ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNGKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận, dưới sự hướng dẫn tận tình củagiáo viên hướng dẫn và được nhà trường cũng như đơn vị thực tập tạo điều kiệnthuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc đểhoàn thành đề tài Kết quả thu được không chỉ do sự nỗ lực của bản thân em mà còn
có sự giúp đỡ của quý thầy cô, cơ sở thực tập, gia đình và các bạn
Đầu tiên em xin trân trọng gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu nhà trường,quý thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng của trường Đại Học Kinh Tế - Đạihọc Huế đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp trong cácnăm học vừa qua Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, khôngchỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài mà còn là hành trang quý báu đểnhóm chúng em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Đặc biệt, em xin gửilời cám ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Tiến Nhật đã nhiệt tình hướng dẫn và góp ý
để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Tiếp theo, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến đơn vị thực tập là Ngân hàngThương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), Phòng giao dịch Mai ThúcLoan, Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc và cọ sát với thực tế vànhận được rất nhiều kinh nghiệm mà trên ghế nhà trường em chưa có được
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và nhữngngười thân đã luôn theo sát, giúp đỡ và ủng hộ em về mặt tinh thần
Trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏinhững sai sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quýthầy cô và các bạn
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3
4.2 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.3 Phương pháp phân tích số liệu 3
5 Nội dung nghiên cứu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU 5
1 Tổng quan về cổ phiếu 5
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán và cổ phiếu 5
1.1.1 Thị trường chứng khoán 5
1.1.2 Chứng khoán 12
1.1.3 Cổ phiếu 16
1.2 Những vấn đề chung về giá trị cổ phiếu 19
1.2.1 Mệnh giá cổ phiếu 19
1.2.2 Giá trị sổ sách cổ phiếu 19
1.2.3 Giá trị thực của cổ phiếu 20
1.3 Sơ lược về ngân hàng thương mại 23
1.3.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 23
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu 29
2.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô 29
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 29 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 42.1.2 Lạm phát 31
2.1.3 Tỷ giá hối đoái (USD/VND) 33
2.1.4 Giá vàng 36
2.1.5 Cung tiền M2 37
2.2 Các yếu tố kinh tế vi mô 38
2.2.1 Quy mô ngân hàng 38
2.2.2 Khả năng sinh lời 40
2.2.3 Hệ số giá trên thu nhập (P/E) 43
2.2.4 Lãi trên cổ phiếu (EPS) 44
2.2.5 Doanh thu thuần (DTT) 46
3 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu 46
3.1 Mô hình nghiên cứu 46
3.1.1 Xây dựng mô hình 46
3.1.2 Các biến và giả thuyết nghiên cứu 46
3.1.3 Kiểm định mô hình 53
3.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 60
3.2.1 Dữ liệu 60
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 60
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 63
1 Lịch sử ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 63
2 Lịch sử ra đời và các hoạt động nổi bật của NHTMCP Á Châu 64
2.1 Lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển 64
3 Diễn biến thị giá cổ phiếu của NHTMCP Á Châu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017 70
4 Dữ liệu nghiên cứu 76
4.1 Thống kê mô tả nghiên cứu 76
4.2 Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình 79
5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 86
5.1 Kết quả nghiên cứu 86
5.2 Kiểm định khuyết tật của mô hình 86 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 55.2.1 Kiểm định mô hình bỏ sót biến thích hợp 86
5.2.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 87
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 89
PHẦN 3: KẾT LUẬN 93
1 Tóm tắt nghiên cứu 93
2 Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu 93
3 Một số kiến nghị 94
PHỤ LỤC 97
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Trang 7DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2 Một số nghiên cứu về tác động tăng trưởng GDP tới giá cổ phiếu Bảng 2.3 Một số nghiên cứu về tác động lạm phát tới giá cổ phiếu
Bảng 2.4 Một số nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái tới giá cổ phiếu Bảng 2.5 Một số nghiên cứu về tác động của giá vàng tới giá cổ phiếu
Bảng 2.6 Một số nghiên cứu về tác động của cung tiền M2 tới giá cổ phiếu Bảng 2.7 Một số nghiên cứu về tác động của quy mô ngân hàng tới giá cổ phiếu
Bảng 2.8 Một số nghiên cứu về tác động của khả năng sinh lời tới giá cổ phiếu Bảng 2.9 Một số nghiên cứu về tác động của hệ số giá trên thu nhập tới giá cổ phiếu
Bảng 2.10 Một số nghiên cứu về tác động của lãi trên cổ phiếu tới giá cổ phiếu Bảng 3.2.1 Các biến và nguồn thu thập dữ liệu
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả
Bảng 2.4.2 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình.
Bảng 2.4.3 Kết quả kiểm dịnh độ phù hợp của mô hình (Sig.) của mô hình với biến phụ thuộc P
Bảng 2.4.5 Kết quả phân tích hồi quy mô hình với biến phụ thuộc LnPrice Bảng 2.4.6 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 2.4.7 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến sau khi bỏ biến ROE
Bảng 2.4.8 Kết quả kiểm định Ramsey
Bảng 2.4.9 Kết quả hồi quy kiểm định Breusch – Pagan - Godfre
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.3.1 Quy mô tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2006
- 2017
Sơ đồ 2.3.2 Giá cổ phiếu Ngân hàng ACB giai đoạn 2012 - 2015
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, để thực hiện đúng lộ trình gia nhập WTO, nhànước ta đã thực hiện chính sách mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hànhđầu tư vào Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các ngành kinh tếmũi nhọn như: Công nghiệp Điện tử, Dệt may, Du lịch, Ngân hàng,… Trong đó,Ngân hàng là một trong những ngành đáng chú ý Những đóng góp của hệ thốngNHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanhquá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là rất lớn Các NHTM không chỉ tiếp tụckhẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổnđịnh sức mua đồng tiền Đến nay, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn do cácNHTM đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên tới 140% GDP Cùng với quátrình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM Việt Nam đã tăng nhanh, đã và đangtừng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đangnổi và mới phát triển Sự lớn mạnh của hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện ở sựtăng lên của vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp
và sự đóng góp của ngành vào GDP hàng năm: về tổng vốn đăng ký đã tăng gấp 12lần, tổng tài sản và tiền gửi tăng hơn 16 lần và các khoản vay tăng khoảng 14 lần.Cùng với sự gia tăng về số lượng các NHTM sự cạnh tranh giữa các ngân hàngngày càng khốc liệt hơn Các ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài có nguồn vốnkhổng lồ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Ngược lại, nhiều ngân hàng thương maitrong nước có vốn điều lệ tròn hoặc nhỉnh hơn 3.000 tỷ đồng là BaoVietBank,KienLongBank, NamABanhk, PGBank, VietcapitalBank, CBBank, NCB, GP.Bank
và NamABank Ngoài ra, trình độ của nhân viên, năng lực lãnh đạo còn yếu kémnên việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài rất khó khăn Do đó, các NHTMluôn tìm cách thu hút nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về vốnpháp định và tăng khả năng cạnh tranh Phát hành cổ phiếu trên sàn chứng khoán làcách thu hút nguồn vốn nhanh chóng và ít tốn kém chi phí nhất Bên cạnh đó, ngànhngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế phát triển và hệ thốngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10tài chính của một quốc gia Vì vậy, một hệ thống ngân hàng phù hợp và hiệu quả sẽtạo ra một nền kinh tế lành mạnh Cổ phiếu ngân hàng là một trong yếu tố phản ánhđược hệ thống ngân hàng có hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán luôn luôn biếnđộng từng ngày Do đó ngân hàng và nhà đầu tư phải luôn quan tâm đến các nhân tốtác động đến giá cổ phiếu từ đó đưa ra quyết định để tìm kiếm cơ hội sinh lời và hạnchế rủi ro xảy ra Điển hình như năm 2014 là một năm đầy biến động của thị trườngchứng khoán khiến chỉ số VN – Index và HNX – Index giảm liên tục, cũng theo xuhướng của thị trường thì giá cổ phiếu của ngân hàng thương mại liên tục giảm Bêncạnh đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian này gặp nhiều khókhăn kéo theo giá cổ phiếu ngành ngân hàng càng giảm Các thông tin kinh tế và tàichính sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ Lợinhuận của nhà đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một số yếu tố kinh tếkhác nhau Những yếu tố này có thể dự đoán được tác động của nó đến lợi nhuậncủa nhà đầu tư Vì vậy, trong những năm qua, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổphiếu là chủ đề được các nhà nghiên cứu về tài chính đặc biệt quan tâm do những ýnghĩa quan trọng của nó Những biến động với biên độ nhỏ cũng tạo ra nhiều cơ hộisinh lời hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư và NHTM Trong đề tài nghiên cứu này, tôicho rằng Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàngchịu nhiều biến động lớn làm ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng Xuấtphát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của sự cần thiết phải tìm hiểu cácyếu tố tác động đến thị giá cổ phiểu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam nên tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến thị giá
cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tại Việt Nam và dựTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11báo giá cổ phiếu của ngân hàng ACB trong tương lai Dựa trên kết quả nghiên cứu,tác giả đồng thời đề xuất chính sách kiểm soát thị giá cổ phiếu ngân hàng ACB.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàngTMCP Á Châu ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chịu tác động vàảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau Vì vậy mục đích của đề tài này là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giá cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến giá thị cổ phiếu của Ngân hàngTMCP Á Châu
- Dự báo thị giá cổ phiếu và đề xuất chính sách kiểm soát giá cổ phiếu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châuđược niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu trênsàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2009-2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tếđến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu
4.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sẽ được sử dụng báo cáo thường niên đã được kiểm toán củaNgân hàng TMCP Á Châu và thị giá trung bình của mã cổ phiếu ACB từng tháng
đã được công bố trong giai đoạn 2009-2017
4.3 Phương pháp phân tích số liệu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra những đặc tính cơ bản củacác dữ liệu thu thập được Tiếp đó sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xây dựng
mô hình các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu Từ đó tác giả tiến hành hàng loạt giảthuyết nghiên cứu Trong bài khóa luận, phần mềm được sử dụng là SPSS 20 vàEVIEW 9.0
5 Nội dung nghiên cứu
Đề tài có 3 phần:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phiếu và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu.
Chương 2: Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến thị giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu.
Chương 3: Dự báo và chính sách kiểm soát thị giá cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU
Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiếtkiệm Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụngcác nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoáncủa thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng Chuyển từ tưbản sở hữu sang tư bản kinh doanh
Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung vàcầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực liếp Ngược với cách tài trợ giántiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn có khi
có đủ điều kiện về môi trường tài chính, pháp lý sẽ trực tiếp đầu tư vào sản xuất,kinh doanh không cần qua các trung gian tài chính mà chuyển vốn thông qua thịtrường chứng khoán, một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ người có vốn sang ngườicần vốn theo nguyên tắc đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Với việc đầu tư qua các trung gian tài chính, các chủ thể đầu tư không thểtheo dõi, kiểm tra Quản lý vốn đầu tư của họ, do đó làm cho quyền sở hữu vàquyền sử dụng vốn tách rời nhau, làm giảm động lực tiềm năng trong quản lý Tráilại với việc đầu tư qua TTCK, kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sựgắn quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.
Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ.Các chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán có thể đem lại thu nhập chongười nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theogiá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là một tư bản hàng hóa
Có thể nói, TTCK là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thứcphát triển cao của nền sản xuất hàng hóa
Thị trường chứng khoán cũng gắn với loại hình tài chính ngắn hạn Nhữngngười có chứng khoán có thể mua bán chứng khoán tại bất kỳ thời điểm nào trên thịtrường chứng khoán, nên các chứng khoán trung và dài hạn cùng trở thành đốitượng đầu tư ngắn hạn
b Phân loại
Tùy theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau Dựa vào từng tính chất của thị trường chứng khoán màphân thị trường thành 3 loại là phân loại theo hàng hóa, phân loại theo hình thức tổchức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyền vốn
Phân loại theo hàng hóa: Theo các hàng hóa được mua bán trên thị
trường, người ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thịtrường cổ phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phát sinh Thị trường tráiphiếu là thị trường mà hàng hóa mua bán tại đó là các trái phiếu Trái phiếu là cáccông cụ nợ mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là các nhà phát hànhđứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi Thị trường cổ phiếu lànơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng gópcủa mình Thị trường các công cụ chứng khoán phát sinh là nơi các chứng khoánphát sinh được mua và bán Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai,hợp đồng quyền chọn, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền
Ý nghĩa: Nhằm giúp các nhà đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn về các công cụđầu tư của mình trên thị trường chứng khoán
Phân loại theo quá trình luân chuyền vốn: Theo cách thức này, thị trường
được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường pháthành các chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thịtrường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành Việc mua bán chứng khoántrên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành Đặc điểm của thị trường sơcấp: Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho tổ chứcphát hành Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định
và được in ngay trên chứng khoán
Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trườngmua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời,
di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội Khác với thị trường sơ cấp, cáckhoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và kinh doanhchứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành Giao dịch trên thị trường thứ cấpphản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp docung cầu quyết định Các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lầntrên thị trường thứ cấp
Ý nghĩa: Việc phân loại trên giúp nhà đầu tư nhìn nhận được vai trò, nhiệm
vụ của từng thị trường và xác định thị trường mình đang hoạt động
Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường: Thị trường chứng khoán
có thể được tổ chức theo hai cách sau: cách thứ nhất là tổ chức thành các Sở giaoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16dịch (Stock Exchange), tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới củahọ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổichứng khoán Chính vì vậy, Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơigiao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có hiệuquả Tại Sở giao dịch Chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm;các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hìnhthành nên giá giao dịch.
Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung, thị trường giao dịch qua quầyhay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là thị trường của các nhà buôn,những người tạo thị trường (Market Makers) Các nhà buôn có một danh mụcchứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cùng như các nhàđầu tư khi những người này chấp nhận giá cả của họ Khối lượng giao dịch của thịtrường này thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch Trên thịtrường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lần thứ cấp) được tiến hành qua mạng lướicác công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằngmạng điện tử Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương thức thỏathuận
Ngoài thị trường Sở giao dịch và thị trường chứng khoán phi tập trung, thịtrường chứng thứ ba là thị trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn
về giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC
Ý nghĩa: Cách phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường nhằm xác địnhtính an toàn và độ tin cậy của thị trường chứng khoán nơi các nhà đầu tư tham gia
Ngoài ra, còn có cách phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở
và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay (Spot Markets) và thị trường kỳ hạn(Future Markets) Việc phân loại thị trường chứng khoán sẽ giúp phân tích cụ thểhơn vai trò của thị trường chứng khoán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Ý nghĩa: Giúp nhà đầu tư phân loại thời gian giao dịch khi mua, bán chứngkhoán.
c Các chủ thể tham gia
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chiathành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đếnchứng khoán
Chủ thể phát hành: Là người cung cấp các chứng khoán - hàng hóa của thị
trường chứng khoán Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp
và một số tổ chức khác nhìn Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian
Chính phủ và Chính quyền địa phương: là chủ thể phát hành các chứng
khoán: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tínphiếu kho bạc
Công ty: là chủ thể phát hành các cố phiếu và trái phiếu công ty.
Các tổ chức tài Chính: là chủ thể phát hành các công cụ tài Chính như các
trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợpvới đặc thù hoạt động của họ theo Luật định
Nhà đầu tư: Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và
bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận Nhà đầu tư cóthể được chia làm 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, nhữngngười có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán vớimục đích tìm kiếm lợi nhuận Các nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư,thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Một số nhàđầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các NHTM, công tychứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hổ, các quỹ lương hưu
và các quỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là
có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởicác chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18 Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK: Cơ quan quản lý Nhà nước
về TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích củangười đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn
và phát triền bền vững
TTCK thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bán pháp luật vềgiao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định ca luật pháp và ủy banchứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Là tổ chức tự quản của các
công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứngkhoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhàđầu tư trên thị trường
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là tổ chức nhận lưu
giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịchchứng khoán Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điềukiện của ủy ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừchứng khoán
khích mở rộng và tăng trường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt độngnhư: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giaodịch bảo chứng Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểmkhác nhau, có một số nước không cho phép thành tập các loại hình tổ chức này
Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là các công ty chuyên cung cấp
dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi dùng thời hạn vàtiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổchức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể
d Vai trò của thị trường chứng khoán
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ chứcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đầy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệu quảcao Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vai tròquan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triền kinh tế:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh
khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổicác chứng khoán họ trở thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họmuốn Khả năng thanh khoán (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trongnhững đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư TTCK hoạt độngcàng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản củachứng khoán giao dịch trên thị trường
Thứ hai, thị trường chứng khoán góp phần thực hiện tái phân phối công bằng
hơn thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra côngchứng, giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trungvốn cho phát triển kinh tế
Thứ ba, TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh
nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phứctạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo TTCK tạo điều kiện choviệc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đầy quá trình cổ phần hóa doanhnghiệp Nhà nước Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ củaTTCK đã làm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hòagiữa lợi ích của chủ sỡ hữu, nhà quản lý và những người làm công
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hóa TTCK Việc mở cửa TTCK làm tăng tính
lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế Sự mở cửa của TTCK cho phép các nhàđầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước và tạo điều kiện cho các nhàđầu tư trong nước có thể đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài Điều này chophép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ nguồnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộngcác cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
Thứ năm, TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà
không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chínhsách tài chính tiền tệ của Chính phủ Nhà nước có thể phát hành chứng khoán rộngrãi ra công chúng để huy động vốn Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu có thểgiải quyết thiếu hụt về ngân sách, tạo và tăng thêm nguồn vốn đề xây dựng các côngtrình cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế mũi nhọn,
Thứ sáu, TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh
trong tương lai Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinhdoanh cho phép Chính phủ cùng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũngnhư việc phân bổ các nguồn lực của họ TTCK cùng tạo điều kiện tái cấu trúc nềnkinh tế
1.1.2 Chứng khoán
a Khái niệm
Chứng khoán là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quan niệmkhác nhau Theo Khoán I Điều 6 Chương I Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Chứng Khoán, năm 2010 có hiệu lực 01/07/2011 định nghĩa:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thểhiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử Bao gồm cácloại sau đây:
Cồ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợpđồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Hợp đồng góp vốn đầu tư;
Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.”
Trong “Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán” PGS.TS Nguyền Văn Nam và
PGS.TS Vương Trọng Nghĩa định nghĩa rằng: "Chứng khoán là những giấy tờ có giá
và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứngkhoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện
về thu nhập và tài sản trong một hạn nào đó.”
Từ hai định nghĩa trên tuy khác nhau về định nghĩa song về cơ bản chứngkhoán một công cụ tài chính giúp công ty có thể huy động vốn ngoài thị trường vốn
b Đặc điểm
Người nắm giữ chứng khoán là người góp vốn đồng thời là chủ sở hữu hoặcchủ nợ của NHTM Chứng khoán có các đặc điểm chủ yếu sau:
Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển
tài sản đó thành tiền mặt Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoản thời gian
và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó
do chuyển đổi Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiệnqua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoánkhác nhau có khả năng chuyển nhượng khác nhau
Tính rủi ro: Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác
động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống Rủi ro
có hệ thống hay rủi ro thị trường là các loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hếtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22các tài sản Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạmphát, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, lãi suất… Rủi ro không có hệ thống là các loạirủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản Loại rủi ro nàythường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành.
Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó nhà
đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai Thu nhập nàyđược đảm bảo bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoántrên thị trường Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tàisản, thể hiện trong nguyên lý – mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳvọng càng lớn
c Phân loại
Có nhiều cách phân loại chứng khoán dựa trên những tiêu chí khác nhau.Dưới đây là một số cách phân loại chứng khoán:
Phân loại chứng khoán theo tính chất: Theo tính chất của chứng khoán,
các loại chứng khoán được phân thành: Chứng khoán vốn; Chứng khoán nợ; Cácchứng khoán phái sinh
Chứng khoán vốn (cổ phiếu) là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sởhữu phần góp vốn và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành Đại diệncho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư Chứng khoán vốn đượcphát hành khi thành lập công ty cổ phần hoặc khi công ty cần tăng vốn điều lệ
Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu là một loại chứng khoánquy định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên
sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc vàlãi trong những khoảng thời gian cụ thể Những đặc trưng cơ bản của trái phiếu:Trên tờ trái phiếu cơ bản có những thông tin sau: Mệnh giá, lãi suất cuống phiếu vàthời gian đáo hạn của cuống phiếu Mệnh giá của một trái phiếu là số tiền ghi trên
bề mặt trái phiếu Lãi suất cuống phiếu là lãi suất mà tổ chức phát hành sẽ trả chongười sở hữu trái phiếu khi đến hạn thanh toán Thời gian đáo hạn của trái phiếu làTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23thời gian chấm dứt khoản nợ, tổ chức phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàntrả cả gốc lẫn lãi.
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc
Ý nghĩa: Việc phân loại chứng khoán theo tính chất giúp cho nhà đầu tư xácđịnh được loại chứng khoán mà nhà đầu tư sở hữu
Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng: Theo cách thức
này chứng khoán được phân thành chứng khoán ghi danh và chứng khoán vô danh
Chứng khoán ghi danh (giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ cóghi tên chủ sở hữu) Loại chứng khoán được phép chuyển nhượng nhưng phải tuântheo những quy định pháp lý cụ thể Nếu muốn chuyển nhượng người sở hữu phảichứng minh mình là người được phép và có quyền chuyển nhượng (xác nhận chữ
ký, chứng minh thư, tên trong danh sách cổ đông) Cụ thể là cổ phiếu ghi danh vàtrái phiếu ghi danh là những loại chứng khoán mà tên và những thông tin cần thiếtcủa người sở hữu được ghi trên phần bìa của những chứng khoán này
Chứng khoán vô danh (giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ khôngghi tên chủ sở hữu) Loại chứng khoán này được chuyển nhượng dễ dàng, khôngcần thủ tục xác nhận của công ty hoặc cơ quan công chứng, người mua có tráchnhiệm chi trả cho người bán theo giá cả đã được xác định
Ý nghĩa: Việc phân loại trên giúp nhà đầu tư xác định tính pháp lý trong việcchuyển nhượng cổ phiếu
Phân loại chứng khoán theo thu nhập: tùy theo từng loại thu nhập, chứng
khoán được chia thành các loại sau:
Chứng khoán có thu nhập cố định, chứng khoán có thu nhập biến đổi, chứngkhoán hỗn hợp Chứng khoán có thu nhập cố định là loại chứng khoán có quyền yêucầu thu nhập cố định không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của nhà phát hành.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Chứng khoán có thu nhập cố định bao gồm chủ yếu các loại sau: Trái phiếu Nhànước, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty, trái phiếu Ngân hàng và tín phiếuquỹ tiết kiệm, tín phiếu Kho Bạc Với loại chứng khoán này, do rủi ro thấp hơn sovới chứng khoán có thu nhập biến đổi nên sự thay đổi về giá là thấp hơn, tỷ lệ lợitức quyết định chủ yếu tới khả năng sinh lời của chứng khoán Bị ảnh hưởng của rủi
ro lãi suất, cả người mua và người bán đều quan tâm tới tỷ lệ lợi tức vào từng thờiđiểm
Chứng khoán có thu nhập biến đổi cổ phiếu thường đại diện cho loại chứngkhoán có thu nhập biến đổi Thu nhập do việc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi là cổtức (hay lợi tức cổ phần), nó biến động theo kết quả kinh doanh của công ty Hìnhthức khác của loại chứng khoán này là phiếu tham gia hay chứng chỉ đầu tư Loạichứng khoán này khác với cổ phiếu thường ở chỗ không được quyền tham gia giámsát hoạt động của công ty Khi phát hành chứng chỉ đầu tư, công ty có thể huy độngđược vốn vô thời hạn, không chịu rủi ro về chi trả lợi tức cố định như cổ phiếu ưuđãi hay trái phiếu, song không bị pha loãng quyền kiểm soát của các cổ đông
Chứng khoán hỗn hợp vừa mang tính chất của chứng khoán có thu nhập cốđịnh, vừa mang tính chất của chứng khoán có thu nhập biến đổi Việc phát hành loạichứng khoán này nhằm để thích ứng với nhu cầu đặc biệt của thị trường vốn Chứngkhoán hỗn hợp có những loại chủ yếu sau: Trái phiếu có khả năng chuyển đổi, tráiphiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thu nhập bổ sung
Ý nghĩa: Việc phân loại này sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về quyềnlợi mà mình đạt được khi đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó
1.1.3 Cổ phiếu
a Khái niệm
Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, đây là giấy từ có giá xác nhận quyền
sỡ hữu của cồ đông, đổi với công ty cổ phần Người mua cố phiếu thường trừ thành
cổ đông thường hay cổ đông phổ thông, cổ đông nắm giừ cổ phiếu thường là mộtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25trong những người chủ của doanh nghiệp nên là người trực tiếp thụ hưởng kết quảsản xuất kinh doanh cùng như lãnh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.
b Đặc điểm
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đông vào công ty cổ phần Chỉ
có chiều góp vào, không thể hiện thời hạn hoàn vốn; không có kỳ hạn (Khi công typhá sản hoặc giải thể, thì sẽ không còn tồn tại cổ phiếu)
Cổ tức cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,
và vì kết quả kinh doanh không ổn định nên cổ tức cũng không thể cố định Khidoanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đông được hưởng lợi nhuận nhiều hơn so vớicác loại chứng khoán khác có lãi suất cố định Ngược lại, khi làm ăn khó khăn hoặcthua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc không có cổ tức
Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác độngcủa nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của công ty
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng Tuy nhiên tínhthanh khoảncủa cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành (công ty có cổ phiếuniêm yết) Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả cổ tức cao,
cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổ phiếu thực sự dễ mua bán trên thịTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26trường Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệu quả không trả cổ tức hoặc cổ tứcthấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán.
Thứ hai, là mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường
cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của quy luật cungcầu Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty màcòn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư Tuy một loại cổ phiếu rất tốtnhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũngkhó tăng giá Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổphiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng Tuy nhiên cũng cần chú ý đến
sự đầu cơ trong thị trưòng, một số nhà đầu tư sở hữu một phần lớn lượng cổ phiếutrong thị trường, đẩy giá lên xuống theo ý mình để trục lợi
Có tính Lưu thông
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu nhưtính thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khicần thiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạtđộng như thừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình
Tính Tư bản giả
Cổ phiếu có tínhtư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuy nhiên cổphiếu không phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền Mệnh giácủa cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu
Tính Rủi ro cao
Tínhrủi rophụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển, chính trị Giá trị
cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.2 Những vấn đề chung về giá trị cổ phiếu
Một cổ phiếu thường mang trong mình rất nhiều giá trị, dưới đây là một sôđịnh nghĩa về giá trị của cổ phiếu thường và cách xác định chúng
1.2.1 Mệnh giá cổ phiếu
Mệnh giá (Par value): giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu lã mệnh giá
của cổ phiếu Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, thậm chí ở Mỹngười ta còn phát hành cổ phiếu không cỏ mệnh giá (no par-value stocks), bởi vì đốivới cổ phiếu mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế
Thông thường khi công ty mới thành lập mệnh giá cổ phiếu được tính nhưsau:
đă ý á à
Theo Tiến sĩ Bạch Đức Hiển thì mệnh giá cổ phiếu thường hay còn gọi là giátrị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghitrên cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công typhát hành cổ phiếu thường, việc xác định mệnh giá của cổ phiếu thường dựa vàoviệc lấy vổn điều lệ của công ty chia cho sổ cổ phần đăng ký phát hành Chính vìvậy mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tề dối với nhà đầu tư nên nó không liênquan đến giá thị trường của cổ phiếu đó
1.2.2 Giá trị sổ sách cổ phiếu
Giá trị sổ sách (book value) của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu đượcxác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty nhằm phản ánh tìnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28trạng vốn cổ phần tại thời điểm nhất định Giá trị sổ sách của công ty được xác địnhbằng cách:
Việc xác định giá trị sổ sách của cổ phiều thường giúp cho cổ đông thấyđược giá trị tăng thêm hoặc giảm đi của cổ phiếu thường trong một thời gian hoạtđộng của công ty so với vốn góp ban đầu Thật vậy, trên bảng cân đối kế toán, nếulấy toàn bộ tài sản trừ nợ phải trả chính là phần giá trị tài sản ròng của công ty vàbằng vốn cổ phần
Một hạn chế lớn nhất của giá trị sổ sách là việc không thể hiện được tiềmnăng phát triền cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư về công ty trong tương lai Giá trị
sổ sách chỉ cho biết giá trị tài sản của công ty còn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tứccông ty rút lui khỏi kinh doanh
1.2.3 Giá trị thực của cổ phiếu
Giá trị lý thuyết (nội tại - intrinsic value): là giá trị thực của cổ phiếu tại thờiđiểm hiện tại Được tính toán căn cứ vào cổ tức công ty, triển vọng phát triển củacông ty và lãi suất thị trường Đây là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyếtđịnh đầu tư vào cổ phiếu, đánh giá được giá trị thực của cố phiếu để so sánh với giá
trị thực cùa cổ phiếu thường là Kỹ thuật định giá chiết khấu và Kỹ thuật định giá so
sánh.
Đề xác định giá trị thực của cổ phiếu, thông thường các nhà nghiên cứuthường sử dụng 2 phương pháp là chiết khấu dòng tiền và định giá so sánh
Phương pháp 1: Phương pháp chiết khấu dòng tiền bao gồm:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức (phương pháp DDM): Giá trị
cổ phiếu hiện tại là giá trị qui về hiện tại của toàn bộ cổ tức trong tương lai Đây là
mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổphần Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giátrị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số Song phương pháp DDM cùng tồn tạinhưng nhược điểm đó là: việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng Điềunày phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phẩn trong tương lai Thêm vào
đó việc xác định các tham sổ có tính thuyết phục không cao
Để khắc phục những nhược điểm cùa phương pháp chiết khấu cổ tức các nhànghiên cứu thường sử dụng thêm phương pháp định giá dựa vào dòng tiền thuần(FCF)
Định giá dựa vào dòng tiền thuần (FCF): Luồng tiền tự do FCF là luồng tiềnkhông dược giữ lại để đầu tư Phương pháp này dịnh giá toàn bộ doanh nghiệp baogồm cả nợ và vốn chủ sở hữu, bằng cách ước tính dòng tiền tạo ra cho doanh nghiệpsau khi trừ đi chi phí hoạt động vả thuế nhưng không trừ khoán chi phí vay cùadoanh nghiệp Số tiền thu nhập còn lại sau khi giữ một phần để tái đẩu tư vào kinhdoanh chính là để trả cố tức Vì vậy cổ tức chính là luồng tiền tự do tính trên một cổphần Việc sử dụng mô hình FCF sẽ tính được giá trị cổ phiếu trong trường hợpcông ty không chi trả cổ tức
Phương pháp 2: Phương pháp định giá so sánh bao gồm
Định giá theo phương pháp sừ dụng tỷ số P/B Biểu hiện giá chứng khoánbình quân trên thị trường cho một đơn vị giá trị tài sản (thư giá) bình quân của cổphiếu và xấp xỉ bằng thị giá cho mồi cổ phiếu chia chi giá trị tài sản của cổ phiếuđó
Giá mỗi cổ phiếu = P/B x Trị giá tài sàn của mỗi cố phiếu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Trong đó: P/B là giá cổ phiếu so với giá trị ghi sổ cùa cồ phiếu đó.
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan diềm trị giá tàisản của cố phiếu Ngoài ra, một phương pháp định giá so sánh nữa thường được sửdụng là:
Định giả theo phương pháp sứ dụng tỷ sổ P/E: Phương pháp này dựa trên giátrị của doanh nghiệp tương đương hoặc có thể so sánh để tìm ra giá trị của mộtdoanh nghiệp cần định giá, nó chỉ dược áp dụng trong điều kiện thị trường chứngkhoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp tương đương đang được niêm yết và giaodịch trên thị trường
Giá mỗi cổ phiếu = P/E*EPS
Trong đó:
P/E là hệ số giá trên thu nhập cổ phiếu
EPS là thu nhập trên một cổ phiếu
Phương pháp này chỉ ra mức giá cổ phiếu hiện tại theo quan điểm trị giá tàisản của cổ phiếu Định giá theo phương pháp P/E có ưu điểm là có thề dùng để địnhgiá cổ phiếu trong nhiều trường hợp như sáp nhập, mua lại Phát hành cổ phiếu lầnđầu ra công chúng, hoặc thậm chí định giá các cổ phiếu chưa được giao dịch Tuynhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm Do thu nhập (Eamings) là những sốliệu kế toán cơ bản nên nếu trong ngành, các doanh nghiệp không áp dụng cácnguyên tắc kế toán giống nhau thì cũng không nên sừ dụng phương pháp này đềđịnh giá cổ phiếu
1.1.1 Giá trị thị trường của cổ phiếu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Giá thị trường (Markct value): là giá của cổ phiếu trên thị trường tại một thờiđiểm nhất định Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá thị trường có thể thấp hơn, caohơn hoặc bằng giá trị thực cua nó tại thời điểm mua bán Quan hệ cung cẩu cổphiếu, đến lượt nó lại chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá thị trường của công ty và khả năng sinh lợicủa nó.
Giá thị trường có hai loại là giá mở cửa và giá đóng cửa: trong đó giá đóngcửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch và giá mở cửachính là giá đóng cửa của ngày giao dịch hôm trước Chính vì vậy, để đảm bảo sựchính xác trong việc xác định giá thị trường của cổ phiếu tác giả lựa chọn giá đóngcửa làm giá tham chiếu để tính giá trị trung bình của cổ phiếu trong từng năm
Giá trị thị trường là nhân tố chịu nhiều tác động của nhiều nhân tố cả bêntrong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp vì vậy đây chính là đối tượng nghiên cứuchính trong khóa luận lần này
1.3 Sơ lược về ngân hàng thương mại
1.3.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống ngân hàng đã tạo ra các NHTM,được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ Hơn bất cứ tổ chức tài chính nàokhác NHTM luôn dược coi là bách hóa tài chính, cung ứng rất nhiều các sản phấm.Dịch vụ về tài chính “Ngân hàng là loại hình tồ chức tài chính cung cấp một danhmục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanhtoán và cùng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chứckinh doanh nào trong nền kinh tế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạtđộng của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượnghoạt động.
Theo luật pháp nước Mỹ: “Bât kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiềngửi cho phép khách hàng rút tiền theo yêu cẩu (như bằng cách viết séc hay bằngviệc rút tiền điện tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại
sẽ được xem là một ngân hàng”
Theo Luật ngân hàng của Pháp năm 1941: “Những xí nghiệp hay cơ sở hànhnghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức kháccác số tiền mà họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính thì được coi
là ngân hàng”
Luật ngân hàng của Ấn Độ ban hành năm 1950 bố sung năm 1959 đã quyđịnh: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ đầutư”
Khái niệm NHTM của Luật ngân hàng (Đan Mạch, 1930) căn cứ vào sự kếthợp với đối tượng hoạt dộng: “Những ngân hàng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhậntiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, cácphương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyền ngân, bảohiểm "
Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 4 Luật các Tồ chức tín dụng số47/2010/ỌH 12 dược Quốc hội khỏa XII thông qua ngày 16/6/2010:
“Ngân hàng là loại hình tố chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả cáchoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạtđộng, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chínhsách và ngân hàng hợp tác xã.”
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặcmột số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanhtoán qua tài khoản.”
Như vậy, với tư cách là trung gian tài chính, kinh doanh tiền tệ và cung ứngnhiều dịch vụ tài chính, khái niệm NHTM có thể dược xây dựng từ nhiều bình diệnkhác nhau Cùng với sự phát triền của hộ thống ngàn hàng trên khắp thế giới, quyđịnh pháp luật của từng quốc gia lại có thể mở rộng tối đa hoặc hạn chế hoạt độngcủa NHTM trong một số lĩnh vực nhất định
Trong khuôn khổ nghiên cứu của khóa luận này Khái niệm về NHTM đượcxây dựng theo cách tiếp cận truyền thống qua chức năng và các hoạt động cơ bảncủa nó
NHTM là tố chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ mà hoạt động chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán trongnền kinh tế
Đặc trưng kinh hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại:
Đối tượng kinh doanh của NHTM là tiền tệ - là một hàng hóa đặc biệt Đặcđiểm của tiền tệ là rất nhạy cảm và dễ bị tác động ảnh hưởng bởi những biến động,những thay đổi của các yếu tố môi trường bên ngoải hoặc bên trong
Cường độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao: cạnh tranhgiữa các ngân hàng trong nước, với các ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tàichính phi ngân hảng
Khách hàng của các ngân hàng cũng có nhiều điềm khác biệt so với các hàngnước ngoải, khách hàng của các xí nghiệp công nghiệp, thương mại và dịch vụ khác
đó là: họ có quan hệ tiếp tục, thường xuyên, gắn bó mật thiết và lâu dài với ngânhàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Sản phẩm ngân hàng là những dịch vụ tài chính với những đặc điểm vô hình,không tách rời, không ổn định và không dự trữ được.
Mức độ rủi ro trong kinh doanh ngân hàng rất cao Vì vậy các NHTM luônphải đối đầu với rủi ro phải có những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và hạn chếrủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro phásản )
1.1.2 Hoạt động chủ đạo của ngân hàng thương mại
a Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại Hoạt độnghuy động vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn ngân hàng thương mại tăng trưởng ổnđịnh, bền vững, làm cơ sở đáp ứng yêu cầu vốn cho khách hàng nhanh chóng, đầy
đủ thời gian, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của ngân hàng thương mại vànâng cao khả năng kinh doanh
Ngàn hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tố chức tín dụng khác dưới cáchình thức tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác Đây
là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn NHTM và đó là mục tiêutăng trưởng hàng năm của các ngàn hàng
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy độngvốn của tố chức, cá nhân trong nước vả ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàngNhà nước chấp thuận Các loại giấy tờ có giá trên được NHTM phát hành theo từngđợt với mục đích vả số lượng cụ thể và được NHNN chấp thuận Khả năng vaymượn tùy thuộc uy tín của NHTM, lãi suất và trình độ phát triền cùa thị trường tàichính
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổchức tín dụng nước ngoải Đây là nguồn các ngân hàng thương mại vay mượn lẫnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng nhắm đápứng nhu cầu dự trữ chi trả cấp bách.
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 24 LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng trung ương có thể cho các tô chức tíndụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như: cho vay lạitheo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu, thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác; cho vay bổ sung vốn trong thanh toán bù trừ; cho vay đặc biệt khi tốchức tín dụng mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
b Hoạt động cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trảbằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong mộtthời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Ngânhảng kiểm soát được người đi vay, kiểm soát được quá trình sứ dụng vốn Người đivay có ý thức trả nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng lảm sao cóhiệu quả đề hoàn trả nợ vay Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồiđược vốn vay hoặc trả không hết hoặc không đúng hạn do chủ quan hoặc kháchquan Do dó khi cho vay các ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốnvay: thế chấp, cầm cố
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoán phải thu hoặc cáckhoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợpđồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36 Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tố chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tàichính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiên khôngđầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tíndụng theo thỏa thuận Bản chất của bảo lành ngân hàng là hình thức tài trợ của ngânhàng cho khách hàng, qua đó khách hàng có thề tìm nguồn tài trợ mới, mua đượchàng hóa hoặc thực hiên được các hoạt dộng kinh doanh nhằm thu lợi
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các
công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạnthanh toán Các đối tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu
vả các giấy nợ có giá khác
Một hình thức tín dụng trung và dài hạn khác là cho thuê tài chính Trong
hình thức này, ngân hàng mua tài sản cho khách hàng thuê với thời hạn sao chongân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tải sản cho thuê cộng lại (thờihạn khoảng 80 - 90% đời sống kinh tế của tài sản) Hết hạn khách hàng có thể mualại tài sản đó
Thông qua nghiệp vụ tín dụng ngân hàng góp phần tài trợ nhu cầu vốn củakhách hàng Các nghiệp vụ tín dụng đa dạng nhằm phù hợp với quá trình luânchuyển vốn và chu kỳ thu nhập của khách hàng
c Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung úng phương tiệnthanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủynhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho kháchhàng thông qua tài khoản cùa khách hàng
Mặc dù hoạt dộng ngân hàng rất đa dạng và phong phú nhưng các ngân hàngchỉ được thực hiện các hoạt động được nêu trong giấy phép của họ Những chứcnăng này sẽ do ngân hàng Nhà nước quyết định theo từng trường hợp cụ thể
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 372 Các yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
2.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
Khái niệm: Một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô là
GDP – tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường củatất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổnhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Tốc độ tăng trưởng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm nộiđịa của kỳ này hoặc năm nay so với cùng kỳ năm trước Tốc độ tăng trưởng GDPphản ánh tình hình nền kinh tế và cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về thị trường
Thước đo: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá
so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Bảng 2.2 Một số nghiên cứu về tác động tăng trưởng GDP tới giá cổ phiếu
Mối quan hệ giữa tăng
trưởng GDP đến giá cổ
phiếu
Biến quan sát Nghiên cứu
Cùng chiều Tỷ lệ tăng trưởng
GDP
Adaramola, AnthonyOlubega(2011)
Mehr-un-Nisa & MohammadNishat (2012)
Nghiên cứu của (Mehr-un-Nisa & Mohammad Nishat, 2012) đã chỉ ra rằngGDP tác động cùng chiều với giá cổ phiếu Trong bài nghiên cứu, Nisa và Nishatbằng cách áp dụng phương pháp GMM để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đếnthị trường chứng khoán Pakistan Dữ liệu được thu thập từ 221 công ty tài chínhtrong 654 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi từ năm 1995đến năm 2006 Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tăng trưởng GDP tăng lên 1% thì giá
cổ phiếu sẽ tăng lên 0.870 điểm Điều này có nghĩa rằng GDP tác động cùng chiều
và rất mạnh lẽ lên giá cổ phiếu Tác động của tăng trưởng GDP tăng thu nhập, tiếtkiệm và đầu tư ở Pakistan Từ đó, tốc độ tăng trưởng thực của ngành ảnh hưởnggián tiếp đến giá chứng khoán
Trong một nghiên cứu khác, Adaramola & AnthomyOlubega (2011) cũng cókết quả tương tự Nisa và Nishat khi chỉ ra rằng GDP có tác động cùng chiều đến giá
cổ phiếu Adaramola & AnthomyOlubega nghiên cứu trong khoảng thời gian từnăm 1985 – 2009, đây là thời gian đại diện cho sự điều chỉnh, sau điều chỉnh và cảicách ở Nigeria Adaramola, AnthomyOlubega đã sử dụng dữ liệu của 36 cổ phiếu
để nghiên cứu trong bài nghiên cứu của mình Kết quả nghiên cứu cho thấy bốnbiến cụ thể là lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá dầu, và GDP được tìm thấy có ý nghĩaTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39thống kê ở 5% GDP và giá dầu có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu Lãi suất và
tỷ giá hối đoái gây tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ở Nigeria
Chứng khoán được ví von như phong vũ biểu của nền kinh tế, vì vậy giá cổphiếu có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, có sự khác biệtđáng kể giữa các nhóm ngành của cổ phiếu bởi tình hình biến động của từng cổphiếu phụ thuộc vào tình hình hoạt động của từng ngân hàng
2.1.2 Lạm phát
Khái niệm: Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung Khi mức giá tăng lên
được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát Vậy lạm phát
là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiệnlạm phát được gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế
đó là GNP danh nghĩa/GNP thực tế Trong thực tế thường được thay thế bằng một tronghai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất
Thước đo tỷ lệ lạm phát: được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số
thể hiện mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một gia đình mua ở kỳnày so với kỳ gốc
Công thức:
Trong đó:
CPI0là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ hiện tại
CPI-1là chỉ số giá tiêu dùng của kỳ trước
Ngoài ra còn một số cách tính tỷ lệ lạm phát thông qua các chỉ tiêu khác nhưlà:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Chỉ số giá sản xuất (PPI): phản ánh mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa
mà một doanh nghiệp mua ở kỳ này so với kỳ gốc
Chỉ số lạm phát theo GDP (Id) phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình củatất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở năm hiện hành (năm trước) so với năm gốc
Bảng 2.3 Một số nghiên cứu về tác động lạm phát tới giá cổ phiếu Mối quan hệ giữa lạm
Eita, Joel Hinauye (2012)
Không có mối quan hệ Gjerdr, Oystein and Frode
Saettem (1999)
Học thuyết Fisher đã chỉ ra rằng thị trường chứng khoán đóng vai trò nhưmột hàng rào chống lạm phát Điều này ngụ ý rằng các NĐT được bồi dưỡng đầy đủcho mức gia tăng của lạm phát thông qua sự tăng tương ứng của giá chứng khoán
do đó lạm phát có mối quan hệ tích cực với giá chứng khoán Một nghiên cứu kháccủa (Phan Thị Bích Nguyệt & Phạm Dương Phương Thảo, 2013) khi nghiên cứu tạithị trường chứng khoán Việt Nam chỉ ra rằng lạm phát tương quan dương với thịtrường chứng khoán Kết quả này tương đồng với kết quả tìm thấy ở thị trườngMalaysia (Moharned & cộng sự, 2009) nhưng lại ngược lại với những lý thuyếtkinh điển (lạm phát ngược chiều với TTCK) Tuy nhiên, biến CPI trong mô hình có
ý nghĩa thống kê thấp, không phản ánh chính xác tác động thực sự của nhân tố lạmphát đến TTCK
Trường Đại học Kinh tế Huế