành này có sự phục hồi đột ngột, có mức tăng trưởng giátrị gia tăng tương ứng 11,4% và 10,1%, trước khi trở lại số âm vào năm 2011
2.2 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu vốn của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội
Theo thống kê hiện nay tại thời điểm nghiên cứu, có 72 doanh nghiệp xâydựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội, chiếm 19% trong tổng số các doanh nghiệpniêm yết, trong đó có 67 doanh nghiệp niêm yết từ trước năm 2012 Các chuyên giaVPBs – Công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng - phân loại cáccông ty xây dựng niêm yết thành 2 nhóm: Các doanh nghiệp xây dựng nhà nướcđược bộ xây dựng quản lý như các công ty thuộc các họ Licogi, Sông Đà,Vinaconex…các công ty xây dựng thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN,EVN; và các nhóm doanh nghiệp xây dựng tư nhân (bao gồm cả những doanhnghiệp có vốn nhà nước chiếm dưới 20%)
Doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp xây dựng này từ việc xây dựng lắpđặt các công trình công nghiệp/ dân dụng/ kỹ thuật và giao thông (100% các công tyxây dựng đều có hoạt động này); đầu tư kinh doanh bất động sản (khoảng 15% cáccông ty xây dựng tham gia) và sản xuất vật liệu (khoảng 20% công ty tham gia)
Trang 37Về quy mô các công ty xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HàNội là nhỏ, giá trị thị trường ngành xây dựng năm 2016 khoảng 14.669 nghìn tỷđồng, trong đó 28 trong 72 công ty có quy mô lớn nhất chiếm tới 90% giá trị vốnhóa của tất cả các công ty xây dựng đang niêm yết trên sở GDCK Hà Nội Điều nàychứng tỏ đa số các công ty xây dựng vẫn còn kinh doanh nhỏ lẻ và chưa thực sự cóhiệu quả
2.1.1. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội.
Tại thời điểm nghiên cứu có 72 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sởGDCK Hà Nội với tổng khối lượng niêm yết là 1.525.629.308, chiếm khoảng13.4% tổng khối lượng niêm yết Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu tác giả chỉ nghiêncứu 67 doanh nghiệp có đầy đủ số liệu đã niêm yết từ năm 2012 đến năm 2016
Để đánh giá về khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xét cácchỉ tiêu tăng trưởng doanh thu thuần, tăng trường lợi nhuận trước thuế và lãi vay,thu nhập trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên mỗi cổ phần và nợ phải trả trên tổngnguồn vốn Các chỉ tiêu được tác giả tính toán và thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty XD niêm yết
trên sở GDCK Hà Nội qua các năm
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng trưởng doanh thu
Tăng trưởng LN trước
Trang 38a. Doanh thu thuần và lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ tăng trưởng DTT và EBIT
(Nguồn: tác giả tự tính toán và biểu diễn)
Nhìn bảng 2.1 ta dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuậntrước lãi vay và thuế không ổn định Doanh thu của các doanh nghiệp xây dựngniêm yết trên sàn HNX có xu hướng tăng từ năm 2012 đến năm 2015, năm 2012 tốc
độ tăng trưởng doanh thu là 7%, đến năm 2015 tăng lên 32% nhưng đến năm 2016lại giữ nguyên Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu không ổn định nhưng luôndương chứng tỏ các công ty vẫn có tăng trưởng doanh thu qua các năm
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có xu hướng tăng từ năm 2012 (tăngtrưởng 0%), đến năm 2016 là 9% Tuy nhiên, trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế
và lãi vay bị giảm sút làm tăng trưởng LN trước thuế và lãi vay giảm xuống còn 6% Tốc độ tăng trưởng EBIT mặc dù có lúc bị sụt giảm nhưng chủ yếu vẫn dươngchứng tỏ các công ty vẫn có lãi tăng trưởng qua các năm
-Biểu đồ 2.1 thể hiện rõ sự đối nghịch của chỉ tiêu tăng trưởng DTT và tăngtrưởng EBIT Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, nếu tốc độ tăng trưởng DTT
Trang 39tăng lên thì tốc độ tăng trưởng EBIT sẽ bị giảm xuống và ngược lại Nguyên nhân là
do mặc dù doanh thu tăng lên qua các năm và tốc độ tăng trưởng doanh thu tăngnhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động Cụ thểnhư năm 2013, tốc độ tăng trưởng doanh thu lên tới 25% nhưng tốc độ tăng của giávốn và chi phí hoạt động tương ứng là 42% và 38%, điều này làm cho tốc độ tăngtrưởng lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm còn -6% Điều này chứng tỏ doanhnghiệp xây dựng vẫn chưa tận dụng hết các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinhdoanh, công tác quản lý chi phí đầu vào chưa thực sự có chất lượng
b. Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi lợi nhuận ròng trên VCSH của các công ty xây
dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 6%, các năm tiếp theogiữ nguyên mức 7%, đến năm 2016 giảm xuống còn 3% Điều này có nghĩa là 100đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được lần lượt là 6 đồng, 7 đồng, 7 đồng, 7 đồng, 3 đồnglợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này khá nhỏ, cho thấy hiệu quả kinh doanh của cáccông ty chưa cao và không ổn định, chênh lệch EPS giữa các doanh nghiệp cònnhiều Năm 2016 có tới 8 doanh nghiệp có ROE âm, chiếm gần 20%
Trang 40c. Thu nhập trên mỗi cổ phần
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phần của các công ty xây
dựng niêm yết trên sở GDCK Hà Nội
EPS bình quân năm 2010 đạt 803đồng/cổ phần Giá trị này tăng lần lượt quacác năm 2013 đến 2015 là 911đ/CP, 1.090đ/CP, 1.212đ/CP Đến năm 2016, EPSgiảm còn 755đ/CP Chênh lệch EPS giữa các công ty là tương đối lớn Năm 2016,công ty có mã cổ phiếu là TA9 đạt mức EPS cao nhất trong các công ty xây dựngniêm yết trên sở GDCK Hà Nội,là 3.771đ/CP, trong khi công ty có mã cổ phiếuBHT có EPS là -2.549đ/CP, thấp nhất trong các doanh nghiệp Nguyên nhân sụtgiảm EPS là do năm 2016 mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước lãi vay và thuếdương, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều tăng khối lượng cổ phần niêm yết donhu cầu mở rộng vốn đầu tư, dẫn đến EPS năm 2016 bị giảm sút Các doanh nghiệpcần chú ý cân nhắc đầu tư tránh lãng phí và thất thoát vốn để đạt hiệu quả cao nhất