Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được năng lực của một ngân hàng trong việc tối đa hóa lợi nhuận trên tổng tài sản hay đồng vốn đầu tư, t
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ HẢI LÝ
TP Hồ Chí Minh – 2018
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ HẢI LÝ
TP Hồ Chí Minh – 2018
Trang 3Tôi cam kết rằng bài luận văn này: “Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân
hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu chính của riêng cá nhân tôi
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong bài luận văn
này mà không trích dẫn Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận
văn này, tôi cam kết rằng toàn bộ nội dung của bài luận văn chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Dương Thị An
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
1.7 Kết cấu của đề tài 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 4
2.1 Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời của NHTM 4
2.1.1 Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của NHTM 4
2.1.1.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 4
2.1.1.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hửu (ROE) 4
2.1.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 5
2.2 Các yếu tố tác động khả năng sinh lời của NHTM 5
2.2.1 Các yếu tố nội tại ngân hàng 5
2.2.1.1 An toàn vốn 6
2.2.1.2 Chất lượng tài sản 7
2.2.1.3 Hiệu quả quản lý 7
2.2.1.4 Thanh khoản 8
2.2.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô 8
2.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP) 8
2.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát 9
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm 10
Trang 52.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tính sở hữu 10
2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài về khả năng sinh lời của các Ngân hàng 12
2.3.3 Các nghiên cứu trong nước về khả năng sinh lời của các Ngân hàng 17
TÓM TẮT CHƯƠNG II 18
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 19
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 19
3.2 Nguồn thu thập số liệu 19
3.3 Mô hình nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp phân tích 20
3.5 Mô tả biến 21
3.6 Trình tự thực hiện mô hình hồi quy 22
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
4.1 Bảng thống kê mô tả 24
4.2 Ma trận hệ số tương quan 25
4.3 Kiểm định các khuyết tật cho mô hình 25
4.4 Kết quả mô hình hồi quy (1) – không xét đến tính sở hữu 30
4.5 Kết quả mô hình hồi quy (2) - có xét đến tính sở hữu 33
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 37
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH NH TMCP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP DỮ LIỆU CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH HỒI QUY
Trang 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Bảng mô tả biến nghiên cứu
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả cho biến ROA, ROE, NIM Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập Bảng 4.3 Bảng kiểm định VIF cho biến ROA, ROE, NIM Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausm
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sự tự tương quan
Bảng 4.7 Kết quả các mô hình hồi quy GLS
Bảng 4.7 Kết quả các mô hình hồi quy GLS
Trang 8CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài
Các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của các Quốc gia, vừa đóng vai trò là nguồn cấp tín dụng, vừa đóng vai trò là nhà đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Thông qua chức năng trung gian tài chính các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ hiệu quả nguồn lực của các Quốc gia bằng cách huy động nguồn lực cho hoạt động sản xuất, cung cấp vốn từ các thành phần kinh tế thừa vốn đến các thành phần kinh tế thiếu vốn Đồng thời các NHTM cũng đóng vai trò là công cụ để Ngân hàng nhà nước điều tiết chính sách tiền tệ Quốc gia Đó là lý do tại sao Chính phủ điều tiết ngành ngân hàng thông qua Ngân hàng trung ương để thúc đẩy một hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hiệu quả, tránh khủng hoảng ngân hàng, bảo vệ người gửi tiền và nền kinh tế Nếu hiệu quả hoạt động ngân hàng kém sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, có thể dẫn đến khủng hoảng
Một trong các cách đo lường đánh giá kết quả tài chính của các NHTM đó là khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được năng lực của một ngân hàng trong việc tối đa hóa lợi nhuận trên tổng tài sản hay đồng vốn đầu tư, từ đó đưa ra các chính sách hoạt động, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm để kinh doanh đạt hiệu quả Vì vậy, việc đánh giá khả năng sinh lời của NHTM cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng là đề tài không mới, nhưng luôn được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản trị và điều hành hoạt động Ngân hàng
Cho tới nay trên thế giới cũng đã có nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm về khả năng sinh lời dựa trên việc xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng, được thực hiện trên phạm vi một Quốc gia hay nhiều Quốc gia Các yếu tố nội tại ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các quyết định nội bộ về quản lý và hội đồng quản trị, còn các yếu tố kinh tế vĩ
mô như GDP, tỷ lệ lạm phát nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Nghiên cứu
Trang 9của Aburime (2005), Al-Tatimi (2010) đều kết luận rằng khả năng sinh lời của các Ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô Nghiên cứu của Ongore (2011) cho thấy khả năng sinh lời của Ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi tính sở hữu
Xuất phát từ các lý do trên và tầm quan trọng của việc phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTM tại Việt Nam, tác giả chọn thực hiện đề tài “Yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2017 Bao gồm các yếu tộ nội tại ngân hàng: chất lượng tài sản, tính thanh khoản, hệ số an toàn vốn, hiệu quả quản lý; các yếu tố vĩ mô: GDP, tỷ
lệ lạm phát; và tính sở hữu
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lời NHTM Việt Nam?
- Các yếu tố tác động như thế nào đến khả năng sinh lời NHTM Việt Nam?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định lượng, cụ thể là mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) để xác định yếu tố nào trong các yếu tố được xem xét tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: 29 NHTM tại Việt Nam
- Thời gian nghiên cứu: 2007-2017
Trang 101.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là bằng chứng khoa học thực nghiệm đánh giá các yếu tố tác động khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Giúp các nhà quản trị Ngân hàng xây dựng
và đưa ra chiến lược để nâng cao khả năng sinh lời, thúc đẩy Ngân hàng phát triển bền vững và hoạt động hiệu quả
1.7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 5 Chương:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
- Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu và các phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận
Trang 11CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời của NHTM
2.1.1 Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của NHTM
Để đo lường khả năng sinh lời của các NHTM, có nhiều chỉ số được sử dụng trong đó ROA, ROE và NIM là những chỉ số thường được sử dụng nhất (Alexandru
và cộng sự, 2008)
2.1.1.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Theo Khrawish (2011), ROA là tỷ lệ thu nhập thuần sau thuế chia Tổng tài
sản
Theo Hassan & Bashir (2003), ROA thể hiện khả năng sinh lời có thể tạo ra trên một đơn vị tài sản, phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận trong sử dụng tài sản tài chính của ngân hàng cũng như các nguồn lực đầu tư thực khác ROA cao hơn cho thấy Ngân hàng hiệu quả hơn trong việc sử dụng nguồn lực của mình (Wen, 2010) ROA là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng
Lợi nhuận sau thuế
ROA= —––––––––––––––––––––––
2.1.1.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hửu (ROE)
ROE là tỷ số đo lường tỷ suất sinh lợi của cổ đông trên phần vốn của họ, phản ánh ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trên số vốn mà các cổ đông đã đầu
tư ROE không phải là chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời tốt nhất vì ROE không xem xét đến mức độ rủi ro cao từ việc sử dụng đòn bẩy cao, không chịu tác động của nhà nước bởi các quy định của nhà nước liên quan đến đòn bẩy Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thường có chỉ số ROA cao hơn nhưng ROE lại thấp hơn
Theo Khrawish (2011), ROE là tỷ lệ thu nhập thuần sau thuế chia cho tổng số vốn chủ sở hửu ROE càng cao thì hiệu quả trong việc sử dụng vốn cổ đông càng cao
Trang 12Lợi nhuận sau thuế
ROE= —––––––––––––––––––––––
2.1.1.3 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
NIM là chỉ số phản ánh mức độ thành công của các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn so với chi phí vốn Trong khi ROA nhấn mạnh lợi nhuận tạo ra trên
1 đơn vị tài sản thì NIM tập trung vào lãi suất được tạo ra thông qua các hoạt động khác
Theo Khrawish (2011), NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất
Thu nhập từ lãi – Tổng chi phí trả lãi
NIM= —–––––––––––––––––––––––––––––
Tổng tài sản có sinh lời bình quân
2.2 Các yếu tố tác động khả năng sinh lời của NHTM
Theo Al -tamimi (2010) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng có thể được phân loại thành các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của ngân hàng Các yếu tố bên trong là các yếu tố thuộc về đặc điểm nội tại của ngân hàng, bị ảnh hưởng bởi các quyết định nội bộ về quản lý và hội đồng quản trị của ngân hàng Các yếu tố bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, các biến này đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý Luận văn sẽ tập trung vào hai nhóm yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM: Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng và nhóm yếu tố vĩ mô
2.2.1 Các yếu tố nội tại ngân hàng
Các yếu tố nội tại ngân hàng nằm trong phạm vi của ngân hàng có thể tác động được và giữa các ngân hàng khác nhau thì các yếu tố này cũng khác nhau Bao gồm quy mô vốn, quy mô của các khoản nợ, chính sách lãi suất, năng suất lao động, rủi ro tín dụng, chất lượng quản lý… Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp CAMEL
Trang 13để kiểm tra sức khỏe tài chính của các NHTM Phương pháp CAMEL là phương pháp đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính, thường được các học giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố nội tại của ngân hàng (Dang, 2011) CAMEL là viết tắt của Capital, Asset Quality, Management, Earnings và Liquidity Hệ thống đánh giá CAMEL do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ xây dựng, song không chỉ
có Hoa Kỳ mà còn có nhiều nước trên thế giới áp dụng Sau khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, hệ thống đánh giá CAMEL được Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới khuyến nghị áp dụng ở các nước bị khủng hoảng như một trong các biện pháp để tái thiết khu vực tài chính
2.2.1.1 An toàn vốn
Vốn chủ sở hữu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
Theo Athanasoglou et al (2005) vốn chủ sở hữu là số tiền của quỹ có sẵn để
hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và được sử dụng trong tình huống các tình huống bất lợi
Vốn chủ sở hữu tạo ra thanh khoản cho ngân hàng, làm giảm nguy cơ vỡ nợ Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro, càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn Mức
độ an toàn vốn là mức vốn đủ để cho các ngân hàng chịu được các rủi ro tín dụng, thị trường và rủi ro hoạt động mà các ngân hàng gặp phải để tiếp cận tiềm năng và bảo đảm tính thanh khoản của ngân hàng
Theo Dang (2011), mức độ an toàn vốn được đánh giá trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Tỷ lệ an toàn vốn tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của ngân hàng trong các tình huống khủng hoảng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các ngân hàng
Theo Naceur và Goaied (2001), hệ số an toàn vốn cao tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng
Trang 14Demirguc-Kunt và Maksimovic (1998), vốn chủ sở hữu cao hơn có thể dễ dàng đáp ứng thanh khoản, có thêm tiền để cho vay làm tăng lợi nhuận của ngân hàng
Havrylchyk et al (2006) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa vốn và lợi nhuận của các ngân hàng
2.2.1.2 Chất lượng tài sản
Chất lượng tài sản là một yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng Tài sản ngân hàng bao gồm một số tài khoản hiện tại, danh mục tín dụng, tài sản cố định và các khoản đầu tư khác Các khoản cho vay là tài sản chính của NHTM để tạo ra thu nhập Chất lượng danh mục cho vay xác định lợi nhuận của ngân hàng Rủi ro cao nhất đối với một ngân hàng là các khoản lỗ có nguồi gốc từ khoản vay quá hạn (Dang, 2011) Do đó, tỷ lệ nợ xấu là biến tốt nhất để đo chất lượng tài sản
Theo Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng
2.2.1.3 Hiệu quả quản lý
Hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố nội tại quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng Được thể hiện bằng các chỉ số tài chính khác nhau như tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tăng trưởng cho vay và tốc độ tăng trưởng thu nhập Hiệu quả quản lý thường được thể hiện bằng chất lượng thông qua đánh giá hệ thống quản lý,
kỷ luật tổ chức, hệ thống kiểm soát, chất lượng làm việc của nhân viên Khả năng quản lý để sử dụng các nguồn lực hiệu quả, tối đa hóa thu nhập, tối thiểu chi phí vận hành có thể được đo bằng các chỉ số tài chính Một trong những chỉ số được sử dụng
để đo lường hiệu quả quản lý là lợi nhuận trên doanh thu (Rahman và cộng sự, 2009; Sangmi và Nazir, 2010) Lợi nhuận hoạt động trên tổng doanh thu càng cao thì việc quản lý càng hiệu quả hơn
Trang 15Theo Theo Nzongang và Atemnkeng trong Olweny và Shipho (2011), lợi nhuận và lợi tức của cổ đông là kết quả của các quyết định của ban quản lý và các quyết định chính sách tổng thể
2.2.1.4 Thanh khoản
Thanh khoản là một yếu tố khác tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng Thanh khoản là khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngân hàng, chủ yếu là đối với người gửi tiền Theo Dang (2011) mức độ thanh khoản cao có liên quan tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng Chỉ số tài chính phổ biến nhất phản ánh tính thanh khoản của một ngân hàng theo tác giả trên là tiền gửi của khách hàng trên tổng số tiền cho vay của ngân hàng
Các học giả khác sử dụng chỉ số tài chính khác nhau để đo lường tính thanh khoản Ví dụ Ilhomovich (2009) sử dụng tỷ số tiền mặt để đo lường mức độ thanh khoản của các ngân hàng tại Malaysia Tuy nhiên, nghiên cứu được tiến hành ở Trung Quốc và Malaysia cho thấy mức độ thanh khoản không có mối quan hệ với các hoạt động của các ngân hàng (Said và Tumin, 2011)
2.2.2 Yếu tố kinh tế vĩ mô
Theo các nghiên cứu trước, các yếu tố kinh tế vĩ mô chính tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bao gồm: GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và bất ổn chính trị đều ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Tuy nhiên, các yếu tố kinh tố vĩ mô được sử dụng phổ biến và lặp lại ở rất nhiều nghiên cứu là GDP và tỷ lệ lạm phát Chính vì vậy, luận văn sẽ sử dụng hai yếu tố kinh tế vĩ mô này để nghiên cứu tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng
2.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế (GDP)
GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một Quốc gia
Trang 16Trong một nền kinh tế đang phát triển thể hiện bởi tăng trưởng GDP cao thì nhu cầu tín dụng cao do tính chất chu kỳ kinh doanh, do đó ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng Ngược lại trong điều kiện kinh tế suy thoái có thể làm gia tăng các khoản vay không hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng gây tổn thất cho ngân hàng
Theo Athanasoglou et al (2005), trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhu cầu tín dụng cao hơn so với giai đoạn suy thoái kinh tế
Tan và Floros (2012b) sử dụng phương pháp ước lượng hệ thống GMM một bước để kiểm tra tác động của tăng trưởng GDP đến khả năng sinh lời của ngân hàng
ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009 Phát hiện của họ cho thấy rằng các NHTM Trung Quốc có lợi nhuận thấp hơn trong giai đoạn bùng nổ kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn)
2.2.2.2 Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế Tỷ lệ lạm phát thường được tính dựa vào chỉ số giá tiêu dùng Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu
Theo Ongore (2013), lạm phát tác động tiêu cực đến lợi nhuận các NHTM ở Kenya Nhưng theo Tan và Floros (2012a), cho rằng các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP Trung Quốc) có lợi nhuận cao hơn trong môi trường lạm phát cao
Sufian (2009) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định để đánh giá các yếu tố quyết định lợi nhuận cho bốn NHTM quốc doanh và 12 ngân hàng TMCP tại Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2007 Kết quả cho thấy rằng cả GDP và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến lợi nhuận ngân hàng ở Trung Quốc
Trong các bài nghiên cứu về đề tài này thì mối quan hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng đang là vấn đề gây tranh cãi Nếu tỷ lệ lạm phát có thể
dự đoán trước được thì ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để tăng khả năng sinh lời Ngân hàng có thể quản lý chi phí hoạt động hoặc điều chỉnh lãi suất nếu tỷ lệ lạm
Trang 17phát được dự báo trước hoàn toàn, từ đó làm doanh thu cao hơn chi phí đem lại lợi nhuận cao hơn Nếu lạm phát không được dự báo trước đầy đủ, các khoản vay với mức lãi suất thấp sẽ không bù đủ chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tính sở hữu
Ongore (2011) lập luận rằng hành vi mạo hiểm và định hướng đầu tư của các
cổ đông có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của các nhà quản lý trong các công việc hàng ngày của các công ty Theo Ongore (2011), khái niệm về tính sở hữu có thể được định nghĩa theo hai loại: sự tập trung sở hữu và sự pha trộn sở hữu Đề cập đến
tỷ lệ cổ phần nắm giữ (cổ phần lớn nhất) trong công ty bởi một vài cổ đông và sau đó xác định danh tính của các cổ đông
Morck et al trong Wen (2010) giải thích rằng sự tập trung sở hữu vấn đề sau
có thể xảy ra Các cổ đông chi phối có quyền lực và động cơ để giám sát chặt chẽ ban lãnh đạo Điều này lần lượt có tác động đến khả năng sinh lời Một mặt theo dõi chặt chẽ quản lý có thể giảm chi phí đại lý và tăng cường khả năng sinh lời của công ty Mặt khác, sở hữu tập trung có thể tạo ra một vấn đề liên quan đến việc xem xét quyền của thiểu số và cũng ảnh hưởng đến sự đổi mới của quản lý (Ongore, 2011; Wen, 2010)
Liên quan đến mối quan hệ giữa tính sở hữu và khả năng sinh lời của ngân hàng các học giả khác nhau đã đưa ra kết quả khác nhau Theo Claessens và cộng sự (1998) hiệu suất của các ngân hàng trong nước cao hơn so với các đối tác nước ngoài của họ ở các nước phát triển Theo các học giả tương tự, điều ngược lại là đúng ở các nước đang phát triển
Micco et al trong Wen (2010) cũng ủng hộ lập luận trên ở các nước đang phát triển, khả năng sinh lời của các ngân hàng nước ngoài là tốt hơn so với các hình thức
sở hữu khác ở các nước đang phát triển
Tuy nhiên, Detragiache (2006) đã trình bày một cái nhìn khác về khả năng sinh lời của ngân hàng nước ngoài liên quan đến phát triển khu vực tài chính và tạo
Trang 18tín dụng ở các nước đang phát triển Ông thấy rằng khả năng sinh lời của các ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng trong nước của họ là kém hơn ở các nước đang phát triển Tính sở hữu là một trong những biến có ảnh hưởng đến hiệu suất của các ngân hàng Cụ thể, tính sở hữu là một trong những yếu tố giải thích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng; nhưng mức độ tác động của nó vẫn còn gây tranh cãi
Có những học giả cho rằng các ngân hàng nước ngoài hoạt động tốt hơn với lợi nhuận cao và chi phí thấp so với các ngân hàng trong nước (Farazi và cộng sự, 2011) Điều này là do các ngân hàng nước ngoài đã thử nghiệm chuyên môn quản lý
ở các nước khác trong nhiều năm qua Hơn nữa, các ngân hàng nước ngoài thường tùy chỉnh và áp dụng các hệ thống hoạt động của họ có hiệu quả tại các quốc gia của
họ (Ongore, 2011)
Ở các nước như Thái Lan, Trung Đông và Bắc Phi, các nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất của các ngân hàng nước ngoài tốt hơn so với các đối tác trong nước (Azam và Siddiqui, 2012; Chantapong, 2005; Farazi et al, 2011; Chantapong, 2005) bằng cách nghiên cứu hoạt động ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Thái Lan kết luận rằng các ngân hàng nước ngoài có lợi nhuận cao hơn so với mức trung bình của các ngân hàng trong nước
Okuda và Rungsomboon (2004) cho rằng các ngân hàng nước ngoài ở Thái Lan hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước do các hoạt động kinh doanh hiện đại được hỗ trợ, giảm chi phí liên quan đến các doanh nghiệp có phí và cải thiện hiệu quả hoạt động Điều này cho thấy rằng trong khu vực nghiên cứu trên các ngân hàng nước ngoài đã được tìm thấy là có lợi hơn so với các ngân hàng trong nước Lý do chính đằng sau những khẳng định này là các ngân hàng nước ngoài được cho là mạnh
mẽ và hiệu quả
Tuy nhiên, có những học giả cho rằng các ngân hàng trong nước hoạt động tốt hơn các ngân hàng nước ngoài Cadet (2008) cho rằng ngân hàng nước ngoài không phải lúc nào cũng hiệu quả hơn các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát triển,
và thậm chí ở một đất nước có thu nhập thấp
Trang 19Chen và Lia (2009) cũng ủng hộ quan điểm trên rằng các ngân hàng nước ngoài hoạt động không tốt hơn, thậm chí khả năng sinh lời thấp hơn so với các ngân hàng trong nước liên quan đến các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Mỹ Latinh Nghiên cứu được tiến hành ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi Tufan et al (2008) cũng thấy rằng các ngân hàng trong nước hoạt động tốt hơn các ngân hàng nước ngoài Ngoài ra còn có các học giả khác cho rằng hiệu suất của các ngân hàng trong và ngoài nước khác nhau giữa các vùng Claessens et al (1998), kết luận rằng các ngân hàng trong nước hoạt động tốt hơn ở các nước phát triển hơn Họ tiếp tục khẳng định rằng sự gia tăng tỷ trọng của các ngân hàng nước ngoài dẫn đến lợi nhuận thấp hơn của các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát triển
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng sinh lời của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài (Athanasoglou et al 2005; Al-Tamimi, 2010; Aburime, 2005.) Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của ban quản lý Quyết định quản lý, lần lượt bị ảnh hưởng bởi lợi ích của các chủ sở hữu được xác định bởi sở thích đầu tư của họ và mức độ chấp nhận rủi ro (Ongore, 2011)
2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài về khả năng sinh lời của các Ngân hàng
Olweny và Shipho (2011) nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng được thực hiện bắt đầu vào cuối những năm 1980 với việc áp dụng các lý thuyết về Quyền lực Thị trường (MP) và Cấu trúc Hiệu quả (ES) (Athanasoglou và cộng sự, 2005.), lực lượng thị trường bên ngoài tác động đến lợi nhuận Hơn nữa, giả thuyết cho rằng chỉ các doanh nghiệp có thị phần lớn và danh mục đầu tư khác biệt (sản phẩm) mới
có thể giành được đối thủ cạnh tranh và kiếm được lợi nhuận độc quyền Mặt khác,
lý thuyết ES gợi ý rằng hiệu quả quản lý và quy mô lớn dẫn đến sự tập trung cao hơn dẫn đến khả năng sinh lời cao hơn
Theo Nzongang và Atemnkeng trong Olweny và Shipho (2011) lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng cũng đã bổ sung thêm chiều hướng vào nghiên cứu khả năng sinh lời của ngân hàng Cho rằng thành phần danh mục đầu tư của ngân hàng, lợi nhuận và lợi tức của cổ đông là kết quả của các quyết định của ban quản lý và các
Trang 20quyết định chính sách tổng thể Từ các lý thuyết trên, có thể kết luận rằng hiệu suất ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô
Theo Athanasoglou và cộng sự, (2005) các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn, hiệu quả quản lý và năng lực quản lý rủi ro Các học giả tương tự cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô chính tác động đến hiệu suất ngân hàng là bao gồm lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và các yếu tố khác như tính sở hữu
Sufian (2009) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định để đánh giá các yếu tố quyết định lợi nhuận cho bốn NHTM quốc doanh và 12 ngân hàng TMCP tại Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2007 Kết quả cho thấy rằng các NHTM có mức
độ rủi ro tín dụng, mức vốn hóa cao hơn và quy mô lớn hơn về tổng tài sản có khả năng sinh lời cao hơn; các NHTM có thanh khoản cao hơn và chi phí đầu tư cao hơn thì có lợi nhuận thấp hơn Những phát hiện cuối cùng cho thấy rằng cả GDP và tỷ lệ lạm phát đều tác động đến lợi nhuận ngân hàng ở Trung Quốc
Phương pháp tương tự đã được Sufian và Habibullah sử dụng (2009) để đánh giá các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2000-
2005 Phát hiện của họ cho thấy mức độ rủi ro, mức vốn hóa và thanh khoản cao hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho NHTM quốc doanh, trong khi mức rủi ro cao hơn và chi phí thấp hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng TMCP
Garcia-Herrero et al (2009) sử dụng phương pháp GMM hai bước để giải thích lợi nhuận thấp của các ngân hàng TMCP Trung Quốc trong giai đoạn 1997-
2004 Kết quả của họ cho thấy lợi nhuận cao hơn có thể đạt được bởi các ngân hàng
có mức vốn hóa cao, số lượng tiền gửi lớn hơn Phát hiện này cũng cho thấy rằng các ngân hàng TMCP Trung Quốc có lợi nhuận cao hơn trong một thị trường ngân hàng
ít tập trung hơn Cuối cùng, kết quả chỉ ra rằng các ngân hàng TMCP có lợi nhuận cao hơn các NHTM quốc doanh trong giai đoạn kiểm tra
Phương pháp GMM hai bước cũng được Tan và Floros (2012a) sử dụng để kiểm tra tác động của lạm phát đối với khả năng sinh lời của ngân hàng ở Trung Quốc
Trang 21trong giai đoạn 2003-2009 Kết quả của họ cho thấy rằng các ngân hàng Trung Quốc với mức độ đa dạng hóa, chi phí đầu tư và mức thuế thấp hơn có lợi nhuận cao hơn; nghiên cứu này cũng cho thấy rằng thị trường ngân hàng và thị trường chứng khoán phát triển cao hơn dẫn đến cải thiện lợi nhuận trong các NHTM Trung Quốc Cuối cùng, kết quả cho thấy các ngân hàng NHTM Trung Quốc có lợi nhuận cao hơn trong môi trường lạm phát cao
Tan và Floros (2012b) sử dụng phương pháp ước lượng hệ thống GMM một bước để kiểm tra tác động của tăng trưởng GDP đến khả năng sinh lời của ngân hàng
ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009 Phát hiện của họ cho thấy rằng các NHTM Trung Quốc có lợi nhuận thấp hơn trong giai đoạn bùng nổ kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn)
Tan và Floros (2012c) nghiên cứu tác động của biến động thị trường chứng khoán đến hiệu suất ngân hàng ở Trung Quốc trong giai đoạn 2003-2009 Kết quả của họ cho thấy các NHTM quốc doanh và TMCP có mức thuế cao hơn ROE thấp hơn, các ngân hàng TMCP có mức vốn hóa cao hơn thì ROE thấp hơn Ngoài ra, bài nghiên cứu cho rằng các NHTM quốc doanh và TMCP có chi phí đầu tư thấp hơn và năng suất lao động cao hơn có NIM cao hơn Các ngân hàng TMCP với mức độ rủi
ro thấp hơn, mức thuế thấp hơn và ngành ngân hàng phát triển cao hơn dẫn đến NIM cao hơn
Heffernan và Fu (2010) sử dụng cả hai ước tính GMM hai bước và ước lượng tác động cố định để kiểm tra các yếu tố quyết định khả năng sinh lời cho các NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2006 Bài nghiên cứu cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và
tỷ lệ thất nghiệp, trong khi tác động của quy mô ngân hàng và các hoạt động ngoại bảng trên lợi nhuận ngân hàng là không đáng kể
Hoffmann (2011) tìm cách kiểm tra các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn 1995-2007 Phân tích thực nghiệm kết hợp các biến cụ
Trang 22thể (nội sinh) và kinh tế vĩ mô (ngoại sinh) thông qua phương pháp GMM Các phát hiện thực nghiệm ghi lại mối liên hệ tiêu cực giữa tỷ lệ an toàn vốn và khả năng sinh lời, hỗ trợ quan điểm cho rằng các ngân hàng đang hoạt động quá thận trọng và bỏ qua các cơ hội giao dịch có khả năng sinh lời Ngoài ra, họ chỉ ra mối quan hệ giữa
tỷ lệ vốn và khả năng sinh lời, hỗ trợ các giả thuyết về hiệu quả và giá trị nhượng quyền thương mại
Short (1979) lập luận rằng quy mô ảnh hưởng đến mức an toàn vốn của các ngân hàng, vì các ngân hàng có quy mô lớn có xu hướng tăng vốn ít tốn kém hơn và
do đó lợi nhuận cao hơn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thực nghiệm khác cho thấy tiết kiệm chi phí có thể là do tăng quy mô ngân hàng (Berger và Humphrey, 1997), điều này cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô quá lớn có thể phải đối mặt với sự thiếu hiệu quả Ví dụ, Goddard et al (2004) cho rằng mối quan hệ giữa quy
mô của ngân hàng và khả năng sinh lời là tích cực đối với Vương quốc Anh, nhưng lại tiêu cực đối với các nước châu Âu khác như Đức và Tây Ban Nha Naceur và Goaied (2008) xem xét tác động của đặc điểm ngân hàng, cơ cấu tài chính và điều kiện kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1980 đến
2000 Cho rằng các ngân hàng nắm giữ một lượng vốn khá cao thường có mức sinh lời cao hơn, trong khi quy mô có mối liên hệ tiêu cực với khả năng sinh lời của ngân hàng
Molyneux và Thornton (1992) xem xét khả năng sinh lời của khu vực ngân hàng ở các quốc gia khác nhau Lấy khoảng 18 dữ liệu của các nước châu Âu trong giai đoạn 1986-1989 Bài nghiên cứu này tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa lợi nhuận và mức lãi suất, tập trung ngân hàng và quyền sở hữu của chính phủ trong quá trình nghiên cứu
Demirguc-Kunt và Maksimovic (1998) đã xác định mối quan hệ tích cực giữa quy mô và lợi nhuận Họ nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu cao hơn có thể dễ dàng đáp ứng thanh khoản, có thêm tiền để cho vay làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Havrylchyk et al (2006) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa vốn và lợi nhuận của các
Trang 23ngân hàng Một ngân hàng hiệu quả hơn nên có lợi nhuận cao hơn vì nó có thể tối đa hóa thu nhập lãi ròng của mình
Miller và Noulas (1997) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận Cho thấy rằng rủi ro cao liên quan đến các khoản vay gây khó khăn trong việc tối đa hóa lợi nhuận của một ngân hàng
Demirguc-Kunt & Huizinga (2001) và Bikker and Hu (2002) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa vốn hóa thị trường chứng khoán và khả năng sinh lời của ngân hàng
Naceur và Goaied (2001) tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1980-1995 Bài nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng phát triển tốt nhất là các ngân hàng có năng suất lao động và năng suất vốn tốt hơn,
có danh mục tiền gửi cao so với tổng tài sản và có vốn chủ sở hữu cao
Chen và Yeh (1998) kiểm tra hiệu quả của 33 ngân hàng tại Đài Loan Áp dụng phương pháp DEA, sử dụng các biến như danh mục cho vay, danh mục đầu tư, thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng ở Đài Loan, số nhân viên, tài sản ngân hàng, số chi nhánh ngân hàng, chi phí hoạt động và danh mục tiền gửi được
sử dụng
Abreu và Mendes (2002) đã đánh giá các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng một số nước châu Âu Họ thấy rằng các ngân hàng được vốn hóa tốt đối mặt với chi phí phá sản dự kiến thấp hơn và lợi nhuận tốt hơn Mặc dù với một dấu
âm trong tất cả các hồi quy, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng
Bashir (2000) phân tích các yếu tố của hoạt động của ngân hàng Hồi giáo trên tám quốc gia Trung Đông trong giai đoạn 1993-1998 Các yếu tố quyết định bên trong
và bên ngoài được sử dụng để dự báo lợi nhuận và hiệu quả Kiểm soát môi trường kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường tài chính và thuế, đòn bẩy cao hơn với các khoản vay lớn dẫn đến lợi nhuận cao hơn Ông cho rằng các ngân hàng nước ngoài có nhiều
Trang 24lợi nhuận hơn trong nước Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy thuế ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Cuối cùng, bối cảnh kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường chứng khoán có tác động tích cực đến lợi nhuận
Burki và Niazi (2006) đã phân tích tác động của cải cách tài chính đối với hiệu quả của các ngân hàng nhà nước, tư nhân và nước ngoài của Pakistan bằng cách sử dụng dữ liệu của 40 ngân hàng trong giai đoạn 1991-2000 Bài nghiên cứu tìm thấy quy mô ngân hàng, thu nhập lãi đối với tài sản sinh lãi và tỷ lệ cho vay đối với danh mục tiền gửi tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng
2.3.3 Các nghiên cứu trong nước về khả năng sinh lời của các Ngân hàng
Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) nghiên cứu các yếu tố đặc trưng xác định khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ BCTC 22 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2015 Tác giả sử dụng phân tích mô hình hồi quy nhằm nhận diện các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ROA và ROE của các NHTMCP Việt Nam Kết quả cho thấy rằng cho thu nhập phi lãi trên tài sản, vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay, chi phí trả lãi trên
nợ phải trả ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng Trong khi đó,
nợ xấu, chi phí hoạt động trên thu nhập và quy mô hội đồng thành viên có tương quan nghịch với khả năng sinh lời Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống
kê về ảnh hưởng của các biến đại diện cho quản trị rủi ro thanh khoản, cấu trúc nguồn vốn, kiểm soát chi phí và quy mô
Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập ngoài lãi và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam Sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 - 2016 Kết quả ước lượng
dữ liệu bảng bằng 2 mô hình (mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM), cho thấy thu nhập ngoài lãi có mối tương quan cùng chiều với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, khả năng sinh lời tăng nếu tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, đầu tư, kinh doanh Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của các NHTM bị
Trang 25tác động bởi các yếu tố nội tại ngân hàng như tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát
Nguyễn Hữu Tài & Nguyễn Thu Nga (2017), nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số Thu thập các dữ liệu từ 30 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015, xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng bao gồm và không bao gồm biến rủi ro tín dụng như một biến đầu vào của quá trình kinh doanh, với giả định hiệu quả thay đổi theo quy mô; tương ứng với các biến số trong mô hình; sử dụng phần mềm DEAP 2.1 để tính toán hiệu quả ngân hàng và so sánh kết quả tính toán hiệu quả từ các mô hình khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh ngân hàng giảm khi có sự tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro tín dụng làm thứ tự xếp hạng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thay đổi trong mẫu nghiên cứu
TÓM TẮT CHƯƠNG II
Trong chương II tác giả tổng quan lý thuyết về khả năng sinh lời của NHTM Tác giả đưa ra các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng bao gồm ROA, ROE và NIM và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM bao gồm các yếu tố nội tại ngân hàng (chất lượng tài sản, an toàn vốn, thanh khoản, hiệu quả quản lý) và các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ lạm phát)
Trang 26CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu của tác giả được thực hiện với số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, trong giai đoạn
từ 2007 đến 2017
Do những hạn chế về mặt số liệu được công bố và những năm hoạt động nên tác giả chỉ thu thập được số liệu đầy đủ của hai ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam là ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam), ngân hàng TNHH Indovina Do đó số lượng ngân hàng trong nước và ngoài nước được tác giả sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu là 29 ngân hàng
3.2 Nguồn thu thập số liệu
Biến Nguồn thu thập
Các yếu tố nội tại ngân hàng
Từ báo cáo tài chính Được lấy từ:
- Website các ngân hàng nghiên cứu
- Bankscope và Obis Bank Focus
- Ngân hàng thế giới (WB)
Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu của tác giả sẽ được diễn giải một cách đầy đủ và chi tiết trong nội dung của phần tiếp theo Trong đó, tác giả đưa ra phương pháp tính và những kỳ vọng về dấu với biến nghiên cứu phụ thuộc
3.3 Mô hình nghiên cứu
Như tác giả đã đề cập ở phần trước, bài nghiên cứu của tác giả dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Ongore & Kusa (2013), được thực hiện tại Kenya Với
Trang 27việc áp dụng nghiên cứu này cho các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam Tác giả muốn xác định các yếu tố chính thuộc các yếu tố nội tại của ngân hàng
và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu của tác giả, có hai mô hình nghiên cứu cơ sở được sử dụng:
- πit = Hiệu suất của Ngân hàng i tại thời điểm t bao gồm: ROA, ROE, NIM
- CAit = Hệ số an toàn vốn của ngân hàng i tại thời điểm t
- AQit = Chất lượng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t
- MEit = Quản lý hiệu quả của Ngân hàng i tại thời điểm t
- LMit = Tỷ lệ thanh khoản của Ngân hàng i tại thời điểm t
- GDPt = Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm t
- INFt = Tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm tại thời điểm t
- ɛit = Phần dư của mô hình
Trang 28tác giả Ongore & Kusa (2013) đã đưa ra phương pháp phân tích sử dụng ước lượng bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS) để nghiên cứu về vấn đề này Từ bài nghiên cứu này, tác giả muốn sử dụng phương pháp phân tích cơ sở cho bài nghiên cứu của mình là ước lượng bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS) để tiến hành mô hình nghiên cứu thực nghiệm khả năng sinh lời cho các NHTM tại Việt Nam
Do dữ liệu tác giả thu thập cho bài nghiên cứu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng Nên bên cạnh phương pháp phân tích chính là GLS Tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp phân tích khác được sử dụng phổ biến cho dữ liệu dạng bảng như: ước lượng bình phương thông thường nhỏ nhất (OLS), phương pháp tác động
cố định (FEM), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM) Các mô hình được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên trong các ứng dụng thực tế đã cho thấy vẫn còn tồn tại một số các khuyết tật trong các mô hình này như: hiện tượng
đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan Và các khuyết tật này có thể được khắc phục bằng phương pháp ước lượng bình phương tổng quát nhỏ nhất (GLS) Với việc sử dụng phương pháp này, tác giả có thể khác phục được hiện tượng phương sai thay đổi và sự tự tương quan giữa các biến trong các mô hình hồi quy theo phương pháp như: OLS, FEM và REM
Bên cạnh đó, tác giả cũng thực hiện chạy mô hình hồi quy GLS cho từng biến nghiên cứu phụ thuộc như ROA, ROE, NIM và so sánh kết quả các mô hình này nhằm đưa kết luận tổng quan hơn về sự tác động của các biến độc lập (bao gồm: các biến nội tại của ngân hàng và các biến vĩ mô của nền kinh tế) đến các biến nghiên cứu và từ đó đánh giá mức độ tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam
Và tác giả cũng xem xét thêm một nhân tố mới tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng đó là tính sở hữu của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Nhằm làm rõ hơn những thay đổi của biến nghiên cứu trong những điều kiện hoạt động khác nhau của các ngân hàng
3.5 Mô tả biến
Trang 29Bảng 3.1 Bảng mô tả biến nghiên cứu
Tên biến Phương pháp tính Kỳ vọng
về dấu Biến phụ thuộc
NIM Thu nhập từ lãi – tổng chi phí trả lãi/Tổng tài
Biến độc lập
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
3.6 Trình tự thực hiện mô hình hồi quy
Sau khi tác giả tổng hợp đầy đủ các số liệu nghiên cứu cho các biến của mô hình
từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy và xác định các phương pháp phân tích cơ sở cũng như mô hình hồi quy phù hợp Tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy qua các bước:
Bước thứ nhất: tác giả thực hiện thống kê mô tả các biến nghiên cứu được sử
dụng trong mô hình nhằm xem xét mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Và sau đó, tác giả tiến hành chạy ma trận hệ số tương quan cho từng biến
Trang 30nghiên cứu nhằm kiểm tra sự tương quan giữa các biến này với các biến độc lập là như thế nào
Bước thứ hai: thực hiện chạy các mô hình hồi quy OLS, FEM và REM Đồng
thời kiểm tra các khuyết tật của các mô hình nghiên cứu sau khi đã lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp Tác giả kiểm các khuyết tật bao gồm: hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và sự tự tương quan
Bước thứ 3: Sau khi thực hiện các phương pháp kiểm định của mô hình hồi
quy, tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy GLS để khắc phục các khuyết tật tương ứng
Bước thứ 4: Tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy 1 và mô hình hồi quy 2 để
quan sát sự thay đổi của các biến trong mô hình nghiên cứu Cuối cùng tác giả tiến hành so sánh các kết quả thu được từ các mô hình hồi quy GLS và đưa ra kết luận về nghiên cứu của mình
mô hình nghiên cứu Từ kết quả thu được, tác giả sẽ đưa ra nhận định của bản thân
về mối tương quan giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và liên hệ với khả năng sinh lời của ngân hàng trong chương tiếp theo
Trang 31CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Bảng thống kê mô tả
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả cho biến ROA, ROE, NIM
Tên biến Số lượng
quan sát
Gía trị trung bình
Độ lệch chuẩn Min Max
284 và cao nhất là 319) Số lượng quan sát hiện tại của mẫu nghiên cứu không quá nhiều nhưng cũng không quá ít Vẫn đáp ứng được yếu cầu về chạy mô hình cho dữ liệu bảng
Trang 32Từ kết quả của bảng 4.2, ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập tương đối thấp (cao nhất ở mức 0.3324), điều này cho thấy khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy là khá thấp
4.3 Kiểm định các khuyết tật cho mô hình
Bước tiếp theo tác giả thực hiện việc chạy mô hình hồi quy OLS trong trường hợp không xét tính sở hữu của ngân hàng Sau khi chạy mô hình OLS, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho các biến nghiên cứu Để đảm bảo rằng, ko
có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và kết quả thu được từ các mô hình là chính xác
Trang 33Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.3 Bảng kiểm định VIF cho biến ROA, ROE, NIM
TÊN BIẾN ROA ROE NIM
VIF 1/VIF VIF 1/VIF VIF 1/VIF
Quan sát kết quả thu được từ bảng 4.3 tác giả nhận thấy các giá trị hệ số VIF đều rất thấp, với giá trị VIF cao nhất là 1.43 Điều này có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu thực nghiệm của tác giả không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cho từng biến nghiên cứu
Lựa chọn mô hình nghiên cứu FEM và REM
Sau khi đã kiểm tra tính đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu và đảm bảo kết quả của mô hình OLS là không bị tác động bởi hiện tượng đa cộng tuyến
Tiếp theo tác giả chạy hai mô hình hồi quy được phát triển từ mô hình OLS là FEM và REM cho các biến nghiên cứu ROA, ROE và NIM Và tác giả dùng kiểm định Hausman nhằm lựa chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất giữa FEM và REM, với các giả thiết như sau:
Trang 34H 0 : mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
H 1 : mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausman Biến phụ thuộc Chi bình phương (X 2 ) P_value
Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA
Từ kết quả của bảng 4.4, tác giả nhận thấy cả 3 biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM khi chạy kiểm định Hausman đều cho kết quả giống nhau với p_value > 0.05 (mức ý nghĩa 5%) từ đó có thể nói rằng giả thiết H1 bị bác bỏ trong việc lựa chọn mô hình, đồng nghĩa với việc giả thiết H0 được chập nhận với nhận định mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM
Sau khi đã lựa chọn được mô hình nghiên cứu phù hợp, tác giả tiến hành kiểm tra các khuyết tật còn lại của mô hình nghiên cứu là phương sai thay đổi và sự tự tương quan
Kiểm định phương sai thay đổi
Tác giả thực hiện kiểm định phương sai thay đổi của hai mô hình nghiên cứu cho các biến ROA, ROE, NIM bằng kiểm định White cho mô hình OLS và phương pháp kiểm định Larangian cho mô hình REM Để có thể xác định được khuyết tật của mô hình tác giả cũng đưa ra hai giả thuyết như sau:
H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi
Trang 35Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Kiểm định sự tự tương quan
Bến cạnh khuyết tật về hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả của mô hình nghiên cứu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tự tương quan Để kiểm tra tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Wooldridge và cũng với các giả thiết được đưa
ra như sau:
H 0 : Mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan
H 1 : Mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan
Trang 36Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sự tự tương quan
Mô hình Biến nghiên cứu Giá trị F P_value
là mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng tự tương quan
Sau khi đã xác định được các khuyết tật của mô hình nghiên cứu Tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng phương pháp GLS cho từng biến phụ thuộc Và tác giả tiến hành so sánh các kết quả thu được từ những mô hình GLS cho các biến ROA, ROE, NIM và đưa ra nhận định về sự tác động của biến độc lập tới các biến phụ thuộc trong phần tiếp theo
Trang 374.4 Kết quả mô hình hồi quy (1) – không xét đến tính sở hữu
Mô hình hồi quy 1:
πit = α0 + α1CAit + α2AQit + α3MEit + α4LMit + α5GDPit + α6INFit + ɛit
Bảng 4.7 Kết quả các mô hình hồi quy GLS
Biến hệ số an toàn vốn (CA): có mối tương quan cùng chiều với biến ROA
và NIM với mức ý nghĩa quan sát cho cả hai mô hình là 1% Điều này cho thấy rằng