1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại nghiên cứu trường hợp tại việt nam

151 1,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --- HỒ KIM ANH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

HỒ KIM ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

HỒ KIM ANH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng sinh lời của ngân hàng thương mại – Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của

PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương Các nội dung nghiên cứu và kết quả là trung thực Một số nhận định, đánh giá của các cá nhân và tổ chức, số liệu cho các yếu tố trong bài đều có nguồn gốc rõ ràng theo như phần tài liệu tham khảo

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Hồ Kim Anh

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu luận văn 3

1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 4

1.8 Kết luận chương 1 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

2.1 Giới thiệu chương 5

2.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 5

2.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 5

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 9

2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA –Return On Assets) 9

2.2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) 9

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng thương mại 10

2.3.1 Các yếu tố nội tại ngân hàng 12

2.3.1.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital) 12

2.3.1.2 Quy mô ngân hàng ( Bank Size) 13

Trang 5

2.3.1.3 Tiền gửi tại ngân hàng (Deposits) 13

2.3.1.4 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans) 14

2.3.1.5 Rủi ro tín dụng (Credit Risk) 15

2.3.1.6 Thanh khoản (Liquidity) 15

2.3.1.7 Thu nhập lãi ( Net Interest Income) 16

3.1.8 Thu nhập ngoài lãi ( Non-interest Income) 16

2.3.1.9 Chi phí quản lý ( Expenses Management) 16

2.3.1.10 Chi phí lãi ( Funding Cost) 16

2.3.1.11 Thuế (Tax) 17

2.3.2 Các nhân tố vĩ mô 17

2.3.2.1 Lãi suất cho vay (Lending Interest Rate) 17

2.3.2.2 Tăng trưởng GDP ( GDP Growth) 18

2.3.2.3 Lạm phát (Inflation) 18

2.4 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại 18

2.5 Kết luận chương 2 25

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 26

3.1 Giới thiệu chương 26

3.2 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam 26

3.3 Thực trạng khả năng sinh lời tại một số NHTM Việt Nam 29

3.3.1Thực trạng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 29

3.3.2 Thực trạng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 31

3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam32 3.4.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital) 32

3.4.2 Quy mô ngân hàng ( Bank Size) 34

3.4.3 Tăng trưởng tiền gửi hàng năm (Yearly Growth of Deposits) 35

3.4.4 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans) 37

3.4.5 Rủi ro tín dụng (Credit Risk) 39

3.4.6 Thanh khoản (Liquidity) 42

Trang 6

3.4.7 Thu nhập lãi thuần (Net Interest Margin) 43

3.4.8 Thu nhập ngoài lãi (Non-Interest Income) 44

3.4.9 Chi phí huy động (Funding Cost) 45

3.4.10 Chi phí quản lý (Expenses Management) 46

3.4.11 Thuế (Tax) 48

3.4.12 Lãi suất cho vay thực (Real Lending Rate) 49

3.4.13 Tăng trưởng GDP (GDP) 49

3.4.14 Lạm phát (INF) 51

3.5 Kết luận chương 3 52

CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH LỜI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 54

4.1 Giới thiệu chương 54

4.2 Mô hình nghiên cứu 54

4.2.1 Mô hình tham khảo 54

4.2.2 Giới thiệu biến và hiệu chỉnh mô hình tham khảo 55

4.2.2.1 Biến phụ thuộc 55

4.2.2.2 Biến độc lập và kỳ vọng 55

4.2.2.3 Giả thiết nghiên cứu 56

4.2.2.4 Mô hình nghiên cứu 57

4.3 Thu thập và xử lý số liệu 57

4.3.1 Mẫu nghiên cứu và nguồn số liệu 57

4.3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 58

4.4 Phương pháp nghiên cứu 58

4.5 Kết quả nghiên cứu 61

4.5.1 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 61

4.5.2 Phân tích tương quan 63

4.5.3 Phân tích đa cộng tuyến 64

4.5.4 Phân tích hồi quy với phương pháp OLS, FEM và REM 65

4.5.5 Kiểm định Likelihood cho OLS và FEM 71

4.5.6 Kiểm định Hausman cho FEM và REM 71

Trang 7

4.5.7 Kiểm định Durbin – Watson cho tự tương quan 72

4.5.8 Kiểm định phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên hay phương sai thay đổi 72

4.5.9 Kết quả nghiên cứu 74

4.6 Kết luận chương 4 77

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM VIỆT NAM 79

5.1 Kết luận của mô hình nghiên cứu 79

5.2 Khuyến nghị NHTM và NHNN nhằm nâng cao khả năng sinh lời NHTM Việt Nam 80

5.2.1 Khuyến nghị các NHTM 80

5.2.1.1 Tăng cường quản trị chi phí 80

5.2.1.2 Tăng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng 81

5.2.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng 83

5.2.1.4 Theo dõi và dự đoán lạm phát 85

5.2.1.5 Nâng cao khả năng quản trị thanh khoản 85

5.2.1.6 Quy mô ngân hàng hợp lý 87

5.2.2 Khuyến nghị Chính phủ và NHNN 88

5.3 Những giới hạn, đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai 90

5.3.1 Giới hạn của đề tài 90

5.3.2 Đóng góp của đề tài 91

5.3.3 Hướng nghiên cứu tương lai 91

5.4 Kết luận chương 5 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NH 100% VNN Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM 22

Bảng 3.1 Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014 27

Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam 29 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến 61

Bảng 4.2 Phân tích đa cộng tuyến qua phương pháp phóng đại phương sai 64

Bảng 4.3 Hệ số VIF sau khi loại bỏ biến RLR 65

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy các mô hình theo OLS 67

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy các mô hình theo FEM 68

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy các mô hình theo REM 69

Bảng 4.7 Kiểm định biến bị bỏ sót cho OLS, FEM, REM 70

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Likelihood cho OLS và FEM 71

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman cho FEM và REM 71

Bảng 4.10 Kết quả REM sau khi khắc phục phương sai thay đổi 74

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy của các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời 77

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Biểu đồ 3.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của một số NHTM 30

Biểu đồ 3.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của một số NHTM 31

Biểu đồ 3.3 VCSH/Tổng tài sản và ROA–ROE của một số NHTM 33

Biểu đồ 3.4 Quy mô ngân hàng và ROA-ROE của một số NHTM 35

Biểu đồ 3.5 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi và ROA- ROE của một số NHTM 37

Biểu đồ 3.6 Cho vay/Tổng tài sản và ROA-ROE của một số NHTM 39

Biểu đồ 3.7 Rủi ro tín dụng và ROA-ROE của một số NHTM 41

Biểu đồ 3.8 Rủi ro thanh khoản và ROA – ROE của một số NHTM 42

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và ROA-ROE của một số NHTM 44

Biểu đồ 3.10 Thu nhập ngoài lãi và ROA-ROE của một số NHTM 45

Biểu đồ 3.11 Chi phí huy động và ROA-ROE của một số NHTM 46

Biểu đồ 3.12 Chi phí quản lý và ROA-ROE của một số NHTM 47

Biểu đồ 3.13 Thuế và ROA-ROE của một số NHTM 48

Biểu đồ 3.14 Lãi suất cho vay thực và ROA-ROE của một số NHTM 49

Biểu đồ 3.15 Tăng trưởng GDP và ROA-ROE của một số NHTM 50

Biểu đồ 3.16 Lạm phát và ROA-ROE của một số NHTM 51

Hình 4.1 Hệ số tương quan giữa các biến 63

Hình 4.2 Kiểm định Jarque – Bera cho phương sai thay đổi 73

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với xu hướng hội nhập kinh tế như hiện nay tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chu chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, bên cạnh đó ngân hàng còn cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác cho cá nhân, tổ chức và chính phủ Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng không chỉ giúp cho việc tài trợ nền kinh tế thực mà còn đảm bảo cho sự phát triển tài chính ổn định và bền vững (Angela Roman,2013)

Tuy nhiên trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO và hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm với biến động của nền kinh tế thế giới Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không là ngoại lệ trong các nước có nền kinh tế đang phát triển khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, với thực tế là trong thời gian qua ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém: tỷ suất sinh lời trong những năm gần đây có tăng nhưng không đáng kể điển hình ROA năm 2014 0.54%, ROE 5.49% so với năm 2013 ROA 0.49% và ROE 5.18%, nợ xấu vẫn cao 3.22% tính tới 12/2014, quan hệ sở hữu vốn đan xen nhau giữa các ngân hàng dẫn tới khó khăn trong việc quản lý nợ xấu, các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động vốn (phát triển theo chiều rộng) dẫn tới tình trạng cạnh tranh quyết liệt trong tín dụng mà quên mất nâng cao tiện ích sản phẩm dịch vụ, vấn đề thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị không bắt kịp với phát triển quy mô dẫn tới tốn kém nhiều chi phí không cần thiết Thêm vào đó là hội nhập cũng tăng mức độ cạnh tranh của các ngân hàng đặc biệt là khi xuất hiện thêm các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn và công nghệ hiện đại

Trong thực trạng đó, mỗi ngân hàng là một tổ chức hoạt động kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là lợi nhuận Nếu có bất kỳ một sự đổ vỡ của 1 ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tài chính Thấy được tầm quan trọng đó,

trong bài nghiên cứu này tác giả chọn đề tài: “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NGHIÊN CỨU

Trang 12

TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM” Với việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

khả năng sinh lời của ngân hàng qua dữ liệu thu thập giai đoạn 2007-2014 trong luận văn thạc sĩ này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam trong môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng Các mục tiêu cụ thể là:

 Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

 Đánh giá thực trạng khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam

 Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lời của NHTM – nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

 Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi sau:

 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM ?

 Thực trạng khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam như thế nào qua thời gian?

 Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam ra sao?

 Giải pháp nào có thể nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của NHTM

Việt Nam trong môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng

Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các NHTM Việt Nam, không nghiên

cứu các NH nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài, NH liên doanh Trong số các

NHTM Việt Nam, tác giả đã chọn ra 25 NH vì các NH này có số liệu tương đối chính xác, có quy mô từ nhỏ tới lớn và chiếm tỷ trọng 71.4% trên tổng số NHTM

Trang 13

Việt Nam, gần như đại diện được cho tổng thể Các ngân hàng còn lại không thu thập vì số liệu trong BCTC không rõ ràng, không phục vụ được cho các yếu tố sẽ đưa vào mô hình Cơ sở dữ liệu thu thập trong luận văn lấy từ các BCTC năm của các ngân hàng, báo cáo của NHNN trong giai đoạn 2007-2014 (dữ liệu theo năm), Tổng cục tống kê và ngân hàng thế giới (WB) để lập thành bảng dữ liệu Chi tiết danh mục, số liệu và tổng tài sản của 25 NHTM được nêu trong phụ lục số 1

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê dữ liệu từ các báo cáo của ngân hàng, lập bảng biểu và biểu đồ để so sánh sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp phân tích thống

kê mô tả nhằm kiểm tra giá trị trung bình, độ lệch của các giá trị đối với giá trị trung bình của từng biến độc lập Phương pháp ước tính sơ bộ vấn đề tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình Ứng dụng các mô hình tĩnh như mô hình bình phương bé nhất (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng Đồng thời sử dụng các kiểm định Likelihood và Hausman cho tính phù hợp của các mô hình tĩnh, kiểm định Durbin – Watson (D-W) cho hiện tương tự tương quan và kiểm định phương sai thay đổi để có biện pháp khắc phục mô hình đã chọn giúp kết quả hồi quy đáng tin cậy hơn Thông qua mức ý nghĩa và hệ số hồi quy riêng của các yếu tố trong mô hình, xác định được mức độ tác động của từng yếu tố đến KNSL

Phương pháp phân tích, so sánh cũng được sử dụng trong các nội dung khác của luận văn

1.6 Kết cấu luận văn

Nội dung bài nghiên cứu được chia thành các chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

Trang 14

Chương 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

Chương 4: Mô hình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam

1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Luận văn đã tổng hợp lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng

Đánh giá thực trạng của tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, các yếu tố tác động đến KNSL, thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM

Nghiên cứu chiều và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đếnKNSL của NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2014 thông qua mô hình nghiên cứu định lượng Theo đó luận văn có thể là tài liệu tham khảo về cách thức ứng dụng mô hình và phương pháp kiểm định để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NH cho những đối tượng quan tâm đến vấn đề nghiên cứu này

Đề ra các giải pháp góp phần gia KNSL của NHTM để các nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh

1.8 Kết luận chương 1

Từ tính cấp thiết của đề tài với những mục tiêu đặt ra tác giả sẽ dựa vào số liệu thu thập được trong thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng phương pháp phân tích và các mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM trong khoảng thời gian nghiên cứu Thông qua đó, bài luận văn đưa ra các giải pháp cho NHTM tham khảo

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Giới thiệu chương

Nội dung chính của chương này là trình bày cơ sở lý thuyết cơ bản liên quan đến KNSL của NHTM thông qua khái niệm, đặc điểm của KNSL, so sánh khác biệt giữa KNSL và hiệu quả hoạt động và nội dung của các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM hiện nay Đồng thời để làm sáng tỏ và tin cậy hơn về cơ sở lý thuyết, luận văn cũng đề cập tới một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan mật thiết đến KNSL của NHTM Từ đó tìm ra được những điểm mới trong nghiên cứu của tác giả dựa trên nền tảng lý thuyết và bài nghiên cứu có sẵn

2.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

2.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh

tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được

Như vậy, NHTM là một định chế tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới hình thức khác nhau và sử dụng

số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (Thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,…) Ngoài ra, NHTM còn tối đa hóa lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh khác (Dịch vụ ngân quỹ, ủy thác, môi giới tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, quản lý tài sản, tư vấn tài chính…)

Tầm quan trọng của NH đã được khẳng định theo (Olweny & Shipho, 2011):

“kinh nghiệm thất bại của Mỹ những năm 1940 nhắc đáng kể đến hiệu quả hoạt động của NH Do đó mọi sự quan tâm về hoạt động của NH cũng phát triển từ đó Việc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 đã chứng minh tầm quan trọng của hoạt động NH cả trong nước và nền kinh tế quốc tế Arun và Turner (2004) lập luận

Trang 16

rằng tầm quan trọng của các ngân hàng là rõ rệt hơn ở các nước đang phát triển vì các thị trường tài chính thường kém phát triển, và các NH thường là những nguồn tài chính duy nhất cho phần lớn các doanh nghiệp và thường lưu giữ tiền gửi chính của tiết kiệm kinh tế (Athanasoglou, 2006).” Trong các khía cạnh đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Olweny & Shipho chỉ phân tích khía cạnh khả năng sinh lời của NHTM

Qua nhận xét của nghiên cứu của (Olweny & Shipho,2011), luận văn trình bày tiêp một số nhận định về hiệu quả hoạt động của ngân hàng và khả năng sinh lời

của ngân hàng trên thế giới

Banking profitability and performance management (2011) của công ty kiểm toán Pwc cho rằng: “Theo truyền thống, một thước đo thường được sử dụng để đo lường hoạt động của NH là thu nhập thuần Tuy nhiên, thu nhập thuần không hoàn toàn phục vụ cho mục đích đo lường tính hiệu quả của một NH đang hoạt động trong mối quan hệ với quy mô và thực sự không phản ánh được hiệu quả tài sản của

NH Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên dựa trên khoản chênh lệch chi phí lãi và thu nhập trên khoản nợ và tài sản cho thấy NH quản lý tài sản và nợ tốt như thế nào Nhưng vẫn chưa đo lường tốt được hiệu quả hoạt động NH KNSL dựa vào cách đo lường trên một mặt khác nữa có thể đáp ứng một cách mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn hoạt động của ngân hàng qua đo lường hiệu quả hoạt động cũng như sự đa dạng hóa thu nhập thông qua hoạt động thu nhập ngoại lãi và việc quản lý chi phí thông qua chỉ số ROA, ROE.”

Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng hiệu quả là kết quả đạt được trong

hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa Theo Farrell (1957) hiệu quả thể

hiện mối tương quan giữa biến đầu ra thu được so với biến đầu vào đã được sử dụng

để tạo ra biến đầu ra đó

Theo Daft (2008) hiệu quả hoạt động là khả năng biến đổi các đầu vào có

tính chất khan hiếm thành KNSL hoặc giảm thiểu chi phí so với đối với đối thủ cạnh tranh Vậy hiệu quả hoạt động có thể hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (vốn, nhân lưc, ) để đạt được mục tiêu xác định Nó

Trang 17

phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh trên cơ sở so sánh kết

quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt mục tiêu đó Và KNSL của NH là yếu tố đánh

giá hiệu quả hoạt động, thể hiện việc NH có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của ban đầu trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định hay không Theo ECB (European Central Bank, 2011) KNSL là nguồn đầu tiên giúp NH chống lại những khoản lỗ bất ngờ, vì KNSL giúp tăng cường vị thế vốn và cải thiện KNSL trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại Nói về góc

độ chỉ số định lượng hẹp thì KNSL coi như tương đồng với hiệu quả hoạt động

Vậy theo tác giả thì khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả hoạt động bằng tiền trong một khoảng thời gian tham chiếu nhất định, là kết quả có được từ nguồn vốn đầu tư ban đầu giúp ngân hàng đáp ứng những yêu cầu cấp bách như các khoản đầu tư hay chi trả các khoản lỗ

Khả năng sinh lời của NHTM có thể được đo lường một cách tuyệt đối thông qua chỉ số lợi nhuận Trong kinh tế hoc, lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm

cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí Theo nhà kinh tế học hiện đại P.A Samuelson và W.D Nordhaus (2001) cũng định nghĩa:

“Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi”

Lợi nhuận của NH là thước đo tình hình hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định thông thường là 1 năm Lợi nhuận được tính theo giá trị tuyệt đối bằng khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp

lý phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh

Thu nhập trong một năm của NHTM thường bao gồm:

 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu từ kinh doanh-đầu tư chứng khoán nợ, lãi cho thuê tài chính, bảo lãnh và thu nhập khác từ hoạt động tín dụng

 Thu nhập ngoài lãi: thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán đầu tư, thu từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và thu nhập từ hoạt động

Trang 18

khác

Chi phí của ngân hàng bao gồm:

 Chi phí lãi và các chi phí tương tự: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí hoạt động tín dụng khác

 Chi phí ngoài lãi: chi từ hoạt động dịch vụ, chi từ mua bán chứng khoán kinh doanh hay đầu tư, chi từ kinh doanh ngoại tệ, chi từ góp vốn mua cổ phần, chi từ hoạt động khác

 Chi phí hoạt động: chi phí cho nhân viên; chi nộp thuế, phí và lệ phí; chi

về tài sản, chi về hoạt động quản lý công vụ, chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự phòng

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng lợi nhuận của NH để đánh giá KNSL thì chưa đầy

đủ vì lợi nhuận không cho biết được nếu đầu tư ban đầu 1 đồng thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng Để đánh giá tốt hơn KNSL của một NH thì đòi hỏi phải phân tích

tỷ số kết hợp đo lường bằng lợi nhuận trên các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như tổng tài sản, vốn cổ phần…Tỷ số kết hợp này được gọi là tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời là tỷ số tài chính phản ánh KNSL của một ngân hàng Là hệ

số kết hợp giữa lợi nhuận ròng với tổng tài sản hay vốn, thể hiện một đồng tài sản hay vốn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Tỷ suất sinh lời giúp cho nhà quản trị biết được tình hình hoạt động hiện tại của ngân hàng mình để có thể đưa ra chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh sắp tới

Do cấu thành từ tỷ lệ của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản hay vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời sẽ tăng lên khi tổng tài sản và vốn không đổi còn lợi nhuận ròng tăng hay mức tăng của lợi nhuận ròng cao hơn mức tăng của vốn và tài sản, trong trường hợp này NH đang hoạt động có lãi Trái lại trong điều kiện vốn và tài sản không đổi lợi nhuận ròng lại giảm hay vốn và tài sản tăng lên nhưng lợi nhuận ròng lại không tăng hay có thể giảm xuống, thông qua tỷ suất sinh lời lúc này thì

NH đang thua lỗ trong hoạt động kinh doanh Vậy tùy thuộc vào điều kiện hiện tại

mà trong quá trình xem xét tỷ suất sinh lời của NH để đưa ra kết luận đúng nhất cho tình hình hoạt động

Trang 19

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

Để đo lường hiệu quả KNSL, các NH thường sử dụng tỷ suất sinh lời Tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu trả lời cho câu hỏi cuối cùng là NH hoạt động có hiệu quả như thế nào, là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động trong một thời kỳ nhất định và là luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai Tỷ suất sinh lời có nhiều dạng khác nhau nhưng trong bài nghiên cứu tác giả chỉ sử dụng một số tỷ suất sinh lời như: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản,

tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA –Return On Assets)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng ROA cho biết cứ mỗi đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả trong quản lý doanh thu và chi phí, đồng thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng (Halil Emre, 2012)

𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ∗ 100%

Tỷ số thông thường lớn hơn 0, nghĩa là NH kinh doanh có hiệu quả Tỷ số này cao hơn thì tốt hơn vì NH thu nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn Còn tỷ số nhỏ hơn 0, NH kinh doanh không hiệu quả

ROA cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản của ngân hàng Tài sản được tạo ra từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của NHTM Hiệu quả của chu chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA

2.2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ số tài chính dùng để đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng trên VCSH của NHTM ROE cho thấy mỗi đồng vốn của chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế ROE

đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường

𝑅𝑂𝐸 =𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 ∗ 100%

Trang 20

ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng càng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, và cũng chứng tỏ là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để khai thác lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn và mở rộng quy mô Cho nên ROE càng cao thì càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

Sự khác biệt giữa ROA và ROE là việc ngân hàng có sử dụng vốn vay hay không Nếu ngân hàng không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau

Mối quan hệ ROA và ROE thể hiện bằng công thức sau:

𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 ×

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑉𝐶𝑆𝐻 = 𝑅𝑂𝐴 × 𝐻ệ 𝑠ố đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ

Hệ số đòn bẩy tài chính thểhiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và vốn chủ

sở hữu, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của DN Hệ số này cũng cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE

Cụ thể là, hệ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một ngân hàng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay Khi một doanh nghiệp vay tiền thì nó luôn phải thực hiện một chuỗi thanh toán cố định Do các cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại khi đã chi trả cho chủ nợ, nợ vay được xem như tạo ra đòn bẩy tài chính Nợ vay ở mức phù hợp sẽ tạo kết quả kinh doanh tốt tuy nhiên nếu nợ vay quá cao (Hệ số đòn bẩy tài chính cao) thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ được Do đó hệ số đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp chọn cấu trúc vốn hợp lý Đồng thời các nhà đầu tư cũng dựa vào hệ số này để thấy rủi rỏ tài chính từ

đó dẫn đến quyết định đầu tư

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ngân hàng thương mại

Tính tới thời điểm hiện tại đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM, có thể nói đến: Hệ thống phân tích CAMELS được xây dựng ở Mỹ năm 1980 bởi Ủy ban giám sát thanh toán quốc tế với một trong những mục tiêu là đánh giá KNSL của NH Hiện nay hệ thống này được sử dụng trên toàn thế giới tuy hệ số đánh giá không được phát hành rộng rãi cho công chúng nhưng là chỉ tiêu hàng đầu mà các NH dựa vào để tránh những tình

Trang 21

huống xấu xảy ra CAMELS là phương pháp chuẩn cho phép tiếp cận chất lượng

NH thông qua 5 trong 6 chỉ số của CAMELS theo nhận định của CBI (Commercial Bank International): Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận

và Thanh khoản

Aburime (2009): tầm quan trọng của việc đánh giá KNSL của một ngân

hàng có thể thông qua cấp độ vi mô và vĩ mô của nền kinh tế Ở cấp độ vi mô, lợi nhuận là điều kiện tiên quyết của một NH cạnh tranh và là nguồn vốn rẻ nhất của

NH Lợi nhuận không chỉ là kết quả mà còn là một điều cần thiết cho thành công của NH trong cạnh tranh phát triển trên thị trường tài chính Do đó, mục tiêu cơ bản của quản trị là tối đa hóa lợi nhuận như một yêu cầu cần thiết để tiến hành kinh doanh Ở cấp độ vĩ mô, yếu tố danh tiếng và lợi nhuận tốt hơn, NH có thể chịu đựng được các cú sốc tiêu cực và đóng góp cho sự ổn định của hệ thống tài chính Lợi nhuận là nguồn VCSH đặc biệt giúp ngân hàng tái đầu tư vào kinh doanh

Alper & Anbar (2011): đánh giá các yếu tố nội tại và vĩ mô lên KNSL của

NH Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 – 2010 Các yếu tố nội tại bao gồm: quy mô tài sản,

hệ số an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, tiền gửi, cấu trúc thu nhập và chi phí (trong đó: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi) Yếu tố vĩ mô trong bài nghiên cứu: tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm, tỷ lệ lạm phát hàng năm và lãi suất thực

Athanasoglou (2006): nghiên cứu KNSL của NH Hy Lạp bằng cách áp

dụng mô hình GMM cho dữ liệu bảng động trong giai đoạn 1985-2001 thông qua yếu tố nội tại như: vốn ngân hàng, rủi ro tín dụng, hiệu suất (doanh thu trên số lượng nhân viên), quản lý chi phí, quy mô ngân hàng, nhân tố đặc điểm ngành: quyền sở hữu, mức độ tập trung và yếu tố vĩ mô: lạm phát và chu kỳ kinh doanh

Sufian (2009) nghiên cứu KNSL của NH tại nền kinh tế đang phát triển –

bằng chứng thực nghiệm tại Bangladesh Dữ liệu cho 37 NHTM trong giai đoạn 1997-2004 với các yếu tố nội tại: dư nợ cho vay/ tổng tài sản, quy mô tài sản, dự phòng rủi ro trên tổng cho vay, thu nhập phi lãi trên tổng tài sản, chi phí phi lãi trên tổng tài sản, VCSH trên tổng tài sản và yếu tố vĩ mô: log của GDP, tỷ lệ lạm phát

Trang 22

Kosmidou (2008) nghiên cứu lợi nhuận của NH Hy Lạp trong suốt thời kỳ

hội nhập tài chính Liên minh Châu Âu (EU) với dữ liệu của 23 NH trong khoảng 1990-2002 bởi tác động của yếu tố nội tại: tỷ lệ chi phí thu nhập, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên nguồn huy động khách hàng và ngắn hạn, dự phòng rủi ro/ tổng cho vay, quy mô ngân hàng và yếu tố vĩ mô và cấu trúc tài chính: thay đổi GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát hàng năm, tốc độ tăng trưởng cung tiền, hệ số tiền gửi NH chia cho GDP và hệ số tài sản của 5 NH lớn nhất trên tổng tài sản

Samy Ben Naceur (2003) đề cập đến tác động của đặc điểm ngân hàng, cấu

trúc tài chính và các chỉ số kinh tế vĩ mô lên thu nhập lãi ròng và khả năng sinh lời của ngân hàng Tunisian trong giai đoạn 1980-2000

Fotios Pasiouras & Kyriaki Kosmidou (2007) nghiên cứu các yếu tố đặc

trưng NH: tổng tài sản, tỷ lệ chi phí chia cho thu nhập, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, thanh khoản (tổng cho vay chia cho huy động khách hàng) và tiền gửi ngắn hạn, cấu trúc thị trường tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô: tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát ảnh hưởng đến KNSL của NHTM trong nước và nước ngoài của 15 nước ở liên bang Châu Âu trong giai đoạn 1995-2001

Tùy theo đặc điểm của mỗi nước mà các biến độc lập sẽ khác nhau Tuy nhiên các biến thông thường thuộc 2 nhóm: yếu tố đặc trưng NH và yếu tố vĩ mô Yếu tố nội tại bao gồm các yếu tố liên quan tới khả năng quản lý và các đặc điểm cụ thể của ngân hàng ảnh hưởng đến KNSL của NHTM Trong khi đó, yếu tố vĩ mô chứa đựng những yếu tố liên quan tới nền kinh tế và môi trường pháp lý mà ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả của ngân hàng

2.3.1 Các yếu tố nội tại ngân hàng

2.3.1.1 Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng (Capital)

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn riêng của ngân hàng, hình thành từ nguồn vốn góp của chủ sở hữu ngân hàng Nguồn vốn này được gia tăng trong quá trình hoạt động thông qua đóng góp thêm của cổ đông hay phần lợi nhuận giữ lại

VCSH là nguồn lực hoạt động trong giai đoạn mới đi vào hoạt động Đồng thời đây cũng là nguồn vốn tương đối ổn định có thể sử dụng với kỳ hạn dài vì tính

Trang 23

không phải hoàn trả trong quá trình kinh doanh giúp NH gia tăng KNSL VCSH tuy chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có những chức năng rất quan trọng đối với NH Đầu tiên là chức năng bảo vệ, giúp NH bù đắp thiệt hại lớn có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhằm hỗ trợ NH tránh khỏi phá sản và ổn định duy trì hoạt động, hoàn trả cho khách hàng khi NH đối mặt vói nguy

cơ mất khả năng chi trả VCSH dồi dào tạo niềm tin nơi khách hàng giúp thu hút tiền gửi của khách hàng VCSH còn giúp các nhà quản lý xác định tỷ lệ an toàn từ

đó điều chỉnh hoạt động của NH

Athanasoglou (2006) cho rằng VCSH là nguồn vốn riêng của NH sẵn có để

hỗ trợ kinh doanh như vậy vốn NH phản ứng như một mạng lưới an toàn trong

trường hợp xấu nhất Alper & Anbar (2011) cho rằng hệ số VCSH trên tổng tài sản

là một trong những hệ số cơ bản của sức mạnh vốn Với một tỷ lệ cao hơn của VCSH thì sẽ cần ít hơn nguồn vốn bên ngoài giúp gia tăng KNSL của ngân hàng Bên cạnh đó VCSH cho thấy được khả năng hấp thụ thua lỗ và giải quyết rủi ro

2.3.1.2 Quy mô ngân hàng ( Bank Size)

Trong hầu hết các lý thuyết về tài chính thì tài sản của NH được xem như là đại lượng để đo lường quy mô của NH Quy mô tài sản càng lớn thì NH đạt được KNSL cao hơn do lợi thế về quy mô (sự cao hơn về số lượng sản phẩm, đa dạng hình thức cho vay hơn những NH nhỏ giúp NH có thể giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và dễ dàng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng)_ quy mô như vậy gọi là quy mô kinh tế Tuy nhiên khi vượt ra khỏi quy mô kinh tế thì quy mô lúc này sẽ ảnh hưởng bất lợi cho KNSL của NH vì nếu không có hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, quan liêu và phát sinh thêm nhiều chi phí khác liên quan đến quản trị dẫn tới tốn kém nhiều và (Andreas Dietrich, 2011)

2.3.1.3 Tiền gửi tại ngân hàng (Deposits)

Tiền gửi của các cá nhân, tổ chức tại NH giúp gia tăng vốn huy động Vì NH

là kênh cung ứng vốn quan trọng hàng đầu của nền kinh tế nên tiền gửi của khách

Trang 24

hàng sẽ giúp NH tập trung các khoản tiền nhỏ, nhàn rỗi thành khối lượng lớn sử dụng đầu tư sinh lời

Các cách đo lường tiền gửi của NHTM như sau: (Aburime, 2009) cho rằng

NH có hiệu quả hoạt động tốt nhất là NH có thể duy trì một tỷ lệ cao của tài khoản tiền gửi Một sự gia tăng của tổng tiền gửi trên tổng tài sản mang ý nghĩa gia tăng quỹ sẵn có để sử dụng cho các cách sinh lời khác nhau như đầu tư và hoạt động cho

vay (Andreas Dietrich, 2011) sử dụng tốc độ tăng trưởng tiền gửi hàng năm để đo

lường khả năng phát triển của NH Một tốc độ gia tăng nhanh hơn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của NH giúp tạo ra lợi nhuận nhiều hơn Tuy nhiên một sự gia tăng tiền gửi có thể sẽ không làm gia tăng KNSL, vì NH cần phải chuyển đổi các khoản tiền gửi này thành tài sản sinh lời khi đó sẽ làm giảm chất lượng tín dụng nếu NH đẩy vốn đi quá nhanh, đồng thời với tốc độ tiền gửi gia tăng sẽ thu hút thêm nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn tới giảm lợi nhuận của các NH đang tham gia vào thị trường

2.3.1.4 Dư nợ cho vay khách hàng (Loans)

Dư nợ cho vay là khoản tiền dựa vào đó NH có thể thu lãi để trả lãi cho các nguồn vốn huy động, phần chênh lệch còn lại là phần đóng góp vào lợi nhuận Tại các NHTM Việt Nam thì dư nợ cho vay chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản đồng thời cũng tạo ra phần lớn các khoản thu cho ngân hàng

Chỉ tiêu dư nợ cho vay thường được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản Trong đó dư nợ cho vay sẽ được biểu diễn bằng tổng dư nợ cho vay khách hàng và tổng dư nợ cho vay TCTD Tỷ lệ này xác định dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản NH Trong một số nghiên cứu thực nghiệm, kết quả theo 2 chiều hướng: gia tăng tỷ lệ này tạo ra rủi ro cho danh mục cho vay dẫn tới giảm KNSL, ngược lại với mức gia tăng hợp lý danh mục cho vay sẽ làm tăng thu lãi làm cho KNSL tăng lên (Angela Roman, 2013) Kết quả của (Sufian, 2009)

dư nợ cho vay tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản trung bình (ROAA)

Trang 25

2.3.1.5 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)

Rủi ro tín dụng là khả năng tổn thất của NH khi một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay không thực hiện hay không có khả năng thực hiện hoàn trả đầy đủ cả vốn và lãi vay theo hợp đồng Rủi ro tín dụng còn được hiểu là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn đồng thời cũng là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động của ngân hàng

Trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm, rủi ro tín dụng được đại diện bởi hệ số

dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ Hệ số này cao tượng trưng cho sự quản lý tín dụng không đầy đủ và chất lượng tín dụng thấp hơn (Halil Emre, 2012) Một sự thay đổi trong rủi ro tín dụng có thể phản ánh sự thay đổi trong của danh mục cho

vay, điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng (Sufian, 2009)

2.3.1.6 Thanh khoản (Liquidity)

Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với chi phí chuyển hóa thấp và thời gian chuyển hóa nhanh có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi có nhu cầu vốn phát sinh Thanh khoản có ý nghĩa quan trọng vì

NH cần có thanh khoản để đáp ứng nhu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi các khoản cho vay trong hạn hay thanh lý các tài khoản đầu tư, ngoài ra còn để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày về nhu cầu rút tiền của khách hàng một cách kịp thời

Một quyết định quan trọng của nhà quản lý là quan tâm đến việc quản lý tính thanh khoản cụ thể là đo lường trong mối liên quan của quá trình gửi và cho vay (Kosmidou, 2008) Ngân hàng có thanh khoản tốt là NH có khả năng cân đối hợp lý giữa tiền gửi và tiền cho vay Đa số các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng để đo lường tính thanh khoản Một tỷ lệ cao hơn cho thấy tính thanh khoản thấp nghĩa là NH đang đối mặt với rủi ro, do khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng giảm Ngược lại một tỷ lệ thấp lại cho thấy hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả vì không tận dụng được hết các nguồn vốn huy động

Trang 26

2.3.1.7 Thu nhập lãi ( Net Interest Income)

Thu nhập lãi là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thống của NH Thu nhập lãi bao gồm thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay khách hàng, lãi cho vay đầu tư chứng khoán nợ và lãi các hoạt động tín dụng khác Biến đại diện trong nghiên cứu

sẽ là thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản của ngân hàng (Alper và Anbar, 2011) cũng đề cập đến biến này trong nghiên cứu như yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM

3.1.8 Thu nhập ngoài lãi ( Non-interest Income)

Thu nhập ngoài lãi là khoản thu từ hoạt động kinh doanh ngoại bảng và các khoản phí chung Khoản thu này bao gồm: hoa hồng, phí dịch vụ, phí bảo lãnh, thu nhập thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư và ngoại tệ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản thể hiện sự đa dạng hóa của NH trong hoạt động phi truyền thống,

một sự gia tăng tỷ lệ này dẫn tới gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng (Sufian, 2009)

2.3.1.9 Chi phí quản lý ( Expenses Management)

Chi phí quản lý liên quan tới ý tưởng quản lý hiệu quả nguồn lực của NH

(Tomola Marshal Obamuyi, 2013) Theo cơ sở lý thuyết về KNSL, hiệu quả của chi

phí hoạt động được sử dụng để tiếp cận hiệu quả quản lý các nguồn lực của NH Trong đó chi phí hoạt động bao gồm phí quản lý, lương trả cho nhân viên, và chi phí tài sản không bao gồm những thiệt hại do nợ xấu gây ra (Andreas Dietrich, 2011) Theo Athanasoglou (2006) chỉ có chi phí hoạt động mới cho thấy được KNSL vì một NH nếu có khả năng quản trị nguồn nhân lực hiệu quả thông qua việc đánh giá được mức đầu vào của nhân viên để có thể tạo ra mức lương , phụ cấp phù hợp tạo động lực thúc đẩy nỗ lực của nhân viên trong việc giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tiếp đến là định hướng phát triển, mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn của NH trong từng giai đoạn phát triển được phản ánh qua chi phí hoạt động cũng góp phần cải thiện KNSL ngân hàng

2.3.1.10 Chi phí lãi ( Funding Cost)

Ngân hàng kinh doanh dựa trên huy động và lựa chọn phương pháp đầu tư các nguồn huy động đó Vì thế xác định chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để

Trang 27

xác định KNSL Do mỗi NH đều phải trả lãi cho các khoản tiền huy động Chi phí cho việc huy động các khoản tiền đó được đại diện bằng chi phí lãi trên tổng tiền gửi, xác định chính bởi tỷ lệ tín dụng của NH, khả năng cạnh tranh, lãi suất thị trường, thành phần của nguồn quỹ và tầm quan trọng liên quan của nó Một sự gia tăng trong chi phí lãi dẫn tới một tác động âm đối với khả năng sinh lời (Andreas

Dietrich, 2011) (Angela Roman, 2013) cũng đề cập một sự giảm trong chi phí huy

động dẫn tới một sự gia tăng khả năng sinh lời

2.3.1.11 Thuế (Tax)

Ảnh hưởng của thuế đến KNSL của NHTM được xác định bằng tỷ lệ của thuế thu nhập trên thu nhập trước thuế của NH, phản ánh mức thuế thực mà NH phải trả Một tỷ lệ cao hơn của thuế trên thu nhập trước thuế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến KNSL Vì một mức thuế thu nhập cao hơn NH sẽ chuyển một phần lớn gánh nặng thuế cho người gửi tiền, người vay tiền và người mua sản phẩm dịch vụ Điều này bảo vệ NH khỏi việc chịu ảnh hưởng từ thuế cao nhưng vẫn không hoàn toàn loại trừ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời (Andreas Dietrich, 2011)

2.3.2 Các nhân tố vĩ mô

2.3.2.1 Lãi suất cho vay (Lending Interest Rate)

Lãi suất cho vay là lãi suất mà NH luôn đáp ứng nhu cầu tài trợ trung và dài hạn cho khu vực tư nhân Tỷ lệ này thường được phân biệt theo mức độ tín nhiệm

của khách hàng vay và mục tiêu tài trợ (World Bank) Lãi suất cho vay tác động

dương đến KNSL bởi vì lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp thu nhập lãi và chi phí lãi và xa hơn nữa thu nhập ròng từ chênh lệch này ảnh hưởng KNSL của NH

(Tomola Marshal Obamuyi, 2013) Một nghiên cứu thực nghiệm khác dùng lãi suất

cho vay thực là lãi suất cho vay sau khi điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực cao hơn dẫn tới lãi suất cho vay cao hơn vì vậy tạo doanh thu cao hơn Trong trường hợp các NH Hồi giáo, lãi suất thực tác động dương với phần lớn lợi nhuận của ngân hàng Hồi giáo Tuy nhiên, lãi suất thực vẫn có tác động âm đến KNSL nếu tồn tại một sự cao hơn của lãi suất thực tạo ra tình trạng của nhu cầu vay vốn thấp hơn nhiều (Hassan, 2002)

Trang 28

2.3.2.2 Tăng trưởng GDP ( GDP Growth)

Một trong những nhân tố quan trọng trong phân tích vĩ mô là phân tích mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh và KNSL của ngân hàng Với tốc độ tăng trưởng GDP được sử dụng như đại lượng đo lường chu kỳ kinh doanh trong ngân hàng, đồng thời kiểm soát sự thay đổi KNSL vì sự khác nhau trong chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay và tiền gửi Một sự cao hơn hay thấp hơn của tốc

độ tăng trưởng cho thấy cơ hội kinh doanh thuận lợi hay không thuận lợi mà tại đó

NH có thể đạt được KNSL cao hơn hay thấp hơn Bởi vì, tăng trưởng trong kinh tế của một nước là tín hiệu cho thấy nhu cầu vay của khách hàng gia tăng, với một sự gia tăng hoạt động cho vay ngân hàng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại (Tomola Marshal Obamuyi, 2013) Athanasoglou (2006), Alper và Anbar (2011) mong đợi một mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng và KNSL

2.3.2.3 Lạm phát (Inflation)

Tỷ lệ lạm phát là một nhân tố vĩ mô quan trọng khác ảnh hưởng đến KNSL của NHTM Lạm phát là một tỷ lệ của sự gia tăng trong chỉ số giá và được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá Tác động của lạm phát đến KNSL của NH tùy thuộc vào khả năng dự đoán trước lạm phát Trong trường hợp lạm phát

có dự báo trước, NH có thể điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho tạo mức doanh thu cao hơn chi phí làm tăng KNSL Mặt khác, khi tỷ lệ lạm phát không được dự báo trước thì NH sẽ phản ứng chậm trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, điều này dẫn tới sự gia tăng chi phí nhanh hơn doanh thu và tác động âm đến KNSL của NHTM (Kosmidou, 2008) Rất nhiều tác giả khác cũng có nhận định tương tự như trên điển

tố không liên quan tới khả năng quản lý nhưng phản ánh môi trường pháp lý, kinh

Trang 29

tế ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Các nghiên cứu về KNSL của NHTM thông thường có thể chia làm 2 loại: nghiên cứu tại các NH tại một quốc gia và nghiên cứu ở nhiều NH thuộc các quốc gia khác nhau

Một số nghiên cứu tại các quốc gia đơn lẻ cụ thể: Samy Ben Naceur (2003), Althanasoglou (2006), Amburime (2009), Andreas Dietrich (2011), Alper và Anbar (2011), Halil Emre (2012), Moussa Mouktar Moussa (2012), Sufian (2009), Hassan (2002), Obamuyi (2013), Angela Roman (2013),…

Samy Ben Naceur (2003) làm nghiên cứu về chỉ số đặc trưng NH, cấu trúc

tài chính và vĩ mô tác động đến KNSL ngành NH ở Tunisian trong khoảng

1980-2000 Đầu tiên, đặc trưng riêng của NH giải thích một phần trọng yếu trong sự thay đổi KNSL KNSL cao phù hợp với NH nắm giữ lượng vốn lớn và nhiều nhân sự Cho vay là yếu tố nội tại quan trọng khác của ngân hàng tác động dương đến KNSL Quy mô NH tác động âm đến KNSL Thứ hai, bài nghiên cứu phát hiện ra lạm phát và tốc độ tăng trưởng không ảnh hưởng đến KNSL Thứ ba, về cấu trúc tài chính, họ tìm ra được cấu trúc tập trung cho KNSL ít hơn cấu trúc cạnh tranh tại các NHTM Sự phát triển thị phần cổ phiếu tác động dương đến KNSL của ngân hàng Kết quả cho thấy hệ thống tài chính tác động dương đến KNSL

Althanasoglou (2006) thiết lập nghiên cứu mô hình GMM với dữ liệu bảng

trong khoảng 1985-2001 của ngân hàng Hy Lạp với yếu tố nội tại NH, yếu tố ngành

và yếu tố vĩ mô tác động đến KNSL Nghiên cứu cho thấy kết quả là vốn NH thì quan trọng trong việc giải thích KNSL vì với một lượng vốn lớn giúp NH chống đỡ với những khoản lỗ không mong đợi xảy ra Chỉ số hiệu quả lao động có tác động dương và rõ ràng đến KNSL, chi phí hoạt động có tác động âm đến KNSL Quy mô

NH không cung cấp bằng chứng thực nghiệm đến KNSL Tương tự vậy, chỉ số thuộc yếu tố ngành: sở hữu NH và tính tập trung không có tín hiệu với KNSL Yếu

tố vĩ mô (lạm phát và chu kỳ kinh doanh) có tác động thuận chiều đến KNSL

Amburime (2009) điều tra KNSL với dữ liệu bảng trong khoảng thời gian

1980-2006 tại Nigeria Tác giả phát hiện ra lãi suất cho vay thực, lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái là yếu tố vĩ mô ảnh hưởng rõ ràng đến KNSL, trong

Trang 30

khi đó các chỉ số phát triển yếu tố ngân hàng, phát triển thị phần và cấu trúc tài chính thì không ảnh hưởng

Alper và Anbar (2011) nghiên cứu KNSL của 10 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ

trong giai đoạn 2002-2010 Hai tác giả này đã phát hiện ra quy mô NH ảnh hưởng tích cực đến KNSL Đồng thời, các biến đặc trưng NH như thanh khoản, quy mô tiền gửi, hệ số an toàn vốn và thu nhập lãi ròng không ảnh hưởng đến KNSL Tuy nhiên, biến đặc trưng NH tác động âm đến KNSL như quy mô danh mục cho vay Các yếu tố vĩ mô: tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát không có tác động quan trọng đến KNSL nhưng lãi suất cho vay thực có ảnh hưởng mạnh đến KNSL

Halil Emre (2012) xem xét yếu tố nội tại NH, đặc điểm ngành và yếu tố vĩ

mô ảnh hưởng KNSL của 26 NHTM tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2005-2010 Kết quả cho thấy RRTD, chi phí trên thu nhập, chỉ số Herfindahl (HHI) cho tiền gửi và lạm phát có ý nghĩa thống kê và quan hệ âm với ROA Trong khi đó, vốn, RRTD, chi phí, quy mô, HHI cho tài sản có quan hệ âm với KNSL

Moussa Mouktar Moussa (2012) phân tích ảnh hưởng của yếu tố nội tại

NH và vĩ mô đến KNSL cho 25 NHTM ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2001-2010 Bài nghiên cứu chia NH ra làm 3 loại: ngân hàng quốc doanh, ngân hàng tư nhân và ngân hàng nước ngoài với các yếu tố ảnh hưởng: Hệ số an toàn vốn (CAR) , Chất lượng tài sản (ASQ), Tỷ lệ thanh khoản (LQR), Hiệu quả quản lý (EFF), Quy mô ngân hàng (LSIZE) , Lạm phát (INF), Tốc độ tăng trưởng GDP (GRT) và 1 biến giả thể hiện khủng hoảng kinh tế trong đó khủng hoảng quốc gia năm 2001 và khủng hoảng toàn cầu năm 2008 Kết quả cho thấy với ROA đại diện cho KNSL, chứng minh CAR, LSIZE, GRT quan hệ dương, INF có tương quan âm, các biến còn lại

có ý nghĩa Khi biến giả khủng hoảng kinh tế đưa vào, CAR và LSIZE có quan hệ dương nhưng INF và biến giả có tác động âm Với biến phụ thuộc là ROE, chỉ có CAR và GRT có tác động dương nhưng khi đưa biến giả vào thì không có bất kỳ biến nào kể cả biến giả có ý nghĩa thống kê

Sufian (2009) nghiên cứu hoạt động của 37 NH tại Bangladesh trong khoảng

thời gian 1997 tới 2004, các phát hiện của nghiên cứu cho rằng các yếu tố nội tại

Trang 31

của NH cụ thể là các khoản cho vay, RRTD và chi phí tác động tích cực và trọng yếu lên hoạt động NH Trong khi đó thu nhập ngoại lãi có mối quan hệ tiêu cực với KNSL của NH Về quy mô NH có một kết quả không đồng đều cụ thể là quy mô tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trung bình (ROAE) trong khi tác động tích cực lên ROAA và NIM Các biến vĩ mô không tác động trọng yếu ngoại trừ lạm phát có tác động tiêu cực đến KNSL

Ngoài những nghiên cứu ở một quốc gia còn có rất nhiều bài nghiên cứu ở nhiều quốc gia, có thể nói tới: Flamini (2009), Nicolae Petria và cộng sự (2013)…

Flamini (2009) sử dụng mẫu 389 NH tại 41 quốc gia thuộc bán sa mạc

Sahara để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL Kết quả cho thấy ROA cao hơn một phần là do quy mô NH lớn, đa dạng hoạt động và sở hữu tư nhân Thu nhập NH bị ảnh hưởng bởi các biến vĩ mô, với chính sách vĩ mô thúc đẩy việc giảm

lạm phát và tăng trưởng ổn định thúc đẩy mở rộng tín dụng thúc đẩy tăng lợi nhuận

Nicolae Petria và cộng sự (2013) tiếp cận các yếu tố chính tác động đến

KNSL các NH của 27 nước EU trong khoảng 2007 - 2011 Các yếu tố chia làm 2 nhóm: yếu tố bên trong (hay yếu tố nội tại) và yếu tố bên ngoài là yếu tố đặc điểm ngành và yếu tố vĩ mô Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: RRTK, RRTD, Hiệu quả quản lý, Đa dạng sản phẩm, tính cạnh tranh/ tập trung của thị trường và

tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến KNSL (ROAA,ROAE)

Andreas Dietrich (2014) sử dụng dữ liệu bảng và kỹ thuật ước lượng GMM

trong phân tích yếu tố nội tại NH, yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc điểm ngành tác động như thế nào đến KNSL của 10,165 NHTM của 118 quốc gia từ năm 1998 - 2012 Trong nghiên cứu tác giả phân tích sự ảnh hưởng đó tại các NH ở nước có thu nhập thấp, trung bình và cao Tác giả tìm thấy sự khác biệt về đo lường KNSL khi dùng các biến phụ thuộc khác nhau (ROAA, ROAE, NIM) đồng thời thu nhập của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến KNSL Thị trường kém phát triển tại nước có thu nhập thấp ít cạnh tranh nên tạo ra KNSL cao, tại nước phát triển hơn đi kèm với cạnh tranh nhiều hơn và hiệu quả cao hơn trong phân bổ vốn nhưng cũng đi kèm KNSL thấp hơn Biến đặc điểm ngành, mức độ tập trung của thị trường có tác động

Trang 32

dương và rõ ràng tại nước có thu nhập thấp Biến nội tại ngân hàng: ở các nước có thu nhập thấp hệ số VSCH trên tài sản cao hơn ở nước có thu nhập cao Tuy nhiên

hệ số này không ảnh hưởng đến KNSL ở nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình tuy nhiên hệ số này lại có tác động dương đến KNSL ở nước có thu nhập cao Yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát không giải thích được phần lớn sự thay đổi KNSL tại các nước có thu nhập cao tuy nhiên lại có thể đối với nước

có thu nhập thấp và trung bình Biến đa dạng thu nhập có tác động dương với các nước thu nhập cao và trung bình và không có tác động với nước có thu nhập thấp

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM Tên biến Tác giả và công thức tính Phương pháp Phạm vi Kết quả

Hy Lạp , 1985-2001 + Samy Ben Naceur (2003)

𝐶𝐴𝑃 =𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Mô hình REM

FEM-Tunisian,1980-2000 + Alper và Anbar (2011)

𝐶𝐴 =𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Mô hình REM

FEM-Thổ Nhĩ

Kỳ,

2002-2010

Không ảnh hưởng Paolo Saona (2011)

𝐶𝐴𝑃 =𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Mô hình GMM

Hy Lạp , 1985-2001 - Halil Emre (2012)

𝑆𝐼𝑍𝐸 = log (𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛)

Mô hình REM

Hy Lạp , 1985-2001 - Andreas Dietrich (2011)

𝐸𝑀 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝

Mô hình GMM

Thụy Sỹ, 1999-2009 -

Trang 33

khoản

𝐿𝑂𝐷𝐸𝑃 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

1990-2002 Brouke (1989)

𝐿𝐷𝑅 =𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

Châu Âu, Bắc Mỹ,

𝐶𝑅 =𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

Mô hình REM

FEM-Thổ Nhĩ

Kỳ,

2005-2010

- Sufian (2009)

Không ảnh hưởng AndreasDietrich (2011)

𝐺𝐹𝐷

= 𝑇ă𝑛𝑔 𝑡𝑟ưở𝑛𝑔 𝑇𝐺 ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚

Mô hình GMM

Thụy Sỹ, 1999-2009 +

Halil Emre (2012)

Hệ số HHI cho tiền gửi

Mô hình REM

𝐿𝐴 =𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Mô hình GLS Romania,2

003-2011 - Alper và Anbar (2011)

𝐿𝐴 =𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛𝐿𝐹𝐴 =𝑁ợ 𝑑ướ𝑖 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

Mô hình REM

FEM-Thổ Nhĩ

Kỳ,

2002-2010

Không ảnh hưởng AndreasDietrich (2011)

𝐼𝐼𝑆 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝

Mô hình GMM

Thụy Sỹ, 1999-2009 -

Trang 34

𝑁𝐼𝐼 =𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑛𝑔𝑜à𝑖 𝑙ã𝑖

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Mô hình REM

Thụy Sỹ, 1999-2009 - Angela Roman (2013)

𝑇𝐴𝑋 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢ế 𝑝ℎả𝑖 đó𝑛𝑔 Mô hình OLS 80 nước,

FEM-Nigeria, 2006-2012 + Alper và Anbar (2011)

𝑅𝐼 = 𝐿ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡ℎự𝑐

Mô hình REM

𝐼𝑁𝐹 = % 𝑔𝑖𝑎 𝑡ă𝑛𝑔 𝑐ℎỉ 𝑠ố 𝑔𝑖á

Mô hình REM

(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây của các tác giả theo phụ lục)

Trang 35

2.5 Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về khả năng sinh lời của ngân hàng, các chỉ số dùng để đo lường khả năng sinh lời của NHTM và các yếu tố nội tại và vĩ

mô tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM

Bên cạnh đó trong chương này cũng đề cập tới các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới và kết hợp với xu hướng biến động của các yếu tố được trình bày thông qua biểu đồ trong chương 3 để đưa ra dự báo của tác giả về chiều tác động của từng yếu tố, đồng thời hỗ trợ cho việc ứng dụng mô hình nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu trong chương 4

Trang 36

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1 Giới thiệu chương

Nội dung chương 3 trình bày tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế hiện nay Từ góc nhìn bao quát đó, tác giả phân tích thực trạng khả năng sinh lời của 25 NHTM trong số các NHTM hiện tại ở Việt Nam Đồng thời cũng trình bày thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của

NHTM với số liệu thống kê từ 2007- 2014

3.2 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

3.2.1 Số lượng ngân hàng

Sau thời gian dài đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng Từ hệ thống một cấp sang hai cấp, số lượng ngân hàng đã tăng lên hơn 90 ngân hàng trong khoảng 24 năm từ năm 1990 đến 31/12/2014 So với các nước trong khu vực thì số lượng ngân hàng Việt Nam quá nhiều, cụ thể là Hàn Quốc là một quốc gia phát triển chỉ có khoảng 20 ngân hàng, Thái Lan dân số tương đương Việt Nam cũng có không quá 20 ngân hàng Theo nghiên cứu trao đổi đăng tại tạp chí tài chính “Bức tranh thị phần NH Việt Nam, 2014” cho rằng: Hệ thống NHTMNN chỉ với 5 NH, vẫn đang thống trị thị trường tín dụng lẫn huy động nhưng đang mất dần thị phần vào tay NHTMCP Nhóm NHTMCP có 4 ngân hàng có vốn điều lệ (VĐL) từ 10 –

20 nghìn tỷ (NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Sài Gòn, Sacombank và Eximbank),

13 NHTMCP từ 5 – 10 nghìn tỷ và số còn có VĐL dưới 5 nghìn tỷ Do mở cửa gia nhập WTO số lượng ngân hàng nước ngoài tăng lên dẫn tới các NH trong nước cần tăng vốn và hợp tác nước ngoài để giữ thị phần Đồng thời sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng Số lượng ngân hàng lớn nhưng quy mô của hầu hết NHTM Việt Nam là nhỏ so với các ngân hàng có quy mô trung bình trong khu vực và năng lực quản trị tại một số NHTM còn nhiều yếu kém Dưới áp lực mở cửa thị trường, các NHTMNN đã tiến hành cổ phần hóa và đề án tái cấu trúc

hệ thống TCTD 2011-2015 đã được thực thi, số lượng ngân hàng sẽ tiếp tục giảm

Trang 37

xuống trong năm 2015 qua hình thức mua bán, sáp nhập để tăng cường năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và năng lực quản trị cho các ngân hàng trong hệ thống

Bảng 3.1 Số lượng các ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2007-2014

(Nguồn: Tổng hợp từ các BCTN của NHNN 2007-2014)

3.2.2 Tài sản và vốn

Tài sản NH tăng gấp 2 lần từ 2007 đến năm 2010 tương đương mức 1,097 nghìn tỷ VND (52,4 tỷ USD) lên 2,690 nghìn tỷ VND (128.7 tỷ USD) theo thống kê của IMF, năm 2012 tổng tài sản tăng lên đáng kể 4,975 nghìn tỷ VND trong đó cho vay khách hàng chiếm tới 57% trong tổng tài sản theo thống kê KPMG Con số này đạt 5,739 nghìn tỷ VND tính tới thời điểm 31/12/2013 Tới thời điểm 30/6/2014 theo báo cáo của NHNN, quy mô ngân hàng đã đạt mức 5,960 nghìn tỷ VND tăng tương đương 3.8% so với 2013 trong đó tổng tài sản NHTMCP và NHTMNN chiếm hơn 5,160 nghìn đồng

Vốn của ngành ngân hàng tăng trưởng chủ yếu dựa vào quy định liên quan điều chỉnh vốn điều lệ, là nguồn hỗ trợ cho ngân hàng khi gặp khó khăn trong hoạt động Do đó sau một quá trình dài hình thành và phát triển thì các chính sách chuyển đổi mức vốn phù hợp đã được áp dụng Tính tới thời điểm hiện tại thì tất cả ngân hàng đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng

3.2.3 Huy động vốn và cho vay

Theo thống kê của NHNN và Công ty chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) thì ngân hàng Việt Nam có mức phát triển ấn tượng về cả huy động lẫn cho vay trong giai đoạn 10 năm từ năm 2001-2010, trong đó năm

2007 là năm có tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng lần lượt là 47.64% và 53.89% cao hơn nhiều so với mức tăng 25.44%

Trang 38

năm 2006 điều này nguyên nhân một phần là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO

đã làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức cao 8.48% dẫn tới nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh tăng lên Năm 2008 tăng trưởng huy động vốn đạt 22.87% thấp hơn nhiều so với 47.64% năm 2007, dư nợ cho vay tăng 25.43% trong đó tín dụng nông thôn chiếm cao nhất Sang năm 2009, huy động ngân hàng tăng 29.88% và nhờ chính sách kích thích nền kinh tế (kích cầu và hỗ trợ lãi suất của chính phủ) mà dư nợ tín dụng tăng 37.53% Năm 2010 là năm nền kinh

tế trong giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6.78% thì tốc độ huy động tăng 36.24% trong đó chiếm tỷ trọng cao là nhóm NHTMCP và tốc độ tín dụng tăng 31.19% so với năm 2009 nhờ nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất của NHNN Tuy nhiên từ năm 2011 mức tăng trưởng giảm rõ rệt do thị trường tài chính toàn cầu bất ổn và nguy cơ tiềm ẩn tái khủng khoảng tài chính toàn cầu do tác động khủng hoảng nợ công Châu Âu cụ thể là cuối năm 2011 tăng trưởng tín dụng giảm mạnh

từ 31.19% năm 2010 xuống còn 14.4% năm 2011 theo đó mức tăng huy động vốn năm 2011 là 12.4% thấp hơn hẳn năm 2010, tiếp sang 2012 tăng trưởng tín dụng giảm còn 9.14% do sức cầu nền kinh tế chậm lại và tình trạng tồn kho tăng mạnh trong khi đó huy động vốn tăng 25.1% Huy động vốn tăng 19.9% năm 2013 cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng vẫn còn hấp dẫn và mức tăng tín dụng là 12.7% phản ánh sự nỗ lực trong hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng Tăng trưởng tín dụng và huy động có chênh lệch rõ rệt vào năm 2014, theo số liệu của tổng cục thống kê ngày 27/12/2014 huy động vốn tăng 15.76% dù lãi suất huy động giảm dần từ mức 6.5%-7% về mức 4.5%-5.5% ở thời điểm cuối năm và tín dụng tăng 12.62% so với cuối năm 2013 NHTM trong nước hiện nay nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay, trong đó riêng NHTM NN chiếm 70% và phần còn lại là NHTMCP (HIDS_Viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM, 2015) Theo vụ dự báo thống kê – NHNN hoạt động cho vay và huy động trong năm 2015 được kỳ vọng tăng trưởng cao, thống kê sơ bộ cuối tháng 6/2015 tăng trưởng tín dụng đạt 6.09% cao hơn mức tăng huy động vốn là 4.37%

Trang 39

Bảng 3.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên NHNN)

3.3 Thực trạng khả năng sinh lời tại một số NHTM Việt Nam

Trong phần này, KNSL của NHTM Việt Nam được phân tích dựa trên mẫu

là 25 NHTM Vì số liệu của các NH này thể hiện rõ ràng và đáng tin cậy trên BCTC sau kiểm toán và hơn nữa tính tới thời điểm cuối năm 2014, trọng số của 25 NHTM trên tổng số NHTM Việt Nam là 71.4%, tỷ lệ này đảm bảo mẫu 25 NHTM có thể đại diện được cho tổng thể các NHTM Việt Nam hiện nay

Trong phân tích khả năng sinh lời NHTM, tác giả thông qua biểu đồ 3.1 và 3.2 về chỉ số ROA và ROE qua mỗi năm và tốc độ tăng trưởng của ROA và ROE để phân tích thực trạng khả năng sinh lời của ngân hàng

3.3.1Thực trạng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của NHTM khá cao trong giai đoạn từ năm

2007 đến 2011 Dẫn đầu là năm 2007 (1.44%) trong đó có đóng góp của NHTM có ROA cao nhất là ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB) 3.22% ứng với quy mô tài sản nhỏ và ROA thấp nhất 0.69% là NHTMCP Công Thương Việt Nam (CTG) với quy mô tài sản lớn Sang năm 2008 ngành ngân hàng Việt Nam vừa đối mặt với khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa chịu sức ép từ chính sách điều hành kinh tế vĩ

mô, ROA vẫn ở mức cao 1.07% nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm 26%

Trang 40

Biểu đồ 3.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của một số NHTM

(Nguồn: Tổng hợp BCTC của 25 NHTM)

Tiếp đến giai đoạn 2009-2011 ROA của các NH giữ mức cao lần lượt là 1.37%, 1.25%, 1.35% nhờ vào chính sách hạ lãi suất kích cầu của NHNN, hỗ trợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm

2009 Năm 2010 với CSTT thận trọng, linh hoạt, điều hành lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận giảm dần của NHNN đã giúp ROA NHTM giữ mức 1.25%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ROA năm 2010 lại giảm 8% so với năm 2009 nguyên nhân một phần do áp lực tăng VĐL theo nghị định 141 của Chính phủ dẫn tới NHTM tăng vốn nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao Năm 2011 lạm phát

đã làm cho NHNN phải thắt chặt lãi suất tín dụng nhưng nhờ vào việc giảm dư nợ trên thị trường liên ngân hàng do tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng đã tạo ra nguồn vốn rẻ giúp ROA vẫn cao từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động

Năm 2012 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công Châu Âu, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu gia tăng mạnh, hàng tồn kho và bất động sản đóng băng thêm vào đó khả năng quản trị kinh doanh NH đều không theo kịp và lớn mạnh cùng với quy mô vốn tăng nhanh theo nhận định của bài viết: “VCSH trong NHTM Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn, Tạp chí ngân hàng 2013” khiến cho ROA giảm còn 0.91% giảm 33% so với năm 2011

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
27. World Bank for Lending interest rate: http://data.worldbank.org/indicator Link
1. Báo cáo tài chính của 25 NHTM năm 2007, 2008,2009,2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
2. Báo cáo thường niên NHNN năm 2007, 2008,2009,2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Khác
3. Bức tranh thị phần ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Tài Chính năm 2014 Khác
4. Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Nielsen (30/09/2015), Truyền miệng là phương thức quảng cáo đáng tin cậy nhất đối với người tiêu dùng Việt Nam Khác
5. KPMG (2013), Khảo sát ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 Khác
6. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của Tổ chức tín dụng Khác
7. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Khác
8. NHNN: Hạ lãi suất, tiền gửi vào ngân hàng vẫn hấp dẫn (2014), Tạp chí ngân hàng Khác
9. Suy giảm tín dụng – Đi tìm nguyên nhân, Tạp chí tài chính năm 2013 Khác
10. Thông tư số 02/2011/TT-NHNN Quy định mức lãi suất tối đa bằng đồng Việt Nam Khác
11. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
13. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ Khác
14. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia, 2008 đăng tải trên website Bộ Ngoại Giao Khác
15. Trầm Thị Xuân Hương – Hoàng Thị Minh Ngọc (2011), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Khác
16. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội Khác
17. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê Khác
18. Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị vốn,Tạp chí ngân hàng (2013) Khác
19. VPBS (01/2014), Báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam.  Tài liệu tiếng Anh Khác
1. Aburime (2009), Determinants of Bank Profitability: Company Level Evidence from Nigeria, Online at Science Direct Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w